Ứng dụng marketing truyền thông xã hội trong cơ quan thông tin - thư viện

Sự phát triển nhanh chóng của truyền

thông xã hội đã mở ra những môi trường

mới cho hoạt động marketing của các cơ

quan thông tin-thư viện (CQTT-TV). Các

phương tiện truyền thông xã hội cung cấp

cho các CQTT-TV nhiều cơ hội hơn để tiếp

cận cộng đồng người dùng tin, từ đó thu

hút người dùng tin sử dụng các sản phẩm,

dịch vụ thông tin-thư viện (TT-TV) và tích

cực tham gia các hoạt động của CQTT-TV.

Đến nay, nhiều CQTT-TV đã ứng dụng

thành công marketing truyền thông xã hội,

từ đó nâng cao vai trò, vị trí của CQTT-TV

trong cộng đồng người dùng tin và trong

xã hội nói chung.

pdf 7 trang kimcuc 7420
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng marketing truyền thông xã hội trong cơ quan thông tin - thư viện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng marketing truyền thông xã hội trong cơ quan thông tin - thư viện

Ứng dụng marketing truyền thông xã hội trong cơ quan thông tin - thư viện
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016 | 13
Tóm tắt: Marketing truyền thông xã hội là hình thức marketing dựa trên các phương 
tiện truyền thông xã hội. Hiện nay marketing truyền thông xã hội được ứng dụng phổ 
biến trong hoạt động của các cơ quan thông tin-thư viện trên thế giới. Bài viết giới thiệu 
tổng quát về marketing truyền thông xã hội và ứng dụng marketing truyền thông xã hội 
trong các cơ quan thông tin-thư viện nhằm thu hút người dùng tin sử dụng sản phẩm, 
dịch vụ thông tin-thư viện.
Từ khóa: Cơ quan TT-TV; thông tin-thư viện; ứng dụng marketing truyền thông 
xã hội.
Application of social media marketing at information – library organizations
Abstract: Social media marketing is implementing based on social media. Today, social 
media marketing is applied widely at information – library organizations in the world. 
Th e article introduces overview of social media marketing and how information – library 
organizations uses it to attract users to their products and services.
Keywords: Information - Library organizations; information – library; social media 
marketing application.
ỨNG DỤNG MARKETING TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 
TRONG CƠ QUAN THÔNG TIN-THƯ VIỆN
TS Ngô Th anh Th ảo
 Trường Đại học KHXH&NV Tp.Hồ Chí Minh
Đặt vấn đề 
Sự phát triển nhanh chóng của truyền 
thông xã hội đã mở ra những môi trường 
mới cho hoạt động marketing của các cơ 
quan thông tin-thư viện (CQTT-TV). Các 
phương tiện truyền thông xã hội cung cấp 
cho các CQTT-TV nhiều cơ hội hơn để tiếp 
cận cộng đồng người dùng tin, từ đó thu 
hút người dùng tin sử dụng các sản phẩm, 
dịch vụ thông tin-thư viện (TT-TV) và tích 
cực tham gia các hoạt động của CQTT-TV. 
Đến nay, nhiều CQTT-TV đã ứng dụng 
thành công marketing truyền thông xã hội, 
từ đó nâng cao vai trò, vị trí của CQTT-TV 
trong cộng đồng người dùng tin và trong 
xã hội nói chung.
1. Khái quát về marketing truyền thông 
xã hội 
1.1. Khái niệm truyền thông xã hội 
Th eo Kaplan, truyền thông xã hội là 
một nhóm các ứng dụng dựa trên Internet 
được xây dựng trên nền tảng ý tưởng và 
công nghệ của web 2.0, cho phép tạo lập 
và trao đổi nội dung được tạo ra bởi người 
dùng [4].
Truyền thông xã hội có các đặc điểm 
như sau:
- Bao gồm nhiều dạng thức nội dung 
khác nhau, như: văn bản, video, audio, 
hình ảnh, 
- Cho phép tương tác trong nhiều môi 
