Ưng dụng phần mềm 3d anatomy train trong giảng dạy môn giải phẫu thể dục thể thao cho sinh viên trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh

Trường Đại học TDTT Bắc Ninh nhiều năm

qua đã ứng dụng những thành tựu về công nghệ

thông tin vào giảng dạy, huấn luyện và cho thấy

hiệu quả rõ rệt trong việc truyền thụ kiến thức

cho sinh viên, VĐV. Theo đánh giá chung, khi

giảng dạy trên máy tính, sinh viên tiếp thu kiến

thức nhanh hơn, hiểu biết sâu sắc hơn và ý thức

tổ chức, tinh thần thái độ học tập cũng chuyển

biến rõ rệt do những hình ảnh sinh động tạo sự

tập trung chú ý và hứng thú; Giáo viên dành thời

gian ghi bảng nên tăng thời lượng thảo luận

cùng sinh viên. Xuất phát từ đặc thù của môn

học Giải phẫu TDTT đòi hỏi phải có những hình

ảnh sống động, sát thực với sự hoạt động của

các bộ phận cơ thể nói chung và hoạt động cơ

bắp nói riêng nên cần thiết phải thay thế những

hình ảnh bất động bằng những hình ảnh đa chiều

để sinh viên có thể hình dung dễ dàng hoạt động

của một bộ phận cơ thể với những cơ đồng vận

và đối vận trong một động tác được lựa chọn.

Điều đó chỉ có được với công nghệ hiện đại 3D

mới thể hiện được một động tác sát thực với

thực tế. Nhằm nâng cao chất lượng công tác

giảng dạy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

“Ứng dụng phần mềm 3D Anatomy Train trong

giảng dạy môn Giải phẫu TDTT cho sinh viên

Trường Đại học TDTT Bắc Ninh”

pdf 5 trang kimcuc 8220
Bạn đang xem tài liệu "Ưng dụng phần mềm 3d anatomy train trong giảng dạy môn giải phẫu thể dục thể thao cho sinh viên trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ưng dụng phần mềm 3d anatomy train trong giảng dạy môn giải phẫu thể dục thể thao cho sinh viên trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh

Ưng dụng phần mềm 3d anatomy train trong giảng dạy môn giải phẫu thể dục thể thao cho sinh viên trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh
361
Sè §ÆC BIÖT / 2018
ÖÙNG DUÏNG PHAÀN MEÀM 3D ANATOMY TRAIN TRONG GIAÛNG DAÏY 
MOÂN GIAÛI PHAÃU THEÅ DUÏC THEÅ THAO CHO SINH VIEÂN 
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC THEÅ DUÏC THEÅ THAO BAÉC NINH
Tóm tắt:
Thông qua nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng quy trình dạy học ứng dụng phần mềm 3D
Anatomy Train, trên cơ sở đó tiến hành thực nghiệm kiểm chứng qua 15 giáo án trong quá trình dạy
học môn Giải phẫu thể dục thể thao (TDTT) cho sinh viên đại học khóa 53 Trường Đại học TDTT
Bắc Ninh. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh được hiệu quả của phương pháp dạy học đã chọn. 
Từ khóa: Phương pháp dạy học, phần mềm 3D Anatomy Train, Giải phẫu TDTT
Application of 3D Anatomy Train software in teaching anatomy for sports students at UPES1
Summary:
Through this study, we developed a teaching process for the application of 3D Anatomy Train
software, and based on that, we conducted experiments through 15 lesson plans in the teaching
process of sports anatomy for students from 53rd term of Bac Ninh Sports University. Experimental
results have proven the effectiveness of selected teaching methods. 
Keywords: Teaching Methods, 3D Anatomy Train Software, Sports Anatomy ... 
*ThS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
**TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Nguyễn Thu Trang*
Đinh Thị Mai Anh**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh nhiều năm
qua đã ứng dụng những thành tựu về công nghệ
thông tin vào giảng dạy, huấn luyện và cho thấy
hiệu quả rõ rệt trong việc truyền thụ kiến thức
cho sinh viên, VĐV. Theo đánh giá chung, khi
giảng dạy trên máy tính, sinh viên tiếp thu kiến
thức nhanh hơn, hiểu biết sâu sắc hơn và ý thức
tổ chức, tinh thần thái độ học tập cũng chuyển
biến rõ rệt do những hình ảnh sinh động tạo sự
tập trung chú ý và hứng thú; Giáo viên dành thời
gian ghi bảng nên tăng thời lượng thảo luận
cùng sinh viên. Xuất phát từ đặc thù của môn
học Giải phẫu TDTT đòi hỏi phải có những hình
ảnh sống động, sát thực với sự hoạt động của
các bộ phận cơ thể nói chung và hoạt động cơ
bắp nói riêng nên cần thiết phải thay thế những
hình ảnh bất động bằng những hình ảnh đa chiều
để sinh viên có thể hình dung dễ dàng hoạt động
của một bộ phận cơ thể với những cơ đồng vận
và đối vận trong một động tác được lựa chọn.
Điều đó chỉ có được với công nghệ hiện đại 3D
mới thể hiện được một động tác sát thực với
thực tế. Nhằm nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Ứng dụng phần mềm 3D Anatomy Train trong
giảng dạy môn Giải phẫu TDTT cho sinh viên
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh” 
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài
liệu, phương pháp quan sát sư phạm, phương
pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư
phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm và
phương pháp toán học thống kê.
Đặc điểm dạy học ứng dụng phần mềm 3D
Anatomy Train 
Đây là một phần mềm chuyên dụng về Giải
phẫu vận động được hoàn thiện vào năm 2008
của tác giả Thomas W. Myers (Mỹ) và cộng sự
đã được nghiên cứu ứng dụng trong học tập,
giảng dạy, nghiên cứu ở nhiều trường đại học y
BµI B¸O KHOA HäC
362
học và TDTT trên thế giới. Phần mềm được
trình bày với nhiều nội dung khác nhau về giải
phẫu cơ thể người, trong đó chủ yếu là cấu tạo
và hoạt động của hệ cơ vân. Phần mềm có
những tính năng ưu việt sau:
- Cho phép lựa chọn nội dung: Toàn thân (full
body); thân trên (upper body); thân mình và vai
(trunk and arms); thân dưới (lower body); cẳng
tay và bàn tay (forearm and hand); bàn tay
(hand); cẳng chân và bàn chân (lower leg and
foot); bàn chân (foot).
