Vai trò của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội to lớn trong hơn 30 năm đổi mới

của đất nước ta có một phần đóng góp không nhỏ của khu vực kinh tế tư nhân. Từ

những thực tiễn sinh động đó, Đại hội XII của Đảng năm 2016 đã khẳng

định:“kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng” của nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

(tháng 6-2017) đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan

trọng trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư

nhân nhanh, bền vững với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng

và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Nghị quyết được đánh giá là một

bước tiến mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân và toàn

bộ nền kinh tế. Đây là nguồn cổ vũ cho tinh thần khởi nghiệp, đổi mới và sáng tạo,

tạo sức sống và đột phá phát triển mạnh mẽ đất nước ta trong giai đoạn tới.

pdf 13 trang kimcuc 19820
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Vai trò của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
28 
VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TƯ NHÂN ĐỐI VỚI 
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 
 Hà Huy Huyền1 
TÓM TẮT 
 Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội to lớn trong hơn 30 năm đổi mới 
của đất nước ta có một phần đóng góp không nhỏ của khu vực kinh tế tư nhân. Từ 
những thực tiễn sinh động đó, Đại hội XII của Đảng năm 2016 đã khẳng 
định:“kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng” của nền kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa. 
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII 
(tháng 6-2017) đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan 
trọng trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư 
nhân nhanh, bền vững với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng 
và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Nghị quyết được đánh giá là một 
bước tiến mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân và toàn 
bộ nền kinh tế. Đây là nguồn cổ vũ cho tinh thần khởi nghiệp, đổi mới và sáng tạo, 
tạo sức sống và đột phá phát triển mạnh mẽ đất nước ta trong giai đoạn tới. 
Từ khóa: Kinh tế tư nhân, tăng trưởng kinh tế, Đồng Nai 
1. Giới thiệu 
Kinh tế tư nhân (KTTN) là chủ thể 
quan trọng nhất trong nền kinh tế thị 
trường (KTTT) hiện đại. Mặc dù quy 
mô của khu vực tư nhân có thể khác 
nhau trong các mô hình KTTT đa dạng, 
song có một điều chắc chắn rằng, nếu 
không có khu vực KTTN thì sẽ không 
có nền KTTT theo đúng nghĩa của nó. 
Dù không hoàn hảo, song KTTT vẫn 
chứng tỏ là một cơ chế huy động, phân 
bổ nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo và phát 
triển được coi là tốt nhất hiện nay. 
Chính hoạt động của khu vực KTTN 
giúp vận hành cơ chế đó. Một khu vực 
KTTN phát triển chưa chắc mang lại 
một nền KTTT hoàn hảo. Tự thân khu 
vực KTTN không giúp khắc phục 
những khiếm khuyết và “thất bại” của 
thị trường. Tuy nhiên, nếu không phát 
triển KTTN sẽ không thể phát huy hết 
thế mạnh của KTTT, không thể khai 
thác hết nguồn lực phát triển to lớn của 
xã hội [1]. 
Từ tinh thần của Đại hội XII cũng 
cần nhấn mạnh và làm rõ, việc xác định 
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và 
KTTN là một động lực quan trọng trong 
nền kinh tế không hàm ý phân biệt đối 
xử, mà với ý nghĩa là tùy thuộc vào 
chức năng của mỗi thành phần kinh tế 
để xác định vai trò của chúng. Nhà 
nước với các nguồn lực, công cụ, chính 
sách sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc 
định hướng và điều tiết nền kinh tế, bảo 
đảm các cân đối lớn cho nền kinh tế, 
kiểm soát các nguồn tài nguyên chiến 
lược, phát triển kết cấu hạ tầng và dịch 
vụ công có vốn đầu tư lớn, luân chuyển 
chậm, lợi nhuận không cao, rất cần thiết 
cho nền kinh tế - xã hội mà khu vực tư 
nhân không sẵn sàng đảm nhận; các 
1Trường Đại học Đồng Nai 
 Email: huyendhdn@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
29 
lĩnh vực quốc phòng - an ninh, một số 
hoạt động đầu tư mạo hiểm... Như vậy, 
để thấy rằng, Đảng ta tiếp tục xác định 
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo với 
nội hàm mới, phù hợp với Cương lĩnh 
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ 
lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát 
triển năm 2011) và Hiến pháp nước 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
(sửa đổi năm 2013). 
Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà 
nước và tập thể, tất cả các tầng lớp nhân 
dân đã chuyển sang ý thức chủ động và 
tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. 
