Vai trò của đầu tư xanh đối với kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI

Trong vài thập kỷ qua, trên thế giới nhiều

nghiên cứu định lượng và định tính đã kiểm

định mối quan hệ giữa đầu tư xanh và tình

hình hoạt của công ty. Các nghiên cứu cho

nhiều kết quả khác nhau. Một số cho rằng đầu

tư xanh có ảnh hưởng tích cực đến từ tích cực

đến hoạt động của doanh nghiệp, đó là nghiên

cứu của Bragdon và Marlin (1972), Spicer

(1978), tiếp theo là Barth và cộng sự (1997),

Hassel và cộng sự (2005) hay Aerts và cộng

sự (2008), Cormier và Magnan (2007), Ambec

and Lanoie (2008), Guenster và cộng sự

(2011), Griffin và Sun (2012), Oba và cộng sự

(2012) và Roberto (2013). Một số nghiên cứu

lại cho rằng đầu tư xanh mang lại ảnh hưởng

tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp như

nghiên cứu của Barth và McNichols (1994),

Blacconiere và Northeut (1997), Cormier và

Magnan (1997) , Hassel và cộng sự (2005),

Brammer và cộng sự (2006), Roy và Ghosh

(2011). Ngoài ra, một số nghiên cứu lại cho

rằng đầu tư xanh không ảnh hưởng đến hoạt

động của doanh nghiệp như Deegan (2004)

Gonzalez và cộng sự (2005), Plumlee và cộng

sự (2010). Đặc biệt, Lankoshi (2000) lại cho

rằng đầu tư xanh và hoạt động của doanh

nghiệp có mối quan hệ hình chữ U ngược.

pdf 9 trang kimcuc 8240
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của đầu tư xanh đối với kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của đầu tư xanh đối với kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI

Vai trò của đầu tư xanh đối với kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
3Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016)
1. Lời mở đầu
Những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế 
ngày càng nhanh khiến cho môi trường bị ảnh 
hưởng nặng nề, hậu quả ngày càng rõ ràng đối 
với môi trường là biến đổi khí hậu, ô nhiễm 
nguồn nước, không khí và đất ngày càng 
nghiêm trọng, đây là một trong những thách 
thức lớn đối với thế giới nói chung và Việt 
Nam nói riêng.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn 
đến ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu 
là hoạt động sản xuất của con người, khi nền 
công nghiệp ngày càng phát triển và các sản 
phẩm sản xuất ra từ các ngành công nghiệp 
đang ngày càng đe dọa môi trường sống. Nhận 
thức được những điều trên, việc các doanh 
nghiệp chuyển dần sang đầu tư xanh để nâng 
cao kết quả hoạt động, hướng tới sự phát triển 
bền vững đang là một vấn đề cấp bách trong 
giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, các doanh nghiệp 
có vốn đầu tư nước ngoài có hoạt động chủ 
yếu là xuất nhập khẩu, thị trường trên thế giới 
ngày càng cạnh tranh, người tiêu dùng hiện 
nay cân nhắc không chỉ giá cả, chất lượng mà 
còn những vấn đề liên quan đến môi trường. 
Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những 
sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường, 
do đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 
ngoài cần phải tăng cường đầu tư cho những 
sản phẩm xanh hoặc các công tác thân thiện 
VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ XANH ĐỐI VỚI KẾT QUẢ 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI
Chu Thị Mai Phương*
* Ths, Khoa Kinh Tế Quốc Tế, Trường Đại học Ngoại thương
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích vai trò của đầu tư xanh đối với kết quả hoạt động của các doanh 
nghiệp FDI ở Việt Nam từ năm 2006 -2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động đầu tư xanh 
của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI. Kết quả là 
bằng chứng thực nghiệm quan trọng để nhà quản lý có chiến lược tăng cường đầu tư xanh nhằm 
mục tiêu tăng trưởng cho doanh nghiệp và phát triển bền vững. 
Từ khóa: Đầu tư xanh, kết quả hoạt động, doanh nghiệp FDI.
Mã số: . Ngày nhận bài: . Ngày hoàn thành biên tập: . Ngày duyệt đăng: .
Abstract
This study analyzes the role of green investments to the performance of FDI enterprises in 
Vietnam from 2006 to 2009. The results showed that, green investment activities of enterprises have 
a positive impact on performance of FDI enterprises. This result provides the empirical evidence 
to support strategically enhancing green investments in order to achieve business growth and 
sustainable development.
Key words: green investments, Firm’s performance, FDI enterprises.
 Paper No. . Date of receipt: . Date of revision: . Date of approval: .
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
4 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016)
với môi trường hơn để nâng cao kết quả hoạt 
động của doanh nghiệp và tăng sức cạnh tranh 
với các doanh nghiệp trên đấu trường quốc tế.
Trong vài thập kỷ qua, trên thế giới nhiều 
nghiên cứu định lượng và định tính đã kiểm 
định mối quan hệ giữa đầu tư xanh và tình 
hình hoạt của công ty. Các nghiên cứu cho 
nhiều kết quả khác nhau. Một số cho rằng đầu 
tư xanh có ảnh hưởng tích cực đến từ tích cực 
đến hoạt động của doanh nghiệp, đó là nghiên 
cứu của Bragdon và Marlin (1972), Spicer 
(1978), tiếp theo là Barth và cộng sự (1997), 
Hassel và cộng sự (2005) hay Aerts và cộng 
sự (2008), Cormier và Magnan (2007), Ambec 
and Lanoie (2008), Guenster và cộng sự 
(2011), Griffin và Sun (2012), Oba và cộng sự 
(2012) và Roberto (2013). Một số nghiên cứu 
lại cho rằng đầu tư xanh mang lại ảnh hưởng 
tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp như 
nghiên cứu của Barth và McNichols (1994), 
Blacconiere và Northeut (1997), Cormier và 
Magnan (1997) , Hassel và cộng sự (2005), 
Brammer và cộng sự (2006), Roy và Ghosh 
(2011). Ngoài ra, một số nghiên cứu lại cho 
rằng đầu tư xanh không ảnh hưởng đến hoạt 
động của doanh nghiệp như Deegan (2004) 
Gonzalez và cộng sự (2005), Plumlee và cộng 
sự (2010). Đặc biệt, Lankoshi (2000) lại cho 
rằng đầu tư xanh và hoạt động của doanh 
nghiệp có mối quan hệ hình chữ U ngược.
Trong khi đó, ở Việt Nam các nghiên cứu 
của Tran (2003) và Nham và cộng sự (2012) 
mới chỉ đề cập đến trách nhiệm môi trường 
của các doanh nghiệp. Hay, nghiên cứu của 
Đinh Đức Trường (2015) về quản lý môi 
trường tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 
tại Việt Nam. Nghiên cứu này, mới chỉ dừng 
lại ở phân tích thực trạng quản lý môi trường 
tại các doanh nghiệp FDI và không đề cập 
đến hành vi đầu tư xanh của các doanh nghiệp 
FDI. Các doanh nghiệp FDI đang ngày càng 
đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát 
triển của Việt Nam trên nhiều phương diện 
như vốn, công nghệ, phát triển xuất khẩu, 
tham gia vào các thị trường quốc tế và nâng 
cao khả năng thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, 
bên cạnh những đóng góp tích cực, khu vực 
FDI cũng đã và đang tạo ra nhiều ảnh hưởng 
tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất 
nước, mà nổi bật nhất là tác động tiêu cực đến 
môi trường sinh thái gây thiệt hại to lớn đến 
tài sản và sức khỏe của cộng đồng. Nhiều vụ 
ô nhiểm môi trường trầm trọng của các dự 
án FDI đã làm giảm tính bền vững của tăng 
trưởng kinh tế. Nhưng ở Việt Nam còn thiếu 
các nghiên cứu hành vi đầu tư xanh của các 
doanh nghiệp FDI.
Như vậy, trên thế giới đã có nhiều nghiên 
cứu về vai trò của đầu tư xanh đối với kết quả 
hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt 
Nam còn thiều các nghiên cứu cho mối quan 
hệ trên. Do đó, nghiên cứu này sử dụng bộ số 
liệu điều tra doanh nghiệp sẽ cố gắng trả lời 
câu hỏi: Đầu tư xanh ảnh hưởng như thế nào 
đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp 
FDI? Kết quả phân tích thực nghiệm sẽ là cơ 
sở quan trọng để các doanh nghiệp FDI nói 
riêng và các doanh nghiệp nói chung có chiến 
lược thực hiện đầu tư xanh nhằm nâng cao kết 
quả hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh và 
hướng đến phát triển bền vững.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên 
cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết
Tranh luận về tác động của bảo vệ môi 
trường tới hoạt động kinh tế ngày càng tăng. 
Trái ngược với suy nghĩ thông thường cho 
rằng mục tiêu môi trường không ảnh hưởng 
đến hoạt động kinh tế, một nghiên cứu thúc 
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
5Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016)
đẩy ý tưởng về sự đồng hành của hiệu quả 
kinh tế và môi trường (Porter,1991; Porter 
và Van der Linnde, 1995). Quan điểm này, 
thường được mô tả như là giả thuyết Porter 
(PH) thách thức ý tưởng về một sự đánh đổi 
giữa lợi ích xã hội và chi phí riêng và xem bảo 
vệ môi trường là một gánh nặng cho ngành 
công nghiệp. Tập trung đặc biệt vào các quy 
định về môi trường, Porter và Van der Linnde 
(1995) cho rằng: “tiêu chuẩn môi trường được 
thiết kế đúng cách sẽ gây ra sự đổi mới đó là 
có thể một phần hoặc đầy đủ chi phí tuân thủ 
chúng”. Đóng góp khác được cung cấp để 
cải tiến giả thuyết PH là xem xét các mối 
quan hệ có thể có giữa quy định, đổi mới 
và năng lực cạnh tranh (Jaffe and Palmer, 
1997; Constantini and Mazzanti, 2012).
Trong khuôn khổ giả thuyết PH, mối quan 
hệ giữa quy định về môi trường, bảo vệ môi 
trường và khả năng cạnh tranh kinh tế đã 
được nghiên cứu trong nhiều nghiên cứu thực 
nghiệm (Iraldo và cộng sự, 2011). Mặc dù họ 