- Xoay theo trục dọc (layer): xoay chậm (►)
và xoay nhanh (►► ) để lựa chọn các cơ ở các
vị trí trước, bên, sau của cơ thể.
- Phân tích các lớp cơ: Thêm hoặc bớt các cơ
từ lớp cơ sâu đến lớp cơ nông hoặc ngược lại.
Lớp trong cùng trình bày điểm bám nguyên ủy
của xương (màu đỏ) và điểm bám tận của xương
(màu xanh) cùng với cấu tạo của khớp
- Lựa chọn cơ: Chọn một cơ cần nghiên cứu
bằng cách click chuột vào cơ đó, các hoạt động
của nó được diễn tả bởi nội dung Anim và Video
(text bên phải) (hình 1).
Hình 1. Hoạt động 3D cụ thể của một cơ được lựa chọn (hình minh họa)
- Nội dung text: Mô tả bằng chữ những nội
dung sau:
+ Bám nguyên ủy (đầu gần) (proximal
attachment).
+ Bám tận (đầu xa) (distal attachment).
+ Thần kinh chi phối (innervation).
+ Mạch chi phối (blood supply).
+ Hoạt động chủ yếu (primary action).
+ Hoạt động hỗ trợ, thứ yếu (secondary action).
+ Chuỗi động học khép kín (closed kinetic
chain action).
+ Các động tác vận động cụ thể (gross motor
movements).
+ Chấn thương và bệnh lý thường gặp.
- Nội dung chủ yếu của thanh menu:
+ In hình ảnh (print image).
+ In nội dung (print text).
+ Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm (dock quiz
hoặc quiz).
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Đặc điểm dạy và học môn Giải phẫu
Thể dục thể thao
Đối với môn Giải phẫu TDTT, việc ứng dụng
phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy giúp sinh
viên hiểu rõ được hoạt động của hệ cơ bằng hình
ảnh không gian ba chiều và hình ảnh người thật,
363
Sè §ÆC BIÖT / 2018
người học được quan sát và nắm bắt được hoạt
động các khớp và các cơ xung quanh khớp đó.
Với đặc thù là môn lý thuyết đòi hỏi ghi nhớ
nhiều tên xương, khớp, cơ, các bộ phận cơ thể
người, khiến người học khó có thể cùng lúc hồi
tưởng được kiến thức trước để tiếp thu kiến thức
sau. Với phần mềm 3D Anatomy Train, người
học sẽ được phân định rõ ràng cấu trúc từng
phần, từng nhóm hệ cơ, khớp, xươngTrên cơ
sở quan sát cụ thể từng hoạt động với từng
nhóm riêng sẽ giúp người học hiểu rõ hơn về
đặc điểm giải phẫu cũng như hoạt động của từng
bộ phận trong tổng thể hệ cơ, xương, khớp cơ
thể người. 
Phương pháp dạy học ứng dụng phần mềm
3D Anatomy Train trên lớp có ảnh hưởng không
nhỏ đến việc phát huy tính tích cực của sinh
viên. Cùng với việc giáo viên sử dụng phương
pháp thuyết trình và đặt vấn đề, hình ảnh phần
mềm sẽ giúp sinh viên nhận biết hình mẫu, dẫn
dắt cách tư duy logic và giải quyết vấn đề khoa
học. Vận dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn
đề khoa học một cách chính xác, rõ ràng, xúc
tích. Thông qua hình ảnh không gian ba chiều,
nội dung bài học sẽ được nắm bắt cụ thể hơn. 
Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp
dạy ứng dụng phần mềm 3D Anatomy Train:
- Giảng viên cần có trình độ chuyên môn
vững vàng, trình độ ngoại ngữ khá trở lên.
- Người học cần có tài liệu đầy đủ, phù hợp
với người học có tư duy sáng tạo, nhanh nhạy
và tính cách hướng ngoại;
- Bên cạnh những sơ đồ khái quát các
chương, các bài, có thể bổ sung những sơ đồ mở
rộng bao hàm trí thức của các môn khoa học
khác; hoặc những vấn đề của thực tiễn cuộc sống
để làm tăng sức thuyết phục đối với người học.
2. Xây dựng quy trình phương pháp dạy
học ứng dụng phần mềm 3D Anatomy Train
trong giảng dạy môn Giải phẫu TDTT cho
sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Để lựa chọn phương pháp dạy học ứng dụng
phần mềm 3D Anatomy Train đối với môn học
Giải phẫu TDTT cho SV Trường Đại học TDTT
Bắc Ninh, chúng tôi căn cứ vào các yếu tố sau:
+ Nguyên tắc lựa chọn phương pháp dạy học;
+ Đặc điểm phương pháp dạy học bằng phần
mềm 3D Anatomy Train;
+ Đặc điểm môn học Giải phẫu TDTT;
+ Ý kiến của chuyên gia, giáo viên. 
Trên cơ sở tham khảo các tài liệu chuyên
môn và kết quả phỏng vấn chuyên gia, giáo
