Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường từ lý luận đến thực tiễn

Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường là tăng cường cam kết của

doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo

vệ môi trường, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Bài viết sử

dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng kết đã được công bố, sách, báo, tạp chí, Website và sử

dụng các phương pháp như thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp để phân tích thực trạng trách nhiệm xã

hội, mức độ nhận biết và quan tâm về môi trường của doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng

cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường.

pdf 7 trang kimcuc 7500
Bạn đang xem tài liệu "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường từ lý luận đến thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường từ lý luận đến thực tiễn

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường từ lý luận đến thực tiễn
Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 
60 
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG BẢO VỆ 
MÔI TRƯỜNG TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN 
Tạ Thị Thanh Huyền 
Tóm tắt 
Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường là tăng cường cam kết của 
doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo 
vệ môi trường, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Bài viết sử 
dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng kết đã được công bố, sách, báo, tạp chí, Website và sử 
dụng các phương pháp như thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp để phân tích thực trạng trách nhiệm xã 
hội, mức độ nhận biết và quan tâm về môi trường của doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng 
cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường. 
Từ khóa: Trách nhiệm xã hội, trách nhiệm môi trường, bảo vệ môi trường, lợi ích của doanh nghiệp. 
CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITIES IN ENVIRONMENTAL PROTECTION: 
RATIONALE TO PRACTICE 
Abstract 
Enhancing corporate social responsibility in protecting the environment is to strengthen the commitment 
of businesses to contribute to sustainable economic development, through compliance with 
environmental protection standards. It benefits both businesses and social development. The article uses 
secondary data from published reports, books, newspapers, magazines, websites and uses methods of 
descriptive statistics, comparison and synthesis to analyze the situation of corporate social 
responsibility, level of awareness and concern about the environment of the enterprises, thereby 
proposing solutions to enhance corporate social responsibility in environmental protection. 
Keywords: Social responsibility, environmental responsibility, environmental protection, business 
benefits. 
JEL classification: F18; H32; P28; Q
1. Đặt vấn đề 
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự 
thay đổi về hành vi, nhận thức của người tiêu 
dùng nói riêng và xã hội nói chung đã tạo ra cả 
áp lực và động lực mới cho doanh nghiệp thực 
hiện trách nhiệm xã hội trong công tác bảo vệ 
môi trường (BVMT). Nhiều doanh nghiệp đã đổi 
mới công nghệ sản xuất, quy tr nh sản xuất, 
phương thức quản lý để đáp ứng các yêu cầu về 
bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp 
hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, thách thức 
trong thực hiện trách nhiệm xã hội cũng như tuân 
thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. 
Trong lĩnh vực môi trường, các doanh nghiệp 
chưa thấy rõ trách nhiệm của m nh đối với các 
tác động tới môi trường và cuộc sống cộng đồng, 
chưa thực hiện tốt công tác kiểm soát ô nhiễm và 
xử lý, tái chế chất thải, tiết kiệm tài nguyên. 
Chính v vậy, các doanh nghiệp cần phải có cách 
nh n nhận và đánh giá phù hợp nhằm đưa ra các 
giải pháp phát huy vai trò của m nh trong bảo vệ 
môi trường gắn với phát triển bền vững. 
Đã có nhiều nghiên cứu về trách nhiệm xã 
hội của doanh nghiệp, về lý luận, đã có nghiên 
cứu làm rõ nội dung trách nhiệm xã hội của doanh 
nghiệp và vai trò của nó đối với doanh nghiệp 
Việt Nam (Lê Thanh Hà, 2011). Những nghiên 
cứu khác của Nguyễn Đ nh Tài (2010), Phạm 
Văn Đức (2010) tr nh bày cơ cở lý luận gắn với 
trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững. Nghiên 
cứu của Lê Tuấn Bách, (2015), đã nhất mạnh tầm 
quan trọng của thực thi trách nhiệm xã hội, dựa 
trên mối tương quan giữa lợi ích doanh nghiệp và 
lợi ích xã hội. Theo tác giả, những nghiên cứu 
thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện 
trách nhiệm xã hội của mình là rất cần thiết. Các 
nghiên cứu thực tiễn về trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp thời gian vừa qua khá phong phú. 
Đặng Thị Hoa, Giáp Thị Huyền Trang (2016). 
