Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đảng với nhân dân và ý nghĩa của tư tưởng đó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn

khẳng định việc liên hệ, gắn bó mật thiết giữa

Đảng với quần chúng nhân dân là nguồn gốc

chủ yếu để tạo nên sức mạnh, là một trong

những nguyên nhân giữ vững vai trò lãnh

đạo của Đảng và làm nên những thắng lợi

của cách mạng Việt Nam. Người đã từng dạy

rằng: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm

được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm

cũng không nên” [5. tr. 293]. Cho nên “Giữ

chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn

lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền

tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng

ta thắng lợi.” [5, tr. 286] Thực tiễn cách mạng

Việt Nam 82 năm qua cũng đã chứng minh

điều đó. Không có sức mạnh của “Ý Đảng,

lòng dân” chúng ta không thể có được Cách

mạng Tháng 8/1945 thành công, đại thắng

Mùa xuân 1975 và ngày hôm nay chúng ta

vững vàng trên con đường xây dựng CNXH.

pdf 8 trang kimcuc 14700
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đảng với nhân dân và ý nghĩa của tư tưởng đó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đảng với nhân dân và ý nghĩa của tư tưởng đó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đảng với nhân dân và ý nghĩa của tư tưởng đó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
55
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG 
VỚI NHÂN DÂN VÀ Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG ĐÓ ĐỐI VỚI 
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Vũ Thị Thu Huyền*
TÓM TẮT
Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề xây 
dựng mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Người đã chỉ rõ: Không có quần chúng thì 
không có lực lượng. Không có Đảng thì không có người lãnh đạo, hướng dẫn, chỉ đường. Vì vậy, 
phải củng cố mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Trong công cuộc đổi mới đất nước 
với thuận lợi và khó khăn đang đặt ra hiện nay thì việc phát huy mối quan hệ giữa Đảng với quần 
chúng nhân dân trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa lớn lao.
Từ khóa: Mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân
HO CHI MINH’S IDEOLOGY ON THE COMMUNIST PARTY AND THE 
MASSES’ RELATIONSHIP AND ITS SIGNIFICANCE TO THE COUNTRY 
INNOVATION TASK IN VIETNAM NOWADAYS
ABSTRACT
Being the founder and the trainer of the Communist Party, Ho Chi Minh was always 
interested in constructing the relationship between the Party and the masses. He pointed out: without 
the masses, the force would not exist. Without the Communist Party, there would be no leader, no 
guide. Therefore, it is a must to consolidate the relationship between the Party and the masses. In 
the country innovation task with the favorable and difficulties, promoting the Party and the masses’ 
relationship, which is based on Ho Chi Minh’s ideology, becomes more and more significant.
Keywords: The communist party and the masses’ relationship
* GV. Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
1. Đặt vấn đề
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn 
khẳng định việc liên hệ, gắn bó mật thiết giữa 
Đảng với quần chúng nhân dân là nguồn gốc 
chủ yếu để tạo nên sức mạnh, là một trong 
những nguyên nhân giữ vững vai trò lãnh 
đạo của Đảng và làm nên những thắng lợi 
của cách mạng Việt Nam. Người đã từng dạy 
rằng: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm 
được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm 
cũng không nên” [5. tr. 293]. Cho nên “Giữ 
chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn 
lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền 
tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng 
ta thắng lợi.” [5, tr. 286] Thực tiễn cách mạng 
Việt Nam 82 năm qua cũng đã chứng minh 
điều đó. Không có sức mạnh của “Ý Đảng, 
lòng dân” chúng ta không thể có được Cách 
Tư tưởng Hồ Chí Minh . . .
56
