U xơ đơn độc: Báo cáo hai ca bệnh và vai trò của dấu ấn hoá mô miễn dịch mới stat6 trong chẩn đoán mô bệnh học

U xơ đơn độc (Solitary fibrous tumor -SFT) là một u trung mô hiếm gặp có thể bắt nguồn từ bất kỳ vị trí giải

phẫu nào. Về mặt tiềm năng sinh học, chúng được xếp vào nhóm trung gian ác tính và nguy cơ di căn thấp hoặc

ác tính, theo WHO (2013). Mô bệnh học đa dạng, việc chẩn đoán xác định có thể gặp khó khăn, các dấu ấn hoá mô

miễn dịch thường được dùng để hỗ trợ chẩn đoán như CD34, Bcl2, CD99 là không đủ độ nhạy và đặc hiệu. Cho

tới gần đây, dấu ấn hoá mô miễn dịch mới STAT6 đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán u này. Chúng tôi báo

cáo hai ca bệnh u xơ đơn độc nhằm mô tả một số đặc điểm mô bệnh học của u xơ đơn độc và hồi cứu y văn về vai

trò của STAT6 trong chẩn đoán.

pdf 6 trang kimcuc 7360
Bạn đang xem tài liệu "U xơ đơn độc: Báo cáo hai ca bệnh và vai trò của dấu ấn hoá mô miễn dịch mới stat6 trong chẩn đoán mô bệnh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: U xơ đơn độc: Báo cáo hai ca bệnh và vai trò của dấu ấn hoá mô miễn dịch mới stat6 trong chẩn đoán mô bệnh học