Nghiên cứu vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh 
nghiệp: Trường hợp nghiên cứu điểm tại công ty 
TNHH Long Hà – Bắc Giang, từ đó khuyến nghị 
về giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng CSR 
tại các doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả Châu Thị 
Lệ Duyên (2019), với rất nhiều các nghiên cứu về 
trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Mối quan hệ với 
hiệu quả hoạt động ở các doanh nghiệp . Nh n 
chung, các nghiên cứu về CSR tại Việt Nam mới 
xuất hiện khoảng 15 năm trở lại đây tập trung vào 
khía cạnh đạo đức và từ thiện. Các nghiên cứu lý 
luận và thực tiễn đã bám sát với tình hình thực tế 
của Việt Nam, đã dựa trên cơ sở lý thuyết của các 
Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 
61 
nghiên cứu nước ngoài. Tuy nhiên, các nghiên 
cứu chưa phân tích theo đặc điểm của từng ngành, 
phạm vi còn hạn chế, chưa đề cập sâu đến trách 
nhiệm của doanh đối với bảo vệ môi trường và 
phát triển kinh tế bền vững. 
Về nội dung bài viết tập trung vào ba phần 
chính: (1) Trách nhiệm xã hội, lợi ích của doanh 
nghiệp trong bảo vệ môi trường; (2) phân tích 
thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 
trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, đánh giá 
mức độ nhận biết và quan tâm về môi trường của 
doanh nghiệp; (3) từ đó đề xuất giải pháp nhằm 
tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 
trong bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền 
vững. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp thu thập số liệu: Kết quả bài 
viết chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp, số liệu được 
thu thập thông qua các báo cáo đã được công bố, 
sách, báo, tạp chí, website, các báo cáo tổng kết 
có liên quan. Số liệu điều tra từ các doanh nghiệp 
được tách từ bộ dữ liệu điều tra kết hợp với công 
bố PCI năm 2016 của Phòng Thương Mại và 
Công nghiệp Việt nam (VCCI) kết hợp với Cơ 
quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID). Hàng 
năm hai đơn vị này đã kết hợp điều tra và thu 
thập thông tin từ trên 8.000 doanh nghiệp dân 
doanh, trên 2.000 doanh nghiệp thành lập mới tại 
63 tỉnh, thành phố; trên 1.500 doanh nghiệp FDI 
từ 20 tỉnh thành phố có số doanh nghiệp FDI 
nhiều nhất tại Việt Nam. Bộ dữ liệu được điều 
tra từ bảng hỏi với 160 câu hỏi, trong đó có trên 
20 câu hỏi liên quan đến trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường. 
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Bài 
viết sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp từ 
các công tr nh nghiên cứu, các sách, báo và các 
tạp chí đã công bố, đã sử dụng phương pháp 
thống kê mô tả, phương pháp so sánh nhằm đánh 
giá, so sánh trách nhiệm xã hội của các doanh 
nghiệp theo loại h nh doanh nghiệp đối với các 
vấn đề về môi trường mà doanh nghiệp gây ra 
cho cộng đồng, từ đó đánh giá và đề xuất giải 
pháp cho vấn đề nghiên cứu. 
3. K t quả nghiên cứu 
3.1. Trách nhiệm xã hội, lợi ích của doanh 
nghiệp trong bảo vệ môi trường 
Đã có nhiều cách định nghĩa của các học giả 
khác nhau về trách nhiệm xã hội của doanh 
nghiệp (Corporate Social Responsibility, viết tắt 
là CSR), theo nhóm phát triển kinh tế tư nhân 
của ngân hàng thế giới (WB), “CRS là sự cam 
kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát 
triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm 
nâng cao chất lượng đời sống của người lao động 
và các thành viên trong gia đ nh họ; cho cộng 
đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả 
doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã 
hội” (Trần Anh Phương, 2009), Trong bối cảnh 
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nội hàm phản 
ánh của CSR về cơ bản đều có điểm chung 
là, bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của 
từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện 
hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển 
chung của cộng đồng xã hội. CSR phản ánh qua 
các nội dung: trách nhiệm của doanh nghiệp với 
thị trường, người tiêu dùng; trách nhiệm với bảo 
vệ môi trường; trách nhiệm với người lao động; 
trách nhiệm với cộng đồng. Tuy nhiên, trong bài 
viết này tác giả đề cập sâu về trách nhiệm xã hội 
của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường. 
