Tỷ lệ, biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2: So sánh giữa đánh giá bằng PHQ-9 và tiêu chuẩn lâm sàng của ICD 10

Đặt vấn đề và mục tiêu: Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường là khá cao. Biểu hiện lâm sàng của

trầm cảm và đái tháo đường có nhiều chồng lấp làm cho trầm cảm dễ bị bỏ sót và không được chẩn đoán kịp

thời. Mục tiêu: 1. Khảo sát tỷ lệ của trầm cảm bằng thang PHQ - 9 và ICD 10. 2. Mô tả các biểu hiện lâm sàng

của trầm cảm ở các đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt

ngang trên 210 bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Trường

Đại học Y Dược Huế và Khoa Nội Nội tiết - Thần Kinh, Bệnh viện Trung ương Huế. Nghiên cứu sàng lọc những

trường hợp trầm cảm trong số các đối tượng nghiên cứu bằng thang PHQ - 9 với ngưỡng điểm cắt là 10 cho

trầm cảm. Sau đó dùng tiêu chuẩn của ICD 10 chẩn đoán xác định lại các trường hợp có trầm cảm theo PHQ

- 9 bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Những bệnh nhân được chẩn đoán xác định trầm cảm theo tiêu

chuẩn lâm sàng được khám và mô tả những triệu chứng lâm sàng. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đái

tháo đường type 2 khi đánh giá bằng PHQ - 9 là 39% trong đó trầm cảm nặng là 2,8%, vừa là 9,5% và nhẹ là

26,7%. bằng tiêu chuẩn của ICD 10 là: 31,4% trong đó nhẹ là 4,3%, vừa là 19,5% và nặng là 7,6%. Các triệu

chứng lâm sàng thường gặp của trầm cảm ở các đối tượng nghiên cứu tùy theo mức độ mà có các biểu hiện

vởi tần suất, tỷ lệ khác nhau. Triệu chứng mất ngủ chiếm tỷ lệ cao nhất cho dù ở mức độ trầm cảm nào. Kết

luận: Trầm cảm gặp tỷ lệ cao ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, mất ngủ là triệu chứng thường gặp nhất,

do đó các thầy thuốc nội khoa cần lưu ý sàng lọc trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, đặc biệt khi

bệnh nhân có triệu chứng mất ngủ đi kèm.

pdf 7 trang kimcuc 2480
Bạn đang xem tài liệu "Tỷ lệ, biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2: So sánh giữa đánh giá bằng PHQ-9 và tiêu chuẩn lâm sàng của ICD 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỷ lệ, biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2: So sánh giữa đánh giá bằng PHQ-9 và tiêu chuẩn lâm sàng của ICD 10

