Tư tưởng Lý Công Uẩn về quyền con người

Tư tưởng về quyền con người ở Việt Nam có cội rễ sâu xa từ truyền thống lịch

sử, văn hóa hàng nghìn năm của một dân tộc luôn nêu cao tinh thần hòa hiếu,

yêu chuộng hòa bình và các giá trị nhân văn, đồng thời phản ánh nguyện vọng

thiết tha của nhân dân Việt Nam về nền độc lập, tự do của dân tộc và cuộc sống

ấm no, hạnh phúc. Là hình thái ý thức phản ánh thực tiễn lịch sử đấu tranh kiên

cường dựng nước và giữ nước của dân tộc qua các thời đại, tư tưởng quyền con

người ở Việt Nam mang đậm dấu ấn, bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống

chính trị và qua các đại biểu tư tưởng tiêu biểu trong lịch sử. Với ý nghĩa này, bài

viết khắc họa tư tưởng về quyền con người của Lý Công Uẩn - vị vua anh minh

sáng lập triều đại nhà Lý, mở nền độc lập lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

pdf 12 trang kimcuc 5680
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Lý Công Uẩn về quyền con người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Lý Công Uẩn về quyền con người

Tư tưởng Lý Công Uẩn về quyền con người
 1 
CHUYÊN MỤC 
TRIẾT HỌC - CHÍNH TRI HỌC - LUẬT HỌC 
TƯ TƯỞNG LÝ CÔNG UẨN 
VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 
ĐỖ ĐỨC MINH* 
NGHIÊM THỊ THÚY HẰNG** 
Tư tưởng về quyền con người ở Việt Nam có cội rễ sâu xa từ truyền thống lịch 
sử, văn hóa hàng nghìn năm của một dân tộc luôn nêu cao tinh thần hòa hiếu, 
yêu chuộng hòa bình và các giá trị nhân văn, đồng thời phản ánh nguyện vọng 
thiết tha của nhân dân Việt Nam về nền độc lập, tự do của dân tộc và cuộc sống 
ấm no, hạnh phúc. Là hình thái ý thức phản ánh thực tiễn lịch sử đấu tranh kiên 
cường dựng nước và giữ nước của dân tộc qua các thời đại, tư tưởng quyền con 
người ở Việt Nam mang đậm dấu ấn, bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống 
chính trị và qua các đại biểu tư tưởng tiêu biểu trong lịch sử. Với ý nghĩa này, bài 
viết khắc họa tư tưởng về quyền con người của Lý Công Uẩn - vị vua anh minh 
sáng lập triều đại nhà Lý, mở nền độc lập lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam. 
Từ khóa: Lý Công Uẩn, Chiếu dời đô, tư tưởng quyền con người, Việt Nam 
Nhận bài ngày: 24/10/2018; đưa vào biên tập: 2/11/2018; phản biện: 5/01/2019; 
duyệt đăng: 1/3/2019 
1. MỞ ĐẦU 
Quyền con người (Human Rights) là 
giá trị vừa mang tính cao cả, phổ biến 
của nhân loại nhưng đồng thời cũng 
mang tính đặc thù của từng quốc gia, 
dân tộc trong những giai đoạn lịch sử. 
Tư tưởng quyền con người Việt Nam 
được hình thành trong lịch sử được 
thể hiện ở các phương diện chủ yếu: 1) 
Truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân 
tộc, như: tinh thần đoàn kết, ý thức 
trách nhiệm cộng đồng; truyền thống 
nhân ái, đề cao tình nghĩa và đạo lý; 
tinh thần khoan dung, độ lượng, vị tha, 
nhân đạo; tinh thần hòa hiếu, rộng mở 
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; 2) 
Truyền thống chính trị yêu nước, 
thương dân, dân là gốc; đề cao pháp 
quyền; 3) Được thể hiện qua tư tưởng 
*
 Đại học Quốc gia Hà Nội. 
**
 Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân 
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
ĐỖ ĐỨC MINH - NGHIÊM THỊ THÚY HẰNG – TƯ TƯỞNG LÝ CÔNG UẨN 
2 
của những nhà lãnh đạo (các đại biểu 
tư tưởng tiêu biểu) qua các thời đại 
trong lịch sử dân tộc. 
Nội dung cốt lõi nhất của tư tưởng về 
quyền con người của dân tộc Việt 
Nam là giải phóng dân tộc, quyền độc 
lập, tự quyết của dân tộc Việt Nam, sự 
bình đẳng, tự do, công bằng, hạnh 
phúc, ấm no của mọi thành viên trong 
xã hội. Từ những tư tưởng cốt lõi này 
đã dần hình thành tư tưởng giải phóng 
giai cấp, giải phóng con người cụ thể, 
và quyền cụ thể của mọi cá nhân trong 
xã hội. 
Trên cơ sở khái quát cuộc đời sự 
nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng đến 
sự hình thành tư tưởng và nội dung tư 
tưởng quyền con người, bài viết góp 
phần khắc họa hình ảnh con người, 
tầm vóc, giá trị và ý nghĩa của tư 
tưởng quyền con người của Lý Công 
Uẩn - vị vua anh minh sáng lập triều 
đại nhà Lý, mở nền độc lập lâu dài 
trong lịch sử dân tộc. 