Những thay đổi về tư duy và nhận 
thức quan trọng đó đã tạo điều kiện 
giúp khu vực KTTN ở nước ta từng 
bước phát triển cả về lượng và chất. Từ 
chỗ chủ yếu chỉ có các hộ kinh doanh 
cá thể, nước ta đã có những tập đoàn 
kinh tế lớn. Từ chỗ chủ yếu hoạt động 
trong khu vực phi chính thức, KTTN đã 
chuyển đổi mạnh mẽ sang hoạt động 
trong khu vực chính thức của nền kinh 
tế, phạm vi kinh doanh đã rộng khắp ở 
những ngành mà pháp luật không cấm. 
Đặc biệt, trong những năm qua một làn 
sóng khởi nghiệp đã và đang diễn ra, 
đem lại một sức sống mới cho nền kinh 
tế. Có thể thấy, khu vực KTTN đang 
đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn 
trong nền KTTT định hướng xã hội chủ 
nghĩa (XHCN), góp phần giải quyết các 
vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước. 
Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp 
tư nhân (DNTN) là các doanh nghiệp 
nhỏ và siêu nhỏ. Thậm chí, tỷ trọng của 
các doanh nghiệp siêu nhỏ đã tăng 
mạnh trong những năm gần đây. Do 
quy mô vốn nhỏ, năng lực tài chính yếu 
kém nên năng lực cạnh tranh của các 
DNTN thường thấp hơn các doanh 
nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp 
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 
(FDI). Nhiều DNTN còn kinh doanh 
theo hình thức ngắn hạn, chưa có tầm 
nhìn, chiến lược kinh doanh dài hạn; ý 
thức tự giác chấp hành pháp luật của 
Nhà nước còn hạn chế. Đội ngũ doanh 
nhân của khu vực tư nhân chưa thực sự 
lớn mạnh, còn thiếu kinh nghiệm trên 
thương trường quốc tế và chưa được 
đào tạo sâu về quản lý sản xuất, kinh 
doanh. Một bộ phận doanh nhân còn 
hạn chế về kiến thức, sự am hiểu pháp 
luật và năng lực kinh doanh, kinh 
nghiệm quản lý, khả năng cạnh tranh và 
hội nhập. Một số doanh nhân còn thiếu 
trách nhiệm với xã hội, vì lợi ích cục 
bộ, lợi ích nhóm, làm tăng thêm các tiêu 
cực xã hội, môi trường [2]. 
Năng lực công nghiệp của khu vực 
KTTN trên thực tế là rất nhỏ và yếu, 
mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của thời 
kỳ phát triển. Phần lớn sản xuất công 
nghiệp của các DNTN là gia công lắp 
ráp, chủ yếu sử dụng máy móc, thiết bị 
và nguyên liệu nhập khẩu. Các công 
đoạn sản xuất đưa lại giá trị gia tăng 
cao, như thiết kế, tạo kiểu dáng, 
marketing... đều được thực hiện bởi đối 
tác nước ngoài. Sự phân tầng trình độ 
công nghệ đang diễn ra trong từng 
ngành và trong nhiều doanh nghiệp; 
công nghệ lạc hậu, trung bình và tiên 
tiến cùng đan xen tồn tại; công nghệ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
30 
tiên tiến, hiện đại chỉ tập trung vào một 
số ít DNTN, ở một số ít lĩnh vực. Chênh 
lệch về trình độ công nghệ bộc lộ rõ: 
các DNTN thấp hơn khu vực doanh 
nghiệp nhà nước và thua xa doanh 
nghiệp FDI. Do trình độ công nghệ 
thấp, các DNTN không có khả năng kết 
nối cũng như tham gia ngành công 
nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn, 
nhất là không thể tận dụng được hiệu 
ứng lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI 
đang tăng trưởng nhanh. 
Các DNTN phần lớn vẫn hoạt động 
ở thị trường trong nước, chỉ rất ít 
DNTN lớn vươn được ra thị trường 
nước ngoài ở một mức độ khiêm tốn. 
Ngay cả ở thị trường trong nước, dưới 
sức ép cạnh tranh gay gắt các DNTN 
lớn cũng bắt đầu có xu hướng rút khỏi 
các ngành sản xuất công nghiệp, 
nhường lại sân chơi cho các doanh 
nghiệp nước ngoài. Sự rút lui này cũng 
diễn ra trong một số lĩnh vực dịch vụ 
như phân phối và bán lẻ được ưu tiên và 
có nhiều tiềm năng của nền kinh tế [3]. 