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
mạng Tháng 8/1945 thành công, đại thắng 
Mùa xuân 1975 và ngày hôm nay chúng ta 
vững vàng trên con đường xây dựng CNXH. 
Ngày nay trong công cuộc đổi mới, mối 
quan hệ máu thịt giữa Đảng với quần chúng 
nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng 
vẫn được Đảng và nhân dân ta tiếp tục củng cố 
và phát huy trên hành trình hướng tới tương 
lai. Gần 30 năm đổi mới, dưới ánh sáng của 
tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng, nhân dân 
ta đã làm nên một đất nước Việt Nam ngày 
càng có vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên, 
tác động của nền kinh tế thị trường cùng với 
những diễn biến khó lường, phức tạp trên thế 
giới, sự chống phá quyết liệt của các thế lực 
thù địch bên ngoài đối với cách mạng nước 
ta và đặc biệt là tình trạng suy thoái đạo đức, 
quan liêu mệnh lệnh, xa rời quần chúng 
của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã 
khiến họ trượt dài trên con đường xa rời quần 
chúng, phản bội lại lợi ích của dân, của Đảng. 
Tất cả điều đó là nguyên nhân làm giảm sự 
gắn bó của nhân dân đối với Đảng và Nhà 
nước, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa đế 
quốc và các thế lực thù địch thực hiện “diễn 
biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta. 
 Trong điều kiện ấy, trở lại với tư tưởng 
Hồ Chí Minh, nghiên cứu để hiểu biết, nắm 
vững và vận dụng đúng đắn tư tưởng của 
Người về mối quan hệ giữa Đảng với quần 
chúng nhân dân là điều hết sức cần thiết, vừa 
nhằm phát huy hơn nữa sức mạnh của Đảng 
với nhân dân, vừa góp phần làm tránh được 
những nguy cơ trong Đảng. 
2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về 
mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng 
nhân dân
Với tính cách là một hình thái ý thức xã 
hội, sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về 
mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân 
dân không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà 
là sự phản ánh nhu cầu của cách mạng Việt 
Nam. Những biến động của thế giới và xã hội 
Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 
cùng với việc kế thừa, phát triển những giá trị 
truyền thống dân tộc, sự dung hợp những tinh 
hoa văn hóa nhân loại, kết hợp nhuần nhuyễn, 
sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – 
Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân, cá 
nhân trong lịch sử, về mối quan hệ giữa Đảng 
với nhân dân lao động trong cách mạng xã hội 
chủ nghĩa chính là điều kiện lịch sử xã hội và 
tiền đề lý luận quan trọng cho sự hình thành 
tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa 
Đảng với quần chúng nhân dân.
Chính những giá trị tư tưởng được chắt 
lọc, đã là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhận 
thức và hành động của Hồ Chí Minh nói 
chung và cách nhìn nhận của Người về quần 
chúng nhân dân, về Đảng và mối quan hệ giữa 
Đảng với quần chúng nhân dân nói riêng.
Với Hồ Chí Minh, nhân dân là gốc của 
nước, là cội nguồn của cách mạng; cách mạng 
là sự nghiệp của nhân dân; dân là chủ, mọi 
quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Nhờ 
đó, nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh giữ 
một vai trò to lớn trong mọi công cuộc cách 
mạng Việt Nam.
Xuất phát từ nhân dân, vì nhân dân, Hồ 
Chí Minh đã đến với cách mạng Tháng Mười 
Nga, đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Người 
đã vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo quan 
điểm về Đảng của học thuyết mác – xít để dẫn 
đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Và, từ đó hình thành mối quan hệ máu thịt 
giữa Đảng với quần chúng nhân dân như một 
điều tất yếu.
Mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng 
nhân dân là một tất yếu khách quan, là sự 
thống nhất và tác động qua lại biện chứng của 
57
Tư tưởng Hồ Chí Minh . . .
hai thực thể Đảng và quần chúng nhân dân. 
Trong mối quan hệ này thì Đảng là một thực 
thể chính trị, quần chúng nhân dân là một thực 
