Triết học Mác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên

Lịch sử loài người đã cho thấy, ngay từ khi

các khoa học cơ bản sơ khai được hình thành

cũng như triết học xuất hiện thì con người đã

trở thành đối tượng nghiên cứu đặc biệt. Con

người với tất cả những lát cắt của nó dưới góc

độ của nhiều phân ngành khoa học dường như

vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn mà nhân loại khát

khao khám phá, tìm hiểu. Tựu trung lại, các

khoa học đều gặp nhau ở một điểm, làm sao

để con người có thể hiểu về bản thân mình

ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn, làm sao có

thể đưa nhân loại - nói như Ph.Ăngghen - đi

từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc

của tự do. Triết học Mác lấy con người làm

điểm xuất phát cho việc nghiên cứu và lấy sự

nghiệp giải phóng con người làm mục tiêu

cao nhất của mình. Trong hệ thống những tư

tưởng của C.Mác - Ph.Ăngghen về con người

thì tư tưởng về mối quan hệ giữa con người

và tự nhiên mang nhiều giá trị nhân văn sâu

sắc và ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong

thời đại ngày nay.*

pdf 6 trang kimcuc 10560
Bạn đang xem tài liệu "Triết học Mác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Triết học Mác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên

Triết học Mác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
Trịnh Thị Nghĩa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 133 - 138 
 133
TRIẾT HỌC MÁC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI TỰ NHIÊN 
Trịnh Thị Nghĩa* 
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Triết học Mác khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa con người và giới tự nhiên. Tác giả phân 
tích vai trò của tự nhiên đối với con người - xã hội cùng với sự tác động của con người lên tự 
nhiên thông qua hoạt động thực tiễn của mình. C.Mác - Ph.Ăngghen đưa ra một triết lý về chinh 
phục tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tự nhiên và con người. 
Từ khóa: 
Lịch sử loài người đã cho thấy, ngay từ khi 
các khoa học cơ bản sơ khai được hình thành 
cũng như triết học xuất hiện thì con người đã 
trở thành đối tượng nghiên cứu đặc biệt. Con 
người với tất cả những lát cắt của nó dưới góc 
độ của nhiều phân ngành khoa học dường như 
vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn mà nhân loại khát 
khao khám phá, tìm hiểu. Tựu trung lại, các 
khoa học đều gặp nhau ở một điểm, làm sao 
để con người có thể hiểu về bản thân mình 
ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn, làm sao có 
thể đưa nhân loại - nói như Ph.Ăngghen - đi 
từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc 
của tự do. Triết học Mác lấy con người làm 
điểm xuất phát cho việc nghiên cứu và lấy sự 
nghiệp giải phóng con người làm mục tiêu 
cao nhất của mình. Trong hệ thống những tư 
tưởng của C.Mác - Ph.Ăngghen về con người 
thì tư tưởng về mối quan hệ giữa con người 
và tự nhiên mang nhiều giá trị nhân văn sâu 
sắc và ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong 
thời đại ngày nay.* 
Con người - tự nhiên là vấn đề muôn thuở của 
triết học. Ngay từ khi triết học ra đời thì mối 
tương quan giữa con người với phần còn lại 
của thế giới trên cả hai phương diện, vai trò 
của tự nhiên đối với con người và thái độ của 
con người với tự nhiên đều được triết học 
quan tâm giải quyết ở các mức độ khác nhau. 
Do hạn chế bởi điều kiện lịch sử nhất định mà 
các nhà triết học trước Mác chưa thấy được 
mối quan hệ biện chứng giữa con người với 
tự nhiên, đặc biệt chưa thấy được vai trò chủ 
thể của con người trong hoạt động thực tiễn. 
Sự ra đời của triết học Mác với một thế giới 