Trách nhiệm môi trường (environmental 
responsibility) là một phần trách nhiệm xã hội 
của doanh nghiệp, đây là một khái niệm tương 
đối mới, nó xuất hiện cùng với đạo đức môi 
trường và là nội dung căn bản của đạo đức môi 
trường. Về mặt thời gian, trách nhiệm môi 
trường xuất hiện khi con người bắt đầu ý thức 
được rằng những hành vi, hoạt động của m nh 
đang tác động hủy hoại đến môi trường, đe dọa 
sự sống của con người. Về mặt học thuật, trách 
nhiệm môi trường với tư cách nội dung cốt lõi 
của đạo đức môi trường. Theo đó, sự tốt xấu về 
mặt môi trường phụ thuộc vào hậu quả của hành 
vi đó đối với con người. V vậy, việc thực hiện 
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi 
trường cũng chính là doanh nghiệp tự bảo vệ lợi 
ích của m nh, lợi ích của cộng đồng và của các 
thế hệ tương lai. 
Việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã 
hội trong bảo vệ môi trường (BVMT) sẽ mang lại 
những lợi ích cho doanh nghiệp. Khi tham gia vào 
quá tr nh thực thi các quy định về chuẩn mực 
BVMT hay thực hiện trách nhiệm xã hội th 
doanh nghiệp sẽ đạt những lợi ích: Nâng cao hình 
ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp. Cùng với 
sự nâng cao nhận thức của xã hội, người tiêu dùng 
về tầm quan trọng và ý nghĩa của BVMT, doanh 
nghiệp tham gia đầu tư vào BVMT sẽ góp phần 
tạo sự tin tưởng của xã hội và người tiêu dùng đối 
với chính doanh nghiệp và với những sản phẩm 
của doanh nghiệp làm ra. Do vậy, h nh ảnh và 
thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được nâng lên, 
thị trường tiêu thụ các sản phẩm sẽ bền vững. 
Tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia sâu 
vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh hội 
nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm qua, các 
điều khoản cam kết về môi trường trong các 
Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 
62 
Hiệp định thương mại song phương và đa 
phương đã là một phần không thể thiếu trong các 
cam kết hội nhập. Do vậy, khi doanh nghiệp 
tham gia thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh 
vực BVMT sẽ góp phần tạo cơ hội cho các sản 
phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu 
chuẩn quốc tế. 
Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sản 
xuất của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đầu tư, 
chuyển đổi công nghệ, quy tr nh sản xuất thân 
thiện với môi trường có thể sẽ làm tăng chi phí 
sản xuất trong thời gian đầu nhưng về lâu dài sẽ 
giảm chi phí sản xuất thông qua giảm sử dụng 
năng lượng, nguyên vật liệu và các chi phí liên 
quan đến pháp lý BVMT, chi phí khắc phục sự 
cố môi trường, tạo ra không gian làm việc hiệu 
quả cho người lao động. Mặt khác giúp doanh 
nghiệp cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường, 
đặc biệt là trong xu thế ngày càng có nhiều nước 
thúc đẩy và triển khai các chương tr nh quốc gia 
về mua sắm và tiêu dùng xanh như hiện nay. 
Ngoài ra, từ việc thực hiện trách nhiệm xã 
hội của doanh nghiệp đối với BVMT không chỉ 
mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp mà còn 
mang lại lợi ích cho các bên liên quan như người 
lao động, khách hàng và cộng đồng: (1) Đối với 
người lao động, tiêu chuẩn đánh giá việc thực 
hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động 
bao gồm trả lương xứng đáng, không phân biệt 
đối xử, chính sách đãi ngộ và đào tạo tốt, và có 
điều kiện làm việc chấp nhận được. Khi doanh 
nghiệp đáp ứng được các yêu cầu này cũng đồng 
nghĩa với việc tạo ra được một đội ngũ nhận sự 
gắn bó, yêu thích công việc, tự hào về hình ảnh 
của doanh nghiệp và quyết tâm làm việc vì lợi 
ích chung của doanh nghiệp. Lợi ích đạt được ở 
đây rõ ràng ngoài năng suất nâng lên rõ rệt còn 
có một văn hóa gắn kết tại doanh nghiệp; (2) Đối 
với khách hàng, trách nhiệm xã hội của doanh 
nghiệp thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn 
tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng 
hẹn và an toàn cho sử dụng. Thực tế cho thấy, 
nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu 
dùng, hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp sẽ 
lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng. Khi đã xây 
dựng được thương hiệu và niềm tin của người 
tiêu dùng thì việc kinh doanh trở nên thuận lợi 
hơn rất nhiều; (3) Trách nhiệm xã hội của doanh 
nghiệp đối với cộng đồng, đối với cộng đồng nói 
chung, nhiệm vụ trước hết là bảo vệ môi trường 
chính là bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và sau 
đó là làm từ thiện. Khi doanh nghiệp thực hiện 
tốt trách nhiệm xã hội của mình sẽ đem lại rất 
nhiều lợi ích cho chính doanh nghiệp và cho các 
bên liên quan. 
