Trường học công dân xanh

Nhãn năng lượng xác nhận là nhãn thể hiện hình biểu tượng Tiết kiệm năng lượng

(hay còn gọi là Ngôi sao năng lượng Việt) được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu

thông trên thị trường khi những phương tiện, thiết bị này có mức hiệu suất năng

lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng cao (HEPS) do Bộ Công Thương quy

định theo từng thời kỳ.

pdf 64 trang thom 09/01/2024 1360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trường học công dân xanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trường học công dân xanh

Trường học công dân xanh
TRƯỜNG HỌC
CÔNG DÂN
CHỦ ĐỀ NĂNG LƯỢNG
 Năm 2019
TRƯỜNG HỌC
CÔNG DÂN
CHỦ ĐỀ NĂNG LƯỢNG
Lờimởầu...................................................................................02
Phongcáchsốngcủaem................................................04
Nănglượngxungquanhem......................................08
Bài 1: Kiểm toán năng lượng trong trường học ............................12
Bài 2: Em thực hành sử dụng năng lượng 
tiết kiệm và hiệu quả trong trường học..........................................23
Bài 3: Em thực hành sử dụng năng lượng 
tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình..............................................32
Bài 4: Năng lượng tái tạo xung quanh em.......44
MỤC LỤC
01
LỜI MỞ ĐẦU 
Có ngôi trường nho nhỏ
Tên là Trường học Xanh
Bao ngày em tới lớp
Học “xanh” thêm mỗi ngày
Em có biết không khí
Hôm nay “màu” gì không? 
Năng lượng trong trường học
Đến từ đâu thế này?
Ngôi trường của em đó
Học biết bao điều hay
Để lớn lên mỗi ngày
Trở thành mầm xanh mới
Xin chào học sinh của Trường học Xanh,
Chào mừng em đến với ngôi trường này, và sẵn sàng để trở thành những Công dân Xanh trong 
tương lai. 
Cuốn sách nhỏ này là nhật kí ghi lại hành trình chúng ta khám phá cùng nhau, chia sẻ cùng nhau 
những vấn đề chung về môi trường mà chúng mình gặp hàng ngày. Hãy viết thật nhiều các câu 
chuyện của mình để cùng nhìn lại các Công dân Xanh đã bắt đầu hành động như thế nào em nhé!
02
LỜI CẢM Ơn
Sách hướng dẫn “Trường học Xanh, công dân Xanh” chủ đề không khí được biên soạn nhằm cung 
cấp thêm tư liệu cho học sinh và giáo viên trong việc đào tạo và thúc đẩy các giải pháp cải thiện chất 
lượng không tại trường học và gia đình. Tài liệu được biên soạn dựa trên phương pháp dạy và học 
qua trải nghiệm kết hợp mô hình giáo dục STEAM (S-Science, T-Technology, E-Engineering, A-Art, 
M-Math). Đặc biệt, sách hướng dẫn được xây dựng kèm theo các học liệu đa dạng khác như bộ thẻ 
trò chơi, bộ tranh ảnh, chuỗi video hoạt hình nhằm gửi gắm thông điệp và thúc đẩy hành động từ các 
Công dân xanh toàn cầu hướng tới xây dựng một cuộc sống an toàn bền vững. 
Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh hy vọng các cá nhân, nhóm, trường học khi sử dụng tài liệu này 
sẽ có thêm thông tin, công cụ để lồng ghép vào các nội dung giáo dục tại nhà trường và gia đình. 
Hơn hết chúng tôi mong đợi nhận được những đóng góp tích cực từ các bên để cùng chung tay thúc 
đẩy một bầu không khí sạch, một cuộc sống an toàn cho cộng đồng. 
Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, nhà trường 
tại các trường học trong mạng lưới Trường học Xanh đã chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm và hết lòng 
ủng hộ việc xây dựng tài liệu giáo dục này. Cuối cùng, chúng tôi xin cảm ơn Phái đoàn Liên minh châu 
Âu tại Việt Nam đã tin tưởng, hỗ trợ chúng tôi hoàn thành những bước đi dù nhỏ bé trên con đường 
xây dựng môi trường trường học xanh, bền vững tiến tới xây dựng xã hội vững mạnh. 
Toàn bộ nội dung do nhóm tác giả biên soạn và không phản ánh quan điểm của Liên minh 
 châu Âu dưới bất kỳ góc độ nào.
03
TRÁI ĐẤT NÀY LÀ CỦA CHÚNG MÌNH 
Chúng ta sẽ làm gì cho tương lai xanh của TRÁI ĐẤT? 
Toàn bộ nội dung do nhóm tác giả biên soạn và không phản ánh quan điểm của Liên minh 
 châu Âu dưới bất kỳ góc độ nào.
04
Chúng ta có bao giờ tự đặt những câu hỏi: Điện năng được sản xuất từ đâu? Vì sao 
bố mẹ luôn “đau đầu” bởi tiền điện hàng tháng? 
Em có biết chúng ta thường sử dụng điện lãng phí và chưa hiệu quả, điều này gây 
ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường xung quanh.
Chúng ta đã sinh hoạt hàng ngày như thế nào? Các hành động tiêu dùng năng lượng 
của chúng ta tác động đến môi trường ra sao? Hãy cùng tìm hiểu và chia sẻ các thói 
quen sống của bản thân và gia đình qua việc trả lời những câu hỏi sau nhé!
05
1. Hãy đánh dấu (x) vào các thói quen hàng ngày của em:
Tắt đèn khi trong phòng không có người
Tắt các thiết bị điện 
và rút phích cắm khi không sử dụng
Sử dụng bóng đèn sợi đốt
hoặc bóng đèn huỳnh quang tại gia đình 
Sử dụng bóng đèn LED tại gia đình 
Lau chùi , bảo dưỡng các thiết bị điện lớn 
như tủ lạnh, điều hòa tại gia đình
 Có  Không
 Có  Không
 Có  Không
 Có  Không
 Có  Không
 < 1 giờ  1-3 giờ  3-5 giờ  5-7 giờ
 7-9 giờ
 Ô tô 
 Xe buýt
 Đi bộ
 9-11 giờ  11-13 giờ  > 13 giờ
2. Em dành tổng cộng bao nhiêu thời gian cho việc sử dụng tivi, máy tính, laptop, 
điện thoại trung bình mỗi ngày? 
3. Em và gia đình thường xuyên sử dụng loại hình phương tiện giao thông nào?
 Xe máy
