Tổng quan mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam

Những năm gần đây, sau khi phải đối mặt với những rủi ro lớn gây tổn thất cho ngân hàng, đặc biệt là các rủi ro tín dụng xảy ra với tần suất khá cao, giá trị lớn, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) nội bộ theo các tiêu chuẩn quốc tế đang là tâm điểm của các ngân hàng thương mại (NHTM). Hệ thống XHTD nội bộ đóng vai trò quan trọng đối

với các cấp quản trị ngân hàng trong việc định giá cho vay và các quyết định về quản trị rủi ro tín dụng

cũng như việc trích lập dự phòng rủi ro của khoản vay.

Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống XHTD nội bộ thực tế còn nhiều hạn chế, do thị trường tài chính Việt

Nam còn sơ khai, chất lượng và độ tin cậy của thông tin không cao. Hơn nữa, mô hình XHTD đòi hỏi lượng

cơ sở dữ liệu rất lớn, trong khi hệ thống lưu trữ thông tin của Việt Nam còn rất kém, đặc biệt cở sở dữ liệu

của các NHTM chưa đủ lớn để xây dựng mô hình XHTD theo phương pháp thống kê. Do đó, việc hiểu rõ

nguyên lý cơ bản để xây dựng mô hình XHTD là rất cần thiết.

Vì vậy, bài viết sẽ không đi sâu vào việc phân tích và xây dựng mô hình XHTD cho riêng một NHTM

nào, vì mỗi ngân hàng sẽ có một cơ sở dữ liệu cũng như hướng đến đối tượng khách hàng khác nhau, do đó

việc lựa chọn biến để đưa vào mô hình XHTD cũng khác nhau. Trong bài viết này, tác giả sẽ khái quát về

xây dựng mô hình toán cũng như nêu ra những hạn chế cho bộ XHTD tại các NHTM hiện nay, đồng thời

bài báo đưa ra những giải pháp cho mô hình XHTD cho khách hàng doanh nghiệp

pdf 6 trang kimcuc 7200
Bạn đang xem tài liệu "Tổng quan mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng quan mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam

Tổng quan mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 51Số 117 - tháng 7/2017
toång quan moâ hình xeáp haïng
tín duïng noäi boä cho Khaùch haøng
doanh nghieäp taïi vieät nam
ThS. LÊ THị NGọC*
*Phòng Quản lý rủi ro Tín dụng, Ngân hàng Phương Đông
Những năm gần đây, sau khi phải đối mặt với những rủi ro lớn gây tổn thất cho ngân hàng, đặc biệt là các rủi ro tín dụng xảy ra với tần suất khá cao, giá trị lớn, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) nội bộ theo các tiêu chuẩn quốc tế đang là tâm điểm của các ngân hàng thương mại (NHTM). Hệ thống XHTD nội bộ đóng vai trò quan trọng đối 
với các cấp quản trị ngân hàng trong việc định giá cho vay và các quyết định về quản trị rủi ro tín dụng 
cũng như việc trích lập dự phòng rủi ro của khoản vay. 
Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống XHTD nội bộ thực tế còn nhiều hạn chế, do thị trường tài chính Việt 
Nam còn sơ khai, chất lượng và độ tin cậy của thông tin không cao. Hơn nữa, mô hình XHTD đòi hỏi lượng 
cơ sở dữ liệu rất lớn, trong khi hệ thống lưu trữ thông tin của Việt Nam còn rất kém, đặc biệt cở sở dữ liệu 
của các NHTM chưa đủ lớn để xây dựng mô hình XHTD theo phương pháp thống kê. Do đó, việc hiểu rõ 
nguyên lý cơ bản để xây dựng mô hình XHTD là rất cần thiết. 
Vì vậy, bài viết sẽ không đi sâu vào việc phân tích và xây dựng mô hình XHTD cho riêng một NHTM 
nào, vì mỗi ngân hàng sẽ có một cơ sở dữ liệu cũng như hướng đến đối tượng khách hàng khác nhau, do đó 
việc lựa chọn biến để đưa vào mô hình XHTD cũng khác nhau. Trong bài viết này, tác giả sẽ khái quát về 
xây dựng mô hình toán cũng như nêu ra những hạn chế cho bộ XHTD tại các NHTM hiện nay, đồng thời 
bài báo đưa ra những giải pháp cho mô hình XHTD cho khách hàng doanh nghiệp.
Từ khóa: Xếp hạng tín dụng, Ngân hàng thương mại, mô hình định lượng, mô hình định tính, báo 
cáo tài chính.
Overview of the internal credit rating model for corporate clients in Vietnam
In recent years, banking sector has faced with a lot of bad risks; especially credit risks have high frequency 
and high value, so the construction of internal credit rating in accordance with international standards is a 
crucial task in commercial banks. Credit rating system plays an important role in the banking management, 
both in loan pricing and credit risk model as well as provisioning for loan losses.
However, the efficiency of the credit rating system is still limited, as financial market in Vietnam is still 
in its early stage, the quality and reliability of information is not high. Moreover, the proper credit rating 
model requires a great amount of databases, but the database of commercial banks has been not big enough 
for statistical model. Therefore, it is very necessary to understand the fundamental principle of contructing 
credit rating model.
This paper would not go further in the analysis and construction of credit rating model for a particular 
commercial bank. The reason is each bank has its own database as well as aims at different customers, so 
that the credit rating models of that will choose different variables to build that model. Instead, the paper 
firstly outlines the mathematical models, then indicating the limitations of each credit rating model at the 
commercial banks now. Lastly, some solution for credit rating model would be mentioned at the end.
keyword: Credit ratings, commercial bank, qualitative model; quantitative model; financial 
statements.
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN52 Số 117 - tháng 7/2017
khái niệm và vai trò của hệ thống xếp hạng 
tín dụng
XHTD là việc đưa ra nhận định về mức độ tín 
nhiệm đối với trách nhiệm tài chính; hoặc đánh giá 
mức độ rủi ro tín dụng thuộc các yếu tố bao gồm 
năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng 
dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay đổi, 
ý thức trả nợ của người đi vay... Thuật ngữ XHTD 
được Moody đưa ra năm 1909 trong cuốn “Cẩm 
nang chứng khoán đường sắt” khi tiến hành nghiên 
cứu và phân tích và công bố bảng XHTD lần đầu 
tiên cho 1500 trái phiếu của 250 công ty theo hệ 