Tỷ lệ, biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2: So sánh giữa đánh giá bằng PHQ-9 và tiêu chuẩn lâm sàng của ICD 10
31
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 1, tháng 2/2020
Địa chỉ liên hệ: Trần Như Minh Hằng, email: tnmhang@huemed-univ.edu.vn
Ngày nhận bài: 25/12/2019; Ngày đồng ý đăng: 12/2/2020; Ngày xuất bản: 26/2/2020
Tỷ lệ, biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường 
type 2: So sánh giữa đánh giá bằng PHQ-9 và tiêu chuẩn lâm sàng 
của ICD 10
Trần Như Minh Hằng, Nguyễn Quang Ngọc Linh, Võ Thị Hân, Lê Trần Tuấn Anh
Bộ môn Tâm thần, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế 
 Tóm tắt
Đặt vấn đề và mục tiêu: Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường là khá cao. Biểu hiện lâm sàng của 
trầm cảm và đái tháo đường có nhiều chồng lấp làm cho trầm cảm dễ bị bỏ sót và không được chẩn đoán kịp 
thời. Mục tiêu: 1. Khảo sát tỷ lệ của trầm cảm bằng thang PHQ - 9 và ICD 10. 2. Mô tả các biểu hiện lâm sàng 
của trầm cảm ở các đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt 
ngang trên 210 bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Trường 
Đại học Y Dược Huế và Khoa Nội Nội tiết - Thần Kinh, Bệnh viện Trung ương Huế. Nghiên cứu sàng lọc những 
trường hợp trầm cảm trong số các đối tượng nghiên cứu bằng thang PHQ - 9 với ngưỡng điểm cắt là 10 cho 
trầm cảm. Sau đó dùng tiêu chuẩn của ICD 10 chẩn đoán xác định lại các trường hợp có trầm cảm theo PHQ 
- 9 bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Những bệnh nhân được chẩn đoán xác định trầm cảm theo tiêu 
chuẩn lâm sàng được khám và mô tả những triệu chứng lâm sàng. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đái 
tháo đường type 2 khi đánh giá bằng PHQ - 9 là 39% trong đó trầm cảm nặng là 2,8%, vừa là 9,5% và nhẹ là 
26,7%. bằng tiêu chuẩn của ICD 10 là: 31,4% trong đó nhẹ là 4,3%, vừa là 19,5% và nặng là 7,6%. Các triệu 
chứng lâm sàng thường gặp của trầm cảm ở các đối tượng nghiên cứu tùy theo mức độ mà có các biểu hiện 
vởi tần suất, tỷ lệ khác nhau. Triệu chứng mất ngủ chiếm tỷ lệ cao nhất cho dù ở mức độ trầm cảm nào. Kết 
luận: Trầm cảm gặp tỷ lệ cao ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, mất ngủ là triệu chứng thường gặp nhất, 
do đó các thầy thuốc nội khoa cần lưu ý sàng lọc trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, đặc biệt khi 
bệnh nhân có triệu chứng mất ngủ đi kèm.
Từ khóa: Trầm cảm, đái tháo đường type 2, biểu hiện lâm sàng, yếu tố liên quan
Abstract 
Prevalence, clinical manifestation of depression in patients with 
type 2 diabetes mellitus: a comparison between PHQ-9 and 
clinical diagnosis using criteria of ICD - 10
Tran Nhu Minh Hang, Nguyen Quang Ngoc Linh, Vo Thi Han, Le Tran Tuan Anh
Department of Psychiatry, Hue University of Medicine and Pharmacy
Background and objectives: The prevalence of depression is high in patients with type 2 diabetes mellitus 
(T2DM). The overlap of symptoms between depression and diabetes mellitus makes depression easy to be 
missed and not diagnosed in time. Objectives: 1. To investigate the prevalence of depression using the PHQ 
- 9 and clinical criteria of ICD10. 2. To describe the clinical manifestations of depression in study participants. 
Subjects and methods: This is a descriptive cross - sectional study on 210 inpatients with T2DM at the 
Department of General Internal Medicine, Hue University Hospital and at the Department of Endocrinology 
- Neurology, Hue Central Hospital. PHQ - 9 with the cutoff of 10 was used to screen depressed patients 
among participants, then psychiatrists used clinical criteria of ICD 10 to diagnose depression definitively. 
Patients who were diagnosed with depression according to clinical criteria were examined and described 
clinical symptoms. Results: The prevalence of depression in patients with T2DM assessed by the PHQ - 9 was 
39% overall, and classified into three subtypes: severe (2,8%), moderate (9,5%) and mild depression (26,7%) 
and by clinical criteria of ICD 10 was 31,4% in which severe (7,6%), moderate (19,5%) and mild depression 
(4,3%). The prevalence of common clinical symptoms of depression in these research subjects varied and 
depended on the severity of depression. Disturbed sleep was the most common symptom in any degree of 