 Xe đạp
06
THỬ THÁCH DÀNH CHO EM
 THỬ THÁCH: GIA ĐÌNH TIẾT KIỆM
Em hãy thu thập hóa đơn tiền điện của gia đình em trong tháng này để so sánh với 
hoá đơn tiền điện sau khi hoàn thành tất cả các thử thách trong cuốn sách này.
Em hãy dán hoá đơn của gia đình vào khoảng trống bên dưới
DÁN HÓA ĐƠN
TẠI ĐÂY
07
năng lượng
XUNG QUANH EM
08
Có bao giờ em tự hỏi “Điều gì khiến chiếc xe máy có thể di 
chuyển, đèn có thể phát sáng và chiếc thuyền có thể di 
chuyển trên đại dương bao la?”. Trong cuộc sống hàng ngày 
của chúng ta, năng lượng là một phần quan trọng để duy 
trì các hoạt động sống của con người, đặc biệt là điện năng 
– loại năng lượng được sử dụng phổ biến nhất. Ở những 
thành phố lớn với cơ sở hạ tầng phát triển, con người được 
tiếp cận với điện năng rất dễ dàng và thuận tiện.
Vậy, câu chuyện năng lượng ở những vùng núi xa xôi thì 
như thế nào? 
09
Thôn Earot, xã Cư Pui , huyện Krong Bong, tỉnh Đắc Lắc được biết đến như một 
khu vực biệt lập của núi rừng Tây Nguyên với 190 hộ dân chủ yếu là người 
Hmong. Người dân nơi đây sống trong điều kiện thiếu thốn cả về điện, nước 
và đối mặt với nhiều vấn đề về năng lượng và môi trường. Họ thường phải đi 
làm về rất sớm trước khi mặt trời tắt nắng để tận dụng ánh sáng tự nhiên 
cho việc nấu ăn và sinh hoạt, trẻ em không có đèn điện để học bài và người 
dân hầu như không được tiếp cận với các thông tin xã hội do thiếu thốn về 
cơ sở vật chất. 
(Trích: GreenID, 2019, Hệ thống điện nước tích hợp bằng năng lượng mặt trời 
độc lập cấp cộng đồng tại Đắk Lắk)
Trước 2017
Sau 2017
10
Có những điều hiện diện hàng ngày trong cuộc sống, chúng ta 
coi điều đó là giản đơn và vô tận thì ở một nơi nào đó vẫn là 
điều xa xỉ . Hãy trân trọng những nguồn năng lượng xung quanh 
ta bằng cách sử dụng nó tiết kiệm và hiệu quả em nhé!
11
BÀI 1 
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG TRONG TRƯỜNG HỌC
Trường học là nơi em dành phần lớn thời gian để học tập và 
sinh hoạt. Hiện nay, đa số các trường học đã được đầu tư 
cơ sở vật chất hiện đại và các tòa nhà đa chức năng để 
đáp ứng nhu cầu trên. Tuy nhiên, em có biết trường học 
của mình đang sử dụng những loại thiết bị điện gì và những 
thiết bị đó có sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 
không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài học này nhé.
12
 HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: # 1
Em hãy thử suy nghĩ về các thiết bị điện trong trường học và viết lại trong bảng 
dưới đây 
STT Vị trí Tên loại thiết bị Số lượng Chức năng
01
02
03
04
05
Trong lớp học
Hành lang, 
cầu thang
Trong nhà 
vệ sinh
Sân trường
Nhà bếp
13
Theo em, khu vực nào sử dụng nhiều điện năng nhất? Vì sao? Hãy vẽ lại sơ đồ các thiết bị 
điện tại khu vực đó?
VẼ LẠI KHU VỰC
TẠI ĐÂY
14
 HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: #2
Thực địa và vẽ sơ đồ thiết bị điện trong phòng học
Để kiểm chứng những suy đoán của mình, em và các bạn hãy cùng đi đến các phòng 
học để quan sát các thiết bị điện trong phòng. Đừng quên vẽ lại sơ đồ vị trí của các 
thiết bị đó vào sơ đồ trống dưới đây 
15
 THỬ THÁCH DÀNH CHO EM: 
Dựa vào thông tin bài đọc “Các thiết bị điện phổ biến trong trường học và gia đình”, 
em hãy nêu tên các thiết bị tiết kiệm điện. Ngoài ra, em hãy quan sát trong nhà 
mình và đánh dấu (x) vào các thiết bị tiết kiệm điện đã được sử dụng trong nhà em.
Các thiết bị tiết kiệm điện Đã sử dụng trong gia đình
16
CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN PHỔ BIẾN 
TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ GIA ĐÌNH
1 . Đèn chiếu sáng
Đèn chiếu sáng là thiết bị điện phổ biến nhất trong trường học và các hộ gia đình.
Một số loại đèn chiếu sáng:
Loại đèn Ứng dụng đặc trưng
Công
suất (W)
Tuổi thọ 
(giờ)
Hiệu suất 
tương đối(*)
Đèn dây tóc 
tiêu chuẩn 
Đèn dây tóc 
halogen 
Đèn huỳnh quang 
(đèn tuýp, đèn ống) 
Đèn compact 
Đèn LED 
Chiếu sáng chung, đèn bàn, đèn 
đọc sách, chỉnh được độ sáng 
Chiếu sáng chung, kết hợp 
trang trí, chỉnh được độ sáng 
Chiếu sáng chung (theo dải) 
Chiếu sáng chung (theo điểm), 
kết hợp trang trí 
Chiếu sáng chung (theo điểm), 
kết hợp trang trí 
25–100
40–300
26–40
6–40
4–9
1000
2000 
- 4000
5000 
- 8000
8000 
- 10000
Trên 
20000
* Hiệu suất tương đối là hiệu quả năng lượng (Lumen/Watt) so sánh tương đối với bóng đèn dây tóc tiêu chuẩn. 
17
Quạt rất đa dạng về chủng loại, 
phổ biến nhất là quạt bàn, quạt 
hộp, quạt đứng, quạt cây, quạt 
treo tường, quạt trần. Một số 
loại quạt còn có thêm tính năng 
sưởi ấm hay tạo ẩm. 
2. Quạt điện
30 – 60
40 – 70
50 – 65
35 – 65
50 – 65
65 – 80
50 – 85 
18 – 45 
18
3. Máy điều hoà nhiệt độ
Điều hòa nhiệt độ là một trong những thiết bị tiêu thụ điện lớn nhất trong trường 
học và gia đình. 
Các loại máy điều hòa nhiệt độ phổ biến:
 Loại cửa sổ (1 cục): có cấu tạo một khối máy duy nhất. Để gắn máy 
này chỉ cần tạo một khung cửa sổ trên tường khi gắn máy, để bề mặt 
(giàn lạnh) quay vào trong phòng.
 Loại 2 cục treo tường: cục nóng lắp bên ngoài nhà và cục lạnh gắn 
trên tường trong nhà. Loại này thích hợp với nhà có không gian thoáng 
(hành lang, ban công) để đặt cục nóng.
 Loại 2 cục âm trần: cấu tạo giống như loại 2 cục treo tường nhưng 
