Ứng dụng công nghệ mã nguồn mở vào xây dựng cổng kiến thức cho thư viện trường Đại học

Cổng kiến thức (knowledge portal) hay

còn gọi là Cổng thông tin tri thức là một

hình thức cụ thể của cổng thông tin. Đây là

“một loại cổng thông tin hỗ trợ có chủ đích và

kích thích sự chuyển giao kiến thức, lưu trữ và

truy hồi kiến thức, tích hợp kiến thức, và ứng

dụng kiến thức (ví dụ như quy trình quản lý tri

thức) bằng cách cung cấp việc truy cập đến các

nguồn kiến thức có liên quan” [1]; “Cổng kiến

thức là một hình thức của Cổng thông tin với

chức năng như một hệ thống quản lý tri thức

(KMS- Knowledge Management System), là

một hệ thống phần mềm hỗ trợ truy cập đơn

điểm (single-point-access) nhanh chóng và dễ

dàng đến các nguồn tri thức khác nhau, đào

sâu khai thác các nguồn tri thức bên trong

Tóm tắt: Nghiên cứu đưa ra ý tưởng và giải pháp ứng dụng công nghệ mã nguồn mở

vào thiết kế cổng kiến thức cho thư viện trường đại học.

Từ khóa: Cổng kiến thức; mã nguồn mở; thư viện trường đại học; giải pháp

công nghệ.

Development of knowledge portal at university library using open source tools

Abstract: The paper introduces some ideas and solutions to develop knowledge portal

at university library using open source tools.

Keywords: Knowledge portal; open source; university library; technology solution.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MÃ NGUỒN MỞ

VÀO XÂY DỰNG CỔNG KIẾN THỨC

CHO THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

PGS TSKH Bùi Loan Thùy

Trường Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh

ThS Tô Sanya Minh Kha

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

và bên ngoài của cơ quan, tổ chức tạo lập ra

Cổng kiến thức đó. Vì vậy, Cổng kiến thức

còn được hiểu như là một bản đồ có cấu

trúc dẫn đến các nguồn tri thức” [4]. Chính

vì điều này, các giải pháp xây dựng Cổng

thông tin đều có thể áp dụng cho việc xây

dựng Cổng kiến thức.

pdf 7 trang kimcuc 5240
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ mã nguồn mở vào xây dựng cổng kiến thức cho thư viện trường Đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ mã nguồn mở vào xây dựng cổng kiến thức cho thư viện trường Đại học

