Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tài sản thương hiệu và kết quả kinh doanh dựa trên cảm nhận của nhân viên công ty du lịch trong bối cảnh hội nhập TPP

Nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa nhận thức CSR của nhân viên đối với tài sản thương hiệu và

kết quả kinh doanh trong ngành du lịch. Số liệu được thu thập từ 336 nhân viên của các doanh nghiệp du lịch thông

qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Các phương pháp thống kê so sánh, mô tả, tổng hợp; kiểm định Cronbach’s

Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mô hình cấu trúc tuyến

tính SEM được dùng để giải thích dữ liệu. Kết quả cho thấy cả 4 yếu tố: cảm nhận của nhân viên về trách nhiệm

kinh tế, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm từ thiện đều có tác động tích cực đến tài sản

thương hiệu và kết quả kinh doanh. Ngoài ra, tài sản thương hiệu có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh.

Nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý chính sách cho các nhà quản lý công ty du lịch trong việc nâng cao các hoạt

động trách nhiệm xã hội của mình.

pdf 14 trang kimcuc 7560
Bạn đang xem tài liệu "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tài sản thương hiệu và kết quả kinh doanh dựa trên cảm nhận của nhân viên công ty du lịch trong bối cảnh hội nhập TPP", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tài sản thương hiệu và kết quả kinh doanh dựa trên cảm nhận của nhân viên công ty du lịch trong bối cảnh hội nhập TPP

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tài sản thương hiệu và kết quả kinh doanh dựa trên cảm nhận của nhân viên công ty du lịch trong bối cảnh hội nhập TPP
80 Hoàng Anh Viện. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 80-93 
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP, 
TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH DỰA 
TRÊN CẢM NHẬN CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY DU LỊCH 
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TPP 
HOÀNG ANH VIỆN 
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Phân hiệu Quảng Ngãi - viendhcn@gmail.com 
(Ngày nhận: 01/11/2016; Ngày nhận lại: 10/07/2018; Ngày duyệt đăng: 10/07/2018) 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa nhận thức CSR của nhân viên đối với tài sản thương hiệu và 
kết quả kinh doanh trong ngành du lịch. Số liệu được thu thập từ 336 nhân viên của các doanh nghiệp du lịch thông 
qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Các phương pháp thống kê so sánh, mô tả, tổng hợp; kiểm định Cronbach’s 
Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mô hình cấu trúc tuyến 
tính SEM được dùng để giải thích dữ liệu. Kết quả cho thấy cả 4 yếu tố: cảm nhận của nhân viên về trách nhiệm 
kinh tế, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm từ thiện đều có tác động tích cực đến tài sản 
thương hiệu và kết quả kinh doanh. Ngoài ra, tài sản thương hiệu có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh. 
Nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý chính sách cho các nhà quản lý công ty du lịch trong việc nâng cao các hoạt 
động trách nhiệm xã hội của mình. 
Từ khóa: Doanh nghiệp du lịch; Kết quả kinh doanh; Tài sản thương hiệu; Trách nhiệm xã hội. 
Correlation among corporate social responsibility, brand equity and firm performance 
based on feeling of staff in travel companies in TPP integration 
ABSTRACT 
The aim of this paper is to identify the relationship between staff Corporate Social Responsibility (CSR) 
awareness of brand equity and firm performance in the tourism sector using a well-designed questionnaire to collect 
data from 336 staff working in tourism enterprises. The research uses various models of Cronbach’s Alpha 
coefficient, Exploratory Factor Analysis (EFA), Confirmatory Factor Analysis (CFA), and Structural Equation 
Analysis (SEM) to analyze the data. Research results show that all four factors of staff feelings about economic 
responsibilities, ethical responsibilities, legal responsibilities and philanthropic responsibilities have a positive 
impact on brand equity and firm performance. Besides, brand equity has a positive impact on firm performance. The 
study also suggests some implications for tourism managers to enhance CSR activities in their business. 
Keywords: Tourism enterprises; Firm performance; Brand equity; CSR. 
1. Đặt vấn đề 
Khi tham gia TPP, lĩnh vực du lịch của 
Việt Nam sẽ phát triển đáng kể do sự gia tăng 
của dòng khách trong khối đến tìm kiếm cơ 
hội kinh doanh và đầu tư. Việc nới lỏng điều 
kiện tự do đầu tư và di chuyển lao động giữa 
12 nước sẽ giúp gia tăng nhu cầu đi lại tìm 
kiếm cơ hội đầu tư, việc làm và kết hợp du 
lịch; gia tăng dòng du khách quốc tế và tăng 
cường mật độ, quy mô các loại hình du lịch - 
kinh doanh, du lịch - hội họp (MICE) ngay 
trong nội khối TPP mà Việt Nam là một thành 
viên. Du khách quốc tế có cơ hội làm thủ tục 
thuận lợi, dịch chuyển nhanh và rẻ hơn bởi có 
những cam kết nhập cảnh tạm thời của khách 
kinh doanh trong khuôn khổ TPP (Đinh 
Ngọc Đức, 2016). 