cục lạnh lắp âm trần. Loại này thích hợp với các nhà biệt thự hoặc 
chung cư cao cấp có kết cấu trần 2 lớp.
 Loại 2 cục đặt đứng: là loại 2 cục với cục lạnh có kích thước lớn đặt 
đứng trên sàn nhà. Loại này thường có công suất lớn và chỉ thích hợp 
với các phòng có diện tích trên 45 m2.
19
LỰA CHỌN
CÔNG SUẤT 
MÁY ĐIỀU HÒA 
THEO DIỆN TÍCH PHÒNG:
2) 
10 - 15 9000
15 - 20 12000
20 - 30 18000
Trên 30 24000
Hiện nay, trên thị trường đã có các loại điều hoà nhiệt độ sử dụng 
biến tần (inverter), các loại máy này thường có giá thành cao hơn 
các máy không dùng biến tần có cùng công suất. Tuy nhiên, máy 
điều hoà nhiệt độ sử dụng biến tần có thể tiết 
kiệm lên đến 30-40% lượng điện tiêu 
thụ so với điều hòa thông thường 
khi sử dụng đúng cách (công 
suất phù hợp với diện tích 
phòng kín) và đảm bảo duy trì 
nhiệt độ trong phòng điều hoà 
ổn định, nâng cao chất lượng 
điều hoà không khí.
20
NHÃN NĂNG LƯỢNG
Tại Việt Nam, có hai loại nhãn năng lượng bao gồm:
Nhãn năng lượng xác nhận là nhãn thể hiện hình biểu tượng Tiết kiệm năng lượng 
(hay còn gọi là Ngôi sao năng lượng Việt) được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu 
thông trên thị trường khi những phương tiện, thiết bị này có mức hiệu suất năng 
lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng cao (HEPS) do Bộ Công Thương quy 
định theo từng thời kỳ. 
* Hiệu suất năng lượng là tỷ lệ năng lượng đầu ra trên tỷ lệ năng lượng đầu vào. Vì 
vậy tỷ lệ này càng cao có nghĩa thiết bị hoạt động càng hiệu quả và tiết kiệm.
Chỉ số hiệu suất năng lượng của bóng đèn là chỉ số Lumen/Wat, chỉ số hiệu suất 
năng lượng đối với quạt là chỉ số vòng/phút/Wat.
Mầu/Màu sắc, kích thước nhãn năng lượng xác nhận được quy định cụ thể dưới 
đây:
21
Nhãn năng lượng so sánh là nhãn 
được dán cho các phương tiện, thiết 
bị lưu thông trên thị trường có mức 
hiệu suất năng lượng khác nhau ứng 
với năm cấp hiệu suất năng lượng (từ 
một sao đến năm sao), nhãn năm sao 
là nhãn có hiệu suất tốt nhất nhằm 
cung cấp cho người tiêu dùng biết 
các thông tin về hiệu suất năng 
lượng của phương tiện, thiết bị này 
so với các phương tiện, thiết bị cùng 
loại khác trên thị trường, giúp người 
tiêu dùng lựa chọn được phương 
tiện, thiết bị có mức tiêu thụ năng 
lượng tiết kiệm hơn.
Hình ảnh nhãn năng lượng so sánh hiển thị dưới đây tương ứng với 5 cấp hiệu suất 
năng lượng theo quy định (thể hiện bằng số sao trên nhãn) 
22
BÀI 2
EM THỰC HÀNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG 
TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG HỌC
EM CÓ BIẾT?
Em có biết dầu mỏ, than đá và khí đốt là các nguồn năng lượng không tái 
tạo và hiện nay vẫn là nguồn năng lượng chính phục vụ nhu cầu sử dụng 
của chúng ta. Những nguồn năng lượng trên đang dần trở nên cạn kiệt 
và khan hiếm, đồng thời sản xuất điện năng từ những nguồn năng lượng 
không tái tạo đã gây những tác động lớn đến môi trường. Trong khi đó, 
tình trạng lãng phí năng lượng đã và vẫn xảy ra đáng báo động ở nhiều 
quốc gia. Theo chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết 
kiệm và hiệu quả, tại Việt Nam, cường độ tiêu thụ năng lượng quốc gia 
(lượng năng lượng trung bình sử dụng cho mỗi đơn vị GDP tạo ra) cao gấp 
6 lần so với Nhật Bản, 4 lần so với Mỹ, 3,5 lần so với Singapore và 2,6 lần so 
với Hàn Quốc. 
23
Trong trường học của em, nguồn năng 
lượng được sử dụng phổ biến nhất là 
điện năng. Em hãy thử tìm hiểu xem 
trường học của mình đang sử dụng 
năng lượng như thế nào và đã sử dụng 
tiết kiệm và hiệu quả chưa nhé.
24
 HOẠT ĐỘNG TRONG LỚP:# 1 : “Căn phòng thông minh”
Lớp học của em đang bị sắp xếp bừa bãi và chưa tiết kiệm năng lượng.
Em và các bạn hãy cùng sắp xếp thiết bị trong phòng học của mình trở thành “căn 
phòng thông minh” với những tiêu chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 
của từng thiết bị nhé.
Các thiết bị em đã thay đổi Mô tả việc thay đổi
25
Từ đó, em hãy rút ra các cách để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
26
 HOẠT ĐỘNG TRONG LỚP: #2 :
Thảo luận kết quả
Em đã hoàn thành “căn phòng thông minh” của mình, bây giờ hãy chia sẽ những 
thông tin đó với các bạn trong lớp và lắng nghe các cách sử dụng năng lượng tiết 
kiệm và hiệu quả của nhóm khác nhé. Hãy viết lại các cách sử dụng năng lượng tiết 
kiệm và hiệu quả của nhóm khác vào ô trống bên dưới để ghi nhớ
27
DÁN ẢNH
TẠI ĐÂY
 THỬ THÁCH
 DÀNH CHO EM: 
Trong bài học hôm nay em đã học được rất 
nhiều các cách sử dụng năng lượng tiết kiệm 
và hiệu quả, em hãy cùng bố mẹ thực hành 
các cách trên và chụp ảnh lại nhé.
chụp ảnh
28
CÁC CÁCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG 
TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG HỌC
CHIẾU SÁNG 
Lắp đặt bóng đèn chiếu sáng trên trần nhà, có chao chụp 
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật 
Sử dụng bóng đèn LED thay thế bóng đèn sợi đốt
Tắt đèn khi không sử dụng, nên tắt hết đèn nếu bạn đi ra 
khỏi phòng từ 15 phút trở lên
Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên (Mở cửa sổ vào ban 
ngày, lúc trời sáng thay vì bật đèn)
Làm vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên





29
ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ 
Lựa chọn điều hoà có công suất phù hợp với không gian phòng
Ống dẫn gas (ống bảo ôn) cố gắng không bị gấp khúc, càng ngắn càng tốt 
Đặt nhiệt độ ban ngày từ 250C trở lên, ban đêm từ 25-280C
Không đặt máy điều hoà ở nhiệt độ thấp hơn bình thường khi bật máy 
lên. Nó sẽ không làm cho phòng của bạn mát nhanh hơn mà còn lãng 
phí điện năng không cần thiết
Nên sử dụng máy điều hoà không khí kết hợp với quạt
Đóng kín phòng trước khi sử dụng điều hòa 
Làm vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên
Cục nóng điều hòa cần đặt ở vị trí thoáng, dễ tỏa nhiệt, tránh ánh 
nắng trực tiếp.








30
QUẠT ĐIỆN 
Lựa chọn vị trí lắp quạt thổi khí được 
khô ... ắt mà chỉ chuyển 
sang chế độ chờ và vẫn tiêu thụ điện 
Để màn hình ở chế độ độ sáng (Brightness) và 
độ tương phản ánh sáng (Contrast) ở mức 
phù hợp (khoảng 50%)



37
Để thức ăn nguội trước khi cho thức ăn vào tủ
Xếp thức ăn vào các ngăn ngăn nắp và thông thoáng sẽ giúp 
khí lạnh lưu thông tốt
Luôn để các khay đá trong ngăn đá để giữ lạnh
Để tủ lạnh ở nơi thoáng mát, cách xa tường 5-10 cm
Hạn chế mở cửa tủ, không mở cửa tủ quá lâu
Điều chỉnh mức độ low/medium/high theo lượng thức ăn và theo 
mùa phù hợp
Khi mua, nên chọn loại tiết kiệm điện
TỦ LẠNH







38
Lau đầu thật khô trước khi sấy tóc vừa có lợi cho sức khoẻ 
vừa giúp tóc mau khô khi sấy và tiết kiệm điện
Trong khi sấy, sau 10s thì nên chuyển đổi giữa chế độ sấy 
nóng sang chế độ chỉ thổi gió. Khi tóc gần khô thì chuyển hẳn 
sang chế độ chỉ quạt.
 MÁY SẤY TÓC


39
MÁY GIẶT
Không chọn chế độ nước nóng nếu không 
thật sự cần thiết
Chọn chế độ tiết kiệm nếu có
Trong điều kiện thời tiết khô ráo và có nắng 
thì nên phơi quần áo thay vì sấy
Khi mua, nên chọn loại có chế độ tiết kiệm 
điện




40
Chỉ bật bình nước nóng trước khi tắm từ 5 đến 10 phút và nên 
tắt bình trước khi tắm.
Đặt nút chế độ nóng ở mức: Kinh tế (Economic), không đặt ở 
chế độ Max.
Mở vòi vừa đủ khi dùng bình nước nóng tức thời, tránh lưu lượng 
sử dụng quá cao.
Nên sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời để an toàn 
và tiết kiệm.
BÌNH NÓNG LẠNH




41
BÀN LÀ



Hạn chế dùng bàn là vào giờ cao điểm hoặc đồng thời với các thiết bị điện có 
công suất lớn khác như bình nóng lạnh, máy điều hoà, lò sưởi Điều này còn có 
tác dụng phòng tránh quá tải, gây chập, cháy cho hệ thống dây dẫn điện 
trong gia đình
Nên gom quần áo để là chung một lần. Nếu gia đình sử dụng máy sấy quần áo 
thì nên là ngay sau khi sấy
Trước khi là nên phân loại quần áo, quần áo cùng chất l iệu vải nên là cùng nhau, 
loại dày là trước, mỏng là sau để tận dụng nhiệt độ bàn là. Sau khi ngắt điện 
bàn là, còn có thể là thêm 2 bộ quần áo nữa vì nhiệt độ bàn là giảm chậm
42





