Vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với việc thành lập đảng cộng sản Việt Nam năm 1930

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập năm 1930 là một sự kiện quan trọng trong tiến trình lịch

sử cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng Việt Nam đã giành được những

thắng lợi vẻ vang trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và thành tựu to lớn trong công

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài báo tập trung làm rõ quá trình Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí

Minh xây dựng, chuẩn bị về tổ chức cách mạng để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Phương

pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá các tài liệu, văn kiện của Đảng. Kết quả nghiên

cứu nhằm làm rõ sự ra đời, phát triển của các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt

Nam năm 1930, đáp ứng yêu cầu khách quan của phong trào đấu tranh yêu nước lúc bấy giờ.

pdf 6 trang kimcuc 5380
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với việc thành lập đảng cộng sản Việt Nam năm 1930", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với việc thành lập đảng cộng sản Việt Nam năm 1930

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với việc thành lập đảng cộng sản Việt Nam năm 1930
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 225(07): 237 - 242 
 Email: jst@tnu.edu.vn 237 
VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH 
VỚI VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NĂM 1930 
Nguyễn Văn Đức 
Học viện Chính trị khu vực I 
TÓM TẮT 
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập năm 1930 là một sự kiện quan trọng trong tiến trình lịch 
sử cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng Việt Nam đã giành được những 
thắng lợi vẻ vang trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và thành tựu to lớn trong công 
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài báo tập trung làm rõ quá trình Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí 
Minh xây dựng, chuẩn bị về tổ chức cách mạng để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Phương 
pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá các tài liệu, văn kiện của Đảng. Kết quả nghiên 
cứu nhằm làm rõ sự ra đời, phát triển của các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt 
Nam năm 1930, đáp ứng yêu cầu khách quan của phong trào đấu tranh yêu nước lúc bấy giờ. 
Từ khóa: Nguyễn Ái Quốc; Hồ Chí Minh; tổ chức; cách mạng; Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Ngày nhận bài: 08/4/2020; Ngày hoàn thiện: 25/5/2020; Ngày đăng: 28/5/2020 
THE ROLE OF NGUYEN AI QUOC - HO CHI MINH WITH 
THE ESTABLISHMENT OF VIETNAM COMMUNIST PARTY IN 1930 
Nguyen Van Duc 
Academy of Politics region I 
ABSTRACT 
The Communist Party of Vietnam, established in 1930, is an important event in the process of the 
history of Vietnam's revolution. Under the leadership of the Vietnam Revolutionary Party, there 
have been remarkable achievements in the national democratic revolution and great achievements 
in the building of socialism. The article focuses on clarifying the process of building Nguyen Ai 
Quoc - Ho Chi Minh, preparing for the revolutionary organization to establish the Communist 
Party of Vietnam. Research methodology is based on analysis and evaluation of Party documents 
and documents. The research results aimed at clarifying the birth and development of communist 
organizations in order to establish the Communist Party of Vietnam in 1930, meeting the objective 
requirements of the patriotic struggle at that time. 
Keywords: Nguyen Ai Quoc; Ho Chi Minh; revolutionary; organization; Communist Party of Vietnam. 
Received: 08/4/2020; Revised: 25/5/2020; Published: 28/5/2020 
Email: quangduc87@gmail.com
Nguyễn Văn Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 237 - 242 
 Email: jst@tnu.edu.vn 238 
1. Mở đầu 
Năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam được 
thành lập, sự ra đời của Đảng là quá trình 
chuẩn bị đầy đủ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí 
Minh về mọi mặt: chính trị, tư tưởng và tổ 
chức. Trong đó, các tổ chức cộng sản đóng vai 
trò quan trọng trong việc tập hợp lực lượng 
cách mạng, huấn luyện và đào tạo các hội viên, 
truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm 
đấu tranh giải phóng dân tộc vào trong nước. 
