Tín dụng chính sách tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng

Thời gian qua, hoạt động tín dụng đối với các đối tượng chính sách tại chi nhánh ngân hàng Chính sách

Xã hội tỉnh Lâm Đồng đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ, thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách

đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội, từng bước nâng cao đời sống

vật chất cũng như tinh thần của một bộ phận không nhỏ người dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Theo đánh giá

của Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến “chi nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng

trong những năm qua thực sự là người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nghèo vá các đối tượng chính sách

trong tỉnh; đồng thời, hệ thống này còn là công cụ đắc lực của Đảng bộ và chính quyền địa phương triển khai

thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh. Có thể nói, trong kết quả giảm tỉ lệ

hộ nghèo của Lâm Đồng từ 6,31% năm 2012 xuống còn 2,75% vào cuối năm 2014 vừa qua và còn dưới 2% vào

cuối năm 2015 này có một phần đóng góp đáng ghi nhận của hệ thống ngân hàng Chính sách Xã hội, mà trực

tiếp là chi nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng”[4]. Tuy đã gặt hái được nhiều thành tựu, song

bên cạnh đó tín dụng chính sách tại chi nhánh vẫn còn có những hạn chế, yếu kém, ảnh hưởng trực tiếp đến mục

tiêu của hoạt động tín dụng chính sách, vì vậy tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện tín dụng chính sách tại chi

nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Bài viết này sẽ

trình bày khái quát về thực trạng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng, trên cơ sở

nguyên nhân hạn chế, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tín dụng chính sách tại chi nhánh trong

thời gian tới.

pdf 9 trang kimcuc 2820
Bạn đang xem tài liệu "Tín dụng chính sách tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tín dụng chính sách tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng

Tín dụng chính sách tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 69 
TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 
TỈNH LÂM ĐỒNG 
TS. Vũ Văn Thực 
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 
TÓM TẮT 
Thời gian qua, hoạt động tín dụng đối với các đối tượng chính sách tại chi nhánh ngân hàng Chính sách 
Xã hội tỉnh Lâm Đồng đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ, thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách 
đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội, từng bước nâng cao đời sống 
vật chất cũng như tinh thần của một bộ phận không nhỏ người dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Theo đánh giá 
của Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến “chi nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng 
trong những năm qua thực sự là người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nghèo vá các đối tượng chính sách 
trong tỉnh; đồng thời, hệ thống này còn là công cụ đắc lực của Đảng bộ và chính quyền địa phương triển khai 
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh. Có thể nói, trong kết quả giảm tỉ lệ 
hộ nghèo của Lâm Đồng từ 6,31% năm 2012 xuống còn 2,75% vào cuối năm 2014 vừa qua và còn dưới 2% vào 
cuối năm 2015 này có một phần đóng góp đáng ghi nhận của hệ thống ngân hàng Chính sách Xã hội, mà trực 
tiếp là chi nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng”[4]. Tuy đã gặt hái được nhiều thành tựu, song 
bên cạnh đó tín dụng chính sách tại chi nhánh vẫn còn có những hạn chế, yếu kém, ảnh hưởng trực tiếp đến mục 
tiêu của hoạt động tín dụng chính sách, vì vậy tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện tín dụng chính sách tại chi 
nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Bài viết này sẽ 
trình bày khái quát về thực trạng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng, trên cơ sở 
nguyên nhân hạn chế, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tín dụng chính sách tại chi nhánh trong 
thời gian tới. 
Từ khóa: Lâm Đồng, tín dụng chính sách 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Xóa đói, giảm nghèo là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà 
nước ta nhằm đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội mà Việt Nam đã quyết tâm theo đuổi suốt 
mấy thập niên qua, đây cũng là một trong những chính sách xã hội nhận được sự đồng thuận 
lớn của toàn xã hội và được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Lâm Đồng là một tỉnh nằm trên địa 
bàn các tỉnh Tây Nguyên, nơi đây có nhiều dân tộc anh em sinh sống, cuộc sống của một bộ 
phận người dân còn gặp không ít khó khăn, do đó rất cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ về nhiều mặt 
của xã hội trong đó có nguồn vốn tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội để 
thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, cũng như đảm bảo an ninh 
trật tự xã hội tại địa phương. Thực tế cho thấy, từ khi thành lập cho đến nay, chi nhánh ngân 
hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng đã và đang có những đóng góp thiết thực vào thành 
quả của sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, 
công bằng, văn minhtrên địa bàn.Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần 
giải quyết để tín dụng chính sách thực sự đóng góp một cách thiết thực, hiệu quả hơn nữa vào 
công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí của người dân, cũng như đảm bảo 
được an ninh trật tự xã hội tại địa phương. Do đó, tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn tín 
dụng chính sách là vấn đề có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 70 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
Tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị từ người cho vay sang 
người đi vay trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Về cơ bản tín dụng ngân hàng cũng như 
các loại tín dụng khác đều có một số tính chất sau: 
- Chuyển giao quyền sử dụng một số tiền hoặc tài sản từ chủ thể này sang chủ thể 
