Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành

Vấn đề trách nhiệm hình sự đối với

người chưa thành niên phạm tội với tư cách là

chế định lớn thứ tám theo pháp luật hình sự

(PLHS) Việt Nam từ sau Cách mạng tháng

8/1945 đến nay cùng với sự phát triển của thời

gian đã được quy định theo hướng ngày càng

nhân đạo hóa hơn với sự tính đến các quy phạm

được thừa nhận chung của PLHS quốc tế trong

lĩnh vực bảo vệ các quyền (BVCQ) của người

chưa thành niên (NCTN), tức là người dưới 18

tuổi phạm tội. Trong lần pháp điển hóa thứ ba

với việc thông qua BLHS năm 2015 vừa qua, ưu

điểm lớn nhất, cơ bản và quan trọng nhất xứng

đáng được đánh giá cao của các quy phạm về

TNHS đối với NCTN phạm tội trong PLHS Việt

Nam hiện hành (mà cụ thể là Chương XII BLHS

năm 2015) là nhà làm luật Việt Nam đã thể hiện

rất rõ tư tưởng chỉ đạo của các nguyên tắc và các

quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật

quốc tế (PLQT) liên quan đến tư pháp hình sự

(TPHS) đối với NCTN phạm tội.

pdf 8 trang kimcuc 4981
Bạn đang xem tài liệu "Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành

Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 1-8 
1 
Review Article 
Criminal Responsibility for Juvenile Offenders in 
Criminal Law 
Le Cam*, Trinh Thi Yen 
VNU, School of Law, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
Received 09 July 2019 
Revised 20 July 2019; Accepted 19 September 2019 
Abstract: The article mentions the scientific analysis of the main rules on criminal liability for 
juveniles in the current Vietnamese criminal law and through it, in terms of continuing to improve 
some regulations. related violations in the Criminal Code 2015 (due to lack of) proposed a number 
of specific legislative interpretations of 04 new laws relating to criminal liability for unemployment 
in the draft of the future Criminal Code after France Fourth classicization. 
Keywords: Criminal responsibility of juvenile offenders, principles for handling juvenile offenders, 
penalties for convicted juveniles, handle navigation, release from prison ahead of time, erase 
criminal records. 
________ 
 Corresponding author. 
 E-mail address: levancam54@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4228 
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 1-8 
2 
Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội 
theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành 
Lê Cảm*, Trịnh Thị Yến 
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 09 tháng 7 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 20 tháng 7 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 19 tháng 9 năm 2019 
Tóm tắt: Bài viết đề cập đến việc phân tích khoa học các quy phạm chủ yếu về trách nhiệm hình sự 
(TNHS) đối với người chưa thành niên (NCTN) trong pháp luật hình sự (PLHS) Việt Nam hiện hành 
và thông qua đó, dưới góc độ tiếp tục hoàn thiện một số quy phạm có liên quan trong Bộ luật hình 
sự (BLHS) năm 2015 (do còn thiếu) đã đề xuất một số kiến giải lập pháp cụ thể về 04 điều luật mới 
liên quan đến TNHS đối với NCTN trong Dự thảo Bộ luật hình sự (BLHS) tương lai sau pháp điển 
hóa lần thứ tư. 
Từ khóa: TNHS của NCTN phạm tội, nguyên tắc xử lý NCTN phạm tội, Các hình phạt đối với NCTN 
bị kết án, xử lý chuyển hướng, tha tù trước thời hạn và, xóa án tích. 
I. Đặt vấn đề* 
1. Vấn đề trách nhiệm hình sự đối với 
người chưa thành niên phạm tội với tư cách là 
chế định lớn thứ tám theo pháp luật hình sự 
(PLHS) Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 
8/1945 đến nay cùng với sự phát triển của thời 
gian đã được quy định theo hướng ngày càng 
nhân đạo hóa hơn với sự tính đến các quy phạm 
được thừa nhận chung của PLHS quốc tế trong 
lĩnh vực bảo vệ các quyền (BVCQ) của người 
chưa thành niên (NCTN), tức là người dưới 18 
tuổi phạm tội. Trong lần pháp điển hóa thứ ba 
________ 
* Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: levancam54@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4228 
với việc thông qua BLHS năm 2015 vừa qua, ưu 
điểm lớn nhất, cơ bản và quan trọng nhất xứng 
đáng được đánh giá cao của các quy phạm về 
TNHS đối với NCTN phạm tội trong PLHS Việt 
Nam hiện hành (mà cụ thể là Chương XII BLHS 
năm 2015) là nhà làm luật Việt Nam đã thể hiện 
rất rõ tư tưởng chỉ đạo của các nguyên tắc và các 
quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật 
quốc tế (PLQT) liên quan đến tư pháp hình sự 
(TPHS) đối với NCTN phạm tội. Chính vì vậy, 
khi ghi nhận các quy phạm của chế định lớn về 
trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người 
NCTN phạm tội tại Chương XII thuộc Phần 
L. Cam, T.T. Yen / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 1-8 3 
chung BLHS năm 2015 với 18 điều luật (90-107) 
thì nhà làm luật đã thay 03 từ "chưa thành niên" 
bằng các từ "dưới 18 tuổi". 
2. Phương pháp tiếp cận vấn đề. Tuy 
nhiên, do sự hạn chế của số trang trong một bài 
nghiên cứu đăng Tạp chí nên sự phân tích khoa 
học nội hàm các quy phạm của chế định lớn thứ 
tám về TNHS đối với NCTN trong PLHS hiện 