thể xã hội, không đồng nhất. Giữa hai thực thể 
đó vừa có sự thống nhất, vừa có sự tác động 
qua lại lẫn nhau. 
 2.1. Sự thống nhất của mối quan hệ 
giữa Đảng với quần chúng nhân dân được 
thể hiện:
Thứ nhất, mục tiêu của Đảng và của dân 
tộc, của nhân dân ta là thống nhất. Sự gắn bó 
giữa Đảng với quần chúng nhân dân có cơ sở 
sâu xa ở sự thống nhất về mục tiêu. Đó là độc 
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Khát khao ngàn đời của dân tộc ta là độc 
lập dân tộc và chỉ thực hiện được độc lập dân 
tộc thì mới có điều kiện để thực hiện ấm no, 
hạnh phúc và công bằng. Trải qua hàng ngàn 
năm bị xâm lược, đô hộ, thống trị của bọn 
phong kiến, đế quốc ngoại bang, khát vọng 
của dân tộc ta là độc lập, là thoát khỏi cảnh 
nô lệ của kẻ thù ngoài nước. Nhưng, chỉ đến 
khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo thì khát vọng 
độc lập của dân tộc mới thực hiện được. Với 
sự dẫn đường và tiên phong của Đảng, nhiệm 
vụ giải phóng dân tộc do nhân dân tiến hành 
đã hoàn toàn thắng lợi. Trên con đường đi đó, 
lý tưởng về một đất nước hoà bình, độc lập, tự 
do, hạnh phúc, dân chủ, công bằng, văn minh 
đã trở thành mục tiêu chung mà Đảng và nhân 
dân cùng phấn đấu thực hiện.
Nhận thức được sức mạnh to lớn và vai 
trò của nhân dân, ngay từ khi mới ra đời, 
Đảng đã không ngừng đấu tranh cho nền độc 
lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Toàn bộ 
nghị lực của Đảng, toàn bộ sự phấn đấu, hy 
sinh của các thế hệ đảng viên đều hướng vào 
mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng nhân 
dân, giành độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân 
dân. Trong những khúc quanh co của lịch sử, 
Đảng ta luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững 
vàng, trách nhiệm to lớn đối với nhân dân, đối 
với vận mệnh của dân tộc. Trong công cuộc 
xây dựng đất nước, Đảng không ngừng chăm 
lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, 
phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong 
khối đại đoàn kết dân tộc. Đảng luôn ý thức 
rằng, chăm lo nhu cầu, lợi ích của nhân dân 
nhất là nhân dân lao động, là mục tiêu, động 
lực to lớn của cách mạng nước ta.
Đảng thực hiên mục tiêu lý tưởng của mình 
cũng chính là thực hiện mục tiêu lý tưởng của 
nhân dân, của dân tộc, của Tổ quốc nên nó có 
cơ sở khách quan bền vững. Vì thế mà nhân 
dân gắn bó với Đảng, cùng với Đảng, thừa 
nhận sự lãnh đạo của Đảng làm cách mạng 
Thứ hai, lợi ích của Đảng, của quần chúng 
nhân dân và của cả dân tộc là một, là thống nhất. 
Không chỉ thống nhất về mục tiêu, mà 
Đảng với quần chúng nhân dân còn có sự 
thống nhất về lợi ích. Đảng ta là người đại 
diện trung thành cho lợi ích của giai cấp công 
nhân, của nhân dân lao động và của cả dân 
tộc Việt Nam. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm 
việc, Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ tư tưởng của 
mình về sự thống nhất lợi ích giữa Đảng với 
quần chúng nhân dân. Người viết: “lợi ích 
của dân tộc, gồm có lợi ích của Đảng”, “...
lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, 
của Tổ quốc”, “ngoài lợi ích của dân tộc, của 
Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác. 
Cho nên Đảng phải ra sức tổ chức nhân dân, 
lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và 
để nâng cao sinh hoạt văn hóa, chính trị của 
nhân dân. Vì toàn dân được giải phóng tức là 
Đảng được giải phóng” [3, tr. 250]. Vì vậy, 
ngay từ khi mới ra đời đến nay, Đảng đã lãnh 
đạo dân tộc chiến đấu, chấp nhận sự hy sinh 
vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hạnh phúc 
của nhân dân.
58
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
Khi tiếng súng kẻ thù phương Tây xâm 
lược nước ta, nhân dân ta lâm vào cảnh nước 
mất, nhà tan. Thì khi ấy “độc lập cho dân tộc, 
ruộng đất cho dân cày” là khẩu hiệu tranh đấu 
của Đảng trong chặng đường đầu của cách 
mạng, đã hàm chứa mục đích sống còn và 
tiên quyết của Đảng là vì dân tộc và nhân dân. 
