Vai trò của trường Đại học Trà Vinh trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tiểu vùng duyên hải phía đông đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn nhân lực là lực lượng quan trọng của mỗi quốc gia và đóng vai trò

quyết định trong việc hoạch định chiến lược phát triển, xây dựng cơ chế, chính

sách phát triển kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm cả các chính sách phát triển

nguồn nhân lực. Theo Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016, Hội nghị lần

thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về một số chủ trương,

chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng

tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế đáp ứng yêu

cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao là một chương trình đột phá gồm thực hiện tốt cơ chế, chính sách, pháp luật

về phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; coi trọng đào tạo đại

học và trên đại học, cao đẳng và dạy nghề theo chuẩn khu vực và quốc tế; tạo

chuyển biến nhanh và rõ nét trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn

nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế; nâng cao

năng lực, trình độ quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp.

pdf 20 trang kimcuc 4100
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của trường Đại học Trà Vinh trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tiểu vùng duyên hải phía đông đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của trường Đại học Trà Vinh trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tiểu vùng duyên hải phía đông đồng bằng sông Cửu Long

Vai trò của trường Đại học Trà Vinh trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tiểu vùng duyên hải phía đông đồng bằng sông Cửu Long
 578 
VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH TRONG VIỆC 
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO TIỂU VÙNG 
DUYÊN HẢI PHÍA ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
TS. Lê Thị Thu Diềm 
ThS. Nguyễn Thiện Thuận 
1. Đặt vấn đề 
Nguồn nhân lực là lực lượng quan trọng của mỗi quốc gia và đóng vai trò 
quyết định trong việc hoạch định chiến lược phát triển, xây dựng cơ chế, chính 
sách phát triển kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm cả các chính sách phát triển 
nguồn nhân lực. Theo Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016, Hội nghị lần 
thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về một số chủ trương, 
chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng 
tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế đáp ứng yêu 
cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng 
cao là một chương trình đột phá gồm thực hiện tốt cơ chế, chính sách, pháp luật 
về phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; coi trọng đào tạo đại 
học và trên đại học, cao đẳng và dạy nghề theo chuẩn khu vực và quốc tế; tạo 
chuyển biến nhanh và rõ nét trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn 
nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế; nâng cao 
năng lực, trình độ quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp. 
Tiểu vùng Duyên Hải phía Đông (Tiểu vùng DHPĐ) bao gồm 4 tỉnh: Bến 
Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu 
Long (ĐBSCL), là những tỉnh có thế mạnh về phát triển nông nghiệp1, được 
thiên nhiên ưu đãi với gần 70% diện tích đất phù sa, hệ thống sông ngòi nối 
liền các tỉnh, là cửa ngõ ra biển đông, với tổng dân số hơn 5 triệu người và có 
tổng diện tích gần 8.788,9km2, chiếm 21,5% tổng diện tích đất tự nhiên trong 
đó có tới trên 85% diện tích đất là dùng trong sản xuất nông nghiệp (Tổng cục 
 Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Luật - Trường Đại học Trà Vinh. 
 Khoa Kinh tế, Luật - Trường Đại học Trà Vinh. 
1 Niên giám thống kê 2016: Khu vực kinh tế nông-lâm-thủy sản chiếm 34,2% GDP toàn tiểu 
vùng Duyên Hải Phía Đông. 
579 
 KỶ YẾU HỘI THẢO 
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 
thống kê, 2016). Hơn nữa, Tiểu vùng DHPĐ dẫn đầu cả vùng ĐBSCL về sản 
lượng thu hoạch cây ăn quả, số lượng vật nuôi cũng khá phát triển và đóng vai 
trò quan trọng cho ngành chăn nuôi ĐBSCL. 
Việc phát triển mô hình liên kết Tiểu vùng DHPĐ là phù hợp với quy 
hoạch phát triển nông nghiệp của toàn vùng ĐBSCL, nhưng Tiểu vùng DHPĐ 
đối diện với nhiều thách thức lớn, trong đó một trong vấn đề mang tính chất 
quyết định là nguồn nhân lực. Thậy vậy, lực lượng sản xuất vẫn chưa đáp ứng 
được nhu cầu cho nền sản xuất lớn, trình độ sản xuất của nông dân vẫn còn 
thấp, chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa phát triển chuyên sâu theo ngành 
hàng, lĩnh vực. Nhân lực thuộc các thành phần kinh tế và quản lý nhà nước vẫn 
chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thiếu các chuyên gia đầu ngành cho 
từng ngành hàng. Chính vì thế, Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền 
vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đề ra yêu cầu 
ĐBSCL cần “đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, nhất 
là nguồn nhân lực chất lượng cao”. 