thống gồm 3 chữ cái ABC được xếp lần lượt là Aaa 
đến C.
Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang thực hiện 
việc thẩm định và quyết định cho vay theo Điều 17 
Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt 
động cho vay của các tổ chức tín dụng. Cụ thể, theo 
Điều 17 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, trong quá 
trình thẩm định, tổ chức tín dụng (TCTD) được 
sử dụng hệ thống XHTD nội bộ. Về cơ bản, định 
nghĩa hệ thống XHTD nội bộ đã được đưa ra theo 
Điều 5 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định 
về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp 
trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng 
để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, cụ thể:
“Hệ thống XHTD nội bộ là hệ thống các bộ chỉ 
tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh 
giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng 
về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy 
tín của khách hàng; Hệ thống XHTD nội bộ phải 
được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng 
khác nhau, kể cả đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng 
và những người có liên quan của đối tượng này.
Hệ thống XHTD nội bộ phải được xây dựng 
theo các nguyên tắc sau: Một là, xây dựng trên cơ 
sở số liệu, thông tin của tất cả khách hàng đã thu 
thập được trong thời gian ít nhất 1 năm liền kề 
trước năm xây dựng hệ thống XHTD nội bộ; hai 
là, ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống XHTD nội 
bộ phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở 
số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong 
năm; Ba là, có quy định các mức XHTD tương ứng 
với mức độ rủi ro từ thấp đến cao.”
Vai trò của XHTD nội bộ là hỗ trợ việc ra quyết 
định cho vay, phân loại nợ, tạo lập và quản lý danh 
mục tín dụng, cụ thể XHTD nội bộ có thể giúp các 
NHTM thực hiện các mục tiêu:
Một là, xây dựng chính sách, biện pháp phù 
hợp với từng loại khách hàng về các điều kiện tín 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 53Số 117 - tháng 7/2017
dụng, biện pháp đảm bảo cho khoản tín dụng,...
nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn cho hoạt động 
tín dụng đầu tư.
Hai là, giám sát và đánh giá khách hàng khi 
khoản tín dụng đang còn dư nợ; thực hiện giám 
sát diễn biến các khoản tín dụng trong những điều 
kiện kinh tế bình thường, cũng như các tình huống 
xấu nhất để phát hiện sớm và xử lý các khoản nợ 
có vấn đề.
Ba là, duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng 
bền vững, từ đó phát triển mạng lưới khách hàng có 
uy tín và chất lượng, phát triển chiến lược marketing 
nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro.
Bốn là, tạo lập cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng 
bộ về khách hàng vay vốn tín dụng đầu tư trong hệ 
thống để tạo cơ sở ra quyết định cấp tín dụng. Hình 
thành hệ thống thông tin quản lý, cung cấp đầy đủ 
thông tin về cơ cấu và chất lượng danh mục tín dụng.
Mô hình XHTD tại NHTM 
hiện nay
Mô hình đơn giản nhất được sử 
dụng trong XHTD là mô hình một 
biến. Nhược điểm mô hình một 
biến số là kết quả dự báo không 
chính xác nếu thực hiện phân tích 
và cho điểm các chỉ tiêu đánh giá 
một cách riêng biệt. Hơn nữa, mỗi 
người có thể hiểu các chỉ tiêu đánh 
giá theo một cách khác nhau. Để 
khắc phục nhược điểm này, các nhà 
nghiên cứu đã phát triển những mô hình kết hợp 
nhiều biến số thành một giá trị để dự báo khả năng 
vỡ nợ của khách hàng như mô hình phân tích hồi 
quy, mô hình Logistic, phân tích phân biệt nhiều 
biến số. Do tính chất khác nhau giữa các khách 
hàng, để chấm điểm tín dụng được chính xác, các 
ngân hàng chia khách hàng có quan hệ tín dụng 
thành: Khách hàng doanh nghiệp (KHDN), khách 
hàng cá nhân và hộ kinh doanh.
XHTD theo mô hình điểm số là phương pháp 
khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu nghiên cứu thống 
kê và áp dụng mô hình toán học để phân tích, tính 
điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình 
một biến hoặc đa biến. Các chỉ tiêu sử dụng trong 