hành chúng tôi chỉ có thể đề cập đến những vấn 
đề nào mà theo quan điểm của chúng tôi có thể 
được coi là chủ yếu và quan trọng hơn cả, đồng 
thời được coi là ưu việt, mới và khác trong chế 
định lớn thứ tám đã nêu (so với các quy phạm 
tương ứng của chế định lớn này trong PLHS đã 
hiện hành trước đây), để qua đó có thể nhận thấy 
rõ nhất nguyên tắc nhân đạo trong chính sách 
hình sự (CSHS) của Đảng và Nhà nước được thể 
hiện qua việc ghi nhận trong PLHS thực định các 
quy phạm đối với NCTN phạm tội. Mặt khác, do 
trong PLHS Việt Nam hiện hành nhà làm luật đã 
thay đổi cụm từ "người chưa thành niên" (như 
đã được sử dụng trong 02 BLHS năm 1985 và 
1999 trước đây) bằng cụm từ mới là "người dưới 
18 tuổi" và đặt tên gọi mới cho Chương này là 
"Những quy định đối với người dưới 18 tuổi 
phạm tội". Do đó, căn cứ quy định tại Điều 90 
BLHS năm 2015 thì người dưới 18 tuổi phạm tội 
phải chịu TNHS được hiểu là người từ đủ 14 tuổi 
đến 18 tuổi (mà trước đây nhà làm luật gọi là 
"người chưa thành niên") nên vì vậy, để bảo đảm 
cho việc sử dụng thuật ngữ thống nhất trong việc 
nghiên cứu thì từ đây trở đi chúng tôi sẽ thống 
nhất rằng: 1) Nói chung trong tất cả mọi trường 
hợp khi không có sự chỉ ra cụ thể 02 độ tuổi của 
NCNT (từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 
tuổi đến dưới 18 tuổi) thì phạm trù "NCTN" 
tương ứng như thuật ngữ "dưới 18 tuổi" và sẽ chỉ 
gọi đơn giản là NCTN); 2) Còn trong những 
trường hợp khi nhà làm luật có phân chia cụ thể 
02 độ tuổi (như đã nêu) thì sẽ theo các quy định 
tương ứng của BLHS năm 2015. 
3. Chính vì vậy, trong Mục lớn II "NỘI 
DUNG VẤN ĐỀ" tiếp theo dưới đây chúng tôi 
sẽ đưa ra sự phân tích khoa học để xem xét và 
làm sáng tỏ nội hàm của các quy phạm về TNHS 
đối với NCTN phạm tội trong Phần chung BLHS 
năm 2015 (SĐBS năm 2017 và có hiệu lực từ 
ngày 01/01/2018) hiện hành. 
II. Nội dung vấn đề 
1. Về hệ thống và cơ cấu của Chương XII 
BLHS năm 2015. Việc phân tích các quy phạm 
về TNHS đối với NCTN trong Chương XII này 
của BLHS Việt Nam pháp điển hóa lần thứ ba đã 
cho thấy chúng có sự đổi mới và khác biệt (so 
với Chương X tương ứng trong BLHS năm 1999 
trước đây), vì với tổng số 18 điều (từ Điều 90 đến 
Điều 107) trong lần pháp điển hóa thứ ba này nhà 
làm luật đã phân chia các điều tại Chương XII đã 
nêu thành 05 Mục tương ứng theo nhóm các quy 
định có cùng bản chất pháp lý (BCPL) liên quan 
đến nội hàm mà chúng được ghi nhận tương ứng 
trong từng Mục, mà cụ thể là: 
1.1. Mục 1 "Quy định chung về xử lý hình sự 
đối với người chưa thành niên phạm tội" (các 
điều 90-91). 
1.2. Mục 2 "Các biện pháp giám sát, giáo dục 
áp dụng trong trường hợp được miễn TNHS" 
(các điều 92-95). 
1.3. Mục 3 "Biện pháp tư pháp giáo dục tại 
trường giáo dưỡng" (các điều 96-97). 
1.4. Mục 4 "Hình phạt" (các điều 98-101). 
1.5. Mục 5 "Quyết định hình phạt, tổng hợp 
hình phạt, miễn giảm hình phạt, xóa án tích" (các 
điều 102-107). 
2. Nguyên tắc xử lý NCTN phạm tội (Điều 
91 BLHS năm 2015). Khi tìm hiểu các quy phạm 
tại Chương XII BLHS năm 2015 chúng ta dễ 
dàng nhận thấy rất rõ tư tưởng "lợi ích tốt nhất 
của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu" trong 
mọi hoạt động của đời sống xã hội xuất phát từ 
Điều 3 Công ước quốc tế năm 1989 "Về quyền 
trẻ em" là: "Trong mọi hoạt động liên quan đến 
trẻ em....thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là 
mối quan tâm hàng đầu". Ngoài ra, nhìn chung 
về cơ bản, ngoài việc thừa kế tinh thần và nội 
dung các quy phạm cũ về nguyên tắc xử lý đối 
với NCTN phạm tội (đã được bổ sung mới vào 
năm 2009 tại Điều 69 BLHS năm 1999 trước 
đây) mà việc phân tích nội hàm các quy phạm tại 
Điều 91 BLHS năm 2015 cho thấy rất rõ bản 
chất nhân đạo và tính nhân văn trong CSHS của 
L. Cam, T.T. Yen / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 1-8 
4 
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã được nhà làm 
