Truyền dạy làn điệu hát Then Tày trong môi trường giáo dục ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp truyền dạy làn điệu hát Then Tày trong môi trường

giáo dục nhằm bảo tồn giá trị ngôn ngữ, văn học và giá trị văn hoá ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái

Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết để phân

tích, tổng hợp tài liệu về đặc điểm ngôn ngữ, văn học và văn hoá của lời Then Tày; phương pháp

điều tra khảo sát và thực nghiệm sư phạm sử dụng để nghiên cứu thực trạng và giải pháp truyền

dạy làn điệu hát Then trong môi trường giáo dục. Kết quả: Khái quát về làn điệu hát Then Tày,

nêu thực trạng và đề xuất một số hình thức truyền dạy hát Then trong môi trường giáo dục ở

huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Kết luận: Truyền dạy làn điệu hát Then trong môi trường

giáo dục là cần thiết và hiệu quả, mang lại giá trị vững bền cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị

ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam.

pdf 8 trang kimcuc 6120
Bạn đang xem tài liệu "Truyền dạy làn điệu hát Then Tày trong môi trường giáo dục ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Truyền dạy làn điệu hát Then Tày trong môi trường giáo dục ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

Truyền dạy làn điệu hát Then Tày trong môi trường giáo dục ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 201(08): 143 - 149 
 Email: jst@tnu.edu.vn 143 
TRUYỀN DẠY LÀN ĐIỆU HÁT THEN TÀY TRONG MÔI TRƯỜNG 
 GIÁO DỤC Ở HUYỆN ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI NGUYÊN 
Nguyễn Thị Thu Thuỷ*, Đỗ Xuân Tùng 
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp truyền dạy làn điệu hát Then Tày trong môi trường 
giáo dục nhằm bảo tồn giá trị ngôn ngữ, văn học và giá trị văn hoá ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái 
Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết để phân 
tích, tổng hợp tài liệu về đặc điểm ngôn ngữ, văn học và văn hoá của lời Then Tày; phương pháp 
điều tra khảo sát và thực nghiệm sư phạm sử dụng để nghiên cứu thực trạng và giải pháp truyền 
dạy làn điệu hát Then trong môi trường giáo dục. Kết quả: Khái quát về làn điệu hát Then Tày, 
nêu thực trạng và đề xuất một số hình thức truyền dạy hát Then trong môi trường giáo dục ở 
huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Kết luận: Truyền dạy làn điệu hát Then trong môi trường 
giáo dục là cần thiết và hiệu quả, mang lại giá trị vững bền cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị 
ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam. 
Từ khoá: Truyền dạy; hát then; môi trường giáo dục; ngôn ngữ; văn học; văn hoá; huyện Định 
Hoá, tỉnh Thái Nguyên. 
Ngày nhận bài: 11/5/2019; Ngày hoàn thiện: 24/5/2019; Ngày duyệt đăng: 16/6/2019 
THE SPREAD OF THEN TAY SINGING IN EDUCATIONAL ENVIRONMENT 
IN DINH HOA DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE 
Nguyen Thi Thu Thuy
*
, Do Xuan Tung 
TNU - University of Education 
ABSTRACT 
Objective: To study the status and solutions of teaching the singing song Then Tày in the 
educational environment in order to preserve the values of language, literature and cultural in 
Định Hóa district, Thái Nguyên province. Research methods: Using method of theoretical 
research to analyze and synthesize documents on linguistic, literary and cultural characteristics of 
Then Tày words; Methods of investigation and pedagogical experiment used to study the current 
situation and solutions to teach Then singing songs in educational environment. Results: 
Overview of the singing song Then Tày, outlined the situation and proposed some forms of 
teaching Then singing in the educational environment in Định Hóa district, Thái Nguyên province. 
Conclusion: Teaching Then singing songs in the educational environment is necessary and 
effective, bringing sustainable values for the preservation and promotion of the values of language, 
literature, art and cultural identity of Vietnam peoples. 
Keywords: Transmission; Then singing; educational environment; language ; literature; 
culture; Dinh Hoa district; Thai Nguyen province. 
