Ưu đãi thuế và hỗ trợ lãi cho vay vốn

Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế số 20 (IAS 20) – Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ, trợ cấp của Chính phủ là việc các cơ quan của Nhà nước dành cho doanh nghiệp một lợi ích kinh tế xác định theo một số điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể. Khoản trợ giúp của Chính phủ không bao gồm những lợi ích gián tiếp từ những biện pháp làm thay đổi các điều kiện

chung về thương mại hay có được cơ sở hạ tầng trong khu vực hoạt động của doanh nghiệp, sự áp đặt một

số ràng buộc đối với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp hay lợi ích trong việc xác định thu nhập chịu

thuế. Tác giả bài viết đã tiến hành thu thập thông tin về thực trạng kế toán các khoản trợ cấp của Chính

phủ tại một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, khai thác, các doanh nghiệp nằm trong khu chế

xuất. Tác giả đã sử dụng hình thức điều tra là phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra tại các doanh

nghiệp này. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung vào kế toán một loại trợ cấp hoạt động là ưu đãi

thuế và hỗ trợ cho vay vốn.

pdf 6 trang kimcuc 17360
Bạn đang xem tài liệu "Ưu đãi thuế và hỗ trợ lãi cho vay vốn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ưu đãi thuế và hỗ trợ lãi cho vay vốn

