Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử chẩn đoán di truyền bệnh đa Polyp tuyến gia đình

Hội chứng đa polyp tuyến gia đình

(Familial Adenomatous Polyposis-FAP) là bệnh

di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường được

mô tả lần đầu tiên vào năm 1925. Theo Frostia

và cộng sự, 100% bệnh nhân FAP không được

điều trị sẽ dẫn đến ung thư đại tràng ở tuổi

35-40(5). Ở Mỹ, bệnh FAP có tần suất 1/10.000

– 1/6.000, ở Việt Nam hiện chưa có thống kê

cụ thể về tỷ lệ mắc bệnh FAP. Trên lâm sàng,

bệnh đặc trưng bởi sự hiện diện rất nhiều

polyp tuyến ở đại tràng, thường trên 100

polyp (khoảng 100-2000 polyp). FAP có thể

xuất hiện với các triệu chứng khác như phì

đại lớp biểu mô sắc tố võng mạc, u mang quai

hàm, u nang mỡ hoặc khối u xương lành tính.

Một số tổn thương như u xương sọ và xương

hàm dưới, các bất thường về răng, u ở vai,

cánh tay, lưng là những dấu hiệu của bệnh

này(4). Vào năm 1991, mối liên hệ giữa gen

APC (Adenomatous Polyposis Coli) và bệnh FAP

đã được xác định. Nguyên nhân gây nên FAP

được xác định là do đột biến gen APC ở dòng

tế bào mầm, có 85% bệnh nhân thể nặng và

30-60% bệnh nhân thể nhẹ mang đột biến gen

APC. Gen APC nằm trên nhánh dài của nhiễm

sắc thể số 5, tại vị trí 5q21, kích thước gồm

8538 cặp base bao gồm 15 exon.

pdf 8 trang kimcuc 7260
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử chẩn đoán di truyền bệnh đa Polyp tuyến gia đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử chẩn đoán di truyền bệnh đa Polyp tuyến gia đình

Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử chẩn đoán di truyền bệnh đa Polyp tuyến gia đình
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016 231
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ CHẨN ĐOÁN DI TRUYỀN 
BỆNH ĐA POLYP TUYẾN GIA ĐÌNH 
Nguyễn Thị Băng Sương*, Nguyễn Hữu Huy*, Lê Minh Khôi*, Nguyễn Trung Tín*, Nguyễn Hoàng Bắc*
TÓM TẮT 
Mở đầu: Hội chứng đa polyp tuyến gia đình (Familial adenomatous polyposis-FAP) là bệnh di truyền do 
đột biến gen APC và MUTYH. Hầu hết các đột biến này là đột biến điểm nên giải trình tự là phương pháp hiệu 
quả nhất để phát hiện đột biến trên gen APC và MUTYH. 
Mục tiêu: Ứng dụng kỹ thuật giải trình tự và MLPA xác định đột biến gen APC và MUTYH gây bệnh 
FAP. 
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: 63 bệnh nhân có triệu chứng đa polyp và 26 gia đình bệnh nhân 
đã tham gia nghiên cứu. Sử dụng kỹ thuật MLPA để phát hiện đột biến mất đoạn, lặp đoạn và giải trình tự để 
phát hiện đột biến điểm ở gen APC và MUTYH. 
Kết quả: Tỉ lệ đột biến gen APC là 41,3% (26/63 bệnh nhân) và tỷ lệ đột biến gen MUTYH là 8,1% (3/37) 
bệnh nhân. Phân tích 117 người thân của bệnh nhân phát hiện 62 người (53%) mang gen APC hoặc MUTYH 
đột biến và 55 người (47%) không mang gen APC và MUTYH đột biến. 
Kết luận: Nghiên cứu đã ứng dụng thành công quy trình giải trình tự và MLPA chẩn đoán đột biến gen 
APC và MUTYH gây bệnh FAP. Đột biến gen APC được phát hiện với tỷ lệ cao hơn so với đột biến gen 
MUTYH. Có 53% người thân có đột biến gen nên vì thế việc tầm soát cho thân nhân là hết sức cần thiết. 
Từ khóa: FAP, gen APC, gen MUTYH, giải trình tự, MLPA. 
ABSTRACT 
MOLECULAR DIAGNOSIS OF FAMILIAL ADENOMATOUS POLYPOSIS 
Nguyen Thi Bang Suong, Nguyen Huu Huy, Le Minh Khoi, Nguyen Trung Tin, Nguyen Hoang Bac 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 231 - 238 
Background: Familial adenomatous polyposis (FAP) is a hereditary disorder caused by 
germline mutations in APC and MUTYH genes. The most common type of mutation is point mutation, so the 
most effective method to detect mutations in APC and MUTYH genes is sequencing. 
Objective: Applying sequencing and MLPA methods to detect mutations in APC and MUTYH genes. 
Materials and Methods: 63 patients with colo-rectal polyposis and their ralatives from 26 families were 
recruited. We used the MLPA method to detect deletion, duplication mutations and sequencing to detect point 
mutations in APC and MUTYH genes. 
Results: APC gene mutations were detected in 26/63 patients (41.3%) and 3/37 patiens (8.1%) were 
confirmed to carry MUTYH mutations. Analyzing 117 probands of 26 families of patients, we found 62 
probands carrying mutations in APC or MUTYH genes (53%) and 55 probands (47%) did not carry gene 
mutations. 
Conclusion: We have successfully applied sequencing and MLPA methods in detecting APC and 
MUTYH mutations in FAP patients. The prevalence of APC mutations is higher than MUTYH mutation. 
 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM 
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Nguyễn Thị Băng Sương. ĐT: 0913281386. Email: suong.ntb@umc.edu.vn 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016 232
53% probands carried gene mutations, hence screening gene mutations in these objects might be of clinical 
importance. 