14 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
trường khác nhau thông qua chia sẻ xã 
hội, email, RSS feeds
- Th u hút được nhiều người tham gia sử 
dụng ở nhiều mức độ khác nhau.
- Cho phép thực hiện truyền thông đa 
chiều.
- Cho phép thực hiện truyền thông thời 
gian thực hoặc không đồng bộ.
- Đơn giản hóa việc gia tăng tốc độ và 
mở rộng phạm vi phổ biến thông tin.
- Có thể sử dụng với nhiều thiết bị khác 
nhau như máy tính, máy tính bảng, điện 
thoại di động, ...
1.2. Khái niệm marketing truyền thông 
xã hội 
Marketing truyền thông xã hội là 
hình thức tiếp thị dựa trên các phương 
tiện truyền thông xã hội. Mục đích của 
marketing truyền thông xã hội là tạo ra 
các nội dung mà người dùng có thể chia 
sẻ qua các phương tiện truyền thông xã 
hội nhằm giúp một tổ chức quảng bá sản 
phẩm và mở rộng khả năng tiếp cận khách 
hàng [7]. 
Marketing truyền thông xã hội đem lại 
cho các tổ chức những lợi ích như sau:
- Tạo kênh quảng cáo hiệu quả cho 
tổ chức;
- Tăng lượng truy cập thông tin về 
tổ chức;
- Xây dựng các mối quan hệ mới trong 
kinh doanh;
- Tăng thứ hạng của tổ chức trong 
công cụ tìm kiếm;
- Tăng lượng sản phẩm, dịch vụ được 
tiêu thụ;
- Giảm chi phí marketing.
2. Ứng dụng marketing truyền thông 
xã hội trong hoạt động thông tin-thư viện
2.1. Lợi ích của việc ứng dụng marketing 
truyền thông xã hội 
Hiện nay, marketing truyền thông xã 
hội đang được nhiều CQTT-TV sử dụng 
để marketing sản phẩm, dịch vụ TT-TV. 
Marketing truyền thông xã hội cung cấp 
cho các CQTT-TV nhiều cơ hội hơn để 
tiếp cận cộng đồng người dùng tin hiện 
tại cũng như tiềm năng, đồng thời tạo 
cơ hội cho người dùng tin tương tác với 
CQTT-TV. So với marketing truyền thống, 
marketing truyền thông xã hội có nhiều ưu 
điểm như: 
- Tiết kiệm thời gian;
- Hiệu quả sử dụng chi phí cao;
- Kích thích và hấp dẫn khách hàng; 
- Tiếp cận khách hàng ngay lập tức; 
- Có nhiều kênh truyền thông xã hội để 
marketing; 
- Tạo kết nối chặt chẽ với cộng đồng 
người dùng tin; 
- Cho phép hợp tác; 
- Tạo sự tương tác đa chiều; 
- Không giới hạn về thời gian.
Vì vậy, marketing truyền thông xã hội 
đem lại cho các CQTT-TV nhiều lợi ích 
như sau [5]:
- Tạo cơ hội cho CQTT-TV thu hút 
người dùng tin tiềm năng; 
- Cung cấp nhiều phương thức marketing 
sản phẩm và dịch vụ TT-TV;
- Hỗ trợ các CQTT-TV tiếp cận gần hơn 
và dễ dàng tương tác người dùng tin;
- Giúp CQTT-TV nhanh chóng nắm bắt 
nhu cầu của người dùng tin để kịp thời đưa 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016 | 15
ra các sản phẩm, dịch vụ thích hợp; 
- Giúp CQTT-TV xây dựng mạng lưới 
hợp tác với người dùng tin;
- Tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện 
marketing;
- Tiết kiệm thời gian cho người dùng tin;
- Tạo cơ hội cho người dùng tin tương 
tác với CQTT-TV và tham gia tích cực các 
hoạt động của CQTT-TV;
- Cho phép người dùng tin kết nối, trao 
đổi, tạo lập, đóng góp, bình luận và chia sẻ 
thông tin với nhau và với CQTT-TV;
- Hỗ trợ người dùng tin tìm kiếm, sử 
dụng các nguồn tài nguyên thông tin và 
các sản phẩm, dịch vụ của CQTT-TV;
- Hỗ trợ chia sẻ kiến thức.
2.2. Mục đích ứng dụng marketing 
truyền thông xã hội 
Các CQTT-TV thường ứng dụng 
marketing truyền thông xã hội với những 
mục đích sau [5,1]:
- Quảng bá các sản phẩm, dịch vụ 
TT-TV nói chung;
- Quảng bá về các nguồn tài nguyên 
thông tin, các sự kiện của CQTT-TV;
- Marketing các chương trình, dịch vụ 
dành cho người dùng tin;