*
 Tel: 0915 300512 
quan khoa học và phương pháp luận biện 
chứng đã luận giải một cách đúng đắn về con 
người và lịch sử xã hội. Dựa trên những thành 
tựu của khoa học tự nhiên ở thế kỷ XIX, 
C.Mác - Ph.Ăngghen đã chứng minh sự hình 
thành và tiến triển của thế giới vật chất, 
những mắt xích gắn kết các sự vật với nhau. 
Nếu so với lịch sử hình thành của trái đất mất 
hàng triệu triệu năm, thì lịch sử của xã hội 
loài người thực ra còn rất mới mẻ. Nhưng kể 
từ khi con người xuất hiện, các nhà kinh điển 
của triết học Mác đã khẳng định, con người là 
sản phẩm tiến hóa cao nhất của giới tự nhiên. 
Bản thân giới tự nhiên - con người và xã hội 
đều thống nhất với nhau ở tính vật chất và sự 
phát triển không ngừng của nó trong lịch sử. 
Trong "Hệ tư tưởng Đức", C.Mác - 
Ph.Ăngghen đã viết: “Có thể chia lịch sử ra 
thành lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. 
Tuy nhiên, hai mặt đó không tách rời nhau. 
Chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch 
sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn 
nhau” [2,10]. 
Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế triết học 
1844”, C.Mác đã phân tích vai trò, tầm quan 
trọng của tự nhiên đối với cuộc sống của con 
người. Ông viết: “Thứ nhất, giới tự nhiên là 
tư liệu sinh sống trực tiếp đối với con nguời, 
và thứ hai, giới tự nhiên là vật liệu, đối tượng 
và công cụ của hoạt động sinh sống của con 
người” [1,135]. Điều đó tức là con người 
sống dựa vào giới tự nhiên, giới tự nhiên cung 
cấp cho con người cả phương tiện lao động 
lẫn đối tượng tác động để đáp ứng nhu cầu 
sinh tồn của con người. Tư tưởng mang tính 
đột phá trong triết học Mác ở góc độ này, đó 
là C.Mác đã khẳng định giới tự nhiên là thân 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Trịnh Thị Nghĩa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 133 - 138 
 134
thể vô cơ của con người. “Giới tự nhiên - cụ 
thể là cái giới tự nhiên trong chừng mực bản 
thân nó không phải là thân thể của con người 
- là thân thể vô cơ của con người. Con người 
sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là 
giới tự nhiên là thân thể của con người, thân 
thể mà với nó con người phải ở lại trong quá 
trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại” 
[1,135]. C.Mác - Ph.Ăngghen đều cho rằng, 
giới tự nhiên không chỉ là môi sinh, là kho tài 
nguyên mà nó còn là cơ thể của chính con 
người. Điều đó cũng cho thấy, con người 
không đứng đối lập với tự nhiên, mà là một 
bộ phận trong cái chỉnh thể rộng lớn đó. Do 
vậy, những tác động lên tự nhiên cũng gây ra 
những biến đổi trong chính đời sống con người 
xét cả về phương diện sinh học và xã hội. 
Khi mới thoát thai từ động vật, con người gần 
như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Lúc 
đó, tự nhiên “đối lập với con người như một 
sức mạnh hoàn toàn xa lạ, vạn năng và không 
thể đụng tới được; tức là cái mà với nó, con 
người quan hệ một cách hoàn toàn động vật, 
cái mà trước nó con người phải khuất phục 
giống như con vật; do đó là ý thức hoàn toàn 
động vật về tự nhiên ” [2,38]. Những thiên tai 
mà tự nhiên gây ra từng là sự đe dọa và gây 
kinh hãi đối với con người. Đứng trước thiên 
nhiên rộng lớn con người thấy mình thật nhỏ 
bé và bất lực. Sự hình thành và phát triển của 
giới tự nhiên cũng tuân theo những quy luật 
khách quan mà con người không thể can thiệp 
hay thủ tiêu bằng ý muốn chủ quan của mình. 
Khi con người chưa nắm bắt được những quy 
luật đó, thì những sức mạnh trong tự nhiên sẽ 
trở thành siêu nhiên chi phối con người và 
biến con người thành nô lệ cho chúng. Tuy 
nhiên, lịch sử nhân loại cũng cho thấy bằng 