Key words: FAP, APC gene, MUTYH gene, sequencing, MLPA. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hội chứng đa polyp tuyến gia đình 
(Familial Adenomatous Polyposis-FAP) là bệnh 
di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường được 
mô tả lần đầu tiên vào năm 1925. Theo Frostia 
và cộng sự, 100% bệnh nhân FAP không được 
điều trị sẽ dẫn đến ung thư đại tràng ở tuổi 
35-40(5). Ở Mỹ, bệnh FAP có tần suất 1/10.000 
– 1/6.000, ở Việt Nam hiện chưa có thống kê 
cụ thể về tỷ lệ mắc bệnh FAP. Trên lâm sàng, 
bệnh đặc trưng bởi sự hiện diện rất nhiều 
polyp tuyến ở đại tràng, thường trên 100 
polyp (khoảng 100-2000 polyp). FAP có thể 
xuất hiện với các triệu chứng khác như phì 
đại lớp biểu mô sắc tố võng mạc, u mang quai 
hàm, u nang mỡ hoặc khối u xương lành tính. 
Một số tổn thương như u xương sọ và xương 
hàm dưới, các bất thường về răng, u ở vai, 
cánh tay, lưng là những dấu hiệu của bệnh 
này(4). Vào năm 1991, mối liên hệ giữa gen 
APC (Adenomatous Polyposis Coli) và bệnh FAP 
đã được xác định. Nguyên nhân gây nên FAP 
được xác định là do đột biến gen APC ở dòng 
tế bào mầm, có 85% bệnh nhân thể nặng và 
30-60% bệnh nhân thể nhẹ mang đột biến gen 
APC. Gen APC nằm trên nhánh dài của nhiễm 
sắc thể số 5, tại vị trí 5q21, kích thước gồm 
8538 cặp base bao gồm 15 exon. Trong đó 
exon 15 có kích thước rất lớn, bao gồm 6574 
bp (base pair), chiếm 75% của trình tự mã hóa 
protein. Gen mã hóa cho protein APC gồm 
2843 acid amin, là protein ức chế khối u, có 
chức năng điều hòa quá trình tăng sinh của tế 
bào và phân chia nhiễm sắc thể(2,4,6). Các 
nghiên cứu cho thấy khoảng 15% bệnh nhân 
FAP thể nặng và 40-70% bệnh nhân thể nhẹ 
không phát hiện được đột biến gen APC. Vào 
năm 2002, Al Tassan và cộng sự đã tìm thấy 
các đột biến đảo chuyển G>T ở gen APC trong 
các polyp u tuyến, đây là những đột biến 
soma và các bệnh nhân không có đột biến 
dòng mầm gen APC. Sau đó nhóm nghiên 
cứu đã tìm ra đột biến dòng mầm ở gen 
MUTYH có chức năng sửa chữa đã gây ra đột 
biến soma này và là nguyên nhân của hội 
chứng đa polyp mới được phát hiện(1). Hội 
chứng này được đặt tên là hội chứng đa 
polyp liên quan đến gen MUTYH (MUTYH-
associated polyposis - MAP) hay còn được 
xem như hội chứng FAP thể lặn. Chính vì thế 
việc phát hiện các đột biến ở gen APC và 
MUTYH là rất cần thiết để phát hiện và điều 
trị sớm ung thư. Bên cạnh đó, đột biến ở gen 
APC và MUTYH là đột biến gen di truyền 
nên người nhà của bệnh nhân bị đột biến gen 
cũng cần xét nghiệm kiểm tra có bị đột biến 
gen này hay không để phòng tránh nguy cơ 
ung thư và thực hiện các tư vấn di truyền 
nhằm hạn chế sự lan truyền của gen đột biến 
trong cộng đồng. Các đột biến ở gen APC và 
MUTYH chủ yếu là các đột biến điểm nằm rải 
rác trong gen nên giải trình tự là phương 
pháp hiệu quả nhất. Hiện nay tại Việt Nam, 
tác giả Nguyễn Phương Anh đã tiến hành 
nghiên cứu chẩn đoán đột biến gen gây bệnh 
đa polyp tuyến gia đình đột biến nhưng chỉ 
giới hạn trong phạm vi exon 15 của gen 
APC(10). Vì thế mục tiêu của nghiên cứu chúng 
tôi là chẩn đoán đột biến gây bệnh đa polyp 
tuyến gia đình trên toàn bộ gen APC và 
MUTYH. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến 
hành thực hiện kỹ thuật MLPA, giải trình tự 
gen APC và MUTYH của 63 bệnh nhân có 
triệu chứng đa polyp và 117 người thân ruột 
