Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” ( 好) trong tiếng Hán

“Hảo” () là một trong những từ thường dùng nhất trong tiếng Hán hiện đại, nó không những có

nhiều chức năng cú pháp mà còn là một từ đa nghĩa. Trước đây, nhiều người cho rằng, “hảo” () có

nghĩa gốc là “tốt” (), “đẹp” (), sau này từ nghĩa gốc được phát triển thêm nhiều nghĩa mở rộng

và những nghĩa này mang nội hàm văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc. Bài viết từ góc độ ngôn

ngữ học xã hội tiến hành phân tích kết cấu và ý nghĩa của chữ “hảo”để tìm ra hàm ý văn hóa của nó,

từ đó chỉ ra nét đẹp của chế độ mẫu hệ và vai trò của người phụ nữ ẩn trong chữ “hảo ()”.

pdf 10 trang kimcuc 8900
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” ( 好) trong tiếng Hán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” ( 好) trong tiếng Hán

Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” ( 好) trong tiếng Hán
73KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
1. MỞ ĐẦU
“Thuyết văn giải tự” định nghĩa chữ “hảo” (好) là “tốt 
đẹp” (好,美也), nhưng một số quan điểm của các 
học giả tiêu biểu khác như Trần Vĩ Trạm lại cho rằng 
đó là “tình yêu đẹp” (爱情美), quan điểm của Thang 
Á Bình cho rằng đó là “phụ nữ có thể sinh đẻ” (女能生
育子) Chữ “hảo”(好) được Hứa Thận coi là chữ hội 
ý, nghĩa gốc là “đẹp (美), do chữ “nữ” và chữ “tử” tạo 
thành”, nghĩa gốc là “đẹp”. “Nữ” có nghĩa là con gái, “tử” 
có nghĩa là con trai, con gái bên cạnh con trai có ý 
nghĩa là tốt đẹp. Trong chữ Giáp cốt, căn cứ vào kết 
cấu chữ Hán, chữ “hảo” giống như hình người phụ nữ 
đang bế con. Điều đó thể hiện, từ thời Cổ đại xa xưa, 
việc sinh con đẻ cái chính là việc tốt đẹp nhất. “Hảo” 
(好) chính là việc người phụ nữ sinh con. Từ đó có thể 
thấy vai trò vô cùng quan trọng của người phụ nữ 
trong gia đình mẫu hệ ẩn trong chữ “hảo”. Tác giả xuất 
ThS. VI THỊ HOA1
1 Đại học Thái Nguyên ✉ vihoa.sfl@tnu.edu.vn 
Ngày nhận: 25/10/2016; Ngày hoàn thiện: 15/11/2016; Ngày duyệt đăng: 30/11/2016
Phản biện khoa học: TS. HÀ LÊ KIM ANH, TS. ĐỖ TIẾN QUÂN
TÌM HIỂU NGHĨA GỐC VÀ HÀM Ý
VĂN HÓA CỦA CHỮ “HẢO” ( 好) 
TRONG TIẾNG HÁN
TÓM TẮT
“Hảo” (好) là một trong những từ thường dùng nhất trong tiếng Hán hiện đại, nó không những có 
nhiều chức năng cú pháp mà còn là một từ đa nghĩa. Trước đây, nhiều người cho rằng, “hảo” (好) có 
nghĩa gốc là “tốt” (优), “đẹp” (美), sau này từ nghĩa gốc được phát triển thêm nhiều nghĩa mở rộng 
và những nghĩa này mang nội hàm văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc. Bài viết từ góc độ ngôn 
ngữ học xã hội tiến hành phân tích kết cấu và ý nghĩa của chữ “hảo” để tìm ra hàm ý văn hóa của nó, 
từ đó chỉ ra nét đẹp của chế độ mẫu hệ và vai trò của người phụ nữ ẩn trong chữ “hảo (好)”.
Từ khóa: “Hảo” (好), hàm ý văn hóa, kết cấu, nghĩa gốc, ý nghĩa
phát từ các quan điểm của các học giả trước đây, dưới 
góc độ ngôn ngữ học xã hội và nghĩa gốc cũng như 
kết cấu của chữ Hảo để tìm ra hình tượng và vai trò 
của người phụ nữ ẩn trong chữ “hảo” (好).