U xơ đơn độc: Báo cáo hai ca bệnh và vai trò của dấu ấn hoá mô miễn dịch mới stat6 trong chẩn đoán mô bệnh học
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
 210
U XƠ ĐƠN ĐỘC: BÁO CÁO HAI CA BỆNH 
VÀ VAI TRÒ CỦA DẤU ẤN HOÁ MÔ MIỄN DỊCH MỚI STAT6 
TRONG CHẨN ĐOÁN MÔ BỆNH HỌC 
Nguyễn Cảnh Hiệp*, Nguyễn Văn Hưng** 
TÓM TẮT 
U xơ đơn độc (Solitary fibrous tumor -SFT) là một u trung mô hiếm gặp có thể bắt nguồn từ bất kỳ vị trí giải 
phẫu nào. Về mặt tiềm năng sinh học, chúng được xếp vào nhóm trung gian ác tính và nguy cơ di căn thấp hoặc 
ác tính, theo WHO (2013). Mô bệnh học đa dạng, việc chẩn đoán xác định có thể gặp khó khăn, các dấu ấn hoá mô 
miễn dịch thường được dùng để hỗ trợ chẩn đoán như CD34, Bcl2, CD99 là không đủ độ nhạy và đặc hiệu. Cho 
tới gần đây, dấu ấn hoá mô miễn dịch mới STAT6 đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán u này. Chúng tôi báo 
cáo hai ca bệnh u xơ đơn độc nhằm mô tả một số đặc điểm mô bệnh học của u xơ đơn độc và hồi cứu y văn về vai 
trò của STAT6 trong chẩn đoán. 
Từ khoá: U xơ đơn độc, STAT6. 
ABSTRACT 
SOLITARY FIBROUS TUMOR: TWO CASE REPORT AND THE UTILITY OF A NEW 
IMMUNOHISTOCHEMISTRY MARKER STAT6 IN HISTOPATHOLOGICAL DIAGNOSIS 
Nguyen Canh Hiep, Nguyen Van Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 5 - 2015: 210 - 215 
Solitary fibrous tumor (SFT) is a rare mesenchymal tumour of fibroblastic type, which can originate from any 
anatomical sites. Biologially, they are classified as tumors with intermediate malignancy and rarely metastatic 
potential, or malignancy according to WHO classification (2013). Histopathological features are variable and 
supportive immunohistochemical markers such as CD34, CD9 and BCL2, which are commonly applied in the 
differential diagnosis of SFTs, although none is sufficiently sensitive or specific enough. Until recently, a new 
immunohistochemistry marker, STAT6, is shown to play an important role in diagnosis of these tumors. We 
reported two SFT cases in order to describe some histopathological features of SFT and review the utility of 
STAT6 as a diagnostic marker. 
Key words: Solitary fibrous tumor, STAT6. 
GIỚI THIỆU 
U xơ đơn độc (Solitary fibrous tumor -SFT) 
là một u trung mô hiếm gặp có thể bắt nguồn 
từ bất kỳ vị trí giải phẫu nào, tỷ lệ mắc khoảng 
0,2 ca/100.000 dân hàng năm(1), thuộc nhóm 
các u nguyên bào xơ(6). U này được đề cập đến 
lần đầu tiên năm 1931 bởi Klemperer và 
Rabin, như là một loại của u trung biểu mô 
màng phổi. Một số SFT, sau đó, được đề cập 
đến duới thuật ngữ u tế bào quanh mạch 
(hemangiopericytoma- HPC)(1), tuy nhiên 
thuật ngữ này đã bị loại bỏ trong phân loại 
mới nhất của tổ chức y tế thế giới (World 
Health Organization – WHO) năm 2013(6). 
Về mặt tiềm năng sinh học, chúng được xếp 
vào nhóm trung gian ác tính (intermediate 
malignancy) và nguy cơ di căn thấp hoặc ác tính, 
theo WHO (2013). Các đặc điểm của khối u ác 
tính bao gồm: mật độ tế bào cao, tăng tỷ lệ nhân 
chia (≥ 4 nhân chia/10 vi trường độ phóng đại 
lớn), nhân đa hình thái, hoại tử u và xâm nhập 
bờ khối u(6). 
* Trung tâm Gải Phẫu Bệnh, Bệnh Viện Bạch Mai, ** Bộ môn Giải Phẫu Bệnh, Đại học Y Hà Nội 