Ưu đãi thuế và hỗ trợ lãi cho vay vốn
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN50 Số 111 - tháng 1/2017
öu ñaõi thueá vaø hoà trôï
Laõi cho vay voán
PGS.TS. NGuyỄN PHÚ GIaNG*
KEÁ TOAÙN CAÙC KHOAÛN TRÔÏ CAÁP CUÛA CHÍNH PHUÛ:
Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế số 20 (IAS 20) – Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ, trợ cấp của Chính phủ là việc các cơ quan của Nhà nước dành cho doanh nghiệp một lợi ích kinh tế xác định theo một số điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể. Khoản trợ giúp của Chính phủ không bao gồm những lợi ích gián tiếp từ những biện pháp làm thay đổi các điều kiện 
chung về thương mại hay có được cơ sở hạ tầng trong khu vực hoạt động của doanh nghiệp, sự áp đặt một 
số ràng buộc đối với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp hay lợi ích trong việc xác định thu nhập chịu 
thuế. Tác giả bài viết đã tiến hành thu thập thông tin về thực trạng kế toán các khoản trợ cấp của Chính 
phủ tại một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, khai thác, các doanh nghiệp nằm trong khu chế 
xuất. Tác giả đã sử dụng hình thức điều tra là phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra tại các doanh 
nghiệp này. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung vào kế toán một loại trợ cấp hoạt động là ưu đãi 
thuế và hỗ trợ cho vay vốn.
Từ khóa: Trợ cấp Chính phủ, trợ cấp hoạt động, ưu đãi thuế, hỗ trợ vay vốn
Accounting for government grants: tax incentives and loan interest support
according to International accounting Standard No. 20 (IaS 20)- accounting for Government Grants: 
government assistance is defined as government agencies provide an economic benefit qualifying under 
certain criteria. The government grants does not include benefits provided only indirectly through action 
affecting general trading conditions, such as the provision of infrastructure in development areas or the 
imposition of trading constraints on competitors. The author collects information on the current status of 
accounting for government grants at businesses operating in agriculture, extraction sectors and businesses 
oprating at processing zones. The author use direct interviews and survey as method of research at these 
businesses. Within the scope of the article, the author focuses on accounting for one form of assistance: tax 
incentives and loan interest support.
keywords: Grants government, operating grant, tax incentives, loan support.
Giới thiệu
Trợ cấp của Chính phủ không bao gồm các hình 
thức trợ giúp Chính phủ mà giá trị không thể xác 
định được một cách hợp lý và các giao dịch giữa 
doanh nghiệp với Nhà nước không phân biệt được 
với hoạt động thương mại thông thường. Ngoài ra, 
một số các điều kiện phụ thêm có thể được đưa ra 
để hạn chế loại hình tài sản, khu vực địa lý, thời 
gian được thụ hưởng khoản trợ cấp của Chính phủ.
Các khoản trợ cấp của Chính phủ có thể tồn tại 
dưới dạng trợ cấp đầu tư, trợ cấp hoạt động. Trong 
bài viết, tác giả tập trung vào các vấn đề lý thuyết và 
*Trường Đại học Thương mại
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 51Số 111 - tháng 1/2017
thực trạng về kế toán các khoản trợ cấp hoạt động 
như ưu đãi thuế và hỗ trợ cho vay vốn. 
Trợ cấp hoạt động là loại trợ cấp mà người thụ 
hưởng nhận được dùng để bù đắp cho sự thiếu hụt 
đối với doanh thu, thu nhập hoặc chi phí trong 
hoạt động kinh doanh.
Trợ cấp hoạt động có thể tồn tại dưới dạng tư 
vấn miễn phí về kỹ thuật, thương mại, dịch vụ bảo 
lãnh, cho vay lãi suất bằng 0 hoặc lãi suất thấp
Cơ sở lý thuyết
Trợ cấp hoạt động là sự tài trợ của các tổ chức 
Nhà nước để góp phần vào việc thực hiện các hoạt 
động bình thường của đơn vị hoặc để bù đắp cho 
chi phí kinh doanh của đơn vị. Xét theo mục đích 
tài trợ, khoản trợ cấp hoạt động có thể bao gồm 2 
loại là trợ cấp kinh doanh và trợ cấp cân đối. 
