Vai trò của xuất khẩu trong việc gia tăng nguồn lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Bài viết sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng phân tích vai trò của xuất khẩu đối với quá trình hình thành và thu hút các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế VN. Với số liệu theo quý
cho giai đoạn 1999-2013, mô hình VAR đã được sử dụng và các hàm
phản ứng của các biến số (xuất khẩu, vốn, lao động và sản lượng) đối
với các cú sốc nội sinh được ước lượng để kiểm định giả thuyết. Kết quả
nghiên cứu cho thấy xuất khẩu tăng trưởng đã có tác động tích cực đến
việc hình thành và thu hút các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế ở VN trong
những năm qua. Xuất khẩu tăng trưởng không chỉ giúp tăng năng suất nhờ
phát huy hiệu quả kinh tế theo quy mô, mà còn góp phần tạo thêm việc làm và
kích thích đầu tư, tăng tích lũy vốn, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của xuất khẩu trong việc gia tăng nguồn lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 79 1. Giới thiệu Sau gần 30 năm đổi mới và hội nhập, VN đã có nhiều thành công trong việc thiết lập các quan hệ hợp tác song phương, đa phương; tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế; hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ tự do hoá sâu rộng... Điển hình là xuất khẩu hàng hoá của VN ra thế giới đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về giá trị và tỷ lệ. Ngoại trừ hai năm có tỷ lệ tăng trưởng âm là 1991 và 1999, xuất khẩu của VN đã liên tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 20% trong giai đoạn 1990 – 2013. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cũng có sự chuyển dịch tích cực, theo hướng giảm dần tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm thủy sản có giá trị gia tăng thấp, từ 52,2% năm 1991 xuống còn 17,6% năm 2013, tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng, từ 33,4% lên 44,3%, nhóm hàng công nghiệp nhẹ tăng từ 14,4% lên 38,1% trong cùng thời kỳ. Qua đó, xuất khẩu được coi là nhân tố tích cực trong việc hình thành và thu hút các nguồn lực cho nền kinh tế, nâng cao mức sống của người dân và đưa VN gia nhập hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình kể từ năm 2008. Bài viết này sẽ phân tích vai trò của xuất khẩu đối với quá trình hình thành và thu hút các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế VN. 2. Mô hình lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mô hình tăng trưởng ràng buộc bởi cán cân thanh toán (Balance of Payments- Constrained Growth Model) Mô hình tăng trưởng ràng buộc bởi cán cân thanh toán được biết đến bởi Luật Thirlwall (Thirlwall, 1979). Theo Thirlwall (1979), ràng buộc chủ yếu của tổng cầu ở các nền kinh tế mở là cán cân thanh toán. Nếu cán cân thanh toán của một quốc gia ở trong tình trạng xấu thì tổng cầu sẽ bị cắt giảm, khi đó, nguồn cung không được sử dụng một cách đầy đủ, không thu hút được đầu tư, công nghệ chậm phát triển, hàng hóa sản xuất trong nước sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn so với hàng hóa nước ngoài; do đó, tiếp tục làm cán cân thanh toán trở nên xấu hơn. Cứ như vậy, quá trình này lại tái diễn thành một vòng luẩn quẩn. Ngược lại, khi cán cân thanh toán được cải thiện sẽ giúp mở rộng tổng cầu, theo đó sẽ kích thích đầu tư, tăng vốn và thúc đẩy tiến bộ công nghệ, tạo thêm nhiều việc làm, các yếu tố sản xuất sẽ dịch chuyển từ khu vực kém hiệu quả sang khu vực hiệu quả hơn, Vai trò của xuất khẩu trong việc gia tăng nguồn lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam nGuyễn QuanG hiệP & nGuyễn Thị nhã Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên Bài viết sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng phân tích vai trò của xuất khẩu đối với quá trình hình thành và thu hút các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế VN. Với số liệu theo quý cho giai đoạn 1999-2013, mô hình VAR