không đạt được sự đồng thuận, do họ xem xét 
các loại hiệu ứng khác nhau bao gồm cả các 
tác động đến năng suất và khả năng cạnh tranh 
quốc tế. Đối với năng suất, đầu tiên phải kể 
đến là (Jaffe và cộng sự, 1995), gần đây có 
nghiên cứu của Gray và Shadbegian (2003) 
hay Shadbegian và Gray (2005); Borberg và 
cộng sự (2010). Những nghiên cứu này chỉ 
ra rằng quy định môi trường ảnh hưởng rất 
ít hoặc., không ảnh hưởng hoặc thậm chí ảnh 
hưởng tiêu cực tới năng suất, trong khi một số 
nghiên cứu khác lại tìm thấy sự đồng thuận 
cho giả thuyết PH. Mức độ đồng thuận là khác 
nhau giữa các ngành công nghiệp và bối cảnh 
địa lý, có thể kể đến như công nghiệp lọc dầu ở 
Mỹ (Berman và Bui, 2001); Công nghiệp sản 
xuất lương thực ở Mexico (Alpay và cộng sự, 
2002); ngành công nghiệp dầu khí trong Vịnh 
Mexico (Managi và cộng sự, 2005); ngành 
sản xuất gây ô nhiễm cao ở Nhật (Humamoto, 
2006); các ngành sản xuất ở Quebec (Lanoie 
và cộng sự, 2008) và Đài Loan (Yang và cộng 
sự, 2012).
Bên cạnh đó, việc áp dụng bảo vệ môi 
trường vào hoạt động kinh tế có thể trực tiếp 
làm giảm chi phí nguyên liệu, năng lượng 
sử dụng, tài sản cố định và đầu vào lao động 
(Ambec và Lanoie, 2008). Theo quan điểm 
này, đầu tư bảo vệ môi trường có thể dẫn 
đến kết quả hoạt động kinh tế cao hơn và các 
hiệu ứng tốt có thể xuất hiện trên năng suất 
cũng như khả năng cạnh tranh quốc tế của các 
doanh nghiệp.
Xuất phát từ quan điểm trên, tác giả không 
tập trung vào tác động của quy định về môi 
trường, mà xem xét các tác động của đầu tư 
xanh, nhằm giảm thiếu ảnh hưởng tiêu cực 
đến môi trường trong hoạt động sản xuất kinh 
doanh của doanh nghiệp. Tác giả bắt đầu từ ý 
tưởng rằng, đầu tư xanh được xem như là một 
phần của toàn bộ danh mục đầu tư của doanh 
nghiệp và liên quan đến đầu tư vào công nghệ 
sản xuất khác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Mô hình nghiên cứu
Mô hình lý thuyết và nghiên cứu sử dụng là 
hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng như sau: 
( ) A ji i i j i jY A f X X β= = , (1)
Trong đó: Y
i
 - là sản lượng đầu ra của 
doanh nghiệp i, A
i
 được coi là năng lực công 
nghệ của doanh nghiệp i hay còn gọi là năng 
suất nhân tố, Xj là yếu tố đầu vào. Nếu giả sử 
rằng để sản xuất sản lượng Y
i
 doanh nghiệp 
i kết hợp hai đầu vào chính là lao động, L
i
, 
và vốn, K
i
, thì ta có thể viết lại hàm sản xuất 
Cobb-Douglas cho doanh nghiệp này và biểu 
diễn dạng tuyến tính như sau:
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
6 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016)
1 2
i i i iY A K L
β β= hoặc 
1 2ln ln ln lni i i i iY A K L vβ β= + + + , (2)
Trong đó, β
1
 và β
2
 lần lượt được gọi là độ 
co dãn của sản lượng đầu ra với yếu tố đầu 
vào vốn và lao động; iv là sai số ngẫu nhiên 
trong mô hình, được giả định có trung bình 
bằng không và phương sai cố định. A
i 
 được 
mô tả theo phương trình sau: 
lnA
i
 = a
0
 + a
1
 C
ji
 + a
2
GI
ji
 + e
i 
, (3)
Trong đó, C
ji
 là véc-tơ các biến số kiểm 
soát ảnh hưởng của các nhân tố quản chế và 
đặc điểm của doanh nghiệp (ví dụ, quy mô 
doanh nghiệp), GI
ji
 là véc-tơ đại diện cho biến 
số đầu tư xanh - đầu tư cho máy móc- thiết bị 
nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường 
của hoạt động sản xuất kinh doanh; cuối cùng, 
e
i 
là sai số đo lường và được xem như là tác 
động của các cú sốc năng suất ngẫu nhiên có 
phân phối độc lập và chuẩn hóa với trung bình 
bằng không và phương sai không đổi. Kết hợp 
(2) và (3), chúng ta thu được mô hình tổng 
gộp và được biểu diễn gọn như sau:
lnY
i
 = β
0
 + β
1
lnK
i
 + β
2
lnL
i
 + a
1
C
ji
 + a
2
GI
ji
 + εi (4) 
Phương trình (4) có thể ước lượng với hồi 
quy dữ liệu chéo (cross-section regression). 
Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này có 
thể dẫn tới kết quả sai lệch mặc dù chúng ta 