thịt của 26 gia đình bệnh nhân. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016 233
Phương pháp nghiên cứu 
Tách chiết DNA genome từ mẫu máu 
Mẫu máu được chống đông bằng EDTA, 
được tách chiết trong 24 giờ. Quy trình tách 
chiết DNA genome từ 200 µl máu ngoại vi 
được tiến hành theo QiAgen Kit. Đo nồng độ 
và độ tinh sạch của DNA tách chiết, những 
mẫu có tỷ lệ giá trị mật độ quang ở bước sóng 
260/280 nm đạt từ 1,8 – 2,0 được dùng để tiến 
hành phản ứng PCR và giải trình tự gen. 
Kỹ thuật giải trình tự gen và phân tích kết 
quả 
Tiến hành phản ứng PCR khuếch đại 15 
exon của gen APC và 16 exon của gen 
MUTYH. Sản phẩm PCR được tinh sạchvà 
giải trình tự từng đoạn gen được khuếch đại. 
Kết quả giải trình tự được phân tích bằng 
phần mềm CLC Main Workbench v5.5. 
 Kỹ thuật MLPA 
Sử dụng kit SALSA MLPA Kit P043-APC 
probemix theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kết 
quả sau khi chạy điện di sẽ được phân tích tự 
động để phát hiện đột biến nhờ phần mềm 
GeneMarker ver 1.6 (Softgenetics). 
Xử lý số liệu 
Số liệu thống kê được thu thập và xử lý 
bằng phần mềm SPSS 19.0. Phép kiểm Chi bình 
phương được dùng để so sánh tỷ lệ. 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Đặc điểm nhóm nghiên cứu 
Bảng 1. Phân bố theo giới và tuổi của bệnh nhân 
Nhóm tuổi 
Nam Nữ Hai giới 
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 
Dưới 30 7 11,1 4 6,3 11 17,4 
Từ 30 - 60 25 39,7 19 30,1 44 69,8 
Trên 60 8 12,7 0 0 8 12,7 
Tổng số 40 63,5 23 36,5 63 100 
Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu thì 
nhóm các bệnh nhân từ 30 đến 60 tuổi chiếm 
đa số (69,8%), độ tuổi trung bình của bệnh 
nhân trong nhóm nghiên cứu là 43,9. Tỷ lệ 
bệnh nhân nam tham gia nghiên cứu là 63,5% 
và nữ chiếm 36,5%. 
Kết quả đột biến gen APC 
Bảng 2. Các đột biến điểm trên gen APC được phát hiện bằng phương pháp giải trình tự. 
STT 
Bệnh 
nhân 
Exon 
đột biến 
Nucleotide bị 
thay đổi 
Acid amin bị thay đổi Kết luận về đột biến 
Tác giả và năm công 
bố 
1 FAP06 15 c.4663insA p.Ser1556PhefsX2 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Gismodi (1997), 
Hum Mutat 9, 370 
2 FAP09 15 
c.3494A>T 
p.Lys1165Ile 
Dị hợp tử 
Đột biến sai nghĩa 
Đột biến mới 
3 FAP11 15 c.4367A>C p.Lys1456Thr 
Dị hợp tử 
Đột biến sai nghĩa 
Đột biến mới 
4 FAP13 15 
c.2097G>A 
p.Trp699 Term 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Bunyan (1995), 
 J Med Genet 32, 728 
5 FAP18 15 c.4550delA p.Gln1517ArgfsX6 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Đột biến mới 
6 FAP20 15 
c.3147G>A 
p.Trp1049Term 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Friedl (2001), Gut 48, 515 
7 FAP25 14 c.1916delT p.Leu639TyrfsX7 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Mandl (1994), Hum Mol 
Genet 3, 181 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016 234
STT 
Bệnh 
nhân 
Exon 
đột biến 
Nucleotide bị 
thay đổi 
Acid amin bị thay đổi Kết luận về đột biến 
Tác giả và năm công 
bố 
8 FAP27 15 c.5908A>C p.Ser1970Arg 
Dị hợp tử 
Đột biến sai nghĩa 
Pedemonte (1998) 
Genes Chromosomes 
Cancer 22, 257 
9 FAP29 15 
c.3921-
3925delAAAAG 
p.Glu1309AspfsX4 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Miyaki (1994), 
Cancer research; 
54(11), 3011-20 
10 FAP30 15 
c.4345A>T 
p.Lys1449Term 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Wallis (1999), J Med 
Genet 36, 14 
11 FAP31 15 