3.2. Thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh 
nghiệp trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam 
Trong những năm gần, đây trách nhiệm xã 
hội đã được áp dụng rộng rãi trong tất cả các 
doanh nghiệp nhưng việc thực hiện trách nhiệm 
xã hội của các doanh nghiệp lại chưa được quan 
tâm nhiều và còn bỏ ngỏ ở nhiều mảng. Để giảm 
chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và tránh một 
khoản chi phí lớn để xử lý chất thải trước khi thải 
ra môi trường, nhiều doanh nghiệp đã không 
ngần ngại sử dụng nhiều cách thức xả thải ra môi 
trường, qua mặt các cơ quan chức năng. Thực tế 
hiện nay, vẫn còn tồn tại một số lượng lớn cơ sở 
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trên 
phạm vi cả nước có 44/439 cơ sở gây ô nhiễm 
môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 
64/2003/QĐ-TTg chưa hoàn thành biện pháp xử 
lý ô nhiễm triệt để, gây ô nhiễm môi trường 
nghiêm trọng k o dài; 268/435 cơ sở gây ô 
nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 
số 1788/QĐ-TTg đang triển khai xử lý ô nhiễm, 
trong đó có 136 cơ sở chậm tiến độ. Tỷ lệ các cơ 
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải, 
khí thải không đạt quy chuẩn cho ph p ra môi 
trường năm 2018 là 21,9% và nhiều khu, cụm 
công nghiệp, làng nghề chưa được đầu tư xây 
dựng hạ tầng BVMT, gây ô nhiễm môi trường. 
Hiện cả nước có 283 khu công nghiệp đang hoạt 
động, trong đó mới chỉ có 228 khu công nghiệp 
đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước 
thải tập trung, đạt tỷ lệ 80%; 615 cụm công 
nghiệp đang hoạt động nhưng chỉ có khoảng hơn 
5% đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập 
trung. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp 
còn lại tự xử lý nước thải hoặc xả trực tiếp ra 
môi trường, dẫn đến nước thải không đạt yêu cầu 
quy chuẩn Việt Nam (Bộ TN&MT, 2019). 
Theo báo cáo tổng kết của Bộ Tài nguyên 
và Môi trường năm 2018, mỗi ngày cả nước phát 
sinh hơn 3 triệu m3 nước thải sinh hoạt, 550.000 
m
3
 nước thải công nghiệp, 125.000 m3 nước thải 
y tế. Hằng năm phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải 
sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công 
nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải công nghiệp 
nguy hại, hơn 17.000 tấn chất thải y tế nguy hại. 
Mỗi năm sử dụng hơn 100.000 tấn hóa chất bảo 
vệ thực vật, trong đó có 80% sử dụng sai mục 
đích, không đúng kỹ thuật, 50% - 70% không 
được cây trồng hấp thụ, thải ra môi trường; phát 
sinh 76 triệu tấn rơm rạ, 85 - 90 triệu tấn chất 
thải chăn nuôi, 80 triệu tấn khí thải (Nguyễn Thế 
Trung, 2019). Những hệ quả về ô nhiễm môi 
Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 
63 
trường đã và đang đặt ra rất nhiều thách thức cho 
thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam. Trên 
thực tế đã xảy ra các sự cố môi trường, các điểm 
nóng ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong dư 
luận; nước thải sinh hoạt ở hầu hết các đô thị, 
khu dân cư chưa được xử lý; rác thải sinh hoạt, 
chất thải công nghiệp chưa được quản lý tốt, gây 
ô nhiễm môi trường; diện tích các hệ sinh thái tự 
nhiên giảm mạnh, đa dạng sinh học tiếp tục bị 
suy thoái nhanh. 
Mặc dù, các vấn đề ô nhiễm môi trường đang 
ngày càng gia tăng và diễn ra trên diện rộng ở 
nhiều lĩnh vực nhưng thực tiễn cho thấy các 
nguồn lực để giải quyết các vấn đề môi trường cấp 
bách vẫn còn rất hạn chế. Hiện nay, các nguồn lực 
chính cho BVMT chủ yếu dựa vào các nguồn đầu 
tư từ ngân sách nhà nước như nguồn ngân sách 
cho sự nghiệp môi trường; nguồn đầu tư phát 
triển; nguồn đầu tư tài chính cho chương tr nh 
mục tiêu quốc gia và một số đề án lớn về BVMT. 