Để có thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì cần được ưu tiên 
hàng đầu là công tác giáo dục và đào tạo, mà cơ sở đào tạo có quy mô lớn nhất 
tiểu vùng hiện nay là Trường Đại học Trà Vinh. Nhằm góp phần phân tích thực 
trạng nguồn nhân lực của Tiểu vùng DHPĐ, và thông qua những nội dung về 
công tác đào tạo của Trường Đại học Trà Vinh, một trong những đơn vị có mối 
quan hệ hợp tác, liên kết và tham gia đào tạo đa ngành nhằm cung ứng nguồn 
nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Trà Vinh và Tiểu vùng DHPĐ, nhóm tác giả 
xin tham gia hội thảo bài viết “Vai trò của Trường Đại học Trà Vinh trong việc 
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tiểu vùng Duyên Hải phía đông 
ĐBSCL”, từ đó có thể cung cấp cho Hội thảo một cách tiếp cận đầy đủ hơn về 
thực tiễn và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Tiểu vùng 
DHPĐ. 
2. Phát triển kinh tế xã hội và nguồn nhân lực chất lượng cao của 
tiểu vùng Duyên Hải Phía Đông 
2.1. Phát triển kinh tế xã hội của tiểu vùng Duyên Hải Phía Đông 
Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 40.604 km2 với trên 700km 
bờ biển, dân số 17,5 triệu người, đóng góp khoảng 18% GDP cả nước. Trong đó 
tiểu vùng DHPĐ của ĐBSCL bao gồm 4 tỉnh là: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh 
 580 
Long và Trà Vinh, là vùng sản xuất lúa gạo, cây ăn trái, thủy hải sản lớn. 
Tiểu vùng DHPĐ có tiềm năng phát triển nông - lâm - thủy hải sản do có 
nhiều lợi thế tự nhiên như: diện tích mặt nước chiếm 22,3% tổng diện tích tự 
nhiên, bờ biển với chiều dài 162 km (Tiền Giang, 32km, Bến Tre, 65 km, Trà 
Vinh 65km) tạo ra hệ sinh thái mặn, lợ ngọt rất đa dạng và phong phú, do đó 
khối lượng thủy hải sản khoảng 613 ngàn tấn, chiếm 15% sản lượng ĐBSCL. 
Thêm vào đó, diện tích cây ăn quả của tiểu vùng là 157 ha, chiếm trên 50% 
tổng diện tích cây ăn quả vùng ĐBSCL, trong đó dừa là một loại đặc sản mang 
lại giá trị kinh tế quan trọng cho tiểu vùng. Xác định tầm nhìn thế kỷ đối với 
vùng ĐBSCL, Nghị quyết số 120 của Chính phủ nhấn mạnh chiến lược liên kết 
vùng, tiểu vùng là một trong 4 tư duy đột phá. Do đó, mô hình liên kết tiểu 
vùng DHPĐ nếu được thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ các 
nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phát huy ưu thế của từng địa 
phương trong mối quan hệ gắn kết với vùng ĐBSCL, từ đó xây dụng một vùng 
kinh tế trọng điểm, một vùng nông nghiệp hiện đại, có tốc độ tăng trưởng kinh 
tế cao và ổn định. 
Trong những năm qua, dù trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung của cả 
nước nhưng kinh tế của tiểu vùng DHPĐ vẫn đạt tăng trưởng khá; cơ cấu kinh 
tế dịch chuyển theo hướng tích cực, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung 
của tiểu vùng DHPĐ, và vùng ĐBSCL, cụ thể như sau: 
Về tăng trưởng kinh tế 
Tăng trưởng kinh tế của các tỉnh tiểu vùng duyên hải phía Đông chủ yếu 
dựa vào sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu thủy sản là chính. Đặc biệt là các 
huyện, thị xã ven biển như: Cầu Ngang, Duyên Hải (Trà Vinh), Thạnh Phú, Ba 
Tri, Bình Đại (Bến Tre), Gò Công, Tân Phú Đông (Tiền Giang) phát triển rất 
mạnh về ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Trong năm 2017 vừa qua, các 
tỉnh của Tiểu vùng đều có mức tăng trưởng kinh tế khá cao. Có thể tóm tắt các 
chỉ tiêu phát triển kinh tế qua bảng số liệu sau: 
Bảng 2.1: Số liệu tăng trưởng kinh tế của tiểu vùng duyên hải phía Đông năm 
581 
 KỶ YẾU HỘI THẢO 
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 
20171 
STT Tỉnh Giá trị GRDP năm 2017 
(theo giá so sánh 2010, 
ĐVT: tỉ đồng) 
Tốc độ tăng so với 
2016 (%) 
1 Tiền Giang 55.309 7,4 
2 Bến Tre 27.822 7,23 
3 Trà Vinh 27.854 12,09 
4 Vĩnh Long 31.035 5,62 
Tổng cộng - 
So với mức tăng trưởng kinh tế chung của cả nước năm 2017 (ở mức 
6,81%) thì các tỉnh thuộc tiểu vùng có kinh tế tăng trưởng ở mức bình quân là 
khá cao (gần 8,1%). Trong đó đặc biệt là tỉnh Trà Vinh đã tăng trưởng ở mức 
rất cao (12,09%) và là tỉnh dẫn đầu trong khu vực về tăng trưởng, do ngành 
phân phối điện và khí đốt tăng mạnh vì năm 2017 có thêm 01 nhà máy Nhiệt 
điện đi vào hoạt động, thuộc dự án Trọng điểm Quốc gia - Trung tâm Điện lực 
Duyên Hải. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng 
tương đối thuận lợi về thời tiết, nhiều công trình thủy lợi được đầu tư, nông dân 
chủ động áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Riêng Vĩnh 
Long là tỉnh có mức tăng trưởng thấp nhất trong 4 tỉnh (5,62%) và thấp hơn cả 
mức tăng trưởng chung của cả nước. 