Không là quần áo bị ẩm ướt
Với bàn là hơi nước thì tốt nhất sử dụng nước đã đun sôi để tránh các 
loại khoáng chất đóng cặn sét gây tắc lỗ phun hơi nước hoặc bám lại 
bên trong bàn là làm bẩn quần áo và cản trở sự truyền nhiệt. Sau khi 
là xong nên đổ nước thừa trong bình chứa bàn là để tránh sự đóng cặn 
bên trong bàn là
Không nên vặn núm hơi ngay khi vừa cắm điện, khi đó lượng hơi không đủ, 
nước chảy ra ở dạng giọt, gây ướt cục bộ, đồng nghĩa với việc tốn thời 
gian và điện để làm khô
Nếu mặt bàn là bị ma sát, do cặn bẩn bám vào, nên dùng khăn bông ẩm 
để vệ sinh, lau thật sạch từ lúc bàn là vẫn còn hơi ấm là dễ sạch nhất. 
Khi mặt bàn là bị rỉ sét thì không nên dùng giấy nhám hoặc vật sắc 
nhọn để chà xát, hãy dùng kem đánh răng, giấm hoặc dầu gió thoa lên 
bề mặt rồi lau sạch bằng vải mềm. Lau sạch bề mặt kim loại sẽ giúp bàn 
là hoạt động hiệu quả hơn cho những lần sau
43
BÀI 4
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO XUNG QUANH EM
Năng lượng đến từ nhiều nguồn khác nhau và được chia thành 2 loại: năng 
lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo. Năng lượng tái tạo bao gồm: 
năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng thuỷ 
năng và năng lượng địa nhiệt. Năng lượng không tái tạo bao gồm: than đá, 
dầu mỏ, khí đốt. Hiện nay, việc sử dụng phổ biến các loại năng lượng không 
tái tạo đã khiến cho các nguồn năng lượng này cạn kiệt. Trong khí đó, năng 
lượng tái tạo rất dồi dào và ít gây nên những tác động tới môi trường. 
Bên cạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, việc chuyển đổi từ 
các nguồn năng lượng truyền thống sang các công nghệ năng lượng tái tạo 
cũng là một trong các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí , biến đổi 
khí hậu. Những nguồn năng lượng tái tạo đem lại lợi ích gì cho chúng ta, hãy 
cùng tìm hiểu trong bài học này em nhé.
44
 HOẠT ĐỘNG TRONG LỚP:# 1 : 
Thực hành thí nghiệm
Em hãy tham gia thực hành các thí nghiệm trên lớp và ghi lại thông tin dưới đây
Tên thí nghiệm của em là:
Các bước tiến hành:.
Bước 1 : ... . . . . . . . . . . . . .
Bước 2: ... . . . . . . . . . . . . .
Bước 3: ... . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bước 4:... . . . . . . . . . . . . .
Bước 5: ... . . . . . . . . . . . . .
Kết quả em rút ra là: ... . . . . . . .
45
 HOẠT ĐỘNG TRONG LỚP:# 2 : 
Sau khi xem đoạn clip trên, em hãy liên hệ với việc 
sử dụng năng lượng ở khu vực em đang sinh sống. 
Mô tả bằng cách vẽ một bức tranh hoặc ghi lại 
bằng một đoạn văn ngắn hoặc các hình thức khác 
em muốn thể hiện (vẽ tranh, sáng tác bài hát, sáng 
tác bài thơ)
Xem clip “Hệ thống điện 
nước tích hợp bằng năng 
lượng mặt trời độc lập cấp 
cộng đồng tại Đắk Lắk” 
VẼ TRANH,
SÁNG TÁC THƠ CA
TẠI ĐÂY
46
 HOẠT ĐỘNG TRONG LỚP:# 3 : Tranh biện 
Chủ đề tranh biện: Chúng ta nên phát triển và sử dụng càng nhiều năng lượng từ 
năng lượng tái tạo càng tốt
Em hãy chuẩn bị những lý lẽ để tham gia tranh biện, ghi lại một vài thông tin cần 
thiết dưới đây
47
TÁI TẠOCÁC NGUỒNNĂNG LƯỢNG
NĂNG LƯỢNG KHÔNG TÁI TẠO là dạng năng lượng mà nhiên l iệu sản sinh ra 
nó không có khả năng tái sinh và mất đi vĩnh viễn, bao gồm:
+ Năng lượng hoá thạch: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí tự nhiên tạo 
thành thông qua sự hoá thạch của động, thực vật trong một thời gian 
rất dài, tính tới hàng triệu năm.
+ Năng lượng hạt nhân: từ chất phóng xạ Uranium
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO được định nghĩa là nguồn năng lượng được tạo 
ra từ các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo và được bổ sung 
một cách tự nhiên trong quá trình sống của con người, bao gồm ánh 
sáng mặt trời, nước, gió, thủy triều, sóng, nhiệt địa nhiệt và ngay cả 
từ chất thải chăn nuôi và trồng trọt. Ở Việt Nam, những nguồn thủy 
năng có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 30 MW cũng được coi là năng 
lượng tái tạo.
48
Năng lượng gió là gì?
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển 