luật dành cho NCTN phạm tội. Chẳng hạn như: 
2.1. Việc xử lý NCTN phạm tội "nhằm mục 
đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát 
triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho 
xã hội" (đoạn 1 khoản 1 Điều 91 BLHS năm 
2015), chứ không phải là để trừng trị họ. Vì 
thông qua nội hàm của nguyên tắc xử lý hình sự 
đối với NCTN phạm tội ghi nhận tại Điều 91 
BLHS năm 2015 cho thấy một loạt các điểm mới 
(tại các khoản 1-2 và 4) mà lần đầu tiên được nhà 
làm luật Việt Nam khẳng định qua lần pháp điển 
hóa thứ ba PLHS quốc gia như: 
2.2. Khoản 1 Điều 91 BLHS năm 2015 ghi 
nhận về việc xử lý NCTN phạm tội bằng việc bổ 
sung 02 điểm mới tương ứng với 02 yêu cầu thể 
hiện rất rõ bản chất nhân đạo và tính nhân văn 
của CSHS đối với NCTN phạm tội thông qua các 
quy phạm như "phải đảm bảo lợi ích tốt nhất của 
người dưới 18 tuổi" (đoạn 1) và "phải căn cứ vào 
độ tuổi" của họ (đoạn 2). 
2.3. Khoản 2 Điều 91 ngoài việc ghi nhận 03 
điều kiện mới mang tính bắt buộc chung mà 
NCTN phạm tội có thể được hưởng biện pháp 
tha miễn (BPTM) nhân đạo nhẹ nhất của PLHS 
- miễn TNHS và áp dụng các biện pháp giám sát, 
giáo dục được ghi nhận tại Mục 2 Chương XII 
BLHS năm 2015 nếu họ có đủ các điều kiện bắt 
buộc chung như: 1) phải "có nhiều tình tiết giảm 
nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả" và, 
2) "không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 
của Bộ luật này" (có nghĩa là 07 trường hợp được 
miễn TNHS mà BLHS năm 2015 quy định 
chung dành cho cả người đã thành niên phạm 
tội). 
2.4. Ngoài ra, BLHS năm 2015 còn quy định 
bổ sung kèm theo từng điều kiện riêng biệt mới 
tại các điểm "a", "b" và "c" tương ứng với 02 lứa 
tuổi khác nhau của NCTN mà nếu họ đáp ứng đủ 
thì mới được hưởng BPTM nhẹ nhất đã nêu, mà 
cụ thể là: 
1) Nếu họ thuộc lứa tuổi trên của NCTN - 
tức là "từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi", thì loại tội 
phạm do họ thực hiện phải thuộc 02 loại nhẹ hơn 
trong số 04 loại tội phạm (được phân loại tại 
khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015 - "tội ít nghiêm 
trọng, tội nghiêm trọng" (ngoại trừ 08 cấu thành 
tội phạm - CTTP được liệt kê tại điểm "a" khoản 
1 Điều 91 BLHS năm 2015). 
2) Nếu họ thuộc lứa tuổi dưới của NCTN - 
tức là "từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi", thì loại tội 
phạm do họ thực hiện phải thuộc loại nhẹ hơn 
loại tội phạm nặng nhất (tại Điều 9 BLHS năm 
2015) - "tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 
2 Điều 12" BLHS năm 2015 (ngoại trừ 14 CTTP 
được liệt kê tại điểm "b" Điều 91 BLHS năm 
2015). 
3) Còn nếu họ "là người đồng phạm có vai 
trò không đáng kể trong vụ án" thì NCTN thuộc 
cả 02 độ tuổi đã nêu trên đều được hưởng BPTM 
nhân đạo là miễn TNHS và áp dụng các biện 
pháp giám sát, giáo dục được nêu tại Mục 2 
Chương XII BLHS năm 2015. 
2.5. Khoản 4 Điều 91 đã thể hiện quy định 
mang tính bắt buộc phản ánh rõ bản chất nhân 
đạo và tính nhân văn sâu sắc có ý nghĩa quan 
trọng đối với NCTN phạm tội vì xuất phát từ 
tinh thần và lời văn của khoản 4 này cho thấy, 
các bước theo thứ tự lần lượt trong quá trình 
xét xử NCTN phạm tội mà Tòa án buộc phải 
tuân thủ là: 
1) Tòa án phải miễn TNHS cho NCTN phạm 
tội và áp dụng một trong 03 biện pháp giám sát-
giáo dục (GSGD) thuộc Mục 2 Chương XII 
BLHS năm 2015) hoặc biện pháp tư pháp 
(BPTP) đưa vào trường giáo dưỡng thuộc Mục 
3 Chương XIl, → 
2) Tiếp theo, nếu như 01 trong các biện pháp 
đó "không đảm bảo hiệu quả giáo dục, phòng 
ngừa", → 
3) Thì cuối cùng, lúc đó Tòa án mới được 
phép áp dụng hình phạt. 
3. Trong trường hợp NCTN phạm tội 
được miễn TNHS thì được áp dụng 01 trong các 
biện pháp GSGD được ghi nhận tại Mục 2 
Chương XII với 04 điều (92-95), việc phân tích 
khoa học nội hàm của các quy phạm về các biện 
pháp nhân đạo này cho thấy các đặc điểm cơ bản 
mới và khác (so với PLHS đã hiện hành trước 
đây) mà lần đầu tiên được nhà làm luật ghi nhận 