Ứng dụng công nghệ mã nguồn mở vào xây dựng cổng kiến thức cho thư viện trường Đại học
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 11
Đặt vấn đề
Cổng kiến thức (knowledge portal) hay 
còn gọi là Cổng thông tin tri thức là một 
hình thức cụ thể của cổng thông tin. Đây là 
“một loại cổng thông tin hỗ trợ có chủ đích và 
kích thích sự chuyển giao kiến thức, lưu trữ và 
truy hồi kiến thức, tích hợp kiến thức, và ứng 
dụng kiến thức (ví dụ như quy trình quản lý tri 
thức) bằng cách cung cấp việc truy cập đến các 
nguồn kiến thức có liên quan” [1]; “Cổng kiến 
thức là một hình thức của Cổng thông tin với 
chức năng như một hệ thống quản lý tri thức 
(KMS- Knowledge Management System), là 
một hệ thống phần mềm hỗ trợ truy cập đơn 
điểm (single-point-access) nhanh chóng và dễ 
dàng đến các nguồn tri thức khác nhau, đào 
sâu khai thác các nguồn tri thức bên trong 
Tóm tắt: Nghiên cứu đưa ra ý tưởng và giải pháp ứng dụng công nghệ mã nguồn mở 
vào thiết kế cổng kiến thức cho thư viện trường đại học.
Từ khóa: Cổng kiến thức; mã nguồn mở; thư viện trường đại học; giải pháp 
công nghệ.
Development of knowledge portal at university library using open source tools 
Abstract: Th e paper introduces some ideas and solutions to develop knowledge portal 
at university library using open source tools.
Keywords: Knowledge portal; open source; university library; technology solution.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MÃ NGUỒN MỞ 
VÀO XÂY DỰNG CỔNG KIẾN THỨC 
CHO THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
PGS TSKH Bùi Loan Th ùy
Trường Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh
Th S Tô Sanya Minh Kha
Trường Đại học Tôn Đức Th ắng
và bên ngoài của cơ quan, tổ chức tạo lập ra 
Cổng kiến thức đó. Vì vậy, Cổng kiến thức 
còn được hiểu như là một bản đồ có cấu 
trúc dẫn đến các nguồn tri thức” [4]. Chính 
vì điều này, các giải pháp xây dựng Cổng 
thông tin đều có thể áp dụng cho việc xây 
dựng Cổng kiến thức.
Các giải pháp xây dựng Cổng thông tin 
hiện nay đều chú trọng việc thiết kế dựa 
trên tiêu chuẩn J2EE chạy trên máy chủ 
như WebSphere của IBM, hoặc theo mô 
hình WebLogic của BEA, hoặc Dot NET 
của Microsoft , hoặc sử dụng kết hợp các 
giải pháp với nhau. Các giải pháp xây dựng 
Cổng thông tin phải bảo đảm được các yêu 
cầu bắt buộc như khả năng tích hợp, khả 
năng bảo mật cao,
12 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Có ba hình thức xây dựng Cổng thông 
tin, đó là: 
1. Xây dựng trên cơ sở một phần mềm 
hệ thống chuyên dùng (APS- Application 
Platform Suite).
2. Định hướng lại dòng luân chuyển 
thông tin của tất cả các hệ thống ứng dụng 
hiện có thông qua một ứng dụng Cổng 
thông tin đã xây dựng sẵn.
3. Triển khai theo hướng sử dụng hệ 
thống phần mềm hoạch định nguồn lực.
Sử dụng các phần mềm mã nguồn mở là 
một giải pháp công nghệ hiện đang được 
sử dụng rất nhiều bởi những ưu điểm của 
nó. Phần mềm mã nguồn mở được cung 
cấp dưới cả dạng mã và nguồn, miễn phí, 
người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát 
triển hoặc nâng cấp theo một số nguyên 
tắc chung quy định trong giấy phép của 
phần mềm mã nguồn mở. So với thư 
viện đại học ở nhiều nước, phần lớn thư 
viện đại học Việt Nam có quy mô vừa và 
nhỏ, vì vậy, việc xây dựng Cổng kiến thức 
không đòi hỏi phải sử dụng các phần mềm 
thương mại, mà hoàn toàn có thể sử dụng 
các phần mềm mã nguồn mở, miễn là các 
phần mềm mã nguồn mở có đầy đủ những 
tính năng cần thiết. Ví dụ, có thể sử dụng 
một số phần mềm mã nguồn mở để xây 
dựng Cổng kiến thức thư viện đại học, 