đã được sử dụng và các hàm phản ứng của các biến số (xuất khẩu, vốn, lao động và sản lượng) đối với các cú sốc nội sinh được ước lượng để kiểm định giả thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy xuất khẩu tăng trưởng đã có tác động tích cực đến việc hình thành và thu hút các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế ở VN trong những năm qua. Xuất khẩu tăng trưởng không chỉ giúp tăng năng suất nhờ phát huy hiệu quả kinh tế theo quy mô, mà còn góp phần tạo thêm việc làm và kích thích đầu tư, tăng tích lũy vốn, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Nguồn lực tăng trưởng kinh tế, vai trò của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế. PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015 Nghiên Cứu & Trao Đổi 80 qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ lập luận đó, Thirlwall (1979) chỉ ra rằng không có quốc gia nào tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng khi ở trạng thái cân bằng của cán cân thanh toán. Điều này ngụ ý rằng tăng trưởng kinh tế bị ràng buộc bởi trạng thái cân bằng của cán cân thanh toán. Khi xuất khẩu tăng trưởng hoặc hệ số co giãn của nhập khẩu theo thu nhập giảm thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong dài hạn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái cân bằng của cán cân thanh toán theo Luật Thirlwall được thể hiện bởi phương trình sau: g = x/π (1) Trong đó: g: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái cân bằng của cán cân thanh toán x: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu π: Hệ số co giãn của nhập khẩu theo thu nhập Mô hình tăng trưởng ràng buộc bởi cán cân thanh toán trong phân tích vai trò của xuất khẩu đối với quá trình hình thành và thu hút các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế có thể được mô tả như sau: 2.2. Phương pháp nghiên cứu trễ của mỗi biến. Với hai biến, mô hình có 22.p hệ số góc và 2 hệ số chặn. Vậy trong trường hợp tổng quát, nếu mô hình có k biến thì sẽ có k2.p hệ số góc và k hệ số chặn (có thể bao gồm cả hằng số, xu thế tuyến tính hoặc đa thức), khi k càng lớn thì số hệ số phải ước lượng càng tăng. Theo phương pháp này, đầu tiên các biến số LNX, LNK, LNL và LNGDP sẽ được kiểm định tính dừng thông qua kiểm định nghiệm đơn vị ADF. Sau đó, mô hình VAR sẽ được ước lượng và các hàm phản ứng của các biến số đối với các cú sốc nội sinh được ước lượng để kiểm định giả thuyết về vai trò của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế của VN theo kênh truyền dẫn của mô hình tăng trưởng ràng buộc bởi cán cân thanh toán. Độ trễ tối ưu cho các biến của mô hình được lựa chọn theo các tiêu chuẩn LR, FPE, AIC và HQ. 2.3. Dữ liệu 2.3.1. Nguồn số liệu Số liệu trong bài viết được thu thập chủ yếu từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - International Financial Statistics (IFS), và Tổng cục Thống kê (GSO) trong giai đoạn 1990 - 2013. 2.3.2. Biến số và thang đo - Tổng sản lượng (GDP): được đo bằng GDP thực tế của VN, đơn vị tính tỷ đồng và được tính theo giá so sánh năm 1994. - Xuất khẩu (X): là giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực tế của VN, đơn vị tính tỷ đồng. Biến số này được chuẩn hóa theo giá năm 1994 bằng cách lấy giá trị xuất khẩu hàng hóa danh nghĩa chia cho chỉ số giảm phát. - Vốn (K): là trữ lượng vốn thực tế được đo bằng đơn vị tỷ đồng tại mức giá cố định năm 1994. Vì ở VN không có số liệu về chỉ tiêu này nên tác giả sử dụng GDP năm 1990 làm mức K thời kỳ đầu (tức K 0 ). Từ mức K ban đầu này và giá trị đầu tư hàng năm (I t ), tác giả tính được trữ lượng vốn theo thời gian dựa trên công thức: K t = (1-δ)K t-1 + I t (4) Trong đó, δ=5% là tỷ lệ khấu hao. Tỷ lệ khấu hao được lựa chọn dựa trên một số nghiên cứu về nguồn tăng trưởng kinh tế ở VN như các công trình của Trần Thọ Đạt và cộng sự (2010), Chu Quang Khởi (2003) - Lao động (L): Lao động sử dụng trong nghiên cứu là lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của (2) (3) Để phân tích vai trò của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế của VN, bài viết sử dụng mô hình VAR (Vector Autoregression) với các biến số là logarit cơ số tự nhiên của xuất khẩu (LNX), vốn (LNK), lao động (LNL) và tổng sản phẩm trong nước (LNGDP). Mô hình VAR về cấu trúc gồm nhiều phương trình (mô hình hệ phương trình) và có các trễ của các biến số. VAR là mô hình véc tơ các biến số tự hồi quy. Mỗi biến số phụ thuộc tuyến tính vào các giá trị trễ của chính nó và giá trị trễ của các biến số khác. Ví dụ ta xét hai chuỗi thời gian Y 1 và Y 2 . Mô hình VAR tổng quát đối với Y 1 và Y 2 có dạng sau đây: Trong mô hình trên, mỗi phương trình đều chứa p Xuất khẩu tăng trưởng Tăng vốn, việc làm và tiến bộ công nghệ Tăng trưởng kinh tế 1t p 1i i2ti p 1i i1ti1t UYγYβαY 2t p 1i i2ti p 1i i1ti2t UYθYδY Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 81 VN. - Biến giả: D2007 được đưa vào mô hình để xem xét ảnh hưởng của của việc gia nhập WTO năm 2007 đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Biến D2007 nhận giá trị là 0 vào các quý trong giai đoạn 1999 - 2006, là 1 vào các quý trong giai đoạn 2007 - 2013. 3. Vai trò của xuất khẩu đối với việc hình thành và thu hút các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế 3.1. Các nguồn tăng trưởng kinh tế ở VN 3.1.1. Vốn Vào đầu thế kỷ 20, dưới ảnh hưởng tư tưởng của Keynes và mô hình Harros – Domar, trong một thời gian dài, vốn đã luôn được xem là nhân tố thiết yếu đầu tiên Năm Đóng góp của K Đóng góp của L Đóng góp của TFP 1996 63,45 16,85 19,70 1997 55,67 19,11 25,22 1998 67,77 23,95 8,28 1999 70,69 34,48 -5,18 2000 40,06 48,12 11,82 2001 36,06 31,04 32,90 2002 33,50 27,49 39,00 2003 32,36 29,30 38,34 2004 33,39 24,43 42,17 2005 35,30 18,66 46,04 2006 44,46 16,35 39,18 2007 41,37 15,13 43,50 2008 84,11 6,74 9,15 2009 60,34 17,59 22,07 2010 59,40 18,19 22,41 2011 62,57 9,65 27,78 2012 52,78 12,71 34,51 2013 31,06 14,53 54,40 Bảng 1. Đóng góp của các yếu tố nguồn lực đối với tăng trưởng GDP của VN (%) Nguồn: Cập nhật từ Nguyễn Quang Hiệp (2013) đảm bảo tăng trưởng. Mô hình giao điểm Keynes cho thấy sự thay đổi của đầu tư sẽ có tác động đến sản lượng thông qua hiệu ứng số nhân. Và mặc dù các mô hình tăng trưởng sau đó đã chỉ ra hạn chế về vai trò của vốn đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, nhưng vốn vẫn có những đóng góp lớn đối với tăng trưởng của các nền kinh tế. Một trong các nguồn bổ sung vốn lớn nhất cho nền kinh tế chính là hoạt động ngoại thương. Để tăng cường tích lũy vốn cho nền kinh tế, rất nhiều các quốc gia đã lựa chọn chính sách phát triển ngoại thương, nghĩa là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán. Khi cán cân thanh toán được cải thiện sẽ giúp mở rộng tổng cầu, theo đó cũng sẽ kích thích đầu tư và gia tăng vốn. Ngoài ra, xuất khẩu tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước, cung cấp ngoại hối cho phép tăng nhập khẩu công nghệ, hàng hóa vốn và hàng hóa trung gian cần thiết cho sự phát triển các ngành công nghiệp, làm tăng tiềm năng sản xuất của một quốc gia. Đối với nhiều nước đang phát triển, ngoại thương đã trở thành nguồn tích lũy vốn chủ yếu trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa. Bảng 1 thể hiện mức độ đóng góp của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng GDP của VN, cho thấy vốn có vai trò rất lớn đối với tăng trưởng kinh tế của VN trong những năm qua. Mức đóng góp trung bình của vốn trong GDP vào khoảng 46,8% trong giai đoạn 1996 - 2005 và tăng lên 54,5% trong giai đoạn 2006 - 2013. Điều này phản ánh đúng thực tế VN là quốc gia đang phát triển và đã huy động được lượng vốn đầu tư khá lớn kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa. Tổng vốn đầu tư tăng trung bình 11,9%/ năm trong giai đoạn 1990 - 2013 (Hình 1) giúp tỷ trọng vốn đầu tư trên GDP liên tục gia tăng. So với các nước trong