- Tạo kênh giao tiếp hiệu quả giữa 
CQTT-TV và cộng đồng người dùng tin;
- Nắm bắt thông tin phản hồi của người 
dùng tin về sản phẩm, dịch vụ hiện tại và 
nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mới;
- Phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp 
ứng nhu cầu của người dùng tin;
- Cung cấp cho người dùng tin thông 
tin được cập nhật về các hoạt động của 
CQTT-TV; 
- Cung cấp các dịch vụ TT-TV;
- Tìm kiếm các nhóm khách hàng tiềm 
năng mới;
- Th u hút, hỗ trợ người dùng tin tham 
gia vào việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ 
TT-TV;
- Tạo kênh tương tác giữa những người 
dùng tin với nhau;
- Đổi mới hình ảnh và nâng cao uy tín 
của CQTT-TV;
- Xây dựng các nhóm thảo luận và hợp 
tác làm việc;
- Tạo lập và duy trì sự kết nối về chuyên 
môn với các đồng nghiệp; Xây dựng và 
quản lý đội ngũ tình nguyện viên;
- Tìm kiếm các nguồn tài trợ.
2.3. Các phương tiện truyền thông xã 
hội được sử dụng trong marketing sản 
phẩm, dịch vụ thông tin-thư viện 
Các CQTT-TV có thể tiếp thị sản phẩm, 
dịch vụ của mình bằng nhiều phương tiện 
truyền thông xã hội khác nhau, ví dụ như: 
thông báo về các sự kiện sắp được tổ chức 
hay các tài liệu mới được bổ sung bằng cách 
sử dụng Facebook; chia sẻ hình ảnh về các 
sự kiện và sản phẩm, dịch vụ TT-TV qua 
Flickr; đăng tải video trên Youtube để giới 
thiệu các cuộc tọa đàm, hội thảo.... Dưới 
đây là các công cụ truyền thông xã hội được 
sử dụng phổ biến nhất trong marketing sản 
phẩm, dịch vụ TT-TV ở nhiều nước trên 
thế giới [1,2,3,5].
- Mạng xã hội: 
+ Facebook: là trang mạng xã hội được 
sử dụng phổ biến nhất để nâng cao nhận 
thức của người sử dụng về thư viện và 
quảng bá các nguồn tài nguyên thông tin, 
các sản phẩm, dịch vụ và các sự kiện của 
16 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
CQTT-TV. Các trang Facebook hỗ trợ 
người dùng tin chia sẻ các nguồn thông tin 
và trao đổi, thảo luận các ý tưởng với nhau 
và với các chuyên gia TT-TV. Th ông qua 
Facebook, các CQTT-TV dễ dàng nắm bắt 
ý kiến đánh giá và kỳ vọng của người dùng 
tin về các sản phẩm, dịch vụ TT-TV;
+ Twitter: thường được sử dụng để quảng 
bá các dịch vụ, ví dụ, dịch vụ tra cứu, cập 
nhật tin tức về các hoạt động hàng ngày của 
CQTT-TV, ví dụ thông tin về một bộ sưu 
tập mới được bổ sung. Trang mạng xã hội 
này còn được sử dụng để tạo lập và cung 
cấp các dịch vụ, ví dụ dịch vụ phân phối 
thông tin chọn lọc. Đây cũng là kênh giao 
tiếp thường xuyên giữa CQTT-TV và cộng 
đồng người dùng tin của mình;
+ LinkedIn: được các CQTT-TV sử dụng 
để tạo sự kết nối về chuyên môn cũng như 
tiếp thị các dịch vụ của mình với các đồng 
nghiệp làm việc trong các tổ chức khác 
nhau trên thế giới. Th ông qua việc sử dụng 
LinkedIn, các CQTT-TV cũng có thể quảng 
bá ý tưởng và kinh nghiệm của mình.
+ Blog: Blog là một trong những kênh 
truyền thông xã hội lâu đời nhất. Blog được 
các CQTT-TV ứng dụng với nhiều mục 
đích khác nhau như: cung cấp thông tin 
về hoạt động thư viện; thông báo về các bộ 
sưu tập mới; thông báo về các sự kiện; định 
hướng người dùng tin đến các nguồn thông 
tin hữu ích, mới hoặc thú vị; cung cấp dịch 
vụ thông tin hiện tại; quảng bá và cung cấp 
các sản phẩm mới; nhận phản hồi, bình 
luận hoặc sự hỗ trợ từ người dùng tin; đăng 
các bài điểm sách từ người dùng tin hoặc 
các chuyên gia TT-TV; khuyến khích người 
dùng tin bình luận về sản phẩm, dịch vụ 