Số lượng DNTN hoạt động trong 
lĩnh vực nông nghiệp còn rất ít. Trong 
khi đó, nhiều chính sách “cởi trói” giúp 
nông nghiệp, nông thôn phát triển trong 
thời kỳ sau đổi mới đã tới giới hạn. Mô 
hình kinh tế hộ truyền thống tồn tại lâu 
nay ở nông thôn không còn phù hợp với 
điều kiện mới; yêu cầu tích tụ, tập trung 
ruộng đất đang được đặt ra cho việc 
triển khai những mô hình hiện đại như 
kinh tế trang trại quy mô lớn. Việc giải 
quyết lao động trong ngành nông 
nghiệp chưa đạt hiệu quả mong muốn 
có nguyên nhân chủ yếu là sự phát triển 
của lực lượng doanh nghiệp ở nông 
thôn không đủ mạnh nên chưa thúc đẩy 
chuyển dịch nhanh lao động nông 
nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. 
Với những vấn đề phân tích ở trên, tác 
giả thực hiện đề tài nghiên cứu vai trò 
của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng 
kinh tế của Việt Nam [4]. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Các phương pháp nghiên cứu cơ 
bản trong quá trình thực hiện chuyên đề 
này gồm: phương pháp nghiên cứu tại 
bàn, phương pháp thống kê, phương 
pháp phỏng vấn chuyên gia. 
Phương pháp nghiên cứu tại bàn 
được sử dụng để hệ thống hóa lý luận, 
kinh nghiệm trong nước, xác định cơ sở 
lý luận và thực tiễn của chuyên đề. Từ 
đó giới thiệu được tổng quan phát triển 
của kinh tế tư nhân nói riêng và các 
thành phần kinh tế khác nói chung. 
Thu thập và phân tích các số liệu về 
tình hình của kinh tế tư nhân trong 
những năm qua. Trên cơ sở đó xây 
dựng được các kiến nghị phù hợp với 
thực tiễn. Xử lý, phân tích hệ thống các 
thông tin, số liệu thu được từ các báo 
cáo thống kê. 
Các phương pháp thống kê: Phương 
pháp so sánh, phương pháp phân tích, 
phương pháp tổng hợp tài liệu. 
Phương pháp phỏng vấn chuyên 
gia: Sử dụng bảng câu hỏi đã được soạn 
trước để phỏng vấn các chuyên gia, 
những nhà quản lý của doanh nghiệp tư 
nhân và một số nhà quản lý, đại lý có 
kinh nghiệm làm việc kinh doanh và 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
31 
nghiên cứu trong cùng lĩnh vực tư nhân 
để tham khảo ý kiến của họ. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Tăng trưởng kinh tế 
Tăng trưởng kinh tế là một trong 
những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát 
triển kinh tế. Tăng trưởng và phát triển 
kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả 
các nước trên thế giới, là thước đo chủ 
yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn 
của mỗi quốc gia. 
Tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng 
sự tăng lên về số lượng, chất lượng 
hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất 
ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền 
đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói 
nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là 
vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với 
mọi quốc gia trên con đường vượt lên 
để khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu 
có, thịnh vượng. 
Tăng trưởng kinh tế làm cho mức 
thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã 
hội và chất lượng cuộc sống của cộng 
đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi 
thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử 
vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, 
văn hóa... phát triển. 
Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện 
giải quyết công ăn việc làm, giảm thất 
nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ 
tăng trưởng cao thì một trong những 
nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng 
tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng 
trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có 
xu hướng giảm. Mối quan hệ giữa tăng 
trưởng thực tế và tỷ lệ thất nghiệp ở 
nước phát triển đã được lượng hóa dưới 
tên gọi quy luật Okun1. Quy luật này 
xác định, nếu GDP thực tế tăng 2,5% 
trong vòng một năm so với GDP tiềm 
năng của năm đó thì tỷ lệ thất nghiệp 
giảm đi 1%. 
Đối với các nước chậm phát triển 
như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là 
điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt 
hậu xa hơn về kinh tế so với các nước 
đang phát triển và phát triển. Như vậy, 
tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu 
thường xuyên của các quốc gia, nhưng 
sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng 
trưởng kinh tế bằng mọi giá. Thực tế 
cho thấy không phải sự tăng trưởng nào 
cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội 
như mong muốn, đôi khi quá trình tăng 
trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, 
tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn 
đến tình trạng nền kinh tế “quá nóng”, 
gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh 
tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng 
đồng thời cũng có thể làm cho sự phân 
hóa giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Vì 
vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng 
thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích 
cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, 
bền vững. Tăng trưởng kinh tế bền 
vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức 
tương đối cao, ổn định trong thời gian 
tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và 
giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn 
với bảo vệ môi trường sinh thái. 