khác (quyền sở hữu vẫn thuộc về bên cho vay). 
 - Tín dụng phải có thời hạn và được hoàn trả. 
 - Giá trị không những được bảo tồn mà còn phát triển ( vốn vay và lãi vay)[1]. 
Nghiên cứu này,tíndụng chính sách được hiểu là sự chuyển nhượng lượng giá trị từ 
ngân hàng chính sách xã hội cho người nghèo và các đối tượngchính sách khác vay ưu đãi 
phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương 
trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội trên nguyên tắc hoàn trả 
cả gốc lẫn lãi. 
3. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG 
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG 
3.1. Về nguồn vốn 
 Nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tăng đều qua các năm, tuy 
nhiên nguồn vốn từ trung ương tăng là chủ yếu, nguồn vốn huy động từ địa phương tăng 
chậm và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh (xem bảng 1.1) 
 Bảng 1.1. Nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng 
Đơn vị: tỷ đồng 
Chỉ tiêu 
Năm 
2012 
Năm 
2013 
Năm 
2014 
Nguồn 
vốn 
Nguồn 
vốn 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Nguồn 
vốn 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Vốn trung ương 1941,6 1.989,3 47,7 2,46 2.178 188,7 9,48 
Vốn địa phương 39,7 46,4 6,7 16,8 52,7 6,3 13,6 
Tổng nguồn vốn 1.981,3 2.035,7 54,4 2,75 2.230,7 195 9,58 
Bảng 1.1 cho thấy, tổng nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh 
Lâm Đồng tăng đều qua các năm, cụ thể: năm 2013, tồng nguồn vốn đạt 2.035,7 tỷ đồng, 
tăng so với năm 2012 là 54,4 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 2,75%, trong đó: nguồn vốn từ trung ương là 
1.989,3 tỷ đồng, tăng 47,7 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 2,46%, chiếm 98% tổng nguồn 
vốn; nguồn vốn huy động từ địa phương đạt 46,4 tỷ đồng, tăng 6,7 tỷ đồng so với năm 2012, 
tỷ lệ tăng 16,8%, chiếm 2% tổng nguồn vốn. Năm 2014, tổng nguồn vốn đạt 2.230,7 tỷ đồng, 
tăng so với năm 2013 là 195 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 9,58%, trong đó: nguồn vốn từ trung ương là 
2.178 tỷ đồng, tăng 188,7 tỷ đồng so với năm 2013, tỷ lệ tăng 9,48%, chiếm 97,6% tổng 
nguồn vốn; nguồn vốn huy động từ địa phương đạt 52,7 tỷ đồng, tăng 6,3 tỷ đồng so với năm 
2013, tỷ lệ tăng 13,6%, chiếm 2,4% tổng nguồn vốn. 
3.2. Về dư nợ cho vay 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 71 
3.2.1. Dư nợ cho vay phân theo thời hạn vay 
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền và ban, ngành trong tỉnh, 
ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, cũng như nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn chi 
nhánh, dư nợ cho vay các đối tượng chính sách xã hội đã có bước tăng trưởng đáng kể trong 
giai đoạn vừa qua. Dư nợ cho vay tăng trưởng đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, 
phục vụ đời sống, sản xuất kinh doanh của không ít hộ gia đình, cá nhân diện chính sách trên 
địa bàn tỉnh (xem bảng 1.2). 
 Bảng 1.2. Dư nợ cho vay phân theo thời hạn cho vay 
Đơn vị: tỷ đồng 
Chỉ tiêu 
Năm 
2012 
Năm 
2013 
Năm 
2014 
Dư nợ Dư nợ 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Dư nợ 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Ngắn hạn 213,4 214,3 0,9 0,42 214,1 (0,2) (0,1) 
Trung, dài hạn 1.726,2 1.781,2 55 3,2 1.948,3 167,1 9,38 
Tổng dư nợ 1.939,6 1.995,5 55,9 2,9 2.162.4 166,9 8,36 
Bảng 1.2 cho chúng ta thấy, dư nợ cho vay đối tượng chính sách tăng trưởng khá trong 
giai đoạn 2012-2014, cụ thể: tổng dư nợ cho vay đối tượng chính sách tại chi nhánh ngân 
hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng năm 2013 đạt 1.995,5 tỷ đồng, tăng so với năm 2012 
là 55,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 2,9%, trong đó: dư nợ cho vay ngắn hạn là 214,3 tỷ đồng, tăng 0,9 
tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 0,42%, dư nợ cho vay trung và dài hạn là 1.781,2 tỷ 
đồng, tăng 55 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 3,2%. Năm 2014, tổng dư nợ cho vay các 