Về cơ cấu kinh tế 
Cơ cấu kinh tế của các tỉnh thuộc tiểu vùng có tỉ trọng của các ngành 
tương tự như nhau. Ngành Nông Lâm Thủy sản có mức đóng góp vào khoảng 
35% - 39%. Nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng ở mức thấp nhất trong 3 
nhóm ngành. Điều đặc biệt là nhóm ngành Dịch vụ chiếm tỉ trọng khá lớn trong 
GDP của các tỉnh, riêng Bến Tre và Vĩnh Long có Dịch vụ phát triển mạnh. Cụ 
thể là tỉnh Tiền Giang còn phụ thuộc vào nông lâm thủy sản là chính (38,6%) 
và tỉnh này hiện nay nhóm ngành này có mức tăng trưởng rất thấp. Điều này 
1 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo năm 2017 của các tỉnh thuộc tiểu vùng. 
 582 
cho thấy Tiền Giang đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong sản xuất nông 
nghiệp. Tỉnh Bến Tre thì có Dịch vụ phát triển mạnh, kế đến là nông nghiệp và 
công nghiệp (tương ứng với 46,45%; 35,97% và 17,58%). Tỉnh Trà Vinh thì cơ 
cấu các ngành ở mức khá đều nhau, tuy nhiên Trà Vinh vẫn dựa chủ yếu vào 
giá trị nông lâm thủy sản là chính. Còn tỉnh Vĩnh Long thì có cơ cấu dịch vụ 
phát triển rất mạnh, kế đến là nông nghiệp và công nghiệp. 
 Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế các tỉnh thuộc tiểu vùng1 
Tỉnh Nông Lâm Thủy sản Công nghiệp Xây 
dựng 
Khu vực Dịch vụ 
Tỉ trọng 
đóng góp 
vào GRDP 
(%) 
Tốc độ 
tăng so 
với 2016 
(%) 
Tỉ trọng 
đóng góp 
vào GRDP 
(%) 
Tốc độ 
tăng so 
với 2016 
(%) 
Tỉ trọng 
đóng góp 
vào GRDP 
(%) 
Tốc độ 
tăng so 
với 2016 
(%) 
Tiền Giang 38,6 2,9 28,6 15 32,8 6 
Bến Tre 35,97 8,75 17,58 6,75 46,45 6,43 
Trà Vinh 34,99 6,15 31,16 33,51 31,62 5,57 
Vĩnh Long 35,56 2,14 17,68 9,25 46,76 6,54 
Có thể thấy, cơ cấu GDP thay đổi theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng dịch 
vụ. Bằng nỗ lực của mình, sự phát triển kinh tế của tiểu vùng DHPĐ có những 
đóng góp đáng kể cho sự phát triển ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. 
Tuy nhiên thế mạnh kinh tế của tiểu vùng DHPĐ vẫn tập trung vào nông nghiệp 
do các tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có lợi thế và tiềm năng phát triển về 
biển, thể hiện qua mức đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế của 
từng tỉnh. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước phát triển theo hướng công 
nghiệp hóa, chất lượng cao và cơ bản hoàn thành tỉ lệ cơ giới hóa các khâu 
trong sản xuất. Các tỉnh đều tích cực triển khai nghiên cứu, ứng dụng và 
chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, cánh 
đồng lớn, các loại trái cây có nhiều giá trị kinh tế. 
1 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh năm 2017. 