Trên quan điểm giai cấp công nhân, ngoài 
mục đích vì dân tộc, vì nhân dân, vì dân giàu, 
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn 
minh, Đảng không có mục đích tự thân. Đấu 
tranh vì lợi ích của giai cấp công nhân và của 
nhân dân lao động là mục đích hoạt động, là 
lý do để tồn tại và là lẽ sống của Đảng. 
Thứ ba, Đảng với quần chúng nhân dân 
cùng chung một cội nguồn
Quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân 
dân là mối quan hệ hai chiều trong một chỉnh 
thể thống nhất. Ở đó, Đảng với quần chúng 
nhân dân cùng chung một cội nguồn. Theo 
Hồ Chí Minh, Đảng không phải từ trên trời 
sa xuống mà từ quần chúng nhân dân mà ra. 
Đảng cũng ở trong xã hội. Người nói: “Đoàn 
thể từ trung ương tới xã đều do dân tổ chức 
nên” [3, tr. 299]. “Đoàn thể mình mạnh hay 
yếu là ở dân”. Sở dĩ có Đảng anh hùng vì có 
nhân dân anh hùng.
Đảng từ quần chúng nhân dân mà ra, nhờ 
có quần chúng nhân dân mà có Đảng, Đảng 
phải dựa vào quần chúng nhân dân để thực 
hiện vai trò lãnh đạo của mình; quần chúng 
nhân dân nhờ có sự dẫn dắt của Đảng, nhờ có 
Đảng lãnh đạo thì mới có hướng đi đúng đắn 
và cách mạng mới giành được thắng lợi. 
Đảng với quần chúng nhân dân là hai thành 
tố cơ bản gắn bó hữu cơ, là điều kiện cần và 
đủ cho một cuộc cách mạng. Giữa Đảng với 
quần chúng nhân dân phải có sự nương tựa 
vào nhau. Lịch sử đã chứng minh chỉ có quần 
chúng nhân dân mới là lực lượng trực tiếp làm 
cách mạng và chỉ có Đảng Cộng sản lãnh đạo 
thì quần chúng nhân dân mới tiến hành cách 
mạng thành công. Hồ Chí Minh đã ví, Đảng 
với quần chúng nhân dân như “người chèo” và 
“người lái” trên con thuyền cách mạng. Nếu 
chỉ có người chèo không có người lái cũng 
không được. Cho nên người chèo và người 
lái phải đoàn kết với nhau. Người chèo ở đây 
là lực lượng, sức mạnh của quần chúng nhân 
dân. Người cầm lái là Đảng, là Chính phủ, là 
Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
 2.2. Sự tác động qua lại giữa Đảng và 
quần chúng nhân dân
Bên cạnh sự thống nhất, hai thực thể Đảng 
và quần chúng nhân dân còn có những khác 
biệt. Hai chủ thể này có sự tác động qua lại 
nhau. Điều đó được thể hiện rõ ở vai trò của 
Đảng đối với quần chúng nhân dân và vai trò 
của quần chúng nhân dân đối với Đảng.
Trước hết, chúng ta xem xét vai trò của 
Đảng đối với quần chúng nhân dân:
Trong mối quan hệ với quần chúng nhân 
dân, Đảng là chủ thể lãnh đạo, còn quần chúng 
nhân dân là đối tượng lãnh đạo. Đảng có vai 
trò lãnh đạo quần chúng nhân dân trong sự 
nghiệp cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã 
hội, làm cho dân giàu nước mạnh.
Chúng ta biết rằng, cách mạng là sự nghiệp 
của quần chúng nhân dân. Nhưng, sức mạnh 
vĩ đại của quần chúng nhân dân chỉ có thể phát 
huy và trở thành lực lượng vật chất khi có sự 
lãnh đạo của Đảng. Sự nghiệp cách mạng cũng 
chỉ có thể thành công được khi có Đảng dẫn 
dắt. Lịch sử các phong trào giải phóng dân tộc 
của Việt Nam ta đã chứng minh, con đường 
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp bao 
giờ cũng đòi hỏi phải có một hệ tư tưởng khoa 
học tiên tiến thay thế cho hệ tư tưởng phong 
kiến đã lỗi thời lạc hậu. Song, hệ tư tưởng ấy 
phải có một tổ chức tiên phong cách mạng tập 
59
Tư tưởng Hồ Chí Minh . . .
hợp quần chúng nhân dân đông đảo, biến hệ 
tư tưởng khoa học đó thành hiện thực. Hồ Chí 
Minh coi “công nông là gốc của cách mạng”, 
song công nông và dân chúng nói chung phải 
giác ngộ, và muốn được giác ngộ, đi từ tự 
phát đến tự giác, thì phải được trang bị bởi 
hệ tư tưởng của giai cấp vô sản. Do đó, phải 
có Đảng cách mạng - Đảng Cộng sản.
Khi Đảng Cộng sản lãnh đạo quần chúng 
nhân dân tiến hành cách mạng vô sản, cách 
mạng giải phóng dân tộc thành công, giành 
được chính quyền, thì không thể dừng lại ở 
đó. Mà, Đảng phải tiếp tục lãnh đạo nhân dân 
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong 
sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, vai 
trò và trách nhiệm lãnh đạo không thuộc về ai 
khác ngoài Đảng Cộng sản. 