Việc tăng cường đầu tư của nhà nước cho BVMT 
đã có những chuyển biến, song vẫn còn hạn chế 
chưa thể giải quyết triệt để các vấn đề môi trường 
bức xúc hiện nay. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại 
một số vấn đề trong phân bổ và sử dụng nguồn 
đầu tư từ ngân sách nhà nước cho BVMT như 
chưa có ràng buộc, ưu tiên, bố trí chi từ nguồn đầu 
tư phát triển; t nh trạng sử dụng nguồn ngân sách 
sự nghiệp BVMT chưa đúng mục đích còn xảy ra 
ở cả trung ương và địa phương. 
Đánh giá mức độ nhận biết và quan tâm về 
môi trường của doanh nghiệp, theo kết quả điều 
tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt 
Nam (VCCI) năm 2016, đa số các doanh nghiệp 
hầu như không lo ngại về ô nhiễm môi trường 
(ÔNMT) tại địa phương m nh đang hoạt động 
Khoảng 46% doanh nghiệp cả trong và ngoài 
nước đều cho rằng, mức độ ÔNMT hiện tại có 
thể chấp nhận được. Chỉ rất ít khoảng 7% doanh 
nghiệp tin rằng, ÔNMT đã thực sự nghiêm trọng; 
28,1% doanh nghiệp trong nước và 25,7% doanh 
nghiệp FDI cho rằng, môi trường tại địa phương 
hiện tại hơi ô nhiễm hoặc không ô nhiễm. 
T m hiểu về t nh trạng ÔNMT ảnh hưởng 
tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh 
nghiệp, kết quả điều tra cho thấy: 32,4% doanh 
nghiệp trong nước và 27,5 doanh nghiệp FDI cho 
rằng, ÔNMT không gây ảnh hưởng đến hoạt 
động sản xuất của họ. Tuy nhiên, 35% các doanh 
nghiệp cho rằng, ÔNMT đang ảnh hưởng khá 
nhiều hoặc rất nhiều (9,3%) tới hoạt động sản 
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 
Câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp trong lĩnh 
vực nào lo ngại về hiệu quả kinh tế khi môi 
trường bị ô nhiễm. Theo kết quả điều tra, số 
lượng các doanh nghiệp chia sẻ về khả năng bị 
ảnh hưởng tiêu cực là khá thấp. Có 11% doanh 
nghiệp FDI và 14% doanh nghiệp dân doanh 
trong lĩnh vực chế tạo tin rằng t nh hình ÔNMT 
nghiêm trọng và gây tổn hại tới hoạt động của 
họ; từ 20% đến 30% doanh nghiệp trong các lĩnh 
vực khác bày tỏ sự lo ngại tương tự và các doanh 
nghiệp FDI tỏ ra lo ngại hơn nhiều so với các 
doanh nghiệp trong nước. 
Mặt khác, cũng có thể nhận thấy tương đối 
rõ một số khác biệt giữa các vùng miền. Trước 
hết là sự khác biệt giữa khu vực thành thị và 
nông thôn. Doanh nghiệp ở Hà Nội, ở những tỉnh 
giáp với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bày tỏ quan 
tâm nhiều nhất về thiệt hại do ÔNMT gây ra. Do 
tâm chấn của cuộc khủng hoảng Formosa, các 
tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng 
B nh, đều bày tỏ sự lo ngại lớn đối với vấn đề ô 
nhiễm môi trường. 
Có thể thấy, sự khác biệt giữa câu trả lời 
trên liên quan đến định hướng thị trường. Hầu 
hết, các doanh nghiệp FDI tham gia lĩnh vực chế 
tạo đều có định hướng xuất khẩu, với mục tiêu 
bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Vấn đề 
ÔNMT ở Việt Nam có ảnh hưởng rất ít đến sản 
lượng tiêu thụ ở nước ngoài. Trong khi đó, các 
doanh nghiệp cung cấp các ngành dịch vụ, bán 
lẻ, xây dựng, tài chính đều hướng đến thị trường 
trong nước. Thành công của những doanh nghiệp 
này phụ thuộc chủ yếu vào mức độ hài lòng và 
sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam cũng 
như khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là lĩnh 
vực kinh doanh khách sạn và du lịch. ÔNMT sẽ 
gây ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động của họ 
do chất lượng dịch vụ cung cấp bị giảm, dẫn đến 
việc giảm lượng khách hàng. 