2. LÝ CÔNG UẨN - CUỘC ĐỜI VÀ 
SỰ NGHIỆP 
Lý Công Uẩn 李公蘊 (974 - 1028) tức 
Lý Thái Tổ 李太祖 , người châu Cổ 
Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình 
Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) là một người 
thông minh, nhân ái, có chí lớn và là 
một trong những vị minh quân có 
nhiều đóng góp cho sự phát triển của 
dân tộc. Ông sinh ngày 12 tháng 2 
năm Giáp Tuất (8/3/974) tại cửa tam 
quan của chùa Dận (làng Cổ Pháp). 
Lý Công Uẩn khi được sinh ra đã 
không có cha, chỉ biết rằng mẹ ông là 
Phạm Thị, sinh ông xong thì chết(1). 
Ngay từ khi sinh ra, Lý Công Uẩn đã 
được dự báo có thiên mệnh hoàng đế 
với bốn chữ son “sơn hà xã tắc” 山河 社
稷 trong lòng hai bàn tay (vừa chào 
đời, đất nước đã “nằm trong tay”). 
Năm lên 3 tuổi, ông nhận được tình 
yêu thương và dạy dỗ hết lòng của 
người cha nuôi Lý Khánh Văn. Đến 
năm lên 7, được gửi sang chùa Tiêu 
Sơn của thiền sư Vạn Hạnh 萬行 (932 - 
1025, anh trai Lý Khánh Văn) ở chùa 
Lục Tổ - Cổ Pháp 古法寺 (tức chùa 
Trường Liêu, huyện Tiên Sơn, Bắc 
Ninh) để học văn học và tài kinh luân 
của thầy; từ đấy, những giai thoại ly kỳ 
về ông ngày càng nhiều. Sau này, 
xung quanh việc lên ngôi của Lý Công 
Uẩn cũng phủ đầy những truyền 
thuyết, sấm ký(2)... 
Đến tuổi trưởng thành, Lý Công Uẩn 
được sư Vạn Hạnh tiến cử vào triều, 
làm quan nhà Tiền Lê, từ đời vua Lê 
Đại Hành (941 - 1005), Ðiện tiền quân 
đời Lê Trung Tông (1005), Tứ sương 
quân Phó chỉ huy sứ rồi Tả Thân vệ 
điện tiền chỉ huy sứ dưới triều Tiền 
Lê. Đây là một chức quan võ cao cấp, 
chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô; chỉ 
dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích 
mới được trao ở đời Lê Ngọa Triều 
(1005 - 1009)
(3)
. Lý Công Uẩn luôn là 
vị quan tốt, khoan hòa, sống nhân hậu 
và vô cùng trung nghĩa, được mọi 
người yêu mến. 
Long Đĩnh là một ông vua vô cùng bạo 
ngược, độc ác (giết anh trai để giành 
ngôi vua), hoang dâm vô độ và coi dân 
đen như cỏ rác; trong bốn năm làm 
vua vì dâm dục quá sức nên mắc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (246) 2019 
3 
bệnh nặng và chỉ ngọa triều. Dưới 
thời cai trị của vị vua Lê Long Đĩnh, 
lòng dân vô cùng oán hận; là người 
phò tá trung thành của Lê Long Đĩnh - 
Lý Công Uẩn, bằng lòng nhân của 
mình đã tự đối lập với sự tàn ác của 
vị vua này. Sau khi Lê Long Ðĩnh mất, 
triều thần suy tôn Lý Công Uẩn lên 
ngôi, sáng lập ra vương triều Lý. Việc 
nhà Lê đổ nhà Lý lên thay được xem 
là vừa thuận với ý trời lại hợp với 
lòng dân: thuận hồ thiên nhi ứng hồ 
nhân 順乎天而應乎人. Sách Đại Việt sử 
ký toàn thư, Quyển 2, Kỷ Nhà Lý, Mục 
Thái Tổ Hoàng đế, chép: “Họ Lý, tên 
húy là Công Uẩn, người châu Cổ 
Pháp Bắc Giang, mẹ họ Phạm, đi 
chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người 
thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua... 
thời Đinh. Lớn lên làm quan nhà Lê, 
thăng đến chức Điện tiền chỉ huy sứ. 
Khi Ngọa Triều băng, tự lập làm vua, 
đóng đô ở thành Thăng Long... Vua 
ứng mệnh trời, thuận lòng người, 
nhân thời mở vận, là người khoan thứ 
nhân từ, tinh tế hòa nhã, có lượng đế 
vương” (Đại Việt sử ký toàn thư, 2004: 
256). 
Ngày 2 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức 
ngày 21/11/1009) Lý Công Uẩn lên 
ngôi tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) lúc 
35 tuổi (Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá 
Thế, 2006: 582-583). Ông là người 
sáng lập vương triều Lý (lấy hiệu là Lý 
Thái Tổ, đặt niên hiệu là Thuận Thiên - 
順天) trong một cuộc vận động chính trị 
của giới Phật giáo được triều thần ủng 
hộ. Ðây là một cuộc thay đổi vương 
triều diễn ra êm thấm, không đổ máu, 
song là một quy luật tất yếu của dòng 
chảy lịch sử Đại Việt bấy giờ, bởi nhà 
Tiền Lê của Lê Ngọa Triều đã bị dân 
tình xa lánh do bạc ác với bách tính, 
muôn dân. 