583 
 KỶ YẾU HỘI THẢO 
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 
Yêu cầu phát triển kinh tế, xu thế hội nhập, yêu cầu tái cơ cấu nông 
nghiệp, xây dựng nông thôn mới, ứng phó với biến đổi khí hậu thì việc thành 
lập tiểu vùng DHPĐ là mô hình liên kết là cần thiết, theo đúng định hướng 
chung của Chính phủ. Tuy nhiên, để thực hiện liên kết thành công, tiểu vùng 
DHPĐ cần chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực cho mỗi địa phương và cho 
toàn Vùng. Bởi lẽ, nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận nhân lực có 
sức khỏe đáp ứng yêu cầu, được đào tạo dài hạn, có chuyên môn kỹ thuật cao, 
có phẩm chất đạo đức tiêu biểu, có khả năng thích ứng nhanh với những thay 
đổi của công nghệ, biết vận dụng sáng tạo những tri thức những kỹ năng đã 
được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất, đóng góp cho sự phát triển kinh 
tế - xã hội một cách hiệu quả nhất. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ góp phần 
khơi dậy tiềm năng to lớn của các tỉnh để phát triển kinh tế xã hội của vùng. 
2.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tiểu vùng Duyên 
Hải Phía Đông 
Như phân tích trên, tiểu vùng DHPĐ là vùng có nhiều tiềm năng và lợi 
thế về phát triển nông nghiệp. Năng suất hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp 
của tiểu vùng đóng góp 40% GDP cho tổng GDP cho mỗi tỉnh, tổng GDP của 
các địa phương trong tiểu vùng chiếm 26,8% tổng GDP toàn vùng ĐBSCL 
(Tổng cục thống kê, 2017). Bên nguồn nhân lực lĩnh vực nông nghiệp, nguồn 
nhân lực còn tập trung ở các ngành công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp chế 
biến nông sản, thực phẩm, thủy sản, dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, sản xuất 
kim loại và dừa. Đặc biệt là có sự đi vào hoạt động của Trung tâm điện lực 
Duyên Hải – Tỉnh Trà Vinh. 
Nhiệm vụ quan trọng nhất của Trường Đại học Trà Vinh là: nâng cao 
chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Như vậy nguồn nhân lực chất lượng 
cao được hiểu như thế nào? Xác định rõ thế nào là nhân lực chất lượng cao là 
việc cần thiết cho việc đánh giá, xây dựng giải pháp đào tạo nhân lực chất 
lượng cao. 
Nguồn nhân lực là một yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất. Theo 
cách hiểu thông thường, nguồn nhân lực là nguồn lực con người của một quốc 
gia hay một vùng lãnh thổ, một địa phương nhất định đang và có khả năng tham 
gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Có quan điểm cho rằng, nguồn 
nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được 
có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai. Một quan điểm khác lại cho rằng, 
 584 
nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa 
phương, tức là nguồn lao động được chuẩn bị ở các mức độ khác nhau sẵn sàng 
tham gia vào một công việc lao động nào đó, đó là những người lao động có kỹ 
năng đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi cơ cấu 
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với quan điểm về nguồn 
nhân lực như vậy nên đã có nhiều cách hiểu khác nhau về nguồn nhân lực chất 
lượng cao. Theo cách hiểu mang tính chất định tính thì nguồn nhân lực chất 
lượng cao là một bộ phận của lực lượng lao động, có khả năng đáp ứng những 
yêu cầu phức tạp của công việc, từ đó tạo ra năng suất và hiệu quả cao trong 
công việc, có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng và phát triển của 
cộng đồng cũng như của toàn xã hội. Nếu tiếp cận theo cách hiểu mang tính 
chất định lượng thì nguồn nhân lực chất lượng cao được hiểu theo các cách 
khác nhau: Một là, nguồn nhân lực chất lượng cao là những người lao động đã 
qua đào tạo, có bằng cấp và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trên thực tế, khái 
niệm “lao động qua đào tạo” rất phức tạp vì hiện nay có rất nhiều hình thức và 
phương pháp đào tạo khác nhau, từ học nghề ngắn hạn đến cao đẳng, đại học 
đều có thể được xem là “lao động qua đào tạo”. Như vậy, nếu coi nguồn nhân 
lực chất lượng cao là lao động qua đào tạo sẽ dẫn đến một sự phân hóa lớn về 
trình độ của nguồn nhân lực này. Hai là, một cách hiểu theo định lượng hẹp hơn 
là coi nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao 
đẳng, nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý và hoạch định chính sách, nguồn nhân 
lực khoa học, công nghệ, đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng 
Thực tế, có một cách hiểu hẹp hơn nữa là chỉ xem những người có trình độ thạc 
sĩ, tiến sĩ mới là nguồn nhân lực chất lượng cao. Có thể thấy, về mặt khái niệm 
nguồn nhân lực chất lượng cao chưa có sự thống nhất. Cả hai cách hiểu mang 
tính định tính và định lượng đều có những hạn chế nhất định. Cách hiểu về mặt 
định tính sẽ dẫn đến khó khăn trong việc thống kê nguồn nhân lực chất lượng 
cao. Cách hiểu về mặt định lượng sẽ không tính đến những nghệ nhân, những 
người có khả năng đặc biệt làm được những công việc mà ít người làm được 
nhưng lại không qua trường lớp đào tạo nào. Mặt khác, không phải bất kỳ 
người lao động nào đã qua đào tạo đều có khả năng đáp ứng được yêu cầu của 
các công việc tương ứng với trình độ đào tạo nhưng vẫn được xem là nhân lực 
có chất lượng cao. Vì vậy, theo chúng tôi nên hiểu nguồn nhân lực chất lượng 
cao là ... N:1859-4816. Đến nay, Tạp chí khoa 
học của Trường đã được Hội đồng Chức danh giáo sư ngành công nhận là một 
trong những tạp chí khoa học được tính điểm công trình cho ngành Văn hóa 
học, Văn học và Kinh tế. 