Mặc dù Việt Nam đạt tốc độ tăng 
trưởng khá cao trong giai đoạn trước 
khủng hoảng (2008), nhưng sự tăng 
trưởng này chỉ tập trung nhiều vào quy 
mô tăng trưởng, do đó Việt Nam đã 
không đủ nguồn lực cần thiết để giúp 
phục hồi kinh tế trong giai đoạn sau 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
32 
khủng hoảng. Sự tăng trưởng thiên về 
số lượng chứ không chú trọng về chất 
lượng của nền kinh tế Việt Nam được 
biểu hiện ở tình trạng tăng trưởng dựa 
quá nhiều vào nguồn vốn, dẫn đến việc 
đầu tư tràn lan và sử dụng vốn không 
hiệu quả. 
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 
trong những năm gần đây chủ yếu dựa 
vào vốn, trong khi đóng góp của hai 
yếu còn lại là lao động và năng suất 
các nhân tố tổng hợp (TFP) thì rất thấp. 
Theo tính toán của nhiều nhà nghiên 
cứu, đóng góp của TFP vào tăng 
trưởng kinh tế ở Việt Nam trong những 
năm gần đây dao động trong khoảng 
6% - 10% (bảng 1), nhưng tỷ trọng 
đóng góp của TFP thì dường như 
không thay đổi, chỉ tăng khoảng 2,14% 
trong giai đoạn 2006-2012. 
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015 
Đơn vị tính % 
TT Khu vực kinh tế 2011-2015 2016 2017 
 Tổng số 111,9 108,9 112,1 
1 Kinh tế Nhà nước 106,8 107,3 106,7 
2 Kinh tế tư nhân 112,8 109,5 116,8 
3 Kinh tế có vốn đầu tư 
nước ngoài 
119,9 110,4 112,8 
(Nguồn: [5]) 
Bảng 1 cho thấy: thực hiện vốn đầu 
tư phát triển toàn xã hội năm 2017 đạt 
khá, đặc biệt là vốn tư nhân và khu vực 
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 
năm 2017 theo giá hiện hành ước tính 
đạt 1.667,4 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% 
so với năm 2016 và bằng 33,3% GDP, 
bao gồm: vốn khu vực Nhà nước đạt 
594,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,7% tổng 
vốn và tăng 6,7% so với năm trước; khu 
vực kinh tế tư nhân đạt 676,3 nghìn tỷ 
đồng, chiếm 40,5% và tăng 16,8%; khu 
vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 
đạt 396,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,8% 
và tăng 12,8%. 
Bảng 2: Hệ số ICOR tính theo vốn của các khu vực kinh tế 
Năm 
Bình 
quân 
2011-2015 
2015 2016 2017 2018 
Bình 
quân 
2015-
2018 
Tốc độ tăng 
trưởng (%) 
5,92 6,68 6,21 6,81 7,08 6,695 
(Nguồn: [5]) 
Bảng 2 cho thấy: với một nền kinh 
tế tăng trưởng dựa chủ yếu vào nguốn 
vốn, vốn luôn đóng góp trên 50% vào 
tốc độ tăng trưởng GDP, thậm chí lên 
đến khoảng 80% kể từ sau khủng hoảng 
thì Việt Nam lại chưa chú trọng vào 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
33 
việc sử dụng có hiệu quả các nguồn 
vốn. Tỷ số vốn/sản lượng tăng thêm của 
Việt Nam (ICOR – Incremental Capital 
Output Ratio) hiện vẫn cao so với trong 
khu vực và có xu hướng tăng lên trong 
các năm gần đây. 
Chỉ số ICOR của Việt Nam cao 
nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư dàn 
trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm dẫn 
đến tình trạng thất thoát, lãng phí trong 
sử dụng các nguốn vốn, nhất là nguồn 
vốn nhà nước. Ngoài ra, đối với nguồn 
lực tăng trưởng thứ ba là lao động thì 
nguồn lực này ở Việt Nam vẫn còn bộc 
lộ nhiều nhược điểm. Lực lượng lao 
động ở Việt Nam tuy đông về số lượng 
nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, 
ít qua đào tạo. Hiện tỷ lệ lao động qua 
đào tạo nghề mới chỉ chiếm khoảng 
35%. Chính vì thực trạng này mà các 
doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư vào 
Việt Nam chỉ hướng tới việc tận dụng 
nguồn lao động phổ thông chi phí rẻ, 
chứ không hướng tới các lao động có 
trình độ cao hơn. 