Nhà Lý khởi nghiệp từ vua Lý Thái Tổ 
đã mở ra cho dân tộc Việt Nam một 
thời đại mới, một kỷ nguyên mới, một 
vận hội mới mà các sử gia về sau cho 
rằng đây là một trong các thời đại 
hoàng kim của lịch sử Việt Nam. Nhà 
vua trị vì từ năm 1009 đến lúc băng hà 
ngày 31 tháng 3 năm Mậu Thìn 
(31/3/1028) ở điện Long An, hưởng 
dương 54 tuổi. Trong 19 năm làm vua, 
Lý Công Uẩn đã có những công lao to 
lớn đối với đất nước trên nhiều phương 
diện như xây dựng kinh tế, văn hóa, 
quốc phòng, củng cố nền độc lập, tự 
chủ dân tộc. Một trong những công lao 
nổi bật mang ý nghĩa lịch sử của Lý 
Công Uẩn là việc ông cho dời đô từ Hoa 
Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La, đổi tên 
Đại La thành Thăng Long và đổi tên 
nước thành Đại Việt, xây dựng kinh đô 
Thăng Long(4) trở thành một trung tâm 
chính trị, kinh tế, văn hóa của cả 
nước, xây dựng vương triều Lý thành 
một triều đại thịnh trị, khẳng định bản 
lĩnh và truyền thống lịch sử lâu đời, củng 
cố khối đoàn kết thống nhất, đem lại 
cho dân tộc và đất nước một vị thế 
mới trên bước đường phát triển, mở 
ra một thời kỳ lớn mạnh hùng cường 
của dân tộc. Nhưng điều có ý nghĩa 
cơ bản là Lý Thái Tổ và các vua Lý kế 
nhiệm đã dày công kiến lập để Thăng 
Long xứng đáng với vị trí và vai trò 
kinh đô của nước Ðại Việt trên con 
ĐỖ ĐỨC MINH - NGHIÊM THỊ THÚY HẰNG – TƯ TƯỞNG LÝ CÔNG UẨN 
4 
đường phục hưng dân tộc gắn liền với 
công việc xây dựng và bảo vệ đất 
nước. Dời đô và kiến lập kinh thành 
Thăng Long năm 1010 là cột mốc lớn 
mở đầu lịch sử Thăng Long - Hà Nội, 
đánh dấu bước ngoặt của lịch sử đất 
nước. Thăng Long - Hà Nội giữ vai trò 
kinh đô lâu dài nhất trong lịch sử dân 
tộc và cũng là một trong những kinh 
đô có bề dày lịch sử nhất trên thế giới; 
thật xứng đáng với sự lựa chọn và tiên 
liệu của vua Lý Thái Tổ, “thượng đô 
của kinh sư muôn đời”(5). 
3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG 
CỦA LÝ CÔNG UẨN 
3.1. Lý Công Uẩn là người hội tụ 
những phẩm chất cá nhân ưu tú 
Sử sách ghi rằng, Lý Công Uẩn “bé 
đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác 
thường” (Đại Việt sử ký toàn thư, 
2004: 257-258), chỉ học kinh sử qua 
loa nhưng tinh thông khá nhiều sách 
vở. Là người hiểu biết trước tuổi và 
sớm biểu lộ một tính cách khác người, 
Ông luôn tỏ rõ sự thông minh và 
nghịch ngợm của mình trong mọi 
hoàn cảnh. Lúc còn trẻ thơ đến học ở 
chùa Lục Tổ, nhà sư Vạn Hạnh (vốn 
là nhà tiên tri) đã khen rằng: “Đứa trẻ 
này không phải là người thường, sau 
này lớn lên, tất có thể giải quyết được 
việc khó khăn, làm vua giỏi trong 
thiên hạ” (Đại Việt sử ký toàn thư, 
2004: 258). Từ đó, Vạn Hạnh nuôi 
nấng, dạy dỗ để đào tạo thành người 
có đủ tài sức gánh vác việc quốc gia. 
Lớn lên, Lý Công Uẩn có tính không 
màng của cải vật chất, chỉ chú tâm 
vào việc tìm hiểu chữ nghĩa của thánh 
hiền. Khi học không câu nệ vào kinh 
sử và nhờ sáng dạ nên rất chóng hiểu, 
biết dùng những điều học được để suy 
ngẫm việc đời. 
Sinh ra đã khác người, nhờ có học 
vấn và tài cán, suy nghĩ chín chắn, 
thận trọng trước khi hành động và trí 
tuệ siêu phàm; càng lớn lên, khảng 
khái, chí lớn chân mệnh đế vương và 
cốt khí của một vị vua sáng cứ dần 
hiển hiện rõ qua cách đối nhân xử thế 
của Lý Công Uẩn. Vị vua đầu nhà Lý 
là nhân vật lãnh đạo đầu tiên trong lịch 
sử Việt Nam được chính sử đánh giá 
là khoan thứ, nhân từ, tinh tế, hòa nhã, 
có lượng đế vương, chặt chẽ trong 
hành động, có dáng dấp phong thái 
của một hiền triết lãnh đạo. Sử gia 
Ngô Sĩ Liên nhận định: “Lý Thái Tổ 
dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở 
vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, 
bởi lòng người theo về, lại vừa sau lúc 
Ngọa Triều hoang dâm bạo ngược mà 
vua thì vốn có tiếng khoan nhân, trời 
thương tìm chủ cho dân, dân theo về 
người có đức, nếu bỏ vua thì còn biết 
theo ai! Vua nhận mệnh sâu sắc lặng 
lẽ, dời đô yên nước, lòng nhân thương 
dân, lòng thành cảm trời, cùng là đánh 
dẹp phản loạn, Nam Bắc thông hiểu, 
thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, 
có thể thấy là có mưu lược của bậc đế 
vương” (Đại Việt sử ký toàn thư, 2004: 
283). Khai sáng nhà Lý, Lý Thái Tổ đã 
nêu gương sáng một đấng minh quân 
xuất thân từ quần chúng, giàu nhân ái, 
có chí lớn, nhờ gian khổ rèn luyện mà 
thành tài, thành danh, khi ở ngôi cao 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (246) 2019 
5 
sang vẫn dốc tâm lo việc dân thường 
và có nhiều đóng góp cho sự phát 
triển của dân tộc. Bên cạnh sự anh 
minh, Lý Công Uẩn còn là một vị vua 
có tính cách quyết đoán và táo bạo, 
được lòng “thiên hạ”, có nhiều công 
trạng với nước, với dân khi xác lập 
một triều đại thịnh trị trong lịch sử 
nước nhà và đặt nền móng cho hưng 
thịnh, trường tồn cho dân tộc cả nghìn 
năm đến tận hôm nay. 