Khoản trợ cấp kinh doanh thường được dùng 
để bù đắp cho chi phí kinh doanh hoặc các khoản 
thiếu hụt về thu nhập.
Các khoản trợ cấp kinh doanh có thể được hạch 
toán theo cách sau:
- Hạch toán vào doanh thu hoạt động kinh 
doanh thông thường;
- Hạch toán vào thu nhập khác;
Khoản trợ cấp cân đối thông thường được dùng 
để bù đắp lỗ cho doanh nghiệp, vì vậy nó chỉ được 
hạch toán vào cuối niên độ kế toán và ghi nhận 
vào tài khoản ngoài hoạt động thông thường của 
doanh nghiệp.
Khoản trợ cấp tự cân đối có thể được hạch toán:
- Hạch toán vào thu nhập khác;
- Hoặc hạch toán vào doanh thu, thu nhập từ 
hoạt động kinh doanh thông thường nếu khoản trợ 
cấp này đảm bảo sự cân bằng kết quả kinh doanh 
thông thường. 
Trợ cấp kinh doanh thông thường được (1) ghi 
Có vào TK Thu nhập và ghi Nợ vào TK Chi phí cho 
những khoản phát sinh liên quan đến việc sử dụng 
khoản trợ cấp này (phương pháp ghi theo tổng giá 
trị) hoặc (2) được ghi giảm vào chi phí (phương 
pháp ghi theo giá trị thuần)
Những người ủng hộ cho phương pháp thứ 
nhất (phương pháp ghi theo tổng giá trị) cho rằng 
sẽ không đúng nếu đưa giá trị thuần vào giá trị của 
khoản thu nhập hoặc chi phí mà việc ghi tách biệt 
thu nhập và chi phí liên quan đến các khoản trợ 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN52 Số 111 - tháng 1/2017
cấp của Chính phủ giúp cho việc so sánh với những 
khoản thu nhập và chi phí khác không liên quan 
đến khoản trợ cấp. Ngược lại, những người ủng hộ 
phương pháp thứ hai (phương pháp ghi theo giá trị 
thuần) cho rằng chi phí liên quan đến các khoản 
trợ cấp không thể phát sinh nếu không nhận được 
khoản trợ cấp nên cần trình bày theo giá trị thuần 
bằng cách ghi giảm chi phí. Tuy nhiên, nếu sử dụng 
phương pháp này khoản trợ cấp cần được trình bày 
trong Thuyết minh Báo cáo tài chính để có thể so 
sánh với phương pháp thứ nhất.
• Kế toán khoản trợ cấp kinh doanh cấp không 
điều kiện;
Trường hợp này, kế toán khoản trợ cấp được 
thực hiện ngay tại ngày có quyết định trợ cấp:
Kế toán ghi:
Nợ TK Tiền, Phải thu về trợ cấp 
Có TK Trợ cấp kinh doanh 
Khi khoản trợ cấp dùng để trang trải cho các chi 
phí trong nhiều năm, kế toán cần ghi nhận khoản 
trợ cấp vào tài khoản “Doanh thu nhận trước”
• Kế toán khoản trợ cấp kinh doanh với điều 
kiện bắt buộc:
Trong trường hợp khoản trợ cấp kinh doanh chỉ 
được cấp khi doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện 
bắt buộc, khoản trợ cấp này cũng được coi là có được 
khi chấp thuận được ký kết, việc hạch toán giống như 
trường hợp trợ cấp kinh doanh không điều kiện.
Sự khác biệt chỉ ở chỗ: Nếu tại thời điểm kết 
thúc năm tài chính, doanh nghiệp không đáp ứng 
được các điều kiện đặt ra trong thoả thuận thì 
doanh nghiệp cần phải lập dự phòng tương ứng với 
phần phải hoàn trả ngân sách, chi phí dự phòng có 
thể đưa vào Tài khoản Chi phí khác.
• Kế toán khoản trợ cấp kinh doanh với các điều 
kiện treo:
Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ có 
được khoản trợ cấp nếu thoả mãn một số điều kiện. 
Vì vậy, khi nhận được khoản trợ cấp kinh doanh 
trước khi hoàn thành các điều kiện đặt ra, doanh 
nghiệp cần ghi nhận khoản này vào tài khoản nhận 
trước, có thể ghi:
Nợ TK Tiền
Có TK Doanh thu (thu nhập) nhận trước về trợ 
cấp kinh doanh 
Nếu các điều kiện không được đáp ứng, doanh 
nghiệp cần hoàn trả một phần hay toàn bộ khoản 
trợ cấp đã nhận được:
Nợ TK Doanh thu (thu nhập) nhận trước về trợ 
cấp kinh doanh 
Có TK Tiền
Ngược lại, nếu các điều kiện được hoàn tất, tại 
ngày hoàn tất các điều kiện này, kế toán ghi:
Nợ TK Doanh thu (thu nhập) nhận trước về trợ 
cấp kinh doanh 
Có TK Trợ cấp kinh doanh (Tài khoản “Trợ 
cấp kinh doanh” được sử dụng như một khoản thu 
nhập thông thường được ghi bên Có như Thu nhập 
của doanh nghiệp)
Thực trạng kế toán ưu đãi thuế và hỗ trợ cho 
vay vốn tại Việt Nam 
Hiện nay, ở Việt Nam các khoản trợ cấp hoạt 
