Ứng dụng công nghệ 4.0 trong doanh nghiệp và thực trạng tại tập đoàn Apple

Apple là một tập đoàn công nghệ máy tính hàng đầu thế giới. Nhắc tới Apple

là phải đề cập tới những sản phẩm nổi tiếng như Ipod, Iphone, Macbook,. Các sản phẩm

tiêu dùng và dịch vụ của Apple đều đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng, mang tính

trách nhiệm cao lại có tính đơn giản, trực quan, dễ sử dụng. Để có được những sản phẩm

chất lượng nhất đến với tay người tiêu dùng, Apple đã không ngừng đổi mới, sáng tạo,

tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0

trong việc sản xuất sản phẩm của mình. Bài báo tập trung nghiên cứu việc ứng dụng công

nghệ 4.0 tại tập đoàn này để có kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác tham khảo.

pdf 7 trang kimcuc 13720
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ 4.0 trong doanh nghiệp và thực trạng tại tập đoàn Apple", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ 4.0 trong doanh nghiệp và thực trạng tại tập đoàn Apple

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong doanh nghiệp và thực trạng tại tập đoàn Apple
35TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
QUẢN LÝ - KINH TẾ
1. Giới thiệu về công nghệ 4.0.
Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 
4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư) 
xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong 
một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. 
"Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và 
cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội 
tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, kinh doanh, 
chức năng và quy trình bên trong. 
Công nghiệp 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực 
chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số 
và Vật lý. Trong đó, những yếu tố cốt lõi của 
Kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp 4.0 
sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối 
- Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big 
Data). 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG 
DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG TẠI 
TẬP ĐOÀN APPLE
TS. Hoàng Xuân Lâm
Đại học Cộng nghệ và Quản lý Hữu Nghị
Email:hoanglam@yahoo.com
Tóm tắt: Apple là một tập đoàn công nghệ máy tính hàng đầu thế giới. Nhắc tới Apple 
là phải đề cập tới những sản phẩm nổi tiếng như Ipod, Iphone, Macbook,... Các sản phẩm 
tiêu dùng và dịch vụ của Apple đều đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng, mang tính 
trách nhiệm cao lại có tính đơn giản, trực quan, dễ sử dụng. Để có được những sản phẩm 
chất lượng nhất đến với tay người tiêu dùng, Apple đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, 
tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0 
trong việc sản xuất sản phẩm của mình. Bài báo tập trung nghiên cứu việc ứng dụng công 
nghệ 4.0 tại tập đoàn này để có kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác tham khảo.
Từ khóa: Ứng dụng công nghệ 4.0; Apple, Khoa học kĩ thuật
Về AI: Artificial Intelligence (Machine 
learning) – Trí tuệ nhân tạo, là một ngành 
khoa học máy tính. Nó xây dựng trên một nền 
tảng lý thuyết vững chắc và có thể ứng dụng 
trong việc tự động hóa các hành vi thông minh 
của máy tính. Giúp máy tính có được những 
trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và 
lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do 
hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích 
nghi. AI được ứng dụng nhiều trong đời sống 
như: Nhà thông minh, xe tự lái, thiết bị bay 
không người lái, chipset tích hợp AI trên điện 
thoại,...
Về IoTs: Internet of Things – mạng lưới 
vạn vật kết nối, là một tập hợp các thiết bị có 
khả năng kết nối với nhau, với Internet và với 
36 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc 
nào đó. Ở đây, mỗi đồ vật, con người được 
cung cấp một định danh của riêng mình, và 
tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông 
tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không 
cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với 
người, hay người với máy tính.
Về Big Data, là tập hợp dữ liệu lớn và 
phức tạp vượt mức đảm đương của những 
ứng dụng và công cụ truyền thống. Big Data 
chứa trong mình rất nhiều thông tin quý giá 
mà nếu trích xuất thành công, nó sẽ giúp rất 
nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa 
học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và 
thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao 
thông theo thời gian thực.
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách 
mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên 
cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong 
Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược (công nghệ 
chỉnh sửa gene, liệu pháp gene), chế biến 
thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng 
tái tạo, hóa học và vật liệu.
Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế 
hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới 
(graphene, skyrmions) và công nghệ nano.