như: Matadot, Gluecode Advanced Server, 
Liferay Portal, Moodle,
1. Ý tưởng thiết kế mô hình Cổng kiến 
thức thư viện trường đại học
1.1. Tổ chức Cổng kiến thức 
Cổng kiến thức là cửa ngõ truy cập đến 
các nguồn kiến thức khác nhau, đa dạng về 
hình thức, phong phú về nội dung. Cổng 
kiến thức của một thư viện đại học có đặc 
thù so với những website thư viện thông 
thường là sự đóng góp nội dung từ nhiều 
phía, cả thư viện và người sử dụng thư viện, 
cũng như khả năng giao tiếp giữa cộng 
đồng người sử dụng thư viện với nhau. 
Với đặc thù đó, Cổng kiến thức hỗ trợ rất 
tốt cho thư viện trong việc khai thác các 
nguồn kiến thức tiềm tàng, đến từ các đối 
tượng tham gia cộng đồng Cổng kiến thức 
như: giảng viên, sinh viên, học viên, nhà 
nghiên cứu, Những nguồn kiến thức đó 
có thể luân chuyển trên Cổng kiến thức mà 
không cần qua cán bộ thư viện.
 Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 198 
website thư viện của các trường đại học 
trên cả nước vào giữa tháng 9/2015. Kết 
quả khảo sát cho thấy, chỉ có 119 trường 
đại học cung cấp khả năng truy cập đến 
website thư viện, chiếm tỷ lệ 60%. Trong số 
đó, có 89 website thư viện (75%) cung cấp 
khả năng tương tác hai chiều giữa người sử 
dụng và thư viện. Người sử dụng tương tác 
với thư viện tập trung chủ yếu ở các tính 
năng trò chuyện trực tuyến (live chat), góp 
ý, yêu cầu; 8 website thư viện (7%) cung 
cấp khả năng tương tác đa chiều giữa các 
đối tượng sử dụng website, tập trung chủ 
yếu ở tính năng cung cấp diễn đàn thảo 
luận. Tuy nhiên, diễn đàn của các website 
thư viện đại học hiện nay hầu hết đều chưa 
được sử dụng có hiệu quả. Các bài đăng 
trên diễn đàn chỉ mới theo hình thức “câu 
hỏi thường gặp”, người sử dụng hỏi - thư 
viện đáp, chưa thấy được sự giao tiếp, trao 
đổi thông tin, kiến thức từ các đối tượng sử 
dụng với nhau.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 13
Bảng 1. Kết quả khảo sát 198 website thư viện trường đại học ở Việt Nam
(thời điểm tháng 9/2015)
Kết quả khảo sát 
Tiêu chí Số lượng (Th ư viện) Tỷ lệ (%)
Th ư viện trường đại học 198 100
Có website nhưng không truy cập được 13 7%
Không có website thư viện 66 33%
Truy cập được website thư viện 119 60%
Th ông tin hành chính về thư viện 101 85%
Th ông báo/sự kiện/tin nội bộ 87 73%
Tư liệu, tài liệu nội sinh 116 97%
Tư liệu, tài liệu ngoại sinh 86 72%
Liên kết website hữu ích 89 75%
Tin tức hoạt động thư viện và nghề thư 
viện trong và ngoài nước 42 35%
Tin thời sự 15 13%
Tin tức cập nhật phục vụ học tập, đào 
tạo, nghiên cứu (tin tức chuyên ngành) 8 7%
Th ông tin cơ hội (việc làm, học bổng, 
du học) 4 3%
Nguồn tải phần mềm 2 2%
Diễn đàn (forum) 8 7%
Trao đổi thời gian thực (live chat) 39 33%
Tương tác 2 chiều giữa thư viện và 
người sử dụng 89 75%
Tương tác đa chiều giữa những người 
sử dụng với nhau 8 7%
Phân tích kết quả khảo sát này có thể nhận 
thấy, nội dung kiến thức trên các website 
thư viện trường đại học chủ yếu tập trung 
vào những thông tin hành chính của thư 
viện và những thông tin phục vụ nhu cầu 
học tập, nghiên cứu của người sử dụng, 
chưa mở rộng khả năng đáp ứng những 
nhu cầu tin khác. Việc cung cấp các thông 
tin cụ thể như sau: thông tin hành chính 
thư viện chiếm tỷ lệ 85%; các thông báo, 
14 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
sự kiện, tin tức nội bộ: 73%; tư liệu, tài liệu 
nội sinh của thư viện: 97%; tư liệu, tài liệu 
ngoại sinh: 72%; liên kết website hữu ích: 
75%; tin tức về hoạt động thư viện và nghề 
thư viện: 35%; tin tức thời sự: 13%; tin tức 