Điều đáng nói là 5/12 nước thành viên 
của TPP gồm Hoa Kỳ, Việt Nam, Malaysia, 
Australia và Mexico đều nằm trong danh sách 
các nước đa dạng sinh thái hàng đầu thế giới, 
với việc siết chặt các yêu cầu về vệ sinh và 
môi trường sống, chống buôn bán động vật 
hoang dã, Do đó môi trường sống và cơ sở 
 Hoàng Anh Viện. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 80-93 81 
hạ tầng du lịch thiên nhiên sẽ được cải thiện 
hơn khi thực hiện cam kết trong TPP. Điều 
này thúc đẩy du lịch phát triển bền vững và có 
trách nhiệm. 
Tại Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội 
của doanh nghiệp đã được một số bộ, ngành 
quan tâm, chú ý khá sớm. Bằng chứng là, từ 
năm 2005, Phòng Thương mại và Công 
nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh 
và Xã hội, Bộ Công thương cùng với các hiệp 
hội Da giày, Dệt may trao giải thưởng “Trách 
nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự 
phát triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh 
nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Nhiều 
doanh nghiệp lớn ở Việt Nam như Samsung 
Electronics Việt Nam, Unilever Việt Nam, 
Vinamilk xem CSR là một triết lý kinh 
doanh cơ bản và song hành với chiến lược 
phát triển góp phần vào sự thành công bền 
vững, giúp doanh nghiệp thực hiện được tầm 
nhìn và sứ mệnh. Việc thực hành CSR của các 
doanh nghiệp và người sản xuất không những 
góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an toàn lao 
động, đảm bảo môi trường bền vững mà còn 
là yếu tố sống còn để xây dựng và phát triển 
tài sản thương hiệu và nâng cao kết quả kinh 
doanh của doanh nghiệp. 
Các nghiên cứu trước đây cho rằng, CSR 
dẫn đến hành vi đạo đức của nhân viên, từ đó 
tăng cường hiệu quả tổ chức (Laczniak & 
Murphy, 1991; Preston & O'Bannon, 1997; 
Sims & Kroeck, 1994). Thực hiện đầy đủ 
CSR sẽ cải thiện hình ảnh doanh nghiệp và 
tăng cường ảnh hưởng của chiến thuật 
marketing, do đó ảnh hưởng tích cực đến hiệu 
suất công ty (Maignan, Ferrell, and Frell; 
2005). Torres, Bijmolt, Tribo, và Verhoef 
(2012) nhận thấy rằng, thực hiện CSR đối với 
tất cả các bên liên quan ảnh hưởng tích cực 
đến tài sản thương hiệu. 
Lai, Chiu, Yang and Pai (2010) nghiên 
cứu ảnh hưởng của CSR lên hiệu suất thương 
hiệu trong thị trường công nghiệp (B2B) với 
phương pháp nghiên cứu định tính thông qua 
bảng câu hỏi. Kết quả cho thấy rằng CSR ảnh 
hưởng tích cực đến tài sản thương hiệu công 
nghiệp và hiệu suất thương hiệu. 
Ngành Du lịch đang chủ trương thực hiện 
chính sách phát triển bền vững, trong đó coi 
phát triển du lịch có trách nhiệm là con đường 
dẫn đến sự thành công. Doanh nghiệp du lịch 
đóng một vai trò quan trọng trong việc xây 
dựng, quảng bá và cung cấp sản phẩm du lịch 
có trách nhiệm đến với người tiêu dùng. Nâng 
cao nhận thức của nhân viên về CSR thông 
qua đó góp phần tăng cường tài sản thương 
hiệu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 
của doanh nghiệp sẽ hỗ trợ họ thực hiện các 
vai trò quan trọng như là "nhà cung cấp" du 
lịch có trách nhiệm và đóng góp quan trọng 
vào sự phát triển chung, nâng cao chất lượng 
sản phẩm du lịch cũng như xây dựng hình ảnh 
Việt Nam như là điểm đến du lịch có trách 
nhiệm. Chính vì lý do đó bài viết này tập trung 
nghiên cứu mối quan hệ giữa nhận thức CSR 
của nhân viên, tài sản thương hiệu và kết quả 
kinh doanh – Trường hợp các doanh nghiệp du 
lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 
trọng tâm của bài báo: (1) Nghiên cứu tác 
động của CSR đến tài sản thương hiệu; (2) 
Nghiên cứu tác động của CSR đến kết quả 
kinh doanh; (3) Nghiên cứu tác động của tài 
sản thương hiệu đến kết quả kinh doanh. 