depression. Conclusion: This study identified a high prevalence of depression among patients with T2DM. 
DOI: 10.34071/jmp.2020.1.5
32
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 1, tháng 2/2020
Disturbed sleep was the most common symptom in study participants. Thereby internal medicine physicians 
should screen depression in patients with T2DM especially when they had disturbed sleep symptom.
Key words: Depression, type 2 diabetes mellitus, clinical manifestation, clinical factors
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trầm cảm là một rối loạn cảm xúc thường gặp 
biểu hiện bằng các triệu chứng đặc trưng như buồn 
bã, mất quan tâm thích thú, mất sinh lực mau mệt 
mỏi kèm theo bi quan về tương lai, bản thân kém 
giá trị, rối loạn ăn uống, giấc ngủ thậm chí có thể 
có ý tưởng hoặc hành vi toan tự sát. Trầm cảm có 
thể gặp ở bất kể người nào nhưng tỷ lệ trầm cảm 
cao hơn ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Raval 
A và Cs (2009) nghiên cứu trên 300 bệnh nhân đái 
tháo đường type 2 ở Bệnh viện Nehru, Ấn Độ bằng 
thang PHQ-9 cho thấy có 122 bệnh nhân chiếm 
41% bị trầm cảm [8]. Roy T và Cs (2012) nghiên cứu 
trên 483 bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại 
trú tại 3 trung tâm đái tháo đường tại Bangladesh 
cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở những bệnh nhân này khi 
khảo sát bằng thang PHQ - 9 với ngưỡng điểm cắt 
của trầm cảm trên 5 là 34% và cũng trong nghiên 
cứu này nhưng nếu đánh giá trầm cảm bằng thang 
WHO -5 với ngưỡng điểm cắt < 52 là 36% [9]. Trầm 
cảm ở bệnh nhân đái tháo đường gây ra những tác 
động tiêu cực trên bệnh nhân như tạo điều kiện 
cho biến chứng của đái tháo đường dễ xảy ra do 
không tuân thủ điều trị, ít hoạt động, kém kiểm 
soát đường huyết, giảm chất lượng sống của bệnh 
nhân cũng như tăng chi phí điều trị. Bên cạnh đó, 
các triệu chứng của trầm cảm có thể chồng lấp với 
các triệu chứng của đái tháo đường nên trầm cảm 
dễ bị bỏ sót, không được điều trị kịp thời càng dẫn 
đến những hậu quả xấu trên người bệnh. Chúng tôi 
nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát tỷ lệ trầm cảm ở các đối tượng 
nghiên cứu bằng PHQ - 9 và theo tiêu chuẩn lâm 
sàng của ICD 10.
2. Mô tả biểu hiện lâm sàng của các đối tượng 
nghiên cứu.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 210 bệnh nhân được 
chẩn đoán đái tháo đường type 2 được điều trị nội 
trú tại khoa nội Bệnh viện Trường Đại học Y Dược 
Huế và khoa nội tiết - thần kinh, Bệnh viện Trung 
Ương Huế. Những bệnh nhân này đồng ý tham gia 
nghiên cứu và có thể trả lời phỏng vấn và hợp tác 
trong quá trình thăm khám
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên 
cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính một 
tỷ lệ trong quần thể 
 n=[ z2
(1-a/2) 
* p(1-p) ]/d2
Trong đó:
n: là số đối tượng nghiên cứu
z2
(1-a/2)
: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%, 
z
(1-a/2
=1,96
d=0,05 (độ chính xác mong muốn của tỷ lệ)
p= 12% là tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ĐTĐ theo 
một nghiên cứu của Katon và cs năm 2013 tại Hoa Kỳ 
[6]. Thay vào ta có n= 162. 
- Cỡ mẫu tối thiểu của chúng tôi là 162 bệnh 
nhân đái tháo đường type 2. Trong nghiên cứu này 
chúng tôi chọn 210 bệnh nhân đái tháo đường type 
2.
- Phương pháp chọn mẫu: chúng tôi chọn mẫu 
theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, trong 
thời gian nghiên cứu những bệnh nhân nào đủ tiêu 
chuẩn lựa chọn sẽ được đưa vào nghiên cứu. Sau 
khi chọn bệnh nhân chúng tôi sẽ mã hóa bệnh nhân 
bằng số hồ sơ. Vì bệnh nhân đái tháo đường có thể 
vào viện nhiều lần trong 2 năm thực hiện nghiên 
cứu nên những bệnh nhân nào đã được lựa chọn 
một lần sẽ không lấy tiếp ở lần tiếp theo. Chúng tôi 
lựa chọn cho đến khi đủ số mẫu nghiên cứu.
2.2.3. Các công cụ nghiên cứu
- Bảng câu hỏi sức khỏe bệnh nhân 9 mục PHQ - 
9 (Patient Health Questionaire - 9) để sàng lọc trầm 
cảm ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2. 
Bảng câu hỏi này có thể cho bệnh nhân tự điền hoặc 
có thể phỏng vấn bệnh nhân, gồm có 9 câu hỏi đánh 
giá về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trong vòng 
2 tuần qua. 
Mỗi câu hỏi được chấm điểm theo 4 mức tùy 
thuộc vào tần suất xảy ra trên bệnh nhân với 0: 
