Tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam: Cơ sở pháp lý và thực tiễn

Hiện nay, tuân thủ pháp luật thuế và phí trong hoạt động xuất nhập khẩu là một nghĩa vụ

pháp lý của doanh nghiệp và là tiêu chí quan trọng để cơ quan hải quan áp dụng cơ chế tạo

thuận lợi hoá thương mại tại Việt Nam. Ở góc độ quản lý vĩ mô, tuân thủ pháp luật thuế xuất

nhập khẩu đã và đang góp phần tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đồng thời, tạo ra

môi trường kinh doanh minh bạch và công bằng. Tác giả thực hiện bài viết trên cơ sở lý luận

và kết quả khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2019, nhằm đưa ra cách tiếp cận đầy

đủ về hành vi tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu và các yếu tố ảnh hưởng. Nghiên cứu

đề xuất một số giải pháp tăng cường tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu đối với doanh

nghiệp Việt Nam.

pdf 14 trang kimcuc 3540
Bạn đang xem tài liệu "Tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam: Cơ sở pháp lý và thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam: Cơ sở pháp lý và thực tiễn

Tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam: Cơ sở pháp lý và thực tiễn
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Trang chủ của tạp chí: 
Tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam: 
cơ sở pháp lý và thực tiễn
Duty compliance in exports and imports of Vietnamese firms: 
legal framework and practical evidence
Phan Thị Thu Hiền1
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 12/01/2020; Ngày hoàn thành biên tập: 03/02/2020; Ngày duyệt đăng: 03/02/2020
Tóm tắt
Hiện nay, tuân thủ pháp luật thuế và phí trong hoạt động xuất nhập khẩu là một nghĩa vụ 
pháp lý của doanh nghiệp và là tiêu chí quan trọng để cơ quan hải quan áp dụng cơ chế tạo 
thuận lợi hoá thương mại tại Việt Nam. Ở góc độ quản lý vĩ mô, tuân thủ pháp luật thuế xuất 
nhập khẩu đã và đang góp phần tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đồng thời, tạo ra 
môi trường kinh doanh minh bạch và công bằng. Tác giả thực hiện bài viết trên cơ sở lý luận 
và kết quả khảo sát doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2019, nhằm đưa ra cách tiếp cận đầy 
đủ về hành vi tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu và các yếu tố ảnh hưởng. Nghiên cứu 
đề xuất một số giải pháp tăng cường tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu đối với doanh 
nghiệp Việt Nam.
Từ khóa: Tuân thủ, Xuất khẩu, Nhập khẩu, Hải quan
Abstract
In Vietnam, duty compliance is recognized as a legal obligation and a substantial criterion 
to apply different mechanisms of trade facilitation in customs clearance for firms’ exports and 
imports. From the perspective of macroeconomic governance, duty compliance in exports 
and imports of businesses plays an essential role in the state budget collection, and builds 
a fair and competitive business environment. The paper is conducted by analysing results 
of a nation-wide survey of Vietnamese exporters and importers in 2019, aiming to deliver a 
comprehensive study of duty compliance in exports and imports as well as its contributing 
factors. Finally, the author proposes several recommendations to improve duty compliance 
in exports and imports of Vietnamese firms.
Keywords: Compliance, Customs, Export, Import, Duty compliance
1 Tác giả liên hệ: phanhien@ftu.edu.vn
Journal of International Economics and Management
ISSN 1859 - 4050
Đ
ẠI
 H
ỌC
 NGOẠI THƯƠNG
FOREIGN TRADE UNIVE
RSIT
Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
T Ạ P C H Í
QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 127 (4/2020), 61-74
61Số 127 (4/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
1. Tổng quan về nghĩa vụ tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam
1.1 Quy định pháp lý về nghĩa vụ tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp 
Việt Nam
Theo Điều 3, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 của Việt Nam: “Hoạt động ngoại 
thương là hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất 
khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh và các hoạt 