2. Tổng quan các công trình nghiên 
cứu liên quan
“Câu chuyện Iphone” (2018), Brian 
Merchant, NXB Thế giới: Tác phẩm đề cập 
đến những khía cạnh về chuỗi cung ứng, nhân 
công và các vấn đề đạo đức để có thể sản 
xuất ra được chiếc điện thoại Iphone – dòng 
sản phẩm dành được nhiều thành công vang 
dội của Apple. Trong “Câu chuyện Iphone” 
còn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công nghệ 
luôn không ngừng cải tiến để đưa Iphone phát 
triển vượt trội trong các dòng smartphone trên 
thị trường. Tuy nhiên, tác phẩm mới chỉ nhắc 
đến việc vận dụng công nghệ 4.0 vào riêng 
sản phẩm điện thoại thông minh của Apple mà 
chưa đề cập đến các dòng sản phẩm khác.
“Branding 4.0” (2017), Piyachart 
Isarabhakdee, NXB Lao động: Tác phẩm đề 
cập đến những lý thuyết về xây dựng thương 
hiệu trong thời đại số; trong đó Apple là một ví 
dụ điển hình trong việc tạo dựng thương hiệu 
trong thời đại 4.0: cùng với những thành tựu 
to lớn trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ 
công nghệ, Apple cũng đã tìm ra phương thức 
gắn kết những giá trị và tạo dựng mối quan hệ 
với khách hàng để khiến họ tin rằng mỗi sản 
phẩm Apple đưa ra đều rất tốt và đáp ứng mọi 
yêu cầu của họ. “Branding 4.0” chủ yếu đề 
cập đến vấn đề vận dụng công nghệ 4.0 vào 
trong quản trị tổ chức và phát triển thương 
hiệu, không đi sâu vào các vấn đề kĩ thuật.
“Steve Jobs & những bí quyết thành công” 
(2014), Li Shangqing, NXB Văn hóa Thông 
tin: Tác phẩm đã đi sâu vào khai thác những 
đặc điểm trong tính cách và phong cách làm 
việc của Steve Jobs có ảnh hưởng sâu sắc tới 
văn hóa tại Apple. Dẫu vậy, văn hóa tổ chức 
luôn được duy trì và phát triển qua các thời 
kì với những CEO khác nhau nên những đặc 
điểm về văn hóa của Apple được cuốn sách 
nêu lên còn bị giới hạn trong khoảng thời gian 
Steve Jobs nắm quyền lãnh đạo tập đoàn.
“Phương thức Apple – 12 bài học quản lý 
từ công ty cách tân lớn nhất thế giới” (2008), 
Jeffrey L. Cruikshank, NXB Văn hóa Thông 
tin: Đây là tài liệu đi sâu vào nghiên cứu các 
vấn đề trong quản trị công ty và hình thành 
văn hóa tổ chức tại Apple. . Mười hai bài học 
quản lý được đề cập rõ ràng qua mười hai 
chương cho thấy sự nhạy bén của Apple trong 
quá trình tiếp cận và hội nhập 4.0. Tác phẩm 
đặc biệt nhấn mạnh vào tầm quan trọng của 
công nghệ cùng với những nguyên tắc quản 
trị sắc bén, chiến lược marketing mũi nhọn, 
tác phẩm đã chỉ ra được những lý do cho sự 
phát triển mạnh mẽ của Apple.
3. Giới thiệu về tập đoàn Apple
Apple Inc là tập đoàn công nghệ máy tính 
của Mỹ được thành lập vào ngày 1 tháng 4 
37TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và 
Ronald dưới tên Apple Computer, Inc. Đầu 
năm 2007, tập đoàn chính thức đổi tên thành 
Apple Inc, có trụ sở chính đặt tại Cupertino, 
California, Mỹ. Lĩnh vực kinh doanh của Apple 
chủ yếu là máy tính cá nhân, phần mềm, phần 
cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa 
phương tiện khác với các sản phẩm nổi tiếng 
như máy tính Apple Macintosh, máy nghe nhạc 
iPod (2001), chương trình nghe nhạc iTunes, 
điện thoại iPhone (2007), máy tính bảng iPad 
(2010) và đồng hồ thông minh Apple Watch 
(2014-2015,..,; thị trường chủ yếu là Mỹ, Anh, 
Canada, Nhật Bản.