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam chính 
là bước phát triển cao hơn của các tổ chức cách 
mạng được hình thành trước đó. 
2. Nội dung 
2.1. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị những điều 
kiện thành lập Đảng 
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn 
liền với quá trình hoạt động cách mạng của 
Nguyễn Ái Quốc. Năm 1858 thực dân Pháp 
nổ súng xâm lược Việt Nam, đứng trước sự 
xâm lược đó các phong trào yêu nước theo 
các khuynh hướng khác nhau liên tục diễn ra 
nhưng kết quả đều thất bại. Sự thất bại của 
các phong trào yêu nước đã đưa các mạng 
Việt Nam lâm vào khủng hoảng sâu sắc về 
đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách 
mạng. Xuất phát từ lòng yêu nước, năm 1911 
Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu 
nước nhằm giành độc lập cho dân tộc và tự 
do, hạnh phúc cho nhân dân. 
Từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã đi qua 
nhiều nơi trên thế giới cũng như làm nhiều 
công việc để nuôi sống bản thân. Thông qua 
cuộc sống lao động, người đã gần gũi, hòa 
mình với cuộc sống của nhân dân, hiểu được 
nỗi thống khổ cũng như ý chí nguyện vọng 
của người dân lao động. Tháng 7/1920, 
Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ 
nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và 
vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo 
L
’
Humanité, Người đã nhận ra: “Đây là cái 
cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải 
phóng chúng ta” [1]. Nguyễn Ái Quốc đã tìm 
thấy trong Luận cương của Lênin lời giải đáp 
về con đường giải phóng dân tộc cho nhân 
dân Việt Nam, lời giải đáp về vấn đề thuộc 
địa trong mối quan hệ với phong trào cách 
mạng thế giới. 
Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Người 
tịch cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ 
chức để tiến tới thành lập một chính đảng 
cộng sản ở Việt Nam. Việc chuẩn bị về chính 
trị, tư tưởng cho cách mạng Việt Nam của 
Nguyễn Ái Quốc được đánh dấu từ sự kiện 
Người gửi Bản yêu sách tám điểm đòi quyền 
tự do, dân chủ tối thiểu của dân tộc Việt Nam 
đến Hội nghị hòa bình ở Vécxây - Pháp năm 
1919. Đây là sự kiện tác động mạnh mẽ và 
đánh dấu một giai đoạn mới trong phong trào 
giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Tiếp đó 
Người viết các bài báo và tác phẩm như: Tâm 
địa thực dân, Vấn đề bản xứ năm 1919, Bình 
đẳng năm 1922; Vực thẳm thuộc địa năm 
1923; Hành trình kiểu Linsơ, Công cuộc khai 
hóa giết người năm 1924; Bản án chế độ thực 
dân Pháp năm 1924 Các tác phẩm đã tố cáo 
bản chất ăn cướp và giết người của chủ nghĩa 
đế quốc, vạch rõ âm mưu và thủ đoạn của chủ 
nghĩa đế quốc che giấu bên ngoài vỏ bọc 
“khai hóa văn minh”. Từ đó, Người đã khơi 
dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, đánh đuổi 
thực dân Pháp xâm lược [2, tr. 46]. 
Từ năm 1921 đến năm 1923 Nguyễn Ái Quốc 
tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, Hội 
Liên hiệp các dân tộc bị áp bức và tham gia 
tích cực các diễn đàn quốc tế. Tại các diễn 
đàn này, Người đã trình bày những quan điểm 
của mình về vấn đề dân tộc thuộc địa trong 
cách mạng quốc tế và vai trò của cách mạng 
thuộc địa. Người cũng đề nghị Quốc tế Cộng 
sản phải quan tâm hơn nữa đối với phong trào 
đấu tranh của các dân tộc thuộc địa nói chung 
và cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của 
nhân dân Việt Nam nói riêng. 