trong BLHS năm 2015, chẳng hạn như: 
3.1. Bằng quy phạm tại Điều 92 "Điều kiện 
áp dụng" BLHS năm 2015 nhà làm luật đã đề cập 
đến: 1) Việc quyết định miễn TNHS và áp dụng 
L. Cam, T.T. Yen / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 1-8 5 
03 biện pháp GSGD do luật định là thẩm quyền 
riêng chỉ của 03 cơ quan tiến hành tố tụng theo 
pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam (Cơ 
quan điều tra, VKS hoặc Tòa án) và; 2) Điều kiện 
cụ thể để được áp dụng là có sự đồng ý của 
NCTN phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp 
của họ. 
3.2. Bằng các quy phạm tại Điều 93 "Khiển 
trách" (gồm 04 khoản) BLHS năm 2015 nhà làm 
luật đã ghi nhận biện pháp GSGD nhân đạo mới 
này, mà cụ thể là: 1) Mục đích áp dụng biện pháp 
này đối với NCTN phạm tội là "nhằm giúp họ 
nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả phạm tội 
gây ra với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ" 
(khoản 1); 2) 02 trường hợp tương ứng với 02 độ 
tuổi của NCTN phạm tội được áp dụng - người 
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội 
ít nghiêm trọng...(điểm "a" khoản 1) và, người 
dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò 
không đáng kể trong vụ án (điểm "b" khoản); 3) 
Khoản 2 - cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện 
pháp này và điều kiện cụ thể áp dụng biện pháp 
này; d) Khoản 3 - các nghĩa vụ cụ thể mà người 
bị khiển trách phải thực hiện; và cuối cùng, 4) 
Khoản 4 - về thời gian thực hiện các nghĩa vụ 
nêu tại các điểm "b" và "c" khoản 3 Điều này là 
từ 03 tháng đến 01 năm. 
3.3. Bằng các quy phạm tại Điều 94 "Hòa 
giải tại cộng đồng" (gồm 4 khoản) BLHS năm 
2015 nhà làm luật đã ghi nhận biện pháp GSGD 
nhân đạo mới này, mà cụ thể là: 1) Khoản 1 đề 
cập đến quy định việc áp dụng biện pháp này 
trong 02 trường hợp tương ứng với 02 độ tuổi 
NCTN phạm tội là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 
18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng hoặc 
phạm tội nghiêm trọng... (điểm "a") và, người từ 
đủ 14 đến dưới 16 phạm tội rất nghiêm trọng nêu 
tại điểm "b" khoản 2 Điều 91 (điểm "b"); 2) 
Khoản 2 - cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện 
pháp này và điều kiện cụ thể áp dụng biện pháp 
này; 3) Khoản 3 - các nghĩa vụ cụ thể mà người 
bị áp dụng biện pháp giám sát-giáo dục này phải 
thực hiện; và 4) Khoản 4 - "cơ quan có thẩm 
quyền ấn định thời điểm xin lỗi, thời gian thực 
hiện nghĩa vụ....từ 03 tháng đến 01 năm". 
3.4. Và cuối cùng, bằng việc SĐBS Điều 94 
"Hòa giải tại cộng đồng" (gồm 04 khoản) BLHS 
năm 2015 nhà làm luật đã ghi nhận tại 02 khoản 
(1-2) một số điểm mới (mà PLHS trước đây chưa 
quy định) về biện pháp GSGD nhân đạo này 
trong lần pháp điển hóa thứ ba là: 1) Khoản 1 
(gồm 02 điểm "a" và "b") đề cập đến sự phân biệt 
cụ thể các điều kiện tương ứng với 02 độ tuổi của 
NCTN được hưởng biện pháp này (mà BLHS 
năm 1999 trước đây chưa có như vậy); 2) Khoản 
2 (gồm 04 điểm "a". "b", "c" và "d") - các nghĩa 
vụ cụ thể mà NCTN phạm tội phải thực hiện 
trong thời gian được giao cho UBND cấp xã 
giám sát và giáo dục. 
4. Các hình phạt được áp dụng đối với 
NCTN phạm tội được ghi nhận tại Mục 4 
Chương XII với 03 điều (98-101) BLHS năm 
2015 mà việc phân tích nội hàm các quy phạm 
tại các điều khoản này đã cho thấy một số điểm 
mới như: 
Ngoài việc thừa kế tinh thần và nội dung các 
quy phạm về hình phạt đối với đối tượng này 
trong BLHS năm 1999 trước đây, BLHS năm 
2015 có điểm mới và lần đầu tiên được nhà làm 
luật ghi nhận tại khoản 1 Điều 100 "Cải tạo 
không giam giữ" (mà trong PLHS đã hiện hành 
trước đây chưa có) - điều kiện cụ thể áp dụng loại 
hình phạt này theo 02 độ tuổi NCTN phạm tội 
tương ứng theo sự phân chia 04 loại tội phạm 
được thực hiện với hình thức lỗi là chỉ được áp 
dụng đối với 02 nhóm NCTN phạm tội là: 1) 
Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít 
nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc rất nghiêm 