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 
2.1. Trách nhiệm xã hội của doanh 
nghiệp (CSR) 
Có nhiều định nghĩa CSR đã được đưa ra, 
theo Bowen (1953), CSR là nghĩa vụ của 
thương nhân theo đuổi các chính sách để đưa 
ra quyết định hoặc những hành động cần thiết 
về các mục tiêu và giá trị cho xã hội. McGuire 
(1963) cho rằng một công ty không chỉ có 
nghĩa vụ về mặt kinh tế và chấp hành luật 
pháp, mà còn phải có những trách nhiệm nhất 
định khác đối với xã hội. Theo ý tưởng này, 
Carroll (1979, 1991) đã khái quát hóa các 
trách nhiệm xã hội thành bốn nhóm: trách 
nhiệm kinh tế, trách nhiệm luật pháp, trách 
nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện. Quan 
điểm của Carroll về CSR thể hiện cụ thể trong 
Hình 1. 
82 Hoàng Anh Viện. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 80-93 
Hình 1. Mô hình kim tự tháp của Carroll (1991) 
Trách nhiệm kinh tế tức là doanh nghiệp 
có nghĩa vụ tạo ra lợi nhuận; cung cấp việc 
làm; và sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ mà 
khách hàng cần. Trách nhiệm luật pháp là 
doanh nghiệp phải có nghĩa vụ tuân theo các 
luật lệ, luật pháp của địa phương, của đất nước 
và cả luật quốc tế trong quá trình hoạt động. 
Trách nhiệm đạo đức là doanh nghiệp phải đáp 
ứng các chuẩn mực, kỳ vọng khác của xã hội, 
những điều không được ghi trong luật; cụ thể 
hơn là trách nhiệm đáp ứng được các chuẩn 
mực, kỳ vọng của các bên liên quan, gồm có 
khách hàng, nhân viên, cổ đông và cộng đồng. 
Trách nhiệm từ thiện tức là doanh nghiệp phải 
đáp ứng được các kỳ vọng từ xã hội, doanh 
nghiệp cũng nên giống như là những công dân 
tốt; thí dụ như đóng góp về nguồn lực tài 
chính, giáo dục, hoạt động cộng đồng. 
Mô hình kim tự tháp của Caroll (1991) là 
quan điểm được nhiều học giả chấp nhận và 
nhà nghiên cứu ứng dụng (Hoàng Thị Phương 
Thảo & Huỳnh Long Hổ, 2015). Nghiên cứu 
này dựa trên phương pháp luận của mô hình 
kim tự tháp của Caroll (1991) và được đặt 
trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam. 
2.2. CSR và các bên liên quan 
Các bên liên quan là các cá nhân và các 
nhóm người có thể ảnh hưởng đến và có thể 
hành vi của họ bị ảnh hưởng bởi hoạt động 
của Công ty (Freeman, 1984). Là thành viên 
của tổ chức, nhân viên có liên quan, đóng góp, 
và phản ứng với đầu tư của nó trong thực 
hành trách nhiệm xã hội (Rupp và cộng sự, 
2006). Nhân viên không chỉ mong đợi công ty 
cư xử một cách có trách nhiệm xã hội, mà họ 
còn là tác nhân quan trọng của CSR (Peterson, 
2004; Rupp và cộng sự, 2006). Vì vậy, cuối 
cùng việc thực thi các chiến lược CSR một 
cách thường xuyên là trách nhiệm của nhân 
viên. Thành tựu của các kế hoạch CSR sẽ phụ 
thuộc phần lớn vào sự tự nguyện của họ hợp 
tác và tuân thủ chiến lược CSR (Collier & 
Esteban, 2007). Bên cạnh đó tầm quan trọng 
của họ như là tác nhân của CSR, nhân viên 
cũng đóng vai trò khác với sự gia tăng tiềm 
năng về quan tâm và nâng cao nhận thức của 
họ về thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội 
của Công ty. 
2.3. Tài sản thương hiệu công nghiệp 
 Khái niệm về tài sản thương hiệu đã 
Trách nhiệm từ thiện 
(Philanthropic responsibilities) 
Là một công dân doanh nghiệp tốt. 
 Có đóng góp nguồn lực cho cộng 
đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống. 