Steve Jobs chính là vị CEO, chủ tịch và 
đồng sáng lập có công đưa Apple từ một công 
ty công nghệ không mấy tên tuổi trở thành 
một thương hiệu nổi tiếng được cả thế giới 
biết đến. Ngày 24/08/2011, Tim Cook chính 
thức thay thế Steve Jobs để trở thành CEO 
của công ty này. Chỉ sau 4 năm nắm quyền, 
Tim Cook đã mang về cho Apple những khoản 
doanh thu ấn tượng và hướng đến mục tiêu 
công ty công nghệ ngàn tỉ USD.
Về tổng giá trị cổ phiếu, năm 1999 Apple 
chỉ đạt 10 tỉ USD và đạt 50 tỉ USD vào năm 
2005. Nếu như đầu năm 2007, trước khi ra 
mắt iPhone thế hệ đầu tiên, Apple được định 
giá không quá 100 tỉ USD thì giờ đây sau 10 
năm, giá trị của "Trái táo cắn dở" đã tăng đến 
800%, một con số mà rất ít công ty công nghệ 
nào đạt được.
Về doanh thu, Apple ở thời điểm từ năm 
2007 đến 2011 có mức tăng trưởng về doanh 
thu không cao (doanh thu năm 2011 tăng 83.6 
tỉ USD so với năm 2007). Nhưng doanh thu 
năm 2015 tăng đến 125.5 tỉ USD so với năm 
2011. Vào năm 2015, Apple đã thiết lập được 
cột mốc doanh thu kỉ lục trong một quý khi đạt 
75.9 tỉ USD, qua đó mang về lợi nhuận lên tới 
18.4 tỉ USD. Theo trang VentureBeat, trong 9 
tháng đầu năm 2016, "Táo Khuyết" đem về 
139.77 tỉ USD doanh thu.
Tim Cook cho biết trong Quý 3/2017 Apple 
đã đạt doanh thu 45,4 tỷ USD, tăng 3 tỷ USD 
so với quý gần nhất, tỷ suất lợi nhuận gộp là 
38.5%. Trong đó, doanh thu của hãng tăng 
ở ba quý liên tiếp, còn lợi nhuận trên mỗi cổ 
phiếu tăng 17% so với năm 2016.
Năm tài chính 2018 của Apple kết thúc 
vào ngày 29/09, tại đây, tập đoàn cũng đưa ra 
những con số ấn tượng cho thấy sự lớn mạnh 
và khác biệt của tập đoàn so với thị trường 
chung. Theo MacRumors, năm 2018, Apple 
tuyển thêm 9000 nhân viên, tăng số nhân viên 
toàn thời gian của hãng lên con số 132 000 
người. Trong năm tài chính 2018, Apple đã chi 
14.2 tỷ USD cho các hoạt động nghiên cứu và 
phát triển, con số này tăng 2.7 tỷ USD so với 
năm ngoái (11.5 tỷ USD). Bên cạnh đó, Apple 
tiếp tục chiến lược mua lại chính cổ phiếu của 
mình đã phát hành trước đây, điều này làm 
sụt giảm số cổ đông xuống 23.712 người, 
giảm 1.588 cổ đông so với năm 2017. Về chi 
phí bảo hành, trong năm 2017, Apple dành ra 
4.3 tỷ USD để chi tiêu các hoạt động về bảo 
hành, tuy nhiên trong năm 2018 con số này có 
hiện tượng giảm dần chỉ còn 4.1 tỷ USD. 
Apple dự đoán sẽ dành ra khoảng 14 tỷ 
USD cho các hoạt động mua sắm, nâng cấp 
thiết bị sản xuất, trung tâm dữ liệu, trụ sở công 
ty, cửa hàng Apple Store trong năm 2019, ít 
hơn 2.7 tỷ USD so với năm 2018. Apple cũng 
thừa nhận tranh chấp thương mại giữa Mỹ và 
Trung Quốc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình 
hình kinh doanh của công ty trong tương lai.
4, Văn hóa doanh nghiệp của Apple.