Received: 11/5/2019; Revised: 24/5/2019; Approved: 16/6/2019 
* Corresponding author. Email: thuythu1930@yahoo.com.vn
Nguyễn Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 143 - 149 
 Email: jst@tnu.edu.vn 144 
Hát Then vừa là một loại hình nghệ thuật sân 
khấu đồng thời là một tín ngưỡng dân gian của 
dân tộc Tày. Hát Then đã đi vào đời sống nhân 
dân một cách tự nhiên, nó phản ánh mọi khía 
cạnh trong đời sống của đồng bào Tày ở huyện 
Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên và được đưa vào 
danh sách Văn hoá phi vật thể quốc gia. Hiện 
nay do sự tác động nhiều mặt của đời sống xã 
hội, việc truyền dạy hát Then không còn được 
chú trọng ở các gia đình, làng bản nên hát 
Then có nguy cơ mất dần vị thế trong đời sống 
văn hóa của dân tộc Tày. Trong địa bàn huyện 
Định Hoá, có rất ít người dân biết hát Then 
Tày, trong đó khoảng 82,3% ở tuổi trung niên 
và cao tuổi, 17,7% ở tuổi thanh thiếu niên. Khi 
được hỏi về Then Tày nhiều em học sinh 
không biết và cũng không quan tâm đến việc 
bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. 
Nghiên cứu việc “Truyền dạy làn điệu hát 
Then Tày trong môi trường giáo dục ở huyện 
Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi muốn 
hướng đến những người trẻ - lực lượng chính 
trong công tác bảo tồn làn điệu hát Then đem 
lại giá trị bền vững. 
1. Làn điệu hát Then Tày ở huyện Định 
Hóa, tỉnh Thái Nguyên 
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có 8 
nhóm ngôn ngữ. Dân tộc Tày thuộc nhóm 
ngôn ngữ Tày - Thái (Tai - Kadai). Dân tộc 
Tày có số lượng dân số đứng thứ hai sau dân 
tộc Kinh và là một dân tộc có ngôn ngữ riêng. 
Người Tày xưa kia phân bố chủ yếu ở vùng 
Trung du miền núi Bắc Bộ Việt Nam nhưng 
sau đó do nhiều nguyên nhân về chính trị, 
kinh tế và ảnh hưởng của xã hội đến nay dân 
tộc Tày phân bố khắp cả nước, chủ yếu vẫn là 
ở vùng núi phía Bắc với các tỉnh Lạng Sơn, 
Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Người 
Tày sử dụng ngôn ngữ chính là ngôn ngữ Tày 
trong giao tiếp, sinh hoạt và lưu truyền các 
giá trị văn hoá. Để lưu giữ tiếng nói của mình, 
người dân tộc Tày đã dùng chữ viết Hán Nôm 
- Tày (dạng chữ này hiện giờ không còn được 
sử dụng) trong đời sống sinh hoạt bao gồm 
nói về con người, cây cối, sự vật, hiện tượng 
đến những thuật ngữ khoa học, văn học và 
những khái niệm trừu tượng hoá. sự vay 
mượn làm cho tiếng Tày thêm phong phú. 
Tiếng Tày đã phát triển một cách vượt bậc khi 
mượn chữ Quốc ngữ để phiên âm và lưu 
truyền các loại văn bản. Tiếng Tày có quan hệ 
gần gũi với tiếng Nùng, ở mức trao đổi trực 
tiếp được và giao tiếp được với người nói 
tiếng Lào, tiếng Thái. Mặc dù có sự phân bố ở 
mỗi vùng miền nhưng người Tày ở đâu cũng 
mang trong mình những nét văn hoá truyền 
thống và có ý thức lưu giữ nghệ thuật dân 
gian hát Then. 
Trong cuốn “Then Tày những khúc hát”, tác 
giả Triều Ân đưa ra nhận xét “Cây đàn và 
lời hát Then của dân tộc Tày đã có từ rất 
lâu, từ khi tổ tiên ta có nhu cầu sinh hoạt 
văn hóa” [1, tr. 21]. “Hát Then là loại hát 
thuộc về thờ cúng (Chant Culteel) do những 
then làm nghề (chantcuse cultuelle) hát trong 
nghi lễ” [1, tr. 11]. Nhà văn Vi Hồng cũng 
cho rằng, Then Tày bắt nguồn từ rất xa xưa 
từ khi người Tày cổ hát “những khúc hát 
đưa linh” đưa tiễn linh hồn người đã khuất 
về nơi an nghỉ. Các tác giả Dương Sách, 
Hoa Cương trong cuốn “Văn hóa dân gian 
Cao Bằng” đều cho rằng: Then Tày và cây 
đàn tính của dân tộc Tày có từ rất lâu đời. 