viên, chúng tôi tiến hành thiết kế quy trình ứng
dụng phương pháp dạy học bằng phần mềm 3D
Anatomy Train theo 4 bước sau:
+ Bước 1: Xác định kiến thức theo nội dung
chương trình môn học để xây dựng giáo án
giảng dạy
+ Bước 2: Xây dựng giáo án với việc sử
dụng nội dung dạy học ứng dụng phần mềm 3D
Anatomy Train:
Chúng tôi đã lựa chọn 15 giáo án thuộc tín chỉ
1 trong tổng số nội dung chương trình môn học và
tiến hành xây dựng bài giảng có sử dụng các nội
dung phù hợp trong phần mềm 3D Anatomy Train.
+ Bước 3: Ứng dụng phần mềm 3D Anatomy
Train trong thực tiễn giảng dạy cho môn học
Giải phẫu TDTT học phần 1.
Sau khi xây dựng giáo án giảng dạy, chúng
tôi đã tiến hành ứng dụng 15 giáo án đã soạn
thảo trên đối tượng là sinh viên khóa đại học 53
khoa GDTC trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 
+ Bước 4: Đánh giá hiệu quả phương pháp
dạy học ứng dụng phần mềm 3D Anatomy Train
trong giảng dạy môn học Giải phẫu TDTT cho
sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Đối tượng thực nghiệm là 161 sinh viên K53
khoa GDTC của Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh. chia làm 2 nhóm, nhóm thực nghiệm gồm
81 sinh viên lớp BC,ĐK, BL,BR,CL và nhóm đối
chứng gồm 80 sinh viên lớp BĐ, Golf, QV, Võ,
TD. Ở lớp đối chứng, chúng tôi tiến hành giảng
dạy theo các phương pháp thông thường vẫn sử
dụng trong quá trình lên lớp. Ở lớp thực nghiệm,
chúng tôi giảng dạy theo phương pháp dạy học
bằng phần mềm 3D Anatomy Train với các giáo
án dành cho lớp thực nghiệm đã soạn sẵn. 
Kết quả học tập của sinh viên được chọn làm
cơ sở đánh giá hiệu quả phương pháp dạy học
mới. Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành phỏng
vấn sinh viên tham gia thực nghiệm để lấy ý
kiến phản hồi từ phía người học. 
3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.1. Đánh giá hiệu quả phương pháp dạy học
ứng dụng phần mềm 3D Anatomy Train thông
qua đánh giá ý kiến phản hồi của sinh viên
BµI B¸O KHOA HäC
364
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sinh viên
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng để tìm
hiểu ý kiến phản hồi của sinh viên đối với môn
học, qua đó đánh giá hiệu quả phương pháp dạy
học. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 1.
Kết quả bảng 1 cho thấy: 
- Tỷ lệ sinh viên nhóm thực
nghiệm có hứng thú với giờ
học môn Giải phẫu TDTT
thông qua phương pháp dạy
học bằng phần mềm 3D
Anatomy Train cao hơn hẳn
nhóm đối chứng. Đồng thời,
khi so sánh sự khác biệt về các
ý kiến trả lời của 2 nhóm thực
nghiệm và đối chứng bằng chỉ
số c2 thì cho thấy có sự khác
biệt với c2tính >c2bảng ở ngưỡng
xác suất P<0.05. Điều này
khẳng định phương pháp dạy
học mà chúng tôi lựa chọn đã
nâng cao được tính hứng thú,
tính tích cực của sinh viên
trong học tập, và đem lại hiệu
quả tốt hơn cho việc học môn học Giải phẫu
TDTT cho sinh viên.
Phương pháp dạy học mới giúp sinh viên dễ
hiểu, dễ nhớ và nắm bắt kiến thức nhanh và sâu
hơn so với phương pháp thông dụng. Điều này
Bảng 1. Kết quả so sánh ý kiến đánh giá về môn học Giải phẫu TDTT giữa sinh viên
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
TT Nội dung
Nhóm đối
chứng (n=161)
Nhóm thực
nghiệm (n=81) c2 P
mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ %
1
Em có thích giờ học
môn Giải phẫu TDTT
không ?
Thích 71 44.1 72 88.9
9.83 <0.05Bình thường 35 21.74 5 6.17
Không thích 55 34.16 4 4.94
2
Phương pháp giảng
dạy của giáo viên như
thế nào ?
Dễ hiểu 70 43.48 70 86.4
9.93 <0.05Bình thường 40 24.84 7 8.7
Khó hiểu 51 31.68 4 4.9
3
Mức độ ghi nhớ nội
dung học của em khi
học môn Giải phẫu
TDTT không ?
Nắm vững tri thức
ngay trên lớp 68 42.24 47 58.02
9.77 <0.05Chỉ nắm được mộtnội dung cơ bản 43 26.7 30 37.04
Không nắm được
nội dung 50 31.06 4 4.94
4
Khi học môn Giải phẫu
TDTT em có dễ dàng
hệ thống kiến thức đã
học không?
Dễ dàng 69 42.86 54 66.67
