Tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị ở trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú bệnh viện nhi đồng 1, năm 2018-2019

Đặt vấn đề: HIV là hội chứng suy giảm miễn dịch

ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống của những người nhiễm

trên toàn thế giới. Do đó, điều trị ARV sớm và tuân thủ

phác đồ điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS vô cùng quan

trọng, giúp tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người

mắc HIV là gần như người bình thường.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị

ARV và các yếu tố liên quan ở trẻ em nhiễm HIV/AIDS

được quản lý tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhi

đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu

cắt ngang mô tả. Người chăm sóc chính của trẻ bị nhiễm

HIV/AIDS được quản lý và điều trị tại phòng khám ngoại

trú Bệnh viện Nhi đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh đến

khám trong khoảng thời gian từ tháng 10/2018 đến tháng

10/2019.

Kết quả: 93,36% người chăm sóc chính nhớ cho trẻ

uống thuốc; 96,35% người chăm sóc chính cho trẻ uống

thuốc đúng giờ và 98,34% người chăm sóc chính cho trẻ

uống thuốc đúng liều, có 91,36% trẻ tái khám đúng hẹn.

Kết luận 91,36% người chăm sóc chính của trẻ tuân thủ

phác đồ điều trị

pdf 7 trang kimcuc 3220
Bạn đang xem tài liệu "Tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị ở trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú bệnh viện nhi đồng 1, năm 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị ở trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú bệnh viện nhi đồng 1, năm 2018-2019

Tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị ở trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú bệnh viện nhi đồng 1, năm 2018-2019
SỐ 1 (54) - Tháng 01-02/2020
Website: yhoccongdong.vn 9
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TỶ LỆ TUÂN THỦ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ EM NHIỄM HIV/
AIDS TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 
1, NĂM 2018-2019 
Dư Tuấn Quy1, Hồ Đặng Trung Nghĩa2
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: HIV là hội chứng suy giảm miễn dịch 
ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống của những người nhiễm 
trên toàn thế giới. Do đó, điều trị ARV sớm và tuân thủ 
phác đồ điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS vô cùng quan 
trọng, giúp tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người 
mắc HIV là gần như người bình thường. 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị 
ARV và các yếu tố liên quan ở trẻ em nhiễm HIV/AIDS 
được quản lý tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhi 
đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu 
cắt ngang mô tả. Người chăm sóc chính của trẻ bị nhiễm 
HIV/AIDS được quản lý và điều trị tại phòng khám ngoại 
trú Bệnh viện Nhi đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh đến 
khám trong khoảng thời gian từ tháng 10/2018 đến tháng 
10/2019.
Kết quả: 93,36% người chăm sóc chính nhớ cho trẻ 
uống thuốc; 96,35% người chăm sóc chính cho trẻ uống 
thuốc đúng giờ và 98,34% người chăm sóc chính cho trẻ 
uống thuốc đúng liều, có 91,36% trẻ tái khám đúng hẹn. 
Kết luận 91,36% người chăm sóc chính của trẻ tuân thủ 
phác đồ điều trị.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin 
làm cơ sở theo dõi, đưa ra các phương pháp can thiệp cải 
thiện chất lượng điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống, 
giảm lây truyền, cũng như làm tiền đề cho các nghiên 
cứu tiếp theo.
Từ khóa: Tuân thủ phác đồ điều trị, ARV, trẻ em 
nhiễm HIV/AIDS, thành phố Hồ Chí Minh.
ABSTRACT:
ADHERENCE RATIO OF REGIMEN 
TREATMENT IN HIV/AIDS CHILDREN AND 
RELATED FACTORS IN NHI DONG 1 HOSPITAL, 
2018-2019
Introduction: HIV is a acquired immunodeficiency 
syndrome (AIDS) that directly impacts the lives of virus-
bearing people around the world. Therefore, early ARV 
treatment as well as therapeutic compliance for HIV/AIDS 
patients is extremely important when the life expectancy 
and quality of the people with HIV will improve.
Target: Determination of the rate of treatment of 
ARV and related factors in children with HIV/AIDS is 
administered at the outpatient clinic of pediatric hospital 
1 in Ho Chi Minh City.
Methods and materials: Descriptive cross-sectional 
study. Children infected with HIV/AIDS are being managed 
and treated at the Children’s Hospital outpatient clinic 1 
during the period from October 2018 to Septemper 2019.
Results: Shows that 93.36% of primary caregivers are 
available for children to take medicines; 96.35% of primary 
caregivers give the child punctual medication and 98.34% of 
primary caregivers to take the right dose, 91.36% of infants 
re-visit on time. Conclusion 91.36% of primary caregivers 
adhere to the treatment regimen for children.
Conclusion: The research results provide information 
as a basis for monitoring to provide intervention methods 
to improve the quality of treatment, improve the quality of 
life, reduce infusion, as well as a premise for studies next 
rescue.
Key words: Adherence to treatment, ARV, HIV/