Như vậy có thể thấy, hát Then có nguồn gốc 
từ rất lâu đời không thể xác định được đúng 
thời gian. Hát Then sinh ra trong đời sống của 
người dân và lưu giữ bằng hình thức truyền 
miệng, về sau khi các thầy Then được học thì 
viết lời Then ra giấy bằng chữ Nho. Then đến 
nay được chia làm hai loại là Then cổ và 
Then kim. Then cổ được sáng tác hoàn toàn 
bằng tiếng Tày. Then kim được các nghệ 
nhân tự sáng tác ra nhưng dựa trên nội dung 
và nhịp điệu của Then cổ. 
Then cổ hay Then kim đều là sự kết tinh của 
yếu tố ngôn ngữ và văn học rất đậm nét. Các 
bài Then mang tính nghi lễ thường là các bản 
trường ca miêu tả tường tận cuộc sống, tâm tư 
nguyện vọng bằng những hình ảnh đẹp, gần 
gũi với con người. Trong lời Then có sự đan 
cài nhiều cốt truyện mang tính thần thoại, 
truyền thuyết, cổ tích, ca dao tục ngữ, sử thi 
của người Tày ở Định Hoá. Then sử dụng rất 
nhiều yếu tố tự sự, trữ tình cùng với sự hoà 
Nguyễn Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 143 - 149 
 Email: jst@tnu.edu.vn 145 
quyện giữa người và ma, thần linh làm cho 
Then mang tính kỳ ảo. Những làn điệu hát 
Then được mượn từ điệu dân ca truyền thống 
với nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, phóng đại, 
cùng thể thơ bảy chữ “thất thất trường thiên”, 
nhịp điệu linh hoạt làm cho lời Then đậm chất 
văn học dân gian. 
1.1. Then cổ của dân tộc Tày 
Then cổ của người Tày ở huyện Định Hoá, 
tỉnh Thái Nguyên có từ rất xa xưa, loại Then 
này thường viết bằng chữ Nôm Tày để truyền 
dạy lại cho thế hệ sau. Then cổ được thầy 
Then sưu tầm, lưu giữ và truyền dạy. Thầy 
Then phải biết chữ Nôm phiên âm lời Then từ 
chữ Nôm Tày sang chữ Tày. Khi dịch thầy 
Then phải am hiểu, có vốn từ rộng lớn vì khi 
dịch chuyển cần có sự hài hoà về âm tiết và 
nhịp điệu của Then. 
Nội dung các bài Then cổ thường là Then cấp 
sắc, Then ma chay, Then cầu an, Then mừng 
thọ, Mỗi bài Then cổ gắn với một nghi lễ 
nào đó trong đời sống người dân tộc Tày. 
Thầy Then là cầu nối giữa con người với 
Ngọc Hoàng. Để trình được Ngọc Hoàng thì 
thầy Then phải chuẩn bị lễ vật rất chu đáo và 
lời cúng phải đi qua các bước và các cửa mà 
Then đã đề ra. Như ở Then ma chay để hoàn 
thành khoá lễ buộc thầy Then phải trải qua 7 
bước và 13 cửa như sau: 
Bước 1: Hát khởi đầu: Thầy Then mời thần 
linh về chứng lòng thành gia chủ 
Bước 2: Thầy Then xin Táo quân giúp đỡ 
trong cuộc hành trình lên thiên cung. 
Bước 3: Thầy Then tả khung cảnh dưới địa phủ 
Bước 4: Thầy Then làm cầu nối giao lưu tình 
cảm giữa thần linh và linh hồn. 
Bước 5: Thầy Then miêu tả cảnh gia đình tín chủ 
Bước 6: Thầy Then giao cho âm binh đi tìm 
hồn tổ tiên người mất và gặp Ngọc hoàng. 
Bước 7: Thầy Then bàn giao đất đai, ao 
chuôm, động vật, cây cối cho người mất (tại 
khu đất chôn cất). Con đường lên trải qua 13 
cửa mà hát Then trình bày rất rõ: 
Cửa 1: Thầy Then tấu cửa Thổ Công 
Cửa 2: Thầy Then tấu cửa Thần Nông 
Cửa 3: Thầy Then tấu Thành Lâm 
Cửa 4: Thầy Then tấu cửa gia Tiên 
Cửa 5: Thầy Then tấu cửa Nguỵ Trưng 
Cửa 6: Thầy Then tấu cửa Tề Thiên 
Cửa 7: Thầy Then tấu cửa ông Tổ Then 
Cửa 8: Thầy Then tấu cửa điều hành 
Cửa 9: Thầy Then tấu cửa Nam Tào 
Cửa 10: Thầy Then tấu cửa Hoa Vương 
Thánh Mẫu 
Cửa 11: Thầy Then tấu cửa Tam Bảo 
Cửa 12: Thầy Then tấu cửa Ngọc Hoàng 
Cửa 13: Thầy Then giao mọi thứ cho người mất 
Qua việc cúng lễ các thầy Then đã góp phần 
lưu giữ được ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Tày 
trong cộng đồng người Tày hiện nay. Vì vậy, 
Then Tày cổ ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái 
Nguyên xứng đáng được đưa vào danh sách 
Văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. 