động chủ yếu là trợ cấp liên quan đến ưu đãi thuế 
và hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất thấp. 
Kế toán ưu đãi thuế TNDN, tiền thuê đất
Kế toán miễn giảm thuế TNDN
Hiện nay, một số doanh nghiệp tại Việt Nam 
thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế TNDN do 
doanh nghiệp có dự án đầu tư đáp ứng điều kiện ưu 
đãi về địa bàn (bao gồm cả khu công nghiệp, khu 
kinh tế, khu công nghệ cao); thu nhập của doanh 
nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các 
lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công 
nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục 
công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo 
quy định của Luật Công nghệ cao.
Hiện nay, qua khảo sát, một số doanh nghiệp 
Việt Nam hạch toán phần thuế TNDN được ưu 
đãi vào tài khoản 3334 mở chi tiết - Thuế TNDN 
hưởng ưu đãi, sau đó kết chuyển vào TK 421 - Lợi 
nhuận chưa phân phối:
- Giả sử thuế TNDN được giảm 30%, khi tính 
thuế phải nộp, kế toán ghi:
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 53Số 111 - tháng 1/2017
Nợ TK 821: 100% thuế TNDN tính trên lợi 
nhuận chịu thuế
Có TK 33341: 70% thuế TNDN phải nộp
Có TK 33342: 30% thuế TNDN được hưởng ưu đãi 
- Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển số thuế 
TNDN được hưởng ưu đãi sang TK 421:
Nợ TK 33342 / Có TK 421: 30% thuế TNDN 
được hưởng ưu đãi 
Ưu đãi thuế TNDN trên từng địa bàn 
Về việc xác định ưu đãi thuế TNDN, căn cứ 
Thông tư số 130/2008/TT-BTC và Thông tư số 
123/2012/TT-BTC quy định về thuế TNDN, doanh 
nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn ưu 
đãi đầu tư (địa bàn thành lập doanh nghiệp) nhưng 
có phát sinh hoạt động kinh doanh và thu nhập tại 
các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau 
(địa bàn thành lập doanh nghiệp và ngoài địa bàn 
thành lập doanh nghiệp) phải hạch toán riêng thu 
nhập từ hoạt động kinh doanh trên từng địa bàn 
được hưởng ưu đãi TNDN (bao gồm mức thuế 
suất ưu đãi và thời gian miễn, giảm thuế) và địa 
bàn không được hưởng ưu đãi thuế.
Việc xác định ưu đãi thuế TNDN (nếu có) đối 
với thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoài địa 
bàn thành lập doanh nghiệp được xác định theo 
từng địa bàn, căn cứ theo thời gian và mức ưu đãi 
thuế TNDN của doanh nghiệp tại địa bàn thành 
lập doanh nghiệp mà doanh nghiệp đang được 
hưởng ưu đãi thuế TNDN.
Nếu trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không 
hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất 
kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ 
hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng 
ưu đãi thuế, phần thu nhập của hoạt động sản xuất 
kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng tổng thu 
nhập tính thuế (không bao gồm thu nhập khác) 
nhân với tỷ lệ phần trăm doanh thu hoặc chi phí 
được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi 
thuế, so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được 
trừ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
Kế toán miễn giảm tiền thuê đất
Hiện nay, theo qui định của Quyết định 42/2012 
ngày 8 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính 
phủ: Đơn vị sử dụng lao động có sử dụng từ 30% 
đến dưới 50% lao động là người dân tộc thiểu số 
so với tổng số lao động có mặt làm việc tại đơn vị 
(theo số lao động có mặt vào thời điểm ngày 30/06 
năm trước năm lập dự toán) được giảm 50% tiền 
thuê đất trong năm đối với diện tích đất của đơn 
vị thuộc diện phải thuê đất theo quy định của pháp 
luật về đất đai. Đơn vị sử dụng lao động có sử dụng 
từ 50% lao động là người dân tộc thiểu số trở lên 
so với tổng số lao động có mặt làm việc tại đơn 
vị (theo số lao động có vào thời điểm ngày 30/06 
năm trước năm lập dự toán) được miễn 100% tiền 
thuê đất trong năm đối với diện tích đất của đơn vị 
thuộc diện phải thuê đất theo quy định của pháp 