3.2. Vai trò của kinh tế tư nhân đối 
với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 
Sau hơn 30 năm chuyển đổi cơ cấu 
kinh tế và cơ chế quản lý, KTTN nước 
ta đã hồi phục và phát triển nhanh 
chóng, đầy sinh lực với một sức bật 
mạnh mẽ. Vai trò của khu vực KTTN 
được thể h ...  xã hội ở nước ta. Các 
thành phần kinh tế luôn vận động và 
phát triển trong mối quan hệ, tác động 
qua lại và đan xen với nhau. 
Thời cơ: Các yếu tố thị trường và 
các loại thị trường được hình thành 
đồng bộ hơn, gắn kết với thị trường khu 
vực và thế giới. Hầu hết các loại giá 
hàng hóa, dịch vụ được xác lập theo cơ 
chế thị trường. Môi trường đầu tư, kinh 
doanh được cải thiện và thông thoáng 
hơn; quyền tự do kinh doanh và cạnh 
tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp 
thuộc các thành phần kinh tế được bảo 
đảm hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày 
càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa 
dạng về hình thức, từng bước thích ứng 
với nguyên tắc và chuẩn mực của thị 
trường toàn cầu. Việc huy động, phân 
bổ và sử dụng nguồn lực phù hợp hơn 
với cơ chế thị trường. Các cơ chế, chính 
sách đã chú trọng kết hợp giữa phát 
triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và 
công bằng xã hội, tạo cơ hội cho người 
dân tham gia và nhận được thành quả từ 
quá trình phát triển kinh tế. Phương 
thức lãnh đạo của Đảng, hoạt động của 
Nhà nước từng bước được đổi mới phù 
hợp hơn với yêu cầu phát triển nền kinh 
tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa và hội nhập quốc tế. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
36 
Thách thức: Tuy nhiên, hoàn thiện 
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa ở nước ta thực hiện còn 
chậm. Một số quy định pháp luật, cơ 
chế, chính sách còn chồng chéo, mâu 
thuẫn, thiếu ổn định, nhất quán; còn có 
biểu hiện lợi ích cục bộ, chưa tạo được 
bước đột phá trong huy động, phân bổ 
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực 
phát triển. Hiệu quả hoạt động của các 
chủ thể kinh tế, các loại hình doanh 
nghiệp trong nền kinh tế còn nhiều hạn 
chế. Việc tiếp cận một số nguồn lực xã 
hội chưa bình đẳng giữa các chủ thể 
kinh tế. Cải cách hành chính còn chậm. 
Môi trường đầu tư, kinh doanh chưa 
thực sự thông thoáng, mức độ minh 
bạch, ổn định chưa cao. Quyền tự do 
kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ. 
Quyền sở hữu tài sản chưa được bảo 
đảm thực thi nghiêm minh. Một số loại 
thị trường chậm hình thành và phát 
triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, 
kém hiệu quả. Giá cả một số hàng hóa, 
dịch vụ thiết yếu chưa được xác lập thật 
sự theo cơ chế thị trường. Thể chế bảo 
đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã 
hội còn nhiều bất cập. Bất bình đẳng xã 
hội, phân hóa giàu - nghèo có xu hướng 
gia tăng. Xóa đói, giảm nghèo còn chưa 
bền vững. 
3.3. Nguyên nhân của những hạn 
chế, yếu kém 
Thể chế về phát triển doanh 
nghiệp, doanh nhân còn nhiều bất cập. 
Công tác phổ biến, quán triệt và tuyên 
truyền chủ trương của Đảng, chính 
sách, pháp luật của Nhà nước về phát 
triển KTTN chưa được thực hiện 
thường xuyên, đầy đủ, sâu rộng. Hiệu 
lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước 
còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện chủ 
trương của Đảng, chính sách, pháp luật 
của Nhà nước về phát triển kinh tế tư 
nhân hiệu quả chưa cao, chưa nghiêm. 
Vai trò lãnh đạo của các tổ chức 
đảng đối với sự phát triển của khu vực 
KTTN còn bất cập; hoạt động của Mặt 
trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức 
chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, 
các hiệp hội ngành nghề chưa thực sự 
hiệu quả, chậm đổi mới theo yêu cầu 
thực tiễn; chưa làm tốt vai trò đại diện, 
bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng 
của doanh nghiệp, người lao động và 
người sử dụng lao động. 
Xuất phát điểm phát triển và năng 
lực nội tại của kinh tế tư nhân còn thấp. 
Đội ngũ doanh nhân mới hình thành và 
đang trong quá trình phát triển, hạn chế 
về năng lực quản trị kinh doanh và văn 
hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân. 