hoạt động thực tiễn con người dần nắm bắt 
được những thông tin và từng bước đi vào 
bản chất của sự vật hiện tượng. Con người 
dần tách mình ra khỏi sự thống trị của tự 
nhiên và tạo những điều kiện, những tiền đề 
vật chất nâng mình lên trên tự nhiên mà 
không mất đi sự gắn bó máu thịt với cái nôi 
sinh học của mình. C.Mác khẳng định: “Giới 
tự nhiên cũng không phải là người chủ. Nhờ 
lao động, con người chinh phục giới tự nhiên 
càng triệt để hơn và nhờ những kỳ tích của 
công nghiệp mà những kỳ tích của thần thánh 
càng trở nên thừa” [1,140]. 
Trong quá trình sinh tồn, để duy trì sự sống 
và thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân và 
cộng đồng, con người đã từng bước tác động 
lên tự nhiên và biến đổi chúng theo mục đích 
của mình. Cố nhiên, ở con vật cũng có những 
nhu cầu ăn, uống, song nó chỉ biết kiếm tìm 
những vật có sẵn trong tự nhiên mà không thể 
tạo ra thêm một cái gì mới. Những sự tác 
động của con vật lên tự nhiên gây ra những 
biến đổi trong chừng mực nhất định hoàn toàn 
mang tính chất bản năng, nó không hề ý thức 
được điều đó. Còn con người, trong mỗi hoạt 
động vật chất của mình đều ghi dấu lên tự 
nhiên và xã hội bằng tính có ý thức và mục 
đích của mình. Nếu loài vật tàn phá một vùng 
nào đó mà chúng không hề hiểu việc làm của 
chính mình, thì con người khi dọn sạch dải 
đất trống gieo trồng ngũ cốc thì đã có sự tính 
toán được sản lượng thu hoạch được cuối mùa 
vụ là bao nhiêu. Hơn nữa, con người có khả 
năng nắm bắt được các nguyên lý vận hành 
của thế giới vật chất và biết vận dụng, sử 
dụng nó ngày một đúng đắn hơn, mang lại lợi 
ích nhiều hơn. Ph.Ăngghen viết: “Loài vật 
chỉ lợi dụng tự nhiên bên ngoài và gây ra 
những biến đổi trong giới tự nhiên đơn thuần 
do sự có mặt của nó thôi; còn con người thì 
do đã tạo ra những biến đổi đó, mà bắt giới 
tự nhiên phải phục vụ cho những mục đích 
của mình, mà thống trị tự nhiên” [3,654]. Lao 
động là hoạt động đầu tiên mang bản chất loài 
của con người, là cách thức con người thỏa 
mãn các nhu cầu của bản thân và xã hội. Sự 
phát triển của xã hội suy đến cùng là do 
những thành tựu mà con người và loài người 
đạt được trong lĩnh vực kinh tế thông qua 
hành vi lao động sản xuất của chính mình. 
Những giá trị văn minh mà con người và loài 
người đạt được bao chứa trong nó cả những 
kết quả chinh phục tự nhiên. Ở đây, chinh 
phục tự nhiên không mang nghĩa tiêu cực khi 
nó là phương tiện để con người từng bước 
giải phóng bản thân mình ra khỏi sự phụ 
thuộc, lệ thuộc tuyệt đối vào những sức mạnh 
của thiên nhiên. Cùng với quá trình lao động 
mà những tri thức của con người về thế giới 
ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn, đồng thời 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Trịnh Thị Nghĩa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 133 - 138 
 135
những nghiên cứu của khoa học công nghệ 
làm cho giới tự nhiên ngày càng phong phú 
và đa dạng hơn. Nhìn vào lịch sử hình thành 
nhân loại thì cũng chính thông qua lao động 
mà các giác quan của con người ngày càng 
hoàn thiện, cấu trúc sinh học của cơ thể ngày 
càng phát triển. Như vậy, lao động không chỉ 
sáng tạo ra giới tự nhiên mà còn sáng tạo ra 
chính con người và lịch sử xã hội. 
Do đó, “toàn bộ cái gọi là lịch sử toàn thế 
giới chẳng qua chỉ là sự sáng tạo con người 
kinh qua lao động của con người, sự sinh 
thành của tự nhiên con người” [1,182]. Có 
thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử triết học, 
C.Mác - Ph.Ăngghen đã xây dựng nên phạm 
trù con người thực tiễn. Nó vượt qua con 
người ý thức của chủ nghĩa duy tâm. Nó cũng 
khắc phục được mặt hạn chế, phiến diện của 