Trong nhiều năm qua, Trường Đại học Trà Vinh đã gửi các sinh viên các 
ngành đi thực tập sản xuất và thực tập tốt nghiệp trong và ngoài nước. Nhà 
trường chủ trương tăng cường mời các cán bộ ở các doanh nghiệp thường 
xuyên phối hợp cùng các cán bộ giảng dạy hướng dẫn thực tập, hướng dẫn đồ 
án tốt nghiệp cho sinh viên hệ đại học, tham gia hướng dẫn học viên cao học và 
nghiên cứu sinh làm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ... 
Với quan điểm giáo dục và đào tạo phải là "bạn đồng hành" của doanh 
nghiệp và trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, mục tiêu cụ thể của Nhà 
trường là phải đào tạo gắn với nhu cầu thị trường. Vì thế, Trường Đại học Trà 
Vinh luôn cố gắng tạo dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp địa 
phương để đảm bảo các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của các nhà 
tuyển dụng. Đặc biệt mô hình Co.op gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp 
được đưa vào chương trình đào tạo của các ngành ngành nông nghiệp và thủy 
sản, kỹ thuật công nghệ, kinh tế, luật, y khoa, qua đó, giúp sinh viên ra trường 
có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng làm việc thực tiễn. Thực tế 
cho thấy, sau khi tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt trung bình 80%, rất 
nhiều sinh viên đảm đương tốt những công việc theo yêu cầu nhà tuyển dụng. 
Theo kết khảo sát của Trường Đại học Trà Vinh, khoảng 80% người sử dụng 
lao động hài lòng về kết quả đào tạo sinh viên của nhà trường. 
591 
 KỶ YẾU HỘI THẢO 
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 
Trải qua chặng đường hơn 10 năm thành lập và phát triển, Trường Đại 
học Trà Vinh hiện có hơn 20.000 sinh viên với tỉ lệ tốt nghiệp 70% trên tất cả 
trình độ1. Đối với vùng ĐBSCL Trường đã đào tạo hàng vạn cử nhân, đồng 
thời đào tạo sau đại học là 615. Trên suốt chặng đường ấy, Trường Đại học Trà 
Vinh đã có nhiều đóng góp to lớn, đáng tự hào trong sự nghiệp giáo dục - đào 
tạo. Từ mái trường này, biết bao thế hệ sinh viên đã tốt nghiệp. Nhiều người 
trong số đó đã trở thành những cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý của nhiều cơ 
quan, ban, ngành ở trung ương và các địa phương hoặc trở thành doanh 
nhân thành đạt. Có thể thấy, nguồn nhân lực do Trường đào tạo đã và đang phát 
huy tốt vai trò của mình, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói 
chung và vùng ĐBSCL nói riêng. 
Trường Đại học Trà Vinh mong muốn phối hợp và liên kết với các Tỉnh, 
Uỷ ban nhân dân, các doanh nghiệp, các tổ chức và các Trường đại học trong 
nước và quốc tế về nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu 
cầu cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tiểu vùng DHPĐ và ĐBSCL. 
4. Kết luận 
Xuất phát từ thực trạng hoạt động ngành nghề và công tác đào tạo nguồn 
nhân lực cho tiểu vùng DHPĐ như phần trên đã phân tích, đã cho thấy cần phải 
từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho mọi 
lịch vực của tiểu vùng DHPĐ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp mới 
đang phát triển mạnh mẽ và hội nhập quốc tế. Vì thế, trong khuôn khổ bài viết 
này nhóm tác giả xin có một số đề xuất về tầm nhìn, mục tiêu và giải pháp góp 
phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. 