Đối với Apple, văn hóa doanh nghiệp - hay 
nói rộng hơn là văn hóa tổ chức bao gồm ba 
nhân tố quan trọng:
Thứ nhất, sáng tạo và đổi mới: Apple theo 
đuổi chiến lược tạo nên sự khác biệt của sản 
phẩm với việc tập trung vào thiết kế và công 
năng của sản phẩm và dịch vụ. Điều này đòi 
hỏi trình độ sáng tạo và đổi mới rất cao từ đội 
38 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
ngũ nhân viên các cấp. Do đó Apple chỉ chấp 
nhận những người giỏi nhất. Đối với Steve, 
chỉ có người giỏi hoặc không ra gì, ông sẵn 
sàng sa thải bất cứ ai khiến ông cảm thấy 
không hài lòng. Đó cũng là một trong những 
lý do mà Apple được đánh giá là một trong 
những công ty sáng tạo nhất thế giới.
Thứ hai, làm việc trong môi trường áp lực: 
Khả năng làm việc trong môi trường áp lực là 
kỹ năng phải có đối với nhân viên của Apple. 
Phần lớn các dự án đều có thời hạn nghiêm 
ngặt phải hoàn thành và làm việc nhiều giờ 
cũng là một tiêu chuẩn của công ty. Ngay cả 
Tim Cook cũng phải thường xuyên làm việc 
quá giờ, người ta ghi nhận có những khi 4h30 
sáng ông vẫn gửi email cho nhân viên của 
mình. 
Thứ ba, bí mật cao độ: Bảo mật cao là 
một đặc điểm quan trọng trong văn hóa doanh 
nghiệp của Apple, người ta ghi nhận thực tế 
rằng: “các kỹ sư Apple, kể cả các kỹ sư cao 
cấp cũng không có khái niệm về việc một sản 
phẩm hoàn thiện của Apple sẽ như thế nào 
cho đến khi nó chính thức được tung ra thị 
trường. Văn hóa bảo mật giúp cho Apple giảm 
thiểu tình trạng đánh cắp thông tin sở hữu trí 
tuệ, tránh nguy cơ gián điệp kinh tế và tác 
động tiêu cực của hoạt động giành giật người 
tài. Justin Maxwell, người thiết kế giao diện 
người dùng phát biểu: “Quy tắc đầu tiên của 
Apple là không nói về Apple”.
Văn hóa doanh nghiệp góp phần làm nên 
nguyên tắc thành công của Apple: Nếu bạn 
mua một sản phẩm của Apple, bạn sẽ mua cái 
thứ hai. Và nó luôn luôn tốt hơn nhiều so với 
cái ban đầu.
5. Thực trạng áp dụng các tiến bộ công 
nghệ từ Cách mạng 4.0 tại Apple
a, Apple ứng dụng AI trong hoạt động 
sản xuất, điều hành.
Ứng dụng Siri của Apple: Siri được Apple 
tích hợp sẵn trên các thiết bị của mình giúp 
người dùng có thể điều khiển thiết bị thông 
qua giọng nói. Người sử dụng có thể tương 
tác với iPhone mà không cần chạm vào màn 
hình, thay vào đó, chỉ cần nói và Siri sẽ trả lời, 
hoặc ra lệnh để Siri thực hiện. Ra mắt từ năm 
2010, đến nay Siri không chỉ có trên iPhone, 
iPad mà còn trên cả máy tính Mac (với hệ điều 
hành Mac OS Sierra vừa ra mắt) và hệ thống 
CarPlay trên xe hơi.
Laserlike: sử dụng máy học (AI) để thu 
thập hàng loạt thông tin từ khắp nơi trên web, 
sau đó cung cấp kết quả cụ thể của người 
dùng cho một ứng dụng cùng tên. Người dùng 
có thể đưa những gì họ quan tâm dưới dạng 
cụm từ tìm kiếm bằng ngôn ngữ đơn giản cho 
ứng dụng, sau đó sẽ hiển thị các kết quả có 
thể được duyệt như tin tức và được chia sẻ 
xã hội thông qua hộp thư đến trong ứng dụng. 
Ứng dụng này có thể được sử dụng để giới 
thiệu các trang web bổ sung truy cập dựa trên 
thói quen duyệt web của người dùng.
Tháng 9 năm 2018, Apple đã tung ra chiếc 
iPhones XS và XS Max, cả hai đều được 
trang bị chip A12 Bionic - chip AI. Chip AI giúp 
cho bộ xử lý đồ họa mạnh mẽ hơn, cung cấp 
các trải nghiệm mượt mà hơn, đồng thời cũng 
cho phép người dùng có thể điều chỉnh độ 
sâu trường ảnh khi chụp ảnh, cũng như trải 
nghiệm thực tế chính xác và chân thực hơn.