cập nhật phục vụ học tập, đào tạo, nghiên 
cứu (tin tức chuyên ngành): 7%; thông tin 
cơ hội về việc làm, học bổng, du học: 3%; 
nguồn tải phần mềm, ứng dụng: 2%.
1.2. Đề xuất mô hình nội dung Cổng kiến 
thức cho thư viện đại học
Từ hiện trạng trên, có thể đề xuất một 
mô hình cho việc thiết kế nội dung Cổng 
kiến thức như trong Hình 1:
™ Kênh tiếp nhận phản hồi
Đây là kênh tiếp nhận các ý kiến phản 
hồi, đóng góp từ các đối tượng sử dụng 
Cổng kiến thức. Đây cũng là kênh theo 
dõi hữu hiệu nhu cầu cũng như sự hài lòng 
của các đối tượng sử dụng Cổng kiến thức. 
Các ý kiến phản hồi, đóng góp sẽ được lưu 
trữ và chuyển đến người quản trị Cổng 
kiến thức. Người quản trị có trách nhiệm 
thường xuyên kiểm tra thông tin và phúc 
đáp thông qua các kênh khác nhau. Kênh 
tiếp nhận phản hồi sẽ được tích hợp vào 
giao diện chính của Cổng kiến thức.
™ Điểm thông tin
• Th ông tin hành chính thư viện: Cung cấp 
các thông tin về cơ cấu tổ chức, nhân sự, 
Hình 1. Mô hình nội dung Cổng kiến thức
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 15
nguồn tài nguyên, nội quy, hình ảnh hoạt 
động và thông tin liên lạc của thư viện.
• Bản tin chuyên ngành: Cập nhật các tin 
tức mới nhất của các chuyên ngành khoa 
học liên quan đến công tác đào tạo của 
trường. Dịch vụ này hiện đang được một 
số thư viện thực hiện dưới hình thức bản 
tin thư viện, cập nhật hằng tháng với một 
khối lượng tin nhất định/tháng.
• Th ông tin cơ hội: Cung cấp các thông tin 
cơ hội về học bổng, du học, việc làm cho 
đối tượng người sử dụng thư viện là sinh 
viên, học viên cao học tại trường đại học. 
• Tin tức thời sự: Cập nhật các tin tức 
thời sự trong ngày từ các báo điện tử bằng 
cách sử dụng tiện ích chia sẻ thông tin tự 
động (tiện ích RSS) từ các trang báo điện 
tử chính thống, các trang tin pháp luật,
• Nguồn ứng dụng miễn phí: Tạo ra các 
liên kết đến các nguồn cung cấp chương 
trình phần mềm miễn phí, mang tính 
thông dụng cao.
• Th ông báo: Cập nhật các thông báo từ 
người quản trị Cổng kiến thức liên quan 
đến điểm thông tin.
™ Điểm tư liệu-tài liệu
• Mục lục truy cập công cộng trực tuyến 
(OPAC): Cung cấp bộ máy tra cứu đến 
hệ thống siêu dữ liệu (metadata) của thư 
viện, hỗ trợ định vị tài liệu, xác định tình 
trạng tài liệu, khả năng khai thác và sử 
dụng tài liệu.
• Cơ sở dữ liệu: Cung cấp truy cập và khai 
thác các nguồn dữ liệu, tài liệu của thư viện 
hoặc các nguồn khác, bao gồm nguồn tài 
nguyên nội sinh của thư viện, các cơ sở dữ 
liệu được mua quyền truy cập, các cơ sở dữ 
liệu miễn phí trên Internet.
• Th ư viện số: Cung cấp truy cập và khai 
thác nguồn tài nguyên số của thư viện. 
Nguồn tài nguyên số của thư viện được 
cập nhật và tổ chức theo các tiêu chí đặc 
thù phù hợp với điều kiện và thói quen của 
cộng đồng người sử dụng thư viện.
™ Điểm cộng tác
• Diễn đàn: Cung cấp môi trường trao 
đổi học thuật theo chuyên ngành đào tạo 
của trường. Các đối tượng sử dụng diễn 
đàn được phân theo nhóm, có khả năng 
trao đổi thông tin, tài liệu ở dạng điện tử 
với nhau.
• Giao tiếp thời gian thực: Cung cấp các 
công cụ hỗ trợ giao tiếp tức thời như: live 
chat, phòng thảo luận, giao tiếp nhóm 
giữa các đối tượng người sử dụng Cổng 
kiến thức.
• E-learning: Cung cấp môi trường học 
tập điện tử, các lớp học trực tuyến cho 
cộng đồng người sử dụng Cổng kiến thức.
• Kênh giao tiếp theo môn học: Cung cấp 
môi trường giao tiếp giữa giảng viên và 
sinh viên theo các môn học. Giảng viên có 
thể cập nhật các thông báo, gửi tài liệu, bài 
tập đến các sinh viên đang theo học môn 
học mình phụ trách. Đây còn là kênh hỗ 