4.1. Định hướng phát triển nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào 
tạo nguồn nhân lực trình độ cao 
(1) Phát triển Trường Đại học Trà Vinh trở thành trường đại học theo 
theo hướng ứng dụng của vùng, là nơi cung ứng nhân lực chất lượng cao có khả 
năng hội nhập quốc tế. Trường Đại học Trà Vinh sẽ là nơi thực hiện các nghiên 
cứu ứng dụng, giúp phổ biến kiến thức khoa học cho cộng đồng và chuyển giao 
công nghệ trong nhiều chuyên ngành, đặc biệt là là các lĩnh vực nông nghiệp, 
công nghiệp chế tạo, kinh tế, 
1  
 592 
(2) Đào tạo phải hướng đến đáp ứng nhu cầu đa dạng của vùng, gắn với 
việc làm, đào tạo gắn với sử dụng và theo nhu cầu xã hội. 
(3) Đào tạo phải tập trung vào phát triển cả về chất và lượng. Ưu tiên đào 
tạo chất lượng cao, đảm bảo nhân lực được đào tạo có kỹ năng, kiến thức, đáp 
ứng được kỳ vọng và nhu cầu của xã hội. Tránh tình trạng quá chú trọng đến 
phát triển số lượng mà hạ thấp chất lượng. Có phát triển thực sự về chất thì quy 
mô số lượng theo đó mới phát triển lên. 
4.2. Đề xuất giải pháp thực hiện 
Xác định đúng nhu cầu đào tạo, dự báo, nắm bắt thị trường lao động 
tương lai 
Để xác định đúng nhu cầu đào tạo, nhằm mục tiêu gắn đào tạo với việc 
làm, đào tạo với sử dụng, đào tạo theo nhu cầu xã hội, trường cần có sự nghiên 
cứu hợp tác với các chủ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội trong việc 
biên soạn chương trình đào tạo. Thực hiện thông qua nhiều phương thức như: 
- Qua tổ chức các hội nghị, hội thảo với các cơ quan, tổ chức, qua đó 
lắng nghe, tiếp nhận sự đánh giá, góp ý từ các nhà sử dụng sản phẩm đào tạo 
của nhà trường. Đây là cách thức rất hiệu quả để nhà trường nắm được nhu cầu 
thực tế, từ đó mà bổ sung, điều chỉnh kiến thức chuyên môn cũng như tư chất, 
đạo đức và các kỹ năng mềm khác cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. 
- Thông qua các hình thức liên kết đào tạo giữa nhà trường với các cơ sở, 
doanh nghiệp mà chương trình đào tạo của nhà trường luôn được điều chỉnh, 
cập nhật được cái mới, hiện đại hơn, thích ứng hơn với trình độ công nghệ mới, 
nâng cao được năng lực cạch tranh, tính sáng tạo của sinh viên, phù hợp với 
yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Các cơ sở thực tế ngoài việc đầu tư hỗ trợ 
cho nhà trường trong công tác đào tạo còn phải tham gia trực tiếp vào việc xây 
dựng mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo của các trường mà hình thức phổ 
biến và hiệu quả nhất là “đặt hàng” đào tạo. Giáo dục ở bậc đại học, cần gắn 
chặt với nhu cầu xã hội thông qua các đơn “đặt hàng” của các cơ sở thực tế, 
song phải bảo đảm cân đối giữa các ngành, nghề. 
- Tiến hành thực hiện các nghiên cứu và đánh giá đầy đủ, chính xác về 
thực trạng cơ cấu nhân lực ở từng giai đoạn, làm rõ các nguồn nhân lực thừa và 
nhân lực thiếu, xác định nguyên nhân của tình trạng; từ đó, áp dụng các chính 
sách và công cụ đòn bẩy phù hợp nhằm khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả 
593 
 KỶ YẾU HỘI THẢO 
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 
nguồn nhân lực. 
- Thực hiện nhiều nghiên cứu dự báo về nhu cầu nhân lực chất lượng cao 
của các ngành, nghề trong tương lai một cách chính xác và kịp thời. Việc làm 
tốt công tác dự báo nhu cầu nhân lực chất lượng cao là vấn đề mang tính quyết 
định trong việc đào tạo và phân bố nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - 
xã hội của tỉnh Trà Vinh cũng như toàn bộ Tiểu vùng. 
Như vậy, từ những nghiên cứu, đánh giá và dự báo về nhu cầu lao động 
trên thị trường, nhà trường cần xây dựng, tính toán để đưa ra chỉ tiêu đào tạo, 
tuyển sinh hàng năm phù hợp, hiệu quả, đảm bảo được tính cân đối giữa các 
ngành nghề, lại đảm bảo được đầu ra và chất lượng của lao động được đào tạo 
tại nhà trường. 