khu vực và các nước đang phát triển trên thế giới, VN được xếp vào nhóm nước có tỷ trọng vốn đầu tư trên GDP cao. Tuy nhiên, mặc dù vốn đầu tư của VN tăng trưởng mạnh nhưng năng lực sản xuất của vốn còn hạn chế. Chỉ số ICOR khá cao là một minh chứng rõ ràng cảnh báo sự Hình 1. Vốn đầu tư của VN (Nghìn tỷ đồng) Nguồn: Tổng cục Thống kê PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015 Nghiên Cứu & Trao Đổi 82 sụt giảm của hiệu quả đầu tư và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế (Hình 2). Trong thời gian từ 1990 đến 1999, hệ số ICOR liên tục tăng mạnh, từ 2,73 năm 1991 lên 7,2 năm 1999 (nghĩa là để GDP tăng lên 1 đồng thì đầu tư cần tăng thêm khoảng 7 đồng). Sau khủng hoảng tài chính, với những nỗ lực cải tổ cơ cấu kinh tế của Chính phủ và doanh nghiệp, hệ số ICOR đã giảm đáng kể và duy trì ổn định ở mức khoảng 5,1 trong giai đoạn 2000 - 2007. Tuy nhiên, khi kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái mới, cùng với những yếu kém, bất ổn của kinh tế trong nước, hệ số ICOR lại tiếp tục gia tăng trong giai đoạn từ 2008 - 2013, trong đó, đạt mức cao nhất vào năm 2009 là 8,4. Nguyên nhân chủ yếu là do thiết bị kỹ thuật - công nghệ của VN lạc hậu so với thế giới; chi phí thuê mua mặt bằng sản xuất, kinh doanh cao; chi phí xã hội còn lớn; trình độ quản lý và tay nghề còn thấp; có một lượng vốn không nhỏ bị chôn vào vàng, đất đai hoặc chạy lòng vòng trên các thị trường mà không đầu tư trực tiếp cho tăng trưởng sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. 3.1.2. Lao động Xuất khẩu tăng trưởng cũng giúp tạo thêm việc làm cho lao động, nhất là đối với quốc gia có lực lượng lao động dồi dào như VN. Xét từ phía cung, gia tăng việc làm tạo nguồn lực quan trọng của tăng trưởng trong dài hạn. Đồng thời, việc làm cũng tác động đến nền kinh tế từ phía cầu khi thu nhập của người lao động trong khu vực xuất khẩu được nâng cao, làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ, kích thích sản xuất trong nước phát triển. Bảng 1 cho thấy lao động có đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của VN, trung bình khoảng 21,4% trong giai đoạn 1996 - 2013. Kết cấu dân số trẻ với dân số trong độ tuổi lao động tăng qua các năm rõ ràng là nguồn bổ sung dồi dào cho lực lượng lao động của VN (hiện nay khoảng 47 triệu người trong độ tuổi lao động). Lực lượng lao động trẻ có ưu thế về sức khỏe, khả năng tiếp thu chuyên môn, kỹ thuật và khoa học công nghệ sẽ giúp VN có được vị trí quan trọng hơn trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Lao động có việc làm tăng sẽ làm tăng tiết kiệm và tăng nguồn đóng góp cho quỹ an sinh xã hội, qua đó tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Tuy nhiên, sự đóng góp của lao động đang có xu hướng giảm xuống tương đối, từ 27,3% trong giai đoạn 2001 - 2007 xuống 13,9% trong giai đoạn 2008 - 2013. Mặc dù chất lượng lao động ngày càng tăng, nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở VN còn thấp và có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn (Bảng 2). Lao động được đào tạo cũng còn yếu kém về chất lượng, phần nhiều không có khả năng làm việc sau khi ra trường mà phải mất thời gian đào tạo lại. Lực lượng lao động trẻ và dồi dào của VN cũng đứng trước thách thức lớn về thất nghiệp và thiếu việc làm trong khi thị trường lao động ngày càng cạnh tranh. Năm Cả nước Phân theo Thành thị Nông thôn 2000 10,3 24,2 5,3 2001 10,7 24,9 5,9 2002 11,1 25,6 6,4 2003 11,5 26,0 7,0 2004 12,0 26,5 7,3 2005 12,5 27,2 7,6 2006 13,1 28,4 8,1 2007 13,6 29,7 8,3 2008 14,3 31,5 8,3 2009 14,8 32,0 8,7 2010 14,6 30,6 8,5 2011 15,4 30,9 9,0 2012 16,6 31,7 10,1 2013 17,9 33,7 11,2 Hình 2. Hệ số ICOR của VN Nguồn: Theo tính toán của tác giả Bảng 2. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 83 3.1.3. Năng suất nhân tố tổng hợp Bên cạnh việc tăng vốn và việc làm, xuất khẩu còn có tác động thúc đẩy năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) nhờ phân bổ nguồn lực tối ưu qua phát huy lợi thế so sánh và hiệu quả kinh tế theo quy mô làm tăng năng suất. Bảng 3 cho thấy năng suất lao động xã hội của VN tăng đều qua các năm, khoảng 5%/năm. Mức năng suất trung bình giai đoạn 2006-2013 đạt 44,32 trđ/người/ năm, cao gấp gần 3 lần so với giai đoạn 2001-2005, và hơn 10 lần so với giai đoạn 1991-1995. Tuy nhiên, dù năng suất tăng cao nhưng đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế lại có xu hướng ... , thấp nhất so với các nước được so sánh (Hình 3). Năng suất lao động của Indonesia cao hơn chúng ta khoảng 2 lần, Thái Lan hơn 2,6 lần, Malaysia hơn 5 lần và Singapore hơn chúng ta những 12,1 lần. Nguyên nhân chủ yếu do trình độ kỹ thuật, công nghệ của nước ta còn thấp; công tác quản lý còn nhiều hạn chế; sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. 3.2. Kết quả ước lượng thực nghiệm Phần này trình bày kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình VAR với các biến số LNX, LNK, LNL và LNGDP, với tần suất là quý cho giai đoạn 1999-2013 bao gồm 60 quan sát. Mô tả thống kê tóm tắt của các biến LNGDP, LNX, LNK và LNL được thể hiện trong Bảng 4. Để kiểm định tính dừng cho các chuỗi số liệu, kiểm định Augumented Dickey Fuller (ADF) đã được thực hiện. Kết quả kiểm định ADF được trình bày tóm tắt trong Bảng 5 cho thấy chỉ có các chuỗi LNK và LNL là dừng, các chuỗi LNGDP và LNX không dừng, chúng chỉ dừng tại sai phân bậc 1. Bước tiếp theo là kiểm định độ trễ tối ưu cho các biến của mô hình. Kết quả trong Bảng 6 cho thấy theo các tiêu chuẩn LR, FPE, AIC và HQ, độ trễ tối ưu được lựa chọn cho các biến đối với mô hình VAR là 4. 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vietnam Thailand Philippines Malaysia Singapore Indonesia Giai đoạn Năng suất lao động bình quân (Triệu đồng/ người/năm) Tốc độ tăng năng suất lao động (%/năm) 1991-1995 4,62 5,71 1996-2000 10,09 4,28 2001-2005 15,67 4,84 2006-2013 44,32 4,93 Các biến Trung bình Trung vị Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn LNGDP 11,54106 11,54841 12,22937 10,85081 0,334791 LNK 13,81624 13,83865 14,50519 12,94848 0,472845 LNL 3,74754 3,765838 3,864931 3,566712 0,085121 LNX 11,0316 11,16091 11,83555 9,843794 0,51997 Bảng 3. Năng suất lao động xã hội của VN Nguồn: Theo tính toán của tác giả Hình 3. Năng suất lao động của VN và một số nước (USD/người) Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu của ADB và GSO Bảng 4. Thống kê mô tả về LNGDP, LNX, LNK và LNL Nguồn: Tính toán của tác giả PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015 Nghiên Cứu & Trao Đổi 84 Bảng 5. Kết quả kiểm định tính dừng cho các chuỗi số liệu Ghi chú: Ký hiệu D là sai phân bậc 1; (***) mức ý nghĩa thống kê 1% Nguồn: Tính toán của tác giả Các biến Giá trị ADF (độ trễ) Giá trị tới hạn(Mức ý nghĩa 1%) LNGDP ADF(1) = -1,033887 -3,548208 D(LNGDP) ADF(1) = -7,504916*** -3,550396 LNX ADF(0) = -1,832654 -3,546099 D(LNX) ADF(0) = -8,940892*** -3,548208 LNK ADF(0) = -5,520256*** -3,546099 LNL ADF(0) = -5,840238*** -3,550396 Bảng 6. Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu cho các biến Nguồn: Tính toán của tác giả VAR Lag Order Selection Criteria Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 0 254,0522 NA 1,53e-09 -8,947352 -8,655376 -8,834442 1 563,3551 551,1216 3,58e-14 -19,61291 -18,73699 -19,27419 2 585,0586 35,51482 2,95e-14 -19,82031 -18,36044 -19,25577 3 741,1001 232,6437 1,86e-16 -24,91273 -22,86890* -24,12237 4 768,9035 37,40817* 1,28e-16* -25,34194* -22,71416 -24,32576* * cho biết độ trễ được lựa chọn theo tiêu chuẩn Kết quả ước lượng tóm tắt được thể hiện trong Bảng 7 cho thấy xuất khẩu, vốn và lao động đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của VN. Đồng thời, xuất khẩu cũng có tác động tích cực đến vốn và lao động. Qua đó cho thấy rõ ràng là bên cạnh TFP thì vốn và lao động cũng là kênh truyền dẫn quan trọng cho tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế ở VN. Bên cạnh đó, kết quả ước lượng tác động của việc gia nhập WTO đến tăng trưởng kinh tế VN cũng chỉ ra rằng, hệ số của D2007 không có ý nghĩa thống kê nhưng dấu của hệ số này là dương, do đó việc gia nhập WTO cũng đã có những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế VN. Hình 4 thể hiện các hàm phản ứng trong thời gian nghiên cứu là 10 kỳ (quý). Theo đó, GDP đều không có phản ứng tức thời với các cú sốc của X, K và L. Trong đó, GDP bắt đầu phản ứng với các cú sốc X từ quý 2, mức độ phản ứng mạnh và đầy đủ nhất là ở quý 6, đối với các cú sốc của K và L thì mức độ phản ứng mạnh và đầy đủ nhất lần lượt là vào quý 7 và quý 4. K cũng bắt đầu phản ứng với các cú sốc X từ quý 2, đây cũng là thời gian có mức độ phản ứng mạnh và đầy đủ nhất. Tuy nhiên, L lại có phản ứng tức thời đối với các cú sốc X, mức độ phản ứng mạnh và đầy đủ nhất là ở quý 3. Điều này cho thấy khu vực xuất khẩu tăng trưởng đã có tác động khá nhanh và tích cực đối với lực lượng lao động ở VN trong những năm qua. 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy xuất khẩu tăng trưởng đã có tác động tích cực đến việc hình thành và thu hút các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế ở VN trong những D(LNGDP) = 1σ + 4 1i iiii LNL(-i))λLNK(-i) γ+ D(LNX(-i))β + ))D(LNGDP(-i(α + D2007 + e1 (5) D(LNX) = 2σ + 4 1i iiii LNL(-i))λLNK(-i) γ+ D(LNX(-i))β + ))D(LNGDP(-i(α + D2007 + e2 (6) LNK = 3σ + 4 1i iiii LNL(-i))λLNK(-i) γ+ D(LNX(-i))β + ))D(LNGDP(-i(α + D2007 + e3 (7) LNL = 4σ + 4 1i iiii LNL(-i))λLNK(-i) γ+ D(LNX(-i))β + ))D(LNGDP(-i(α + D2007 + e4 (8) Mô hình VAR được ước lượng với 4 trễ trong mỗi biến, và mô hình tổng quát có dạng như sau: D(LNGDP) = 1σ + 4 1i iiii LNL(-i))λLNK(-i) γ+ D(LNX(-i))β + ))D(LNGDP(-i(α + D2007 + e1 (5) D(LNX) = 2σ + 4 1i iiii LNL(-i))λLNK(-i) γ+ D(LNX(-i))β + ))D(LNGDP(-i(α + D2007 + e2 (6) LNK = 3σ + 4 1i iiii LNL(-i))λLNK(-i) γ+ D(LNX(-i))β + ))D(LNGDP(-i(α + D2007 + e3 (7) LNL = 4σ + 4 1i iiii LNL(-i))λLNK(-i) γ+ D(LNX(-i))β + ))D(LNGDP(-i(α + D2007 + e4 (8) D(LNGDP) = 1σ + 4 1i iiii LNL(-i))λLNK(-i) γ+ D(LNX(-i))β + ))D(LNGDP(-i(α + D2007 + e1 (5) D(LNX) = 2σ + 4 1i iiii LNL(-i))λLNK(-i) γ+ D(LNX(-i))β + ))D(LNGDP(-i(α + D2007 + e2 (6) LNK = 3σ + 4 1i iiii LNL(-i))λLNK(-i) γ+ D(LNX(-i))β + ))D(LNGDP(-i(α + D2007 + e3 (7) LNL = 4σ + 4 1i iiii LNL(-i))λLNK(-i) γ+ D(LNX(-i))β + ))D(LNGDP(-i(α + D2007 + e4 (8) (L P) = 1σ + 4 1i iiii LNL(-i))λLNK(-i) γ+ D(LNX(-i))β + ))D(LNGDP(-i(α + 2007 + e1 (5) (L ) = 2σ + 4 1i iiii LNL(-i))λLNK(-i) γ+ D(LNX(-i))β + ))D(LNGDP(-i(α + 2007 + e2 (6) L = 3σ + 4 1i iiii LNL(-i))λLNK(-i) γ+ D(LNX(-i))β + ))D(LNGDP(-i(α + 2007 + e3 (7) L L = 4σ + 4 1i iiii LNL(-i))λLNK(-i) γ+ D(LNX(-i))β + ))D(LNGDP(-i(α + 2007 + e4 (8) Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Nghiên Cứu & Trao Đổi 85 Biến độc lập Biến phụ thuộc D(LNGDP) D(LNX) LNK LNL D(LNGDP(-1)) -1,1612*** 2,6856** -0,082411 -0,145585*** [-6,82403] [ 2,10967] [-0,90600] [-2,56578] D(LNGDP(-2)) -1,1924*** 2,584286** -0,088051 -0,138291*** [-7,23941] [ 2,09724] [-1,00006] [-2,51792] D(LNGDP(-3)) -1,20405*** 2,976700** -0,087593 -0,139311*** [-7,06462] [ 2,33464] [-0,96148] [-2,45138] D(LNGDP(-4)) -0,181324 3,226074*** -0,066534 -0,147247*** [-1,04170] [ 2,47745] [-0,71508] [-2,53699] D(LNX(-1)) 0,026482* -0,300102** 0,016286* 0,008693* [ 1,34254] [-2,03368] [ 1,54459] [ 1,32173] D(LNX(-2)) 0,016580 -0,270365** -0,002151 0,013195** [ 0,84777] [-1,84793] [-0,20578] [ 2,02341] D(LNX(-3)) 0,005588 -0,137650 -0,006259 -0,000389 [ 0,30660] [-1,00947] [-0,64235] [-0,06405] D(LNX(-4)) -0,018577 -0,286650** -0,008597 -0,000682 [-1,08328] [-2,23442] [-0,93791] [-0,11932] LNK(-1) -0,385153* -3,644790* 1,048555*** -0,041999 [-1,32403] [-1,67486] [ 6,74343] [-0,43300] LNK(-2) 0,792072** 4,403867* 0,245084 0,055498 [ 2,05512] [ 1,52739] [ 1,18963] [ 0,43185] LNK(-3) -0,459259 