4. Kết luận 
Khu vực tư nhân đang ngày càng 
lớn mạnh về quy mô và tiềm lực, song 
vẫn cần không gian chính sách lớn hơn 
để thúc đẩy phát triển. Điều này càng 
quan trọng trong bối cảnh Nhà nước 
ngày càng giảm vai trò trong các hoạt 
động kinh tế. Tổng vốn đầu tư phát triển 
của khu vực nhà nước đã được kế hoạch 
hóa, ổn định trong chu kỳ 5 năm, nguồn 
vốn đầu tư của Nhà nước vào doanh 
nghiệp ngày càng giảm và chủ trương 
sẽ tiếp tục giảm. Trong khi đó, các 
doanh nghiệp nhà nước tiếp tục chủ 
động thoái vốn khỏi các doanh nghiệp. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
37 
Hội nghị Trung ương 5 Khóa 12 đã 
ban hành Nghị quyết về phát triển kinh 
tế tư nhân với mục tiêu phát triển kinh 
tế tư nhân trở thành động lực quan trọng 
của nền kinh tế thị trường định hướng 
xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân 
phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với 
tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, 
quy mô, chất lượng lẫn tỷ trọng trong 
tổng sản phẩm nội địa. Đây sẽ là nền 
tảng quan trọng hiện thực hóa mục tiêu 
1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. 
Tuy nhiên, với thực trạng của doanh 
nghiệp tư nhân hiện nay vẫn rất khó để 
khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền 
vững, trở thành động lực chính của nền 
kinh tế. Do đó, Nhà nước cần đảm bảo 
nguyên tắc thượng tôn pháp luật trong 
mọi ứng xử đối với thị trường. 
Tập trung vào việc thực hiện đồng 
bộ các giải pháp để tuyên truyền về 
chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân hoạt 
động một cách thực chất; thực hiện triệt 
để cải cách hành chính, tăng cường hiệu 
quả hoạt động của các cơ quan theo 
hướng tạo điều kiện thuận lợi cho phát 
triển kinh tế tư nhân. Thông qua việc 
xây dựng cơ chế “một cửa điện tử”, 
thống nhất đầu mối tiếp nhận và xử lý 
hồ sơ; hướng dẫn, giải quyết thủ tục 
hành chính; giảm thời gian, chi phí tuân 
thủ các thủ tục hành chính. 
Vấn đề hiện nay không còn dừng lại 
ở khía cạnh xem xét để xóa bỏ hay ưu 
tiên thành phần kinh tế nào mà cần nhận 
thấy mỗi thành phần kinh tế có bản chất 
riêng, có quy luật kinh tế riêng, dựa trên 
một hình thức sở hữu nhất định về tư 
liệu sản xuất. Vì vậy, điều quan trọng là 
phải nắm vững bản chất của từng thành 
phần kinh tế và sử dụng chúng một cách 
có hiệu quả nhất để đẩy nhanh quá trình 
tăng trưởng và phát triển kinh tế, chủ 
động mở cửa hội nhập sâu hơn nữa vào 
kinh tế quốc tế giúp cho nền kinh tế 
nước ta ngày càng vững mạnh. 
5. Kiến nghị chính sách 
5.1. Củng cố nền tảng và hoàn 
thiện thể chế kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa 
Điều này đã được nhấn mạnh trong 
Văn kiện Đại hội XII như là vấn đề căn 
cốt của quá trình cải cách thể chế kinh 
tế, giúp đem lại động lực phát triển mới 
của nước ta trong giai đoạn tới. Việt 
Nam đã cam kết thực hiện và đáp ứng 
các tiêu chí để được công nhận là nền 
KTTT đầy đủ; trong số đó có những 
tiêu chí phổ biến của một nền KTTT 
hiện đại, như không phân biệt đối xử; 
bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; thực 
hiện minh bạch trong chính sách... là 
những điều kiện nền tảng để khu vực 
KTTN phát triển. Tiến trình cải cách 
kinh tế trong nước phải nhằm bảo đảm 
những tiêu chí này để đồng bộ với tiến 
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong 
hơn 30 năm đổi mới, việc hình thành và 
đa dạng hóa các hình thức sở hữu đã 
quy định các thành phần kinh tế tương 
ứng. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục đổi 
mới mạnh mẽ hơn nữa để có một nền 
kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại. Phải 
thực sự xác lập, thực thi phổ biến và 
bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu tư nhân 
về tài sản. Chỉ khi quyền sở hữu tư nhân 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
38 
được tôn trọng và bảo vệ, các cá nhân 
mới có thể phát huy được các tiềm năng 
của mình, mới có thể tự do và độc lập 
trong việc tiến hành các hoạt động sản 
xuất, trao đổi nhằm tối đa hóa các lợi 
ích cá nhân. 