Năm 1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu 
(Trung Quốc). Tại đây, Người tiếp xúc với tổ 
chức Tâm tâm xã và lựa chọn một số thanh niên 
yêu nước lập ra nhóm Cộng sản đoàn (2/1925), 
trên cơ sở đó tháng 6/1925 Người thành lập Hội 
Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đây là tổ 
Nguyễn Văn Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 237 - 242 
 Email: jst@tnu.edu.vn 239 
chức tập hợp những thanh niên Việt Nam yêu 
nước có khuynh hướng cộng sản, nhằm truyền 
bá chủ nghĩa Mác-Lênin cho họ và dẫn dắt họ đi 
từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-
Lênin. Đồng thời Hội Việt Nam Cách mạng 
Thanh niên cũng là tổ chức quá độ để tiến lên 
thành lập Đảng, một sự chuẩn bị có ý nghĩa 
quyết định về mặt tổ chức để thành lập Đảng 
Cộng sản Việt Nam sau này [3, tr. 15]. 
Sau khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng 
Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều 
lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu 
nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng 
Việt Nam. Từ năm 1925 đến năm 1927, 
Người đã đào tạo được 75 cán bộ, các học 
viên chủ yếu là thanh niên, trí thức, học sinh 
Việt Nam yêu nước. Sau khi kết thúc khóa 
học, một số người được tiếp tục cử đi học tại 
trường Đại học Phương Đông ở Liên Xô và 
trường Quân sự Hoàng Phố ở Trung Quốc, 
còn lại các học viên được “bí mật về nước 
truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ 
chức nhân dân” [4]. Sau khi về nước, các hội 
viên đã tích cực hoạt động mở rộng tổ chức 
của Hội từ Tổng bộ đến các chi bộ. Năm 
1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên 
có 1.700 hội viên [5]. 
Sự hoạt động tích cực của Hội Việt Nam 
Cách mạng Thanh niên đã làm cho phong trào 
cách mạng ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ và 
có nhiều chuyển biến mới. Năm 1924 Hội 
Phục Việt được thành lập, sau đó đổi tên 
thành Hội Hưng Nam năm 1925, dưới tác 
động của tư tưởng cách mạng vô sản Hội đã 
cử nhiều hội viên sang học những lớp huấn 
luyện chính trị của Nguyễn Ái Quốc tại 
Quảng Châu. Năm 1928 Hội Hưng Nam đổi 
tên thành Tân Việt Cách mạng Đảng. 
Ngoài việc thành lập Hội Việt Nam Cách 
mạng Thanh niên, được sự giúp đỡ của Đảng 
Cộng sản Trung Quốc, Người còn thành lập 
Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức (1927). 
Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các 
lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu 
(Trung Quốc) đã được Hội liên hiệp các dân 
tộc bị áp bức tập hợp và xuất bản thành tác 
phẩm Đường cách mệnh năm 1927. Tác phẩm 
đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của cách 
mạng Việt Nam là đi theo con đường cách 
mạng vô sản và tiến tới thành lập một chính 
Đảng ở Việt Nam. Đường cách mệnh không 
chỉ có giá trị lý luận và thực tiễn đối với cách 
mạng Việt Nam mà còn có ý nghĩa to lớn đối 
với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở 
các nước thuộc địa. Tác phẩm cũng giải quyết 
thành công cuộc khủng hoảng về đường lối 
đấu tranh cách mạng ở Việt Nam những năm 
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX [2, tr. 57]. 
2.2. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản 
Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam 
Cách mạng Thanh niên đã làm cho phong trào 
đấu tranh của giai cấp công nhân ở Việt Nam 
phát triển mạnh mẽ, thể hiện rõ tinh thần đoàn 
kết và ý thức chính trị, tổ chức của giai cấp 
mình. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của 
phong trào công nhân ở Việt Nam đã làm cho 
hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng 
Thanh niên bộc lộ những hạn chế không còn 
phù hợp với sự phát triển của phong trào cách 
mạng, dẫn đến khủng hoảng và phân liệt một 
cách sâu sắc về tư tưởng, chính trị và tổ chức. 