có thể cải thiện kết quả nếu xử lý tốt mô hình 
hoặc có quy mô mẫu lớn. Do vậy, sử dụng 
phương pháp hồi quy dữ liệu mảng (panel), 
ưu việt hơn, có dạng như sau: 
'
, 0, 1 , 2 , 1 ,
'
2 , ,
ln ln lni t t i t i t ji t
ji t T i t
Y K K C
GI i
= β +β +β +α
+α + ς + υ +ω 
(5)
Trong đó, T biểu thị hiệu ứng cố định 
theo thời gian và iv đại diện cho hiệu ứng cố 
định theo không gian không quan sát được. 
Tương tự ie và εi, ωi,t là sai số của mô hình 
được giả định có phân phối độc lập. Phương 
trình (5) có thể được ước lượng với mô hình 
hỗn hợp (Pooled OLS), hiệu ứng cố định 
(FE), hoặc hiệu ứng ngẫu nhiên (RE). Để lựa 
chọn giữa Pooled OLS với RE sử dụng kiểm 
định xttest0, để lựa chọn giữa FE hay RE sử 
dụng kiểm định Hausman. Tuy nhiên, bất kể 
kết quả kiểm định Hausman như thế nào, đối 
với dự liệu bảng không cân bằng và T nhỏ, 
N lớn thì mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên hiệu 
quả hơn mô hình hiệu ứng cố định (Judge và 
cộng sự ,1980; Taylor, 1980 và Johnston và 
DiNardo,1997).
Cuối cùng, mô hình được lựa chọn sẽ sử 
dụng hồi quy robust để kiểm soát các vi phạm 
về phương sai thay đổi và tự tương quan của 
sai số ngẫu nhiên (Greene, 2002; Wooldridge, 
2002)
2.2.2 Dữ liệu và biến số
Dữ liệu về doanh nghiệp được chiết xuất 
từ bộ Điều tra Doanh nghiệp (GES) thực hiện 
bởi Tổng cục Thống kê (GSO) trong giai đoạn 
2006-2009. Với các biến số sử dụng trong mô 
hình bao gồm:
i) Biến phụ thuộc. Có rất nhiều chỉ số 
khác nhau để thể hiện kết quả hoạt động kinh 
doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như Nakao 
et al (2007) sử dụng chỉ số ROA và Tobin’s 
Q; Brammer et al (2006) lại sử dụng chỉ số 
lợi nhuận cổ phiếu hay Cormier và Magnan 
năm 2007 lại quan tâm đến giá trị thị trường 
cổ phiếu của doanh nghiệp... Trên thực tế, 
qua các nghiên cứu được tác giả phân tích ở 
phía trên, có rất nhiều nhà kinh tế học trước 
đó đã sử dụng chỉ số về doanh thu để biểu 
hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh 
nghiệp. Từ đó mà đo lường tác động của đầu 
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
7Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016)
tư xanh đến doanh thu mà doanh nghiệp thu 
về được (theo Porter vander Linde,1995; Hart 
và Ahuja;1996; Klassen và McLaughlin; 1996 
và Hassel 2005). Như vậy, kế thừa kết quả 
nghiên cứu các công trình đi trước, tác giả 
quyết định chọn doanh thu là biến phụ thuộc 
của mô hình. 
ii) Biến độc lập. Hai yếu tố đầu vào sản 
xuất quan trọng là vốn (K
i,t
) và lao động (L
i,t
) 
được đại diện bởi tổng tài sản và tổng số lao 
động mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động 
sản xuất kinh doanh. Các biến số độc lập 
kiểm soát ảnh hưởng của đặc điểm của doanh 
nghiệp (C
jit
) bao gồm: quy mô doanh nghiệp 
(doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh 
nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ)1, tuổi 
của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh. 
Trong đó, biến số đầu tiên được đại diện bởi 
ba biến giả, các biến giả được gán giá trị 1 nếu 
thuộc đối tượng nghiên cứu và 0 nếu khác, 
trong đó doanh nghiệp lớn được chọn làm cơ 
sở để so sánh. Tuổi doanh nghiệp được tính 
bằng hiệu số giữa năm điều tra khảo sát với 
năm doanh nghiệp thành lập. Ngành nghề kinh 
doanh được phân loại theo phân ngành cấp 5 
trong VSIC - 2007 gồm ngành công nghiệp và 
sản xuất, ngành nông lâm ngư nghiệp, ngành 
khai khoáng, ngành xây dựng, ngành bán lẻ, 
ngành vận tải kho vận, ngành dịch vụ lưu trú 
và ăn uống, ngành thông tin truyền thông, 
ngành tài chính ngân hàng, ngành bất động 
sản, ngành khoa học & công nghệ và tổng các 
ngành khác, 11 biến giả được sử dụng cho 
ngành nghề kinh doanh, các biến giả được gán 
giá trị 1 nếu thuộc đối tượng nghiên cứu và 0 
nếu khác, trong đó tổng các ngành khác được 