Gần đây nhất, Apple đã mua lại Pop Up 
Archive - một công ty nhỏ tại Oakland xây 
dựng các công cụ tìm kiếm âm thanh, có khả 
năng sẽ ứng dụng vào iTunes.
Có thể thấy, với 13 thương vụ mua lại các 
startup liên quan tới AI, Apple chính là một 
trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực 
này.
b, Apple ứng dụng Big Data trong hoạt 
động sản xuất, điều hành.
Các tính năng nhận dạng giọng nói Siri 
39TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
của iDevices cũng đã được chứng minh phổ 
biến với người dùng và điều này cũng được 
cung cấp bởi Big Data. Dữ liệu giọng nói được 
máy thu thập được tải lên các nền tảng phân 
tích đám mây của nó, so sánh chúng với hàng 
triệu lệnh do người dùng nhập khác để giúp 
nó trở nên tốt hơn trong việc nhận dạng các 
mẫu giọng nói (học máy) và khớp chính xác 
hơn với người dùng với dữ liệu họ đang tìm 
kiếm.
Cùng với thông tin thông thường được thu 
thập từ iPhone, Apple Watch cũng thu thập 
dữ liệu liên quan đến sức khỏe của người 
dùng nhằm cải thiện sức khỏe và lối sống của 
người đeo.
Ngoài ra, Apple còn sử dụng Big Data 
trong các chiến lược kinh doanh như hợp tác 
IBM, tích hợp tính năng trên nhiều sản phẩm 
thông mình như đồng hồ, máy tính, điện thoại.
c, Apple ứng dụng IoT trong hoạt động 
sản xuất, điều hành.
Năm 2017, Apple và Tập đoàn General 
Electric (GE) Hoa Kỳ đã hợp tác với nhau 
nhằm đưa những ứng dụng công nghiệp giúp 
cung cấp các dữ liệu dự đoán và phân tích 
được xây dựng trên Predix, nền tảng "Internet 
vạn vật" (IoT) cho ngành công nghiệp của GE, 
tới iPhone và iPad. Hai công ty đã cho ra mắt 
bộ công cụ phát triển phần mềm Predix mới 
(SDK) dành cho iOS mà các nhà phát triển 
cần để tạo ra những ứng dụng IoT ngành 
công nghiệp. 
Theo đó, các nhà phát triển có thể tải 
xuống SDK Predix để tạo ra các ứng dụng có 
thể tận dụng cả lợi thế phân tích công nghiệp 
từ Predix cũng như sức mạnh và tính dễ sử 
dụng của iOS. Các ứng dụng này sẽ giúp các 
nhà điều hành nắm rõ hơn thông tin và tình 
trạng vận hành của các thiết bị, tài sản ngay 
trên iPhone hoặc iPad. 
Nhìn chung, với vị thế của một tập đoàn 
kinh doanh trên lĩnh vực công nghệ điện tử, 
Apple đang tận dụng mọi cơ hội để mang về 
cho tập đoàn những lợi thế về mặt kỹ thuật số 
trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bằng 
việc liên tục thu mua các startup và nghiên 
cứu phát triển nó phù hợp với đà phát triển 
của thế giới, Apple đã và đang cho ra những 
sản phẩm, thiết bị thông minh đáp ứng mọi 
yêu cầu của người tiêu dùng trong thời đại số.
6, Đánh giá việc ứng dụng công nghệ 
4.0 của Apple với các đối thủ cạnh tranh 
khác.
Tại Samsung, công nghệ 4.0 được áp 
dụng mạnh mẽ và cải tiến liên tục trong các 
sản phẩm, có thể thấy được rõ ràng sự thay 
đổi trong điện thoại thông minh dòng Galaxy 
S. Tới sản phẩm Samsung Galaxy S9 đã thể 
hiện sự phổ cập công nghệ nhanh chóng 
của Samsung: Cảm biến nhịp tim, tính năng 
kiểm tra huyết áp được trang bị. Tính năng 
này có tên Heart Load Factor (HLF) có trong 
ứng dụng sức khỏe Samsung Health. Với tính 
năng này, người dùng có thể biết được huyết 
áp của mình đang ở mức bao nhiêu. Thêm 
tính năng sử dụng vân tay để mở khóa các thư 
mục bảo mật; thêm tính năng Samsung Pass: 
cung cấp cho người dùng tính năng tự động 
nhớ và tự động điền một số thông tin trong 
các ứng dụng. Tính năng này tương tự như 
tính năng Google Autofill có sẵn trên Android 
8.0 Oreo. Bạn cũng có thể tùy chọn sử dụng 
Google Autofill thay vì Samsung Pass.