chủ nghĩa duy vật siêu hình nhân bản với 
phạm trù con người sinh vật. Con người trong 
chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác - 
Ph.Ăngghen biểu hiện ra vừa là một thực thể 
tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Quan hệ 
song trùng ấy vừa chỉ ra cơ sở sinh học của 
con người, vừa khẳng định bản chất đặc thù 
của con người so với các loài khác. 
Lịch sử văn hóa – văn minh, trong bản chất 
của nó là lịch sử phát triển của con người, mà 
trong đó chinh phục tự nhiên cũng là một 
phương tiện của sự phát triển [6]. Những 
thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 
thế kỷ XIX đã thực tiễn hóa những tri thức 
khoa học vào cuộc sống mang lại năng suất 
lao động cao hơn; đồng thời từng bước giải 
phóng con người khỏi lao động cơ bắp nặng 
nhọc, nguy hiểm, khỏi sức mạnh mù quáng 
của tự nhiên. Con người càng chinh phục tự 
nhiên được bao nhiêu thì sự phụ thuộc của 
con người vào các thế lực siêu nhiên càng 
giảm đi bấy nhiêu. Đó là sự thắng lợi biểu thị 
sức mạnh và trí tuệ của con người, là sự thắng 
lợi của nền văn minh nhân loại. Tri thức khoa 
học, sự tôn trọng đối với tự nhiên đã đưa con 
người đi vào thế giới như một chủ thể tích 
cực và sáng tạo. 
Tuy nhiên, các nhà kinh điển của triết học 
Mác luôn nhấn mạnh đến thái độ, mức độ, 
mục đích và tầm nhìn của con người khi khai 
phá tự nhiên. Chinh phục tự nhiên là một 
thước đo trong sự giải phóng con người, song 
điều đó không đồng nghĩa với việc coi con 
người là chúa tể của vũ trụ, chinh phục tự 
nhiên không đồng nghĩa với việc tàn phá tự 
nhiên. Mỗi sự tác động của con người lên tự 
nhiên đều để lại những dấu ấn riêng và tự 
nhiên sẽ có sự biến đổi theo những hình thù 
mà con người đã tác động vào nó. Về điều 
này, Ph.Ăngghen viết: “Chúng ta hoàn toàn 
không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ 
xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một 
người sống bên ngoài giới tự nhiên mà trái 
lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu 
mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự 
nhiên, chúng ta nằm trong lòng tự nhiên, và 
tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự 
nhiên là ở chỗ là chúng ta khác tất cả các 
sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy 
luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được 
những quy luật đó một cách chính xác” 
[3,655]. Nếu những biến đổi trong tự nhiên 
mang tính tự phát, nếu những tác động của 
loài vật lên môi sinh hoàn toàn mang tính bản 
năng thì hoạt động của con người là hoạt 
động có ý thức, có mục đích và mang tính 
sáng tạo. Chúng ta không thể đối xử với tự 
nhiên theo kiểu nền “kinh tế cướp đoạt”, bởi 
như vậy tự nhiên sẽ “trả thù” lại chúng ta và 
đó sẽ là một thảm họa không chỉ gây ra đối 
với một vài thế hệ. Ph.Ăngghen viết: “Chúng 
ta cũng không nên quá tự hào về những thắng 
lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi cứ 
mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần 
tự nhiên trả thù lại chúng ta” [3,284]. Khi 
con người càng khẳng định vai trò chủ thể của 
mình trước tự nhiên bao nhiêu thì mức độ tự 
do của con người càng được nới rộng bấy 
nhiêu. Nhưng nếu con người khai thác tự 
nhiên như một tên độc tài, thì cái tưởng như 
là tự do khi con người đạt được những thắng 
lợi trong quá trình chinh phục tự nhiên lại trở 
thành nguyên nhân đẩy con người rơi vào tình 
trạng nô lệ. Tất yếu và tự do sẽ còn song hành 
với nhau, con người sẽ không bao giờ đạt đến 
chỗ hiểu cái tất yếu một cách tuyệt đối, không 
bao giờ có thể thực hiện quyền hành với tự 
nhiên một cách tuyệt đối. Tự do của con 