5.2. Thực hiện Nhà nước liêm 
chính, kiến tạo và phục vụ nhân dân 
Nhà nước liêm chính là nhà nước 
nói không với tham nhũng; có các quy 
định thưởng phạt nghiêm minh và đề 
cao ý thức thượng tôn pháp luật cho tất 
cả mọi người; từ đó thực sự tạo được 
niềm tin của người dân, của doanh 
nghiệp vào vai trò của Chính phủ trong 
điều hành đất nước. Cần ngăn chặn lợi 
ích nhóm, lợi ích cục bộ chính sách 
ngay từ khi khởi xướng; cần xử lý một 
cách quyết liệt nạn tham nhũng, quan 
liêu - rào cản và gánh nặng chi phí đối 
với phát triển của khu vực KTTN; củng 
cố, xây dựng bộ máy, tuyển dụng người 
tài, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của 
từng cơ quan để tránh chồng chéo, mâu 
thuẫn và gắn với cải cách hành chính. 
Cần áp dụng mạnh mẽ chính phủ 
điện tử và chính phủ số ở mọi lĩnh vực 
để giảm thiểu và hiện đại hóa thủ tục 
hành chính, hạn chế tham nhũng, tăng 
cường tính minh bạch trong quá trình 
xây dựng và thực hiện chính sách. Đây 
cũng là những biện pháp góp phần đẩy 
nhanh quá trình chính thức hóa nền kinh 
tế và thị trường lao động. Cần duy trì và 
nhân rộng các nỗ lực đó trên toàn quốc, 
đặc biệt ở những tỉnh nằm ngoài “cực 
tăng trưởng” và giúp trung hòa xu 
hướng doanh nghiệp thường tập trung ở 
những vùng trọng điểm [6]. 
Định hướng cải cách thời gian tới 
là Chính phủ phải chuyển mạnh từ vai 
trò can thiệp trực tiếp sang quản lý và 
phục vụ phát triển [4], trong đó chú 
trọng bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, 
tạo lập các cơ hội kinh doanh và khởi 
nghiệp; thiết lập khuôn khổ pháp luật, 
chính sách và bộ máy thực thi nhằm bảo 
đảm các loại thị trường liên tục được 
hoàn thiện; bảo đảm sự minh bạch và có 
hiệu quả; đoạn tuyệt dứt khoát với cơ 
chế “xin - cho”. 
5.3. Xây dựng và thực hiện chính 
sách công nghiệp quốc gia đặt trọng 
tâm vào phát triển kinh tế tư nhân 
Các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt 
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa 
đáp ứng được các điều kiện khắt khe 
để tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu. 
Do thiếu mối liên kết chặt chẽ nên hiệu 
ứng lan tỏa, nhất là lan tỏa về công 
nghệ, từ khu vực FDI sang khu vực 
trong nước rất hạn chế. Vì vậy, cần có 
các chính sách giúp tăng cường liên kết 
giữa các DNTN trong nước và khu vực 
nước ngoài sử dụng nhiều công nghệ. 
Để kết nối được với các tập đoàn đa 
quốc gia (TNC), trước mắt Việt Nam 
cần thúc đẩy các hoạt động phát triển 
công nghệ tầm trung phù hợp với trình 
độ phát triển hiện tại, như thiết lập các 
cụm liên kết ngành sản xuất linh kiện 
đòi hỏi quy mô đầu tư vốn vừa phải và 
độ tinh vi công nghệ ở mức trung bình. 
Việt Nam cũng cần nắm bắt được làn 
sóng khởi nghiệp của các doanh nghiệp 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
39 
công nghệ và thúc đẩy các hệ sinh thái 
khởi nghiệp nhằm giúp các doanh nhân 
vượt qua rào cản về vốn, rủi ro, nguồn 
nhân lực... để hiện thực hóa các ý 
tưởng của mình liên quan đến công 
nghệ và đổi mới sáng tạo [7]. 