3.2. Ảnh hưởng sâu đậm của truyền 
thống văn hóa Kinh Bắc và tư tưởng 
nhân đạo của Phật giáo 
Từ khi sinh ra, Lý Công Uẩn đã là 
người con tinh thần của giới Phật giáo, 
được nuôi dưỡng và đào tạo tại chùa 
Lục Tổ - một trung tâm Phật giáo nằm 
giữa hai trung tâm lớn nhất là Luy Lâu 
羸婁 (Thuận Thành, Bắc Ninh) và Kiến 
Sơ 見初 (Phù Ðổng, Gia Lâm, Hà Nội). 
Từ khi lên ngôi, nhà vua đã thực thi 
nhiều chính sách trị nước mang tinh 
thần vị tha bác ái và chủ nghĩa nhân 
đạo cao cả. Phải chăng điều đó xuất 
phát từ sự chịu ảnh hưởng sâu sắc tư 
tưởng Phật giáo của ông vì ngay cả 
quyết định dời đô sáng suốt của ông 
có sự tham mưu của Lý Khánh Văn và 
sư Vạn Hạnh (lúc này đã là Quốc sư)? 
“Vốn thông minh bẩm sinh lại được 
nhập thân văn hóa ở một vùng đất văn 
minh văn hiến, lại được sự nuôi dạy 
của các vị cao tăng xuất chúng, Lý 
Công Uẩn là một người con ưu tú của 
dân tộc, ông đã cùng triều Lý làm rạng 
danh nước Đại Việt và vùng đất quê 
ông, viết nên những trang sử oanh liệt 
về dựng nước và giữ nước” (Quỳnh 
Cư và Đỗ Đức Hùng, 2001: 8), ông 
cũng để lại những tư tưởng quyền 
con người độc đáo và bất hủ với non 
sông. 
4. TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 
4.1. Tư tưởng “thân dân”, “dĩ dân vi 
bản” 
Lý Công Uẩn lên ngôi, bắt tay vào việc 
chấn hưng đất nước dưới sự cố vấn 
của quốc sư Vạn Hạnh, đất nước ta 
có nhiều thay đổi lớn: dời đô về Thăng 
Long, đặt ra các định chế chính trị và 
mô thức xã hội mới. Với cương vị 
Hoàng đế sáng lập vương triều, nhà 
vua đặc biệt chăm lo xây dựng cơ sở 
xã hội, chính trị, tư tưởng cho vương 
triều, củng cố chính quyền trung ương. 
Nhà vua lưu tâm về việc sửa sang 
trong nước, đặt cơ sở và định hướng 
ban đầu nhưng rất căn bản cho sự tồn 
tại của vương triều và sự phát triển 
của đất nước, như: đổi phép cũ của 
nhà Tiền Lê; bộ máy hành chính được 
xây dựng có quy củ, cả nước chia làm 
24 lộ 路, gọi Hoan Châu và Ái Châu là 
trại 寨, thi hành chính sách thân dân 親
民, định lại các lệ thuế, từ thuế ruộng 
đất, ao hồ đến thuế bãi dâu, các thuế 
sản vật (năm 1013)... 
Vốn xuất thân và có ảnh hưởng từ 
Phật giáo, khi lên ngôi nhà vua rất tôn 
sùng Ðạo Phật và lấy tôn giáo này làm 
chỗ dựa tinh thần cho vương triều. 
Trong sự nghiệp cầm quyền, Lý Thái 
Tổ cho xây dựng và tu sửa nhiều chùa, 
đúc nhiều chuông ở kinh thành và 
khắp cả nước, một lúc độ hàng nghìn 
người làm tăng đạo. Các sử gia phong 
kiến Việt Nam theo quan điểm Nho 
ĐỖ ĐỨC MINH - NGHIÊM THỊ THÚY HẰNG – TƯ TƯỞNG LÝ CÔNG UẨN 
6 
giáo có chê trách ông ở mặt quá sùng 
tín vào đạo Phật, chê trách cơ cấu tổ 
chức của triều đình ông không phù 
hợp với quan niệm của họ; nhưng 
dưới triều ông, nhiều lần nhân dân 
được xá thuế (như: tô thuế được xá 3 
năm vào năm 1016, đến năm 1017, tô 
ruộng cũng được xá). Các việc làm 
của Lý Thái Tổ mang ý nghĩa xây nền 
đặt móng cho các triều đại kế tục: xác 
lập quan hệ ngoại giao với Tống ở 
phương Bắc, dẹp yên sự quấy nhiễu 
của Chiêm Thành ở phương Nam, bắt 
Chiêm Thành và Chân Lạp phải sang 
triều cống; sai người sang Trung Quốc 
thỉnh bộ kinh Tam Tạng; cho xây chùa 
đúc chuông, tạc tượng, trọng đãi 
những nhà tu. Ngoài những công tích 
trong buổi đầu khởi nghiệp nói trên, 
một sự kiện có ý nghĩa đặt nền móng 
cho chính sách thân dân sau này, đó 
là việc xây cung Long Đức cho thái tử 
(ngoại thành Thăng Long): nhà vua 
muốn cho lớp người kế vị sau này 
phải rời xa nếp sống xa hoa, sung 
mãn; sống chung với dân thường để 
thấu hiểu được cảnh cơ hàn, oan 
khuất, bất công trong nhân dân. Noi 
gương vua Lý Thái Tổ, các vua Thái 
Tông, Thánh Tông đã kế thừa và 
phát huy tư tưởng của ông cha để giữ 
nền độc lập tự chủ lâu dài, tạo ra một 
xã hội rộng mở, đoàn kết, đất nước an 
bình thịnh trị. 