Việc thực thi các quy định về môi trường, 
hiện có khoảng 87% doanh nghiệp có vốn đầu tư 
trong và ngoài nước cho rằng, họ ít nhiều biết tới 
các quy định môi trường áp dụng đối với doanh 
nghiệp của họ. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng 
kể về mức độ nhận thức. Gần 50% doanh nghiệp 
FDI cho rằng họ biết rất rõ về các quy định môi 
trường, trong khi chỉ có 30% các doanh nhiệp 
dân doanh trong nước nắm rõ các quy định này. 
Điều này cho thấy, hiểu biết pháp lý và tuân thủ 
các quy định pháp luật về BVMT trong các 
doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế. 
Khảo sát mức độ tuân thủ hiện tại của doanh 
nghiệp về các quy định môi trường cho thấy, 38% 
các doanh nghiệp FDI và 44% các doanh nghiệp 
trong nước đã thừa nhận rằng, họ chưa tuân thủ 
đầy đủ, hoặc thậm chí không tuân thủ các điều 
Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 
64 
khoản về môi trường. Giải thích về vấn đề này, cả 
doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều cho 
rằng, quy mô của họ quá nhỏ để có thể tác động 
tiêu cực đến môi trường; các quy định về môi 
trường quá rườm rà và chi phí để thực hiện tuân 
thủ chúng quá cao (Hoàng Oanh, 2017). 
Mặt khác, khoảng 50% các doanh nghiệp 
đều tin rằng BVMT là vấn đề quan trọng và sẵn 
sàng trả một mức chi phí hợp lý cho các hoạt 
động cụ thể, cũng như áp dụng thêm các quy 
định pháp luật để tránh ô nhiễm, đặc biệt là các 
doanh nghiệp nông nghiệp, thủy sản, tài chính và 
dịch vụ. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh 
doanh của các doanh nghiệp chế tạo cũng chịu 
nhiều thiệt hại do ÔNMT. Kết quả điều tra PCI 
cũng thấy, một số lượng lớn các doanh nghiệp đã 
nỗ lực phòng chống ÔNMT thông qua việc áp 
dụng các quy chế nội bộ và các chương tr nh đào 
tạo, tập huấn cho người lao động về BVMT, mặc 
dù biết rằng việc làm này sẽ làm tăng chi phí của 
doanh nghiệp. Đã có 75% doanh nghiệp FDI và 
73% doanh nghiệp dân doanh hiện đang áp dụng 
các “chính sách xanh” như giảm thiểu ô nhiễm 
bằng cách sử dụng nguyên liệu và năng lượng 
tiết kiệm (Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần 
Minh Trí, 2018). 
Sau sự cố môi trường Formosa, các doanh 
nghiệp dường như đồng t nh cao hơn và chấp 
nhận nghĩa vụ thực thi các quy định về môi 
trường mà chính quyền địa phương tiến hành, dù 
điều đó có thể sẽ gia tăng gánh nặng chi phí và 
trách nhiệm cho doanh nghiệp. Đồng thời, các 
doanh nghiệp cho rằng chính các doanh nghiệp 
phải có trách nhiệm BVMT dù việc này làm tăng 
chi phí của doanh nghiệp. 
3.3. Kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường 
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo 
vệ môi trường 
Để tăng cường trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp trong BVMT gắn với mục tiêu 
phát triển bền vững đất nước, tác giả đề xuất một 
số nhóm giải pháp sau: 
Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, 
trong xu thế toàn cầu hóa, một trong những vấn 
đề mà chính các doanh nghiệp của những nước 
đang phát triển hay gặp phải trong việc đẩy mạnh 
xuất khẩu, thâm nhập vào thị trường quốc tế là 
việc thiếu thông tin. Để khắc phục t nh trạng này, 
trước hết, công ty cần kịp thời cập nhật các quy 
định pháp luật môi trường trong nước để nắm bắt 
được những quy định về thuế, phí môi trường; 
quy định về xử phạt vi phạm hành chính... Đồng 
thời phải chủ động t m hiểu những quy định của 
pháp luật môi trường quốc tế như thông tin về 
tiêu chuẩn và các biện pháp về sức khỏe hay 
kiểm dịch được áp dụng đối với sản phẩm xuất 
khẩu tại các thị trường trọng điểm. 
Về công tác đánh giá tác động môi trường, 
hầu như các doanh nghiệp đều thuê dịch vụ tư 
vấn lập báo cáo v vậy họ không hiểu tác động 
môi trường là g , nội dung như thế nào, có trách 
nhiệm g hay không. Do đó, doanh nghiệp cần 
nghiêm túc thực hiện báo cáo đánh giá tác động 
và cam kết bảo vệ môi trường khi có kế hoạch 
triển khai đầu tư dự án. 