đối tượng chính sách là 2.162,4 tỷ đồng, tăng 166,9 tỷ đồng so với năm 2013, tỷ lệ tăng 
8,36%, trong đó: dư nợ cho vay ngắn hạn là 214,1 tỷ đồng, giảm 0,2 tỷ đồng so với năm 
2013, tỷ lệ giảm 0,1%; dư nợ cho vay trung và dài hạn là 1.948,3 tỷ đồng, tăng 167,1 tỷ đồng 
so với năm 2013, tỷ lệ tăng 9,38%. 
3.2.2. Dư nợ phân theo chương trình tín dụng 
Để đảm bảo mục tiêu cho mỗi chương trình tín dụng đề ra, chi nhánh đã quan tâm, chú 
trọng giải ngân cho các chương trình tín dụng theo mục tiêu, kế hoạch, qua đó góp phần vào 
đảm bảo được các mục tiêu, chính sách của địa phương về phát triển kinh tế, xóa đói, giảm 
nghèo, ổn định trật tự xã hội, nhiều hộ khách hàng vay đã đảm bảo nguồn vốn để phát triển 
kinh tế, tạo công ăn việc làm, nhiều học sinh, sinh viên được cắp sách đến trường, không ít hộ 
dân đã có nhà ở tốt hơn, vệ sinh môi trường từng bước được cải thiện. Dưới đây là dư nợ cho 
vay theo chương trình tại ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. 
 Bảng 1.3. Dư nợ cho vay phân theo chương trình tín dụng 
 Đơn vị: tỷ đồng 
Chỉ tiêu 
Năm 
2012 
Năm 
2013 
Năm 2014 
Dư nợ Dư nợ Mức Tỷ lệ Dư nợ Mức Tỷ lệ 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 72 
tăng, 
giảm 
tăng, 
giảm 
(%) 
tăng, 
giảm 
tăng, 
giảm 
(%) 
Hộ nghèo 489,9 497,9 8 1,63 511,2 13,3 2,7 
Học sinh, sinh viên có 
hoàn cảnh khó khăn 
528 539 11 2,08 551 12 2,2 
Xuất khẩu lao động 11 15 4 36,4 17 2 13,3 
Quĩ quốc gia về việc làm 65,8 70 4,2 6,4 77,5 7,5 10,7 
Hộ sản xuất kinh doanh 
vùng khó khăn 
344,3 363,7 19,4 5,6 444 80,3 22,1 
Nước sạch và vệ sinh môi 
trường 
151,3 160,5 
9,2 
6,1 172,4 11,9 7,4 
Hộ dân tộc thiểu số vùng 
đặc biệt khó khăn 
9,7 11,2 1,5 15,5 12,3 1,1 9,8 
Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 17,2 19,5 2,3 13,4 37,4 17,9 9,2 
Thương nhân hoạt động 
thương mại vùng khó khăn 
6 6,7 0,7 11,7 8,3 1,6 23,9 
Hộ cận nghèo 313,5 308.6 (4,9) (1,6) 327,5 18,9 6,1 
Hộ nghèo vùng dân tộc 
thiểu số 
2,9 3,4 0,5 17 3,7 0,3 8,8 
Tổng dư nợ 1.939,6 1.995,5 55,9 2,9 2.162.4 166,9 8,37 
Bảng 1.3 cho thấy, dư nợ cho vay theo chương trình tại chi nhánh ngân hàng Chính 
sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng tăng đều trong giai đoạn 2012-2014, cụ thể: tổng dư nợ cho vay 
theo chương trình dự án năm 2013 là 1.995,5 tỷ đồng, tăng 55,9 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ 
lệ tăng 2,9%, trong đó: dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 497,9 tỷ đồng, tăng 8 tỷ đồng so với năm 
2012, tỷ lệ tăng 1,63%; dư nợ cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó 
khăn đạt 539 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 2,08%; dư nợ cho vay xuất 
khẩu lao động đạt 15 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 36,4%; dư nợ cho 
vay quĩ quốc gia về việc làm đạt 70 tỷ đồng, tăng 4,2 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 
6,4%; dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đạt 363,7 tỷ đồng, tăng 19,4 tỷ 
đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 5,6%; dư nợ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường đạt 
160,5 tỷ đồng, tăng 9,2 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 6,1%; dư nợ cho vay hộ dân tộc 
thiểu số vùng đặc biệt khó khăn đạt 11,2 tỷ đồng, tăng 1,5 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 
15,5 %; dư nợ cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đạt 19,5 tỷ đồng, tăng 2,3 tỷ đồng so với 
năm 2012, tỷ lệ tăng 13,4%; dư nợ cho vay thương nhân hoạt động thương mại vùng khó 
khăn đạt 6,7 tỷ đồng, tăng 0,7 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 11,7%; dư nợ cho vay hộ 
cận nghèo đạt 308,6 tỷ đồng, giảm 4,9 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ giảm 1,6% và dư nợ 
cho vay hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số đạt 3,4 tỷ đồng, tăng 0,5 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ 
lệ tăng 17%. Năm 2014, tổng dư nợ cho vay theo chương trình dự án là 2.162,4 tỷ đồng, tăng 