động khác liên quan đến mua bán hàng hoá quốc tế theo quy định của pháp luật cũng như 
các điều lệ quốc tế mà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Cùng 
với kim ngạch xuất nhập khẩu, nguồn thu thuế và phí từ hoạt động này đóng góp quan 
trọng vào ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội (Tổng 
Cục Hải quan, 2020).
Tiếp đến, theo quy định của Luật Hải quan Việt Nam năm 2014, doanh nghiệp xuất nhập 
khẩu hàng hoá có nghĩa vụ nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định 
của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan. Cũng theo Luật 
này, cơ quan hải quan với vai trò là “người gác cổng” quốc gia đảm nhận nhiệm vụ quan 
trọng liên quan đến tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu, đó là: tổ chức thực hiện pháp 
luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đồng thời giám sát doanh nghiệp trong 
việc kê khai, tính thuế và nộp thuế nhằm đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn theo 
pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đồng thời, theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Việt Nam năm 2016 
thì đối tượng phải chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã bao trùm khá đầy đủ các loại hình 
xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật, đó là: hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua 
cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hoá xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế 
quan và hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan và thị trường trong nước; hàng hoá xuất 
nhập khẩu tại chỗ và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất 
khẩu, quyền nhập khẩu và phân phối. Hiện nay, ngoài hạng mục thuế truyền thống như xuất 
khẩu, nhập khẩu, giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt còn bao gồm một số hạng mục thuế đặc 
biệt như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ. Tuy nhiên, trong khuôn 
khổ bài viết, tác giả chỉ thực hiện phân tích đối với hạng mục cơ bản là thuế xuất khẩu, thuế 
nhập khẩu. Xét về khía cạnh kỹ thuật, căn cứ vào các phương pháp tính thuế hiện hành thì 
các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu hàng hoá 
của doanh nghiệp bao gồm:
Một là, chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm thông quan 
xuất khẩu, nhập khẩu. Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam là công cụ quản lý của 
nhà nước đối với hoạt động thương mại quốc tế, được xây dựng phù hợp với nguyên lý kinh 
tế, quy luật thị trường, chiến lược các cam kết tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc 
tế hay các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đặc biệt phù hợp với “Chiến lược xuất nhập 
khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030” và chính sách phát triển kinh 
tế của quốc gia vào từng giai đoạn và thời kỳ nhất định. Trên cơ sở đó, đối với mỗi giao dịch 
62 Số 127 (4/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
xuất khẩu, nhập khẩu, mức thuế đối với từng hàng hoá có mã số phân loại theo Danh mục 
hàng hoá xuất khẩu Việt Nam thể hiện là: (1) Thuế suất theo phương pháp tính thuế theo tỷ 
lệ %; (2) Số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo phương 
pháp tính thuế tuyệt đối.
Với thực tiễn áp dụng như hiện nay tại Việt Nam, phương pháp tính thuế theo tỷ lệ 
phần trăm chiếm đa số và xác định đúng thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 
đóng vai trò hết sức quan trọng. Hơn nữa, đối với hàng hoá nhập khẩu có ba mức thuế 
suất căn cứ vào cơ chế đối xử đối với hàng hoá có xuất xứ khác nhau, bao gồm: thuế suất 
ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường. Trong ba mức thuế suất này 
thì thuế suất ưu đãi đặc biệt yêu cầu người nộp thuế phải có minh chứng về xuất xứ ưu 
đãi của hàng hoá nhập khẩu, được xác định dựa trên các bộ quy tắc xuất xứ ưu đãi theo 
cơ chế thương mại tự định, các Hiệp định thương mại tự do ở cấp độ song phương, đa 
phương và khu vực được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và các nước. Bài viết tiếp tục 
phân tích yếu tố xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam như một nhân tố 
ảnh hưởng ở phần tiếp theo.