Với những phát triển có thể thấy rõ trong 
một sản phẩm khá thành công của Samsung, 
có thể đưa ra những so sánh cơ bản của 
việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất 
smartphone giữa Apple và Samsung.
40 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
minh đáp ứng mọi yêu cầu của 
người tiêu dùng trong thời đại số. 
6, Đánh giá việc ứng dụng 
công nghệ 4.0 của Apple với các 
đối thủ cạnh tranh khác. 
Tại Samsung, công nghệ 4.0 
được áp dụng mạnh mẽ và cải tiến 
liên tục trong các sản phẩm, có thể 
thấy được rõ ràng sự thay đổi trong 
điện thoại thông minh dòng Galaxy 
S. Tới sản phẩm Samsung Galaxy 
S9 đã thể hiện sự phổ cập công nghệ 
nhanh chóng của Samsung: Cảm 
biến nhịp tim, tính năng kiểm tra 
huyết áp được trang bị. Tính năng 
này có tên Heart Load Factor (HLF) 
có trong ứng dụng sức khỏe 
Samsung Health. Với tính năng này, 
người dùng có thể biết được huyết 
áp của mình đang ở mức bao nhiêu. 
Thêm tính năng sử dụng vân tay để 
mở khóa các thư mục bảo mật; thêm 
tính năng Samsung Pass: cung cấp 
cho người dùng tính năng tự động 
nhớ và tự động điền một số thông tin 
trong các ứng dụng. Tính năng này 
tương tự như tính năng Google 
Autofill có sẵn trên Android 8.0 
Oreo. Bạn cũng có thể tùy chọn sử 
dụng Google Autofill thay vì 
Samsung Pass. 
Với những phát triển có thể thấy 
rõ trong một sản phẩm khá thành 
công của Samsung, có thể đưa ra 
những so sánh cơ bản của việc ứng 
dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất 
smartphone giữa Apple và Samsung. 
Apple Samsung 
Điện toán đám mây được ứng 
dụng rộng rãi thông qua việc cung 
cấp cho người dùng 1 tài khoản 
Icloud. Tài khoản này giúp các bạn 
lưu trữ mọi dữ liệu cá nhân để sử 
dụng cho thiết bị. 
• Cung cấp trợ lý ảo Siri (ứng 
dụng của AI) 
• Các công nghệ Touch ID, Face 
Điện toán đám mây được ứng 
dụng rộng rãi thông qua việc cho 
chép người dùng sử dụng Google 
Driver là không gian lưu trữ mà 
Google cung cấp cho các tài khoản 
người dùng của mình. 
• Cung cấp trợ lý ảo Bixby (ứng 
dụng của AI) 
• Các công nghệ Touch ID, Face 
ID dần trở nên phổ biến, được ứng 
dụng dần vào các sản phẩm (ứng 
dụng của AI, Big data) 
• Công nghệ thực tế ảo được 
tăng cường. 
• Công nghệ nano được ứng 
dụng rất thành công thông qua việc 
choh ra đời chip Chip A12 Bionic: 
chip 7nm, khiến Apple bỏ xa các đối 
thủ cạnh tranh khác về mặt công 
nghệ. 
ID dần trở nên phổ biến, được ứng 
dụng dần vào các sản phẩm (ứng 
dụng của AI, Big data) 
• Công nghệ thực tế ảo được 
tăng cường 
• Trang bị tính năng cảm biến 
nhịp tim, tính năng kiểm tra huyết áp. 