trọng do vô ý và; 2) Người từ đủ 14 đến dưới 16 
tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý. 
5. Chế định nhỏ về tha tù trước thời hạn 
có điều kiện (Điều 106) được nhà làm luật quy 
định riêng cho NCTN đang chấp hành hình phạt 
(CHHP) tù mà trong PLHS đã hiện hành trước 
đây chưa có. Việc phân tích nội hàm của các quy 
phạm này cho thấy điểm mới là lần đầu tiên 
NCTN đang CHHP tù chỉ được hưởng chế định 
nhân đạo này có đủ 4 điều kiện cụ thể nêu tại các 
điểm "a", "b", "c" và "d". 
6. Chế định nhỏ về xóa án tích được quy 
định riêng đối với NCTN phạm tội (Điều 107 
BLHS năm 2015) đã cho thấy rõ nét tính nhân 
đạo khi phân tích khoa học nội hàm các quy 
phạm tại Điều này qua 02 điểm mới mà lần đầu 
L. Cam, T.T. Yen / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 1-8 
6 
tiên nhà làm luật liệt kê các điều kiện cụ thể để: 
1) Người NCTN dưới 18 tuổi bị kết án được coi 
là không có án tích nếu đáp ứng đúng các yêu 
cầu nêu tại 03 điểm "a", "b" và "c" (khoản 1) và; 
2) Riêng NCTN từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết 
án được đương nhiên xóa án tích nếu đáp ứng 
đúng các yêu cầu tương ứng với 04 mức thời hạn 
khác nhau nêu tại 04 điểm "a", "b", "c" và "d" 
(khoản 2). Việc phân tích khoa học nội hàm các 
quy phạm tại khoản 2 Điều 107 cho thấy: 
6.1. Chỉ có sau khi bị tạm đình chỉ để SĐBS 
lần thứ nhất vào các năm 2016-2017 và có hiệu 
lực từ ngày 01/01/2018 thì NCTN đương nhiên 
được xóa án tích theo (khoản 2 Điều 107 BLHS 
năm 2015) mới có được sự phân chia cụ thể 
thành 04 mức được đương nhiên xóa án tích khác 
nhau tương ứng từ thấp đến cao tại 04 điểm: 1) 
"a" (sau 06 tháng), 2) "b" (sau 01 năm), 3) "c" 
(sau 02 năm ) và 4) "d" (sau 03 năm). Vì nếu như 
chiểu theo quy định cũ (khi BLHS năm 2015 
chưa bị tạm đình chỉ để rà soát SĐBS lần thứ 
nhất vào năm 2017 mà cứ để như vậy đưa vào thi 
hành kể từ ngày 01/7/2016) thì sẽ chỉ có 01 mức 
duy nhất là sau "03 năm" họ mới được xóa án 
tích và như vậy, là vô hình chung 02 trường hợp 
bị xử phạt cảnh cáo (sau 06 tháng được đương 
nhiên xóa án tích) tại điểm "a" cũng bằng với 
trường hợp bị xử phạt tù trên 15 năm (sau 03 năm 
được đương nhiên xóa án tích) tại điểm "c" (!). 
6.2. Tuy nhiên, nhờ có sự sáng suốt và tấm 
lòng nhân ái thương yêu trẻ vị thành niên của đ/c 
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội (Th.S.luật 
học Lê Thị Nga), đ/c Chủ tịch Quốc hội khóa 
XIV và toàn thể Quốc hội khóa XIV mà BLHS 
năm 2015 đã bị tạm đình chỉ lại chưa thi hành để 
rà soát SĐBS lại [1]. Và nhờ vậy, sau khi BLHS 
năm 2015 được SĐBS xong vào tháng 6/2017 thì 
quy phạm nhân đạo tại khoản 2 Điều 107 đã 
được cụ thể hóa đến mức tối đa và nội hàm của 
nó đã có hàm lượng lớn gấp hơn 02 lần trước đó 
(từ 06 dòng tăng lên thành 14 dòng tại cuối trang 
75-đầu trang 76 trong BLHS năm 2015 [2]. 
6.3. Như vậy, nhờ việc Quốc hội khóa XIV 
đã căn cứ vào nguyên tắc cá thể hóa và phân hóa 
TNHS để yêu cầu Tổ Biên tập (Bộ Tư pháp) phải 
soạn thảo lại hầu như là tất cả BLHS nói chung 
và khoản 2 Điều 107 nói riêng đã minh chứng 
cho nhân dân ta thấy rõ một chân lý bất hủ là: 
lòng nhân hậu bác ái đầy lòng thương yêu trẻ vị 
thành niên và sự bình tĩnh, cẩn trọng trong hoạt 
động LPHS của đã chiến thắng sự vội vàng, cẩu 
thả và vô trách nhiệm không thể chấp nhận được 
trong nền công vụ nước nhà. 
III. Kết luận vấn đề 
Từ việc phân tích khoa học những vấn đề về 
TNHS đối với NCTN phạm tội trong bài viét này 
có thể đi đến một số kết luận chung dưới đây. 
1. Một là, cùng với thời gian hơn 70 năm qua 
kể từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến nay 
(2019) trong chế định lớn thứ tám về TNHS đối 
với NCTN phạm tội của PLHS Việt Nam đương 
đại đã ghi nhận được nhiều quy phạm nhân đạo, 
nhân văn và khuyến nghị tốt của Liên Hợp Quốc 
về tư pháp hình sự (TPHS) đối với NCTN phạm 
tội để cố gắng ngày càng phù hợp với các văn 
bản quốc tế về nhân quyền. 