Trách nhiệm đạo đức 
(Ethical responsibilities) 
Thực hiện đúng những gì được coi là 
công bằng, đúng đắn, hợp lý. 
Trách nhiệm luật pháp 
(Legal responsibilities) 
Cần phải hoạt động theo đúng pháp luật. 
Trách nhiệm kinh tế 
(Economic responsibilities) 
Cần phải có lợi nhuận. 
Đây là nền tảng của mọi trách nhiệm khác. 
 Hoàng Anh Viện. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 80-93 83 
được phát triển trong thị trường B2C và được 
chấp nhận rằng, tài sản thương hiệu và quản 
trị thương hiệu là rất quan trọng cho sự thành 
công của các công ty B2C (Jing Zhang và 
cộng sự, 2015). Nhiều tác giả cho rằng khái 
niệm xây dựng thương hiệu có khả năng áp 
dụng trong cả thị trường B2B và B2C (Davis, 
Golicic, & Marquardt, 2009). Nghiên cứu gần 
đây chỉ ra rằng tài sản thương hiệu có tầm 
quan trọng cao trong việc tạo vị thế cạnh tranh 
của các công ty B2B và hiệu suất (Backhaus 
và cộng sự, 2011; Kim & Hyun, 2011; Kotler 
& Pfoertsch, 2007). 
Các nghiên cứu trước đây về xây dựng 
thương hiệu B2B đã chủ yếu tập trung vào 
việc xác định sự khác biệt giữa xây dựng 
thương hiệu trong người tiêu dùng so với các 
bối cảnh công nghiệp (Ví dụ, Brown, 
Bellenger, & Johnston, 2007). Gần đây các 
nhà nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu khám phá 
các yếu tố tiền đề của tài sản thương hiệu 
công nghiệp, chẳng hạn như: giá trị so với 
tiền, hiệu suất phân phối, xúc tiến và nhân sự; 
(Van Riel và cộng sự, 2005) hình ảnh đoàn 
thể, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giá cả và 
chi phí (Cretu & Brodie, 2007); chất lượng 
dịch vụ, đáp ứng, và trao quyền (Roberts & 
Merrilees, 2007); chất lượng sản phẩm, chất 
lượng dịch vụ, giá cả, sự khác biệt, lời hứa, và 
sự tin tưởng và tín nhiệm (Jensen & Klastrup, 
2008); thẩm quyền nhà cung cấp và giá trị 
mua của người mua (Han & Sung, 2008); kinh 
nghiệm khách hàng (Biedenbach & Marell, 
2010); Trách nhiệm xã hội và uy tín của công 
ty (Lai, Chiu, Yang, và Pai, 2010), 
2.4. Kết quả kinh doanh 
Đa số nhà nghiên cứu cho rằng kết quả 
kinh doanh của doanh nghiệp là mức độ đạt 
được mục tiêu của doanh nghiệp (Buzzell & 
Gale 1987; Cyer & March 1992). Kết quả 
kinh doanh thể hiện bằng lợi nhuận, tăng 
trưởng thị phần, doanh thu và các mục tiêu 
chiến lược của doanh nghiệp. Kết quả kinh 
doanh được đánh giá dựa trên mức độ đạt 
được các mục tiêu đó (Hult và cộng sự, 2004). 
2.5. CSR và tài sản thương hiệu 
Smith và Higgins (2000) cho rằng: 
“Người quản lý thương hiệu sử dụng mối 
quan tâm của người tiêu dùng đối với trách 
nhiệm kinh doanh như là một phương tiện để 
đảm bảo lợi thế cạnh tranh”. Brickley và cộng 
sự (2002) cũng thừa nhận rằng uy tín của 
công ty đối với hành vi trách nhiệm xã hội là 
một bộ phận quan trọng của tài sản thương 
hiệu doanh nghiệp. Maignan và Ferrell (2004) 
cho rằng CSR sẽ giúp công ty tăng cường lợi 
thế tiếp thị và củng cố bản sắc doanh nghiệp 
với các bên liên quan. Jones (2005) đề xuất 
rằng giá trị thương hiệu xuất phát từ các tương 
tác được tạo ra giữa thương hiệu và các bên 
liên quan của nó. Doanh nghiệp càng thực 
hiện được kỳ vọng của các bên liên quan, tài 
sản thương hiệu càng có giá trị hơn. 
CSR ảnh hưởng tích cực đến giá trị 
thương hiệu công nghiệp (Lai và cộng sự, 
2010). Demetriou và cộng sự (2010) lập luận 
rằng nếu một công ty tham gia vào các sáng 
kiến CSR, người tiêu dùng có cảm giác tốt 
hơn đối với các nhãn hiệu của doanh nghiệp. 
Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội có thể có 
một tác động tích cực về hình ảnh công ty của 
công ty (Huang, Liên, 2012). 
Khi nhân viên hiểu được doanh nghiệp họ 
đang tích cực tham gia các hoạt động CSR và 
điều này làm cho họ tự hào khi là một phần 
của doanh nghiệp đó (You & cộng sự, 2013). 
Khi đó, họ sẽ hỗ trợ tích cực hơn cho các hoạt 
động CSR và qua đó góp phần gia tăng tài sản 
thương hiệu cho doanh nghiệp. Theo logic 
này, nghiên cứu này suy luận rằng những 
nhận thức tích cực của nhân viên về việc thực 
hiện CSR của một công ty công nghiệp có thể 
làm tăng tài sản thương hiệu của công ty. 
H1: Nhận thức về trách nhiệm kinh tế của 
nhân viên tác động thuận chiều với tài sản 
thương hiệu 
H2: Nhận thức về trách nhiệm luật pháp 
của nhân viên tác động thuận chiều với tài 
sản thương hiệu 
H3: Nhận thức về trách nhiệm đạo đức 
84 Hoàng Anh Viện. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 80-93 
của nhân viên tác động thuận chiều với tài 
sản thương hiệu 
H4: Nhận thức về trách nhiệm từ thiện 
của nhân viên tác động thuận chiều với tài 
sản thương hiệu 
2.6. CSR và kết quả kinh doanh 
Laczniak và Murphy (1991) cho rằng khi 
công ty cam kết phát triển văn hóa về đạo đức 
kinh doanh sẽ tránh phát sinh các tổn thất cá 
nhân và tổ chức, và các chi phí xã hội, do đó 
dẫn đến một kết quả kinh doanh tốt hơn. 
Verschoor (1998) xem xét các dữ liệu tài 
chính của 500 công ty và kết luận rằng CSR 
có một mối quan hệ nhân quả với kết quả kinh 
doanh. Preston và O'Bannon (1997), lập luận 
rằng có một mối quan hệ tích cực giữa CSR 
và hoạt động tài chính. Brammer và 
Millington (2008) chỉ ra rằ ... ính bền vững trong nội bộ 
doanh nghiệp để tăng hiệu quả nhân viên và 
với các nhà cung cấp; doanh thu tăng qua các 
hành động giảm thiểu chi phí như việc giảm 
tiêu thụ năng lượng, nâng cao tính hiệu quả 
hoạt động bằng cách sử dụng hiệu quả các 
nguồn lực; ngoài ra doanh thu tăng do tăng số 
lượng du khách bởi nhu cầu về các sản phẩm 
du lịch có trách nhiệm đang tăng cao. 
 Về trách nhiệm từ thiện: 
Đây là một hoạt động truyền thống, các 
doanh nghiệp tích cực tham gia các hoạt động 
đóng góp như ủng hộ các vùng bị thiên tai, 
ủng hộ phong trào xóa đói giảm nghèo, các 
hoạt động đền ơn đáp nghĩa với các đối tượng 
người có công, ủng hộ những nhóm người 
thiệt thòi như khuyết tật, nạn nhân chiến tranh 
và một số có đóng góp cho phát triển địa 
phương như các công trình giáo dục, y tế, vui 
chơi cho trẻ em nghèo, Bên cạnh đó, các 
90 Hoàng Anh Viện. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 80-93 
doanh nghiệp du lịch cần phải quan tâm hỗ trợ 
bảo vệ môi trường điểm đến. 
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp 
theo 
5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu 
Kết quả nghiên cứu chỉ mang tính đặc thù 
cho các doanh nghiệp du lịch tại Thành phố 
Hồ Chí Minh, chưa mang tính đại diện cho 
các địa phương khác trong cả nước. 
Nghiên cứu chưa đi sâu vào phân tích 
mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong 
chuỗi các doanh nghiệp du lịch của Thành phố 
để thấy được vai trò của mình trong hệ thống. 
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo 
Thứ nhất, mở rộng nghiên cứu cho các 
địa phương khác trong cả nước. 
Thứ hai, nghiên cứu tiếp theo cần xét đến 
mối quan hệ giữa các doanh nghiệp du lịch 
này trong chuỗi doanh nghiệp du lịch của địa 
phương để thấy được vai trò của mình trong 
hệ thống. 
Thứ ba, nghiên cứu tiếp theo nên mở 
rộng nghiên cứu ở những lĩnh vực kinh 
doanh khác 
Tài liệu tham khảo 
Aaker, D. A. (1991). Managing brand equity. New York: The Free Press. 