Là một tập đoàn công nghệ đi 
đầu đón xu thế cách mạng công 
nghiệp 4.0, Apple luôn luôn có 
những bước tiến mạnh mẽ trong 
cuộc cách mạng công nghệ này. Sau 
chip AI được trang bị trên Iphone 
XS Max, trong tương lai, việc tích 
hợp chip AI trên các thiết bị thông 
minh được cho là sẽ giải quyết được 
nhiều thao tác phức tạp hơn như 
nhận diện giọng nói, khuôn mặt, 
dịch ngôn ngữ hay tìm kiếm thông 
tin, xác định ngữ cảnh trong chiếu 
chụp để có thể điều chỉnh ánh sáng, 
màu sắc,... phù hợp với sức mạnh 
tính toán siêu nhanh. Bên cạnh đó, 
với nguồn thông tin khổng lồ cung 
cấp từ iclound, Apple cũng đang tích 
cực hợp tác với các quan trọng như 
Quanta – đơn vị xây dựng trung tâm 
dữ liệu hợp đồng lớn nhất thế giới 
để có thể phát triển mạnh mẽ công 
nghệ này trong các sản phẩn dịch vụ 
của mình. Với những nỗ lực không 
ngừng phát triển các ưu thế của công 
nghệ 4.0 nhằm vượt mặt các đối thủ 
cạnh tranh, tương lai không xa các 
sản phẩm của Apple sẽ trở nên 
“thông minh hơn” và mang lại nhiều 
lợi ích cho người tiêu dùng. 
7. Kết luận 
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 
hiện nay đang mang đến cho nhân 
loại những tiến bộ công nghệ có tính 
đột phá, cải cách trong đời sống sinh 
hoạt và sản xuất. Không nằm ngoài 
xu hướng, Apple là một trong những 
Là một tập đoàn công nghệ đi đầu đón xu 
thế cách mạng công nghiệp 4.0, Apple luôn 
luôn có những bước tiến mạnh mẽ trong cuộc 
cách mạng công nghệ này. Sau chip AI được 
trang bị trên Iphone XS Max, tro g tươ g lai, 
việc tích hợp chip AI trên các thiết bị thông 
minh được cho là sẽ giải quyết được nhiều 
thao tác phức tạp hơn như nhận diện giọng 
nói, khuôn mặt, dịch ngôn ngữ hay tìm kiếm 
thông tin, xác định ngữ cảnh trong chiếu chụp 
để có thể điều chỉnh ánh sáng, màu sắc,... phù 
hợp với sức mạnh tính toán siêu nhanh. Bên 
cạnh đó, với nguồn thông tin khổng lồ cung cấp 
từ iclound, Ap le cũng đang tích cự hợp tác 
với các quan trọng như Quanta – đơn vị xây 
dựng trung tâm dữ liệu hợp đồng lớn nhất thế 
giới để có thể phát triển mạnh mẽ công nghệ 
này trong các sản phẩn dịch vụ của mình. Với 
41TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
những nỗ lực không ngừng phát triển các ưu 
thế của công nghệ 4.0 nhằm vượt mặt các đối 
thủ cạnh tranh, tương lai không xa các sản 
phẩm của Apple sẽ trở nên “thông minh hơn” 
và mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.
7. Kết luận
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay 
đang mang đến cho nhân loại những tiến bộ 
công nghệ có tính đột phá, cải cách trong 
đời sống sinh hoạt và sản xuất. Không nằm 
ngoài xu hướng, Apple là một trong những 
tập đoàn tiên phong trong việc ứng dụng AI, 
Big Data, IoT... vào quá trình điều hành, sản 
xuất, kinh doanh và giữ vững thương hiệu tập 
đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện tử, 
máy tính. Những thành công trong việc ứng 
dụng công nghệ 4.0 không chỉ giúp Apple có 
sự phát triển vượt trội trong các lĩnh vực sản 
xuất, điều hành so với nhiều hãng công nghệ 
mà còn góp phần cải tiến thế giới trong thời 
đại 4.0. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Brian Merchant (2018), Câu chuyện 
Iphone, NXB Thế giới.
[2]. Jeffrey L. Cruikshank (2008), Phương 
thức Apple – 12 bài học quản lý từ công ty 
cách tân lớn nhất thế giới, NXB Văn hóa 
Thông tin.
[3]. Li Shangqing (2014), Steve Jobs & 
những bí quyết thành công, NXB Văn hóa 
Thông tin.

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_4_0_trong_doanh_nghiep_va_thuc_trang_tai.pdf