của thư viện; hỗ trợ thực hiện các chương 
trình đào tạo trực tuyến; cập nhật kịp thời 
thông tin và kiến thức trong lĩnh vực thư 
viện-thông tin học.
- Chia sẻ phương tiện truyền thông 
(Media sharing): 
+Youtube: CQTT-TV có thể quảng bá, 
chia sẻ các chương trình, hội thảo, semina, 
các sự kiện bằng cách đăng tải băng video 
trên Youtube.
+ Flicrk: hỗ trợ các CQTT-TV chia sẻ và 
đăng tải hình ảnh, video về các sự kiện, các 
bộ sưu tập và dịch vụ TT- TV. Công cụ này 
cũng được sử dụng để thực hiện các dịch vụ 
thông tin hiện tại.
+ Pinterest: được sử dụng để quảng bá 
các sự kiện, các bộ sưu tập và các nguồn tài 
liệu của thư viện thông qua việc đăng tải 
các hình ảnh, bảng thông báo, video giới 
thiệu thư viện, chia sẻ các bộ sưu tập mới, 
tạo lập các danh mục tài liệu hay, quảng bá 
các sự kiện, hoạt động của thư viện
+ Đánh dấu trang cộng đồng (Social 
bookmarking): được sử dụng để quảng bá 
các nguồn tài nguyên thông tin, các sự kiện 
hoặc hoạt động của các CQTT-TV. Chẳng 
hạn, CQTT-TV có thể sử dụng các website 
đánh dấu trang cộng đồng để chia sẻ các 
nguồn thông tin về một sự kiện sắp diễn ra 
hoặc đã diễn ra.
2.4. Trở ngại khi ứng dụng marketing 
truyền thông xã hội trong các CQTT-TV
Khi sử dụng các phương tiện truyền 
thông xã hội để marketing sản phẩm, dịch 
vụ của mình, các CQTT-TV có thể gặp 
những trở ngại như sau [2,5]:
- Th iếu nguồn nhân lực được đào tạo, có 
khả năng sử dụng các phương tiện truyền 
thông xã hội;
- Th iếu thời gian;
- Th iếu kinh phí;
- Th iếu kiến thức về các phương tiện 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016 | 17
truyền thông xã hội;
- Th iếu cơ hội đào tạo nhân lực;
- Có quá nhiều phương tiện truyền thông 
xã hội cần phải học cách sử dụng;
- Vấn đề về sự riêng tư và tính bảo mật 
của thông tin;
- Nhân viên các CQTT-TV ít quan tâm 
đến việc học và sử dụng phương tiện truyền 
thông xã hội;
- Hội chứng sợ công nghệ ở cán bộ 
TT-TV cũng như người dùng tin;
- Sự tham gia của người dùng tin còn 
hạn chế;
- Th iếu nhận thức về giá trị của các 
phương tiện truyền thông xã hội.
2.5. Hướng dẫn ứng dụng marketing 
truyền thông xã hội 
Nhiều tác giả, bao gồm các cá nhân và tổ 
chức, đã đưa ra hướng dẫn và lời khuyên 
về cách ứng dụng marketing truyền thông 
xã hội như thế nào để đạt được hiệu quả 
cao. Dưới đây là một số hướng dẫn quan 
trọng [1,2,5].
- Quyết định mục đích của marketing 
truyền thông xã hội: Trước hết, cần xác 
định mục đích và mục tiêu của marketing 
truyền thông xã hội dựa trên các nhu cầu 
cụ thể của một CQTT-TV cụ thể.
- Công việc chuẩn bị: Bao gồm việc cá 
nhân hóa các phương tiện truyền thông, 
kết nối các phương tiện này với website 
của CQTT-TV, ví dụ, tạo một mô tả thân 
thiện về thư viện, thay đổi màu sắc và 
nền trong Twitter và tùy biến tab hoặc 
hộp trong Facebook để tạo ra hồ sơ về 
CQTT-TV độc đáo.
- Bắt đầu từ một phương tiện truyền 
thông xã hội: Chọn một phương tiện chính, 
ví dụ Facebook hoặc Twitter và triển khai 
một cách hiệu quả nhất. Sau đó sử dụng 
kinh nghiệm này để tiếp tục triển khai các 
phương tiện truyền thông khác.
- Quyết định thông tin cần đăng tải: 
CQTT-TV phải quyết định sẽ đang tải 
gì trên các phương tiện truyền thông xã 
hội? Đăng tin tức và sự kiện, tài liệu mới 
bổ sung vào các bộ sưu tập thư viện, liên 
kết đến các bài báo, video, thông tin cộng 
đồng, hình ảnh hay những thông tin khác?
- Sử dụng văn phong phù hợp: nội dung 