trong bầu khí quyển Trái Đất. Sử dụng năng lượng gió là 
một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi 
trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ Cổ đại.
Các ứng dụng 
của năng lượng gió
Như đã đề cập ở trên, con người đã biết sử 
dụng năng lượng gió từ rất lâu, từ việc dùng 
sức gió để đẩy thuyền ra khơi đến dùng cối 
xay gió để xay hoa màu, Tuy nhiên hiện nay, 
ứng dụng phổ biến nhất ứng dụng năng 
lượng gió chính là sử dụng các turbin gió để 
phát điện. 
Ví dụ như dự án lắp đặt các 
turbin gió tự chế để cấp điện 
cho chiếu sáng cho các hộ 
dân tại bãi sông Hồng, Hà Nội 
do Quỹ Sáng kiến Trẻ em và 
thanh niên với Biến đổi khí 
hậu thực hiện. Chỉ với 5 triệu 
đồng trên một hệ thống, dự 
án đã mang đến nguồn điện 
sạch để hỗ trợ cuộc sống của 
28 thuyền trên bãi sông Hồng 
(Hình 3)Hình 3 Dự án điện gió sông Hồng
49
 Năng lượng mặt trời là gì?
Năng lượng mặt trời là ánh sáng và nhiệt từ Mặt trời được khai 
thác bằng cách sử dụng các công nghệ hấp thụ bức xạ mặt trời. 
Mặt Trời là nguồn năng lượng lớn nhất mà con người có thể tận 
dụng được: sạch, mạnh mẽ, dồi dào, đáng tin cậy, gần như vô 
tận, và có ở khắp nơi dù ít hay nhiều. 
Công nghệ pin năng lượng mặt trời (PV)
Công nghệ này sử dụng các mô đun pin mặt trời để thu ánh sáng mặt trời và chuyển 
đổi năng lượng mặt trời thành điện năng, dòng một chiều. Nhờ có các bộ biến đổi 
điện, dòng điện một chiều được chuyển thành dòng xoay chiều, phù hợp với dòng 
điện 220V của các thiết bị điện đang bán trên thị trường. Hệ thống pin năng lượng 
mặt trời có thể được thiết kế phù hợp với nhiều loại qui mô từ cấp điện cho mộ hộ 
gia đình (hình 1) cho tới qui mô công nghiệp và thương mại.
Hình 1. Hệ thống pin năng lượng mặt trời hộ gia đình
50
 Bình nước nóng năng lượng mặt trời
Máy nước nóng năng lượng mặt trời là thiết bị làm nóng nước bằng cách thu bức 
xạ nhiệt từ môi trường. 
Khi sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời, nước nóng không chỉ để tắm mà 
còn lấy nước đó đun lên làm nước uống và nấu ăn cũng nhanh chín hơn, từ đó gia 
đình tiết kiệm được một khoản cho chi phí tiền điện và thời gian. Do đó, chúng ta 
dễ dàng nhận ra rằng, khi sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời có những 
ưu thế như không tốn điện, luôn luôn có nước nóng để dùng, không có tiếng ồn, 
độ bền cao, chi phí bảo trì thấp. 
Hình 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của 
bình nước nóng năng lượng mặt trời dạng ống
51
Năng lượng sinh khối là gì?
Năng lượng sinh khối được sản xuất từ quá trình chuyển hóa các nhiên 
l iệu sinh khối thành điện năng, nhiệt năng, hơi nước và nhiên l iệu thông 
qua các phương pháp chuyển hóa như đốt trực tiếp, phân hủy kị khí , khí 
hóa và nhiệt phân. Nhiên l iệu sinh khối bao gồm cây cối tự nhiên, cây 
trồng công nghiệp, bã nông nghiệp và lâm nghiệp. Nhiên l iệu sinh khối 
cũng bao gồm cả những chất thải như thức ăn nước uống, bùn từ các 
hệ thống xử lý nước thải, phân bón và sản phẩm phụ gia (hữu cơ), v.v. 
Năng lượng sinh khối được xem là năng lượng tái tạo vì nó bổ sung 
nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ bổ sung của năng lượng hóa thạch 
vốn chỉ hình thành sau hàng triệu năm.
Các công nghệ
đốt sinh khối
Ở qui mô hộ gia đình, đặc biệt 
tại các khu vực nông thôn, việc 
sử dụng các lò, bếp nấu sử dụng 
nguyên liệu là rơm, rạ, củi để đốt 
là rất phổ biến. Hình thức này có 
đặc điểm là không tốn kém 
nhiều chi phi và tận dụng được 
nguồn nhiên liệu từ phế phẩm 
thừa có sẵn. Tuy nhiên, những 
loại bếp, lò truyền thống thường 
có hiệu suất cháy rất thấp, tiêu 
tốn nhiều nhiên liệu và phát thải 
rất nhiều khói bụi ra môi trường, 
ảnh hưởng trực tiếp tới sức 
khỏe người sử dụng và cộng 
đồng xung quanh. 
Các công nghệ hầm ủ khí 
sinh học biogas
Ở Việt Nam hiện này, có hai xu hướng chính 
sản xuất ứng dụng biogas bao gồm: (i) sử 
dụng biogas phục vụ đun nấu và phát điện 
cho chiếu sáng ở quy mô hộ gia đình và (ii) sử 
dụng biogas cho phát điện và làm nhiên 