Cuối cùng, khi phân tích chính sách thuế và phí đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 
không thể không nói đến công tác quản lý chuyên ngành về xuất khẩu, nhập khẩu hàng 
hoá, trong đó cơ quan hải quan đóng vai trò nòng cốt.
Hai là, phân loại, mã hoá hàng hóa theo Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu và Biểu 
thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hiện nay, Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của 
Việt Nam được xây dựng dựa trên: (1) Danh mục của Công ước hài hòa hóa về mô tả và 
mã hóa hàng hóa hay còn gọi là Công ước HS do Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) ban 
hành vào năm 1983 và có hiệu lực vào ngày 01.01.1988; (2) Danh mục thuế quan hài hoà 
ASEAN và chi tiết với mã hóa ở cấp độ phân nhóm 8 chữ số, có số lượng khoảng 11.000 
mặt hàng. Từ đó, Việt Nam xây dựng biểu thuế suất xuất khẩu, nhập khẩu với mức thuế 
suất đầy đủ, chi tiết cho từng hạng mục thuế quan và cơ chế đối xử theo xuất xứ hàng hoá.
Ba là, xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Theo Phụ lục chuyên đề Công ước về 
đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan của Tổ chức Hải quan thế giới (Công ước Kyoto 
sửa đổi): Xuất xứ của hàng hoá là nước tại đó hàng hoá được chế biến hoặc sản xuất, phù hợp 
với tiêu chuẩn được đặt ra nhằm mục đích áp dụng trong biểu thuế hải quan, những hạn chế 
về số lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương mại. Trong thương mại quốc tế, 
xuất xứ hàng hoá được chia thành xuất xứ ưu đãi và xuất xứ không ưu đãi. Xuất xứ không 
ưu đãi nhằm thực hiện cơ chế thương mại bình đẳng, không phân biệt, chỉ nói lên nguồn gốc 
của hàng hóa trong trao đổi như giữa các nước thuộc WTO. Ngược lại, xuất xứ ưu đãi được 
xác định nhằm thực hiện cơ chế ưu đãi đặc biệt theo cơ chế thương mại thỏa thuận hoặc tự 
định như các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật thuế là việc xuất 
trình, cung cấp đầy đủ minh chứng hợp pháp về xuất xứ hàng hoá theo cơ chế thương mại 
lựa chọn, thường được biết đến là giấy chứng nhận xuất xứ theo quy định của các quốc 
63Số 127 (4/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
gia và Hiệp định FTA. Hiện nay Việt Nam đã chính thức ký kết 12 Hiệp định thương mại 
tự do bao gồm: ATIGA, ACFTA, AKFTA, AJFTA, VJEPA, VKFTA, VCFTA, ATTFTA, 
VNEAEUFTA, AANZFTA, CPTPP và EVFTA, trong đó 11 Hiệp định có hiệu lực và 01 
Hiệp định EVFTA đang chờ phê chuẩn (Trung tâm WTO, 2020).
Bốn là, trị giá tính thuế của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Tại Việt Nam, quy định 
pháp luật về trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tương thích 
với Hiệp định trị giá của WTO trước đây là Hiệp định thực hiện điều 7, Hiệp định thuế 
quan và thương mại của GATT 1994. Theo quy định pháp luật hải quan tại Việt Nam, trị 
giá hải quan được sử dụng làm cơ sở cho tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thống 
kê hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Theo đó: (1) trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất 
khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm và 
phí vận tải quốc tế; (2) trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả 
tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà 
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1.2 Tình tình tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam
Từ năm 2014, Hải quan Việt Nam chính thức triển khai thủ tục khai báo hải quan thông 
qua Hệ thống VNACCS/VCIS trên toàn quốc đối với tất cả các loại hình xuất nhập khẩu 
hàng hoá tại Việt Nam (trừ các giao dịch phi mậu dịch theo quy định của pháp luật). Theo 
số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt 
động xuất nhập khẩu hàng hoá và thực hiện thủ tục hải quan trên Hệ thống thông quan tự 
động VNACCS/VCIS ngày càng gia tăng từ 2015 cho đến nay (Bảng 1).
Bảng 1. Số lượng doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2014 - 2019
Năm
Số lượng doanh nghiệp
(nghìn doanh nghiệp)
Tăng/giảm so với năm trước
(%)
2014 58.921 Tăng 15,84
2015 55.781 Giảm 5,33
2016 73.142 Tăng 31,12
2017 79.741 Tăng 9,02
2018 85.618 Tăng 7,36
2019 93.334 Tăng 20,4
Nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2019
Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu hàng hoá phụ thuộc rất lớn vào số lượng 
giao dịch xuất nhập khẩu và được thống kê trên cơ sở các tờ khai hải quan. Cùng với sự gia 
tăng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, số lượng các tờ khai hải quan cũng 
tăng mạnh trong giai đoạn 2014 - 2019 như hình vẽ dưới đây:
64 Số 127 (4/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
 Hình 1. Số lượng tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
Nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2019
Hình 2. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam
Nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2020
Cùng với thành tích về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, nguồn thu từ thuế và 
phí XNK tăng đều qua các năm và đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách nhà nước 
(Hình 3).
65Số 127 (4/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Hình 3. Số thu thuế và phí từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tại Việt Nam
Nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2020
Biểu đồ trên cho thấy, mặc dù hàng rào thuế quan đang cắt giảm mạnh mẽ do Việt Nam 
thực hiện nhiều cam kết tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường, nhưng nguồn thu từ 
thuế và phí đối với xuất nhập khẩu hàng hoá vẫn giữ ở mức ổn định, đảm bảo đóng góp vào 
ngân sách nhà nước. Các nguồn thu thuế và phí ngoài thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đáng 
kể đó là: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và phí quản lý 
hành chính.
2. Kết quả khảo sát doanh nghiệp Việt Nam về nghĩa vụ tuân thủ pháp luật thuế xuất 
nhập khẩu
2.1 Mô tả về khảo sát
Tác giả đã thực hiện khảo sát về thực tiễn tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật thuế 
xuất nhập khẩu nói riêng của các doanh nghiệp đang thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu trên 
hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS của Hải quan Việt Nam. Phiếu khảo sát được 
phát cho đại diện của doanh nghiệp làm thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu hàng 
hoá ở các cửa khẩu của Việt Nam tại ba miền Bắc, Trung và Nam.
Kết quả khảo sát thu được 399 phiếu trả lời của các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh 
tế khác nhau, bao gồm doanh nghiệp 100% vốn trong nước, liên doanh và 100% vốn nước 
ngoài với tỷ lệ là 56%, 41% và 3%. Cũng theo kết quả này, hầu hết trong số đó là các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ (chiếm đến 96% tổng số phiếu trả lời), số còn lại là doanh nghiệp lớn.
66 Số 127 (4/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Hầu hết, các phiếu trả lời trong khảo sát này được thực hiện tại chỗ, bằng văn bản nên có 
giá trị thực tiễn và đại diện để phân tích và đánh giá về nghĩa vụ tuân thủ pháp luật thuế xuất 
nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
2.2 Phân tích kết quả khảo sát doanh nghiệp
2.2.1 Nhận thức và hiểu biết về tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp
Như quy định rõ ràng, minh bạch trong hệ thống pháp luật thuế xuất nhập khẩu, kết quả 
khảo sát cho thấy các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của nghĩa vụ tuân thủ 
pháp luật thuế khi thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá. Hơn nữa, theo phương thức quản lý 
hải quan hiện đại, thực tiễn tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp có ý nghĩa để cơ quan hải 
quan thẩm định, phê duyệt và áp dụng các cơ chế đối xử về kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất 
nhập khẩu. Kết quả khảo sát cho thấy rõ điều này (Hình 4).
Hình 4. Hiểu biết của doanh nghiệp 
về tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát
Số liệu bảng trên cho thấy, tỷ lệ lớn các doanh nghiệp được hỏi (khoảng gần 60% tổng 
số), có hiểu biết nhiều và rất nhiều về nghĩa vụ tuân thủ pháp luật thuế, và chỉ có chưa đến 
3% doanh nghiệp được hỏi là ít hiểu biết về tiêu chí này.
Hiểu biết của doanh nghiệp về nghĩa vụ tuân thủ pháp luật thuế có ý nghĩa đối với tình 
hình thực hiện của doanh nghiệp (Hình 5).