1.2. Then kim của dân tộc Tày 
Then kim là loại Then được xây dựng trên 
nhịp điệu, âm tiết của Then cổ nhưng có nội 
dung, cách ngắt nhịp, luyến láy mới do nghệ 
nhân, thầy Then sáng tác ra nhằm lưu giữ được 
giá trị truyền thống của người Tày ở huyện 
Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Về cơ bản Then 
kim không khác Then cổ nhiều nhưng nội 
dung lại được xây dựng bám sát vào cuộc sống 
sinh hoạt con người Định Hoá. Khi diễn xướng 
Then kim thì người hát phải hát hai lời, một lời 
nguyên tác tiếng Tày và một lời tiếng Việt. Khi 
diễn xướng, người hát thường hát tiếng Việt 
trước bởi tiếng Việt dễ tiếp thu và dễ nghe, 
mang tính phổ thông hơn, sau đó là hát tiếng 
tiếng Tày, kết hợp với gẩy đàn Tính. Then kim 
cũng phản ánh mọi mặt văn hoá người Tày, kết 
hợp sử dụng đan cài ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn 
ngữ phổ thông, trong những lời hát chất chứa 
nhiều hình ảnh sinh động về vẻ đẹp thiên nhiên 
và vẻ đẹp con người trong cuộc sống. Nội 
dung Then kim thường là: 
* Ca ngợi sự thay đổi của mảnh đất Định Hoá 
Nội dung các bài hát Then ca ngợi mảnh đất 
Định Hoá ngày phát triển giữa rừng núi điệp 
điệp trùng trùng, khuyên con người ta biết 
đoàn kết vượt qua khó khăn, thử thách trong 
chiến đấu cũng như khi hoà bình. Bài “Tự hào 
Định Hoá” thể hiện rất rõ điều này. 
Nguyễn Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 143 - 149 
 Email: jst@tnu.edu.vn 146 
Nguyên tác tiếng Tày Tạm dịch 
Tham cần dú chang mường đuổi khỏi 
Chắc răng mừa slao nọi báo đây 
Vằn Bác Khứn tó phầy chúp mạy 
Pì noọng ràu tò sày cháu nước 
Định Hoá lầu muôi moóc pần đao 
Cẩu pi lồng rèng tào bó nặm 
Bộ đội mà Bác giăng pù sung 
Chí tàng pây lập công quảng soác 
Định Hoá mì Đảng, Bác mà thâng 
Đin piết nhạc phất khâm bấu hí 
Hốc sóp pi khay nhị gioóc hom 
Tối mấư lạo chang mường đây báo 
Đèn điện rủng pần đáo chang buôn 
Tàng cải pây phuông lầm quá bản 
Cờ teo khắp đông ngàn pày đeng 
Tời cần ím ngần chèn khai dự 
Cần chập cần hăn chứ Bác Hồ 
Thinh oóc chang chiến khu cách mạng 
Ngàu cần sung tày sác khau phía 
Cốc năm sâư cháy rì pây mại 
Tôi hỏi bạn phải người Định Hoá 
Có biết làng bản xá quê ta 
Có công gì với nhà nước lớn 
Theo Bác Hồ đuổi bọn xâm lăng 
Cuộc kháng chiến chín năm anh dũng 
Định Hoá ta giang rộng cánh tay 
Đón bộ đội lên đây đánh giặc 
Định Hoá mừng có Bác chỉ tay 
Bạn có biết hôm nay Định Hoá 
An toàn khu cả nước tri ân 
Sáu chục năm ngát thơm hoa lá 
Đổi mới rồi đẹp quá bạn ơi 
Nhà nhà có điện soi lấp loá 
Đường nhựa quanh bản xã vùng sâu 
Cờ đỏ bay trên đầu mái ngói 
Cuộc đời đẹp cho đến mai sau 
Bạn cùng tôi chúc nhau may mắn 
Sinh vào thời có Đảng quang vinh 
Bác Hồ bậc anh minh sống mãi 
Đảng trường tông vĩ đại muôn năm.[3, tr. 4] 
Từ trong bom đạn đứng lên, quê hương Khau Diều - Định Hoá nay đã thay da đổi thịt có sự ấm 
no, tự do, hạnh phúc, nhờ có Đảng, nhờ Bác Hồ mà niềm tin vào cuộc sống được bùng cháy. 