trên các phương tiện truyền thông xã hội 
phải được viết với ngôn ngữ dễ hiểu, ngữ 
pháp chính xác, giọng văn thân thiện 
nhưng đúng mực.
- Kết hợp giữa tạo lập nội dung với 
chọn lựa, tổ chức và trình bày nội dung 
bằng việc sử dụng các kiến thức chuyên 
ngành: Không cần phải tạo mới tất cả nội 
dung cho Blog, Facebook, Twitter của 
CQTT- TV. Nếu CQTT-TV cung cấp liên 
kết đến các nguồn khác hoặc chọn lựa, 
tổ chức và trình bày nội dung do những 
người khác tạo ra thì người dùng tin không 
chỉ có cơ hội tham khảo các nguồn tài liệu 
được cung cấp trên các trang mạng xã hội 
của CQTT-TV mà còn có thể kết nối với 
tác giả của những tài liệu này. 
- Duy trì sự tương tác thường xuyên: Phải 
đầu tư nhiều thời gian để đăng tải thông 
tin về CQTT-TV, đọc và phản hồi kịp thời 
các ý kiến của người dùng tin trên các kênh 
truyền thông xã hội của CQTT-TV.
- Tạo các kênh được kết nối với nhau và 
có thương hiệu nhất quán: Phải tạo ra hình 
ảnh nhất quán trên tất cả các môi trường 
truyền thông xã hội của CQTT-TV. Cần 
sử dụng thống nhất logo và gam màu để 
người dùng tin dễ dàng nhận biết thương 
18 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
hiệu. Đồng thời, phải cung cấp trên website 
của CQTT-TV liên kết đến tất cả các địa 
chỉ của CQTT-TV trên các phương tiện 
truyền thông xã hội.
- Đề cao người dùng tin: Trên các 
trang fanpage trên Facebook, hình ảnh 
trên Pinterest hay video trên Youtube, 
CQTT-TV phải làm nổi bật hình ảnh và 
vai trò của người dùng tin - những người 
tham gia các sự kiện hoặc sử dụng sản 
phẩm, dịch vụ của CQTT-TV. Đây là cách 
để CQTT-TV thể hiện sự trân trọng cũng 
như lời tri ân đến người dùng tin.
- Th u hút người dùng tin bằng các cuộc 
thi: Có thể tổ chức các cuộc thi có thưởng 
trên các phương tiện truyền thông xã hội 
để thu hút sự quan tâm từ người dùng tin 
hiện tại và tiềm năng đối với các sự kiện, 
sản phẩm, dịch vụ của CQTT-TV.
- Xây dựng chiến lược quảng bá về các 
kênh truyền thông xã hội của CQTT-TV: 
Có nhiều cách để quảng bá về các kênh 
tương tác trên các phương tiện tuyrền 
thông đại chúng của CQTT-TV, như: liên 
kết đến các website khác, đăng quảng cáo 
trên web, quảng cáo qua tờ rơi
2.6. Ứng dụng marketing truyền thông 
xã hội trong các CQTT-TV ở Việt Nam
Hiện nay, nhiều CQTT-TV ở Việt Nam 
đã quan tâm ứng dụng marketing truyền 
thông xã hội để tiếp thị sản phẩm, dịch vụ 
của mình. Facebook, Flicrk, Youtube và 
blog là các phương tiện truyền thông xã 
hội được sử dụng phổ biến nhất với những 
nội dung thông tin chủ yếu như sau [9,13]:
- Th ông tin, hình ảnh về các sự kiện sắp 
tới hoặc đã diễn ra;
- Quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ 
TT-TV; 
- Giới thiệu CQTT-TV;
- Giới thiệu sách mới;
- Hướng dẫn sử dụng các sản phẩm, dịch 
vụ TT-TV;
- Tin tức về các hoạt động của 
CQTT-TV;
- Trao đổi giữa cán bộ thông tin-thư viện 
và người dùng tin.
Mặc dù bước đầu đã đạt được những 
kết quả đáng kể nhưng việc ứng dụng 
marketing truyền thông xã hội trong các 
CQTT-TV ở nước ta vẫn chưa được phổ 
biến rộng rãi và chưa đạt hiệu quả cao. 
Dưới đây là một số vấn đề cần giải quyết 
để mở rộng và nâng cao hiệu quả ứng dụng 
marketing truyền thông xã hội trong các 
CQTT-TV ở Việt Nam:
- Các CQTT-TV cần:
+ Xây dựng chính sách và kế hoạch triển 
khai marketing truyền thông xã hội cụ thể;
+ Cung cấp hạ tầng kỹ thuật và kinh phí 
đảm bảo cho việc ứng dụng marketing 
truyền thông xã hội đạt hiệu quả cao;