9.89 <0.05Bình thường 34 21.12 19 23.45
Khó 58 36.02 8 9.88
Tăng cường sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy
môn Giải phẫu TDTT sẽ giúp giờ học thêm hứng thú và giúp
sinh viên ghi nhớ kiến thức tốt hơn
365
Sè §ÆC BIÖT / 2018
Bảng 2. So sánh kết quả học tập học phần 1 môn Giải phẫu TDTT 
giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 
Khóa 53 Đối tượng
Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình S đạt Không đạt c2
tínhmi % mi % mi % mi % mi % mi %
Đối chứng NĐC (n=80) 2 2.5 8 10 25 31.3 35 43.7 70 87.5 10 12.5
5.745
Thực nghiệm NTN (n=81) 6 7.40 16 19.70 42 51.90 15 18.50 79 97.50 2 2.50
một lần nữa khẳng định phương pháp dạy học
mà đề tài lựa chọn là phù hợp và đem lại hiệu
quả cao cho quá trình dạy học môn học Giải
phẫu TDTT cho sinh viên Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh.
3.2. Đánh giá hiệu quả phương pháp dạy
học ứng dụng phần mềm 3D Anatomy Train
thông qua kết quả học tập
Kết quả học tập môn học Giải phẫu TDTT
(điểm thi lần 1) được thể hiện ở bảng 2. 
Kết quả bảng 2 cho thấy: Ở nhóm thực
nghiệm, tỷ lệ sinh viên đạt điểm yếu kém đã
giảm xuống chỉ còn 2,5 % so với nhóm đối
chứng, tỷ lệ sinh viên đạt điểm yếu kém là
12.5% , tỷ lệ này ở khóa 52 khảo sát trước khi
sử dụng phương pháp giảng dạy với phần mềm
3D Anatomy Train là 13%. Tỷ lệ sinh viên đạt
điểm trung bình cũng giảm đáng kể, từ 43.7 ở
lớp đối chứng xuống còn 18.5% ở lớp thực
nghiệm, trong khi tỷ lệ này ở khóa 52 là 46%.
Tỷ lệ sinh viên đạt điểm khá, giỏi, xuất sắc ở lớp
thực nghiệm đã tăng lên đáng kể so với kết quả
thu được ở lớp đối chứng như sau: Khá tăng từ
31.3% lên đến 51.9 % và giỏi tăng từ 10 % lên
19.7 %, xuất sắc tăng từ 2.5% đến 7.4 %. Như
vậy, kết quả bảng 3 cho thấy, điểm số của hai
lớp: Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự
khác biệt rõ rệt, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê ở ngưỡng xác xuất P< 0.05. Điều đó
chứng tỏ phương pháp dạy học ứng dụng phần
mềm 3D Anatomy Train đã mang lại hiệu quả
hơn hẳn so với lớp đối chứng (c2tính >c2bảng ở
ngưỡng xác xuất P < 0.05).
KEÁT LUAÄN
1. Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực
tiễn, đề tài đã xây dựng quy trình ứng dụng
phương pháp dạy học ứng dụng phần mềm 3D
Anatomy Train trong giảng dạy môn Giải phẫu
TDTT bao gồm 4 bước:
+ Bước 1: Xác định kiến thức theo nội dung
chương trình môn học để xây dựng giáo án
giảng dạy.
+ Bước 2: Xây dựng giáo án với việc sử dụng
nội dung dạy học ứng dụng phần mềm 3D
Anatomy Train.
+ Bước 3: Ứng dụng phần mềm 3D Anatomy
Train trong thực tiễn giảng dạy cho môn học
Giải phẫu TDTT học phần 1.
+ Bước 4: Đánh giá hiệu quả phương pháp
dạy học ứng dụng phần mềm 3D Anatomy Train
trong giảng dạy môn học Giải phẫu TDTT cho
sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
2. Từ ý kiến phản hồi của sinh viên và kết quả
học tập đã khẳng định tính hiệu quả của phương
pháp dạy học ứng dụng phần mềm 3D Anatomy
Train trong giảng dạy môn Giải phẫu TDTT cho
sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Vũ Chung Thủy (2008), Giáo trình Giải
phẫu vận động, Nxb TDTT, Hà Nội.
2. Nguyễn Đức Hải, Hướng dẫn cài đặt và sử
dụng phần mềm Autodesk 3DSMax, (System
Admin 
3. Thomas W. Myers - Primalpictures (2008),
Phần mềm 3D - Anatomy Train.
4. Nguyễn Đức Văn (2008), Toán học thống
kê, Nxb TDTT, Hà Nội.
5. Viện Khoa học giáo dục (1994), Quan
niệm và xu thế phát triển phương pháp dạy học
trên thế giới, Hà Nội.
6. Thái Duy Tuyên (1992), Một số vấn đề
hiện đại lý luận dạy học, Viện KHGD, Hà Nội.
(Bài nộp ngày 15/11/2018, Phản biện ngày
19/11/2018, duyệt in ngày 28/11/2018
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thu Trang
Email: nguyenthutrangtdttbn@gmail.com)

File đính kèm:

  • pdfung_dung_phan_mem_3d_anatomy_train_trong_giang_day_mon_giai.pdf