XHTD được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích 
ngành, phân tích hoạt động kinh doanh, và phân 
tích hoạt động tài chính. Sau đó đưa vào mô hình 
để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận 
được sang một biểu tượng xếp hạng tương ứng.
Mô hình chấm điểm XHTD nội bộ của các 
NHTM tại Việt Nam hiện nay được xây dựng trên 
bộ các tiêu chí tài chính (còn được gọi là mô hình 
định lượng) và bộ các tiêu chí phi tài chính (còn 
được gọi là mô hình định tính). Mô hình tổng quát 
các NHTM đang sử dụng hiện nay có sơ đồ chung 
như sau:
Mô hình định tính bao gồm các thông tin cơ 
bản của khách hàng vay, cũng như của các khoản 
vay và tài sản đảm bảo, hay nói một cách khác mô 
hình định tính sẽ xét đến các khía cạnh sau: thông 
tin chung của khách như thời gian hoạt động, tiểu 
sử cổ đông, tình hình hoạt động tài chính...; thông 
tin tài khoản; thông tin liên quan đến vỡ nợ; lịch 
sử tín dụng; thông tin tài sản đảm bảo; thông tin 
bảo lãnh.
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN54 Số 117 - tháng 7/2017
Mô hình định lượng gồm dữ liệu tài chính từ 
bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động 
kinh doanh như hệ số khả năng thanh toán nhanh, 
mức tổng nợ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 
doanh, hệ số thu nhập trên nợ, vòng quay vốn hoạt 
động, tăng trưởng tổng tài sản, tổng tài sản, doanh 
thu thuần
Bên cạnh các yếu tố định tính và định lượng 
được đưa vào mô hình định tính và mô hình định 
lượng, mô hình XHTD cũng có thêm thông tin 
về các yếu tố hiệu chỉnh như: vi phạm pháp luật, 
doanh nghiệp có từng bị phạt hay không, xem xét 
về việc doanh nghiệp có đang bị kiện tụng hay từng 
bị kiện tụng hay không... để xem xét và hiệu chỉnh 
hạng của khách hàng. Ví dụ khách hàng đang có 
hạng điểm C2 nhưng lại từng bị xử phạt vì gian lận 
thuế thì có thể hiệu chỉnh xuống hạng C3.
Các yếu tố định tính và các yếu tố định lượng 
ảnh hưởng đến việc XHTD của một doanh nghiệp 
sẽ có rất nhiều, việc lựa chọn biến (các yếu tố định 
lượng và các yếu tố định tính) nào để đưa vào mô 
hình sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: đầu tiên 
phải xét đến khả năng thu thập dữ liệu của yếu tố 
đó, nếu một yếu tố mà không thể thu thập được 
thông tin thì ta không nên đưa yếu tố đó vào mô 
hình. Hai là, các chuyên gia (bao gồm chuyên gia 
tín dụng, chuyên gia tái thẩm định, chuyên gia phê 
duyệt tín dụng, hay các chuyên gia tài chính đầu 
ngành khác...) đánh giá như thế nào về vai trò của 
các yếu tố đó đến khả năng trả được nợ của khách 
hàng, từ đó quyết định nên đưa các yếu tố định 
lượng và các yếu tố định tính nào vào mô hình. 
Mỗi chuyên gia lại có một nhận định và đánh giá 
về các yếu tố một cách khác nhau để phù hợp với 
thông lệ của từng ngân hàng và đề phù hợp với cơ 
sở dữ liệu tại ngân hàng đó, chính vì vậy trong bài 
viết này sẽ không đề cập một cách cụ thể về các 
yếu tố (các biến) được đưa vào trong mô hình định 
lượng cũng như mô hình định tính mà chỉ quan 
tâm đến mô hình hỗn hợp (kết hợp mô hình định 
lượng và mô hình định tính) của hệ thống XHTD.
Mô hình toán của hệ thống XHTD nội bộ ở các 
NHTM có dạng: 
α*∑ĐT + β*∑ĐL = ∑MH
Trong đó: 
α, β: lần lượt là trọng số của mô hình định tính và 
mô hình định lượng và phải đảm bảo α + β = 100%
∑ĐT, ∑ĐL: lần lượt là tổng điểm của mô hình 
định tính và mô hình định lượng
∑MH: tổng điểm mô hình XHTD
Việc chia thang điểm của mô hình XHTD hoàn 
toàn rất linh động, có ngân hàng sẽ lấy thang điểm 
từ 0 đến 100, và có ngân hàng lấy thang điểm từ 0 
đến 1000, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thang 
đo tổng thể mà ngân hàng đã chọn để XHTD. Các 
NHTM hiện nay đa phần đều cố định bộ trọng số 
(α, β) tương ứng với 2 trường hợp BCTC đã được 
kiểm toán và không được kiểm toán. Ví dụ, với 
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 
và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương 
Việt Nam (Vietinbank):
BCTC được 
kiểm toán
BCTC chưa 
được kiểm toán
α 65% 70%
β 35% 30%
Ưu điểm của mô hình XHTD này: mô hình 
XHTD (kết hợp mô hình định tính và mô hình 
định lượng) phản ánh được mức độ ảnh hưởng của 