không có biểu hiện, 1: biểu hiện xảy ra vài ngày, 2: 
biểu hiện xảy ra hơn một nửa số ngày, và 3: biểu 
hiện xuất hiện hầu như hàng ngày. Tổng điểm dao 
động từ 0 đến 27. Cách tính điểm: cộng điểm của 
tất cả các câu từ 1 đến 9, tổng điểm cao nhất sẽ 
là 27 điểm. Đánh giá trầm cảm theo thang PHQ - 9 
với các ngưỡng điểm như sau: 0-9: Không trầm cảm, 
10-14: Trầm cảm nhẹ,15-19: Trầm cảm vừa, 20-27: 
Trầm cảm nặng. PHQ -9 đã được sử dụng và thích 
ứng tại Việt Nam [1].
- Bệnh án nghiên cứu chi tiết phù hợp với mục 
tiêu nghiên cứu.
33
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 1, tháng 2/2020
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
Các điều tra viên là các bác sĩ chuyên khoa tâm 
thần sau khi sử dụng thang PHQ -9 để sàng lọc 
những trường hợp có trầm cảm, các bác sĩ sẽ khám 
lại về mặt lâm sàng và dùng tiêu chuẩn chẩn đoán 
lâm sàng của tổ chức y tế thế giới ICD 10 để có chẩn 
đoán xác định trầm cảm. Ghi nhận các triệu chứng 
cũng như các đặc điểm lâm sàng khác của trầm cảm 
ở bệnh nhân đái tháo đường.
2.3.3. Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần 
mềm SPSS 20.0 và được mô tả bằng bảng phân bố 
các tỷ lệ, tần suất.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 
63,73±12,48, thấp nhất là 35 tuổi và cao nhất là 
94 tuổi, trong các đối tượng nghiên cứu có 89 nam 
chiếm 42,4%, 121 nữ chiếm 57,6%, có gia đình 
chiếm đa số với 155 bệnh nhân (73,8%), 55 bệnh 
nhân độc thân/ góa/ ly hôn (26,3%); 151 bệnh nhân 
có trình độ học vấn từ trung học cơ sở (THCS) chiếm 
71,9%, 59 bệnh nhân có trình độ học vấn từ trung 
học phổ thông trở lên chiếm 28,1%.
3.2. Tỷ lệ trầm cảm theo PHQ -9 và ICD 10
Biểu đồ 1. Tỷ lệ trầm cảm theo PHQ9 và theo chẩn đoán lâm sàng
Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 khi đánh giá bằng PHQ - 9 là 39% trong đó trầm cảm 
nặng là 2,8%, vừa là 9,5% và nhẹ là 26,7%. Bằng tiêu chuẩn của ICD 10 là: 31,4% trong đó nhẹ là 4,3%, vừa là 
19,5% và nặng là 7,6%.
Bảng 1. Các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm theo 3 mức độ
Đặc điểm Nhẹ (n=9) Vừa (n=41) Nặng (n=16) Trầm cảm chung
Buồn chán 7 (77,8%) 31 (75,6%) 16 (100%) 54 (81,8%)
Mau mệt mỏi 6 (66,7%) 37 (90,2%) 16 (100%) 59 (89,4%)
Giảm hứng thú 5 (55,6%) 25 (61,0%) 16 (100%) 46 (69,7%)
Các triệu chứng đặc trưng như khí sắc trầm, mất quan tâm hứng thú và mau mệt mỏi gặp ở 100% bệnh 
nhân bị trầm cảm ở mức độ nặng, ở mức độ vừa chiếm tỷ lệ lần lượt là 75,6%, 90,2% và 61%, mức độ nhẹ là 
77,8%, 66,7% và 55,6%.
Bảng 2. Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm theo 3 mức độ
Đặc điểm Nhẹ (n=9) Vừa (n=41) Nặng (n=16) Trầm cảm chung
Giảm tập trung chú ý 1 (11,1%) 19 (46,3%) 11 (68,8%) 31 (46,9%)
Ăn ít, không ngon miệng 5 (55,6%) 23 (56,1%) 11 (68,8%) 39 (59,1%)
Ngủ ít hơn thường lệ 6 (66,7%) 35 (85,4%) 15 (93,8%) 56 (84,8%)
Khó đi vào giấc ngủ 7 (77,8%) 35 (85,4%) 14 (87,5%) 56 (84,8%)
Hay thức giấc giữa giờ và 
hơn 30ph sau mới ngủ lại
4 (44,4%) 29 (70,7%) 16 (100%) 49 (74,2%)
Dậy sớm hơn thường lệ từ 
2h trở lên
4 (44,4%) 30 (73,2%) 15 (93,8%) 49 (74,2%)
Ý nghĩ tự ti, trách móc, 
buộc tội
0 11 (26,8%) 10 (62,5%) 21 (31,8%)
34
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 1, tháng 2/2020
Bi quan về tương lai 6 (66,7%) 24 (58,5%) 13 (81,2%) 43 (65,2%)
Cảm giác vô vọng 0 8 (19,5%) 12 (75%) 20 (30,3%)
Ý nghĩ tự sát 0 7 (17,1%) 11 (68,8%) 18 (27,3%)
Bảng 3. Các triệu chứng khác của trầm cảm theo 3 mức độ
Đặc điểm Nhẹ (n=9) Vừa (n=41) Nặng (n=16) Trầm cảm chung
Chậm chạp vận động 0 17 (41,5%) 9 (56,2%) 26 (39,4%)
Nói nhỏ, nhịp chậm 0 11 (26,8%) 10 (62,5%) 21 (31,8%)
Giảm hoạt động tình dục 2 (22,2%) 12 (29,3%) 9 (56,2%) 23 (34,8%)
Rối loạn thần kinh thực vật 4 (44,4%) 14 (34,1%) 12 (75,0%) 30 (45,5%)
Tri giác sai thực tại 0 0 1 (6,2%) 1 (1,5%)
Giải thể nhân cách 0 0 1 (6,2%) 1 (1,5%)
Sững sờ 0 0 1 (6,2%) 1 (1,5%)
Đau và các triệu chứng cơ 
thể khác
2 (22,2%) 12 (29,3%) 10 (62,5%) 24 (36,4%)
Sụt cân 1 (11,1%) 10 (24,4%) 10 (62,5%) 21 (31,8%)
4. BÀN LUẬN
4.1. Tỷ lệ trầm cảm ở các đối tượng nghiên cứu 
theo PHQ - 9 và ICD 10
Trong nghiên cứu của chúng tôi khi sử dụng 
thang PHQ -9 với điểm cắt là 10 cho trầm cảm nhận 
thấy tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường 
type 2 là 39% trong đó trầm cảm nặng là 2,8%, vừa 
là 9,5% và nhẹ là 26,7%. Một số tác giả khác khi sử 