luật về đất đai.
Ngoài ra, hiện nay một số doanh nghiệp được 
miễn giảm tiền thuê đất do sử dụng đất vào mục 
đích sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu 
tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo qui định của 
pháp luật về đầu tư. 
Trường hợp công ty khai khoáng BT có một mỏ 
quặng ở Tân Kỳ, Nghệ an, theo điều 110 Luật Đất 
đai được miễn tiền thuế đất, công ty đã hạch toán 
giảm số thuế nhà đất phải nộp và giảm nguyên giá 
tài sản cố định vô hình: 
Nợ TK 3337 / Có TK 213
Kế toán các khoản vay được ngân sách Nhà 
nước hỗ trợ lãi suất
Hiện nay, ở Việt Nam, các khoản vay được ngân 
sách nhà nước hỗ trợ lãi suất là các khoản vay đáp 
ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Các khoản vay đúng đối tượng và khách hàng 
sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định của 
pháp luật.
b) Các khoản vay trong hạn tại thời điểm hỗ 
trợ lãi suất. Trường hợp các khoản vay (gồm cả 
gốc và lãi) bị quá hạn trả nợ hoặc được gia hạn nợ 
thì không được hỗ trợ lãi suất đối với khoảng thời 
gian khoản vay bị quá hạn trả nợ hoặc được gia 
hạn nợ. Trường hợp khách hàng đã thanh toán nợ 
quá hạn và trả nợ đúng hạn từ kỳ trả nợ tiếp theo 
thì khách hàng tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN54 Số 111 - tháng 1/2017
Số tiền lãi được 
hỗ trợ thực tế
= Mức lãi suất hỗ trợ X
Tổng các tích số giữa số dư nợ (tương ứng với 
lãi suất cho vay cùng kỳ) với số ngày dư nợ thực 
tế trong tháng
Trong đó: Mức chênh lệch lãi suất hỗ trợ được 
tính theo đơn vị %/tháng.
- Số tiền được hỗ trợ là tổng số tiền lãi thực 
tế hỗ trợ của tất cả các khoản cho vay thuộc đối 
tượng quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP 
và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hiện nay, các doanh nghiệp ở Việt Nam khi có 
các khoản vay được Nhà nước hỗ trợ lãi suất sẽ 
hạch toán như sau:
Giả sử, doanh nghiệp được ngân hàng cho vay 
1 tỷ phải trả lãi suất 6,4% và được Nhà nước hỗ trợ 
4,5% lãi suất. Số tiền ưu đãi lãi suất hàng tháng ngân 
hàng tự báo có trong tài khoản của doanh nghiệp.
Trường hợp 1: Nếu Ngân hàng chỉ thu đúng 
theo số tiền lãi vay đã trừ hỗ trợ lãi suất (Ngân hàng 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn thường xử lý 
theo trường hợp này): 
Kế toán hạch toán: 
Nợ TK 635 / Có TK 112 : (6.4% - 4,5%) x 1tỷ = 
19 triệu.
Trường hợp 2: Ngân hàng sẽ chuyển tiền vào 
TK của doanh nghiệp phần được hưởng ưu đãi 
lãi suất:
- Ghi nhận chi phí tiền lãi theo đúng lãi suất qui 
định của ngân hàng là 6,4%:
Nợ TK 635 / Có TK 112, 335
- Ghi nhận phần hỗ trợ lãi suất vay vốn 4,5% ghi 
giảm TK 635:
Nợ TK 112 / Có TK 635
Một số doanh nghiệp hạch toán phần được 
hưởng ưu đãi vào TK 711 – Thu nhập khác hoặc 
vào TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính:
Nợ TK 112 / Có TK 711, 515
Một số doanh nghiệp khác, chỉ ghi nhận phần 
thuế TNDN phải nộp (sau khi đã trừ phần ưu đãi 
thuế) vào chi phí thuế TNDN và không phản ánh 
phần ưu đãi thuế vào sổ sách kế toán, kế toán ghi:
Nợ TK 821 / Có TK 3334: 19 triệu
Một số doanh nghiệp phản ánh phần thuế được 
hưởng ưu đãi vào nguồn vốn kinh doanh (TK 
4118) như trường hợp của Công ty Điện lực KG, 
công ty đầu tư xây dựng các trạm truyền tải điện ở 
đảo Lại Sơn thuộc diện đầu tư ở vùng miền núi và 
hải đảo được miễn thuế thu nhập trong 4 năm, kể 
từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50 % trong 7 
năm tiếp theo. Giả sử số thuế TNDN tính theo lợi 
nhuận chịu thuế là 100 triệu, số thuế được giảm là 
50% là 50 triệu, kế toán ghi:
Nợ TK 8211: 100 triệu
Có TK 3334: 50 triệu
Có TK 4118: 50 triệu
kết luận và định hướng
Từ những phân tích trên đây có thể thấy, các 
doanh nghiệp Việt Nam chưa có phương pháp 
hạch toán thống nhất cho các khoản trợ cấp hoạt 
động. Hiện nay, Bộ Tài chính Việt Nam cũng chưa 
có những qui định cụ thể về kế toán các khoản trợ 
cấp của Chính phủ. Đây cũng là vấn đề tương đối 
khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam thuộc 
diện được hưởng ưu đãi thuế và các hỗ trợ khác 
của Chính phủ. Cách hạch toán phù hợp nhất cho 
theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP.
c) Các khoản vay đã ký hợp đồng và đã được 
vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển 
nông thôn Việt Nam từ ngày 02/11/2015 đến 
trước ngày 31/12/2020.
- Số tiền lãi thực tế hỗ trợ cho một khoản vay 
được tính theo phương pháp tổng các tích số giữa 
mức lãi suất hỗ trợ với dư nợ cho vay tương ứng với 
số ngày dư nợ thực tế, theo công thức sau:
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 55Số 111 - tháng 1/2017
các khoản này, theo ý kiến của tác 
giả là hạch toán vào thu nhập khác 
(TK 711 - Thu nhập khác).
Trường hợp doanh nghiệp được 
miễn các khoản thuế: để minh bạch 
thông tin và phản ánh chính xác 
các khoản thuế được miễn giảm 
ưu đãi, doanh nghiệp vẫn cần 
thiết phải hạch toán khoản thuế 
được miễn giảm như một khoản 
thu nhập. Cụ thể, doanh nghiệp 
vẫn phải tính toán các khoản 
thuế được miễn căn cứ vào sản lượng khai thác, 
sản xuất, lợi nhuận chịu thuế, giá tính thuế, thuế 
suất thuế được áp dụng trong trường hợp không 
được miễn và phản ánh khoản chênh lệch như một 
khoản thu nhập khác:
Nợ TK liên quan/ Có TK 711
Trường hợp doanh nghiệp được miễn giảm tiền 
thuê đất:
Hiện nay, ở Việt Nam, có một số doanh nghiệp 
sử dụng đất đai mặt bằng của mình cho mục đích 
chính và cả các hoạt động sản xuất kinh doanh 
riêng ngoài mục tiêu chính nhưng giá thuê đất 
không được tách biệt cho hai mảng hoạt động hoàn 
toàn riêng biệt này. Vì vậy, Nhà nước cần có chính 
sách theo dõi giám sát các diện tích sử dụng cho 
mục tiêu hoạt động do Nhà nước qui định và các 
hoạt động sản xuất kinh doanh riêng biệt của đơn 
vị để tính giá thuê đất theo các mức tính khác nhau. 
Phần diện tích đất sử dụng có mục tiêu khác ngoài 
hoạt động theo qui định của Nhà nước thì cần tính 
toán với mức tiền thuê hoặc thuế đất khác. Trường 
hợp Nhà nước chưa có biện pháp để theo dõi và có 
qui định chặt chẽ để tách biệt giá thuê hoặc thuế 
đất từ hai mảng hoạt động này thì chính các đơn vị 
phải tính toán tách biệt khoản chênh lệch giữa giá 
thuê đất theo mặt bằng chung và giá thuê ưu đãi để 
hạch toán riêng biệt như một khoản thu nhập.
Các khoản trợ cấp của Chính phủ là sự trợ giúp 
của chính quyền dưới dạng chuyển giao nguồn lực 
cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp đáp ứng một 
số điều kiện tương ứng trong sản xuất kinh doanh 
của họ. Đây là các khoản ưu đãi mà một số doanh 
nghiệp được hưởng khi đáp ứng một số điều kiện 
nhất định. Kế toán các khoản trợ cấp của Chính 
phủ đảm bảo phản ánh một cách trung thực và 
minh bạch các khoản ưu đãi của Chính phủ dành 
cho một số doanh nghiệp nhằm tách bạch kết quả 
hoạt động của doanh nghiệp và sự trợ giúp của 
Chính phủ là công việc cần được quan tâm trong 
điều kiện hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định 89/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi 
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh 
chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào 
Việt Nam.
2. Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành 
lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, 
quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng 
xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ 
cấp và tự vệ;
3. Nghị định 06/2006/NĐ-CP về việc quy định 
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu 
tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh;
4. Thông tư 106/2005/TT-BTC của Bộ Tài 
chính hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế 
chống bán phá giá, chống trợ cấp và các 
khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán 
phá giá, thuế đối kháng.

File đính kèm:

  • pdfuu_dai_thue_va_ho_tro_lai_cho_vay_von.pdf