Vai trò, chức năng của hội thư viện Việt Nam trong phát triển sự nghiệp thư viện
húng ta xem lại những điều, khoản sau đây:
Điều 6, khoản 7 của Dự thảo: “Tổ chức các dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tư
vấn thiết kế trụ sở thư viện; dịch vụ phản biện các công trình khoa học của thư viện”;
Điều 7, khoản 4: “Tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường quảng bá cho nghề
thư viện. Tổ chức trưng bày, triển lãm sách báo, tranh ảnh, các thiết bị kỹ thuật thư
viện, các mẫu thiết kế chuyên dùng cho thư viện; tham gia các hội chợ triển lãm trong
và ngoài nước nhằm tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm và các hoạt động thư
viện”; và
Điều 6, khoản 4: “Đề xuất, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Văn
hóa – Thông tin và các cơ quan liên quan trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên, giúp hội viên đạt tiêu chuẩn nghề nghiệp và duy
trì hoạt động nghề nghiệp ở trình độ cao”.
Xuyên qua các điều quy định trên, chúng ta nhận ra rằng, Hội Thư viện Việt
Nam tương lai có hai vai trò chính:
a. Tư vấn cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý nhà nước về phương
diện hành chính trong ngành thư viện;
b. Tư vấn và phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý nhà nước
về phương diện chuyên môn, nghiệp vụ trong ngành thư viện.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò, chức năng của hội thư viện Việt Nam trong phát triển sự nghiệp thư viện
Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 57 VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA HỘI THƯ VIỆN VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP THƯ VIỆN LÊ NGỌC OÁNH, ML. Trong bản Dự thảo Điều lệ của Hội Thư viện Việt Nam, ngoài việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của hội viên và các tổ chức thành viên (Điều 6, khoản 10), Chương I: Điều khoản chung và Chương II: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội, chỉ nêu lên một cách hết sức tổng quát về tôn chỉ, mục đích, và chức năng, nhiệm vụ của Hội. 1. Vai trò, chức năng của Hội qua Bản Dự thảo. Chúng ta xem lại những điều, khoản sau đây: Điều 6, khoản 7 của Dự thảo: “Tổ chức các dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tư vấn thiết kế trụ sở thư viện; dịch vụ phản biện các công trình khoa học của thư viện”; Điều 7, khoản 4: “Tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường quảng bá cho nghề thư viện. Tổ chức trưng bày, triển lãm sách báo, tranh ảnh, các thiết bị kỹ thuật thư viện, các mẫu thiết kế chuyên dùng cho thư viện; tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm và các hoạt động thư viện”; và Điều 6, khoản 4: “Đề xuất, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Văn hóa – Thông tin và các cơ quan liên quan trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên, giúp hội viên đạt tiêu chuẩn nghề nghiệp và duy trì hoạt động nghề nghiệp ở trình độ cao”. Xuyên qua các điều quy định trên, chúng ta nhận ra rằng, Hội Thư viện Việt Nam tương lai có hai vai trò chính: a. Tư vấn cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý nhà nước về phương diện hành chính trong ngành thư viện; b. Tư vấn và phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý nhà nước về phương diện chuyên môn, nghiệp vụ trong ngành thư viện. Còn tư vấn cho cơ quan chức năng trong việc quản lý nhà nước về phương diện hành chính và chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào, tư vấn cái gì, thì không được nêu rõ một cách có hệ thống trong các điều khoản của Bản Dự thảo. Điều này có lẽ chúng ta phải đợi đến lúc Ban Chấp hành mới của Hội bắt đầu hoạt động và đưa ra khai triển trong quy chế hoạt động của Hội thông qua Nội qui hoạt động của Hội. Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 58 2. Ý kiến đề xuất về vai trò, chức năng của Hội. Hội Thư viện là hội chuyên nghiệp của những người làm công tác thông tin thư viện, được thành lập nhằm mục đích: • Tương trợ, trao đổi, thăngtiến nghề nghiệp. Bảo vệ quyền lợi của những người làm công tác thông tin thư viện, quan tâm đến các điều kiện làm việc, phúc lợi, lương bổng. • Đặt ra những chuẩn mực về nguyên tắc chỉ đạo trong công tác nghiệp vụ, quan tâm đến vấn đề chuẩn hóa, đào tạo. • Khuếch trương và cải tiến các dịch vụ thư viện liên quan đến hợp tác liên thông, chia sẻ nguồn lực thông tin, nâng cao trình độ năng lực của quản thủ thư viện. Khai triển rộng ra, chúng ta có thể nói Hội Thư viện có những vai trò, chức năng sau đây: 2.1. Trong việc tư vấn cho các cơ quan chức năng vế quản lý hành chính nhà nước, Hội Thư viện có thể hỗ trợ các bộ hữu quan bằng cách góp ý trong việc: • Thẩm định vai trò của từng loại hình thư viện trong việc phục vụ người sử dụng. • Phác họa và dự thảo các tiêu chuẩn về việc xây dựng trụ sở, phòng ốc, trang thiết bị, và sách báo tài liệu cho từng loại hình thư viện. • Dự thảo quy chế cho cán bộ, chuyên viên và nhân viên của từng loại hình thư viện. • Hướng dẫn các hoạt động và dự án cho việc cải tiến và khuếch trương của từng loại hình thư viện. Nói đến các loại hình thư viện. Điều 22 của Chương 4: Tổ chức của Hội, nói về Hội thành viên đã định nghĩa Hội thành viên như sau “Hội thành viên của Hội Thư viện Việt Nam là Hội Thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Hội Thư viện cấp tỉnh) được thành lập theo quy định của pháp luật, nếu tự nguyện tham gia Hội Thư viện Việt Nam với tư cách là Hội Thành viên Việt Nam chấp thuận.Hội thành viên tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Hội, song phải phù hợp với Điều lệ của Hội Thư viện Việt Nam”. Như vậy Điều 22 này chỉ nói đến loại hình Thư viện Công cộng. Còn các tổ chức lớn hơn như Liên hiệp Thư viện công cộng các vùng, miền và hai tổ chức lớn nhất tiêu biểu cho loại hình Thư viện Đại học là Liên hiệp Thư viện Đại học Khu vực Phía Bắc và Liên hiệp Thư viện Đại học Khu vực Phía Nam thì bị loại bỏ ra ngoài tổ chức Hội thành viên. Thực ra, các Liên hiệp này có thể chuyển thành các Phân hội cho từng loại hình thư viện như Hội Thư viện của một số nước trên thế giới đã làm. Như thế ít ra Hội Thư viện quốc gia cũng phải gồm các Phân hội sau đây: • Phân hội Thư viện Đại học và Nghiên cứu; Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 59 • Phân hội Thư viện Chuyên ngành; • Phân hội Thư viện Công cộng; • Phân hội Thư viện Trường học. Các Phân hội này sẽ đề cử người vào các tiểu ban để góp ý cho việc soạn thảo các tiêu chuẩn và quy chế cho từng loại hình thư viện. Thí dụ như: • Tiểu ban soạn thảo tiêu chuẩn về trụ sở, phòng ốc, trang thiết bị, sách báo, học liệu; • Tiểu ban dự thảo quy chế về cán bộ, chuyên viên, và nhân viên thư viện; • Tiểu ban soạn thảo dự án cho việc cải tiến và khuếch trương của từng loại hình thư viện. Các phân hội và tiểu ban này sẽ đóng góp một cách hữu ích cho Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa – Thông tin và các Bộ hữu quan trong việc quản lý nhà nước về phương diện hành chính. 2.2. Trong việc tư vấn cho các cơ quan chức năng vế quản lý chuyên môn, Hội Thư viện có thể hỗ trợ Vụ Thư viện, Thư viện Quốc gia, các trường đào tạo ngành thông tin thư viện bằng cách thiết lập các tiểu ban như: 2.2.1. Tiểu ban Phân loại và Biên mục. Tiểu ban này có nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến, và phát triển các qui tắc về mô tả và phân loại tài liệu một cách thống nhất, trường cửu và minh bạch đồng thời hỗ trợ việc tổ chức, sắp xếp và định vị sách, báo, tài liệu qua việc: • Thiết lập các qui tắc rõ ràng trong việc mô tả tài liệu, nhất là các qui tắc mô tả tên tác giả Việt Nam và nước ngoài, dựa vào Tiêu chuẩn Mô tả quốc tế ISBD và Qui tắc Biên mục Anh-Mỹ AACR2 • Canh cải hệ thống phân loại Dewey cho phù hợp với tình trạng Việt Nam. Vào ngày 16/8 