67Số 127 (4/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Hình 5. Mức độ tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát
Hình 5 cho thấy, doanh nghiệp nắm vững và thực hiện tốt pháp luật thuế chiếm tỷ lệ cao 
nhất tổng số doanh nghiệp trả lời, xấp xỉ 68%. Trong khi đó, số doanh nghiệp nợ thuế hay 
chưa chấp hành tốt pháp luật thuế thấp, khoảng 3% tổng số doanh nghiệp được hỏi.
2.2.2 Vướng mắc của doanh nghiệp khi thực hiện tuân thủ pháp luật thuế
Nhóm tác giả đã khảo sát các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nghĩa vụ tuân thủ pháp luật 
thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và kết quả cho thấy như sau:
Hình 6. Vướng mắc trong tuân thủ pháp luật thuế 
 của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát
68 Số 127 (4/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp gặp vướng mắc với công tác phân loại, mã hoá 
hàng hoá xuất nhập khẩu là cao nhất, chiếm trên 50% tổng số doanh nghiệp trả lời. Tiếp sau 
vướng mắc về phân loại, mã hoá hàng hoá là chính sách thuế với tỷ lệ khoảng 25,56% và 
công tác quản lý thuế với tỷ lệ 9,25% số doanh nghiệp trả lời.
Cuối cùng vướng mắc về xuất xứ hàng hoá có tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn là thấp nhất, 
khoảng 6,25% tổng số doanh nghiệp trả lời. Tuy nhiên, quy tắc xuất xứ ưu đãi của hầu hết 
các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên có áp dụng tiêu chí chuyển đổi hạng mục thuế 
quan để xác định xuất xứ cho hàng hoá xuất nhập khẩu trên cơ sở mã hoá, phân loại hàng hoá 
thì vướng mắc về công tác phân loại, mã hoá hàng hoá lại sẽ tác động mạnh đến xác định và 
cung cấp bằng chứng về xuất xứ của hàng hoá.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy doanh nghiệp nhận thức được những vướng mắc 
trên có nguyên nhân cơ bản từ chính bản thân doanh nghiệp (chiếm khoảng 25% số 
doanh nghiệp trả lời) cũng như các cơ quan quản lý chuyên ngành (chiếm gần 50% 
số doanh nghiệp phản hồi) đến thực hiện nghĩa vụ tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập 
khẩu (Hình 7).
Hình 7. Nguyên nhân vướng mắc 
trong tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát
Về phía bản thân doanh nghiệp, mặc dù có nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ tuân thủ pháp 
luật thuế nhưng vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải trong tuân thủ pháp luật về thuế xuất 
nhập khẩu có nguyên nhân từ các nghiệp vụ thuế và hải quan (Hình 8).
69Số 127 (4/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Hình 8. Nguyên nhân vướng mắc 
từ bản thân doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát
Những vấn đề nghiệp vụ thuế và hải quan mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường gặp 
đó là:
Thứ nhất, về phân loại và mã hoá hàng hoá: Tổng hợp từ thực tiễn hoạt động thông 
quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp còn thiếu 
hiểu biết và kỹ năng thực hành cơ bản về Công ước HS. Doanh nghiệp không thường 
xuyên cập nhật thông tin pháp lý về việc thay đổi, điều chỉnh Danh mục HS cũng như 
06 quy tắc phân loại cơ bản. Cụ thể, doanh nghiệp khai báo mã số hàng hóa xuất nhập 
khẩu (lần đầu) thường mắc sai lầm như: (i) Tự tra cứu tên hàng hóa xuất nhập khẩu theo 
các dòng hàng trong Biểu thuế, thường bỏ sót các khuyến nghị, chú giải pháp lý cũng 
như ý kiến tư vấn và tham khảo; (ii) Khai báo theo mã số hàng hóa do các doanh nghiệp 
khác đã khai báo và thông quan mà không chú ý đến đặc thù về hàng hóa trao đổi (tại 
các thông tin trên mạng hoặc hỏi được trực tiếp); (iii) Thuê ngoài dịch vụ khai báo, tư 
vấn mã số hàng hóa của các công ty không chuyên về mô tả và mã hóa hàng hóa và (iv) 
Các giao dịch sau sẽ theo mã số của lần nhập khẩu đầu tiên mà không có sự điều chỉnh 
hay thay đổi cho phù hợp với văn bản pháp quy hiện hành cũng như bối cảnh giao dịch 
thực tiễn (Phan, 2019).
Thứ hai, về xác định trị giá tính thuế. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp thường bỏ 
qua các khoản điều chỉnh cộng để xác định trị giá tính thuế, vì vậy, dẫn đến sự sai lệch 
và thiếu hụt về trị giá tính thuế, nghĩa vụ thuế cũng như giá trị thống kê (Phan, 2019).