trợ cho dịch vụ lưu trữ tài liệu theo học 
phần của thư viện.
• Th ông báo: Cập nhật các thông báo liên 
quan đến hoạt động của điểm cộng tác.
2. Lựa chọn giải pháp công nghệ
2.1. Điểm thông tin: Giải pháp mã nguồn 
mở Joomla
Ngoài chức năng cung cấp đa dạng các 
thông tin, các nguồn tin khác nhau, Điểm 
thông tin còn đóng vai trò là giao diện 
chính cho toàn bộ Cổng kiến thức. Joomla 
cung cấp giải pháp xây dựng hệ thống 
quản lý nội dung và thiết kế giao diện 
web. Joomla là phần mềm mã nguồn mở, 
cài đặt dễ dàng, nhanh chóng, bảo trì đơn 
16 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
giản, tính bảo mật và ổn định cao, có nhiều 
thành phần mở rộng mạnh mẽ, rất nhiều 
giao diện sẵn có để có thể thay đổi vẻ ngoài 
của trang web dễ dàng. Joomla có đầy đủ 
các tính năng cần thiết để xây dựng Điểm 
thông tin và các tính năng có thể dễ dàng 
sử dụng mà không đòi hỏi người thiết kế 
phải có những kỹ năng chuyên nghiệp cao. 
Bên cạnh đó, cộng đồng người sử dụng 
Joomla cũng là nguồn hỗ trợ đắc lực trong 
việc ứng dụng phần mềm vào xây dựng 
Cổng kiến thức.
2.2. Điểm tư liệu, tài liệu: Giải pháp hệ 
quản trị thư viện tích hợp Koha
Koha là hệ quản trị thư viện tích hợp mã 
nguồn mở đầu tiên trên thế giới, được phát 
triển bởi cộng đồng những người làm công 
nghệ thông tin và thư viện trên toàn thế 
giới, vì vậy, các tính năng của Koha liên tục 
được hoàn thiện và phát triển mở rộng để 
đáp ứng nhu cầu của người dùng. Về mặt 
nghiệp vụ, Koha được xây dựng dựa trên 
các chuẩn chung của hệ thống thư viện thế 
giới và sử dụng giao diện web nên đảm bảo 
khả năng tương tác, tương thích giữa Koha 
và các hệ thống khác một cách dễ dàng. 
Koha bao gồm các phân hệ OPAC, lưu 
thông, biên mục, bổ sung, ấn phẩm định 
kỳ, bạn đọc, thiết lập hệ thống, thống kê 
báo cáo. Các phân hệ của Koha cũng được 
tùy biến theo chế độ phân quyền vừa chặt 
chẽ vừa mềm dẻo. Koha là công cụ hiệu 
quả để xây dựng các cơ sở dữ liệu thư mục, 
dữ liệu số, kiểm soát chất lượng các biểu 
ghi thư mục theo chuẩn MARC21, hỗ trợ 
xuất - nhập dữ liệu hai chiều với bất kỳ hệ 
thống thư viện điện tử nào [2].
2.3. Điểm cộng tác: Giải pháp mã nguồn 
mở Moodle
Moodle là một hệ phần mềm cung cấp 
khả năng tạo lập môi trường học tập điện 
tử, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về thiết kế 
Điểm cộng tác. Lựa chọn giải pháp này có 
những ưu điểm sau:
- Moodle là một phần mềm được khuyến 
khích sử dụng trong ngành giáo dục. Vào 
ngày 01/3/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo 
ban hành thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT 
kèm theo “Danh sách các phần mềm tự do 
mã nguồn mở được khuyến khích sử dụng 
trong ngành giáo dục”. Trong danh sách 
này, phần mềm Moodle cũng được khuyến 
khích sử dụng cho việc xây dựng hệ thống 
quản lý học tập điện tử e-learning. Phần 
mềm được ứng dụng rộng rãi trong môi 
trường giáo dục không chỉ ở Việt Nam, mà 
trên khắp thế giới. Th eo tin từ diễn đàn 
Moodle, đến năm 2013, Moodle đã được 
sử dụng cho 10.000 website trên 138 quốc 
gia và được dịch ra hơn 70 thứ tiếng, có 
trên 100.000 người đã đăng ký tham gia 
vào cộng đồng Moodle [3].
- Moodle là một giải pháp phần mềm mã 
nguồn mở: với giải pháp mã nguồn mở, 
Moodle dễ dàng được tải về và sử dụng 
miễn phí (miễn phí về giá tiền và bản 
quyền), giúp tiết kiệm chi phí trong việc 
xây dựng Cổng kiến thức. Mã nguồn mở 
còn cung cấp khả năng truy cập hoàn toàn 
vào mã nguồn và thay đổi nếu cần thiết.
- Moodle cung cấp đầy đủ các tính năng 
cần thiết cho việc xây dựng Điểm cộng tác 