dụng PHQ - 9 với điểm cắt là 10 như nghiên cứu của 
chúng tôi như Ismail (2019) nhận thấy tỷ lệ trầm 
cảm ở bệnh nhân đái tháo đường là 35,7% tương 
tự như kết quả của chúng tôi [5]. Tuy nhiên, một số 
tác giả khác lại cho tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đái 
tháo đương thấp hơn của chúng tôi mặc dù các tác 
giả này cũng sử dụng cùng thang PHQ - 9 và cùng 
ngưỡng điểm cắt là 10. Đặng Trong nghiên cứu trên 
606 bệnh nhân đái tháo đường ngoại trú tại Trung 
tâm nội tiết tỉnh Quảng Ngãi cho tỷ lệ trầm cảm là 
25,6% [2], nghiên cứu của Nguyễn Thị Lý thì tỷ lệ 
này là 16,9% [7]. Một nghiên cứu khác của Roy và 
cs (2012) nhận thấy tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đái 
tháo đường là 16,5% cũng thấp hơn nghiên cứu của 
chúng tôi [9]. Đều này có thể giải thích rằng mặc 
dù dùng chung công cụ nghiên cứu là PHQ - 9 và 
cùng điểm cắt là 10 nhưng nghiên cứu của chúng 
tôi khác với các tác giả khác do nghiên cứu ở các 
đối tượng là bệnh nhân nằm ở bệnh viện, nằm điều 
trị nội trú trong khi đó nghiên cứu của các tác giả 
khác là nghiên cứu trên bệnh nhân ngoại trú hay 
tại cộng đồng. Bệnh nhân đái tháo đường nằm viện 
thường do những biến chứng và bệnh kèm theo của 
đái tháo đường có thể chính những yếu tố này làm 
cho bệnh nhân đái tháo đường nội trú có thể dễ bị 
trầm cảm hơn những bệnh nhân ngoại trú chăng. 
Nhìn chung tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân đái tháo 
đường rất khác nhau giữa các nghiên cứu cũng như 
giữa các quốc gia khác nhau. Sự khác biệt này có thể 
đến từ việc các tác giả sử dụng công cụ nghiên cứu 
khác nhau và cách chọn đối tượng nghiên cứu cũng 
khác nhau như nội trú hoặc ngoại trú. Một số các tác 
giả khác sử dụng các công cụ đánh giá khác cho kết 
quả cũng rất khác nhau. Ví dụ như khi sử dụng thang 
BDI -II thì Sweileh2014 với ngưỡng điểm là 16 cho 
kết quả tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm là 
40,2% [11], nhưng Derakhshanpour (2015) tại Iran 
lại cho tỷ lệ trầm cảm là 58,2% [3], tỷ lệ này trong 
nghiên cứu của Sunny (2019) là 22,7% [10]. Trong 
khi đó tại Việt Nam, Trần Thị Hà An sử dụng điểm 
cắt của thang BDI-II ≥ 14 thì cho tỷ lệ là 48,2% [12].
Còn về mức độ của trầm cảm thì trong nghiên 
cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân có trầm cảm ở 
mức độ nhẹ khi đánh giá bằng thang PHQ -9 29,6%, 
chỉ có 2,8% ở mức độ nặng. Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu 
của các tác giả khác về mức độ nặng của trầm cảm. 
Nghiên cứu của Đặng Trong (2019) với điểm cắt 
tương tự cũng cho kết quả phân bố các mức độ trầm 
cảm tương đồng với tỷ lệ các mức độ lần lượt là: 
15,2%, 6,9%, 3,5% [2]. Nghiên cứu của Habtewold 
(2016) trên 264 bệnh nhân ĐTĐ typ2 ngoại trú có 
các mức độ trầm cảm nhẹ (5-9) 28,4%, vừa (10-14) 
12,1%, nặng (15-19) 2,7%, trầm trọng (20-27) 1,5% 
[4]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lý (2014) cho kết 
quả trong số các bệnh nhân bị trầm cảm thì mức 
35
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 1, tháng 2/2020
độ nhẹ là 89,7%, 10,3% trung bình, không có nặng 
và nghiêm trọng [7]. Các nghiên cứu sử dụng thang 
BDI-II khi xác định tỷ lệ mức độ trầm cảm cũng cho 
kết quả tỷ lệ trầm cảm nhẹ chiếm cao nhất: theo 
Derakhshanpour (2015) trầm cảm nhẹ là 64,6%, 
29,2% trầm cảm vừa, 6,2% trầm cảm nặng [3], Trần 
Thị Hà An (2018) có 47,1% nhẹ, 33,6% vừa, 19,3% 
nặng [12]. 
Đối với những trường hợp có trầm cảm sau khi 
sàng lọc bằng thang PHQ - 9 chúng tôi những bác sĩ 
chuyên khoa tâm thần đã khám lại bệnh nhân bằng 
tiêu chuẩn của ICD 10 cho kết quả về tỷ lệ trầm cảm 
ở các đối tượng nghiên cứu là: 31,4% trong đó nhẹ 
là 4,3%, vừa là 19,5% và nặng là 7,6%. Như vậy khi so 
sánh với thang điểm PHQ - 9 chúng tôi nhận thấy tỷ 
lệ trầm cảm chung đã giảm từ 39% với ngưỡng điểm 
cắt là 10 theo thang PHQ - 9 xuống còn 31,4% khi 
đánh giá lâm sàng. Bên cạnh đó về mặt mức độ trầm 
cảm cũng nhận thấy khi sử dụng tiêu chuẩn lâm sàng 
mặc dù đa số bệnh nhân vẫn ở mức độ trầm cảm 
nhẹ và vừa nhưng trong đó đã có sự chuyển dịch 
giữa mức độ vừa và nhẹ. Nếu như sử dụng thang 
PHQ - 9 nhận thấy tỷ lệ của mức độ nhẹ cao hơn so 
với mức độ vừa (29,6% và 5,6%) thì khi dùng tiêu 
chuẩn lâm sàng lại cho kết quả mức độ vừa có tỷ 
lệ cao hơn so với mức độ nhẹ (19,5% so với 4,3%). 