người không thể là sự cắt đứt sợi dây liên hệ 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Trịnh Thị Nghĩa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 133 - 138 
 136
với tự nhiên. Tự do là sự nhận thức và làm 
theo những quy luật tất yếu khách quan. Nhận 
thức là một quá trình lâu dài và liên tục. Bản 
thân một cá nhân, một thế hệ người ở một giai 
đoạn lịch sử nhất định không thể nhận thức 
được đầy đủ, toàn diện và chính xác toàn bộ 
giới tự nhiên. Đây là quá trình của các thế hệ 
người nối tiếp nhau trong lịch sử. Mỗi thành 
tựu mà thế hệ trước đạt được là cơ sở để thế 
hệ sau tiếp tục tìm tòi, phát triển. Đó cũng là 
quá trình khám phá ra con đường đưa nhân 
loại từng bước tiến tới tự do, thoát khỏi sự 
thống trị của cái tất yếu. 
Từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa 
được xác lập cho đến nay đã hơn năm thế kỷ. 
Những thành tựu mà nhân loại đạt được dưới 
chủ nghĩa tư bản là vô cùng to lớn. Song quan 
điểm duy kinh tế, quan điểm coi con người là 
kẻ thống trị muôn loài của một thời kỳ lịch sử 
đã gây ra những hậu quả khôn lường đối với 
tự nhiên cũng đồng thời là hậu quả khôn 
lường đối với xã hội, với đời sống của con 
người. Ngay từ thế kỷ XIX, Ph.Ăngghen đã 
nói: “Trong phương thức sản xuất hiện nay, 
người ta chỉ chú trọng chủ yếu đến việc làm 
thế nào cho giới tự nhiên và xã hội đem lại 
những kết quả gần nhất, rõ ràng nhất” 
[3,658] - tức là lợi nhuận, mà không cần quan 
tâm đến hậu quả do những hành động đó gây 
ra. Ph.Ăngghen đã luận giải điều này, khi nói 
về việc đốt rừng của những người chủ đồn 
điền Tây Ban Nha ở Cu Ba trên những triền 
núi và lấy số phân tro đủ để bón cho cả một 
loạt cây cà phê, đem lại một số thu hoạch lớn; 
thì họ không nghĩ đến việc, sau này những 
trận mưa rào ở vùng nhiệt đới sẽ cuốn sạch 
lớp đất trên mà không có gì che chở và hậu 
quả là để lại những lớp đất đá trơ trụi, khô 
cằn. Hay những người miền núi nước Ý, khi 
họ phá hoại các đám rừng thông trên sườn 
phía Nam dải Anpơ thì họ không biết rằng, họ 
đã phá hoại việc chăn nuôi của người dân trên 
núi cao; và họ càng không thể biết như thế là 
làm cho các con suối trên núi bị khô cạn suốt 
một phần lớn thời gian trong năm. Khi mùa 
mưa đến, nước lũ của các khe suối lại tràn 
xuống dữ dội, làm ngập cả đồng bằng Ở 
đây, Ăngghen muốn nói đến mối quan hệ biện 
chứng của các sự vật hiện tượng, các quá 
trình diễn ra trong tự nhiên. Trong thế giới 
thực tại, không có gì là diễn ra một cách đơn 
độc mà chúng luôn có sự ảnh hưởng, tác động 
lẫn nhau. Sự đa dạng sinh học là cái nôi bền 
vững cho sự phát triển của môi sinh. Hoạt 
động của con người sẽ làm cho giới tự nhiên 
phong phú hơn, đa dạng hơn hoặc sẽ làm cho 
giới tự nhiên cạn kiệt và suy thoái. Điều đó 
tuỳ thuộc vào mục tiêu phát triển của xã hội 
và mức độ nắm bắt các quy luật tự nhiên của 
con người. Con người càng thu hẹp và tách 
mình ra khỏi tự nhiên thì con người lại càng 
đẩy mình vào sự nguy hiểm của một môi 
trường sống mất cân bằng. Năm 1854, Tổng 
thống thứ 14 của nước Mĩ là Phrank-Klin Pi-
ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ 
lĩnh Xi-át-tơn đã gửi một bức thư trả lời, 
trong đó có đoạn: “Con người là gì, nếu cuộc 
sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra 
đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì 
nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ 
xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối 
với con người. Mọi vật trên đời đều có sự 
ràng buộc”. “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với 
đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con 
của đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, 
con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ 
sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho 
tổ sống đó, tức là làm cho chính mình” [7]. 
Con người, cây cỏ, muông thú, đất đai, ánh 
sáng, dòng nước đều nằm trong một chỉnh 
thể thống nhất. Con người sẽ mất dần đi sự an 
toàn về môi trường sống nếu con người cố 
tình phá hủy những sợi dây ràng buộc với nó. 
Từ khi triết học Mác ra đời đến nay cũng đã 
hơn 150 năm. Thế giới đã xảy ra biết bao sự 
kiện; những đổi thay về lịch sử xã hội khác 
rất nhiều so với thời C.Mác - Ph.Ăngghen còn 
sống. Thời đại của C.Mác - Ph.Ăngghen sống, 
những vấn đề về môi trường chưa được đặt ra 
một cách cấp bách, bức xúc như hiện nay. 
Các ông chưa biết đến hiệu ứng nhà kính, lỗ 
thủng tầng ôzôn, mưa axít, sa mạc hóa, 
nhưng các ông đã đưa ra những nguyên tắc 
phương pháp luận chỉ dẫn cách ứng xử cho 
con người trong mối quan hệ với tự nhiên - đó 
là mối quan hệ hài hòa, bình đẳng, là mối 
quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Mỗi khi 
con người tàn phá tự nhiên cũng là khi con 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Trịnh Thị Nghĩa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 133 - 138 
 137
người tàn phá chính bản thân mình; mỗi khi 
con người phá hoại sự cân bằng sinh thái là 
lúc con người tự huỷ hoại sự sống của mình. 
Đó là sự thật hiển nhiên. 
Tuy nhiên, ở đây cần chú ý một vài điểm về 
sự nhận thức của con người đối với sự thật 
trên như sau: 
Thứ nhất, ngày nay khoa học công nghệ đang 
dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nó 
đang tạo ra những biến đổi to lớn, tích cực 
trong đời sống xã hội. Xét trên phương diện 
nhận thức, nó đã cũng cấp cho con người một 
lượng thông tin sâu rộng về sự vận động, phát 
triển của thế giới vật chất, mang lại cho con 
người một công cụ hữu hiệu để thích ứng với 
những sự thay đổi của tự nhiên. Nhưng thực 
tế cho thấy, dường như con người vẫn còn thờ 
ơ trước những thông tin mà khoa học mang 
lại về những biến đổi của trái đất do ảnh 
hưởng khí hậu gây ra. Xin được trích ra đây 
một ví dụ về một trong những thảm họa 
khủng khiếp nhất của tự nhiên ảnh hưởng 
nghiêm trọng đến đời sống con người, đó là 
động đất. Với một công cụ rất nhạy bén là 
máy đo địa chấn, các nhà khoa học có thể 
thăm dò thông qua toàn bộ bề mặt trái đất. Vụ 
phun trào núi lửa Nevado del Ruiz tại 
Colombia vào ngày 13/11/1985 đã trở thành 
thảm họa núi lửa giết chết nhiều người nhất 
trong thế kỷ XX. Trước khi núi lửa phun trào, 
Cục địa chất Hoa Kỳ đã đưa ra dự báo căn cứ 
trên những dấu hiệu về địa chất và đề nghị di 
tản khu dân cư khoảng hai mươi chín ngàn 
người xung quanh. Nhưng sự liên lạc giữa các 
nhà khoa học và chính quyền địa phương thất 
bại, người ta không tin núi lửa có thể phun 
trào khi họ nhìn thấy bề ngoài là không có gì 
khả nghi. Thiệt hại về vật chất vào khoảng 
một tỷ USD – tương đương 20% tổng sản 
phẩm quốc dân của Colombia vào thời điểm 
đó và với 22000 người bị thiệt mạng là một 
nỗi ám ảnh đối với con người trong một thời 
kỳ dài sau đó. [5]. Sự hoạt động của núi lửa 
hay sóng thần sẽ còn tồn tại cũng như rất 
nhiều những hiện tượng tự nhiên khủng khiếp 
khác do chính những kiến tạo địa chất quy 
định không mất đi. Chúng ta không thể làm 
biến mất nhưng chúng ta sở hữu những kiến 
thức cần thiết, cảnh báo khi thiên tai xảy ra. 
Nhưng chỉ có một câu hỏi chưa có câu trả lời là 
người ta có tin những cảnh báo đó hay không? 
Thứ hai, Một nghịch lý là các nước tư bản 
phát triển hiện nay là cái nôi của các thành 
tựu khoa học công nghệ, mang lại những đột 
phá trong sự phát triển của cả nhân loại nói 
chung. Nhưng cũng chính ở các nước tư bản 