2. Ý NGHĨA VÀ HÀM Ý VĂN HÓA CỦA CHỮ “HẢO” (好) 
TRONG TIẾNG HÁN
2.1. Quá trình phát triển của chữ “hảo” (好)
Hứa Thận trong “Thuyết văn giải tự, Tự” có nói: “Các 
bậc tiền nhân thông qua chữ viết để lưu truyền cho 
đời sau, còn những người đời sau có thể thông qua 
chữ viết để biết được sự việc của các tiền nhân đi 
trước, điều đó thể hiện rõ văn tự chính là những ghi 
chép vô cùng quan trọng của văn hóa, bởi vì thông 
qua văn tự có thể biết được người và việc trước đây, 
cũng có thể nhận biết được sự khác biệt về văn hóa 
của các vùng miền cũng như các dân tộc.” 
74 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Từ nhận xét của Hứa Thận có thể thấy, chữ viết vô 
cùng quan trọng trong việc lưu giữ lại văn hóa các 
vùng miền, các dân tộc. Chữ Hán cũng vậy, nội hàm 
văn hóa vô cùng phong phú. Dưới đây là quá trình 
phát triển của chữ “ hảo” (好): từ hệ chữ Giáp cốt, đến 
chữ Kim văn, chữ Triện và cuối cùng là chữ Khải. 
2.2. Ý nghĩa và hàm ý văn hóa của chữ “hảo”(好)
Sự vật không ngừng biến hóa và thay đổi, nghĩa của 
từ “hảo” (好) cũng như vậy. Căn cứ “Từ điển tiếng 
Hán hiện đại” thì chữ “hảo” đã từ ý nghĩa chỉ “cái đẹp” 
phát triển thành 15 mục nghĩa khác nhau. Nghĩa 
chính trong tiếng Hán hiện đại chủ yếu chỉ “ưu điểm 
nhiều khiến cho người khác vừa lòng”, nhưng nghĩa 
gốc lại không phải như vậy. Trong phạm vi bài viết 
này chúng tôi chỉ bàn về chữ “hảo”(好)với ý nghĩa 
tượng trưng cái đẹp của người phụ nữ trong xã hội 
phong kiến thời xa xưa.
Bàn về ý nghĩa gốc của chữ “hảo” thì có nhiều người 
có cùng quan điểm với Hứa Thận: “好,美也。从女
子”. Theo Ngô Di Nhân trong “Đi tìm nguồn gốc chữ 
Hán”: “Trong chữ Giáp cốt, chữ “hảo” do hai chữ “nữ” 
và “tử” hợp thành, nghĩa gốc chuyên chỉ đẹp đẽ (姣
美)”. Sau này mọi người quên đi nghĩa gốc là “đẹp” mà 
hay dùng “hảo” nghĩa là “tốt”, “tốt đẹp”. Trong “Thuyết 
văn giải tự chú”, Đoàn Ngọc Tài đời nhà Thanh giải 
thích rõ thêm nghĩa gốc của “hảo” (好) là “người con 
gái đẹp (媄), người con gái lớn lên xinh đẹp thì mới 
là tốt”. Trong “Thuyết văn”, ông có giải thích rõ hơn về 
chữ (媄), theo ông, chữ “hảo” (好) ban đầu dùng để 
chỉ người con gái đẹp, sau này phạm vi sử dụng rộng 
hơn, “hảo” (好) dùng cho tất cả những vật được cho 
là đẹp.
Giới học thuật có người cho rằng, “người phụ nữ 
sinh con” mới là tốt “hảo”, để nhấn mạnh người phụ 
nữ biết sinh con mới là người phụ nữ tốt. Có thể đây 
là ngĩa gốc của chữ “hảo”, nhưng cách giải thích này 
có lẽ chưa được toàn diện. Chu Diên Lương cùng 
quan điểm, ông cho rằng: Nghĩa gốc của chữ “hảo” (
好) đáng ra phải là “nuôi dưỡng con cái”, bởi vì “sinh 
con đẻ cái” là thiên chức và là trách nhiệm xã hội của 
người phụ nữ. Theo quan điểm của Tả Thị An (1984), 
Chữ Giáp cốt Chữ Kim văn Chữ Triện Chữ Khải
“căn cứ vào hình thức hội ý của chữ “hảo” (好) có thể 
thấy, vào thời cổ đại rất có khả năng lấy việc người mẹ 
biết sinh được nhiều con mới là tốt đẹp.” 