Trong quá tr nh sản xuất, kinh doanh có nhu 
cầu sử dụng nước hoặc các tài nguyên khác để 
sản xuất, phải làm thủ tục xin cấp ph p và xả thải 
theo quy định của pháp luật. 
Các doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công 
nghệ, áp dụng phương pháp sản xuất sạch để 
hướng tới sự phát triển bền vững. Áp dụng 
phương pháp sản xuất sạch không những hạn chế 
được ô nhiễm trong nước mà còn giảm được chi 
phí sản xuất, giá thành và nâng cao sức cạnh 
tranh của sản phẩm, bảo vệ môi trường. 
Cần cải tiến nâng cao kỹ thuật của các trang 
thiết bị xử lý chất thải để, góp phần hạn chế tác 
nhân gây ô nhiễm môi trường; thay đổi công 
nghệ độc hại gây ô nhiễm môi trường bằng các 
công nghệ sạch, ít hoặc không gây ô nhiễm; thu 
hồi và tái sử dụng một số loại chất thải rắn đặc 
thù trong một số cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô 
nhiễm cao như cơ sở sản xuất thuốc lá, cơ sở dệt 
may...; hạn chế việc sử dụng nhiên liệu gây ô 
nhiễm trong sản xuất nhằm giảm đáng kể nguồn 
gây ô nhiễm. 
Nâng cao năng lực tài chính của doanh 
nghiệp, các doanh nghiệp có thể đổi mới dây 
chuyền công nghệ nhằm tiết kiệm chi phí sản 
xuất, đồng thời tạo được chỗ đứng cho sản phẩm 
trên thị trường. Các doanh nghiệp cần có chiến 
lược kinh doanh cụ thể và hiệu quả, khai thác tối 
đa những tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, 
tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ từ Nhà nước. Bên 
cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu các biện 
pháp khác nhằm nâng cao năng lực tài chính của 
m nh qua đó có thêm kinh phí đầu tư cho việc 
bảo vệ môi trường. 
Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường tại 
doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần có kế hoạch 
đào tạo nguồn nhân lực có tr nh độ chuyên môn 
về môi trường nhằm áp dụng các quy định và 
quy chuẩn quốc gia và quốc tế của sản phẩm liên 
quan đến môi trường. 
Các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng tổ 
chức quản lý môi trường trong doanh nghiệp, 
chuyên môn hóa cán bộ quản lý môi trường trong 
Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 
65 
doanh nghiệp. Theo đó, để xây dựng một tổ chức 
quản lý môi trường trong một doanh nghiệp hoạt 
động có hiệu quả, khâu quan trọng nhất đó là 
chuẩn bị nhân lực. Đó phải là những người am 
hiểu các hoạt động của công ty, am hiểu về kỹ 
thuật cũng như các văn bản pháp luật, có năng 
lực khoa học công nghệ và môi trường, am hiểu 
về hệ thống tiêu chuẩn môi trường... Ngoài ra, họ 
cũng có khả năng vận hành các hệ thống xử lý, 
phân tích kiểm tra mức độ đảm bảo tiêu chuẩn 
môi trường của sản phẩm và chất thải, có khả 
năng đánh giá tác động môi trường trong suốt 
quy tr nh sản xuất của công ty; kế hoạch để 
thường xuyên tiếp cận kịp thời với các thông tin 
về thị trường liên quan đến yếu tố môi trường 
của sản phẩm. 
Giải pháp quản lý nhà nước đối với doanh 
nghiệp nhằm BVMT, cần tăng cường tuyên 
truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức, trách 
nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong công tác 
BVMT gắn với phát triển bền vững. Trong nền 
kinh tế thị trường, doanh nghiệp và người dân là 
những chủ thể tạo ra sản phẩm và thúc đẩy tăng 
trưởng kinh tế. Chính v vậy, cần phải đẩy mạnh 
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong quản 
lý tài nguyên, BVMT để tạo ra động lực khuyến 
khích doanh nghiệp chủ động tham gia BVMT 
dựa trên các nguyên tắc của thị trường. 