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Cảnh Hiệp ĐT: Email: dr.nguyenhiep@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
 211
Về mặt mô bệnh học, mặc dù, với các đặc 
điểm cấu trúc điển hình như: kết hợp giữa vùng 
giàu tế bào và nghèo tế bào, ngăn cách nhau bởi 
các dải xơ collagen dày, kính hoá và các mạch 
máu thành mỏng chia nhánh dạng u tế bào 
quanh mạch (HPC-like); kèm dương tính tỷ lệ 
cao (90-95% số ca) với dấu ấn CD34 có thể giúp 
thiết lập chẩn đoán(6,7,10). Tuy nhiên, chẩn đoán 
xác định SFT nhiều khi có thể gặp khó khăn, bởi 
vì các đặc điểm mô bệnh học nêu trên là không 
đặc hiệu, sự bộc lộ CD34 cũng thường gặp trong 
các u khác như u vỏ bào thần kinh ngoại vi 
(perineurinoma), sarcôm xơ bì lồi, u mỡ tế bào 
hình thoi. SFT cũng phản ứng dương tính với 
EMA, CD99, Bcl2, Desmin, S100 tuy nhiên các 
dấu ấn này cũng không đặc hiệu, đặc biệt với các 
SFT âm tính với CD34 càng gây khó khăn trong 
việc chẩn đoán. 
Chỉ đến những năm gần đây, nhờ phân tích 
gen, người ta đã phát hiện một gen dung hợp 
mới (fusion gene), NAB2-STAT6 được tìm thấy 
trong hầu hết các SFT và đặc hiệu cho loại u này. 
Sau đó, dấu ấn hoá mô miễn dịch (HMMD) 
STAT6, bộc lộ ở nhân tế bào, được chứng minh 
là một phương tiện chẩn đoán hiệu quả để phát 
hiện gen dung hợp này(2,3,6,7,10). 
Chúng tôi báo cáo hai ca bệnh u xơ đơn độc; 
trong đó một ca SFT ác tính, âm tính với dấu ấn 
CD34 nhằm mô tả một số đặc điểm mô bệnh học 
của SFT và hồi cứu y văn về vai trò của STAT6 
trong chẩn đoán loại u này. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng 
Hai ca bệnh u xơ đơn độc 
Phương pháp 
Báo cáo loạt ca bệnh 
KẾT QUẢ 
Ca bệnh thứ nhất 
Lâm sàng 
Bệnh nhân nữ 38 tuổi vào viện với khối u 
vùng khoeo chân trái, chẩn đoán lâm sàng: u xơ 
thần kinh khoeo chân trái. Giửi làm xét nghiệm 
mô bệnh học ngày 29/05/2015. 
Giải phẫu bệnh 
Đại thể 
Khối u kích thước 9x5x4 cm, ranh giới khá 
rõ, không có vỏ, điện cắt màu vàng nhạt xen lẫn 
nâu đỏ. 
Vi thể 
U xen kẽ các vùng giàu tế bào và nghèo tế 
bào ngăn cách nhau bởi các bó xơ collagen dày 
kính hoá và các mạch máu thành mỏng chia 
nhánh dạng sừng hươu. Tế bào u hình bầu dục 
hoặc hình thoi, bào tương hẹp, ranh giới tế bào 
không rõ. Nhân khá đơn dạng, chất nhiễm sắc 
phân tán, một số có hốc. Mô đệm giàu mạch máu 
thành mỏng dạng ống hoặc chia nhánh, một số 
vùng xơ hoá dạng sẹo lồi hoặc xơ hoá, kính hoá 
quanh mạch (Hình 1). Không thấy nhân chia, 
hoại tử u. 
Nhuộm HMMD: CD34 (+++), STAT6 (++), 
CD99 (+), EMA(+, ổ), S100 (+), CD31 (-), Bcl2(-), 
yếu tố VIII (-). 
Kết luận chẩn đoán mô bệnh học: U xơ đơn 
độc, biến thể thông thường (Solitary fibrous 
tumor, conventional variant, ICDICD-O code: 
8815/1). 
Ca bệnh thứ hai 
Lâm sàng 
Bệnh nhân nữ 58 tuổi, vào viện với khối u 
vùng gáy tái phát, chẩn đoán lâm sàng: U vùng 
gáy, nghi ngờ ác tính. Sinh thiết u giửi làm xét 
nghiệm mô bệnh học ngày 14/05/2015. 
Giải phẫu bệnh 
Đại thể 
Mảnh sinh thiết đường kính 0,8 cm từ u 
vùng gáy. 
Vi thể 
Hình ảnh nội trội là mẫu cấu trúc mô học 
dạng u tế bào quanh mạch 
(hemangiopericytoma-like histological pattern). 
Tế bào u với viền bào tương không rõ, nhân hình 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