này, lượng chất thải công nghiệp khổng lồ lại 
là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng 
đến khí hậu toàn cầu lớn nhất. Nhìn nhận, 
đánh giá khách quan những giá trị mà văn 
minh phương Tây mang lại, đồng thời khắc 
phục những hạn chế, khiếm khuyết để tìm ra 
triết lý phát triển bền vững đang là hướng đi 
của rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó 
có Việt Nam. 
Thứ ba, Không thể phủ nhận vai trò to lớn của 
khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã 
cung cấp, phục vụ cho nhu cầu nhận thức và 
hoạt động thực tiễn của con người trong mối 
quan hệ hài hòa với tự nhiên. Song cần phải 
khẳng định, để khai thác tài nguyên hợp lý, để 
bảo vệ môi trường sống của con người, để 
nâng cao ý thức và trách nhiệm của cá nhân 
và cộng đồng với môi sinh của mình thì khoa 
học công nghệ không phải là chìa khóa vạn 
năng, là nhân tố duy nhất; mà cần chú ý đến 
vấn đề đạo đức môi trường, đến thể chế chính 
trị, đến văn hóa môi trường, Có như vậy, 
mới tạo ra được những giải pháp đúng đắn, 
hiệu quả, nhân văn mang lại những tác động 
tích cực trong việc duy trì sự phát triển sự 
sống một cách bền vững. 
Từ khi con người xuất hiện, xã hội được hình 
thành thì sự tồn tại và phát triển của các cộng 
đồng dân cư đã gắn liền với giới tự nhiên, với 
những điều kiện vật chất nhất định. Những 
biến đổi khí hậu được cảnh báo trong những 
năm gần đây như một lời kêu gọi con người 
hãy cứu lấy trái đất, cứu lấy sự sống cho các 
thế hệ mai sau. Đồng thời, nó cũng là sự cảnh 
báo giới hạn chịu đựng của môi sinh dưới sự 
tác động của con người. Tự nhiên - con người 
- xã hội là một thể thống nhất không thể tách 
rời. Triết học Mác đề cao mối quan hệ hài hòa 
giữa con người và tự nhiên dựa trên thái độ 
tôn trọng và sự hiểu biết của con người về 
giới tự nhiên đó. Sự tiến bộ của xã hội phải 
lấy phát triển con người làm mục tiêu; sự phát 
triển bền vững của loài người phải lấy sự phát 
triển đa dạng của giới tự nhiên làm nền tảng. 
Chân lý đó sẽ còn giá trị cho đến mãi về sau. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Trịnh Thị Nghĩa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 133 - 138 
 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. C.Mác - Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, t42, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[2]. C.Mác - Ph.Ăngghen (1977), “Phoi-ơ-bắc sự 
đối lập giữa quan điểm duy vật chủ nghĩa và quan 
điểm duy tâm chủ nghĩa”, Nxb Sự thật, Hà Nội. 
[3]. C.Mác - Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, t20, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[4]. GS.TS Phạm Xuân Nam (chủ biên) (2008), 
“Triết lý phát triển ở Việt Nam mấy vấn đề cốt 
yếu”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[5]. Phương Nam Phim (2011), Trái đất nổi giận 
(DVD), Cục điện ảnh 
[6]. Hồ Sỹ Quý (2007), “Con người và phát triển 
con người”, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
[7].
b%E1%BB%A9c-th%C6%B0-c%E1%BB%A7a 
th%E1%BB%A7-l%C4%A9nh-da 
%C4%91%E1%BB%8F?p=1
ABSTRACT 
MARXIST PHILOSOPHY OF RELATIONS BETWEEN THE HUMAN 
AND THE NATURE 
 Trinh Thi Nghia* 
College of Sciences - TNU 
Marxist philosophy affirms the dialectical relationship between humans and the nature. The author 
analyzes the role of nature to men and society as well as the people’s impacts on the nature 
through their own practical activities. K. Marx and F. Engels offered a philosophy of nature 
conquering to ensure the sustainable development of the nature and humans. 
Key words: 
*
 Tel: 0915 300512 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdftriet_hoc_mac_ve_moi_quan_he_giua_con_nguoi_voi_tu_nhien.pdf