c.3202_3205del
TCAA 
p.Ser1068GlyfsX57 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Paul (1993), Hum Mol 
Genet 2, 925 
12 FAP32 15 c.2055G>A p.Trp685 Term 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Olschwang (1993), Cell 
75, 959 
13 FAP33 15 c.5766G>C p.Gln1922His 
Dị hợp tử 
Đột biến sai nghĩa 
Đột biến mới 
14 FAP35 12 c.1613A>T p.Glu538Val 
Dị hợp tử 
Đột biến sai nghĩa 
Friedl (2005) Hered 
Cancer Clin Pract 3,95 
15 FAP36 15 c.2542A>T p.Lys848 Term 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Miyaki (1994) Cancer 
Res 54, 3011 
16 FAP37 15 c.3146G>A p.Trp1049Term 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Moisio (2002) Gut 50, 845
17 FAP39 15 c.3498T>G p.Tyr1166Term 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
De la Fuente (2007) Dis 
Colon Rectum 50, 2142 
18 FAP45 13 c.1730T>G p.Leu577Term 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Lagarde (2010), J Med 
Genet 47, 721 
19 FAP46 15 c.2991T>G p.Tyr997 Term 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Friedl (2001), Gut 48, 
515 
20 FAP48 15 c.2977A>T p.Lys993 Term 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Garcia-Lozano (2005), 
Genet Test 9, 37 
21 FAP51 5 c.595G>A p.Ala199 Thr 
Dị hợp tử 
Đột biến sai nghĩa 
Azzopardi (2008), 
Cancer Res 68, 358 
22 FAP55 15 c.2055G>A p.Trp685 Term 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Olschwang (1993), Cell 
75, 959 
23 FAP57 14 c.1916T>C p.Leu639 Ser 
Dị hợp tử 
Đột biến sai nghĩa 
Azzopardi (2008), 
Cancer Res 68, 358 
24 FAP60 4 c.502A>T p.Arg168Term 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Olschwang (1993), Am 
J Hum Genet 52, 273 
25 FAP63 15 c.3225T>G p.Tyr1075Term 
Dị hợp tử 
Đột biến làm xuất hiện mã 
kết thúc 
Won (1999), J Hum 
Genet 44, 103 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016 235
Hình 1. Bản đồ đột biến gen APC ở bệnh nhân FAP 
Nhận xét: Chúng tôi đã xác định được 1/63 
bệnh nhân bị đột biến mất đoạn (chiếm 1,6%) và 
25/63 bệnh nhân bị đột biến điểm ở gen APC 
(chiếm 39,7%). Trong đó có 20/26 bệnh nhân có 
đột biến trên exon 15 (chiếm 76,9%). Điều này 
hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu khác vì 
exon 15 là exon có kích thước lớn nhất, chiếm 
75% trình tự mã hóa và là vùng tập trung đột 
biến của gen APC(4). Kết quả nghiên cứu cũng 
đã tìm ra 4 đột biến gen APC mới hoàn toàn 
trên thế giới chiếm tỷ lệ 16%. Các đột biến gen 
APC chủ yếu thuộc 2 dạng: 
- Đột biến cắt ngắn protein: Bao gồm các loại 
đột biến vô nghĩa hay lệch khung làm xuất hiện 
mã kết thúc sớm gây cắt ngắn protein. Khi giải 
trình tự gen APC của 63 bệnh nhân FAP, chúng 
tôi đã tìm được 18/25 bệnh nhân có các dạng đột 
biến cắt ngắn protein APC (gồm đột biến lệch 
khung làm xuất hiện mã kết thúc và đột biến vô 
nghĩa), chiếm tỷ lệ 72% đột biến điểm. 
- Đột biến sai nghĩa: Các dạng đột biến làm 
thay đổi acid amin. Khi giải trình tự gen APC 
của 63 bệnh nhân FAP, chúng tôi đã tìm được 
7/25 bệnh nhân có các dạng đột biến sai nghĩa, 
chiếm 28% đột biến điểm. 
Khi sử dụng quy trình MLPA phát hiện các 
bất thường lớn trên toàn bộ exon của gen APC. 
Chúng tôi đã phát hiện được 01 bệnh nhân bị 
đột biến mất đoạn APC tại vị trí probe 03324-
L02527. 
Tỷ lệ đột biến gen APC 
Bảng 2. Tương quan về tỷ lệ đột biến gen APC giữa các nghiên cứu 