Nghiên cứu thiết lập các công cụ kinh tế và 
cơ chế tài chính đột phá nhằm huy động các 
nguồn lực xã hội hóa cho BVMT. Muốn vậy cần 
phải vận dụng các nguyên tắc căn bản của thị 
trường trong quản lý môi trường như người “gây 
ô nhiễm phải trả tiền-PPP”, “người hưởng lợi từ 
môi trường phải trả tiền-BPP”, vận dụng linh 
hoạt các công cụ kinh tế phù hợp với thực tiễn 
Việt Nam như các loại thuế, phí, đặt cọc hoàn 
trả, quyền phát thải và mua bán phát thải theo 
hạn ngạch cho BVMT để điều chỉnh hành vi của 
doanh nghiệp. 
Rà soát, chỉnh sửa và bổ sung nhằm tăng 
cường tính hiệu lực, hiệu quả và tính thực thi của 
các quy định pháp luật về BVMT đối với doanh 
nghiệp. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà 
nước về môi trường từ trung ương tới địa 
phương, tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành 
và địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra và 
xử lý kịp thời các vi phạm về môi trường trong 
các doanh nghiệp, tăng vai trò giám sát và phối 
hợp của người dân và các cơ quan quản lý địa 
phương đối với doanh nghiệp trong công tác bảo 
vệ môi trường. 
4. K t luận 
Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh 
nghiệp với bảo vệ môi trường nhằm tăng cường 
cam kết của doanh nghiệp cho phát triển kinh tế 
bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về 
bảo vệ môi trường, theo cách có lợi cho cả doanh 
nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội là 
một quá tr nh lâu dài, đòi hỏi sự kiên tr , bền bỉ và 
không k m phần quyết liệt nhằm khẳng định các 
giá trị chuẩn quốc gia, h nh thành môi trường kinh 
doanh thượng tôn pháp luật, đề cao đạo đức kinh 
doanh, trách nhiệm xã hội, cạnh tranh lành mạnh 
trong cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết đã phân 
tích, đánh giá được những vấn đề lý luận và thực 
tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong 
bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất được một số giải 
pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp đối với vấn đề bảo vệ môi trường và 
phát triển bền vững giúp các doanh nghiệp nâng 
cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường 
quốc tế và đảm bảo phát triển bền vững. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ tài nguyên và Môi trường. (31/7/2019). Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 
2018, truy cập ngày 31/7/2019, từ  
[2]. Lê Tuấn Bách. (2015). Cách thức để nhà nước điều tiết hiệu quả trách nhiệm xã hội của doanh 
nghiệp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, 2015, số 1, tr 37 - 44 
[3]. Nguyễn Thế Chinh, Lại Văn Mạnh. (2017). Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong bảo vệ môi 
trường và tăng trưởng xanh, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường. Tạp chí Môi 
trường, số 4/2017 
[4]. Châu Thị Lệ Duyên. (2019). Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Mối quan hệ với hiệu quả hoạt động 
ở các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, Việt nam. Tạp chí Khoa học trường ĐH Cần Thơ, 2019, 
tập 55, Số 1, tr. 88 – 100 
[5]. Phạm Văn Đức. (2010). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và 
thực tiễn cấp bách. Tạp chí Triết học, 2010, số 2 
Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 
66 
[6]. Lê Thanh Hà. (2011). Nâng cao vai trò của các bên liên quan trong việc thúc đẩy thực hiện trách 
nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tạp chí Lao động và xã hội, 2011, số 401, tr. 22-23,25. -ISSN. 0868-3227 
[7]. Đặng Thị Hoa, Giáp Thị Huyền Trang. (2016). Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: trường 
hợp nghiên cứu điểm tại công ty TNHH Long Hà – Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm 
nghiệp, 2016, số 1, tr 101 - 111 
[8]. Hoàng Oanh. (2017). Mối quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề môi trường. Tạp chí 
Môi trường, số 5/2017 
[9]. Trần Anh Phương. (2009). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam 
hiện nay. Tạp chí Triết học, 2009, số 8 
[10]. Nguyễn Đ nh Tài. (2010). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các vấn đề đặt ra hôm nay. Tạp 
chí Kinh tế và dự báo, 2010, số 2. tr. 8-10. 
[11]. Nguyễn Thế Trung. (14/8/2019). Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, truy cập ngày 
14/8/2019 từ 
nhiem-moi-truong-hien-nay.aspx 
Thông tin tác giả: 
1. Tạ Thị Thanh Huyền 
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD 
- Địa chỉ email: thanhhuyen@tueba.edu.vn 
Ngày nhận bài: 23/08/2019 
Ngày nhận bản sửa: 13/9/2019 
Ngày duyệt đăng: 25/9/2019 

File đính kèm:

  • pdftrach_nhiem_xa_hoi_cua_doanh_nghiep_trong_bao_ve_moi_truong.pdf