Hoàn thiện và tiến hành chuẩn hóa phương pháp đào tạo, xây dựng 
chương trình đào tạo chất lượng 
- Khuyến khích các cán bộ, giảng viên,chuyên gia nghiên cứu, cập nhật 
các phương pháp giảng dạy, đào tạo mới. 
- Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo nhằm xây dựng, lấy ý kiến của các 
chuyên gia giáo dục, của người học, các doanh nghiệp, những người sử dụng 
lao động sau đào tạo về các phương pháp đào đạo phù hợp với người học, đáp 
ứng được nhu cầu về chất lượng lao động của doanh nghiệp, xã hội. 
- Xây dựng kế hoạch làm mới phương pháp đào tạo mỗi năm, nhằm đảm 
bảo cập nhật kịp thời sự thay đổi về nhu cầu, hành vi và thị hiếu của thị trường 
về lao động và chất lượng lao động. 
- Xây dựng kế hoạch, nội dung thiết kế các khóa học đào tạo, đặc biệt là 
các khóa đào tạo gắn với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Cập nhật các 
phương pháp đào tạo mới như sử dụng các bài tập tình huống, các chủ đề thảo 
luận gắn với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Việc đào tạo có sự tham gia 
của các chuyên gia tới từ doanh nghiệp sẽ mang lại những tình huống thực tế 
thú vị, thu hút người học, khiến người học say mê, tò mò và thực sự nắm bắt 
được nội dung kiến thức, đồng thời tự xây dựng được kỹ năng giải quyết thực 
tế. 
- Thiết kế chương trình đào tạo cần đảm bảo cân bằng tỷ lệ các bài giảng 
thực tế, các bài giảng lý thuyết, các tình huống thực tế về các lĩnh vực trong 
nước cũng như ngoài nước, trong tiểu vùng cũng như toàn khu vực. Đảm bảo 
 594 
cập nhật đủ, kịp thời, đa dạng các tình huống phát sinh, làm tăng tính linh hoạt, 
khả năng sáng tạo và kỹ năng của người học. 
- Xây dựng quy chuẩn đánh giá chất lượng, hiệu quả của các chương 
trình đào tạo hiện có về hình thức tuyển sinh, nội dung đào tạo, chuẩn đầu ra 
của chương trình, từ đó bổ sung, đổi mới chương trình, hoàn thiện phù hợp với 
nhu cầu về chất lượng đào tạo. Thông qua các đợt khảo sát đánh giá của người 
học, các cán bộ quản lý, các giảng viên, chuyên gia, doanh nghiệp, những 
người sử dụng lao động về chất lượng chương trình qua các mức độ hài lòng, 
về chất lượng kiến thức, về khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế của người 
lao động, về chi phí và tiềm năng phát triển của chương trình trong tương lai. 
- Nghiên cứu, xây dựng, thiết kế đưa vào nhiều chương trình đào tạo 
mới, thu hút người học mới nhưng phải đảm bảo không trùng khớp với các 
chương trình cũ đã có, đảm bảo tính đa dạng của một trường đại học đa ngành. 
Xây dựng đội ngũ giảng viên, chuyên gia đào tạo chất lượng cao 
- Lập kế hoạch dài hạn trong đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ giảng 
dạy theo định hướng phát triển ngành nghề tại các nước có nền khoa học kỹ 
thuật phát triển, tránh đào tạo tự phát, tự liên hệ học tập các ngành nghề khác 
với định hướng phát triển trong đào tạo của nhà trường. 
- Xây dựng cơ chế đánh giá chất lượng cán bộ giảng dạy và các nhà quản 
lý giáo dục một cách khoa học, minh bạch, sát với thực tế để tạo sự công minh, 
bình đẳng, dân chủ, sáng tạo trong hoạt động dạy và học. 
- Có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý 
giáo dục đào tạo, đặc biệt là cán bộ trẻ, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cán bộ 
giảng dạy tự lực vươn lên trong chuyên môn. Trong đó đặc biệt đãi ngộ cao với 
những giảng viên, cán bộ, chuyên gia tự nỗ lực nâng cao trình độ, cập nhật 
công nghệ mới và phát huy nhiều sáng kiến trong nâng cao chất lượng công tác 
giảng dạy, xây dựng bài giảng cập nhật, cũng như tăng cường thời lượng thực 
hành, bài tập gắn liền với thực tế sản xuất. Các hình thức, chế độ ưu đãi có thể 
xây dựng dựa trên nhu cầu của các cán bộ, giảng viên, chủ yếu xoay quanh chế 
độ lương, thưởng, chế độ đãi ngộ về cơ hội phát triển năng lực bản thân. 