166,9 tỷ đồng so với năm 2013, tỷ lệ tăng 8,37%, trong đó: dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 511,2 
tỷ đồng, tăng 13,3 tỷ đồng so với năm 2013, tỷ lệ tăng 2,7%; dư nợ cho vay đối với học sinh, 
sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đạt 551 tỷ đồng, tăng 12 tỷ đồng so với năm 2013, 
tỷ lệ tăng 2,2%; dư nợ cho vay xuất khẩu lao động đạt 17 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng so với năm 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 73 
2013, tỷ lệ tăng 13,3%; dư nợ cho vay quĩ quốc gia về việc làm đạt 77,5 tỷ đồng, tăng 7,5 tỷ 
đồng so với năm 2013, tỷ lệ tăng 10,7%; dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó 
khăn đạt 444 tỷ đồng, tăng 80,3 tỷ đồng so với năm 2013, tỷ lệ tăng 22,1%; dư nợ cho vay 
nước sạch và vệ sinh môi trường đạt 172,4 tỷ đồng, tăng 11,9 tỷ đồng so với năm 2013, tỷ lệ 
tăng 7,4%; dư nợ cho vay hộ dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn đạt 12,3 tỷ đồng, tăng 
1,1 tỷ đồng so với năm 2013, tỷ lệ tăng 9,8 %; dư nợ cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đạt 
37,4 tỷ đồng, tăng 17,9 tỷ đồng so với năm 2013, tỷ lệ tăng 9,2%; dư nợ cho vay thương nhân 
hoạt động thương mại vùng khó khăn đạt 8,3 tỷ đồng, tăng 1,6 tỷ đồng so với năm 2013, tỷ lệ 
tăng 23,9%; dư nợ cho vay hộ cận nghèo đạt 327,5 tỷ đồng, tăng 18,9 tỷ đồng so với năm 
2013, tỷ lệ tăng 6,1% và dư nợ cho vay hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số đạt 3,7 tỷ đồng, tăng 
0,3 tỷ đồng so với năm 2013, tỷ lệ tăng 8,8%. 
3.3. Về số lượng khách hàng 
Số lượng khách hàng vay vốn trên địa bàn khá lớn và có xu hướng giảm dần qua các 
năm, chứng tỏ rằng tín dụng chính sách đã và đang góp phần rất lớn vào thực hiện các mục 
tiêu đề ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (xem bảng 1.4) 
Bảng 1.4. khách hàng vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng 
Đơn vị tính: khách hàng 
Năm 
2012 
Năm 
2013 
Năm 
2014 
Số 
khách 
hàng 
Số 
khách 
hàng 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Số 
khách 
hàng 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
102.997 101.835 (1.162) (1,12) 101.443 (392) (0,38) 
Bảng 1.4 cho thấy, số lượng khách hàng vay vốn tại chi nhánh ngân hàng Chính sách 
Xã hội tỉnh Lâm Đồng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012-2014, điều đó chứng tỏ rằng 
tín dụng chính sách đang đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu của mình, cụ 
thể: năm 2013, số lượng khách hàng tại chi nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm 
Đồng là 101.835 khách hàng, giảm 1.162 khách hàng so với năm 2012, tỷ lệ giảm 1,12%; 
năm 2014 số lượng khách hàng tại chi nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng là 
101.443 khách hàng, giảm 392 khách hàng so với năm 2013, tỷ lệ giảm 0,38%. Với số lượng 
khách hàng đã cho vay, chi nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng đã đáp ứng 
được nhu cầu vay của các đối tượng chính sách xã hội, góp phần đảm bảo an sinh và trật tự 
xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của một bộ phận không nhỏ 
người dân tại địa phương. 
3.4. Về nợ xấu 
Có thể nói, rủi ro tín dụng là một yếu tố không thể loại trừ và cũng như các đối tượng 
cho vay khác, nợ xấu cho vay các đối tượng chính sách đã phát sinh trong giai đoạn vừa qua 
(bảng 1.5). 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 74 
Bảng 1.5. Nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng 
Đơn vị: tỷ đồng 
Chỉ tiêu 
Năm 
2012 
Năm 
2013 
Năm 2014 
Dư 
nợ 
Dư 
nợ 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Dư 
nợ 
Mức 
tăng, 
giảm 
Tỷ lệ 
tăng, 
giảm 
(%) 
Tổng dư nợ xấu 26,4 21,5 (4,5) (18,56) 14,5 (7) (32,6) 
Bảng 1.5 cho thấy, nợ xấu cho vay các đối tượng chính sách giảm cả về số tuyệt đối và 
tương đối và có xu hướng giảm dần qua các năm, điều này thể hiện chất lượng tín dụng ngày 
càng được cải thiện, cụ thể: năm 2013, nợ xấu cho vay các đối tượng chính sách là 21,5 tỷ, 
giảm 4,5 tỷ so với năm 2012, tỷ lệ giảm 18,56%. Năm 2014, nợ xấu cho vay các đối tượng 