Nhóm nghiên cứu Năm Tổng mẫu Số bệnh nhân đột biến Tỷ lệ ĐB (%) Giá trị p Ý nghĩa thống kê 
Nghiên cứu này 2015 63 26 41,3 
Jin P và c.s 2010 14 9 64,3 0,117 Không khác biệt 
Andrzej Plawski và c.s 2009 164 80 48,8 0,309 Không khác biệt 
Giovana Tardin Torrezangf 2013 23 14 60,9 0,106 Không khác biệt 
Won YJ 1999 62 38 61,3 0,025 Có khác biệt 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016 236
Nhóm nghiên cứu Năm Tổng mẫu Số bệnh nhân đột biến Tỷ lệ ĐB (%) Giá trị p Ý nghĩa thống kê 
Miyoshi Y và c.s 1992 79 53 67,1 0,002 Có khác biệt 
Nguyễn Phương Anh và c.s 2010 22 19 86,4 0,0003 Có khác biệt 
Nhận xét: Tỉ lệ đột biến gen APC trong 
nghiên cứu này là 41,3% (26/63 bệnh nhân). 
Phép kiểm Chi bình phương (α=0,05) cho 
thấy tỷ lệ đột biến trong nghiên cứu chúng tôi 
không có sự khác biệt so với các nghiên cứu 
tại Trung Quốc, Ba Lan, Brazil và thấp hơn tỷ 
lệ đột biến của các nghiên cứu tại Hàn Quốc, 
Nhật Bản. Nguyên nhân của sự khác biệt này 
có thể là do yếu tố chủng tộc, lối sống(3) hoặc 
chế độ dinh dưỡng khác nhau(8) và thường 
mang tính truyền thống của từng khu vực, 
quốc gia đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đột biến. 
Tỷ lệ đột biến của nghiên cứu chúng tôi thấp 
hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Phương 
Anh và cs(10) bởi vì tác giả này chỉ lựa chọn 
đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân đa 
polyp thể điển hình đã tiến triển thành ung 
thư, trong khi nghiên cứu chúng tôi lựa chọn 
thêm các đối tượng bệnh nhân thể nhẹ, số 
lượng polyp ít chưa tiến triển thành ung thư. 
Các bệnh nhân này biểu hiện kiểu hình đa 
polyp nhưng không phải do đột biến gen 
APC mà do đột biến gen MUTYH, những đột 
biến trong quá trình hoàn thiện protein APC 
hoặc đột biến làm thay đổi chức năng các đơn 
vị tham gia vào con đường tín hiệu Wnt nên 
đã làm giảm tỷ lệ đột biến gen APC trong 
nghiên cứu. 
Kết quả đột biến gen MUTYH 
Bảng 3. Tỷ lệ bệnh nhân mang đột biến gen 
MUTYH 
 Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ % 
Đột biến 3 8,1 
Không đột biến 34 91,9 
Tổng cộng 37 100 
Nhận xét: Trong số 37 bệnh nhân không 
phát hiện đột biến trên gen APC tiếp tục giải 
trình tự gen MUTYH, chúng tôi đã phát hiện 
được 03 bệnh nhân bị đột biến điểm trên gen 
MUTYH, chiếm 8,1%. Trong đó bao gồm 2 
bệnh nhân có đột biến đồng hợp 
(p.Tyr128Term và p.Tyr179Cys) và 1 bệnh 
nhân có đột biến dị hợp kép (IVS10-2A>G, 
p.Ala485Thr). 
Theo nghiên cứu của Kim DW và cộng sự 
(2007) tại Hàn Quốc thì tỉ lệ đột biến gen 
MUTYH là 4,6%(9). Jang MA và cộng sự (2015) 
cho rằng tỉ lệ đột biến gen MUTYH là 2%(7). 
Nghiên cứu của Yanaru-Fujisawa R và cộng sự 
(2008) tại Nhật Bản cho thấy tỉ lệ đột biến 
MUTYH ở bệnh nhân FAP là 3%(12). Nghiên cứu 
của Shinmura K và cộng sự (2014) tại Nhật Bản 
thì tỉ lệ đột biến gen MUTYH là 2%(11). Chúng tôi 
phát hiện đột biến gen MUTYH chiếm tỉ lệ 8,1% 
trên tổng số 37 mẫu giải trình tự gen MUTYH. 
Số liệu này có sự khác biệt so với số liệu của tác 
giả khác, chúng tôi cho rằng nguyên nhân của 
sự khác biệt với nghiên cứu của Jang là do yếu 
tố chủng tộc, cũng như tiêu chí chọn bệnh của 
mỗi nghiên cứu. 
Mối liên hệ giữa đột biến gen và số 
polyp ở các bệnh nhân FAP 
Khi phân tích 63 bệnh nhân chúng tôi phát 
hiện có 29 bệnh nhân mang đột biến gen (APC 
hoặc MUTYH). Tiến hành so sánh kiểu gen với 
số lượng polyp của các bệnh nhân, kết quả được 