Trong hệ chữ Giáp cốt, chữ là cách viết thông 
dụng nhất của chữ “hảo”(好), nó thể hiện rõ đây là 
một kết cấu hội ý hợp thể. Để giải thích cho kết cấu 
hợp thể này , có một số quan điểm sau đây:
(1) Kết cấu chính phụ: Từ Khải đời Tống viết rằng: “子
者,男子之美称,会意”. Theo cách nói này thì trung 
tâm thiên lệch về chữ “tử” (子). Còn Đoàn Ngọc Tài đời 
Thanh trong “Thuyết văn giải tự chú” thì lại cho rằng 
: “好本为女子,引申为凡美之称” có nghĩa là trung 
tâm lại nghiêng về chữ “nữ” (女), ông coi “con gái” 
(女子) là một từ, điều này ko đúng với nguyên tắc 
cấu tạo của chữ hội ý.
(2) Kết cấu chi phối: La Ánh Huy (1995) cho rằng, 
giống như người con trai đứng cạnh người con gái, 
trông rất cân xứng, đôi bên chi phối lần nhau, hài hòa 
đẹp đẽ. Cùng quan điểm này còn có Tang Khắc Hòa 
(1998): “女生育子” có nghĩa là người phụ nữ biết sinh 
con. Chữ “nữ” và “tử” đứng cạnh nhau, nhưng chữ “nữ” 
bên trái không phải là người con gái (女子) mà chính 
là người mẹ (母), người phụ nữ của gia đình. Còn chữ 
“tử” bên cạnh không phải là chàng trai (男子) mà là 
con trai (儿子). 
Từ những quan điểm trên có thể thấy, hầu hết các nhà 
nghiên cứu đều cho rằng: “phụ nữ có thể sinh đẻ” có 
nghĩa là “tốt”, nhưng hầu như những cách giải thích 
trên không được toàn diện. Vậy tại sao quan điểm 
thời xưa đều cho rằng nghĩa gốc của chữ “hảo” lại chỉ 
“người phụ nữ có thể sinh đẻ” và nhấn mạnh là người 
phụ nữ biết sinh đẻ được mới cho là người phụ nữ 
tốt, và sau này mới có nghĩa bóng là “đẹp”. Theo kết 
quả của các nhà nghiên cứu trước đây, (1) thì chữ “hảo 
(好)” và chữ “khổng” (孔) có cùng nguồn gốc, vậy thì 
từ nguồn gốc của chữ “khổng” (孔) có thể suy đoán ra 
rằng: Người phụ nữ trưởng thành có thể sinh đẻ được 
thì cần phải có tử cung để mang thai đứa trẻ, trong tử 
cung “trống rỗng” (空)(2) mới có thể nuôi dưỡng thai 
nhi, dân gian coi người con gái không có khả năng 
75KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
sinh con gọi là “thạch nữ” (石女) hoặc gọi là “vô xuất” 
(无出). Từ “thạch” trong “thạch nữ” có nghĩa là đá, 
người xưa muốn dùng sự chắc chắn, thành hình khối 
của đá để muốn nói không có chỗ để sinh con. 
Từ phân tích nguồn gốc của chữ “hảo”, chúng ta có 
thể thấy rằng, “hảo” hàm chứa ý nghĩa khả năng sinh 
đẻ, phản ánh bối cảnh lịch sử con người xa xưa tôn 
sùng việc sinh đẻ. Ngày nay việc tôn sùng sinh đẻ vẫn 
được biểu hiện trong các hoạt động thờ cúng của 
một số vùng dân tộc. Hiện tượng cầu xin sinh đẻ của 
dân gian là một minh chứng, vì thế từ việc phân tích 
kết cấu chữ “hảo” có thể nhận thấy được sự khát vọng 
của người dân xa xưa đối với việc sinh đẻ, đồng thời 
cũng chứa đựng tinh thần lý tính thực dụng vốn có 
của nhân dân.
Vậy tại sao “người phụ nữ có thể sinh đẻ” thì được cho 
là “tốt”? Từ góc độ lịch sử, thời cổ đại, do lực lượng 
sản xuất yếu kém, phương thức sản xuất nguyên thủy 
lạc hậu, liên tiếp xảy ra chiến tranh và hạn hán thiên 
tai, con người phải dùng quan hệ huyết thống mới có 
thể duy trì sự sinh tồn quần thể. Vì vậy, nguyên nhân 
quan trọng nhất là muốn gia đình sinh tồn thì nhân 
khẩu phải tăng lên. Do quy luật sinh tồn kẻ mạnh ức 
hiếp kẻ yếu, cá lớn nuốt cá bé, người đông ức hiếp 
số lượng người ít, đây là đặc tính tồn tại của xã hội 
nguyên thủy, vì thế đã sinh ra ý thức của xã hội về việc 
mong muốn sinh đẻ nhiều. 
3. KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên có thể thấy, các học giả xưa 
và nay, dưới góc độ ngôn ngữ học xã hội đều cho 
rằng, nghĩa gốc của chữ “hảo” đều liên quan đến 
người phụ nữ. Đồng thời cũng nhấn mạnh nét đẹp 
của người phụ nữ và vai trò “sinh con nuôi con” ẩn 
trong chữ “hảo” (好). Từ đó có thể thấy rằng, sự nhìn 
nhận về thẩm mĩ của người xưa có liên hệ mật thiết 
tới việc tôn sùng việc sinh đẻ, quan niệm sinh đẻ của 
người dân đã thâm nhập vào cách nhìn nhận của 
giá trị thẩm mĩ, hàm chứa ý thức thẩm mĩ về cái đẹp 
trong sinh đẻ, quan niệm về ý thức thẩm mĩ giản dị 
mà vô cùng mộc mạc này đáng được con cháu đời 
sau noi theo./.
Chú thích:
1. 郑玄注:“好,璧孔也。”从声韵上看,“好,
孔”声为晓溪旁纽,韵为幽东旁对转,“声近义通”
郭璞注:“肉,边。好,孔。”
2. 汤亚平, (2001), “好”的本义及文化意蕴,云南民
族学院学报, 第18卷, 第5期,第184页。
Tài liệu tham khảo: 
1. 臧克和 (1998), 汉字单位观念史考述, 学林出版社
上海。
2.邓先军,周孟战 (2006), “好”字及其文化内涵, 湖
南工程学院学报, 第16卷,第3期。 
3. 林宝卿 (1999), 汉语与中国文化, 科学出版社北京。
4.汤亚平 (2001), “好”的本义及文化意蕴, 云南民族
学院学报, 第18卷第5期。
5.左氏安 (1984), 汉字例话, 中国青年出版社北京。
6. 中国社会科学院语言研究所编纂(2014), 《现代汉
语词典》,第6版,商务印书馆北京 。
UNDERSTANDING THE ORIGINAL MEANING 
AND CULTURAL IMPLICATIONS OF LETTERS 
“HAO” (好) IN CHINESE
VI THI HOA
Abstract: «Hao» (好) is one of the most 
frequently used words in modern Chinese, 
it has many features not only the syntax but 
also the poly-semantic significance. Previously, 
“Hao” (好) was believed that it implied its 
original meaning - “good”, “beautiful” (美), 
later, this word has been developed with more 
extended meanings which mean rich, unique 
and cultural connotations. This article springs 
from the perspective of sociological analysis 
of structure and meaning of the word “Hao” 
to find out its cultural implications and to 
show the beauty of matriarchy and the role of 
women hidden in the word “Hao“ (好). 
Keywords: “Good”, cultural connotation, 
structure of “Hao”, original meaning, meaning.
76 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
v QUAN HỆ QUỐC TẾ
ThS. NGUYỄN THỊ HOÀI HƯƠNG1
1 Học viện Khoa học Quân sự ✉ hoaihuong2703@gmail.com
Ngày nhận: 18/10/2016; Ngày hoàn thiện: 17/11/2016; Ngày duyệt đăng: 30/11/2016
Phản biện khoa học: ThS. NGUYỄN THU HÙNG
SỬ DỤNG VŨ LỰC ĐỂ TỰ VỆ
THEO QUY ĐỊNH CỦA HIẾN CHƯƠNG
LIÊN HỢP QUỐC - QUY CHẾ PHÁP LÝ
VÀ THỰC TIỄN VẬN DỤNG
1. MỞ ĐẦU
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, rút kinh nghiệm 
từ những thất bại của Hội quốc liên - tổ chức không 
có trong tay sức mạnh quân sự, năng lực tài chính và 
đặc biệt là công cụ pháp luật đủ mạnh để ngăn cản 
các quốc gia thành viên sử dụng vũ lực trong quan 
hệ quốc tế, khiến hòa bình và an ninh quốc tế bị sụp 
đổ khi xây dựng Liên hợp quốc, các quốc gia thành 
viên đã thỏa thuận ghi nhận tại Điều 2 Hiến chương 
nguyên tắc Cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ 
TÓM TẮT
 Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, quyền sử dụng vũ lực để tự vệ của các quốc gia đã chính thức 
được ghi nhận tại Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc. Tuy nhiên, những chuẩn mực pháp lý mà 
Hiến chương xác lập hiện chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân ưa chuộng hòa bình trên thế 
giới về một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và hiệu quả. Hiện tượng giải thích sai lệch Hiến chương 
hay lạm dụng quyền tự vệ vẫn diễn ra trong quan hệ quốc tế. Trong khi đó, những phương án khắc 
phục tình trạng bất cập này tuy đã được bàn luận khá nhiều nhưng chưa phương án nào được đại 
đa số quốc gia ủng hộ để được triển khai thực hiện trên thực tế. Thực tiễn này đòi hỏi sự đoàn kết, 
nhân nhượng lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhằm hoàn thiện lại khuôn 
khổ pháp lý về quyền tự vệ sao cho vừa phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp 
quốc, vừa phù hợp với bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay.