Cuối cùng, thực tiễn làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu cho thấy 
doanh nghiệp thường không tuân thủ đầy đủ và đúng quy tắc xuất xứ ưu đãi, đặc biệt 
70 Số 127 (4/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Giấy chứng nhận xuất xứ. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Trung Quốc - Hoa 
Kỳ, cũng như tính đa dạng, phức tạp và đan xen của các chuỗi cung ứng hàng hoá toàn 
cầu, các doanh nghiệp thường vi phạm quy định về tuyến đường vận tải, vận tải đơn 
chở suốt, hóa đơn của bên thứ ba để gian lận về giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi và 
chính sách ưu đãi đặc biệt theo xuất xứ hàng hóa (Tổng cục Hải quan, 2020).
Vướng mắc từ phía các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với doanh nghiệp trong 
việc tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu có hai nguyên nhân chính là: (1) Công tác 
đào tạo về chính sách pháp luật hải quan và (2) Thông tin thay đổi về thủ tục, chính 
sách thuế và phí, quy định quản lý chuyên ngành và quy định về xử lý vi phạm hành 
chính trong lĩnh vực thuế và hải quan. Cụ thể như ý kiến của doanh nghiệp tại Việt 
Nam (Hình 9).
Hình 9. Nguyên nhân vướng mắc từ phía cơ quan hải quan và 
cơ quan quản lý chuyên ngành tại Việt Nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát
Tuy vậy, công tác hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan quản lý nhà nước và hải quan về 
việc phổ biến, hướng dẫn và tư vấn pháp luật xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn còn rất hạn chế 
như kết quả khảo sát dưới đây:
71Số 127 (4/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Hình 10. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp để tuân thủ pháp luật tuân thủ pháp luật thuế
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát
Cuối cùng, nghĩa vụ nộp thuế chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn theo pháp luật của doanh 
nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam được thể hiện thông qua số liệu nợ thuế như bảng sau:
Bảng 2. Tổng thu thuế, phí xuất nhập khẩu và nợ thuế của doanh nghiệp Việt Nam
Năm
Tổng thu thuế và phí
(tỷ đồng)
Số nợ thuế
(tỷ đồng)
Tỷ trọng nợ so với số thu
(%)
2014 253.422 4.947 1,95
2015 262.309 4.432 1,69
2016 271.388 5.478 2,02
2017 297.075 5.320 1,79
2018 314.903 5.289 1,68
2019 349.921 5.522 1,58
Nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2020
Số liệu Bảng 2 cho thấy, mặc dù tổng thu thuế và phí từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng 
hoá của Việt Nam ngày càng tăng, đạt mức khoảng 254.000 tỷ đồng nhưng tỷ trọng nợ thuế 
so với số thu thuế không thay đổi nhiều trong giai đoạn này, vẫn ở mức khoảng 1,6%, có 
nghĩa là số nợ thuế cũng tăng theo thời gian. Điều này cho thấy thực tiễn tuân thủ pháp luật 
thuế của doanh nghiệp cần được cải thiện hơn trong thời gian tới.
72 Số 127 (4/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
3. Giải pháp tăng cường tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu đối của doanh nghiệp 
Việt Nam
Từ kết quả phân tích trên đây, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản để tăng cường tuân 
thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hoá 
thương mại và mở cửa thị trường.
Thứ nhất, đẩy mạnh tập huấn, đào tạo của cơ quan hải quan, các cơ quan quản lý chuyên 
ngành về nghiệp vụ thuế và hải quan cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bản chất của tuân 
thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu là thực hiện đúng chính sách thuế và các biện pháp kỹ 
thuật về phân loại hàng hoá, xác định xuất xứ và trị giá tính thuế đối với hàng hoá. Vì vậy, 
cơ quan hải quan cần tăng cường đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp bằng các khoá học 
hoặc ứng dụng giảng dạy trực tuyến để hướng dẫn thực hành nghiệp vụ hải quan về phân 
loại hàng hóa, trị giá hải quan, xuất xứ. Bên cạnh đó, cơ quan hải quan cũng cần xây dựng 
cẩm nang các lỗi vi phạm thường gặp trong thực hiện thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu 
và tuân thủ pháp luật thuế và phí. Ngoài ra, bản thân doanh nghiệp cũng cần nhận thức được 
tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực 