Theo Đại Việt sử lược, năm Mậu Thìn 
1028 (năm Thuận Thiên thứ 19)(6), sức 
khỏe nhà vua không được tốt. Trước 
khi lâm chung, ông căn dặn con cháu, 
quan lại không được xây lăng to đẹp 
bằng gạch đá mà chỉ cần đắp bằng 
đất để đỡ tốn tiền bạc của dân. Quân 
lính và thường dân nế ... t niềm tin 
vào triều đại mới sẽ đem lại sự ổn 
định cho đất nước. 
Bài Chiếu với phần mở đầu để tạo 
niềm tin tưởng trong lòng người về 
mục đích cao cả của việc cần thiết 
phải dời đô. Tiếp theo là thuyết phục 
ĐỖ ĐỨC MINH - NGHIÊM THỊ THÚY HẰNG – TƯ TƯỞNG LÝ CÔNG UẨN 
8 
được muôn dân chọn thành cổ Đại La 
để xây dựng kinh đô bởi “Địa thế rộng 
mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân 
cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, 
muôn vật cũng rất mực phong phú tốt 
tươi”. Đó chính là chốn địa linh, địa lợi 
của đất Việt, nơi trung tâm hội tụ tinh 
hoa của giống nòi. Mục đích cuối cùng 
của việc lựa chọn kinh đô mới cũng 
nhất quán với mục đích của việc dời 
đô khỏi Hoa Lư, đó là vì lợi ích của 
dân và tương lai lâu bền của xã tắc. 
Chiếu dời đô do nhà vua tự viết để hỏi 
ý kiến quần thần, đã nói rõ việc dời đô 
là việc lớn không thể “theo ý riêng tự 
tiện chuyển dời”, mà phải “tính kế cho 
con cháu muôn vạn đời, trên kính 
mệnh trời, dưới theo ý dân”. Lý Công 
Uẩn đã đưa ra những lập luận, lý lẽ và 
chứng cứ hết sức thuyết phục; sự kết 
hợp giữa lý và tình có sức thuyết phục 
cao, giàu cảm xúc, cùng với lối xưng 
hô thân mật và văn từ chung xuyên 
suốt bài Chiếu thể hiện nỗi niềm đau 
xót cho dân chúng cùng với giang sơn 
đất nước(10). Tư tưởng trọng dân được 
khẳng định rõ trong Chiếu dời đô: 
“Muốn mưu việc lớn, tính kế muôn đời 
cho con cháu thì trên phải vâng mệnh 
trời, dưới theo ý dân”. Kết thúc bài 
Chiếu, vị vua anh minh viết: “Trẫm 
muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy 
để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế 
nào?”. Trong những giờ phút quyết 
định của lịch sử, câu nói này thể hiện 
tinh thần dân chủ vốn là truyền thống 
của cộng đồng Việt. 
Bài Chiếu khẳng định được vai trò của 
kinh đô Thăng Long xứng đáng là 
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa 
của quốc gia, thực sự là “nơi kinh đô 
bậc nhất của đế vương muôn đời” 
đồng thời nêu bật sự cần thiết của 
việc dời đô. Chiếu dời đô là văn bản 
duy nhất còn lưu giữ lại của vua Lý 
Thái Tổ, đánh dấu một bước tiến 
quan trọng về tư duy chính trị, ý chí 
vươn lên mạnh mẽ của cả một dân 
tộc. Với Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn 
đã sớm nhận ra vai trò của nhân dân 
với công cuộc xây dựng và bảo vệ 
đất nước và tư tưởng “theo ý dân” - 
coi trọng sức mạnh của nhân dân ấy 
đã được truyền lại cho nhiều vị vua 
triều Lý. 
Chiếu dời đô, phản ánh một tư duy 
chiến lược bao quát, một tầm nhìn xa 
trông rộng. Bài Chiếu đã thể hiện 
những ý tứ sâu sắc, tầm nhìn thời đại 
của vị vua hơn 1.000 năm về trước khi 
ông chọn Đại La làm kinh đô mới để 
mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, lâu 
dài cho muôn đời sau. Đây là áng văn 
chương có vẻ đẹp toàn diện, mang vẻ 
đẹp hài hòa của sự thông tuệ, của 
tấm lòng yêu nước thương dân, của 
sự hy sinh và lòng quả cảm, của lòng 
tự tin, tự hào dân tộc, của sự suy 
ngẫm cho hiện tại và tương lai, của 
sự tiếp nối truyền thống, của khát 
vọng cháy bỏng về một đất nước độc 
lập, thống nhất, thịnh vượng và hùng 
mạnh. Nội dung Thiên đô chiếu công 
bố quyết định của Lý Công Uẩn dời 
đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La 
(Hà Nội) - một quyết định táo bạo 
mang tính lịch sử và vô cùng quan 
trọng đã được nhà vua nung nấu, suy 
xét rất kỹ lưỡng. Sự xuất hiện bài 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (246) 2019 
9 
Chiếu có ý nghĩa là một áng văn của 
thời khắc lịch sử từ Hoa Lư đến Thăng 
Long - bước ngoặt hào hùng của dân 
tộc Việt Nam và làm nên tính chất 
trọng đại của hành trình hơn 1.000 
năm lịch sử. Tiếp xúc với áng văn 
chương kiệt tác này, không những ta 
được sống trong hào khí của một khát 
vọng cao cả và một khí phách anh 
hùng, mà còn được chiêm ngưỡng vẻ 
đẹp của ánh sáng nhân văn. Sự xuất 
hiện của Chiếu dời đô là mốc son 
đánh dấu lịch sử hình thành thủ đô Hà 
Nội của Việt Nam trên cơ sở, nền tảng 
là kinh đô Hoa Lư. 