AIDS infected children, Ho Chi Minh City.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, năm 2017, cả 
nước có 208.371 người đang nhiễm HIV, trong đó 2% 
Ngày nhận bài: 15/11/2019 Ngày phản biện: 20/11/2019 Ngày duyệt đăng: 27/11/2019
1. Bệnh viện Nhi Đồng 1 
SĐT: 0918980586, Email: dutuanquy@yahoo.com.vn
2. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
SỐ 1 (54) - Tháng 01-02/2020
Website: yhoccongdong.vn10
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
là trẻ em từ 0 đến 13 tuổi, 3% là trẻ vị thành niên từ 14 
đến 19 tuổi [1]. Tuy nhiên, chỉ có 80% số trường hợp báo 
cáo đang được quản lý và theo dõi. Biện pháp điều trị chủ 
yếu hiện nay là Liệu pháp kháng Retrovirus (ART) bằng 
cách phối hợp nhiều loại thuốc kháng Retrovirus (Anti 
Retrovaral -ARV).
Năm 2008, Mai Đào Ái Như thực hiện nghiên cứu tại 
Bệnh viên Nhi đồng 1 cho thấy tỷ lệ trẻ có tuân thủ phác 
đồ điều trị thuốc ARV chung là 57,7% [2]. Năm 2014, 
Nguyễn Thị Y Sa thực hiện nghiên cứu tại Đồng Tháp cho 
thấy tỷ lệ tuân thủ này là 74,4% [3]. Từ đó cho thấy tỷ lệ 
tuân thủ phác đồ điều trị ARV ở trẻ em còn khá ít, do đó 
nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ 
tuân thủ phác đồ điều trị ARV và các yếu tố liên quan ở trẻ 
em nhiễm HIV/AIDS được quản lý tại phòng khám ngoại 
trú Bệnh viên Nhi đồng 1.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu: Người chăm sóc chính cho 
trẻ nhiễm HIV/AIDS được quản lý và điều trị tại phòng 
khám ngoại trú Bệnh viên Nhi đồng 1.
- Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Khảo sát 
được thực hiện từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2019 
tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 1 thành 
phố Hồ Chí Minh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả
- Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:
Trong đó:
- d: Khoảng sai lệch mong muốn 5%. 
- Độ tin cậy 95% thì = 1,96. 
- p: Tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị ARV chọn 73,2% 
(theo kết quả nghiên cứu của tác giả Mai Đào Ái Như – 
Trương Hữu Khanh năm 2008 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 
-TPHCM) [4].
- Vậy chúng tôi chọn cỡ mẫu là 301 người chăm 
sóc chính.
Tiêu chuẩn chọn vào: Người chăm sóc chính có trẻ 
nhiễm HIV/AIDS và đã nhận thuốc ARV ít nhất 1 tháng, 
người chăm sóc chính của trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu 
Tiêu chuẩn loại ra: Người chăm sóc chính của các 
trẻ mắc các bệnh nghiêm trọng đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, 
không hoàn thành được khảo sát. 
Công cụ thu thập dữ liệu: Bộ câu hỏi soạn sẵn.
2.3. Định nghĩa biến nghiên cứu
Sự tuân thủ phác đồ điều trị ARV của trẻ: Được định 
nghĩa khi người chăm sóc chính thỏa mãn được các tiêu 
chuẩn sau:
� Người chăm sóc chính cho trẻ uống thuốc theo toa 
bác sĩ điều trị trong vòng 7 ngày trước thời điểm phỏng vấn.
� Người chăm sóc chính phải cho trẻ uống thuốc đúng 
giờ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị trong vòng 7 
ngày trước thời điểm phỏng vấn.
� Người chăm sóc chính phải cho trẻ uống thuốc đúng 
liều theo toa trong vòng 7 ngày trước thời điểm phỏng vấn. 
� Người chăm sóc chính phải đưa trẻ đi tái khám 
đúng hẹn. 
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu
Nhân viên y tế của phòng khám ngoại trú Bệnh viện 
Nhi đồng 1 tiếp nhận bệnh nhân tại phòng khám.
Nhân viên y tế sử dụng phiếu thu thập thông tin để 
phỏng vấn trực tiếp người chăm sóc chính của bệnh nhân 
đồng thời thu thập thông tin bệnh nhân từ hồ sơ bệnh án.