2. Hai là, dưới góc độ định hướng tiếp tục 
hoàn thiện hơn nữa về mặt kỹ thuật lập pháp 
(KTLP) các quy phạm PLHS thực định Việt 
Nam hiện hành về TNHS đối với NCTN phạm 
tội, thiết nghĩ trong lập pháp hình sự (LPHS) 
nước nhà tương lai cần hoán đổi vị trí ghi nhận 
về mặt lập pháp trong BLHS năm 2015 để trả lại 
vị trí các quy phạm tại Chương XII về TNHS đối 
với NCTN phạm tội (là các quy phạm đã tồn tại 
trong PLHS nước ta suốt hơn 70 năm qua) lên 
đằng trước các quy phạm tại Chương XI về 
TNHS của pháp nhân thương mại (PNTM) phạm 
tội (là các quy phạm chỉ vừa mới được ghi nhận 
sau này trong PLHS nước ta từ lần pháp điển hóa 
thứ ba trong BLHS năm 2015 mà thôi). 
3. Ba là, sau khi hoán đổi vị trí các quy phạm 
của 02 chương (XI và XII) BLHS năm 2015 như 
đã nêu trên, chúng ta (các luật gia-hình sự học) 
hãy tiếp tục cùng nhau suy ngẫm về trẻ em-tương 
lai của giống nòi và dân tộc để "nói đi đôi với 
làm", "nói ít làm nhiều" (theo đúng như tinh thần 
chỉ đạo của đ/c Tổng bí thư BCHTW Đảng tại 
các Hội nghị TW các khóa XI và XII) để tìm 
kiếm các giải pháp thiết thực và con đường cụ 
L. Cam, T.T. Yen / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 1-8 7 
thể nhằm bảo đảm sao cho nhân đạo hóa hơn 
nữa khi hoàn thiện các quy phạm về TNHS của 
NCTN phạm tội trong LPHS Việt Nam tương lai. 
4. Bốn là, Chương XII BLHS năm 2015 vẫn 
còn nhược điểm về KTLP là thiếu ít nhất là 06 
quy phạm có lợi cho NCTN phạm tội như: 1) 
Điều "Giải thích các thuật ngữ" mà trong đó có 
ghi nhận rõ 02 mục từ như "Trẻ em" là gì (?) và 
"Người chưa thành niên" là gì (?); 2) Quy phạm 
có thể miễn hình phạt cho NCTN có nhân thân 
tốt và mồ côi cha mẹ nếu bị kết án lần đầu về tội 
ít nghiêm trọng hoặc về tội nghiêm trọng do vô 
ý nhưng thuộc trường hợp ít nghiêm trọng được 
không (?); 3) Định nghĩa pháp lý (ĐNPL) của 
khái niệm NCTN phạm tội là gì (?); 4) Sự phân 
chia độ tuổi thành 02 bậc (trên và dưới) của 
NCTN phạm tội như thế nào (?) và; 5) ĐNPL của 
khái niệm BPTP hình sự riêng đối với NCTN 
phạm tội là gì (?). 
5. Và cuối cùng, năm là, chính vì vậy, dưới 
góc độ tiếp tục hoàn thiện PLHS Việt Nam hiện 
hành thì dưới đây chúng tôi xin đề xuất những 
KGLP cụ thể về các quy phạm của 04 điều luật 
có liên quan đến TNHS đối với NCTN phạm tội 
cần được ghi nhận trong Dự thảo Phần chung 
BLHS Việt Nam tương lai sau pháp điển hóa lần 
thứ tư, mà cụ thể lần lượt theo thứ tự là: 1) Điều 
về "Giải thích các thuật ngữ" có ghi nhận rõ các 
mục từ như "Người chưa thành niên" là gì (?) và 
Điều này là Điều đầu tiên thuộc Chương về "Đạo 
luật hình sự "; 2) Điều thứ hai là 01 Điều mới 
trong Mục "Miễn hình phạt" thuộc Chương về 
"Các biện pháp tha miễn"; 2) Điều thứ hai và 
Điều thứ ba đều là 02 điều mới và đều thuộc 
Chương về "Trách nhiệm hình sự đối với người 
chưa thành niên phạm tội" (tương ứng như 
Chương XII BLHS năm 2015) nhưng Chương 
này sẽ đứng ở vị trí theo thứ tự là trước Chương 
về "Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương 
mại phạm tội" [3,4]: 
 Chương một 
ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ 
Điều... Giải thích các thuật ngữ (mới) 
Ngoài các định nghĩa pháp lý của các khái 
niệm có liên quan tại các điều tương ứng, các 
thuật ngữ dưới đây trong Bộ luật này được hiểu 
thống nhất như sau: 
1. ............................................... 
 .................................................. 
12. "Trẻ em" - người dưới 14 tuổi 
13. "Người chưa thành niên" - người từ đủ 
14 tuổi đến dưới 18 tuổi. 
 .................................................. 
Chương bảy 
CÁC BIỆN PHÁP THA MIỄN 
 .................................................. 
 .................................................. 
Mục 17 
 Miễn hình phạt 
.................................................. 
.................................................. 
Điều... Miễn hình phạt cho người bị kết án 
thuộc một số đối tượng nhất định (mới) 