Điều này có thể được giải thích là với thang điểm 
PHQ - 9 là thang bệnh nhân tự điền và chỉ đánh giá 
về tần suất xuất hiện của các triệu chứng chứ không 
xét đến việc tác động của các triệu chứng trên các 
chức năng nghề nghiệp xã hội của bệnh nhân. Trong 
khi đó với việc đánh giá bằng lâm sàng qua việc hỏi 
và xác nhận lại các triệu chứng bởi các bác sĩ chuyên 
khoa tâm thần, còn dựa vào quan sát nét mặt, cử 
chỉ, vận động của bệnh nhân đồng thời xét đến cả 
tác động của các triệu chứng lên các chức năng nghề 
nghiệp xã hội của bệnh nhân mà cho kết quả khác 
biệt chăng. Trong số các nghiên cứu đã thực hiện để 
xác định tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường 
type 2, đa số các tác giả chỉ sử dụng các thang sàng 
lọc để đánh giá mà không sử dụng tiêu chuẩn lâm 
sàng. Chỉ có nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hà An 
sau khi sử dụng thang BDI - II để đánh giá có chẩn 
đoán lại bằng tiêu chuẩn lâm sàng của ICD 10. Và 
nghiên cứu của tác giả này cho kết quả tương tự 
giống nghiên cứu của chúng tôi ở điểm là sử dụng 
tiêu chuẩn lâm sàng đã làm giảm tỷ lệ trầm cảm 
chung (từ 48,2% xuống còn 44,5%) cũng như có sự 
chuyển đổi về tần suất giữa mức độ trầm cảm nhẹ 
và vừa như nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu 
của Trần Thị Hà An khi sử dụng BDI - II với ngưỡng 
điểm cắt ≥ 14 cho tỷ lệ trầm cảm nhẹ là 47,1%, vừa 
là 33,6% và nặng là 19,3% thì sau khi đánh giá lại 
bằng tiêu chuẩn ICD - 10 có tỷ lệ trầm cảm nhẹ là 
31,8%, vừa 40% và nặng 28,2% [12]. 
Tóm lại cho dù sử dụng công cụ gì để đánh giá 
và trên những sắc tộc và địa điểm nghiên cứu khác 
nhau, tuy nhiên có một đặc điểm chung giữa các 
nghiên cứu đó là tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đái 
tháo đường khá cao nhưng đa số các trường hợp 
đều trầm cảm ở mức độ nhẹ và vừa. Trầm cảm nặng 
chiếm tỷ lệ thấp nhất.
4.2. Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm
Kết quả nghiên cứu cho thấy các triệu chứng của 
trầm cảm rất đa dạng, phong phú và tần suất khác 
nhau tùy theo từng mức độ của trầm cảm. Ở bệnh 
nhân trầm cảm nặng thì 100% bệnh nhân có cả 3 
triệu chứng đặc trưng, điều này là đương nhiên vì 
đó chính là yêu cầu bắt buộc về lâm sàng cho chẩn 
đoán mức độ nặng. Tuy nhiên xét chung ở các bệnh 
nhân cho dù ở mức độ nào thì thấy tỷ lệ bệnh nhân 
có triệu chứng khí sắc trầm, buồn chán (81,9%), mau 
mệt mỏi (89,4%) và mất/ giảm quan tâm thích thú 
(69,7%). Như vậy triệu chứng mau mệt mỏi chiếm tỷ 
lệ cao nhất. Mau mệt mỏi là triệu chứng đặc trưng 
của trầm cảm nhưng đồng thời nó cũng là một triệu 
chứng thường gặp ở những bệnh nhân mắc các 
bệnh mạn tính trong đó có đái tháo đường. Chính vì 
đây là triệu chứng chồng lấp giữa 2 rối loạn cho nên 
nhiều trường hợp bệnh nhân đái tháo đường than 
phiền mệt mỏi nên các thầy thuốc cho rằng đó là 
một biểu hiện của bệnh cơ thể nên bỏ qua mà không 
nghĩ đến trầm cảm trên bệnh nhân. Phần lớn các 
nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức khảo sát về điểm số 
chung của các thang đánh giá trầm cảm để xem thử 
bệnh nhân có mắc trầm cảm hay không mà không 
đi vào cụ thể những triệu chứng lâm sàng mà bệnh 
nhân có trong trầm cảm, chính vì vậy chúng tôi có 
rất ít số liệu để so sánh. Tuy nhiên, tác giả Trần Thị 
Hà An khi sử dụng ICD 10 cho chẩn đoán cũng đã 
mô tả các triệu chứng lâm sàng và cũng cho kết quả 
tương tự như nghiên cứu của chúng tôi đó là triệu 
chứng mất sinh lực/ mau mệt mỏi là triệu chứng đặc 
trưng gặp tỷ lệ cao nhất (96,4%) so với 2 triệu chứng 
còn lại là buồn chán (87,3%) và mất/ giảm quan tâm 
thích thú (89,1%) [12].
Trong số các triệu chứng phổ biến (bảng 2) triệu 
chứng rối loạn giấc ngủ là triệu chứng thường gặp 
nhất trong nghiên cứu của chúng tôi cho dù ở mức 
độ nào và có nhiều kiểu mất ngủ khác nhau như khó 
đi vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa chừng và hơn 30 
phút sau mới ngủ lại và thức giấc sớm hơn thường 
lệ. Tỷ lệ mất ngủ chung ở các đối tượng nghiên cứu 
là 84,8%. Y văn khi nói đến trầm cảm thường nhắc 
đến kiểu mất ngủ đặc trưng là mất ngủ cuối giấc 
nhưng trên bệnh nhân đái tháo đường có trầm cảm 
36
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 1, tháng 2/2020
mất ngủ là triệu chứng thường gặp nhất và có thể 