Đảng lãnh đạo quần chúng nhân dân ta 
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm 
xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa 
ở nước ta. Chủ nghĩa xã hội là con đường đi 
lên, là mục tiêu phấn đấu mà Đảng và nhân 
dân ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã dứt 
khoát lựa chọn.
Như vậy, cả trong sự nghiệp cách mạng 
giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ 
nghĩa đều thể hiện rất rõ vai trò lãnh đạo của 
Đảng đối với quần chúng nhân dân. Ở đó, 
Đảng là nhân tố thúc đẩy, phát huy, và nhân 
lên sức mạnh của quần chúng, làm tăng hiệu 
quả hoạt động của quần chúng, còn bản thân 
sự nghiệp hoạt động cách mạng là của quần 
chúng và do quần chúng quyết định.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan 
hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân, sự 
tác động qua lại không chỉ là: Đảng lãnh đạo 
quần chúng nhân dân thực hiện cách mạng giải 
phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, 
mà còn là Đảng dựa vào dân, gắn với dân thì 
mới có sức mạnh, mới làm nên thắng lợi trong 
cách mạng. Điều này, nói lên vai trò to lớn của 
quần chúng nhân dân đối với Đảng, vai trò đó 
được thể hiện ở những luận điểm sau:
 Thứ nhất, quần chúng nhân dân là cội 
nguồn và sức mạnh của Đảng.
Trong điều kiện đặc thù của nước ta, Đảng 
Cộng sản Việt Nam ra đời từ sự kết hợp chủ 
nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân 
và phong trào yêu nước. Giai cấp công nhân 
Việt Nam, dân tộc Việt Nam và nhân dân Việt 
Nam đã sinh ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Do 
đó, có thể nói mối quan hệ máu thịt giữa Dân 
với Đảng là một trong những nhân tố cơ bản 
dẫn đến sự ra đời của Đảng. 
Hơn nữa, Đảng tồn tại và phát triển được 
là nhờ dựa vào dân, lực lượng của Đảng có lớn 
mạnh được hay không là do dân. Nhân dân 
là người xây dựng đồng thời là người bảo vệ 
Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng, Dân như nước 
cán bộ như cá. Cá không thể sinh tồn và phát 
triển được nếu như không có nước. Nhân dân 
là người che chở, đùm bọc cho Đảng trước 
mọi đàn áp, khủng bố của quân thù, trước mọi 
tấn công của chủ nghĩa đế quốc. 
Nhờ dựa vào quần chúng nhân dân, phát 
huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân 
dân, sức mạnh của Đảng ta đã trở thành vô 
địch. Đảng đã tổ chức và lãnh đạo cách mạng 
nước ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, 
nguy hiểm, giành nhiều thắng lợi vẻ vang 
trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, 
trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và thành 
tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới. Đúng 
như Người đã nói: “dân chúng biết giải quyết 
nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, 
đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn 
thể to lớn nghĩ mãi không ra”. [3, tr.295]
Thứ hai, quần chúng nhân dân là lực 
lượng cơ bản, có sức mạnh to lớn để thực 
hiện chủ trương, đường lối, chính sách của 
60
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
Đảng; những sáng kiến, nguyện vọng của 
quần chúng nhân dân là cơ sở, là nguồn gốc, 
là những gợi ý để Đảng xây dựng, hoàn thiện 
và điều chỉnh đường lối chính sách.
Chúng ta biết rằng, tư tưởng tự bản thân 
nó không làm biến đổi được thực tiễn xã hội. 
Tư tưởng chỉ có giá trị khi nó dẫn đến hành 
động làm biến đổi lịch sử, mà điều đó chỉ 
có thể xảy ra khi nhân dân đồng lòng, nhiệt 
tình và quyết tâm hành động. Điều đó cũng 
có nghĩa là mọi chủ trương, đường lối, chính 
sách của Đảng ta chỉ có ý nghĩa khi nó đi vào 
cuộc sống của nhân dân, được chủ thể quần 
chúng nhân dân thực hiện.
Tuy nhiên, Đảng muốn đề ra được những 
chủ trương, chính sách đúng đắn thì phải bắt 
nguồn từ lợi ích của quần chúng nhân dân, 
cán bộ đảng viên có hòa mình trong quần 
chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, tìm 
hiểu những tâm tư nguyện vọng của quần 
chúng và quần chúng có tin yêu Đảng, đóng 
góp xây dựng Đảng thì mới giúp cho Đảng 