chính sách là 14,5 tỷ, giảm 7 tỷ đồng so với năm 2013, tỷ lệ giảm 32,6%. 
4. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ 
4.1. Nguyên nhân khách quan 
 Do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng 
trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân nói 
chung, người dân sống trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng. 
4.2. Nguyên nhân chủ quan 
 Việc phối hợp với chính quyền địa phương tuy đã được quan tâm, song vẫn còn rời 
rạc, chưa thường xuyên, liên tục, dẫn đến hiệu quả chưa thực sự như mong đợi, đặc biệt 
là việc phối hợp với các ngành trong tỉnh còn chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả. 
 Chưa có nhiều giải pháp cụ thể để khơi tăng nguồn vốn huy động, do đó nguồn vốn 
huy động từ địa phương còn tương đối thấp, nguồn vốn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn 
vốn từ trung ương, ảnh hưởng trực tiếp đến mở rộng tín dụng kịp thời cho các đối 
tượng chính sách vay vốn. 
 Công tác chỉ đạo điều hành còn chưa thực sự chủ động, linh hoạt, ảnh hưởng nhất 
định đến hoạt động tín dụng tại chi nhánh. 
 Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, một số cán bộ còn để cho khách hàng phàn nàn 
trong khi duyệt cho vay; thủ tục cho vay còn phức tạp, phiền hà vì phải qua nhiều khâu 
trung gian xét duyệt nhưng trách nhiệm không rõ ràng nên thường rất chậm. 
 Hệ thống công nghệ ngân hàng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, phần nào 
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của ngành. 
 Công tác tuyên truyền chưa thực sự chú trọng, nhiều đối tượng chính sách chưa nắm 
được chủ trương, chính sách của ngân hàng để tiếp cận vốn vay. 
 Cơ sở vật còn thiếu thốn, lạc hậu; mạng lưới hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu. 
 Công tác kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 75 
 Việc cấp tín dụng không được kết nối các chương trình chuyển giao kĩ thuật do vậy 
hiệu quả sử dụng vốn chưa cao 
5. GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH 
SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG 
Một là phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính 
quyền trong hoạt động tín dụng cần có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa chi nhánh và 
các cấp chính quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên tất cả các mặt hoạt động như: 
tín dụng, khuyến công, khuyến thương, khuyến nông, giáo dục đào tạo, hỗ trợ lập danh sách 
các đối tượng chính sách vay vốn, hỗ trợ đôn đốc thu hồi nợ, hỗ trợ và quản lý nguồn 
vốnnếu được sự ủng hộ của các cấp chính quyền thì chắc chắn hoạt động tín dụng chính 
sách sẽ thuận lợi, ổn định, phát triển bền vững hơn. 
Hai là đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương hiện nay nguồn vốn huy động 
tại địa phương của chi nhánh chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, do đó chưa 
thực sự chủ động đáp ứng nhu cầu về vốn cho các đối tượng chính sách. Để đáp ứng kịp thời 
về vốn cho khách hàng, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ cấp trên, chi 
nhánh ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng cần tăng cường huy động nguồn vốn tại 
chỗ, giải pháp cụ thể là: xây dựng các sản phẩm huy động vốn khác nhau phù hợp với nhu 
cầu, phong tục, tập quán của khách hàng, có lãi suất huy động cạnh tranh hơn so với các ngân 
hàng thương mại trên địa bàn; tăng cường quảng cáo giới thiệu sản phẩm huy động vốn đến 
với khách hàng; đổi mới phong cách, tác phong giao dịch, mở rộng mạng lưới giao dịch...từ 
đó sẽ thu hút nguồn vốn đáp ứng yêu cầu tăng trưởng dư nợ cho các đối tượng chính sách. 
Ba là hoàn thiện công tác chỉ đạo điều hành hoàn thiện công tác chỉ đạo điều hành 
nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách, cụ thể: 
 Lãnh đạo phòng tín dụng cần phân công cụ thể cho mỗi cán bộ tín dụng phải thường 
xuyên bám sát địa bàn phụ trách,thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của 
khách hàng, từ đó giúp khách hàng nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn vay. 