Từ khóa: an ninh quốc tế, hòa bình, quyền tự vệ, sử dụng vũ lực.
lực trong quan hệ quốc tế. Việc Hiến chương Liên hợp 
quốc ghi nhận nguyên tắc Cấm sử dụng vũ lực và đe 
dọa sử dụng vũ lực đã tạo ra một trật tự pháp lý quốc 
tế hoàn toàn mới. Theo đó, lần đầu tiên trong đời 
sống quốc tế, hoạt động sử dụng vũ lực trong quan 
hệ quốc tế đã được kiểm soát một cách chặt chẽ bằng 
công cụ pháp luật có tính chất bắt buộc đối với mọi 
quốc gia thành viên Liên hợp quốc (Nguyễn Trường 
Giang, 2008). Tuy nhiên, sự tồn tại của nguyên tắc 
Cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực không 
đồng nghĩa với việc các quốc gia thành viên Liên hợp 
77KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
QUAN HỆ QUỐC TẾ v
quốc sẽ hoàn toàn không còn quyền sử dụng vũ lực 
trong quan hệ quốc tế. Bởi lẽ, Điều 51 Hiến chương 
vẫn ghi nhận quyền sử dụng vũ lực để tự vệ chính 
đáng của các quốc gia. Vấn đề đặt ra ở đây là, quy 
chế pháp lý về quyền tự vệ, vốn được Hiến chương 
ghi nhận từ năm 1945, đang đứng trước thách thức 
không nhỏ về khả năng tạo ra khuôn khổ pháp lý 
phù hợp với những biến đổi rõ rệt về an ninh quốc 
gia và quốc tế trong đời sống chính trị quốc tế hiện 
nay. Thực tiễn cho thấy, những tranh cãi xung quanh 
quy chế pháp lý và thực tiễn vận dụng quy chế pháp 
lý của hoạt động sử dụng vũ lực để tự vệ hiện đang 
tồn tại trong đời sống quốc tế, gây khó khăn không ít 
cho việc bảo vệ hòa bình và an ninh chung của tất cả 
các quốc gia trong cộng đồng quốc tế.
2. NỘI DUNG
2.1. Quy chế pháp lý 
Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Không 
có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm 
thiệt hại đến quyền tự vệ cá thể hay tập thể một cách 
chính đáng, trong trường hợp một thành viên Liên 
hợp quốc bị tấn công vũ trang, cho đến khi Hội đồng 
Bảo an ấn định những biện pháp cần thiết để duy trì 
hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp do các 
thành viên thi hành trong việc thực hiện quyền tự 
vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng 
Bảo an biết...” (Hiến chương Liên hợp quốc). Như vậy, 
mặc dù đã xây dựng nên hệ thống an ninh tập thể do 
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thay mặt các quốc 
gia thành viên lãnh đạo nhằm ngăn chặn hành vi sử 
dụng vũ lực đơn phương, luật pháp quốc tế vẫn thừa 
nhận quyền sử dụng vũ lực để tự vệ của các quốc gia 
ngoài khuôn khổ Liên hợp quốc. Theo đó, hành động 
sử dụng vũ lực để tự vệ của từng quốc gia đơn lẻ được 
coi là chính đáng, hợp pháp khi hội tụ đủ các điều kiện:
Thứ nhất, bản thân quốc gia ấy bị tấn công vũ trang 
một cách bất hợp pháp. Điều 51 Hiến chương Liên 
hợp quốc không ghi nhận quyền được sử dụng vũ 
lực để tự vệ khi hoạt động tấn công vũ trang mới chỉ 
tồn tại ở mức độ nguy cơ, chưa xảy ra trên thực tế. Tại 
thời điểm Hiến chương Liên hợp quốc mới được xây 
dựng, hành vi tấn công vũ trang trang bất hợp pháp 
mà Hiến chương dự liệu thường được hiểu là hành vi 
xâm lược vũ trang1 - nguyên nhân chủ yếu gây nên 
xung đột giữa các quốc gia, làm ảnh hưởng đến hòa 
bình và an ninh quốc tế.