định ra những chủ trương, chính sách, đường 
lối hợp với thực tế và yêu cầu nguyện vọng 
của nhân dân.
Khi những sáng kiến, nguyện vọng chính 
đáng của quần chúng nhân dân nâng lên thành 
đường lối, chính sách thì chính nhân dân lại 
là lực lượng thực hiện để chuyển những ý 
tưởng đó vào đời sống thực tiễn, tìm những 
phương pháp, biện pháp để thực hiện có hiệu 
quả cao nhất. Nhân dân sẽ tham gia trong vai 
trò là chủ thể trực tiếp của các quá trình hoạt 
động thực tiễn, sẽ là người phản biện các chủ 
trương chính sách của Đảng, phát hiện, kiểm 
tra tính đúng đắn và sự phù hợp đối với đường 
lối của Đảng. Và, thông qua việc thực hiện 
đường lối, chính sách của Đảng, nhân dân lại 
có điều kiện cung cấp những tư tưởng, những 
dữ kiện mới nảy sinh từ thực tiễn để Đảng 
hoàn thiện đường lối, chính sách.
Nhân dân còn là người giám sát việc thực 
hiện chủ trương, đường lối của Đảng. Bằng sự 
phản ánh của mình, nhân dân thực hiện chức 
năng phê bình đối với Đảng, trên cơ sở đó 
Đảng “dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa 
chữa cán bộ và tổ chức”. [3, tr.297]. Chính 
vì vậy, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở 
Đảng ta cần phải biết lắng nghe ý kiến của 
nhân dân, phải bàn bạc, thảo luận với nhân 
dân những vấn đề “quốc kế dân sinh”. Người 
cho rằng: “Việc gì cũng phải hỏi ý kiến dân 
chúng, cùng dân chúng bàn bạc và giải thích 
cho dân chúng”. [3, tr. 294-295]
 Thứ ba, quần chúng nhân dân cùng Đảng 
tham gia chống tệ nạn tham ô, lãng phí, quan 
liêu và các tệ nạn khác trong bộ máy của Đảng 
và Nhà nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng 
đã thành công, Đảng ta đương nhiên trở 
thành Đảng cầm quyền vì Đảng đã lãnh đạo 
cách mạng trong điều kiện có chính quyền và 
lãnh đạo chính quyền nhân dân một cách trực 
tiếp, toàn diện. Tuy nhiên, trong điều kiện 
của một Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đã 
cảnh báo những căn bệnh dễ phát sinh trong 
Đảng. Và, thực tế đã có rất nhiều thói hư, tật 
xấu nảy sinh trong Đảng, làm tha hóa Đảng. 
Người chỉ ra hàng loạt những lỗi lầm nghiêm 
trọng trong hàng ngũ cán bộ đảng viên, đó là 
tệ tham ô, lãng phí, quan liêu... Theo Người, 
đó chính là thứ “giặc nội xâm” vì nó phá hoại 
ta từ bên trong.
Từ đó, Người kêu gọi tất cả bộ máy Đảng 
và Nhà nước, mọi cán bộ đảng viên phải ra 
sức chống ba căn bệnh trên, làm trong sạch 
bộ máy Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, Người 
cũng nhắc nhở “phong trào chống tham ô, lãng 
phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần 
chúng thì mới thành công” [4, tr.495]. Chính 
61
Tư tưởng Hồ Chí Minh . . .
vì vậy, để phòng trừ, đấu tranh với tệ tham ô, 
lãng phí, quan liêu, phương thuốc hữu hiệu 
nhất là phải phát huy dân chủ, tôn trọng quyền 
làm chủ của nhân dân, vận động mọi tầng lớp 
nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống 
tham ô, lãng phí, quan liêu.
Người coi việc quần chúng nhân dân tham 
gia vào cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng 
phí, quan liêu là chìa khóa đi đến thắng lợi, 
bởi trong cuộc đấu tranh chống những kẻ cơ 
hội chủ nghĩa, những kẻ luôn luôn giấu mặt, 
tinh vi và có nhiều thủ đoạn, tất yếu phải nhờ 
vào tai, mắt, trí tuệ của quần chúng nhân dân. 
Cho nên, vấn đề có tính chất quyết định đến 
thành công hay thất bại của mặt trận chống 
tham ô, lãng phí, quan liêu là phải động viên, 
tập hợp mọi lực lượng, mọi tầng lớp xã hội 
tham gia vào trận tuyến vô hình nhưng đầy 
khó khăn và quyết liệt này.
3. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh 
về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân đối 
với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Cần khẳng định rằng, củng cố và tăng 
cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa 
Đảng với nhân dân là một vấn đề có ý nghĩa 
thiết thực, cấp bách, lại vừa có ý nghĩa chiến 
lược lâu dài, là điều kiện cơ bản đảm bảo 
thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, dưới sự 
lãnh đạo của Đảng.