+ Đầu tư kinh phí, thời gian để đào tạo 
nguồn nhân lực có đủ khả năng triển khai 
marketing truyền thông xã hội một cách 
hiệu quả;
+ Nâng cao nhận thức của đội ngũ nhân 
viên về tầm quan trọng của truyền thông 
xã hội trong marketing sản phẩm, dịch vụ 
TT-TV;
+ Th ường xuyên khảo sát thói quen sử 
dụng các phương tiện truyền thông xã hội 
khác nhau của người dùng tin để kịp thời 
điều chỉnh chiến lược marketing truyền 
thông xã hội:
+ Các hiệp hội ngành nghề TT-TV phải 
đóng vai trò tích cực trong việc tuyên 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016 | 19
truyền, phổ biến về tầm quan trọng của 
ứng dụng marketing truyền thông xã hội 
trong hoạt động TT-TV. Đồng thời, cần 
chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo 
để trang bị cho các hội viên kiến thức, kỹ 
năng ứng dụng marketing truyền thông xã 
hội với nhiều hình thức đào tạo khác nhau, 
như: các khóa tập huấn ngắn hạn, các hội 
nghị chuyên đề, chương trình đào tạo trực 
tuyến, ;
+ Các cơ sở đào tạo ngành TT-TV phải 
đưa vào chương trình đào tạo nội dung 
ứng dụng truyền thông xã hội nói chung 
và marketing truyền thông xã hội nói riêng 
trong hoạt động TT-TV. 
Kết luận
Truyền thông xã hội đem lại những 
phương tiện mới và hữu ích để tiếp thị sản 
phẩm, dịch vụ TT-TV. Để mở rộng và ứng 
dụng marketing truyền thông xã hội một 
cách hiệu quả, các CQTT-TV ở Việt Nam 
cần có các chiến lược, chính sách phù hợp 
với điều kiện thực tế của tổ chức cũng như 
nhu cầu và thói quen sử dụng các phương 
tiện truyền thông xã hội của người dùng 
tin. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ tích cực 
và phối hợp chặt chẽ từ phía các tổ chức 
liên quan như các hiệp hội ngành nghề, các 
cơ sở đào tạo chuyên ngành TT-TV nhằm 
đào tạo nguồn nhân lực có khả năng ứng 
dụng marketing truyền thông xã hội một 
cách hiệu quả.
----------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ALA. Libraries making good use of 
social media and web 2.0 applications (http://
www.ala.org/news/mediapresscenter, truy 
cập 23/09/2015)
2. Jain P. Application of social media 
in marketing library and information 
services: A global perspectives (
idpublications.org , truy cập 23/09/2015)
3. Ikonne, C.N. (2013). Marketing 
of information services in the social 
media framework of communication//
International Journal of Innovative Research 
in Management, Vol.10, Issue 2, p.1-10
4. Kaplan A.M. Users of the World, 
unite! Th e challenges and opportunities of 
socila media ( truy cập 
15/10/2015)
5. Khan S.A. Application of socila media 
in marketing of library and information 
services: A case study from Pakistan 
( , truy cập 
25/08/2015)
6. Neti S. Social media and its role in 
marketing ( , truy cập 
25/08/2015)
7. 
defi nition/social-media-marketing, truy 
cập 15/09/2015
8.  truy cập 
20/09/2015
9. https://www.facebook.com/Th u-viện-
Khoa-học-Tổng-hợp-TPHCM truy cập 
29/01/2016
10. https://www.facebook.com/pages/
Thu-vien-Trung-tam-Dai-hoc-Quoc-gia-
Tp. HCM truy cập 29/01/2016
11. https://www.fl ickr.com/photos/92273 
935@ND8/sets truy cập 29/01/2016
12. 
com/ truy cập 29/01/2016
13. https://www.facebook.com/TTHLTN 
truy cập 29/01/2016
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 15-7-2016; 
Ngày phản biện đánh giá: 10-8-2016; Ngày 
chấp nhận đăng: 04-9-2016).

File đính kèm:

  • pdfung_dung_marketing_truyen_thong_xa_hoi_trong_co_quan_thong_t.pdf