Tổ chức và quản trị công ty theo luật doanh nghiệp Việt Nam
Cơ cấu tổ chức và quản trị công ty bao gồm các cơ chế, quy trình và các mối
quan hệ mà theo đó các công ty được kiểm soát và định hướng. Cấu trúc và nguyên
tắc quản trị xác định sự phân chia quyền và trách nhiệm giữa những chủ thể khác
nhau trong công ty và các quy tắc để đưa ra quyết định trong công ty. Các nguyên
tắc và quy chế quản trị công ty đã được ghi nhận tại Việt Nam, theo quy định, việc
tuân thủ quy tắc quản trị này mang tính bắt buộc. Bài viết được trình bày thành hai
phần, bao gồm cơ cấu tổ chức và quản trị của từng loại công ty theo quy định và đề
xuất giải pháp pháp lý liên quan.
Bạn đang xem tài liệu "Tổ chức và quản trị công ty theo luật doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổ chức và quản trị công ty theo luật doanh nghiệp Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 110 TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY THEO LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Phan Thị Cẩm Lai1 TÓM TẮT Cơ cấu tổ chức và quản trị công ty bao gồm các cơ chế, quy trình và các mối quan hệ mà theo đó các công ty được kiểm soát và định hướng. Cấu trúc và nguyên tắc quản trị xác định sự phân chia quyền và trách nhiệm giữa những chủ thể khác nhau trong công ty và các quy tắc để đưa ra quyết định trong công ty. Các nguyên tắc và quy chế quản trị công ty đã được ghi nhận tại Việt Nam, theo quy định, việc tuân thủ quy tắc quản trị này mang tính bắt buộc. Bài viết được trình bày thành hai phần, bao gồm cơ cấu tổ chức và quản trị của từng loại công ty theo quy định và đề xuất giải pháp pháp lý liên quan. Từ khóa: Cơ cấu tổ chức, quản trị công ty 1. Đặt vấn đề Tổ chức và quản trị công ty là khái niệm mà theo xu hướng hội nhập hiện nay là một phần không thể thiếu của hệ thống pháp luật kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, quản trị công ty không phải chỉ dành riêng cho các công ty cổ phần, công ty niêm yết mà là yếu tố then chốt trong mọi loại hình doanh nghiệp. Giữa nhà đầu tư và công ty mà họ đầu tư có thể có một chuỗi các thành phần trung gian hoạt động như những đại diện, khi trong tổ chức quản lý công ty hiện đại có sự phân biệt ngày càng rõ nét giữa quyền sở hữu, quyền quản lý và hoạt động điều hành thì việc bảo vệ lợi ích của những chủ thể sở hữu, việc đảm bảo quá trình giám sát hay kiểm soát quản trị là sự phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng của quá trình phát triển trong xu hướng toàn cầu [1]. Các chính sách pháp luật liên quan đến cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tại Việt Nam đã bước đầu xây dựng các mô hình tổ chức quản lý như là một khuôn mẫu mang tính bắt buộc để thực thi các loại quyền lực trong định chế doanh nghiệp một cách hợp pháp và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một thực tế là chưa có sự phân biệt rõ ràng nào giữa quản trị công ty dưới góc độ luật học và quản trị doanh nghiệp dưới gốc độ kinh tế học, cũng như hướng khắc phục những hạn chế trong hệ thống pháp luật liên quan. Để một công ty tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của bộ phận bao gồm các đơn vị/cá nhân khác nhau, có mối liên hệ, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý, điều hành phục vụ mục đích chung của doanh nghiệp. Những chủ thể này không phải lúc nào cũng có ý chí và quyền lợi đồng nhất với nhau, do đó, cần phải có một mô hình quản lý phù hợp để chủ sở hữu có thể kiểm soát việc điều hành công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, vì vậy bản chất của việc tồn tại cơ cấu tổ chức là sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý - điều hành. Trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nói chung, công ty nói riêng, về cơ bản có các bộ phận chủ yếu sau: chủ thể sở hữu, bộ phận quản lý, bộ phận điều hành và cơ chế kiểm soát theo nhu cầu quản trị công ty. Bài viết sẽ đưa ra thảo luận về tổ chức và quản trị trong 1Trường Đại học Đồng Nai Email: phanlai38@yahoo.com TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 111 tất cả công ty tại Việt Nam dưới gốc độ pháp lý, đề xuất giải pháp nhằm làm sáng tỏ hơn một số vấn đề trong quản trị công ty, bao gồm các câu hỏi như phương pháp tiếp cận cơ bản về những quy định cho hoạt động quản lý nói chung, kiểm soát quản trị nói riêng. ột khuôn khổ pháp lý đầy đủ và hoàn thiện về quản trị công ty sẽ tăng cường sự tin cậy của các nhà đầu tư và khuyến khích đầu tư nước ngoài. 2. Tổ chức và quản trị công ty 2.1. Tổ chức và quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn - Tổ chức và quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên: Tổ chức và quản trị công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu: Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền với nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định. Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo ủy quyền. Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo ủy quyền thì người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. + Hội đồng thành viên: nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định. Chủ sở hữu công ty chỉ định Chủ tịch Hội đồng thành viên. Cuộc họp của Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành viên dự họp. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên có thể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên dự họp chấp thuận. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất 3/4 số thành viên dự họp chấp thuận. Quyết định của Hội đồng thành viên có giá trị pháp lý kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định phải được chủ sở hữu công ty chấp thuận [2]. + Chủ tịch công ty: nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan. + Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc/Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá năm năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc/Tổng giám đốc tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 112 công ty; quyết định hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; ban hành quy chế quản lý nội bộ; trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động. + Kiểm soát viên: gồm từ một đến ba người được chủ sở hữu bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá ba năm, nhằm thực hiện các nhiệm vụ như kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Ban quản trị công ty trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty; thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty; các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu công ty. Kiểm soát viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức - quản lý Tổ chức và quản trị công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu Cơ cấu tổ chức quản lý gồm: Chủ tịch công ty đồng thời là chủ sở hữu công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty. Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức - quản lý Tổ chức và quản trị công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu Thành viên là tổ chức Một đại diện theo ủy quyền Chủ tịch công ty Bộ phận kiểm soát Giám đốc/tổng giám đốc Nhiều đại diện theo ủy quyền Hội đồng thành viên (Chủ tịch) Giám đốc/tổng giám đốc Thành viên là cá nhân Chủ tịch công ty Giám đốc/tổng giám đốc TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 113 - Tổ chức và quản trị công ty TNHH hai thành viên trở lên: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Cụ thể: + Hội đồng thành viên: Bao gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây: quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý Công ty theo quy định tại Điều lệ công ty; quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty; thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; quyết định tổ chức lại công ty; quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty; các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định. Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên: Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng thành viên triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp [2]. Thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên, hình thức biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. + Chủ tịch hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch, nhiệm kỳ không quá năm năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế; có thể kiêm Giám đốc Tổng giám đốc công ty. Trường hợp Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 114 + Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: là người điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình; tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên; quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty; trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên; kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; tuyển dụng lao động; các quyền và nhiệm vụ khác. + Ban kiểm soát: Công ty TNHH có từ mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức - quản lý 2.2. Tổ chức và quản trị công ty cổ phần Có 2 mô hình tổ chức của công ty cổ phần. ô hình 1 bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Ban kiểm soát (đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát). Hình 4: Mô hình tổ chức truyền thống của công ty cổ phần (mô hình 1) Đây là mô hình tổ chức quản lý truyền thống và điển hình của công ty cổ phần. Với mô hình này, việc quản lý – điều hành công ty có sự phân công, HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN (Chủ tịch Hội đồng thành viên) GIÁ ĐỐC/TỔNG GIÁ ĐỐC BAN KIỂ SOÁT (Theo điều kiện luật định/nhu cầu quản trị công ty) ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂ SOÁT GIÁ ĐỐC/TỔNG GIÁ ĐỐC TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 115 phân nhiệm và kiềm chế lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát công ty. ô hình 2 bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc. Hình 5: Mô hình công ty cổ phần (mô hình 2) Trong mô hình này, công ty cổ phần không có ban kiểm soát, thay vào đó, thành viên Hội đồng quản trị độc lập chiếm ít nhất 20% tổng số thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Theo đó, các thành viên Hội đồng quản trị độc lập sẽ thực hiện chức năng giám sát và kiểm soát đối với việc quản lý và điều hành của công ty. Trong cả 2 mô hình, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty. + Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đ ... uyền bằng văn bản cho một người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông: Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm toán nội bộ Thành viên HĐQT độc lập Thành viên HĐQT điều hành GIÁ ĐỐC/TỔNG GIÁ ĐỐC TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 116 tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp [2]. Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông: theo hai hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Các quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông như sau: Các quyết định về bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; thông qua định hướng phát triển công ty phải được ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả số cổ đông đại diện dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định; các quyết định về sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty: phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định; Hội đồng quản trị có thể lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông khi xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Quyết định được thông qua theo hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản có giá trị như quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Các quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông với số cổ đông trực tiếp và ủy quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định được thông qua. + Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có không ít hơn ba thành viên, không quá mười một thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm; thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Hội đồng quản trị có thể họp định kỳ hoặc bất thường. Hội đồng quản trị có thể họp tại trụ sở chính của công ty hoặc ở nơi khác. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ 3/4 tổng số thành viên trở lên dự họp. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp chấp thuận; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Thành viên phải tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Thành viên được ủy quyền cho người khác dự họp nếu được đa số thành viên Hội TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 117 đồng quản trị chấp thuận. Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện như: có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định; là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu theo quy định tại Điều lệ công ty; có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. + Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có thể được bổ nhiệm từ trong số thành viên Hội đồng quản trị hoặc được thuê, nhiệm kỳ không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. + Ban kiểm soát: có từ ba đến năm thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ không quá năm năm; có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật như sau từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định; không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác; thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty. 2.3. Tổ chức và quản lý công ty hợp danh + Quản lý công ty hợp danh: Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên được bầu trong số các thành viên hợp danh, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 118 viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định như phương hướng phát triển công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới; chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên; quyết định dự án đầu tư; quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty; quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên; quyết định giải thể công ty; quyết định về các vấn đề khác được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. + Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh: Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. ọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty. Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số. Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận. Hình 6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức - quản lý Nhìn chung, phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam đã xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình luật định ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên các nội dung trong hệ thống quản trị cần được cải thiện vì các hệ thống và mô hình luôn có xu hướng lạc hậu so với sự phát triển và những thay đổi về quy mô và phương thức hoạt động của công ty. Hiện nay, các công ty chưa có sự đánh giá hệ thống quản trị công ty một cách tổng quan để xác định những bất cập và những nội dung cần hoàn thiện để đạt đến sự tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực quốc tế. HỘI ĐỐNG THÀNH VIÊN(TVHD +TVGV) Chủ tịch HĐTV (TVHD) GIÁ ĐỐC/TỔNG GIÁ ĐỐC (kiêm) TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 119 3. Kết luận và đề xuất Để đảm bảo hoạt động quản trị công ty ngày một hiểu quả hơn, cần xây dựng một hệ thống các mô hình tổ chức quản lý công ty linh hoạt, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế. Dưới gốc độ pháp lý, công ty với tư cách là một tổ chức có tư cách pháp nhân phải có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Khi xây dựng khung pháp lý về cơ cấu tổ chức quản lý công ty, Luật Doanh nghiệp đã thiết kế các mô hình khung theo hướng các chủ thể sở hữu có thề linh động căn cứ vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh lựa chọn mô hình quản trị công ty sao cho phù hợp nhất với mình để đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh mà vẫn tuân thủ các quy tắc luật định. Mỗi mô hình quản trị công ty đều có những ưu, nhược điểm riêng, nhưng nhìn chung, có sự phân biệt rõ nét giữa cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty cổ phần. Cơ cấu tổ chức công ty TNHH, công ty hợp danh tương đối gọn nhẹ nên việc quản lý điều hành của công ty TNHH khá đơn giản, tinh gọn, hiệu quả. Điều này cũng góp phần giúp cho công ty có thể nhanh chóng, linh hoạt, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần được quy định chặt chẽ hơn với hệ thống các quy tắc, chuẩn mực không chỉ được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp mà còn trong các văn bản pháp lý khách như luật chứng khoán, luật các tổ chức tín dụng, v.v và các văn bản hướng dẫn của ủy ban chứng khoán dành cho các công ty niêm yết, công ty đại chúng. Với mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô, bước ra biển lớn, việc thay đổi tư duy làm luật, đặc biệt trong cơ chế, chính sách và quy định pháp luật về quản trị công ty cần hướng tới gần hơn với thông lệ quốc tế về quản trị trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam nhằm cải thiện lòng tin của các nhà đầu tư; tăng cường bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu, nhà đầu tư và bên có liên quan. Quy định cho phép chủ thể sở hữu được phép lựa chọn mô hình còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh, đầu tư tham gia vào nền kinh tế thị trường một cách tự tin, tự chủ hơn. Cơ chế kiểm soát bắt buộc trong các điều kiện luật định đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện một cách khách quan, chính xác, tránh tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và quyền lợi hợp pháp của tất cả các chủ thể trong công ty. Các quy định của pháp luật cần hướng tới việc phân tách rõ chức năng quản lý và chức năng sở hữu trong công ty, thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả đối với những người đại diện, người quản lý nhằm hạn chế vấn đề xung đột lợi ích, chi phối, tạo ra sự linh hoạt về mặt pháp lý để trên cơ sở thực tiễn hoạt động của mình, doanh nghiệp tự quyết định chọn mô hình quản trị cho phù hợp. Trong tương lai, pháp luật cần xóa bỏ những quy định mang tính “cố định” về các mô hình quản trị, mà để cho doanh nghiệp tự sáng tạo sao cho phù TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 120 hợp nhất với họ, trên cơ sở đó doanh nghiệp xây dựng, đăng ký và thông báo cho nhà quản lý. Tóm lại, trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, Việt Nam cần thiết phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý linh hoạt và thực thi tốt các quy chế quản trị công ty như là một nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy tốt đa các nguồn lực, thu hút đầu tư, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác và thúc đẩy liên kết kinh tế quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bob Tricker (2009), “Corporate governance – kiểm soát quản trị. Các nguyên tắc, chính sách và thực hành về quản trị công ty và cơ chế kiểm soát quản lý”, Nxb Thời đại, Hà Nội 2. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 ORGANIZATIONAL STRUCTURE AND CORPORATE GOVERNANCE ACCORDING TO LAW ON ENTERPRISES OF VIETNAM ABSTRACT Organizational structure and corporate governance is the mechanisms, processes and relations by which companies are controlled and directed. Governance structures and principles identify the distribution of rights and responsibilities among different participants in the companies including the rules and procedures for making decisions in corporate affairs. Corporate governance principles and codes have been developed in Vietnam. As a rule, compliance with these governance principles is mandated by law.. The article discusses two parts including organizational structure and governance of each type of company in accordance with regulations and recommendations on completing related laws. Keywords: Organizational structure, corporate governance (Received: 28/12/2018, Revised: 23/1/2019, Accepted for publication: 19/3/2019)
File đính kèm:
- to_chuc_va_quan_tri_cong_ty_theo_luat_doanh_nghiep_viet_nam.pdf