Công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam 
đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước, diễn ra trong điều kiện 
có nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết về 
Đảng, về dân, về mối quan hệ giữa Đảng với 
dân trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là 
sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự 
ảnh hưởng xấu từ cuộc đấu tranh dân tộc và 
đấu tranh giai cấp trên thế giới, đặc biệt là sự 
chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch 
bên ngoài bằng các thủ đoạn diễn biến hòa 
bình hết sức tinh vi, phức tạp, và đặc biệt quan 
trọng hơn nữa là vấn đề suy thoái đạo đức, lối 
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng 
viên... Tất cả điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng 
đến mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa Đảng 
với nhân dân ở Việt Nam hiện nay.
Trong điều kiện ấy, tư tưởng Hồ Chí Minh 
về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân có ý 
nghĩa hết sức quan trọng. Bản thân tư tưởng 
của Người đã cung cấp cho chúng ta những 
nguyên lý, những nguyên tắc phương pháp 
luận cơ bản để chúng ta tìm lời giải đáp cho 
những vấn đề của hiện tại. Từ tinh thần ấy, 
chúng tôi nhận thấy rằng tư tưởng Hồ Chí 
Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân 
chính là kim chỉ nam định hướng, là cơ sở 
lý luận quan trọng trong việc hoạch định mọi 
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng 
và Nhà nước. Từ tư tưởng của Người, Đảng 
cần đặc biệt coi trọng và phát huy hơn nữa vai 
trò, sức mạnh của mối quan hệ giữa Đảng với 
nhân dân trong điều kiện mới. Để có thể giữ 
vững và tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa 
Đảng với nhân dân trong công cuộc đổi mới 
ở Việt Nam hiện nay thì vấn đề quan trọng 
là mọi chủ trương, đường lối, chính sách của 
Đảng phải xuất phát từ nhân dân, phải quán 
triệt chặt chẽ bốn nguyên tắc chủ yếu sau đây:
Một là, Đảng phải thực sự lấy dân làm 
gốc, phải thực sự phục vụ lợi ích thiết thực 
của nhân dân.
Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam phải 
thực sự dựa vào dân và biết phát huy đầy đủ 
sức mạnh của quần chúng nhân dân cho sự 
nghiệp cách mạng.
Ba là, Đảng cần phải phát huy quyền làm 
chủ của nhân dân, tạo động lực đẩy mạnh 
công cuộc đổi mới đất nước.
Bốn là, Đảng phải thực sự chăm lo đời 
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thật 
62
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
sự vì dân, để làm cho quần chúng nhân dân 
tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào đường 
lối xây dựng và phát triển đất nước của Đảng, 
ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng.
4. Kết luận
Hồ Chí Minh là người cộng sản Việt Nam 
đầu tiên đã có tư tưởng về Đảng, về quần 
chúng nhân dân và mối quan hệ giữa Đảng 
với quần chúng nhân dân. Những nội dung tư 
tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng 
với quần chúng nhân dân cũng chính là cơ sở 
để chúng ta vận dụng trong công cuộc đổi mới 
đất nước. Điều đó vừa giúp cho chúng ta 
vượt qua những nguy cơ và thách thức của 
tình hình mới, vừa đảm bảo cho Đảng luôn 
luôn giữ vững được bản chất giai cấp công 
nhân, giữ vững được vai trò lãnh đạo của 
mình đồng thời phát huy được sức mạnh, 
mọi tiềm năng sáng tạo và tinh thần làm 
chủ của nhân dân, hoàn thành được mục 
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công 
bằng, văn minh” mà Hồ Chí Minh, Đảng 
và nhân dân ta đã dứt khoát lựa chọn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996),Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb.Chính trị 
quốc gia, Hà Nội.
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc 
gia, Hà Nội.
[3]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 5
[4]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 6
[5]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. tập 8

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_moi_quan_he_giua_dang_voi_nhan_dan_v.pdf