nhóm yếu tố định tính và nhóm yếu tố định lượng 
đến khả năng trả được nợ của khách hàng
Nhược điểm của mô hình XHTD trên: Mô 
hình mới chỉ xét đến các yếu tố định lượng (các 
yếu tố được lấy ra trong BCTC) mà không quan 
tâm đến chất lượng của BCTC như BCTC đã được 
kiểm toán hay chưa được kiểm toán, BCTC kiểm 
toán với ý kiến chấp nhận toàn phần hay từng 
phần. Mặt khác, trong BCTC còn rất nhiều các 
thông tin tài chính khác của khách hàng, vì vậy 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 55Số 117 - tháng 7/2017
việc đưa một mô hình thể hiện chất lượng BCTC 
vào mô hình sẽ hợp lý và phản ánh đầy đủ hơn 
bản chất của khách hàng. 
Hơn nữa, việc cố định bộ trọng số cho 2 trường 
hợp BCTC được kiểm toán và BCTC chưa được 
kiểm toán sẽ xảy ra trường hợp mô hình XHTD của 
khách hàng có BCTC được kiểm toán điểm lại thấp 
hơn XHTD của khách hàng có BCTC chưa được 
kiểm toán trong khi khách hàng có cùng điểm các 
yếu tố định tính và các yếu tố định lượng. Điều này 
không đúng về mặt lý thuyết kinh tế - các khách 
hàng có cùng điểm các yếu tố định tính và các yếu 
tố định lượng thì điểm khách hàng nào có BCTC 
đã được kiểm toán phải cao hơn điểm xếp hạng của 
khách hàng có BCTC chưa được kiểm toán.
Thật vậy, giả sử mô hình trên hoàn toàn đảm 
bảo tính đúng đắn về mặt lý thuyết kinh tế, vậy 
chúng ta sẽ có: 
70% × ∑ĐT + 30% × ∑ĐL <65% × ∑ĐT + 35% 
× ∑ĐL
←→ 5% × ∑ĐT < 5% × ∑ĐL
←→ ∑ĐT < ∑ĐL
Trong khi đó, thực tế khi chấm điểm tín dụng 
khách hàng, đa phần các yếu tố định tính thường 
có điểm cao hơn các yếu tố định lượng, vì điểm các 
yếu tố định tính thường do các cán bộ tín dụng 
chấm cho khách hàng, thường mang tính chủ quan 
và đôi khi khó kiểm soát cũng như đo lường chính 
xác thông tin. Do đó, khi đưa mô hình trên vào 
áp dụng thực tế thì sẽ gây ra lỗi ở một số trường 
hợp mà khách hàng có cùng điểm các yếu tố định 
tính và các yếu tố định lượng nhưng khách hàng 
có BCTC được kiểm toán có điểm thấp hơn khách 
hàng có BCTC không được kiểm toán.
Đề xuất mô hình XHTD
Để khắc phục các trường hợp xảy ra khi chỉ 
sử dụng mô hình XHTD là mô hình hỗn hợp của 
mô hình định tính và mô hình định lượng, đồng 
thời phải đảm bảo được về mặt lý thuyết - với cùng 
điểm các yếu tố định tính và điểm các yếu tố định 
lượng thì khách hàng có BCTC được kiểm toán 
sẽ có điểm XHTD cao hơn khách hàng có BCTC 
chưa được kiểm toán, ta nên đưa thêm một mô 
hình phản ánh chất lượng của BCTC vào mô hình 
như sau:
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN56 Số 117 - tháng 7/2017
Mô hình XHTD lúc này sẽ có dạng:
α*∑ĐT + β*∑ĐL +γ*Đ.BCTC = ∑MH
Trong đó: 
α, β, γ: lần lượt là trọng số của mô hình định 
tính, mô hình định lượng và mô hình chất lượng 
BCTC và phải đảm bảo α + β +γ = 100%;
∑ĐT, ∑ĐL, Đ.BCTC: lần lượt là tổng điểm của 
mô hình định tính, mô hình định lượng và điểm 
của mô hình chất lượng BCTC;
∑MH: tổng điểm mô hình XHTD
Để tính toán bộ trọng số (α, β, γ) sẽ có rất nhiều 
phương pháp tiếp cận để tính toán như phương 
pháp chuyên gia, phương pháp thống kê, nhưng 
trong phạm vi bài viết tác giả không đề cập đến 
phương pháp tính toán cụ thể cho bộ trọng số này.
kết luận
Nhìn chung, mô hình hỗn hợp của mô hình 
XHTD đề xuất có thể khắc phục được lỗi của mô 
hình hỗn hợp trong mô hình XHTD hiện nay mà 
các NHTM đang sử dụng. Tuy nhiên, bài viết mới 
chỉ dừng lại ở việc đưa ra dạng mô hình tổng quát 
cho mô hình hỗn hợp chứ chưa đi sâu vào việc tính 
toán bộ trọng số cho mô hình này. Do đó, hướng 
nghiên cứu phát triền bài viết trong tương lai tập 
trung vào phương pháp tính toán bộ trọng số hỗn 
hợp để đưa ra một mô hình hỗn hợp tối ưu trong 
mô hình XHTD nội bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang Thông tin Ngân hàng Nhà nước Việt 
Nam 
2. Trang Thông tin Điện tử Kiểm toán nhà 
nước  
3. Tài liệu nội bộ về xếp hạng tín dụng của 
BIDV.
4. Tài liệu nội bộ về xếp hạng tín dụng của 
Vietinbank.
5. Tài liệu nội bộ về xếp hạng tín dụng của 
OCB.
6. Trang Thông tin https://en.wikipedia.org/
wiki/Moody.

File đính kèm:

  • pdftong_quan_mo_hinh_xep_hang_tin_dung_noi_bo_cho_khach_hang_do.pdf