 212
tròn, bầu dục hoặc hình thoi, đa hình thái mức 
độ vừa, chất nhiễm sắc phân tán. Mật độ tế bào 
cao, nhiều nhân chia (hơn 10 nhân chia/10 vi 
trường độ phóng đại lớn). Mô đệm một số vùng 
xơ hoá hoặc thoái hoá nhầy, không thấy xơ hoá 
quanh mạch. 
Kết quả nhuộm HMMD: Vimentin (++), 
STAT6 (++), CD99 (+), Bcl2 (+), EMA (+, ổ), S100 
(+), Desmin (-), CD34 (-), CD31(-), SMA(-), Actin 
(-), Myogenin (-). (Hình 2) 
Hình 1: U xơ đơn độc biến thể thông thường. A, Vùng giàu tế bào và nghèo tế bào; B, các tế bào u hình bầu dục 
hoặc hình thoi, sắp xếp trên nền mô đệm giàu xơ, bao quanh mạch máu thành mỏng, chia nhánh dạng sừng hươu; 
C, mô đệm xơ hoá, kính hoá; D, mạch máu thành dày kính hoá và xơ hoá, kính hoá quanh mạch; E, Nhuộm 
HMMD dương tính (+++) với dấu ấn CD34; F, nhuộm HMMD, nhân tế bào dương tính (++) với STAT6. (Mã 
số tiêu bản: SI 9792, A nhuộm HE x 100; B, C, D nhuộm HE x 200; E, F nhuộm HMMD x 200) 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
 213
Hình 2: U xơ đơn độc ác tính. A, cấu trúc dạng u tế bào quanh mạch, mật độ tế bào cao; B, mô u thoái hoá nhầy; C, mô đệm xơ 
hoá; D, nhân chia (mũi tên); E, nhuộm HMMD âm tính với CD34, các mạch máu thành mỏng chia nhánh dạng sừng hươu 
được bộc lộ rõ; F, HMMD dương tính nhân (++) với STAT6; G, nhuộm HMMD dương tính với CD99 (+); H, nhuộm 
HMMD dương tính với Bcl2 (+). (Mã số: SI 8727; A, nhuộm HE x 100; B, C nhuộm HE x 200; D nhuộm HE x 400; E, F, G, 
H nhuộm HMMD x 200) 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
 214
Chẩn đoán mô bệnh học: U xơ đơn độc ác 
tính (Malignant solitary fibrous tumor, ICD-O 
code: 8815/3). 
BÀN LUẬN 
U xơ đơn độc là một u tạo xơ, hầu hết các 
khối u được xem là lành tính về mặt lâm sàng, 
nhưng khoảng 10% có thể tái phát tại chỗ hoặc di 
căn xa; một số đặc điểm như kích thước u> 15 
cm, tuổi>55, chỉ số nhân chia>4 nhân chia/10 vi 
trường độ phóng đại lớn được chứng minh là 
tăng nguy cơ di căn và tử vong. Cho đến nay, 
phương pháp điều trị hiệu quả nhất là cắt bỏ 
toàn bộ tổn thương bởi vì các tế bào u kháng lại 
với hoá trị và xạ trị(7, 8). 
Trước đây SFT và HPC được xem là hai u 
riêng biệt và u xơ đơn độc được xem là u đặc 
hiệu của màng phổi. Tuy nhiên theo thời gian 
người ta nhận thấy có sự chồng lẫn giữa các u 
được gọi tên với hai thuật ngữ này về lâm sàng, 
mô bệnh học và có sự tương đồng giữa các u ở 
màng phổi và vị trí khác. Hơn nữa đặc điểm nổi 
trội nhất của HPC cũng có thể gặp trong nhiều 
loại u khác nhau(2). Do đó theo phân loại WHO 
mới nhất, năm 2013 hai u này được nhập làm 
một, thống nhất tên gọi là u xơ đơn độc(6). Những 
u trước đây được gọi là “u tế bào quanh mạch”, 
ngày nay được xem là một biến thể giàu tế bào 
của SFT(4); mẫu mô học dạng u tế bào quanh 
mạch (hemangiopricytoma-like histological 
pattern) trở thành một đặc điểm không đặc hiệu 
và gặp trong nhiều loại u khác nhau(1). 
Về mô bệnh học, SFT gồm một phổ đa dạng 
về hình thái học và được chia làm bốn biến thể 
chính(2, 6): 
- Biến thể thông thường hay cổ điển 
(classic SFT): U được đặc trưng bởi sự kết hợp 
giữa các vùng nghèo tế bào và giàu tế bào 
được ngăn cách bởi các bó collagen dày, kính 