Quyết định dời bỏ hẳn một kinh đô từ 
vùng núi non hiểm trở ra vùng đồng 
bằng cho thấy bản lĩnh, tầm nhìn của 
vị hoàng đế khai sáng ra triều Lý và 
thủ đô Hà Nội của Việt Nam ngày nay. 
Ông không chỉ yêu thương dân như 
con mà còn nghĩ tới tương lai của con 
dân Đại Việt qua việc chuyển kinh đô 
từ Hoa Lư về thành Đại La, dựng nên 
“đất đế đô muôn đời” Thăng Long cho 
hậu thế theo về. Nỗi lòng và tình cảm 
của hoàng đế Thái Tổ chính là tình 
cảm yêu nước thương dân tha thiết, 
sâu nặng của ông. Tấm lòng ấy khiến 
ông đi đến một quyết định đúng đắn 
và dứt khoát: dời đô. Lý do dời đô của 
Lý Thái Tổ xuất phát từ sự lo lắng cho 
sự an nguy, tồn vong, suy thịnh của 
giang sơn xã tắc, lo lắng cho số phận 
và hạnh phúc của nhân dân. Cống 
hiến lớn lao của nhà vua là nhận thức 
được điều đó, tự tin ở sức mạnh của 
đất nước và đi đến một quyết đoán 
lịch sử: sáng lập kinh thành Thăng 
Long. Lý Công Uẩn đã có thể chọn 
cho dời đô về quê mình, cũng là quê 
hương của vị quân sư đại tài Vạn 
Hạnh, đó là châu Cổ Pháp, lộ Bắc 
Giang - vốn cũng là một nơi đô hội, 
dân cư đông đúc, mùa màng tươi tốt, 
đất đai phì nhiêu, bằng phẳng. Nhưng 
con người vì dân, vì nước ấy đã chọn 
Đại La. Việc làm đó đã thể hiện tầm 
nhìn xa trông rộng, tầm nhìn chiến 
lược lâu dài của một bậc minh quân, 
đặt trách nhiệm với non sông, đất nước 
lên trên mọi lợi ích cá nhân vị kỷ. Từ 
đây, lịch sử Đại Việt mở sang một 
trang mới và Thăng Long - thành phố 
Rồng bay trở thành kinh đô ngàn đời 
của đất nước. Và tấm lòng lo nghĩ cho 
nước, cho dân chính là biểu hiện của 
tư tưởng nhân văn sâu sắc. Với một 
trí tuệ hiếm có và tầm nhìn khác 
thường, hoàng đế Thái Tổ thấy rõ lợi 
thế to lớn của thành Đại La. Đó là một 
vùng đất vừa thuận lợi về mặt địa lý 
để có thể phát triển kinh tế giàu mạnh 
khiến cho muôn dân được ấm no, 
hạnh phúc. Mục đích dời đô của Lý 
Thái Tổ không chỉ vì quyền lợi của 
dòng họ mình, cao hơn nữa là quyền 
lợi của quốc gia, dân tộc, nhân dân. 
Cuộc dời đô lịch sử đã mang lại nhiều 
kết quả tích cực: chính quyền trung 
ương ở nơi trung tâm đất nước với vị 
trí giao thông thuận lợi cả đường bộ 
lẫn thủy - là điều kiện cực kỳ thuận lợi 
để thâu tóm và chi phối các địa 
phương, đồng thời phát huy được thế 
mạnh của cả vùng châu thổ sông 
Hồng. Chuông Quy Điền, tháp Báo 
Thiên, vạc Phổ Minh, tượng đồng 
Quỳnh Lâm (bốn vật được coi là tứ đại 
ĐỖ ĐỨC MINH - NGHIÊM THỊ THÚY HẰNG – TƯ TƯỞNG LÝ CÔNG UẨN 
10 
khí) chính là sản phẩm của giai đoạn 
này - giai đoạn mà công việc xây dựng 
và hưng thịnh đất nước bắt đầu bước 
vào quy mô lớn. 
Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của 
nhân dân về một đất nước độc lập 
thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí, 
tư tưởng của dân tộc Đại Việt đang 
trên đà lớn mạnh. Chính khát vọng ấy 
làm cho bài Chiếu thấm đẫm tinh thần 
nhân văn cao cả. 