0,588762 -0,296972* 0,171219* [-1,17215] [ 0,20087] [-1,41797] [ 1,31057] LNK(-4) -0,138558 -1,073477 -0,048553 -0,190809** [-0,45395] [-0,47012] [-0,29759] [-1,87482] LNL(-1) 1,651641*** 3,892024 0,236567 0,994601*** [ 3,16621] [ 0,99734] [ 0,84840] [ 5,71815] LNL(-2) -1,162898* 2,722996 -0,033917 -0,027616 [-1,64608] [ 0,51523] [-0,08981] [-0,11723] LNL(-3) 2,577758*** 1,845886 -0,063951 -0,078714 [ 3,39823] [ 0,32528] [-0,15772] [-0,31120] LNL(-4) -1,98666*** -9,35580*** 0,088750 0,130444 [-3,81659] [-2,40256] [ 0,31897] [ 0,75155] D2007 0,003096 -0,031487 0,004734* -0,001974 [ 0,45656] [-0,62077] [ 1,30619] [-0,87336] Bảng 7. Kết quả ước lượng mô hình VAR giữa LNGDP, LNX, LNK và LNL Ghi chú: Giá trị trong ngoặc vuông [ ] là trị thống kê t; (***), (**), (*) mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10% Nguồn: Kết quả ước lượng được từ mô hình lực lượng lao động tuy đông về số lượng nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Bên cạnh đó, mặc dù được coi là động lực của tăng trưởng kinh tế nhưng thực tế cho thấy rằng xuất khẩu mới chỉ đang phát triển theo chiều rộng hơn là chiều sâu. Xuất khẩu hàng hóa thô và sơ chế, hàng hóa thâm dụng tài nguyên, khoáng sản còn chiếm tỷ trọng cao trong giỏ hàng hóa xuất khẩu. Hàng chế biến chủ yếu là hàng thâm dụng lao động và tập trung nhiều vào khâu gia công mang lại giá trị gia tăng thấp. Do đó, để đảm bảo duy trì được vai trò động lực cho tăng trưởng bền vững thì trong những năm tới, xuất khẩu cần phải đạt được những chuyển đổi căn bản về mặt chất, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực, đặc biệt là năng suất lao động nhằm đảm bảo khả năng truyền dẫn tối ưu tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tếl TÀI LIỆU THAM KHẢO Awokuse Titus O. (2003), “Is the Export-led Growth Hypothesis Valid for Canada?”, Canadian Journal of Economics, 36 (1), pp. 126-137. Chu Quang Khởi (2003), Sources of Economic Growth in Vietnam, 1986- 2002, MDEs thesis, NEU. Emilio, Medina-Smith (2001), Is the Export-Led Growth Hypothesis Valid of Developing Countries? A case study of Costa Rica, UNCTAD. Feder G. (1983) “On Exports and Economic Growth”, Journal of Development Economics, 12, pp. 59-73. Giles, J.A. and Williams, C.L. (2000), Export Led Growth: A Survey of The Empirical Literature and Some Noncausality Results Part 1, Econometrics Working paper EWP0001, ISSN 1485-6441, University of Victoria. năm qua. Xuất khẩu tăng trưởng không chỉ giúp tăng năng suất nhờ phát huy hiệu quả kinh tế theo quy mô, mà còn góp phần tạo thêm việc làm và kích thích đầu tư, tăng tích lũy vốn, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ở VN, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào còn thấp. Trình độ công nghệ hiện đang sử dụng ở VN thấp tương đối so với các nước trong khu vực, kéo theo năng suất lao động xã hội thấp; năng lực sản xuất của vốn còn hạn chế và có xu hướng giảm; PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015 Nghiên Cứu & Trao Đổi 86 Hình 4. Phản ứng của các biến số với các cú sốc -.015 -.010 -.005 .000 .005 .010 .015 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNGDP) to D(LNGDP) -.015 -.010 -.005 .000 .005 .010 .015 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNGDP) to D(LNX) -.015 -.010 -.005 .000 .005 .010 .015 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNGDP) to LNK -.015 -.010 -.005 .000 .005 .010 .015 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNGDP) to LNL -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 .08 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNX) to D(LNGDP) -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 .08 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNX) to D(LNX) -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 .08 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNX) to LNK -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 .08 