gặp bất kể dạng mất ngủ nào. Chính vì vậy khi bệnh 
nhân đái tháo đường than phiền về triệu chứng mất 
ngủ đặc biệt khi đi kèm với biểu hiện mất sinh lực 
và mau mệt mỏi các bác sĩ nội khoa nên lưu ý sàng 
lọc trầm cảm trên bệnh nhân. Tương tự như vậy, tác 
giả Trần Thị Hà An cũng nhận thấy triệu chứng rối 
loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ cao nhất ở những bệnh 
nhân trầm cảm đái tháo đường và tỷ lệ này còn cao 
hơn cả nghiên cứu của chúng tôi (93,6%) [12]. Trong 
trầm cảm ở những bệnh nhân đái tháo đường, một 
triệu chứng phổ biến chiếm tỷ lệ cao hàng thứ hai 
trong nghiên cứu của chúng tôi là triệu chứng bi 
quan về tương lai ngay cả với những trường hợp 
trầm cảm nhẹ (66,7%) và tỷ lệ này tăng lên rất cao 
với những trường hợp trầm cảm nặng (81,2%). Đái 
tháo đường là một bệnh lý mạn tính và thường kèm 
theo nhiều biến chứng hoặc bệnh lý kèm, việc tuân 
thủ nghiêm ngặt với điều trị bao gồm cả chế độ ăn 
và thuốc trở thành một gánh nặng tâm lý cho bệnh 
nhân và làm cho bệnh nhân bi quan về tương lai của 
mình và chính suy nghĩ tiêu cực bi quan này có thể 
dẫn đến ý tưởng hoặc hành vi toan tự sát trên bệnh 
nhân. Chính vì vậy trong nghiên cứu này ở bảng 2 có 
17,1% bệnh nhân trầm cảm vừa và 68,8% bệnh nhân 
trầm cảm nặng và tỷ lệ chung là 27,3% bệnh nhân có 
ý tưởng tự sát. Nghiên cứu của Trần Thị Hà An cũng 
có 76,4% bệnh nhân có ý nghĩ tiêu cực bi quan về 
tương lai và 10% bệnh nhân có ý tưởng tự sát [12]. 
Như vậy trầm cảm đi kèm với đái tháo đường làm 
bệnh nhân thường xuất hiện những suy nghĩ bi quan 
và có thể dẫn đến ý tưởng và hành vi toan tự sát 
trên bệnh nhân do đó cần được phát hiện kịp thời.
Bên cạnh những triệu chứng đặc trưng và phổ 
biến như đã được mô tả những bệnh nhân mắc trầm 
cảm trong số các đối tượng nghiên cứu của chúng 
tôi còn có một số triệu chứng lâm sàng khác thường 
gặp như là rối loạn thần kinh thực vật nhất là ở 
bệnh nhân trầm cảm nặng (75%), sụt cân (62,5%), 
đau và các triệu chứng cơ thể khác (62,5%), rối loạn 
chức năng tình dục (56,2%), tỷ lệ này ở các trường 
hợp trầm cảm nhẹ và vừa không đáng kể. Các triệu 
chứng cơ thể này cũng là các triệu chứng mà bệnh 
nhân đái tháo đường cũng thường hay có. Trần Thị 
Hà An cũng có kết quả tương tự khi nghiên cứu về 
rối loạn thần kinh thực vật với các biểu hiện tê bì 
(25,5%), bốc hỏa (19,1%), chóng mặt (30%), ra mồ 
hồi (21,8%); 94,5% bệnh nhân giảm hoặc không sinh 
hoạt tình dục; sụt cân chiếm 35,5% [12]. Một lần 
nữa sự kết hợp, chồng lấp giữa những triệu chứng 
của trầm cảm và đái tháo đường đã làm cho bệnh 
cảnh lâm sàng của bệnh nhân càng thêm phức tạp 
và làm cho trầm cảm dễ bị bỏ sót hơn.
Tóm lại, mặc dù chỉ là một nghiên cứu mô tả, 
tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi có điểm mạnh 
đó chính là bên cạnh việc sử dụng một thang sàng 
lọc để đánh giá trầm cảm chúng tôi đã sử dụng 
tiêu chuẩn lâm sàng để chẩn đoán xác định những 
trường hợp trầm cảm bởi các bác sĩ chuyên khoa 
tâm thần được đào tạo bài bản. Bên cạnh đó, nghiên 
cứu của chúng tôi đã cung cấp một bệnh cảnh lâm 
sàng chi tiết rõ ràng về trầm cảm trên bệnh nhân 
đái tháo đường mà các nghiên cứu khác phần lớn 
chỉ dừng lại ở mức độ xác định tỷ lệ và các yếu tố 
liên quan. Việc cung cấp tỷ lệ và bệnh cảnh lâm sàng 
của trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường sẽ giúp 
cho các thầy thuốc lâm sàng nội khoa nói chung và 
chuyên khoa nội tiết đái tháo đường nói riêng cảnh 
giác đến trầm cảm và có thể có những dấu hiệu để 
nhận biết sớm trầm cảm trên bệnh nhân đái tháo 
đường giúp cho việc xử trí và điều trị kịp thời tránh 
được những hậu quả do sự kết hợp của hai rối loạn 
này mang lại.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 210 bệnh nhân đái tháo 
đường tại khoa Nội Tổng Hợp - Bệnh viện Trường 
Đại học Y Dược Huế và Khoa Nội Nội tiết - Thần kinh, 
Bệnh viện Trung ương Huế chúng tôi rút ra được 
một số kết quả sau:
5.1. Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường 
type 2 khi đánh giá bằng thang PHQ - 9 và ICD 10
Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường type 
2 khi sàng lọc bằng bảng câu hỏi sức khỏe PHQ - 
9 là 39% trong đó trầm cảm nặng là 2,8%, vừa là 
9,5% và mức độ nhẹ là 26,7%. Các tỷ lệ này khi chẩn 
đoán lâm sàng bằng tiêu chuẩn của ICD 10 là: 31,4% 