5.4. Phát triển mạnh lực lượng 
doanh nghiệp trong nông nghiệp và ở 
nông thôn 
Tầm quan trọng và tính nhạy cảm 
của khu vực nông nghiệp, nông thôn 
khiến vấn đề này tiếp tục chiếm vị trí 
trung tâm trong phát triển kinh tế - xã 
hội của Việt Nam giai đoạn tới. Muốn 
tạo đột phá phát triển phải thoát ra khỏi 
tư duy của nền kinh tế nông nghiệp 
truyền thống, chuyển mạnh từ chỗ sản 
xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang chú 
trọng chất lượng, giá trị và hiệu quả [4], 
chuyển từ mô hình sản xuất nông 
nghiệp khép kín, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, 
chủ yếu ở quy mô hộ gia đình sang mô 
hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, 
dựa vào doanh nghiệp và trang trại, hoạt 
động theo cơ chế thị trường và đủ sức 
cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Đặc 
biệt, cần chú trọng vai trò của công 
nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công 
nghệ xanh và công nghệ sạch trong việc 
nâng cao chất lượng và giá trị của các 
sản phẩm nông nghiệp. Cần giải quyết 
một số “điểm nghẽn”, như các vấn đề 
về kết cấu hạ tầng, tích tụ, tập trung đất 
đai, phát triển nguồn nhân lực, hợp 
đồng sản xuất... thông qua những thay 
đổi chính sách để thu hút được nhiều 
đầu tư hơn từ khu vực KTTN vào khu 
vực nông nghiệp và nông thôn. Để làm 
được điều này, cần có sự tham gia tích 
cực của Nhà nước, đặc biệt là chính 
quyền địa phương, với vai trò điều phối, 
bảo lãnh trong mối quan hệ giữa doanh 
nghiệp với người nông dân để giúp tháo 
gỡ, xử lý những khó khăn mà cả hai bên 
khó vượt qua được. 
5.5. Phát triển nguồn nhân lực 
cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp 
Trong thời gian qua, giáo dục đại 
học ở Việt Nam quá chú trọng đến các 
ngành, như kinh tế, tài chính, ngân 
hàng... khiến nhu cầu học các ngành 
này rất cao và học sinh rời xa các ngành 
khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, nhu 
cầu tuyển dụng lao động đối với một số 
ngành thuộc nhóm công nghệ, kỹ thuật, 
cơ khí và các ngành liên quan đến toán 
học (STEM) ngày càng lớn, đặc biệt 
trong làn sóng khởi nghiệp ở lĩnh vực 
công nghệ hiện nay. Bởi vậy, cần đổi 
mới căn bản hệ thống giáo dục và đào 
tạo, trong đó gắn giáo dục - đào tạo với 
hoạt động thực tiễn, đề cao tinh thần 
làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp, 
có định hướng rõ rệt ưu tiên về chính 
sách và các nguồn lực cho các ngành 
STEM. Kinh nghiệm của các quốc gia 
đi trước cho thấy, cần tạo dựng văn hóa 
sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp cho 
giới trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế 
nhà trường, hình thành ý chí tự thân lập 
nghiệp để sẵn sàng cho tương lai. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
40 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Văn phòng Trung ương Đảng (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 
thứ XII 
2. Nguyễn Xuân Thắng (2016), “Một số luận điểm mới về phát triển nền kinh 
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận 
chính trị 
3. Phòng Thương mại và công nghiệp (2015), Điều tra của Phòng Thương mại 
và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ về chỉ số năng lực 
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Bộ Công thương, Hà Nội 
4. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2018), Báo cáo Kinh tế thế giới và 
Việt Nam 2016 – 2017 
5. Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội năm 2017 
6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 05-NQ/TW của Ban Chấp 
hành Trung ương Đảng khóa XII 
7. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia (2018), Thực trạng 
và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân 
ROLE OF PRIVATE INVESTMENT 
IN THE ECONOMIC GROWTH OF VIETNAM 
ABSTRACT 
The great achievements of socio-economic development of our country over the 
past 30 years have been results of a significant contribution from the private 
sectors. From these lively practices, the Party Congress XII in 2016 affirmed: “The 
private sector of economy is playing an important driving force” of the socialism-
oriented market economy. 
The 5th Conference's resolution of the 12th Party Central Committee (June 
2017) has been put forward for the goals of developing the private economy to 
become an important driving force in the socialism-oriented market economy; 
getting private economy to grow fast and sustainably along high growth rates in 
terms of quantity, size, quality and proportion in the gross domestic product 
(GDP). The resolution is considered a new step creating a driving force for the 
development of the private sector and the entire economy. This is a source of 
encouragement for entrepreneurship, innovation and creativity; and it also 
creates vitality and breakthrough for a thriving development of our country in the 
coming period. 
Keywords: Private economy (PE), economic growth, Dong Nai 
(Received: 1/12/2018, Revised: 15/2/2019, Accepted for publication: 7/5/2019) 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_dau_tu_tu_nhan_doi_voi_tang_truong_kinh_te_cua_v.pdf