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of D(LNX) to LNL -.005 .000 .005 .010 .015 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LNK to D(LNGDP) -.005 .000 .005 .010 .015 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LNK to D(LNX) -.005 .000 .005 .010 .015 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LNK to LNK -.005 .000 .005 .010 .015 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LNK to LNL -.002 -.001 .000 .001 .002 .003 .004 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LNL to D(LNGDP) -.002 -.001 .000 .001 .002 .003 .004 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LNL to D(LNX) -.002 -.001 .000 .001 .002 .003 .004 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LNL to LNK -.002 -.001 .000 .001 .002 .003 .004 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of LNL to LNL Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E. Helpman, E. and Krugman, P. (1985), Market Structure and Foreign Trade, MIT Press, Cambridge. Herzer, Dierk et al. (2005), Export-Led Growth in Chile: Assessing the Role of Export Composition in Productivity Growth, Verein für Socialpolitik, Research Committee Development Economics. Nguyễn Quang Hiệp (2013), “Vai trò của các yếu tố nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế của VN”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 và những điều chỉnh chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, tr. 209-220. Thirlwall, A.P. (1979), “The Balance of Payments Constraint as an Explanation of International Growth Rate Differences”, Banca Nazionale Del lavoro Quarterly Review, 32 (128), pp. 44-53. Nguồn: Kết quả ước lượng được từ mô hình Tỷ lệ chi trả cổ tức tương quan cùng chiều với cơ hội tăng trưởng điều này không phù hợp với lập luận lý thuyết cũng như các bằng chứng thực nghiệm đã được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu trước ở các thị trường trên thế giới. Các công ty tăng trưởng dường như đang bỏ qua ưu thế từ nguồn vốn nội bộ để đáp ứng cổ tức cao của các nhà đầu tư. Theo đuổi chính sách chi trả cổ tức cao trong khi đang đối diện với các cơ hội tăng trưởng có thể đưa đến cái giá mà doanh nghiệp phải trả không nhỏ, công ty có thể phải hi sinh các cơ hội đầu tư hoặc phải tài trợ bên ngoài với chi phí tài trợ cao hơn, đặc biệt trong những thời kỳ thị trường vốn diễn biến bất lợi. Thiết nghĩ, các doanh nghiệp nên cân nhắc những chi phí này để thiết lập chính sách cổ tức hợp lýl TÀI LIỆU THAM KHẢO Arellano, M. and S. Bond (1991), “Some Tests of Specication for Panel Data: Monte Carlo Evidence and an Application To Employment Equations”, Review of Economic Studies 58, 277-298. Baba, N. (2009), “Increased Presence of Foreign Investors and Dividend Policy of Japanese Firms”, Pacific-Basin Finance Journal 17, 163-174. Baker, H.Kent., E. Theodore Veit, and Gary E. Powell (2001), “Factors Influencing Dividend Policy Decisions of Nasdaq Firms”, Financial Review 38 (3), 19-38 Baker, H.Kent, Samir Saddi, Shantanu Dutta and Devinder Gandhi (2007), “The Perception of Dividends by Canadian Managers: New survey evidence”, International Journal of Managerial Finance 3(1), 70-91. Bhattacharya (1979), “Imperfect Information, Dividend Policy and the Bird In The Hand Fallacy”, Bell Journal of Economics 10, 259–270. Dương Kha (2012), “Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp VN trong môi trường thuế, lạm phát và diễn biến thị trường vốn, Tạp chí Phát triển và hội nhập, tháng 1/2 năm 2012 Eckbo, Verma (1994), “Managerial Shareownership, Voting Power, and Cash Dividend Policy”, Journal of Corporate Finance 1, 33– 62. Easterbrook, Frank H, (1984), “Two Agency- Cost Explanations of Dividends”, American Economic Review 74(4), 650–659 Cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức... (Tiếp theo trang 78)
File đính kèm:
- vai_tro_cua_xuat_khau_trong_viec_gia_tang_nguon_luc_tang_tru.pdf