hoá và các mạch máu thành mỏng chia nhánh 
dạng u tế bào quanh mạch (HPC-like). Tế bào 
u hình bầu dục hoặc hình thoi bào tương hẹp, 
nhạt màu, viền tế bào không rõ, nhân có hốc, 
chất nhiễm sắc phân tán. Hyaline hoá quanh 
mạch có thể thấy. 
- Biến thể u xơ mạch tế bào khổng lồ (giant 
cell angiofibroma): chứa các tế bào khổng lồ 
nhiều nhân trong mô đệm và các khoảng trống 
giả mạch. 
- Biến thể giàu tế bào (Cellular variant) ; Mẫu 
cấu trúc dạng HPC nổi trội với các tế bào u hình 
tròn, bầu dục hoặc hình thoi sắp xếp thành đám 
bao quanh các mạch máu thành mỏng, có thể 
giãn rộng, chia nhánh dạng sừng hươu. Xơ hoá 
quanh mạch thường không thấy ở biến thể này. 
- Biến thể tạo mỡ (Fat-forming SFT): U có đặc 
điểm gần giống biến thể giàu tế bào, tuy nhiên 
kèm theo thành phần tế bào mỡ với tỷ lệ khác 
nhau. 
Các đặc điểm của SFT ác tính như đã đề cập 
bao gồm: mật độ tế bào cao, tăng tỷ lệ nhân chia 
(≥ 4 nhân chia/10 vi trường độ phóng đại lớn), 
nhân đa hình thái, hoại tử u và xâm nhập bờ 
khối u. 
Bên cạnh hình thái học tiêu chuẩn trên 
nhuộm HE, các dấu ấn miễn dịch như CD34, 
CD99, Bcl2 thường được dùng để hỗ trợ chẩn 
đoán nhưng độ đặc hiệu thấp. Hơn nữa sự bộc lộ 
không thường xuyên các dấu ấn S100, EMA, 
Desmin có thể gây khó khăn cho chẩn đoán(7). 
Chẩn đoán phân biệt SFT bao gồm rất nhiều các 
u tế bào hình thoi nguyên phát thuộc nhóm 
nguyên bào xơ cơ hoặc thuộc dòng vỏ dây thần 
kinh ngoại vi. SFT tạo mỡ có thể nhầm với u mỡ 
tế bào hình thoi. Với SFT ác tính có thể nhầm lẫn 
với sarcoma màng hoạt dịch đơn pha, sarcoma 
xơ bì lồi, sarcoma sụn trung mô(10) 
Gần dây với việc phát hiện một gen dung 
hợp mới, NAB2-STAT6 đặc hiệu cho SFT và dấu 
ấn hoá mô miễn dịch STAT6 được sử dụng để 
phát hiện gen dung hợp này đã giúp ích rất 
nhiều trong chẩn đoán SFT. Hai trường hợp 
chúng tôi báo cáo dương tính mức độ khác nhau 
với các dấu ấn: S100, CD99, EMA, Bcl2, đặc biệt 
một trường hợp âm tính với CD34 nhưng cả hai 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
 215
ca đều dương tính nhân với STAT6 đã giúp chẩn 
đoán xác định. 
NAB2 và STAT6 là hai gen cạnh nhau trên 
12q13 sự dung hợp gen xảy ra do đột biến đảo 
đoạn. Gen dung hợp NAB2-STAT6 là đặc trưng 
về mặt phân tử cho SFT bởi vì cho tới nay nó 
chưa được tìm thấy trên các loại u khác, với tần 
suất gặp 55% đến 100%(8). Bên cạnh đó, theo 
Doyle và cộng sự, sự bộc lộ nhân của STAT6 
trong một loạt các ca SFT chỉ ra rằng có sự hiện 
diện của protein dung hợp NAB2-STAT6 trong 
nhân tế bào, do đó STAT6 được xem là dấu ấn 
miễn dịch có độ nhạy và đặc hiệu cao cho SFT(5,8). 
Theo Vogels và cộng sự, 100% số ca dương tính 
mạnh và lan toả với STAT6 (n=28), trong khi đó 
ở nhóm chứng 100% số ca âm tính với dấu ấn 
này(8). Demicco và cộng sự nghiên cứu trên 2000 
u khác nhau của mô mềm cho thấy STAT6 có độ 
nhạy 97% đối với SFT, ngoài ra dấu ấn này cũng 
bộc lộ trong sarcoma mỡ mất biệt hoá nhưng 
dương tính cả nhân và bào tương và dương tính 
yếu, trong những trường hợp này nhuộm 
HMMD với dấu ấn MDM2 và DK4 sẽ hữu ích 
cho chẩn đoán phân biệt(10). Nghiên cứu của 
Yoshida và cộng sự cho kết quả tương tự với 
100% số ca SFT (n=49) dương tính mạnh và lan 