Tác giả tổng hợp, xử lí câu trả lời sau khi đã phỏng 
vấn đủ số BN theo tính toán cỡ mẫu ban đầu.
 2.5. Phân tích và xử lý số liệu nghiên cứu
Số liệu được nhập liệu và phân tích theo phương pháp 
thống kê y học. Sử dụng phần mềm Stata13.0, Epi-Data.
Đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu được sự đồng 
ý và phê duyệt của Hội đồng Khoa học trường Đại học Y 
khoa Phạm Ngọc Thạch. Quyền lợi và thông tin cá nhân của 
đối tượng được bảo vệ theo đúng quy định của Hội đồng.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung
SỐ 1 (54) - Tháng 01-02/2020
Website: yhoccongdong.vn 11
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 1. Đặc điểm trẻ nhiễm HIV/AIDS (n=301)
Đặc tính Tần số Tỷ lệ
Giới tính trẻ
Nam 149 49.51
Nữ 152 50.49
Nhóm tuổi trẻ
< 5 tuổi 22 7,30
≥ 5 tuổi 279 92,69
Giai đoạn lâm sàng
Giai đoạn 1 286 95,01
Giai đoạn 2&3 15 4,98
Phác đồ đang điều trị
Phác đồ bậc 1 235 78,07
Phác đồ khác 66 21,93
Thời gian điều trị ARV
≥ 12 tháng 280 93,02
< 12 tháng 21 6,98
Trong đó, nhóm tuổi > 10 tuổi có tỷ lệ lớn nhất 
(59,80%). Trong 301 trẻ thuộc nghiên cứu, 95,01% trẻ 
được đánh giá ở giai đoạn lâm sàng 1. Đa số trẻ đã được 
điều trị ARV ≥ 12 tháng (78,07%). Đa số trẻ đang điều trị 
ở phác đồ bậc 1 (78,07%).
Bảng 2. Đặc điểm chung người chăm sóc của trẻ nhiễm HIV/AIDS (n=301)
Đặc tính Tần số Tỷ lệ
Giới
Nam 82 27,24
Nữ 219 72,76
Nhóm tuổi
> 30 tuổi 272 90,36
<=30 tuổi 29 9,64
Mối quan hệ với trẻ
Cha/ mẹ ruột 210 69,77
Còn lại 91 30,23
Tình trạng hôn nhân
Kết hôn/ Đang sống như vợ chồng 197 65,45
Độc thân, ly dị/ly thân, goá 104 34,55
Người thường xuyên chăm sóc và nhắc 
nhở trẻ uống thuốc
Cha, mẹ, bé 226 75,08
Người thân còn lại 75 24,91
Biện pháp nhắc nhở uống thuốc
Không 67 22,26
Có 234 77,74
Khoảng cách 
≤ 20 km 147 48,84
> 20 km 154 51,16
SỐ 1 (54) - Tháng 01-02/2020
Website: yhoccongdong.vn12
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
Biểu đồ 1. Tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị ARV
Nghiên cứu cho thấy có 93,36% người chăm sóc 
chính nhớ cho trẻ uống thuốc; 96,35% người chăm sóc 
chính cho trẻ uống thuốc đúng giờ và 98,34% người chăm 
sóc chính cho trẻ uống thuốc đúng liều, có 91,36% trẻ tái 
khám đúng hẹn.
Tổng hợp 3 điều kiện trên, có tất cả 275/301 trẻ tuân thủ phác đồ điều trị ARV (91,36%).
Trong số 301 người chăm sóc chính tham gia nghiên 
cứu, nữ chiếm tỉ lệ 72,76%, tuổi trung bình của người 
chăm sóc là 43,16 ± 11.46 tuổi. Đa số người chăm sóc 
chính thuộc nhóm tuổi >30 tuổi (90,36%). 94,35% người 
chăm sóc chính là dân tộc Kinh. Người chăm sóc chính 
đa phần có trình độ học vấn cấp 2 (41,2%). Đa số người 
chăm sóc chính đã kết hôn hoặc đang sống như vợ chồng 
(65,45%). Nghề nghiệp của người chăm sóc chính phân bố 
tương đối đồng đều, người nội trợ (30,56%), công nhân và 
lao động tự do (tỉ lệ lần lượt là 25,25% và 21,26%). Kết 
quả nghiên cứu cho thấy người chăm sóc là cha/mẹ ruột 
của trẻ (69,77%). Trên 54,49% người chăm sóc và nhắc 
nhở trẻ uống thuốc là cha/mẹ của trẻ, 20,60% là bản thân 
trẻ tự uống thuốc. Đa số người chăm sóc chính có sử dụng 
công cụ nhắc nhở uống thuốc (77,74%), trong đó thiết bị 
được sử dụng nhiều nhất là đồng hồ báo thức (47,18%). 67 
trường hợp không sử dụng biện pháp nhắc nhở (22,26%), 
Về khoảng cách từ nơi ở đến phòng khám, tỉ lệ người bệnh 
ở cách phòng khám dưới 20km và trên 20km xấp xỉ nhau 
(48,84% ,51,16%).
Biểu đồ 2. Tuân thủ phác đồ điều trị ARV (n=301) 
SỐ 1 (54) - Tháng 01-02/2020
Website: yhoccongdong.vn 13