Điều đó được thể hiện trong đoạn Then “Đin bản phông gioóc” (Đất làng nở hoa). 
Nguyên tác tiếng Tày Tạm dịch 
Bác Hồ dú mốc sẩy sim châu 
Bản Khau Diều hây mì vằn mấư 
Bâu cờ bân tềnh rườn đeng chói 
Đin bản đét mà khau khối rùng toả 
Tự hào có Bác Hồ đổi mới 
Khau Diều ta vui chơi hơn trước 
Mãi mãi ấm nồng khơi dậy niềm tin 
Cờ đỏ sao vàng phấp phới bay [3, tr. 7-8] 
* Ca ngợi tình yêu thiên nhiên 
Từ xưa con người luôn lấy thiên nhiên làm chuẩn mực, mượn tứ thơ miêu tả cảnh thiên nhiên để 
nói về sự trôi chảy của thời gian, về tuổi trẻ, vẻ đẹp con người trong thời kì đẹp đẽ nhất. Mùa 
xuân là mùa của sự tươi mới, căng tràn nhựa sống với trăm hoa đua sắc khoe hương thơm ngào 
ngạt khắp nơi. Bài “Chầm bóoc” (Ngắm hoa) có lời thơ rất sâu sắc. 
Nguyên tác tiếng Tày Tạm dịch 
Khuốp pi thíp soong bươn vằn chuyển 
Pi bươn pây bằng én sơn la 
Đông quá xuân tèo mà mấy giá 
Văn xuân mà bấu ngoà buốt đeng 
Bách thức boóc muột mèng tom chọp 
Một năm mười hai tháng vận chuyển 
Ngày tháng đi lặp lại thoi đưa 
Đông qua xuân lại về hoa nở 
Ngày xuân như nhắc nhở mọi người 
Trăm hoa cùng khoe tươi sắc đẹp. [3, tr. 12] 
Nguyễn Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 143 - 149 
 Email: jst@tnu.edu.vn 147 
* Ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ. 
Nhiều bài Then ở huyện Định Hoá ca ngợi vẻ đẹp thuần tuý của người phụ nữ dân tộc Tày. Vẻ 
đẹp đó luôn nằm ở đôi mắt, đôi mắt của nàng đã làm cho bao chàng trai rung động, nhớ thương, 
xao xuyến và mong được kết duyên cùng. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong bài Then “Tha 
noọng vằn chiêng” (Mắt em ngày hội) 
Nguyên tác tiếng Tày Tạm dịch 
Tha noọng ngòi lày lạy khua phia 
Bâư mạy tốc queng quý bân queng 
Tha khau ngòi cần đeo rừ đảy 
Cần đông bặng pá mạy tềnh pù 
Hăn noọng pí tàng mừa đuổi mé 
Tha ơi bâ ư ghé lặc lùm 
Năm tha tốc tày phuôn bươn nhí 
Gioóc goa nhằng chứ nghịa noọng oi. 
Mắt em trong ngời ngợi giữa rừng 
Dôi mắt sắc khôn cùng nhớ thương 
Mắt ơi làm vấn vương mỗi bước 
Giữa hội vui anh ngước mắt nhìn 
Đôi mắt làm trái tim xao xuyến 
Mắt ơi đừng lúng liếc trao nghiêng 
Nước mắt tưới tháng giêng nẩy lộc 
Ong bướm lượn ước nguyện thành đôi [3, tr. 8] 
* Ca ngợi về trường lớp 
Bài hát ca ngợi ngôi trường THPT Định Hoá 
với lời thơ ắp đầy những kỉ niệm thân thương 
những tình cảm yêu bạn, kính Thầy, ơn Đảng, 
ơn Bác... 
“Trường Trung học Phổ thông Định Hoá 
Bao năm nay vẫn có nơi đâyá ơi 
Lời Bác dạy chúng em ghi nhớ 
Công ơn người không thể nào quên 
. 
Dưới mái trường chung vui học tập 
Để mai này, xây đắp quê hương 
Tình đoàn kết bên nhau mãi mãi 
Ơn Đảng, Bác ghi mãi đời đời” [3, tr. 2] 
Như vậy, hát Then kim có một vị trí nhất định 
trong đời sống văn hóa của người dân huyện 
Định Hóa. Để bảo tồn ngôn ngữ, giá trị văn 
học truyền thống, giá trị văn hóa của dân tộc 
Tày, hát Then rất cần được truyền dạy trong 
môi trường giáo dục. 