lấy làm ngành chuẩn để so sánh. GI
ji
 là véc-tơ 
đại diện cho biến số đầu tư xanh bao gồm tổng 
giá trị thiết bị, công trình xử lý môi trường và 
tổng chi phí cho công tác bảo vệ môi trường.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Mô tả thống kê
Thống kê mô tả cho thấy, hơn 90% doanh 
nghiệp có thiết bị, công trình xử lý ô nhiễm môi 
trường và có chi phí cho công tác bảo vệ môi 
trường. Như vậy, phần lớn các doanh nghiệp 
FDI đã chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường 
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thật vậy, 
theo nghiên cứu của Đinh Đức Trường (2015), 
60% các doanh nghiệp FDI thực hiện nghiêm 
túc hoạt động bảo vệ môi trường nhằm tăng 
hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng, hơn 
15% để tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt với 
cơ quan chức năng và hơn 15% để bảo vệ sức 
khỏe của người lao động. Bình quân giá trị thiết 
bị, công trình xử lý ô nhiễm môi trường và chi 
phí cho công tác bảo vệ môi trường của các 
doanh nghiệp FDI qua các năm được thể hiện 
trong Biểu đồ 1 dưới đây
Theo Biểu đồ 1. Bình quân giá trị thiết bị 
xử lý môi trường của doanh nghiệp FDI tăng 
mạnh từ năm 2006 -2007, sau đó giảm mạnh từ 
năm 2007 -2008 và tiếp tục tăng dần đều từ năm 
2008 -2009. Đối với bình quân chi phí cho công 
tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp 
FDI có xu hướng tăng dần theo thời gian.
Thông kê mô tả các biến số sử dụng trong mô 
hình được thể hiện dưới Bảng 1. Theo Bảng1. 
Tất cả các doanh nghiệp FDI khảo sát đều có 
doanh thu và bình quân mỗi doanh nghiệp có 
gần 5 năm hoạt động sản xuất kinh doanh.
1 Ở Việt Nam,Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy mô doanh nghiệp như sau: Doanh 
nghiệp có số lao động nhỏ hơn 10 lao động là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến 200 lao động là doanh nghiệp 
nhỏ, từ 200 đến 300 lao động là doanh nghiệp vừa và lớn hơn 300 lao động là doanh nghiệp lớn. 
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
8 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016)
Tương quan giữa các biến được thể hiện 
trong Bảng 2. Theo ma trận này, tất cả các 
biến đều có quan hệ tương quan cùng chiều 
với doanh thu và mức độ tương quan từ 10% 
-50%. Trong đó, đầu tư xanh của doanh nghiệp 
có tương quan mạnh và cùng chiều với kết quả 
hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, giá trị 
thiết bị xử lý môi trường có tương quan dương 
và mức độ tương quan là 19% với doanh thu, 
chi phí cho công tác bảo vệ môi trường có 
tương quan dương và mức độ tương quan là 
26% với doanh thu. Ngoài ra, tương quan giữa 
các biến độc lập nhỏ hơn 80%, do đó loại trừ 
được khả năng đa cộng tuyến hoàn hảo xuất 
hiện trong mô hình. 
Biều đồ 1. Bình quân giá trị thiết bị, công trình xử lý ô nhiễm môi trường và chi phí cho 
công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp FDI
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bảng 1. Thống kê mô tả các biến
Biến số
Số quan 
sát
Trung 
bình
Độ lệnh 
chuẩn
Giá trị 
nhỏ 
nhất
Giá trị lớn 
nhất
Doanh thu 19177 191300 1004005 0.6 48100000
Số lao động 19557 283.598 1512.9 1 84660
Tổng tài sản 19535 272227 2269181 1 236000000
Giá trị thiết bị xử lý môi trường 2335 1573.38 13209.5 0 386536
Chi phí cho công tác bảo vệ môi 
trường 2554 874.473 18208.4 0 868327
Tuổi doanh nghiệp 13865 4.97 10.95 1 21
Nguồn: Tính toán của tác giả
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
9Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016)
3.2. Kết quả ước lượng và thảo luận
Kết quả ước lượng ảnh hưởng của đầu tư 
xanh đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp 
FDI được thể hiện trong Bảng 3.
Bảng 3. Kết quả ước lượng mô hình
Biến số Ln (Doanh thu)
Ln (Tổng tài sản) 0.78
 (0.00)***
Ln (Lao động) 0.16
 (0.00)***
Ln (Giá trị thiết bị xử lý 