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của trẻ với việc tuân thủ phác đồ điều trị ở trẻ
Đặc tính
TTĐT
p
PR
(KTC 95%)Có n (%) Không n (%)
Giới
Nam 147(98,66) 2 (1,34)
p<0,05
1,17(1,09-1,26)
Nữ 128(84,21) 24 (15,79) 1
Tuổi
< 5 tuổi 9 (40,91) 13(59,09)
p<0,05
0,43(0,26-0,71)
≥ 5 tuổi 266(95,34) 13(4,66) 1
Giai đoạn lâm 
sàng 
Giai đoạn 2,3 3 (20,00) 12(80,00)
p<0,05
0,21(0,08-0,58)
Giai đoạn 1 272(95,10) 14(4,90) 1
Phác đồ đang 
điều trị
Phác đồ bậc 1 223(94,89) 12(5,11)
p<0,05
1,20(1,06-1,37)
Phác đồ khác 52 (78.79) 14 (21.21) 1
Thời gian điều
trị ARV
≥ 12 tháng 267(92,07) 13(7,93)
p<0,05
2,5(1,45-4,32)
< 12 tháng 8(73,73) 13(27,27) 1
Bảng 4. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của NCSC với việc tuân thủ phác đồ điều trị ở trẻ
Đặc tính
TTĐT
p
PR
(KTC 95%)Có n (%) Không n (%)
Giới
Nam 65 (79.27) 17 (20.73)
p<0,05
0.83 (0.74 – 0.93)
Nữ 210(95,89) 9(4,11) 1
Tuổi
≤ 30 tuổi 20 (68,97) 9(31,03)
p<0,05
0,74 (0,56 – 0,94)
> 30 tuổi 255(92,73) 17(7,27) 1
Mối quan hệ
với trẻ
Cha, mẹ 206(98,10) 4(1,90)
p<0,05
1,29 (1,15 – 1,46)
Còn lại 69(75,82) 22(24,18) 1
Tình trạng hôn 
nhân
Độc thân, ly dị/ly thân, goá 87 (83.65) 17 (16.35)
p<0,05
0,88(0,80-0,95)
Kết hôn/ đang sống như vợ chồng 188(95,43) 9(4,57) 1
Người thường 
xuyên nhắc nhở 
trẻ uống thuốc
Cha ,mẹ, bé 219(96,90) 7 (3,10)
p<0,05
1,30(1,13-1,48)
Người thân còn lại 56(74,67) 19(25,33) 1
Biện pháp nhắc 
uống thuốc
Có 221(94,44) 13(5,56)
p<0,05
1,17(1,04-1,32)
Không 54 (80,60) 13(19,40) 1
Khoảng cách 
nhà
≤ 20 km 125(85,03) 22(14,97)
p<0,05
0,87(0,81-0,94)
> 20 km 150(97,40) 4(2,60) 1
Nghiên cứu tìm thấy mối liên có ý nghĩa thống kê giữa 
giới tính, tuổi, giai đoạn lâm sàng, phác đồ điều trị với việc 
tuân thủ phác đồ điều trị thuốc ARV của trẻ (p<0,05). Khi đó, 
kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ nam sẽ tuân thủ phác đồ điều 
trị cao gấp 1,17 lần trẻ nữ. Kết quả cho thấy trẻ ở độ tuổi < 5 
tuổi tuân thủ phác đồ điều trị bằng 0,43 lần trẻ >=5 tuổi. Trẻ 
đang điều trị lâm sàng ở giai đoạn 2&3 sẽ tuân thủ phác đồ 
điều trị bằng 0,21 lần trẻ đang điều trị lâm sàng ở giai đoạn 
1. Trẻ đang được điều trị phác đồ bậc 1 tuân thủ phác đồ điều 
trị cao gấp 1,2 lần những trẻ đang được điều trị bằng phác đồ 
khác. Trẻ có thời gian điều trị >=12 tháng thì tuân thủ phác 
đồ điều trị cao gấp 2,5 lần trẻ có thời gian điều trị <12 tháng.
SỐ 1 (54) - Tháng 01-02/2020
Website: yhoccongdong.vn14
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống 
kê giữa giới tính, độ tuổi, mối quan hệ với trẻ, tình trạng 
hôn nhân của người chăm sóc chính với việc tuân thủ 
phác đồ điều trị ARV ở trẻ (p<0,05). Kết quả nghiên cứu 
cho thấy người chăm sóc trẻ chính là nam sẽ tuân thủ 
phác đồ điều trị bằng 0,83 lần người chăm sóc chính là nữ 
và người NCSC có độ tuổi <=30 tuổi sẽ tuân thủ phác đồ 
điều trị ARV bằng 0,74 lần NCSC có độ tuổi > 30 tuổi. 
Kết quả cho thấy NCSC là cha, mẹ của trẻ sẽ tuân thủ 
phác đồ điều trị cao gấp 1,29 lần người chăm sóc chính 
là người thân khác của trẻ. Nghiên cứu cho thấy khi trẻ 
chỉ sống với bố hoặc mẹ sẽ tuân thủ phác đồ điều trị bằng 
0,88 lần khi trẻ sống với cả bố và mẹ. Nghiên cứu cho 
thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu 
tố ảnh hưởng đến việc uống thuốc với việc tuân thủ phác 
đồ điều trị. Kết quả cho thấy người nhắc trẻ uống thuốc 
là cha, mẹ, bản thân bé sẽ tuân thủ phác đồ điều trị cao 
gấp 1,3 lần người nhắc trẻ uống thuốc là người thân khác, 
người chăm sóc chính có sử dụng các công cụ nhắc nhở 
thời gian uống thuốc sẽ tuân thủ phác đồ điều trị cao gấp 