như thiết lập diễn đàn, xây dựng các công 
cụ giao tiếp thời gian thực, môi trường học 
tập điện tử và các tiện ích khác với khả 
năng sử dụng dễ dàng, tiện lợi. Moodle còn 
giúp nâng cao tính tương tác cộng đồng, 
tạo không gian ảo hỗ trợ cho các đối tượng 
sử dụng trong công việc và học tập.
- Moodle có phạm vi phổ biến rộng lớn: 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 17
Cộng đồng các chuyên gia giáo dục, các 
chuyên gia máy tính, các chuyên gia thiết 
kế, người sử dụng là những người cùng 
tham gia vào việc phát triển Moodle. Chính 
vì vậy, việc thiết kế Moodle dễ dàng nhận 
được sự hỗ trợ từ cộng đồng người đã và 
đang ứng dụng Moodle, từ kinh nghiệm, 
thủ thuật, giải pháp thiết kế, các tiện ích, 
mã code,
Kết luận
Về phương diện kỹ thuật và nội dung, 
cổng kiến thức không phải là hoàn toàn 
mới mẻ so với website thư viện hay cổng 
thông tin thư viện. Tuy nhiên, cổng kiến 
thức thư viện tốt hơn website thư viện hay 
cổng thông tin thư viện vì nó vượt lên trên 
những trao đổi thông tin một chiều hay chỉ 
cung cấp nguồn kiến thức bị giới hạn bởi 
nguồn lực thông tin nội tại của thư viện. 
Cổng kiến thức thể hiện một cấu trúc mới 
của môi trường thông tin điện tử, là một 
mô hình tiến hóa của cổng thông tin thư 
viện, phát triển phù hợp với xu hướng của 
thời đại, biến đổi phù hợp theo sự phát 
triển nhu cầu tin của người sử dụng thư 
viện tại các trường đại học. Việc ứng dụng 
công nghệ mã nguồn mở vào xây dựng 
cổng kiến thức cho thư viện trường đại học 
sẽ mở rộng phương thức phổ biến và cung 
cấp tri thức, thông tin của thư viện, mang 
đến nhiều tiện ích cho người sử dụng thư 
viện, gia tăng hiệu quả khai thác đa chiều từ 
các nguồn kiến thức khác nhau. Rất có thể, 
trong một tương lai gần, cổng kiến thức 
sẽ là một trong những động lực làm thay 
đổi hoàn toàn bộ mặt của thư viện đại học 
Việt Nam theo chiều hướng tích cực - thật 
sự trở thành cơ quan quản trị tri thức và 
thông tin, giúp thư viện đại học khẳng định 
hơn nữa vai trò cung cấp nguồn kiến thức 
không chỉ cho đội ngũ giảng viên, các nhà 
nghiên cứu và sinh viên mà cho cả xã hội. 
----------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Claudia Loebbecke, Kevin Crowston 
(2012). Knowledge Portals: Components, 
Functionalities, and Deployment 
Challenges; Orlando, Conference 
Proceedings. International Conference on 
Information Systems.
2. Lê Bá Lâm (2011). Hệ thống quản trị 
thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha, cơ 
hội lý tưởng cho các thư viện Việt Nam. Tạp 
chí Th ư viện Việt Nam. Số 2(28). Tr.30-35
3. https://moodle.org/
4. D. K. Shrivastava (2014). Knowledge 
Portal as a New and Innovative Approach 
for Th e Public Libraries in a way of Self 
Service Application: a Study of Off shoot 
Technology. Library Science. Vol.3, No.6. 
pp. 106-110.
5. Adolphus Minu. Discoverying the value 
of Knowledge Portal: Presentation. IBM 
Soft ware Group. 
hk/e-business/events/archives/downloads/
governmentpitch_intranet_v2.pdf. Truy 
cập ngày 18/09/2015.
6. Goswami, Tarini Dev. Knowledge 
Portal: Challenges Before Library and 
Information Professionals. Infl ibnet 
Center. (2007).  ibnet.ac.in/
bitstream/1944/1031/1/11.pdf. Truy cập 
ngày 18/09/2015
7. Dr. Dan (2000). Knowledge Portals. 
Knowledge_Portals. Truy cập ngày 
18/09/2015.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 18-12-
2015; Ngày phản biện đánh giá: 22-01-2016; 
Ngày chấp nhận đăng: 09-3-2016).

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_ma_nguon_mo_vao_xay_dung_cong_kien_thuc_c.pdf