liệu/sưởi ở một quy mô lớn hơn (quy mô 
công nghiệp).
52
Năng lượng địa nhiệt là gì?
Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách từ nhiệt trong lòng đất. 
Nguồn năng lượng này nằm tập trung ở vị trí vài chục km cách bề mặt 
trái đất, được hình thành dưới dạng nhiệt nằm ở phần nông của bề 
mặt trái đất, hay ở dạng nước nóng và đá nằm sâu hơn dưới bề mặt 
trái đất, hoặc dưới dạng đá mác ma là loại đá được thành tạo do sự 
đông nguội của những dung thể mác ma nóng chảy được đưa lên từ 
những phần sâu của vỏ trái đất. Hình thức sử dụng năng lượng địa nhiệt 
khá đa dạng, chẳng hạn như bơm nước và hơi nước nóng ngầm làm 
quay tua bin phát điện hoặc dùng nước nóng dưới mặt đất để sưởi ấm, 
sấy nông sản, tắm thư giãn,
Việt Nam đã phát hiện được hàng trăm điểm nước khoáng, trong đó có hơn một 
nửa là suối nước nóng, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc và Nam Trung bộ. Có 
72 nguồn nước có nhiệt độ khoảng 41 – 60 độ C, 36 nguồn nước có nhiệt độ 61 
– 100 độ C, còn lại là các nguồn nước có nhiệt độ 30 – 40 độ C. Ngoài giá trị kinh 
tế, việc sản xuất điện địa nhiệt không tạo ra bất cứ chất thải nào và không gây ô 
nhiễm môi trường. Mặt khác, nhà máy điện địa nhiệt có thể hoạt động liên tục 
suốt ngày đêm, không phụ thuộc vào yếu tố khí hậu như: năng lượng mặt trời, gió 
hoặc sóng biển.
53
Thuỷ điện 
truyền thống
Thủy điện truyền thống là nguồn điện 
có được từ năng lượng nước. Nước 
được tụ lại từ các đập nước với một 
thế năng lớn. Qua một hệ thống ống 
dẫn, năng lượng dòng chảy của nước 
được chuyển tới tua-bin nước, 
tua-bin nước này được nối với máy 
phát điện, nơi chúng được chuyển 
thành năng lượng điện.
Thủy điện ứng dụng 
năng lượng đại dương
Năng lượng đại dương thu nhận năng 
lượng từ các đại dương bao gồm sóng, 
thủy triều, dòng hải lưu, v.v. Trong đó, 
công nghệ sản xuất điện từ năng lượng 
đại dương được chia thành 2 nguồn năng 
lượng phổ biến hơn, đó là năng lượng từ 
thủy triều và năng lượng từ sóng biển.
Nguyên lý đơn giản nhất của tất cả các 
dạng thủy điện từ lớn đến nhỏ đều giống 
nhau: Dưới tác dụng của trọng lực, nước 
đổ từ trên cao xuống thấp (thế năng) sẽ 
làm quay các lưỡi turbin. Sau đó, các lưỡi 
turbin này được kết nối với một bộ máy 
phát điện. Điện tạo ra từ các turbin quay 
được đưa qua trạm biến thế và kết nối 
vào mạng lưới phân phối điện.
Thủy năng là gì?
Thủy năng hay năng lượng sức nước là năng lượng nhận được từ 
lực hoặc năng lượng của dòng nước, dùng để sử dụng vào những 
mục đích có lợi. Thủy năng là nguồn năng lượng tái tạo, sạch, đóng 
góp cho phát triển bền vững. Một trong những vai trò phổ biến 
nhất của thủy năng là chuyển đổi thủy năng thành điện năng 
thông qua các công trình thủy điện có khả năng đáp ứng nhu cầu 
công suất lớn và vận hành l inh hoạt, đóng góp quan trọng trong 
quá trình điều độ hệ thống điện quốc gia.
54
 THỬ THÁCH DÀNH CHO EM: 
Em đã hoàn thành tất cả các thử thách để trở thành một Công dân Xanh. Em hãy 
làm bài kiểm tra dưới đây:
1. Các hành động sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả em đã áp dụng tại trường 
học và gia đình là?
Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng
Mở cửa sổ khi trời sáng
Điều chỉnh điều hoà ở nhiệt độ phù hợp
Đóng cửa kín khi phòng đang sử dụng điều hoà
Tránh sử dụng các thiết bị tiêu thụ nhiều điện vào giờ cao điểm (17h – 21h)
Tắt nút nguồn trên tivi thay bằng sử dụng điều khiển từ xa
Hạn chế mở tủ lạnh quá lâu
Lau thật khô tóc trước khi sử dụng máy sấy
Chỉ bật bình nước nóng trước 5-10 phút trước khi tắm, và tắt bình trước 
khi tắm
Giúp đỡ bố mẹ lau và bảo dưỡng các thiết bị điện trong gia đình
Khuyến khích gia đình sử dụng các thiết bị sử dụng điện tiết kiệm và hiệu 
quả: bao gồm đèn LED, bình nước nóng năng lượng mặt trời,
Tạo thử thách về tiết kiệm điện trong gia đình
Trò chuyện với gia đình về các cách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu 
quả và sử dụng các mô hình năng lượng bền vững
Khác