2. Thực trạng truyền dạy làn điệu hát Then 
Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên 
Việc truyền dạy hát Then Tày ở huyện Định 
Hóa, tỉnh Thái Nguyên mới chỉ được chính 
quyền tổ chức một vài lần theo các dự án bảo 
tồn văn hóa, chưa trở thành nhu cầu và yêu 
cầu bắt buộc trong giáo dục và đời sống văn 
hóa của địa phương. Loại Then cổ thường là 
Then nghi thức nên phạm vi truyền dạy không 
rộng chỉ có những thầy Then, thầy Pụt, thầy 
Tào mới truyền dạy lại những lời Then này. 
Với bản chất Then cổ là then nghi lễ nên ít 
khi được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, 
không phổ biến với mọi người dân. Then kim 
thì phổ biến hơn với mọi người dân nhưng 
cũng chỉ ở được diễn xướng ở một phạm vi 
nhất định. 
Trong môi trường cộng đồng, thôn bản, Then 
Tày được Sở Văn hoá tỉnh Thái Nguyên triển 
khai dự án cấp kinh phí cho người dân thích 
hát đến nhà văn hóa học hát và diễn xướng 
hát Then. Ở xã Quy Kỳ, trưởng thôn đồng 
thời là nghệ nhân Hoàng Quốc Tính đứng lên 
thành lập Câu lạc bộ “Hát Then - Đàn Tính”; 
xã Phúc Chu có nghệ nhân Lưu Xuân Lai chủ 
nhiệm Câu lạc bộ; xã Bình Yên - thầy Ma 
Quốc Tiến chủ nhiệm Câu lạc bộ, Với tinh 
thần hăng say học tập, để lưu giữ những giá 
trị văn hoá dân tộc và giải trí nhiều người đã 
học thuộc rất nhiều bài hát cả Then cổ và 
Then kim, đánh đàn Tính cũng rất giỏi và 
tham dự nhiều cuộc thi của xã, huyện, tỉnh và 
đạt được nhiều giải cao. Tuy nhiên, các Câu 
lạc bộ dần dần giảm đáng kể số người tham 
gia vì hết kinh phí hỗ trợ cho người tham gia. 
Mỗi dự án chỉ thường diễn ra trong 15 buổi, 
Nguyễn Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 143 - 149 
 Email: jst@tnu.edu.vn 148 
khi hết kinh phí các Câu lạc bộ dần giải thể, 
dù biết rằng trong nhân dân rất nhiều người 
muốn đi học để lưu giữ những giá trị văn hoá 
dân tộc. Cho nên, cần phải có những chính 
sách, giải pháp hiệu quả hơn để việc bảo tồn 
hát Then được bền vững và phát triển. 
Trong môi trường nhà trường, được sự quan 
tâm của Sở văn hoá tỉnh Thái Nguyên, chính 
quyền huyện Định Hóa, Trường THCS Nội 
trú Định Hóa đã xây dựng các lớp hát Then. 
Thầy Ma Quốc Tiến - Giáo viên tổng phụ 
trách Đội và cô Nguyễn Thuỳ Giang - Giáo 
viên Văn, Bí thư Chi đoàn giáo viên thành lập 
các Câu lạc bộ, lớp học hát Then. Số học sinh 
tham gia rất đông được chia làm hai lớp đầy 
đủ các lứa tuổi từ lớp 6 đến lớp 9. Mỗi lớp 
được các thầy cô dạy một tuần hai buổi ngoại 
khoá. Với sự dạy bảo nhiệt tình của thầy Ma 
Quốc Tiến và nghệ nhân Lưu Xuân Lai, nhiều 
em đủ tự tin thi văn nghệ của Tỉnh và biểu 
diễn ở nhiều nơi, đã góp phần lưu truyền và 
giới thiệu làn điệu hát Then đến mọi người. 
Theo số lượng khảo sát, chúng tôi thấy trên 
toàn huyện Định Hoá chỉ có trường Phổ thông 
dân tộc THCS Nội trú Định Hoá là đưa hát 
Then Tày vào nhà trường trong chương trình 
ngoại khoá. Đại đa số các trường trong huyện 
chưa có định hướng phát triển văn hoá văn 
nghệ của dân tộc Tày, chưa có dự án đầu tư 
của cấp trên trong việc bảo tồn hát Then trong 
trường học, dù biết rằng rất nhiều em yêu 
thích loại hình văn hoá này, muốn học, để lưu 
giữ ngôn ngữ bản sắc riêng của dân tộc mình 
nhưng lại không có điều kiện để học tập. 