Ackerberg, D. A. (2001). Empirically distinguishing informative and prestige effects of advertising. The RAND 
Journal of Economics, 32(2), 316–333. 
Ayuso, S., Rodríguez, M.Á., & Ricart, J. E. (2006). Using stakeholder dialogue as a source for new ideas: A 
dynamic capability underlying sustainable innovation. Corporate Governance, 6(4), 475–490. 
Backhaus, K., Steiner, M., & Lügger, K. (2011). To invest, or not to invest, in brands? Drivers of brand relevance in 
B2B markets. Industrial Marketing Management, 40(7), 1082–1092. 
Baumgarth, C., & Binckebanck, L. (2011). Sales force impact on B-to-B brand equity: Conceptual framework and 
empirical test. The Journal of Product and Brand Management, 20(6), 487–498. 
Baumgarth, C., & Schmidt, M. (2010). How strong is the business-to-business brand in the workforce? An 
empirically-tested model of ‘internal brand equity’ in a business-to-business setting. Industrial Marketing 
Management, 39(8), 1250–1260. 
Biedenbach, G., & Marell, A. (2010). The impact of customer experience on brand equity in a business-to-business 
services setting. Journal of Brand Management, 17(6), 446–458. 
Bowen, H. (1953). Social responsibility of the businessman. New York: Harper and Row. 
Brammer & Millington (2008). Does it pay to be different? An analysis of the relationship between corporate social 
and financial performance. Strategic Management Journal, 29(12), 1325-1343. 
Brickley, J., Smith, C. & Zimmerman, J. (2002). Business ethics and organizational architecture. SSRN paper no. 
250947, Social Science Network Electronic Paper Collection. 
Brown, B. P., Bellenger, D. N., & Johnston, W. J. (2007). The implications of business-to- business and consumer 
market differences for B2B branding strategy. Journal of Business Market Management, 1(3), 209-229. 
Buzzell & Gale (1987). The PIMS Principles: Linking strategy to performance. New York: The Free Press. 
Carroll, A.B. (1979). A three-dimensional conceptual model of corporate social performance. Academy of 
Management Review, 4, 497–505. 
Carroll, A.B. (1991). The pyramid of corporate social responsibility: Toward the moral management of 
organizational stakeholders. Business Horizons, July–August, 39–48. 
Carroll, A.B. (2010). The Business Case for Corporate Social Responsibility: A Review of Concepts, Research and 
Practice. International Journal of Management Review, 4, 85–105. 
 Hoàng Anh Viện. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 80-93 91 
Chaudhuri, A. (2002). How brand reputation affects the advertising-brand equity link. Journal of Advertising 
Research, 42, 33–43. 
Chu, S., & Keh, H. T. (2006). Brand value creation: Analysis of the interbrand-business week brand value rankings. 
Marketing Letters, 17, 323–331. 
Chu, C. F., & Yang, P. P. (2009). Empirical examination of relationship between corporate social responsibility and 
financial performance. Financial Forum, 7, 135–137. 
Collier, J. and Esteban, R. (2007). Corporate social responsibility and employee commitment. Business Ethics, 
16(1), 19-33. 
Cretu, A. E., & Brodie, R. J. (2007). The influence of brand image and company reputation where manufacturers 
market to small firms: A customer value perspective. Industrial Marketing Management, 36(2), 230–240. 
Cyert & March (1992). A Behavior Theory of the Firm, 2nded, Oxford: Basil Blackwell. 
Dangelico, R. M., Pontrandolfo, P., & Pujari, D. (2013). Developing sustainable new products in the textile and 
upholstered furniture industries: Role of external integrative capabilities. Journal of Product Innovation 
Management, 30(4), 642–658. 
Davis, D. F., Golicic, S. L., & Marquardt, A. J. (2008). Branding a B2B service: Does a brand differentiate a 
logistics service provider? Industrial Marketing Management, 37(2), 218–227. 
Demetriou, A.; Mouyi, A.; Spanoudis, G. (2010). The development of mental processing. In: W.F. Overton (Ed.), 
Biology, cognition and methods across the life-span. Vol. 1: Handbook of life-span development, 306−343. 
Hoboken, NJ: Wiley. 
Đinh, N. Đ. (2016, February 18). TPP sẽ mang lại nhiều cơ hội cho du lịch Việt Nam. Retrieved from 
Freeman, R. E. (1984). Strategic management: A stakeholder approach. Boston: Pitman 
Griffin, J. J., & Mahon, J. F. (1997). The corporate social performance and corporate financial performance debate: 
Twenty five years of incomparable research. Business and Society, 36(1), 5–31. 
Grunenwald, J. P., & Vernon, T. T. (1988). Pricing decision making for high-technology products and services. 