toả với nhân tế bào, bên cạnh đó chỉ có 20% số ca 
thuộc các u khác nhau (n=159) dương tính với 
STAT6 nhưng thường dương tính yếu với cả 
nhân và bào tương. Các kết quả nghiên cứu của 
Ouladan và cộng sự trên 454 u mô mềm cũng 
cho thấy, 100% SFT (n=80) dương tính nhân 
mạnh, lan toả với STAT6(7). Như vậy từ các 
nghiên cứu, các tác giả đều khẳng định rằng, 
dương tính nhân mạnh với dấu ấn STAT6 có độ 
nhạy và độ đặc hiệu cao cho u xơ đơn độc và rất 
hữu ích trong chẩn đoán. 
KẾT LUẬN 
U xơ đơn độc là một u thuộc nhóm các u 
nguyên bào xơ, có đặc điểm mô bệnh học đa 
dạng. Với các dấu ấn HMMD thường được sử 
dụng hỗ trợ chẩn đoán trước đây như CD34, 
CD99, Bcl2 là không đặc hiệu và trong nhiều 
trường hợp có thể gặp khó khăn trong chẩn 
đoán xác định. Dấu ấn HMMD mới STAT6, 
dương tính mạnh với nhân, có độ nhạy và độ 
đặc hiệu cao cho u xơ đơn độc và rất hữu ích 
trong chẩn đoán các u này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Baldi GG, Stacchiotti S, Mauro V, et al. (2013) Solitary fibrous 
tumor of all sites: outcome of late recurrences in 14 patients. 
Clin Sarcoma Res 3: 4. 
2. Barthelmess S, Geddert H, Boltze C, et al. (2014) Solitary 
fibrous tumors/hemangiopericytomas with different variants 
of the NAB2-STAT6 gene fusion are characterized by specific 
histomorphology and distinct clinicopathological features. Am 
J Pathol 184: 1209-1218. 
3. Demicco EG, Harms PW, Patel RM, et al. (2015) Extensive 
survey of STAT6 expression in a large series of mesenchymal 
tumors. Am J Clin Pathol 143: 672-682. 
4. Demicco EG, Park MS, Araujo DM, et al. (2012) Solitary 
fibrous tumor: a clinicopathological study of 110 cases and 
proposed risk assessment model. Mod Pathol 25: 1298-1306. 
5. Doyle LA, Vivero M, Fletcher CD, et al. (2014) Nuclear 
expression of STAT6 distinguishes solitary fibrous tumor from 
histologic mimics. Mod Pathol 27: 390-395. 
6. Fletcher CDM, Bridge JA and Lee JC. (2013) Extrapleural 
solitary fibrous tumour. In: C.D.M F, J.A B, P H, et al. (eds) 
Pathology and genetics of tumours of soft tissue and bone. 4th ed. 
Lyon: IARC Press, 80-82. 
7. Ouladan S, Trautmann M, Orouji E, et al. (2015) Differential 
diagnosis of solitary fibrous tumors: A study of 454 soft tissue 
tumors indicating the diagnostic value of nuclear STAT6 
relocation and ALDH1 expression combined with in situ 
proximity ligation assay. Int J Oncol 46: 2595-2605. 
8. Vogels RJ, Vlenterie M, Versleijen-Jonkers YM, et al. (2014) 
Solitary fibrous tumor - clinicopathologic, 
immunohistochemical and molecular analysis of 28 cases. 
Diagn Pathol 9: 224. 
9. Yamada Y, Kohashi K, Bekki H, et al. (2015) Malignant 
solitary fibrous tumor with high-grade nuclear atypia: an 
alternate entity for the undetermined tumor group. Pathol Res 
Pract 211: 117-124. 
10. Yoshida A, Tsuta K, Ohno M, et al. (2014) STAT6 
immunohistochemistry is helpful in the diagnosis of solitary 
fibrous tumors. Am J Surg Pathol 38: 552-559. 
Ngày nhận bài báo: 20/06/15 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/07/2015 
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2015 

File đính kèm:

  • pdfu_xo_don_doc_bao_cao_hai_ca_benh_va_vai_tro_cua_dau_an_hoa_m.pdf