1,17 lần người chăm sóc chính không sử dụng công cụ, 
người chăm sóc chính ở cách phòng khám <=20 km tuân 
thủ phác đồ điều trị bằng 0,87 lần người chăm sóc chính 
ở cách phòng khám >20 km.
IV. BÀN LUẬN 
4.1. Đặc điểm chung người chăm sóc chính
Đa số người chăm sóc chính trong nghiên cứu là nữ 
giới, nhóm tuổi chiếm đa số là > 30 tuổi. Đa số người chăm 
sóc chính là cha mẹ ruột của trẻ, đã kết hôn hoặc đang sống 
như vợ chồng (65,45%). Kết quả nghiên cứu tương tự với 
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Y Sa (2014) [3].
Kết quả cho thấy trẻ có giới tính là nữ nhiều hơn nam. 
Kết quả khác với kết quả nghiên cứu Rachel Christine 
Vreeman (2018) có kết quả tỷ lệ nam đạt 60% [5]. Kết 
quả tương tự với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, năm 
2018 số người nữ mắc HIV là 18.8 triệu người, nam giới là 
17.4 triệu người [6]. Đa số trẻ thuộc nhóm tuổi ≥5 tuổi. Tại 
thời điểm nghiên cứu, phần lớn trẻ ở giai đoạn lâm sàng 
1 với tỉ lệ là 98.67%. Nghiên cứu cho thấy đa số người 
chịu trách nhiệm nhắc nhở trẻ uống thuốc là cha mẹ của 
trẻ. Đồng thời nghiên cứu cho thấy 20,60% trẻ tự sử dụng 
thuốc cho thấy có những trẻ đã tự ý thức được tầm quan 
trọng của việc sử dụng thuốc. Đa số người chăm sóc chính 
có sử dụng các loại công cụ nhắc nhở sử dụng thuốc. Kết 
quả nghiên cứu tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn 
Thị Y Sa cho thấy đa số người chăm sóc chính có sử dụng 
công cụ nhắc uống thuốc [3]. Trên 50% trẻ ở cách phòng 
khám >20 km.
4.2. Tuân thủ phác đồ điều trị ARV
Các yếu tố nhớ cho trẻ uống thuốc, uống thuốc đúng 
giờ, uống thuốc đúng liều, tái khám đúng hẹn đều đạt kết 
quả trên 90%, vậy kết quả tuân thủ phác đồ điều trị ARV 
của các trẻ trong vòng 7 ngày trước khi được phỏng vấn 
là 91,36%. Kết quả nghiên cứu thấp hơn nghiên cứu tiến 
hành ở phía đông châu Phi công bố năm 2018, thực hiện 
ở 26 địa điểm điều trị ARV của ba quốc gia là Kenya, 
Uganda, and Tanzania, kết quả cho thấy tỉ lệ tuân thủ phác 
đồ điều trị luôn trên 90% xuyên suốt thời gian nghiên cứu, 
và có xu hướng tăng lên khi thời gian điều trị ARV càng 
kéo dài [7]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so 
với nghiên cứu của Đoàn Thị Thùy Linh và cộng sự thực 
hiện năm 2011 tại Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS, Bệnh 
viện Nhi Trung ương và của Nguyễn Thị Y Sa tiến hành 
tại Trung tâm Y tế Đồng Tháp năm 2014 (kết quả lần lượt 
là 78.9% và 74.4%) [3],[8].
4.3. Yếu tố liên quan
Nghiên cứu cho thấy trẻ thuộc giới tính nam, độ tuổi 
trẻ càng lớn thì tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị càng cao. 
Trẻ thời gian điều trị càng lâu dài, sử dụng phác đồ 
điều trị 1, thuộc giai đoạn lâm sàn 1 sẽ có tỷ lệ tuân thủ 
phác đồ điều trị càng cao. Kết quả tương tự với nghiên cứu 
của Aklilu Endalamaw (2018) cho thấy trẻ đang điều trị ở 
phác đồ bậc 1 sẽ có tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị cao hơn 
trẻ đang điều trị ở phác đồ điều trị khác [9]. 
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy NCSC là nữ giới có 
tỉ lệ tuân thủ phác đồ điều trị cao gấp 1,21 lần nam giới, 
kết quả nghiên cứu của chúng tôi tư tượng với nghiên cứu 
của tác giả Y Sa (2014) [3]. NCSC trên 30 tuổi có tuân thủ 
phác đồ điều trị tốt hơn so với NCSC dưới 30 tuổi. NCSC 
là cha mẹ có tuân thủ phác đồ điều trị cao gấp 1,29 lần so 
với ông bà, cô chú, vì bản thân cha mẹ cũng đang sử dụng 
thuốc ARV, do đó ý thức về việc tuân thủ phác đồ điều trị 
sẽ cao hơn những người còn lại. Kết quả nghiên cứu của 