 Người bị kết án lần đầu về tội phạm tội ít 
nghiêm trọng hoặc về tội phạm nghiêm trọng do 
vô ý nhưng thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, thì 
có thể được miễn hình phạt nếu bản thân họ 
thuộc một số đối tượng nhất định và khi có một 
trong các tình tiết giảm nhẹ tương ứng sau đây: 
1. Khi có quyết định đại xá hoặc đặc xá. 
2. Là người chưa thành niên có nhân thân tốt 
và mồ côi cha mẹ. 
3. Là phụ nữ đang mang thai và có hoàn 
cảnh khó khăn đặc biệt. 
4. Là người bị cố tật nặng đang mắc bệnh 
hiểm nghèo. 
5. Là người có nhân thân tốt, già yếu và 
không có nơi nương tựa. 
6. Là thương binh, bệnh binh mà bản thân đã 
lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được 
Nhà nước và xã hội thừa nhận. 
7. Là thân nhân của gia đình liệt sỹ hoặc gia 
đình có công với Cách mạng. 
.................................................. 
.................................................. 
Chương tám 
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI 
CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 
.................................................. 
.................................................. 
L. Cam, T.T. Yen / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 1-8 
8 
Mục 23 
Quy định chung về xử lý hình sự đối với 
người chưa thành niên phạm tội 
Điều... Khái niệm người chưa thành niên 
phạm tội và độ tuổi của họ (mới) 
1. Người chưa thành niên phạm tội là người 
từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có lỗi (cố ý 
hoặc vô ý) thực hiện hành vi tội phạm cụ thể 
được quy định trong Phần riêng, cũng như hành 
vi cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm 
với người đồng phạm được quy định trong Phần 
chung Bộ luật này. 
2. Độ tuổi của những người chưa thành niên 
phạm tội được phân chia thành 02 bậc sau: 
a) Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là người chưa 
thành niên ở độ tuổi trên; 
b) Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi là người chưa 
thành niên ở độ tuổi dưới. 
.................................................. 
.................................................. 
Mục 26 
Biện pháp tư pháp hình sự riêng đối với 
người chưa thành niên phạm tội 
Điều.... Khái niệm, hệ thống biện pháp tư 
pháp hình sự riêng đối với người chưa thành 
niên phạm tội và điều kiện áp dụng 
1. Biện pháp tư pháp hình sự riêng đối với 
người chưa thành niên phạm tội là biện pháp 
cưỡng chế mang tính chất giáo dục, phòng ngừa 
và được áp dụng cho người từ đủ 14 tuổi đến 
dưới 18 tuổi đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) thực hiện 
tội phạm (mới). 
2. Hệ thống biện pháp tư pháp hình sự được 
áp dụng riêng đối với người chưa thành niên 
phạm tội bao gồm (mới): 
a) Khiển trách; 
b) Hòa giải tại cộng đồng; 
c) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; và 
d) Giáo dục tại trường giáo dưỡng. 
3. Người chưa thành niên phạm tội được 
miễn trách nhiệm hình sự rồi thì không thể bị áp 
dụng bất kỳ một biện pháp tư pháp hình sự riêng 
nào nữa nêu tại khoản 2 trên đây 
4...(Về cơ bản giữ nguyên như nội dung 
tương ứng của các quy phạm tại Điều 92 BLHS 
năm 2015 nhưng được chuyển thành các quy 
phạm tại Khoản 4 Điều luật mới này trong BLHS 
tương lai)". 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ Luật Hình sự năm 2015, NXB Chính trị Quốc 
Gia Sự Thật, Hà Nội, 2016, tr.80. 
[2] Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 
2017, Nxb Chính trị Quốc Gia Sự Thật, Hà Nội, 
2017, tr.75-76. 
[3] Lê Văn Cảm (biên soạn), Sách chuyên khảo: Nhận 
thức khoa học Phần chung pháp luật hình sự Việt 
Nam sau pháp điển hóa lần thứ ba, Đại học Quốc 
gia Hà Nội, Hà Nội, 2018, tr.281-299. 
[4] Lê Văn Cảm (chủ biên), Sách chuyên khảo: Pháp 
luật hình sự Việt Nam từ thế kỷ X đến nay - Lịch 
sử và thực tại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà 
Nội, 2018, tr.564-600. 

File đính kèm:

  • pdftrach_nhiem_hinh_su_doi_voi_nguoi_chua_thanh_nien_pham_toi_t.pdf