Thực tiễn lịch sử đã khẳng định: việc 
lựa chọn kinh đô mới cũng chứng tỏ 
bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng thành 
của dân tộc Việt trên bước đường 
phát triển của mình. Việc dời đô khỏi 
Hoa Lư để xây dựng kinh đô mới, nơi 
trung tâm hội tụ khí thiêng của sông 
núi sẽ đưa dân tộc thoát ra khỏi sự cát 
cứ vùng miền và cũng là thoát khỏi 
những nghĩ suy chật hẹp để vươn 
mình lên những tầm tư tưởng lớn lao, 
tạo nên vị thế mới cho đất nước, là 
tiền đề làm xuất hiện một thế hệ 
những người anh hùng mới, kết tinh 
tư tưởng dân tộc và thời đại, tài giỏi 
thông tuệ về nhiều phương diện, 
mang dáng vóc và uy danh của dân 
tộc Đại Việt. 
Chiếu dời đô là tác phẩm đầu tiên mở 
đầu cho sự hình thành một hệ tư tưởng 
mới của Đại Việt: tinh thần hòa đồng 
mang màu sắc dân chủ kết hợp các tri 
thức đỉnh cao của dân tộc và khu vực, 
giữa truyền thống yêu nước, tự hào 
dân tộc, tinh thần dân chủ nhân ái vốn 
chứa đựng trong cộng đồng Việt từ 
bao đời với các hệ tư tưởng và tôn 
giáo
(11)
. 
Tiếp theo là hàng loạt các công trình 
khác cũng được các vua kế nghiệp 
nhà Lý phát huy, như: năm 1042 ban 
hành bộ Hình thư; năm 1070 dựng 
Văn miếu; năm 1076 Quốc tử giám 
được thành lập - nền đại học Việt Nam 
bắt đầu hình thành. Đặc biệt cuộc 
Nam chinh, Bắc phạt dưới thời Lý 
thắng lợi đã chứng tỏ sự vững mạnh 
về kinh tế và quân sự của thời đại này. 
Sau thời Lý, lịch sử tiếp tục tiến trình 
của nó, đất nước qua nhiều cơ hội và 
thách thức, lịch sử có những lúc 
thăng trầm, nhưng tất cả tạo thành 
một dòng chảy liên tục mà những gì 
vua Lý Thái Tổ và vương triều Lý đã 
tạo lập nên giữ vai trò rất quan trọng, 
mãi mãi được sử sách ghi nhận, để 
lại dấu ấn rất đậm trong ký ức và tình 
cảm của nhân dân, khởi đầu lịch sử 
thủ đô Thăng Long - Hà Nội và góp 
phần tạo dựng truyền thống văn hiến 
và anh hùng của đất kinh kỳ. Sau hơn 
1.000 năm dựng nước và giữ nước, 
lịch sử đã chứng minh cái nhìn của Lý 
Công Uẩn là cái nhìn xuyên thấu lịch 
sử, cái nhìn của bậc hào kiệt biết 
mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn 
đời(12). 
5. KẾT LUẬN 
Là vị minh quân khai sáng triều đại 
nhà Lý, với những tư tưởng độc đáo 
về “thân dân”, “dĩ dân vi bản”, đổi mới 
“canh tân” đất nước (tiêu biểu là quyết 
định dời đô và kiến lập kinh thành 
Thăng Long), Lý Công Uẩn đã để lại 
những giá trị to lớn và dấu ấn sâu đậm 
tư tưởng quyền con người trong lịch 
sử dân tộc; một mạch nguồn tư tưởng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (246) 2019 
11 
và ý nghĩa quan trọng đối với công 
cuộc đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, 
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn 
minh” của đất nước hôm nay.  
CHÚ THÍCH 
(1) 
Theo truyền thuyết, cha của Lý Công Uẩn là một người nghèo, đi làm thuê ở chùa Tiên 
Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ, làm nàng có thai. Nhà chùa thấy thế đuổi đi, 
hai vợ chồng dẫn nhau đi đến một khu rừng, mệt mỏi ngồi nghỉ. Người chồng khát nước, liền 
đến cái giếng giữa rừng uống, sảy chân chết đuối. Người vợ đến nơi thì giếng đã lấp, không 
còn chỗ để đi, liền đến xin tá túc ở chùa Ứng Tâm (chùa Dận) gần đó. Tuy nhiên, có thuyết 
khác lại nói rằng ông là con của Lý Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp. Đến nay chưa có ai tìm 
được đáp án chính xác cho nguồn gốc xuất thân của vị vĩ nhân này. 
(2) 
Quanh mệnh đế vương của vị vua đầu triều Lý, sử sách, nhân gian cho biết trước khi lên 
ngôi vua, đã có rất nhiều điềm báo, nhiều dự đoán về hậu vận sáng rõ cho ngôi đế vương 
của ông. Việc trở thành vị vua đầu tiên của nhà Lý không chỉ được báo trước bởi những giai 
thoại kỳ lạ từ khi sinh ra của Lý Công Uẩn mà còn được điềm báo bởi bài Sấm. 
(3) 
Lý Công Uẩn lớn lên thời Lê Đại Hành, ông theo giúp hoàng tử Lê Long Việt. Năm 1005, 
Lê Đại Hành mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi 
báu, trở thành vua Lê Trung Tông, nhưng chỉ được 3 ngày Trung Tông bị em là Lê Long 
Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm 
xác Trung Tông khóc. Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là 
người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, thống 
lĩnh hết quân túc vệ, sau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. 
(4) 
Thành Thăng Long (với ba vòng thành Đại La, Hoàng Thành và Cấm Thành) là công trình 
kiến trúc lớn thời Lý-Trần. Hoàng Thành mở ra bốn cửa: Tường Phù (đông), Quảng Phúc 
(tây), Đại Hưng (nam) và Diệu Đức (bắc). 