Ignatius Wadunde (2018) và Aklilu Endalamaw (2018) 
cũng cho kết quả tương tự khi NCSC là cha mẹ của trẻ thì 
cho thấy có sự tuân thủ phác đồ điều trị cao hơn so với 
NCSC là người thân còn lại [10], [9]. Trẻ đang sống chung 
với cả cha và mẹ thì tuân thủ phác đồ điều trị cao gấp 1,14 
lần trẻ chỉ sống với cha hoặc mẹ hoặc người thân khác. 
Nghiên cứu cho thấy người nhắc nhở trẻ uống thuốc 
là cha, mẹ, bản thân trẻ có tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị 
cao hơn. Đồng thời người chăm sóc chính có sử dụng công 
cụ nhắc nhở uống thuốc sẽ tuân thủ phác đồ điều trị cao 
SỐ 1 (54) - Tháng 01-02/2020
Website: yhoccongdong.vn 15
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
hơn người chăm sóc chính không sử dụng. Kết quả nghiên 
cứu tương tự với nghiên cứu Aklilu Endalamaw (2018) 
cũng cho thấy những người chăm sóc chính có sử dụng 
công cụ nhắc nhở dùng thuốc có tỷ lệ tuân thủ phác đồ 
điều trị cao hơn [9]. Nghiên cứu cho thấy người chăm sóc 
chính chính ở cách phòng khám <=20 km tuân thủ phác đồ 
điều trị bằng 0,87 lần người chăm sóc chính ở cách phòng 
khám >20 km.
V. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu có vai trò quan trọng, làm cơ sở 
theo dõi đánh giá điều trị HIV/AIDS ở trẻ em, đồng thời 
gợi ý khuyến cáo trong tư vấn giáo dục sức khỏe và nâng 
cao ý thức trong việc tuân thủ phác đồ điều trị thuốc ARV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, Báo cáo 1299/BC-BYT Công tác Phòng/chống HIV/AIDS năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, 
Hà Nội, 2017.
2. Mai Đào Ái Như, Trương Hữu Khanh, Đoàn Thị Ngọc Diệp, Đánh giá tình hình tuân thủ thuốc kháng Retrovirus 
ở trẻ nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13 (2011) 212-218.
3. Nguyễn Thị Y Sa, Thực trạng tuân thủ phác đồ điều trị ARV ở trẻ em nhiễm HIV/AIDS và một số yếu tố liên 
quan tại phòng khám ngoại trú Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Đồng Tháp năm 2014, Đại học Y tế Công cộng, Hà 
Nội, (2014).
4. T.H.K. Mai Đào Ái Như, Đoàn Thị Ngọc Diệp, Đánh giá tình hình tuân thủ thuốc kháng Retrovirus ở trẻ nhiễm 
HIV/AIDS tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13 (2011) 212-218.
5. Đoàn Thị Thùy Linh, Đánh giá tuân thủ phác đồ điều trị ARV và tái khám đúng hẹn ở bệnh nhân HIV/AIDS trẻ 
em tại Bệnh viện Nhi Trung ương, (2010).
6. R.C. Vreeman, M.L. Scanlon, W. Tu, J. Slaven, S. Ayaya, W. Nyandiko, Validation of a Short Adherence 
Questionnaire for Children Living with HIV on Antiretroviral Therapy in Kenya, Journal of the International Association 
of Providers of AIDS Care, 17 (2018) 1-8.
7. WHO., WHO HIV update: global epidemic, progress in scale up and policy uptake, 2018.
8. R.C. Vreeman, S.O. Ayaya, B.S. Musick, C.T. Yiannoutsos, C.R. Cohen, D. Nash, D. Wabwire, K. Wools-
Kaloustian, S.E. Wiehe, Adherence to antiretroviral therapy in a clinical cohort of HIV-infected children in East Africa, 
PLoS One, 13 (2018) e0191848.
9. A. Endalamaw, N. Tezera, S. Eshetie, S. Ambachew, T.D. Habtewold, Adherence to Highly Active Antiretroviral 
Therapy Among Children in Ethiopia: A Systematic Review and Meta-analysis, AIDS Behav, 22 (2018) 2513-2523.
10. Ignatius Wadunde, Doreen Tuhebwe, Michael Ediau, Gildo Okure, A. Mpimbaza, R.K. Wanyenze, Factors 
associated with adherence to antiretroviral therapy among HIV infected children in Kabale district, Uganda: a cross 
sectional study, BMC Res Notes, 466 (2018) pp. 1-6.

File đính kèm:

  • pdfty_le_tuan_thu_phac_do_dieu_tri_o_tre_em_nhiem_hivaids_tai_p.pdf