 Thường xuyên họp giao ban để tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ phận trong đơn 
vị, định kỳ hoặc đốt xuất đối chiếu các chứng từ lưu trữ tại đơn vị, trường hợp có sai sót 
thì sửa chữa, bổ sung kịp thời những sai sót phát sinh. 
 Tiếp tục duy trì các tổ cho vay lưu động tại các xã theo đúng lịch giao dịch cố định 
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn. 
 Phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể họp giao ban thường xuyên qua đó nắm 
bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ đó có hướng giải quyết kịp thời. 
 Ban giám đốc và lãnh đạo phòng tín dụng thường xuyên theo dõi, nhắc nhở việc thu 
nợ đến hạn, thu lãi đúng tiến độ, tích cực đôn đốc thu hồi nợ quá hạn. 
Bốn là tăng cường đội ngũ cán bộ và nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp đối với 
cán bộ với số lượng lớn khách hàng đang vay vốn tại chi nhánh nhưng đội ngũ cán bộ tín 
dụng còn khá mỏng nên khối lượng công việc của mỗi cán bộ là rất lớn, chưa phục vụ tốt 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 76 
khách hàng, cũng như khó khăn trong việc đôn đốc thu hồi nợ vay. Nâng cao trình độ của đội 
ngũ cán bộ, trình độ của đội ngũ cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến 
sự phát triển của ngân hàng chính sách xã hội. Để có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn 
nghiệp vụ, có kỹ năng giao tiếp tốt, trước hết trong quá trình tuyển dụng, chi nhánh cần chuẩn 
hóa trình độ tối thiểu đầu vào; công tác tuyển dụng cần công khai, minh bạch để chọn ra 
những người có đủ đức, đủ tài, yêu ngành vào làm việc. Công tác đào tạo lại cần được thực 
hiện một cách thường xuyên, liên tục, cán bộ yếu về mảng nghiệp vụ nào thì tăng cường đào 
tạo nghiệp vụ đó, không đào tạo tràn lan gây lãng phí về vật lực cho chi nhánh, chú trọng đào 
tạo các mảng nghiệp vụ tín dụng, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc, kỹ năng giao tiếp khách 
hàng, kết hợp đào tạo tại chỗ và đào tạo tại các cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, chi nhánh cần 
thường xuyên giáo dục trình độ đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, giáo dục bằng nhiều 
hình thức khác nhau như cử đi nghe các buổi nói chuyện tại các trường, viện; thường xuyên 
tổ chức các buổi nói chuyện về những tấm gương điển hình tiên tiến ở trong và ngoài ngành 
ngân hàng. Một mặt cần củng cố nhân sự, thực hiện điều động, bổ nhiệm, bố trí lại cán bộ 
phù hợp trình độ năng lực, sở trường của cán bộ. 
Năm là phối hợp với các tổ chức chính trị, đoàn thể để mở rộng và nâng cao chất 
lượng, hiệu quả tín dụng thực tế cho thấy, nơi nào có sự phối kết hợp tốt với các tổ chức 
chính trị, đoàn thể thì nơi đó mở rộng dư nợ, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Do đó, 
chi nhánh cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể như: hội phụ nữ, hội cựu chiến 
binh, hội nông dân, đoàn thanh niênnhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phương thức ủy 
thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị, xã hội; tăng cường phối hợp với các đoàn thể 
thực hiện giao dịch cho vay, thu nợ tại các điểm giao dịch lưu động cấp xã, bảo đảm an toàn 
và tuân thủ đúng quy trình, quy định; phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đem lại tiện ích 
cho người nghèo và các đối tượng chính sách. 
Sáu là đổi mới công nghệ ngân hàng nhằm giảm bớt sức lao động, tăng năng suất lao 
động của đội ngũ cán bộ, giảm thiểu thời gian, công sức của khách hàng, chi nhánh ngân 
hàng chính sách xã hội cần đầu tư mạnh vào hệ thống công nghệ ngân hàng, từ đó sẽ giảm 
bớt việc làm thủ công, tăng cường tính bảo mật, gia tăng tiện ích của sản phẩm dịch vụ cho 
khách hàng. 
Bảy là tăng cường kiểm soát, trước, trong và sau khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro tín 
dụng đến mức thấp nhất, trước khi cho vay cán bộ cho vay phải kiểm tra, thẩm định trước 
thông tin về thân nhân, yếu tố pháp lý của khách hàng..., khi giải ngân cán bộ cho vay cần 