(5) 
Nước Đại Việt từ các triều đại vua Hùng đã diễn ra nhiều cuộc định đô và dời dô, xuất phát 
từ yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử hoặc do ảnh hưởng của người đứng đầu thường chọn 
vùng quê hương. Vì vậy, mới có đất Phong Châu của vua Hùng, Cổ Loa của Thục Phán (sau 
này Ngô Quyền đã xưng vương và đóng đô ở Cổ Loa), Mê Linh của Hai Bà Trưng, Hoa Lư 
của Đinh Bộ Lĩnh Tuy nhiên, đến Lý Công Uẩn thì ông lại không chọn Bắc Ninh là quê gốc 
mà lại chọn Đại La. Điều đó chứng tỏ Lý Thái Tổ không chỉ có tầm nhìn chiến lược mà còn 
thấy rõ được vận hội quốc gia cùng xu thế đi lên của thời đại. Ông đã nhìn thấy được bệ đỡ 
cho chính quyền trung ương lúc này không còn là thành cao hào sâu nữa mà là kinh tế và 
quân đội - hai yếu tố đó chính là động lực để phát triển quốc gia hùng mạnh và thực tế đã 
khẳng định như vậy. 
(6) 
Theo tác giả Trần Hồng Đức (2010: 23), “Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) sinh ngày 12 tháng 2 
năm Giáp Tuất (974), mất ngày 1 tháng 3 năm Mậu Thìn (1028), thọ 55 tuổi”. 
(7) 
Tên thành Đại La do viên tướng Trung Quốc là Cao Biền高 駢 (821 - 887) đặt. 
(8) 
Chiếu: Là loại văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của nhà vua (Hoàng đế). Chiếu dùng 
để công bố trước toàn dân về một chủ trương, một quyết sách có ý nghĩa quan trọng liên 
quan đến việc trị nước, đến vận mệnh quốc gia. Chiếu thường được soạn thảo và ban hành 
ở thời kỳ sau khi vua vừa mới lên ngôi hoặc sau khi thiết lập một vương triều mới thay thế 
cho triều đại cũ. Ngoài ra, trong thời gian trị vì, nhà vua cũng có thể ban hành chiếu để tuyên 
ĐỖ ĐỨC MINH - NGHIÊM THỊ THÚY HẰNG – TƯ TƯỞNG LÝ CÔNG UẨN 
12 
bố chính sách, chủ trương của nhà nước về một vấn đề nào đó. Trong suốt thời phong kiến 
ở Việt Nam, loại văn bản này đều được các vương triều sử dụng. 
(9) 
Nhận xét về kinh đô Thăng Long, sử gia Ngô Thì Sỹ trong Đại Việt sử ký tiền biên viết:“Núi 
là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng 
mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Đại 
Việt không nơi nào hơn được nơi này”. 
(10) 
Có người phê phán cái nhìn có tính chất phong thủy của Lý Công Uẩn khi chọn mảnh đất 
Đại La để xây dựng kinh đô mới, nhưng chính cái nhìn có tính chất linh nghiệm đó đã góp 
phần quan trọng vào việc tìm ra cho dân tộc một vùng đất xứng danh để xây dựng kinh đô 
cho muôn đời. Một kinh đô vừa ở tư thế tấn công, lại vừa ở vị trí phòng thủ thuận lợi trong 
thế đối đầu với các thế lực xâm lược phương Bắc. Đó là trung tâm của bốn phương đất 
nước, giao thông thuận tiện, xung quanh kinh đô là những vùng đất cổ trù phú lâu đời của tộc 
Việt với những truyền thống tốt đẹp đã tồn tại hàng trăm năm. 
(11) 
Trước hết là với Phật giáo từ bi bác ái, vốn đóng vai trò như quốc giáo, với Đạo giáo 
(thuyết phong thủy trong việc lựa chọn và xây dựng kinh đô), và đặc biệt là với Nho giáo, 
biểu hiện qua tư tưởng xây dựng một nhà nước tập quyền trên vâng mệnh trời, dưới thuận ý 
dân, tạo cơ sở cho sự thống nhất đất nước. 
(12) 
Truyền thuyết kể lại: Khi đoàn thuyền của nhà vua vừa đến chân thành Đại La thì rồng 
vàng hiện ra và bay lên trời. Dân tộc Việt từ ngàn xưa đã coi rồng là con vật linh thiêng, tổ 
tiên của mình. Hình ảnh rồng là biểu hiện mạnh mẽ và tập trung nhất cho sức mạnh tiềm 
tàng và truyền thống của cả dân tộc. Trước điềm lành, biểu hiện của thiên thời, địa lợi, nhân 
hòa, Lý Công Uẩn đã xúc động đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long (có nghĩa là rồng bay 
lên). 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Lã Đăng Bật. 2011. Cố đô Hoa Lư. Hà Nội: Nxb. Trẻ. 
2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. “Chiếu dời đô”, https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E 
1%BA%BFu_d%E1%BB%9Di_%C4%91%C3%B4, truy cập ngày 10/8/2018. 
3. Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng. 2001. Các triều đại Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Thanh Niên. 
4. Đại Việt sử ký toàn thư. 2004. Tập 1. Hà Nội: Nxb. Văn hóa - Thông tin. 
5. Trần Hồng Đức. 2010. Vương triều Lý - Trần với kinh đô Thăng Long. Hà Nội: Nxb. 
Chính trị Quốc gia. 
6. Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế. 2006. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. TPHCM: 
Nxb. Tổng hợp TPHCM. 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ly_cong_uan_ve_quyen_con_nguoi.pdf