- Có chế độ chính sách phù hợp để thu hút các chuyên gia giỏi đang làm 
việc ở các công ty dầu khí nước ngoài như: Schlumberger, Petronas, Unocal 
trở về làm công tác giảng dạy (thỉnh giảng, hoặc cơ hữu). Mời các chuyên gia 
595 
 KỶ YẾU HỘI THẢO 
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 
trong và ngoài nước đến giảng dạy các khóa đào tạo ngắn hạn, các hội thảo 
chuyên đề giới thiệu các thành tựu công nghệ mới cho sinh viên. 
Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trang thiết bị học tập 
- Xây dựng kế hoạch rà soát, kiểm tra lại hệ thống phòng ốc, trang thiết 
bị, sơ sở vật chất phục vụ theo chu kỳ hàng năm, để từ đó có kế hoạch và dự trù 
kinh phí bổ sung nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhu cầu đào 
tạo mỗi năm. 
- Lập kế hoạch về kinh phí và dự trù kinh phí tu bổ, đổi mới, nâng cấp 
trang thiết bị đào tạo. 
- Xây dựng phương án sử dụng hiệu quả, tối đa các nguồn lực, hạn chế 
làm lãng phí, kém hiệu quả trong sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất trong 
đào tạo. 
- Đánh giá hiệu quả sử dụng và phương án quản lý nguồn lực của nhà 
trường mỗi năm. 
(5) Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng đầu ra của nhân lực được đào 
tạo: Xây dựng khung đánh giá chất lượng đầu ra của đào tạo bậc đại học và sau 
đại học theo quy chuẩn quốc tế, tránh tình trạng “học giả, bằng thật”. 
 (6) Tạo nguồn và định hướng nguồn nhân lực chất lượng cao: Đẩy mạnh 
công tác hướng nghiệp từ bậc phổ thông đến bậc đại học, bảo đảm cho người 
học có một định hướng đúng đắn về ngành, nghề mà mình theo đuổi, từ đó xác 
định mục đích, động cơ, thái độ học tập rõ ràng. Có các chương trình hợp tác 
giữa trường đại học và các trường trung học phổ thông, qua đó từng bước 
hướng nghiệp, cho nguồn nhân lực trẻ có cơ hội được tiếp xúc với môi trường 
đào tạo chất lượng cao, chuyên nghiệp và định hướng tương lai rõ ràng. Từ đó 
tạo ra nguồn cung đầu vào cho nhà trường, cũng như kiểm soát và dự báo thị 
trường lao động tương lai 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Thành Tự Anh (2016), Đồng Bằng Sông Cửu Long liên kết để tăng 
cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. 
2. Ban Chấp hành Trung Ương, Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 
 596 
01/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII). 
3. Chính phủ, Nghị quyết 120/NQ-CP 2017 phát triển đồng bằng sông 
Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. 
4. Cục thống kê Tỉnh Trà Vinh, 2016. 
5. Cục thống kê Tỉnh Bến Tre, 2016. 
6. Cục thống kê Tỉnh Vĩnh Long, 2016. 
7. Cục thống kê Tỉnh Tiền Giang, 2016. 
8. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre (2016), Đánh giá công tác đào tạo 
nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015. 
9. Hội đồng Nhân dân tỉnh Tiền Giang, Nghị quyết 117/2015/NQ-HĐND 
về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 5 năm 2016-2020; 
10. Quan Minh Nhựt và cộng sự (2012), Đánh giá mức độ đáp ứng chất 
lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu doanh nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long 
được đào tạo bậc đại học trở lên. 
11. Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Trà Vinh, Báo cáo số 455/BC-SKHĐT ngày 
01/09/2016 về kết quả sơ kết 5 năm thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực 
giai đoạn 2011-2020 của Tỉnh Trà Vinh. 
12. Tạp chí cộng sản (2018), Phát triển nguồn nhân lực tạo động lực thúc 
đẩy kinh tế tư nhân. 
13. Tổng cục thống kê Việt Nam, 2016. 
14. Đặng Thị Kim Thoa (2014), Chỉ số phát triển con người (HDI) và 
vấn đề phát triển con người ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 205 
(II), 07 năm 2014, tr. 34-39 
15. Tạp chí Lý luận Chính trị (2017), Vĩnh Long phát triển nguồn nhân 
lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
16. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2017), Một số giải pháp phát triển nguồn 
nhân lực Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tạp chí khoa học – Trường 
đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. 
17. Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Quyết định số 879/QĐ-UBND về 
việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh 
Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai 
597 
 KỶ YẾU HỘI THẢO 
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 
đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030. 
18. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang, Báo cáo số 115/BC-UBND ngày 
29/07/2016 về sơ kết 05 năm thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực 
giai đoạn 2011-2020. 
19. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre, Kế hoạch số 4290/KH-UBND ngày 
22/08/2016 về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 
2016-2020 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_truong_dai_hoc_tra_vinh_trong_viec_dao_tao_nguon.pdf