55
Lượng điện gia đình đã tiết kiệm được là
Trong khoảng thời gian là
Tương ứng với số tiền là
2. Sau khi đã hoàn thành tất cả các thử thách trong cuốn sách này, 
em hãy tính toán:
$
56
Em hãy dán hoá đơn của gia đình vào khoảng trống bên dưới
DÁN HÓA ĐƠN
TẠI ĐÂY
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. VNEEP (2013), Cẩm nang tiết kiệm điện trong gia đình
2. GreenID (2018), Những điều cần biết về năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết 
kiệm và hiệu quả tại Việt Nam và trên thế giới
58
59
Thông tin xuất bản 
Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID)
Liên hệ gửi qua địa chỉ: C1X3, ngõ 6, đường Trần Hữu Dực, quận Nam Từ Liêm, thành phố 
Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 243 7956372
Website: 
Fanpage | Youtube: GreenID Vietnam
Tác giả
Trần Mai Trang
Biên tập và hiệu đính
Võ Thị Xuân Quyên
Phạm Thị Mai Chi
Trần Tiến Đức
Trần Đình Sính
Họa sỹ
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Thiết kế
Dương Thị Thuỳ Linh
Địa điểm và thời gian xuất bản
Hà Nội, Việt Nam, 2019
Tài liệu được xuất bản bởi Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID)
Với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu EU
Bản quyền tài liệu thuộc về GreenID
 (Sản phẩm này được phát miễn phí)
Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID)
Địa chỉ liên hệ gửi về: C1X3, ngõ 6, đường Trần Hữu Dực, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 243 7956372 | Website:  | Fanpage | Youtube: GreenID Vietnam

File đính kèm:

  • pdftruong_hoc_cong_dan_xanh.pdf