Thực tiễn đó đòi hỏi cần phải có một Đảng 
Cộng sản để lãnh đạo cách mạng ở An Nam 
là một nhu cầu cấp bách. 
Trước tình hình đó, tháng 3/1929 với sự nhạy 
cảm về chính trị một số hội viên tiên tiến của 
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc 
Kỳ đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long - Hà 
Nội, lập ra Chi bộ Cộng sản đầu tiên gồm 7 
đảng viên: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, 
Đỗ Ngọc Du, Trịnh Đình Cửu, Trần Văn 
Cung, Dương Hạc Đính, Kim Tôn và Trần 
Cung làm Bí thư Chi bộ. Chi bộ cũng mở cuộc 
vận động thành lập Đảng Cộng sản nhằm thay 
thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 
Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam 
Cách mạng Thanh niên (5/1929) tại Quảng 
Châu (Trung Quốc), xảy ra bất đồng giữa các 
đoàn đại biểu về vấn đề thành lập Đảng Cộng 
sản. Đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn đề cần 
Nguyễn Văn Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 237 - 242 
 Email: jst@tnu.edu.vn 240 
thành lập ngay Đảng Cộng sản nhưng không 
được chấp thuận nên rút khỏi Đại hội trở về 
Việt Nam. Đại hội vẫn tiếp tục diễn ra và đi 
đến thống nhất, việc thành lập một Đảng Cộng 
sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam là một 
yêu cầu cần thiết, song vì trình độ giác ngộ 
chính trị và đấu tranh của quần chúng còn non 
yếu nên chưa thể thành lập ngay Đảng Cộng 
sản. Vì vậy, trước mắt phải chỉnh đốn lại hoạt 
động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh 
niên rồi sẽ thành lập Đảng Cộng sản sau. 
Ngày 17/6/1929 đại biểu các tổ chức Cộng 
sản ở Bắc Kỳ họp Đại hội tại số nhà 312 phố 
Khâm Thiên (Hà Nội) quyết định thành lập 
Đông Dương Cộng sản Đảng và thông qua 
Tuyên ngôn, Điều lệ. Tuyên ngôn của Đảng 
nêu rõ: “Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng 
cách mệnh đại biểu cho tất cả anh chị em vô 
sản giai cấp (tức thợ thuyền ở Đông 
Dương) Đảng Cộng sản Đông Dương tổ 
chức đại đa số và thực hành công nông liên 
hiệp mục đích để: Đánh đổ đế quốc chủ 
nghĩa. Đánh đổ tư bản chủ nghĩa. Diệt trừ chế 
độ phong kiến. Giải phóng công nông. Lập 
thành vô sản giai cấp chuyên chính để: Tiêu 
diệt giai cấp. Thực hiện xã hội thực bình 
đẳng, tự do, bác ái, tức là xã hội cộng sản” [6, 
tr. 177-178]. Đảng cũng ra báo Búa liềm làm 
cơ quan ngôn luận, cử ra Ban Chấp hành 
Trung ương, phát truyền đơn kêu gọi quần 
chúng đấu tranh và xây dựng nhiều cơ sở ở 
Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. 
Sau khi Đông Dương Cộng sản Đảng được 
thành lập, những hội viên tiên tiến của Hội 
Việt Nam Cách mạng Thanh niên hoạt động ở 
Trung Quốc và Nam Kỳ cũng quyết định 
thành lập An Nam Cộng sản Đảng (8/1929). 
An Nam Cộng sản Đảng cũng ra tờ báo Đỏ 
làm cơ quan ngôn luận của Đảng, xúc tiến 
chuẩn bị họp Đại hội vào tháng 11/1929 nhằm 
thông qua đường lối chính trị và bầu ra Ban 
Chấp hành Trung ương của Đảng. Cùng với 
đó, An Nam Cộng sản Đảng cũng tích cực 
liên lạc, vận động Đông Dương Cộng sản 
Đảng nhằm hợp nhất các tổ chức cộng sản. 
Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng và 
An Nam Cộng sản Đảng càng làm cho nội bộ 
của Tân Việt Cách mạng Đảng phân hóa một 
cách sâu sắc. Một số đảng viên tiên tiến trong 
Đảng đã tích cực vận động thành lập các chi 
bộ cộng sản và tiến hành những công việc tiến 
tới thành lập Đảng Cộng sản. Tháng 9/1929 
những đảng viên tiên tiến của Tân Việt Cách 
mạng Đảng ra Tuyên đạt chính thức thành lập 
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Trong 
Tuyên đạt của Đông Dương Cộng sản Liên 
đoàn viết: “Đông Dương Cộng sản Liên đoàn 
lấy chủ nghĩa cộng sản làm nền móng, lấy 
công, nông binh liên hiệp làm đối tượng vận 
động cách mệnh để thực hành vận động cách 
mệnh cộng sản trong xứ Đông Dương, làm cho 
xứ sở của chúng ta hoàn toàn độc lập, xóa bỏ 
nạn người bóc lột áp bức người, xây dựng chế 
độ công nông chuyên chính tiến lên cộng sản 
chủ nghĩa trong toàn xứ Đông Dương” [6, tr. 
404]. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chủ 
trương xây dựng nhiều cơ sở ở Trung Kỳ và 
Nam Kỳ. Cùng với đó, Đông Dương Cộng sản 
Liên đoàn tiến hành triệu tập đại hội chính 
thức vào ngày 1/1/1930, nhưng trên đường đi 
tham dự đại hội nhiều đại biểu bị bắt nên Đông 
Dương Cộng sản Liên đoàn không tiến hành 
đại hội được. 
Như vậy, từ giữa năm 1929 đến đầu năm 
1930 ở Việt Nam ba tổ chức cộng sản được 
thành lập. Điều này cho thấy phong trào công 
nhân đã phát triển mạnh mẽ, những lý luận 
cách mạng về giải phóng dân tộc của Nguyễn 
Ái Quốc đã thấm sâu trong phong trào đấu 
tranh yêu nước ở Việt Nam. Ba tổ chức cộng 
sản được thành lập cũng chứng tỏ việc thành 
lập Đảng Cộng sản nhằm lãnh đạo phong trào 
đấu tranh cách mạng ở Việt Nam là một xu 
thế tất yếu, khách quan của phong trào đấu 
tranh giải phóng dân tộc. 
Sau khi được thành lập, cả ba tổ chức cộng 
sản đều tích cực hoạt động, tuyên truyền cách 
mạng, lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu 
tranh, từ đó làm cho phong trào đấu tranh 
cách mạng ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. 
Nguyễn Văn Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 237 - 242 
 Email: jst@tnu.edu.vn 241 
Tuy nhiên, sự hoạt động riêng rẽ của các tổ 
chức cộng sản đã làm cho sức mạnh và lực 
lượng cách mạng bị phân tán, không thống 
nhất. “Một mặt họ công kích lẫn nhau, tuy 
nhiên mặt khác cả hai lại đều công tác trong 
công nhân, nông dân và sinh viên, tổ chức các 
cuộc đình công, rải truyền đơn, v.v.. Nhiều thì 
giờ và sức lực đã bị lãng phí vì sự rối ren chia 
rẽ đó, đảng viên của mỗi bên đều bị thiệt hại, 
chỉ trích lẫn nhau là không bônsêvích” [7, tr. 
37]. Điều này không đúng với nguyên tắc tổ 
chức Đảng Cộng sản và không phù hợp với 
lợi ích của phong trào cách mạng. Đây là một 
nguy cơ trước mắt đối với phong trào cách 
mạng Việt Nam. 