Journal of Business & Industrial Marketing, 3(1), 61–70. 
Han, S. L., & Sung, H. S. (2008). Industrial brand value and relationship performance in business markets - A 
general structural equation model. Industrial Marketing Management, 37(7), 807–818. 
Heath, E. (2000). Key trends and challenges in destination marketing: The need for a new paradigm. In J. Ruddy 
and S. Flanagan (eds) Tourism Destination Marketing: Gaining the Competitive Edge (123–135). Tourism 
Research Centre, Dublin Institute of Technology. 
Hirose, Y. (2002). The report of the committee on brand valuation. Ministry of Economy, Trade and Industry, 
Government of Japan. 
Ho, Y. K., Keh, H. T., & Ong, J. (2005). The effects of R&D and advertising on firm value: An examination of 
manufacturing and non-manufacturing firms. IEEE Transactions on Engineering Management, 52(1), 3–14. 
Hoàng, T. P. T. và Huỳnh, L. H. (2015). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, niềm tin và sự gắn kết với tổ chức 
của nhân viên ngân hàng. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 26(8), 37-53. 
Hult et. al. (2004). Innovativeness: Its antecedents and impact on business performance, Industrial Marketing 
Management, 33, 429-38. 
Huang & Lien (2012). An empirical analysis of the influences of corporate social responsibility on organizational 
performance of Taiwan’s construction industry: Using corporate image as a mediator. Construction 
Management and Economics, 30(4), 263-275. 
Hwang, S. N., & Chang, T. Y. (2003). Using data envelopment analysis to measure hotel managerial efficiency 
change in Taiwan. Tourism Management, 24(4), 357-369. 
92 Hoàng Anh Viện. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 80-93 
Jensen, M. B., & Klastrup, K. (2008). Towards a B2B customer-based brand equity model. Journal of Targeting, 
Measurement and Analysis for Marketing, 16(2), 122–128. 
Jones, R. (2005). Finding Sources of Brand Value: Developing a Stakeholder Model of Brand Equity. Brand 
Management, 13(1), 10–32. 
Jing, Z., Yanxin, J., Rizwan S. and Mingfei, D. (2015). Building industrial brand equity by leveraging firm 
capabilities and co-creating value with customers. Industrial Marketing Management, IMM-07207; 12 pages. 
Keh et. al. (2007). The effect of entrepreneurial orientation and marketing information on the performance of SMEs. 
Journal of Business Venturing, 22, 592-611. 
Keller, K. L. (1993). Conceptualizing, measuring, and managing customer-based brand equity. The Journal of 
Marketing, 1–22. 
Keller, K. L. (1998). Strategic brand management: Building, measuring, and managing brand equity. Upper Saddle 
River, NJ: Prentice Hall. 
Kim, J. H., & Hyun, Y. J. (2011). A model to investigate the influence of marketing-mix efforts and corporate image 
on brand equity in the IT software sector. Industrial Marketing Management, 40(3), 424–438. 
Kotler, P., & Pfoertsch, W. (2007). Being known or being one of many: The need for brand management for 
business-to-business companies. The Journal of Business and Industrial Marketing, 22(6), 357–362. 
Laczniak, G., & Murphy, P. (1991). Fostering ethical marketing decisions. Journal of Business Ethics, 10(4), 
259–271. 
Lai, C. S., Chiu, C. J., Yang, C. F., & Pai, D. C. (2010). The effects of corporate social responsibility on brand 
performance: The mediating effect of industrial band equity and corporate reputation. Journal of Business 
Ethics, 95(3), 457–469. 
Lussier, R. N. (2000). Management fundamentals. New York: Thomson Learning Inc. 
Maignan, I., & Ferrell, O. C. (2004). Corporate social responsibility and marketing: An integrative framework. 
Journal of the Academy of Marketing Science, 32(1), 3–19. 
Maignan, I., Ferrell, O. C., & Ferrell, L. (2005). A stakeholder model for implementing social responsibility in 
marketing. European Journal of Marketing, 39(9–10), 956–977. 
McGuire J. (1963), Business and society, New York, McGraw-Hill. 
Mizik, N., & Jacobson, R. (2003). Trading off between value creation and value appropriation: The financial 
implications of shifts in strategic emphasis. Journal of Marketing, 67(1), 63–76. 
Mohammadali Abdolvand (2013). Corporate Social Responsibility and Brand Equity in Industrial Marketing. 
International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 3(9), 271-284. 
Morgan, N. A., Slotegraaf, R. J., & Vorhies, D. W. (2009). Linking marketing capabilities with profit growth. 
International Journal of Research in Marketing, 26(4), 284–293. 