trình bày ở bảng 4. 
Bảng 4. Mối tương quan giữa đột biến gen và số polyp 
Số polyp ở đại trực 
tràng 
Bệnh nhân đột biến 
gen APC 
Bệnh nhân đột biến gen 
MUTYH 
Bệnh nhân mang gen đột biến 
n Tỷ lệ % 
<100 polyp 5 3 8 27,6 
 100 polyp 21 0 21 72,4 
Tổng cộng 26 3 29 100 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016 237
Nhận xét: Trong số 29 bệnh nhân mang gen 
đột biến (APC hoặc MUTYH), có 21 bệnh nhân 
có số polyp 100 (chiếm 72,4%) và 8 bệnh 
nhân có số polyp < 100 (chiếm 27,6%). Trong đó 
cả 3 bệnh nhân đột biến gen MUTYH đều có số 
lượng polyp < 100. Điều này phù hợp với các 
nghiên cứu của Torrezan và cộng sự (năm 
2013), các bệnh nhân FAP mang đột biến gen 
MUTYH có kiểu hình nhẹ, số polyp ở đại trực 
tràng < 100(6). Xét nhóm bệnh nhân bị đột biến 
gen APC, chúng tôi phát hiện 5/26 bệnh nhân có 
số polyp < 100 (chiếm 19,2%) và 21/26 bệnh 
nhân có số polyp 100 (chiếm 80,8%). Nghiên 
cứu của Fostira năm 2010 cho thấy, trong số 20 
bệnh nhân FAP bị đột biến gen APC thì có 25% 
bệnh nhân có số polyp < 100 và 75% bệnh nhân 
có số polyp 100. Như vậy kết quả của chúng tôi 
tương tự như kết quả của Fostira(5). 
Tỷ lệ mang gen đột biến gây bệnh FAP 
của các thành viên trong gia đình bệnh 
nhân 
Trong số 26 gia đình bệnh nhân được 
phân tích gen, có 22 gia đình (chiếm 84,6%) có 
tiền sử gia đình, có bố hoặc mẹ mang gen đột 
biến. Có 4 gia đình bệnh nhân (chiếm 15,4%) 
không có tiền sử gia đình trước đó. Bệnh FAP 
là bệnh đa polyp có tính chất di truyền, thông 
thường người bố hoặc người mẹ mang gen và 
truyền gen bệnh cho con của mình. 
Bảng 5. Tỷ lệ gia đình có bố hoặc mẹ mang gen 
APC hoặc MUTYH đột biến 
Kết quả n Tỷ lệ% 
Gia đình có bố hoặc mẹ mang gen 
đột biến 
22 84,61 
Gia đình có bố và mẹ không mang 
gen đột biến 
4 15,39 
Tổng cộng 26 100 
Tuy nhiên, cũng như các bệnh lý di truyền 
khác, không phải một khi người con mang gen 
đột biến là 100% đều do được di truyền từ bố 
hoặc mẹ mà có thể đột biến gen này chỉ mới 
phát sinh ở bệnh nhân do trong quá trình hình 
thành giao tử. Nghiên cứu của chúng tôi cho 
thấy có 4 bệnh nhân có bố và mẹ hoàn toàn bình 
thường, không mang gen đột biến như ở bệnh 
nhân. Điều này chứng tỏ đột biến ở bệnh nhân 
là đột biến mới, xuất hiện trong quá trình hình 
thành giao tử, phân chia tế bào... Theo N. S. 
Fearnhead và cộng sự (2001) thì tỷ lệ đột biến de 
novo của gen APC vào khoảng trên 10%(4). Vì 
vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi tuy có tỷ 
lệ đột biến de novo tương đối cao hơn nhưng 
cũng vẫn phù hợp với số liệu trong y văn. 
Bảng 6. Tỷ lệ người thân của bệnh nhân mang gen APC hoặc MUTYH bị đột biến 
Kết quả Người thân phân tích gen 
APC 
Người thân phân tích gen 
MUTYH 
Tổng số người thân được 
phân tích kiểu gen 
n Tỷ lệ% 
Có mang gen đột biến 55 7 62 53 
Không mang gen đột biến 50 5 55 47 
Tổng số 105 12 117 100 
Nhận xét: Khi phân tích 117 người thân của 
26 gia đình bệnh nhân, chúng tôi phát hiện có 
62 người có mang gen APC hoặc MUTYH đột 
biến, chiếm 53% và có 55 người không mang 
gen APC và MUTYH đột biến, chiếm 47%. Kết 
quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương 
Anh (2012) cho thấy tỷ lệ người thân của các 
bệnh nhân mang đột biến gen APC là 68%. Sự 
khác nhau này có thể do cách chọn mẫu khác 
nhau, tác giả Nguyễn Thị Phương Anh nghiên 
cứu trên đối tượng bệnh nhân đa polyp di 