Vì vậy, việc khắc phục sự phân tán giữa các 
tổ chức cộng sản là nhiệm vụ cấp bách trước 
mắt của tất cả những người cộng sản ở Việt 
Nam lúc bấy giờ. Các tổ chức cộng sản cần 
phải hợp nhất thành một đảng thống nhất 
nhằm tập trung sức mạnh và lực lượng để 
lãnh đạo phong trào đấu tranh yêu nước là 
yêu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam. 
2.3. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng 
sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 
Nhận được tin về sự phân liệt giữa những 
người cộng sản ở Đông Dương, Nguyễn Ái 
Quốc đã rời Xiêm về Trung Quốc, với tư cách 
là phái viên của Quốc tế cộng sản, có quyền 
quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong 
trào cách mạng ở Đông Dương, Người đã 
triệu tập đại biểu của hai nhóm Đông Dương 
Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng 
họp Hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hồng 
Kông, Trung Quốc). 
Hội nghị hợp nhất được tiến hành từ ngày 6/1 
đến ngày 8/2/1930 các đại biểu về nước. Dưới 
sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã 
phân tích, chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm 
của các tổ chức cộng sản và nhiệm vụ cần 
thống nhất các tổ chức cộng sản để lãnh đạo 
phong trào đấu tranh yêu nước. Trên tinh thần 
đó, các đại biểu đều đồng ý việc hợp nhất các 
tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản 
chung là Đảng Cộng sản Việt Nam. Số đảng 
viên của Đảng khi mới thống nhất hai tổ chức 
cộng sản là 310 người [8, tr. 21]. Hội nghị 
cũng nhất trí với năm điểm lớn do Nguyễn Ái 
Quốc đề nghị là: “1. Bỏ qua mọi thành kiến 
xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất 
các nhóm cộng sản Đông Dương; 2. Định tên 
Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam; 3. Thảo 
Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng; 4. 
Định kế hoạch thực hiện thống nhất trong nước; 
5. Cử một Ban Trung ương lâm thời gồm chín 
người, trong đó có hai đại biểu chi bộ cộng sản 
Trung Quốc ở Đông Dương” [8, tr. 11]. 
Hội nghị cũng thảo luận và thông qua các văn 
kiện Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, 
chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của 
Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái 
Quốc soạn thảo. Các văn kiện Chánh cương 
vắn tắt, Sách lược vắn tắt, chương trình tóm 
tắt hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên 
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một 
cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và 
sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí 
Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời 
đại, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, 
nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm 
đượm tinh thần dân tộc vì độc lập tự do, trong 
đó tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và 
cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản 
là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này. Chính 
sự thống nhất về tổ chức và cương lĩnh chính 
trị đúng đắn, nên từ khi ra đời Đảng đã quy tụ 
được lực lượng và sức mạnh của giai cấp 
công nhân và của cả dân tộc Việt Nam. Từ 
đó, Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy 
nhất của cách mạng Việt Nam, đươc nhân dân 
thừa nhận là đội tiên phong của mình, tiêu 
biểu cho lợi ích, danh dự, lương tâm và trí tuệ 
của dân tộc [9, tr. 18]. 
Hội nghị cũng vạch kế hoạch hợp nhất các tổ 
chức cộng sản trong nước và thành lập Ban 
Chấp hành Trung ương lâm thời, theo đó “Bắc 
Kỳ và Trung Kỳ do Trung ương Đông Dương 
Cộng sản Đảng lãnh đạo sẽ cử năm ủy viên”. 
“Còn đối với Nam Kỳ, thì Trung ương Đông 
Dương Cộng sản Đảng và Ban Chấp hành lâm 
Nguyễn Văn Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 237 - 242 
 Email: jst@tnu.edu.vn 242 
thời An Nam Cộng sản Đảng sẽ giới thiệu 
đảng viên của mình với hai đại biểu Nam Kỳ 
để hai đại biểu này tổ chức họp chung cử hai 
ủy viên (đưa vào Trung ương mới)” [7, tr. 11]. 