Trong môi trường gia đình, truyền dạy ngôn 
ngữ Tày nói chung và hát Then Tày nói riêng 
không được nhiều hộ gia đình quan tâm. 
Người Tày có ý nghĩ là xã hội càng ngày càng 
phát triển cần chuyển ngôn ngữ Tày dần sang 
ngôn ngữ Kinh cho nên từ nhỏ các em không 
được tiếp xúc với tiếng Tày, chỉ có khoảng 
13% học sinh biết tiếng Tày còn lại đều 
không được học tiếng Tày. Qua đó cho thấy 
Hát Then chưa được người dân ý thức rõ 
trách nhiệm bảo tồn để giữ gìn bản sắc văn 
hóa của dân tộc mình. Nhưng nay số lượng 
gia đình truyền dạy là rất ít dù người lớn 
trong gia đình biết nhưng cũng không truyền 
lại cho các em. Khi khảo sát chúng tôi thấy, 
chỉ có gia đình nghệ nhân Hoàng Quốc Tính 
thôn Tồng Củm, xã Quy Kỳ, huyện Định Hoá 
mới truyền dạy cho hai con của mình là em 
Hoàng Đông Anh và Hoàng Thu Phương (học 
lớp 11a3 trường THPT Định Hoá). Hai em 
học hát và trình diễn rất tốt, em Phương đã 12 
lần được mời đi trình diễn cho các đoàn 
nghiên cứu về hát Then Tày. Trên thực tế 
chúng tôi thấy, hát Then Tày được truyền dạy 
trong môi trường gia đình là rất hiệu quả 
nhưng hình thức này chưa được chính quyền 
quan tâm và tổ chức hiệu quả. 
3. Truyền dạy làn điệu hát Then trong môi 
trường giáo dục nhằm bảo tồn và phát huy 
bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở huyện Định 
Hoá - Thái Nguyên. 
Ngôn ngữ dân tộc Tày ở huyện Định Hoá đang 
có nguy cơ mai một vì hiện nay thế hệ trẻ 
không còn sử dụng ngôn ngữ Tày trong giao 
tiếp hàng ngày. Vì ngôn ngữ là yếu tố cơ bản 
cấu thành nên những giá trị văn hoá, bản sắc 
riêng của một tộc Người. Làn điệu hát Then đã 
hội tụ các giá trị về ngôn ngữ, văn học, âm 
nhạc nghệ thuật nhưng có lẽ văn học mang dấu 
ấn đậm nét nhất, từ kết cấu đến thể loại, đề tài, 
chủ đề tư tưởng. Tất cả được tác giả dân gian 
sáng tác chắt lọc và gọt giũa để có những bài 
Then mang đậm giá trị nhân văn. 
Hát Then có vai trò to lớn trong việc bảo tồn 
giá trị văn hoá, giá trị ngôn ngữ và giá trị văn 
học Tày. Như vậy, chúng tôi đề xuất ba giải 
pháp tương ứng với ba môi trường giáo dục 
nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá 
dân tộc Tày ở Định Hoá như sau: 
Thứ nhất là trong môi trường giáo dục gia 
đình dòng tộc: Đây là môi trường đầu tiên, 
gieo mầm niềm yêu thích hát Then. Mỗi gia 
đình, dòng tộc dù biết ít hay nhiều về hát 
Then phải học và truyền lại cho các thế hệ 
con cháu để con cháu có trách nhiệm lưu giữ 
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. 
Nguyễn Thị Thu Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 143 - 149 
 Email: jst@tnu.edu.vn 149 
Nếu trong môi trường gia đình và dòng tộc 
mà thực hiện tốt việc truyền dạy hát Then thì 
văn hoá dân gian này không bao giờ mất đi. 
Ngay trong gia đình, mỗi người cần có ý thức 
lưu giữ ngôn ngữ Tày bằng cách sưu tầm 
những bài hát Then của ông cha để lại hoặc 
địa phương mình có, sáng tác và dịch lại bản 
Nôm Tày hoặc tiếng Tày sang tiếng Việt để 
truyền dạy cho con cháu tiếp thu bằng hai 
ngôn ngữ, vừa đảm bảo được ngôn ngữ dân 
tộc vừa phát triển được ngôn ngữ phổ thông. 