trong đó mức độ nhẹ là 4,3%, vừa là 19,5% và nặng 
là 7,6%.
5.2. Biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở các đối 
tượng nghiên cứu
- Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của trầm 
cảm ở các đối tượng nghiên cứu tùy theo mức độ 
mà có các biểu hiện vởi tần suất, tỷ lệ khác nhau. 
+ Các triệu chứng đặc trưng như khí sắc trầm, 
mất quan tâm hứng thú và mau mệt mỏi gặp ở 100% 
bệnh nhân bị trầm cảm ở mức độ nặng, ở mức độ 
vừa chiếm tỷ lệ lần lượt là 75,6%, 90,2% và 61%, 
mức độ nhẹ là 77,8%, 66,7% và 55,6%.
 + Các triệu chứng phổ biến: trong số các triệu 
chứng phổ biến thì rối loạn giấc ngủ là triệu chứng 
gặp nhiều nhất cho dù ở mức độ nào và có nhiều 
kiểu mất ngủ khác nhau như khó đi vào giấc ngủ, hay 
thức giấc giữa chừng và hơn 30 phút sau mới ngủ 
lại và thức giấc sớm hơn thường lệ. Tỷ lệ mất ngủ 
chung ở các đối tượng nghiên cứu là 84,8%.
37
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 10, số 1, tháng 2/2020
+ Triệu chứng thường gặp chiếm vị trí thứ hai là 
bi quan về tương lai ngay cả ở nhóm trầm cảm nhẹ 
(66,7%), vừa (58,5%), nặng (81,2%) và tỷ lệ chung ở 
các đối tượng nghiên cứu là 65,2%.
+ Triệu chứng ăn ít, không ngon miệng ở nhóm 
trầm cảm nhẹ là 55,6%, vừa (56,1%), nặng (68,8%) 
và tỷ lệ chung là 59,1%
+ Ý tưởng tự sát xuất hiện 17,1 % bệnh nhân 
trầm cảm vừa, 68,8% trầm cảm nặng, không có ở 
bệnh nhân trầm cảm nhẹ và tỷ lệ chung là 27,3%, 
Ý tưởng tự sát thường đi kèm theo với cảm giác 
vô vọng.
+ Các triệu chứng khác thường gặp ở các đối 
tượng nghiên cứu là rối loạn thần kinh thực vật 
nhất là ở bệnh nhân trầm cảm nặng (75%), sụt cân 
(62,5%), đau và các triệu chứng cơ thể khác (62,5%), 
rối loạn chức năng tình dục (56,2%), tỷ lệ này ở các 
trường hợp trầm cảm nhẹ và vừa không đáng kể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Duy Thanh và cs (2011), “Đánh giá sơ bộ giá 
trị của bảng câu hỏi sức khỏe bệnh nhân (PHQ-9) trong 
sàng lọc bệnh nhân trầm cảm”, Y học thực hành. 774(7), 
pp. 173-176.
2. Đặng Trong (2019), Nghiên cứu tỷ lệ trầm cảm và 
một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 
2 điều trị ngoại trú tại trung tâm nội tiết tỉnh Quảng Ngãi 
năm 2019, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học 
Y Dược Huế.
3. Derakhshanpour F, et al. (2015), “Depression and 
Quality of Life in Patients With Type 2 Diabetes”, Iran Red 
Crescent Med J. 17(5), p. e27676.
4. Habtewold TD, Alemu SM, and Haile YG (2016), 
“Sociodemographic, clinical, and psychosocial factors 
associated with depression among type 2 diabetic 
outpatients in Black Lion General Specialized Hospital, 
Addis Ababa, Ethiopia: a cross-sectional study”, BMC 
Psychiatry. 16, pp. 103-110.
5. Ismail MFS, Fares MM, and Abd-Alrhman AG (2019), 
“Prevalence of depression and Predictors of glycemic 
control among Type 2 Diabetes Mellitus patients at family 
medicine clinic, Suez Canal University Hospital Egypt”, 
World Family Medicine. 17(2), pp. 4-13.
6. Katon WJ, et al. (2013), “Association of Depression 
With Increased Risk of Severe Hypoglycemic Episodes 
in Patients With Diabetes”, Annuals of family medicine. 
11(3), pp. 245-250.
7. Nguyễn Thị Lý (2014), Sàng lọc trầm cảm ở bệnh 
nhân đái tháo đường type 2 bằng bộ câu hỏi PHQ-9, Luận 
văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Raval A, et al. (2010), “Prevalence & determinants 
of depression in type 2 diabetes patients in a tertiary care 
centre”, Indian J Med Res. 132, pp. 195-200.
9. Roy T, et al. (2012), “Prevalence of co-morbid 
depression in out-patients with type 2 diabetes mellitus in 
Bangladesh”, BMC Psychiatry. 12, pp. 123-132.
10. Sunny AK, et al. (2019), “Depression among people 
living with type 2 diabetes in an urbanizing community of 
Nepal”, Plos One. 14(6), p. e0218119.
11. Sweileh WM, et al. (2014), “Prevalence of 
depression among people with type 2 diabetes mellitus: 
a cross sectional study in Palestine”, BMC Public Health. 
14, pp. 163-174.
12. Trần Thị Hà An (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 
trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo 
đường type 2, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường ĐH Y Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfty_le_bieu_hien_lam_sang_cua_tram_cam_o_benh_nhan_dai_thao_d.pdf