Nhân dịp thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc 
viết lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, 
học sinh, anh chị em bị áp bức bóc lột hãy gia 
nhập Đảng, đi theo Đảng để đánh đổ đế quốc 
Pháp, phong kiến An Nam và tư sản phản cách 
mạng làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc 
lập. Người chỉ rõ: “Giữa lúc các cuộc khủng 
bố trắng lên đến đỉnh cao thì những người 
cộng sản An Nam trước kia chưa có tổ chức, 
đang thống nhất lại thành Đảng Cộng sản Việt 
Nam, để lãnh đạo toàn thể anh chị em bị áp 
bức chúng ta làm cách mạng” [6, tr. 22]. 
Ngày 24/2/1930, theo yêu cầu của Đông 
Dương Cộng sản Liên đoàn, Ban Chấp hành 
Trung ương lâm thời họp và ra Quyết nghị 
chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn 
gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, 
đến ngày 24/2/1930 quá trình hợp nhất các tổ 
chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt 
Nam chính thức được hoàn thành. Đây là 
thắng lợi to lớn của cuộc đấu tranh về chính 
trị, tư tưởng và tổ chức giữa ba tổ chức cộng 
sản để tiến tới thành lập một đảng cộng sản 
chính thức ở Việt Nam. 
3. Kết luận 
Từ khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ra đi 
tìm đường cứu nước năm 1911, tìm thấy con 
đường cứu nước năm 1920 và chủ trì Hội 
nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản năm 1930 
đã cho thấy bước phát triển biện chứng, quá 
trình vận động của chính trường Việt Nam 
nói chung và của các tổ chức cách mạng Việt 
Nam nói riêng. Đây là sự “lột xác”, sự phát 
triển về chất từ Hội Việt Nam Cách mạng 
Thanh niên, đến ba tổ chức cộng sản và đến 
Đảng Cộng sản Việt Nam dưới ảnh hưởng 
của chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách 
mạng Nguyễn Ái Quốc. Sự ra đời của Đảng 
Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị 
đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng 
về đường lối cứu nước kéo dài ở Việt Nam 
mấy chục năm đầu thế kỷ XX, giai cấp công 
nhân đã thực sự trưởng thành đủ sức để lãnh 
đạo cách mạng Việt Nam. Đây cũng là sự 
chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho những thắng lợi 
và bước phát triển nhảy vọt của cách mạng 
Việt Nam về sau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. Ho Chi Minh Full episode, episode 10, National 
Political Publishing House, p. 127 2004. 
[2]. Ministry of Education and Training, Some 
Topics of Vietnamese Communist Part 
History, episode 1, National Political 
Publishing House, pp. 46-57, 2007. 
[3]. X. L. Dinh, “Ho Chi Minh’s creativeness in 
the foundation of the Communist Party of 
Vietnam,” Journal of Vietnam communist 
Party’s History, vol. 1, pp. 15, 2015. 
[4]. D. T. Tran, Stories about the working life of 
President Ho Chi Minh. Art Publishing 
House, pp. 71, 1955. 
[5]. T. P. Nguyen, History of Party building work 
(1930 - 2011). National Political Publishing 
House, 2012. 
[6]. Communist Party of Vietnam, Complete Party 
documents, episode 1, National Political 
Publishing House, pp.177-178-404, 2002. 
[7]. Ho Chi Minh Full episode, Episode 3, 
National Political Publishing House, pp. 22-
37, 2004. 
[8]. Communist Party of Vietnam, Complete Party 
documents, episode 2, National Political 
Publishing House, pp. 11-21, 2002. 
[9]. T. T. H. Tran, “The foundation of the 
Communist Party of Vietnam – The turning 
point in national history,” Journal of Vietnam 
communist Party’s History, vol. 2, pp. 18, 2019.

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_nguyen_ai_quoc_ho_chi_minh_voi_viec_thanh_lap_da.pdf