Mỗi tuần cần có hát giao lưu giữa các gia 
đình trong xóm, mỗi gia đình cần có nhiều thế 
hệ tham gia diễn xướng hát Then. Các tổ chức 
chính quyền của thôn xã huyện cần tổ chức 
thực hiện, kiểm tra, tổng kết, đánh giá và trao 
thưởng kịp thời. Địa phương phải coi hoạt 
động truyền dạy như một nhiệm vụ bắt buộc 
trong công tác xây dựng đời sống văn hóa của 
gia đình, một tiêu chí đánh giá gia đình văn 
hóa nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và 
Nhà nước bảo tồn và phát huy bản sắc văn 
hóa dân tộc. 
Thứ hai là trong môi trường giáo dục nhà 
trường: môi trường nhà trường sẽ là nơi các 
em trau dồi, rèn luyện, mở rộng, nghiên cứu 
sâu những làn điệu hát Then Tày đồng thời 
mở rộng vốn ngôn ngữ vốn văn hoá, văn học 
đặc sắc của dân tộc Tày. Bởi ở Trường có môi 
trường học tập, phương pháp dạy học khoa 
học, nghệ nhân, giáo viên có kinh nghiệm nên 
học sinh có thể tiếp thu hiệu quả hơn. Then 
Tày cần được đưa vào chương trình Giáo dục 
địa phương theo chương trình phổ thông mới 
để học sinh được học bài bản và ý thức được 
giá trị của việc học hát Then để phát triển 
ngôn ngữ Tày và giá trị văn học truyền thống. 
Mỗi tuần, mỗi tháng nhà trường tổ chức các 
kì thi diễn xướng để phát hiện ra các em có 
năng lực tốt để có chương trình đào tạo 
chuyên sâu hơn. 
Thứ ba là trong môi trường làng bản, xã hội: 
mỗi người dân là dân tộc Tày luôn phải có ý 
thức tham gia làn điệu hát Then Tày một mặt 
để bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc mình mặt 
khác lưu giữ cái riêng của dân tộc mình. 
Làng, bản cần có những chính sách và chiến 
lược lâu dài để hát Then được tổ chức thường 
xuyên hơn khi hết dự án của Sở văn hoá Tỉnh. 
Trưởng thôn, chủ tịch các xã cần đầu tư hơn 
thời gian, công sức trong việc thành lập Câu 
lạc bộ để hát Then hoạt động thường xuyên 
đồng thời có kiểm tra, đánh giá, khen thưởng 
kịp thời học sinh có thành tích xuất sắc trong 
việc học tập và trau dồi làn điệu hát Then. 
Thường xuyên tổ chức diễn xướng giữa các 
Câu lạc bộ, các xã với nhau để học hỏi, giao 
lưu và chia sẻ kinh nghiệm học tập. Khuyến 
khích nghệ nhân, người hát Then sáng tác, 
cảm thụ, nghiên cứu, đăng tải những bài Then 
mới để lưu truyền cho mọi người biết đến. 
Như vậy với ba giải pháp trên mong rằng sẽ 
đem lại sức sống lâu bền cho ngôn ngữ, văn 
hoá, văn học Tày nói chung và loại hình hát 
Then Tày nói riêng. Để làm được điều đó cần 
có sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, của Sở 
văn hoá tỉnh Thái Nguyên, của làng xã mà 
nhất là ý thức bảo tồn và phát huy những giá 
trị văn hoá của người Tày ở huyện Định Hoá, 
tỉnh Thái Nguyên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Triều Ân, Then Tày - Những khúc hát, Nxb 
Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2012. 
[2]. Trần Trí Dõi, Thực trạng sử dụng ngôn ngữ 
của một số dân tộc thiểu số vấn đề đặt ra 
cho giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường ở 
Việt Bắc, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006. 
[3]. Tài liệu sưu tầm hát, Then Tày ở huyện Định 
Hoá, tỉnh Thái Nguyên (chưa xuất bản), 2019. 
[4]. Nguyễn Văn Lộc, Nghiên cứu bảo tồn và phát 
triển ngôn ngữ, văn hóa một số dân tộc thiểu số 
ở Việt Bắc, Nxb Đại học Thái Nguyên, 2010. 
 [5]. Lê Ngọc Thắng, Lê Bá Nam, Bản sắc văn 
hóa các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa 
dân tộc, Hà Nội, 1994. 
  Email: jst@tnu.edu.vn 150 

File đính kèm:

  • pdftruyen_day_lan_dieu_hat_then_tay_trong_moi_truong_giao_duc_o.pdf