môi trường)
0.04
 (0.02)**
Ln (Chi phí cho công 
việc bảo vệ môi trường)
0.03
 (0.05)**
Tuổi doanh nghiệp 0.02
 (0.03)**
Tuổi doanh nghiệp2 -0.002
 (0.01)***
Doanh nghiệp siêu nhỏ -1.59
 (0.00)***
Doanh nghiệp nhỏ -0.31
 (0.01)***
Doanh nghiệp vừa -0.36
 (0.08)*
Hệ số chặn 0.64
 (0.42)
Biến kiểm soát ngành 
nghề kinh doanh
Có
R2 0.72
Số quan sát 420
Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là p-value. 
*,**,*** có ý nghĩa ở mức 10%, 5%, 1%
Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ 
của phần mềm Stata 12
Theo kết quả ước lượng, hai yếu tố đầu 
vào có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu của 
doanh nghiệp FDI. Tổng tài sản và số lao động 
của doanh nghiệp FDI tăng 1% thì doanh thu 
của doanh nghiệp FDI tăng lần lượt là 0.77% 
và 0.23%. Kết quả này phù hợp với lý thuyết 
kinh tế. Đồng thời, doanh nghiệp càng trải 
nghiệm thì doanh thu của doanh nghiệp càng 
cao nhưng mức gia tăng biên giảm dần, doanh 
nghiệp FDI có thêm 1 năm kinh nghiệm thì 
doanh thu trung bình của doanh nghiệp FDI 
tăng khoảng 2% (e0.02= 1.02). Bên cạnh đó, 
Bảng 2. Ma trận tương quan
 Doanh 
thu
Số lao 
động
Tổng 
tài sản
Giá trị 
thiết bị 
xử lý môi 
trường
Chi phí cho 
công tác 
bảo vệ môi 
trường 
Tuổi 
doanh 
nghiệp
Doanh thu 1 
Số lao động 0.43 1.00 
Tổng tài sản 0.51 0.23 1.00 
Giá trị thiết bị xử lý môi 
trường
0.19 0.03 0.08 1.00 
Chi phí cho công tác bảo 
vệ môi trường 
0.26 0.03 0.06 0.34 1.00 
Tuổi doanh nghiệp 0.10 0.02 0.06 0.07 0.03 1.00
Nguồn: Tác giả tự tính toán
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
10 Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïi Soá 85 (10/2016)
hệ số hồi quy của tổng giá trị của công trình, 
thiết bị xử lý môi trường và chi phí cho công 
việc bảo vệ của môi trường của doanh nghiệp 
FDI đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều 
này hàm ý, đầu tư xanh của doanh nghiệp 
FDI có ảnh hưởng đến doanh thu của doanh 
nghiệp FDI và ảnh hưởng đó là tích cực. Cụ 
thể, tổng giá trị của công trình, thiết bị xử lý 
môi trường của doanh nghiệp FDI tăng 1% 
thì doanh thu tăng 0.04%. Giá trị của công 
trình, thiết bị xử lý môi trường được coi là 
tài sản của doanh nghiệp. Do đó, khi nguồn 
lực của doanh nghiệp tăng lên sẽ tạo kiện để 
doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị. Tương tự, 
chi phí cho cho công việc bảo vệ của môi 
trường tác động tích cực đến doanh thu của 
doanh nghiệp FDI, 1% tăng thêm cho chỉ tiêu 
này sẽ làm doanh thu trung bình của doanh 
nghiệp FDI tăng 0.03%. Doanh thu sẽ bằng 
tổng của các loại chi phí và lợi nhuận doanh 
nghiệp, dó đó tăng chi phí sẽ có khả năng làm 
tăng doanh thu. Kết quả này hoàn toàn phù 
hợp với lý thuyết kinh tế.
Ngoài ra, đối với nhóm biến kiểm soát quy 
mô doanh nghiệp. Kết quả cho thấy, doanh 
thu bình quân của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ 
và vừa nhỏ hơn so với doanh nghệp lớn lần 
lượt là 390% (e1.59= 4.90), 36% (e0.31= 1.36) và 
43% (e0.36= 1.43).
4. Kết luận và kiến nghị
Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu điều tra 
doanh nghiệp từ năm 2006 -2009 với mô hình 
hàm sản xuất Cobb-Douglas đã cho thấy, đầu 
tư xanh có vai trò quan trọng đối với kết quả 
hoạt động của doanh nghiệp. Tăng cường hoạt 
động đầu tư xanh sẽ kích thích kết quả hoạt 
động của doanh nghiệp FDI gia tăng. Cụ thể 
1% tăng của tổng giá trị của công trình, thiết 
bị xử lý môi trường và chi phí cho công việc 
bảo vệ của môi trường của doanh nghiệp FDI 
sẽ làm doanh thu của doanh nghiệp FDI tăng 
lần lượt là 0.04% và 0.03%. Kết quả này là 
bằng chứng thực nghiệm quan trọng để nhà 
quản lý có chiến lược tăng cường hoạt động 
đầu tư xanh, giúp tăng trưởng doanh nghiệp 
và hướng đến phát triển bền vững. Để thực 
hiện được mục tiêu đó, nhà nước cần điều 
chỉnh các chính sách ưu đãi và rào cản đầu 