kiểm soát kỹ mục đích sử dụng vốn vay, đối chiếu toàn bộ hồ sơ giấy tờ của khách hàng; sau 
khi cho vay cần kiểm tra mục đích sử dụng khoản vay,...nếu khoản vay được kiểm soát chặt 
chẽ sẽ giảm thiểu được rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng. 
Tám là đơn giản hóa qui trình, thủ tục vay vốn thủ tục vay vốn rườm rà, phức tạp bao 
nhiêu sẽ làm cho khách hàng ngại tiếp cận nguồn vốn vay bấy nhiêu. Do đó, chi nhánh ngân 
hàng chính sách xã hội nên xem xét giảm bớt một số thủ tục giấy tờ không cần thiết của bộ 
hồ sơ cho vay, giảm bớt một số khâu xét duyệt khi cho vay, rút ngắn thời gian thẩm định 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 77 
nhằm tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay một cách đơn giản nhất, giảm thời gian, 
chi phí đi lại cho khách hàng. 
Chín là tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tăng cường công tác thông tin tuyên 
truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như phát thanh, truyền hình, thông tin qua các hội, 
thôn xóm về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình tín 
dụng chính sách do ngân hàng chính sách xã hội thực hiện tại địa bàn các xã, huyện để mọi 
người dân biết và tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách của các chương trình cho vay theo 
qui định; bên cạnh đó tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng 
vốn vay đúng mục đích, trách nhiệm trả nợ vay khi đến hạn. 
Mười là mở rộng mạng lưới hoạt động, chú trọng các tổ cho vay lưu động tiếp tục mở 
rộng mạng lưới giao dịch nhằm đưa hệ thống giao dịch đến gần dân hơn để mở rộng cho vay, 
huy động vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng khác, mở rộng xây dựng và củng cố các 
điểm giao dịch tại xã và tổ tiết kiệm và vay vốn; chú trọng phát triển các tổ cho vay lưu động 
tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người nhằm 
giảm bớt khó khăn đi lại cho bà con hơn. 
6. KHUYẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 
 Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cần chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan điều tra, 
thống kê chính xác số hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác để ngân hàng Chính sách Xã 
hội tỉnh cân đối nguồn vốn để cho vay đúng đối tượng, hiệu quả. 
 Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu hàng năm trích một phần ngân sách địa 
phương để chuyển sang ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh bổ sung nguồn vốn cho vay các 
đối tượng chính sách. Chỉ đạo các cấp, các ngành tại địa phương quy hoạch các vùng, ngành, 
tổ chức tốt việc chuyển giao công nghệ kỹ thuậtgiúp người vay vốn đầu tư có hiệu quả. 
 Các tổ chức chính trị - xã hội nhận dịch vụ ủy thác cần có chương trình kiểm tra, giám 
sát đối với các tổ chức chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện hợp đồng ủy thác, làm tốt công 
tác thông tin tuyên truyền, giám sát hoạt động của tổ tiết kiệm, lồng ghép các chương trình 
kinh tế, văn hóa, xã hội với chương trình tín dụng, hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay 
đúng mục đích, hiệu quả. 
7. KẾT LUẬN: 
Lâm Đồng là một tỉnh thuộc các tỉnh Tây nguyên, còn có không ít hộ dân trong diện 
chính sách đang sinh sống, do đó rất cần có nguồn vốn tín dụng chính sách để đầu tư cho các 
đối tượng chính sách nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của 
người dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội của địa phương. Trong khuôn khổ bài báo 
này, tác giả đã trình bày khái quát về thực trạng tín dụng chính sách tại chi nhánh ngân hàng 
Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế, tác giả đề xuất 
một số giải pháp nhằm hoàn thiện tín dụng chính sách tại chi nhánh trong thời gian tới. Hy 
vọng rằng, những giải pháp được triển khai một cách đồng bộ sẽ góp phần hoàn thiện tín 
dụng chính sách tại chi nhánh trong giai đoạn tới. 

File đính kèm:

  • pdftin_dung_chinh_sach_tai_chi_nhanh_ngan_hang_chinh_sach_xa_ho.pdf