pháp lý và kỹ năng thực hành nghiệp vụ thuế, hải quan. Cuối cùng, trong nghiên cứu này 
nhấn mạnh vai trò của các hiệp hội ngành hàng, đại lý hải quan và doanh nghiệp logistics 
trong việc kết nối cơ quan hải quan, cơ quan quản lý chuyên ngành và cộng đồng doanh 
nghiệp trong công tác tổng hợp và đề xuất đào tạo về nghiệp vụ thuế và hải quan chuyên sâu 
theo yêu cầu thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tại Việt Nam.
Thứ hai, tăng cường trao đổi thông tin về thuế và hải quan giữa cơ quan hải quan và 
doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hiện nay, cách thức tiếp cận thông tin thuận tiện nhất cho 
doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong kỷ nguyên số chính là qua các cổng thông tin điện tử 
của cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành. Tổng cục Hải quan, đặc biệt là 
Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan cần xây dựng và phát triển trang thông tin 
chuyên sâu về tuân thủ pháp luật hải quan và thuế trong hoạt động ngoại thương, bao gồm 
xuất nhập khẩu hàng hoá. Nội dung của trang thông tin thường xuyên cập nhật những thay 
đổi về thủ tục, chính sách thuế và phí liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, hệ thống các 
quy định quản lý chuyên ngành, cũng như cơ chế đối xử và xử lý vi phạm hành chính trong 
lĩnh vực thuế và hải quan. Bên cạnh đó, trong trang thông tin cần cung cấp cả nội dung về 
chính sách thuế và mức thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo các Hiệp định thương 
mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và cần chú trọng xây dựng và cập nhật nội dung trao đổi, 
hỏi đáp giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan về thực tiễn áp dụng mức thuế từ các cơ chế 
thương mại khác nhau.
Trang thông tin được thiết kế liên kết với các trang thông tin của hải quan địa phương để 
doanh nghiệp trên toàn quốc có thể truy cập, trao đổi và thực hành thống nhất pháp luật thuế 
và hải quan. Đồng thời, đơn vị chuyên trách định kỳ rà soát hiệu quả hoạt động của hệ thống 
thông tin điện tử dựa trên ý kiến đóng góp của doanh nghiệp để thiết kế giao diện trang thông 
73Số 127 (4/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
tin điện tử đơn giản, dễ sử dụng mà vẫn cung cấp đầy đủ thông tin và đáp ứng được nhu cầu 
của doanh nghiệp.
4. Kết luận
Tuân thủ pháp luật thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có nhiều 
chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động, thể hiện về sự hiểu biết cũng như kết quả 
nguồn thu từ thuế và phí liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Thời gian tới, 
doanh nghiệp mong nhận được sự hỗ trợ của cơ quan hải quan và cơ quan quản lý nhà nước 
về thông tin cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách thuế, môi trường kinh doanh tại 
Việt Nam và thế giới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực đổi mới trình độ 
nghiệp vụ và tin học, nâng cao năng lực thực thi pháp luật hải quan và pháp luật thuế xuất 
nhập khẩu đối với doanh nghiệp trong bối cảnh mới về hội nhập kinh tế quốc tế.
Tài liệu tham khảo
Cổng thông tin điện tử của Chính Phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Luật Hải quan 
năm 2014”,  truy cập ngày 
03/04/2019.
Cổng thông tin điện tử của Chính Phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Luật Thuế 
xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016”, 
hethongvanban, truy cập ngày 02/03/2020.
Cổng thông tin điện tử của Chính Phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Luật quản lý ngoại 
thương năm 2017”,  truy cập 
ngày 03/04/2019.
Phan, T.T.H. (2019), Giao dịch thương mại quốc tế và thủ tục hải quan không chính tắc tại Việt Nam, 
NXB Lao động, Hà Nội, Việt Nam.
Tổng Cục Hải quan (2019), Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ công 
tác năm 2020 của Tổng Cục Hải quan, Văn phòng Tổng cục Hải quan, Hà Nội.
Trung tâm WTO (2020), “Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”,  
truy cập ngày 16/02/2020.
74 Số 127 (4/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế

File đính kèm:

  • pdftuan_thu_phap_luat_thue_xuat_nhap_khau_cua_cac_doanh_nghiep.pdf