tư phù hợp với định hướng thu hút FDI theo 
hướng bảo vệ môi trường. Khuyến khích, tạo 
điều kiện để doanh nghiệp FDI tăng hoạt động 
đầu tư xanh.q 
Tài liệu tham khảo
1. Aerts, W., Cormier, D., &Magnan, M., 2008, Corporate environmental disclosure, 
financial markets and the media: An international perspective. Ecological Economics, 
64(3), 643-659.
2. Al-Tuwaijri, S. A., Christensen, T. E., & Hughes, K. E., 2004, The relations among 
environmental disclosure, environmental performance, and economic performance: a 
simultaneous equations approach. Accounting, Organizations and Society, 29(5), 447-471.
3. Ambec, S., and Lanoie, P., 2008, Does it pay to be green? A systematic overview. The 
Academy of Management Perspectives, 22(4), 45-62.
4. Cohen, M., S. Fenn, J. Naimon, 2000, Environmental and financial performance: 
Are they related? Investor Responsibility Research Center Monograph, Vanderbilt 
University, Nashville, TN.
kinh tEÁ VAØ hOÄi nhAÄP
11Taïp chí Kinh teá ñoái ngoaïiSoá 85 (10/2016)
5. Cormier, D., & Magnan, M., 2007, The revisited contribution of environmental reporting 
to investors’ valuation of a firm’s earnings: An international perspective. Ecological 
economics, 62(3), 613-626.
6. Freedman, M., & Patten, D. M., 2004, Evidence on the pernicious effect of financial 
report environmental disclosure. Accounting Forum, 28(1), 27-41.
7. Freeman, R. E., 1984, Strategic Management: A Stakeholder Approach. London: 
Financial Times Prentice Hall.
8. Greene, W.H., 2003, Econometric Analysis, xuất bản lần thứ 5, Upper Saddle River, NJ, 
Prentice-Hall.
9. Guenster, N., Bauer, R., Derwall, J., & Koedijk, K., 2011, The Economic Value of 
Corporate Eco‐Efficiency. European Financial Management, 17(4), 679-704.
10. Jaffer, A.B and Palmer, K., 1997, Environmental regulation and innovation: a panel 
data study. Review of Economics and Statistics, 79 (4), 610 - 619.
11. Judge và cộng sự, 1980, The Theory and Practice of Econometrics, John Wiley & Sons, 
Inc.: New York.
12. King, A. A., & Lenox, M. J., 2001, Does It Really Pay to Be Green? An Empirical 
Study of Firm Environmental and Financial Performance: An Empirical Study of Firm 
Environmental and Financial Performance. Journal of Industrial Ecology, 5(1), 105-
116.
13. Klassen, R.D., 2000, Exploring the linkage between investment in manufacturing 
and environmental technologis. International Journal of Operations & Production 
Management, 20(2), 127 - 147
14. Nakao, Y., Amano, A., Matsumura, K., Genba, K., & Nakano, M., 2007a, Relationship 
between environmental performance and financial performance: an empirical analysis 
of Japanese corporations. Business Strategy and the Environment, 16(2), 106-118. 
15. Nakao, Y., Nakano, M., Amano, A., Kokubu, K., Matsumura, K., & Gemba, K., 2007b, 
Corporate environmental and financial performances and the effects of information-based 
instruments of environmental policy in Japan. International Journal of Environment 
and Sustainable Development, 6(1), 95-112. 
16. Palmer, K., W. E. Oates, P. R. Portney, 1995, Tightening environmental standards: The 
benefit-cost or the no-cost paradigm? J. Econom. Perspectives 9(4) 119-132.
17. Porter, M.E., and Kramer, M.R., 2011, The Big Idea: Creating Shared Value. How to 
reinvent capitalism - and unleash a wave of innovation and growth. Harvard Business 
Review. 89 (1 - 2), 62 - 77.
18. Porter, M.E., 1991, America’s Green strategy, Scientific American, 264(4),168
19. Taylor, W. E., 1980, ‘Small Sample Considerations in Estimation from Panel Data’, 
Journal of Econometrics, tập 13, tr. 203-223.
20. Wooldridge, J. M., 2002, ‘Econometric Analysis of Cross Section and Panel Data’, 
Cambridge, MA, MIT Press.

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_dau_tu_xanh_doi_voi_ket_qua_hoat_dong_cua_cac_do.pdf