truyền đã bị ung thư đại trực tràng, còn nghiên 
cứu của chúng tôi chọn cả các đối tượng chưa bị 
ung thư(10). Tất cả thân nhân có đột biến đều 
được tư vấn chuyển khám chuyên khoa tiêu 
hóa để được tư vấn kỹ về chế độ theo dõi và 
điều trị tích cực bệnh FAP. Điều này giúp khẳng 
định ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu trong 
tầm soát, dự phòng ung thư đại trực tràng. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016 238
KẾT LUẬN 
Chúng tôi đã ứng dụng thành công quy 
trình giải trình tự và MLPA chẩn đoán đột biến 
gen APC và MUTYH gây bệnh FAP. Đột biến 
gen APC được phát hiện với tỷ lệ cao (26/63 – 
41,27%), tuy hiếm gặp hơn nhưng vẫn phát hiện 
các trường hợp đột biến gen MUTYH (3/63 – 
4,76%). Trong số 26 gia đình bệnh nhân được 
phân tích gen, có 22 gia đình (chiếm 84,61%) có 
tiền sử gia đình, có bố hoặc mẹ mang gen đột 
biến và 4 gia đình bệnh nhân (chiếm 15,39%) 
không có tiền sử gia đình trước đó. Khi phân 
tích 117 người thân của 26 gia đình bệnh nhân, 
chúng tôi phát hiện có 62 người có mang gen 
APC hoặc MUTYH đột biến, chiếm 53% và có 
55 người không mang gen APC và MUTYH đột 
biến, chiếm 47%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Al-Tassan N., et al. (2002). Inherited variants of MYH 
associated with somatic G:C-->T:A mutations in colorectal 
tumors. Nat Genet, 30(2): 227-32. 
2. Beroud C. and Soussi T. (1996). APC gene: database of 
germline and somatic mutations in human tumors and cell 
lines. Nucleic Acids Res, 24(1): 121-4. 
3. Fatima AH, Boushey RP (2009). Colorectal cancer 
epidemiology: incidence, mortality, survival, and risk factors. 
Clinics in colon and rectal surgery, 22(4): 191. 
4. Fearnhead NS., Britton MP., and Bodmer WF. (2001). The 
ABC of APC. Hum Mol Genet, 10(7): 721-33. 
5. Fostira F, et al. (2010). Mutational spectrum of APC and 
genotype-phenotype correlations in Greek FAP patients. 
BMC cancer, 10(1): 389. 
6. Giovana TT, et al. (2013). Mutational spectrum of the APC 
and MUTYH genes and genotype-phenotype correlations in 
Brazilian FAP, AFAP, and MAP patients. Orphanet Journal 
of Rare Diseases, 8: 54. 
7. Jang MA, et al. (2015). Frequency and spectrum of actionable 
pathogenic secondary findings in 196 Korean exomes. 
Genetics in Medicine. 
8. Potter JD (1996). Nutrition and colorectal cancer. Cancer 
Causes & Control, 7(1): 127-146. 
9. Kim DW et al. (2007). Germline mutations of the MYH gene 
in Korean patients with multiple colorectal adenomas. 
International journal of colorectal disease, 22(10): 1173-1178. 
10. Nguyễn Phương Anh (2011). Nghiên cứu đột biến gen APC 
ở bệnh ung thư đại trực tràng thể đa polyp tuyến gia đình. 
Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 
11. Shinmura K, et al. (2014). Impaired 8-hydroxyguanine repair 
activity of MUTYH variant p. Arg109Trp found in a Japanese 
patient with early-onset colorectal cancer. Oxidative 
medicine and cellular longevity, 2014. 
12. Yanaru FR, et al. (2008). Genomic and functional analyses of 
MUTYH in Japanese patients with adenomatous polyposis. 
Clinical genetics, 73(6): 545-553. 
Ngày nhận bài báo: 10/03/2016 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/03/2016 
Ngày bài báo được đăng: 25/03/2016 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_ky_thuat_sinh_hoc_phan_tu_chan_doan_di_truyen_benh.pdf