Nguyễn, Đ. T. và Nguyễn, T. M. T. (2009). Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh. Nhà xuất bản thống kê. 
Nguyễn Hồng Hà (2016). Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới lòng trung thành của khách hàng: 
nghiên cứu trong ngành thức ăn chăn nuôi tại miền Bắc Việt Nam. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. 
Peters, R., & Mullen, M. R. (2009). Some evidence of the cumulative effects of corporate social responsibility on 
financial performance. Journal of Global Business Issues, 3(1), 1–14. 
Pine, R., & Phillips, P., 2005. Performance comparisons of hotels in China. International Journalof Hospitality 
Management, 24(1), 57-73. 
Preble, J. F., Reichel, A., & Hoffman, R. C. (2000). Strategic alliances for competitive advantage: Evidence from 
Israel’s hospitality industry. International Journal of Hospitality Management, 19(3), 327-341. 
Preston, L. E., & O'Bannon, D. P. (1997). The corporate social-financial performance relationship: A typology and 
analysis. Business and Society, 36(4), 419–429. 
 Hoàng Anh Viện. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 80-93 93 
Shaw, G. & Williams, A. (1990). Tourism, economic development and the role of entrepreneurial activity. Progress 
in Tourism. Recreation and Hospitality Management, 67-81. 
Roberts, J., & Merrilees, B. (2007). Multiple roles of brands in business-to-business services. The Journal of 
Business and Industrial Marketing, 22(6), 410–417. 
Rupp, D. E., Gananpathy, J., Aguilera, R. V., & Williams, C. A. (2006). Employees’ reactions to corporate social 
responsibility: an organizational justice framework. Journal of Organizational Behaviour, 27, 537-543. 
Sims, R. L., & Kroeck, K. G. (1994). The Influence of ethics fit on employee satisfaction, commitment and turnover. 
Journal of Business Ethics, 10(4), 259–271. 
Smith, W. and M. Higgins: 2000, ‘Cause Related Marketing: Ethics and the Ecstatic’, Business and Society, 39(3), 
304–322. 
Sweetin, V. H., Knowles, L. L., Summey, J. H., & McQueen, K. S. (2013). Willingness-to-punish the corporate 
brand for corporate social irresponsibility. Journal of Business Research, 66(10), 1822–1830. 
Torres, A., Bijmolt, T. H., Tribó, J. A., & Verhoef, P. (2012). Generating global brand equity through corporate 
social responsibility to key stakeholders. International Journal of Research in Marketing, 29(1), 13–24. 
Van Riel, A. C. R., de Mortanges, C. P., & Streukens, S. (2005). Marketing antecedents of industrial brand equity: 
An empirical investigation in specialty chemicals. Industrial Marketing Management, 34(8), 841–847. 
Verschoor, C. C. (1998). A Study of the link between a corporation's financial performance and its commitment of 
ethics. Journal of Business Ethics, 17(13), 1509–1516. 
Villas-Boas, J. M. (2004). Consumer learning, brand loyalty, and competition. Marketing Science, 23(1), 134–145. 
Vogel, D. (2004). Is there a market for virtue? A critical appraisal of corporate social responsibility. Manuscript 
presented at the Third Transatlantic Business Ethic Conference. 
Vorhies, D. W., Orr, L. M., & Bush, V. D. (2011). Improving customer-focused marketing capabilities and firm 
financial performance via marketing exploration and exploitation. Journal of the Academy of Marketing 
Science, 39(5), 736–756. 
Wang, Y. G., Hsu, W. L., & Chang, K. (2012). The relationship between corporate social responsibility and firm 
performance: An application of quantile regression. Frontiers of Business Research in China, 6(2), 218–244. 
Wang, D. H. -M., Yu, T. H. -K., & Liu, H. Q. (2013). Heterogeneous effect of high-tech industrial R&D spending 
on economic growth. Journal of Business Research, 66(10), 1990–1993. 
Weerawardena, J., O'Cass, A., & Julian, C. (2006). Does industry matter? Examining the role of industry structure 
and organizational learning in innovation and brand performance. Journal of Business Research, 59(1), 37–45. 
Wu F & Cavusgil T (2006), Organizational learning, commitment, and joint value creation in inter-firm 
relationships, Journal of Business Research, 59, 81-9. 
Yu, T. H. K., Wang, D. H. M., & Wu, K. L. (2015). Reexamining the red herring effect on healthcare expenditures. 
Journal of Business Research, 68(4), 783–787. 

File đính kèm:

  • pdftrach_nhiem_xa_hoi_cua_doanh_nghiep_tai_san_thuong_hieu_va_k.pdf