vừa qua Thư viện quốc gia đã phối hợp với nhà tài trợ cho phát hành bản dịch Khung Phân loại Thập phân Dewey rút gọn, ấn bản 14. Hy vọng tiểu ban này sẽ hỗ trợ Thư viện Quốc gia trong việc biên dịch Khung Phân loại Thập phân Dewey đầy đủ, ấn bản 22. • Thiết lập các tiêu đề đề mục bằng tiếng Việt để đi đến việc thành lập Bảng Tiêu đề đề mục Việt Nam. • Thiết lập các quy định về biểu ghi thư tịch trực tuyến và làm biểu ghi mô tả cho sách, tạp chí, và các tài liệu nghe nhìn; đồng thời với các quy định về tra cứu mục lục trực tuyến. • Hướng dẫn các hoạt động và dự án trong lãnh vực này. • Hoạch định và phát triển các chương trình nghiên cứu và sưu tầm cho các hoạt động trong lãnh vực này. Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 60 2.2.2. Tiểu ban Thư mục và Tham khảo. Tiểu ban này có nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến, và phát triển các loại thư mục và ngành thư mục học; cũng như những dịch vụ tham khảo, sưu tầm giúp hướng dẫn độc giả truy cập đến các nguồn tài liệu sách báo xuất bản trong quá trình lịch sử qua việc: • Soạn thảo các thư mục mô tả và thư mục diễn giải để giới thiệu các tác phẩm có giá trị trong kho tàng văn hóa Việt Nam; các thư mục điểm sách để giới thiệu các sách báo xuất bản hiện hành. • Soạn thảo các chỉ mục để giới thiệu các bài viết có tính cách khảo cứu trong các ấn phẩm liên tục. • Hướng dẫn các hoạt động và dự án trong lãnh vực này. • Hoạch định và phát triển các chương trình nghiên cứu và sưu tầm cho các hoạt động trong lãnh vực này. 2.2.3. Tiểu ban phát triển chương trình Thư viện học. Tiểu ban này có nhiệm vụ hỗ trợ các cơ quan chức năng và các trường đào tạo ngành thư viện thông tin học bằng cách: • Góp ý trong việc soạn thảo chương trình đào tạo ngành thư viện học. Chương trình này cần có tính năng động và thực tiễn. Chúng ta phải bỏ đi những gì lỗi thời và thêm vào những chuyên môn công nghệ mới, phải chú trọng đến phần thực hành. • Chuẩn nhận chương trình đào tạo ngành thư viện học. Ở các nước tiên tiến, Hội Thư viện có ảnh hưởng mạnh trong việc chứng nhận chương trình và phương tiện đào tạo của các trường thư viện. Trường thư viện nào được Hội Thư viện chứng nhận mới có giá trị và có sinh viên theo học. 2.2.4. Tiểu ban Dịch thuật, Ấn loát, Xuất bản, và Triển lãm. Tiểu ban này có nhiệm vụ nghiên cứu việc cải tiến và phát triển các vấn đề liên quan đến dịch vụ dịch thuật, ấn loát, xuất bản, và trưng bày, triển lãm của Hội qua việc: • Nghiên cứu và tuyển chọn các tác phẩm để dịch thuật trong các lãnh vực chuyên nghiệp, tổng quát, thiếu nhi, vv và thành lập các Ban dịch thuật. • Nghiên cứu khuôn khổ và cách trình bày các sách báo do Hội xuất bản và cho biết ý kiến về cách tổ chức có thể phụ trách ấn loát. • Ấn định chính sách xuất bản của Hội, cùng các biện pháp quảng cáo và phát hành. • Tổ chức các hội chợ trưng bày, triển lãm sách báo, tranh ảnh, các thiết bị kỹ thuật thư viện, các mẫu thiết kế chuyên dùng cho thư viện, đặc biệt là chung quanh mỗi lần Đại hội của Hội Thư viện. • Hướng dẫn các hoạt động và dự án trong các lãnh vực này. Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 61 Trên đây là một số tiểu ban tiêu biểu. Tất cả hoạt động của các tiểu ban chuyên môn này đều nhằm mục đích đưa ra những chương trình, kỹ thuật, công cụ và phương tiện nghiệp vụ để hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước về phương diện chuyên môn. 3. Kết luận. Đây chỉ là một vài ý kiến về vai trò và chức năng của Hội Thư viện Việt Nam và những tổ chức trực thuộc của Hội để thực hiện vai trò, chức năng ấy. Mong rằng những ý kiến này sẽ giúp ích một phần nào cho Ban Dự thảo Điều lệ của Hội Thư viện Việt Nam để bổ sung vào Tôn chỉ, Mục đích, Chức năng, Nhiệm vụ của Hội trong bản Điều lệ của Hội Thư viện Việt Nam tương lai.
File đính kèm:
- vai_tro_chuc_nang_cua_hoi_thu_vien_viet_nam_trong_phat_trien.pdf