Thứ hai, hành vi tự vệ được tiến hành khi Hội đồng Bảo 
an Liên hợp quốc chưa can dự ấn định những biện 
pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc 
tế. Qu ... cứ hay không có căn cứ (Danh Đức, 2003).
Có thể thấy, Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc ra 
đời vào năm 1945 với mục đích tạo dựng hành lang 
pháp lý giúp các quốc gia đối phó với những mối đe 
dọa an ninh truyền thống - chủ yếu là các cuộc chiến 
tranh xâm lược - đã ít nhiều tỏ ra không đủ sức điều 
chỉnh một cách hợp lý sao cho vừa bảo vệ được quyền 
tự vệ hợp pháp của các quốc gia, vừa ngăn ngừa được 
khả năng lạm dụng quyền tự vệ làm ảnh hưởng đến 
hòa bình và an ninh quốc tế trong tình hình an ninh 
quốc tế mới hiện nay. Tuy nhiên, xét trên phương diện 
pháp luật thực định, khi những quy định tại Điều 51 
Hiến chương Liên hợp quốc và nguyên tắc Cấm sử 
dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực chưa được sửa 
đổi, thì đây vẫn là những quy định có hiệu lực bắt 
buộc với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế. 
Do đó, các hành vi vượt quá phạm vi tự vệ chính đáng, 
sử dụng vũ lực để tự vệ khi hành vi vi phạm pháp luật 
chưa cấu thành tấn công vũ trang, đặc biệt là tự vệ 
trước khi bị tấn công theo học thuyết đánh đòn phủ 
đầu, chiến tranh phòng ngừa đều là những hành vi 
vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế, làm giảm 
hiệu lực điều chỉnh của luật thực định. Khi hệ thống 
80 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
v QUAN HỆ QUỐC TẾ
pháp luật thực định dù có tồn tại song mang nặng 
tính hình thức, không đủ hiệu lực điều chỉnh trên trên 
thực tế thì xã hội quốc tế sẽ dần rơi vào tình trạng hỗn 
loạn, vô chính phủ - điều mà cộng đồng quốc tế đã 
phải đổ không ít xương máu để ngăn chặn. 
2.2.2. Giải pháp khắc phục
Để khắc phục tình trạng này, cộng đồng quốc tế đang 
đứng trước một số phương án lựa chọn khó khăn. 
Phương án thứ nhất là giữ nguyên, không sửa đổi, bổ 
sung nội dung pháp luật về tự vệ vũ trang, mà chỉ tập 
trung vào việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của hai 
cơ chế bảo vệ pháp luật là cơ chế răn đe, trừng phạt 
những hành vi vi phạm pháp luật do Hội đồng Bảo an 
đảm nhận và cơ chế tự nguyện thực hiện pháp luật 
dưới sức ép của dư luận tiến bộ trên thế giới. Hai cơ 
chế bảo vệ pháp luật này nếu hoạt động hiệu quả sẽ 
khiến cho mọi hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng 
vũ lực để tự vệ do bất cứ quốc gia nào tiến hành đều 
sẽ bị cộng đồng quốc tế đoàn kết lên án gay gắt, 
đồng thời, sẽ bị áp đặt chế tài trừng phạt nghiêm 
khắc, qua đó, ngăn ngừa những hành vi tương tự xảy 
ra. Thực tiễn đời sống quốc tế cho thấy, lựa chọn này 
không dễ thực hiện. Bởi lẽ, quốc gia tiến hành hành 
vi vi phạm pháp luật về sử dụng vũ lực trong quan 
hệ quốc tế thường là những thành viên thường trực 
của Hội đồng Bảo an, hoặc là đồng minh thân cận của 
một trong các thành viên thường trực ấy. Nguyên tắc 
bỏ phiếu ra quyết định hiện nay của Hội đồng Bảo an 
cho phép từng thành viên thường trực Hội đồng Bảo 
an với quyền phủ quyết trong tay, dù có thực hiện 
hành vi vi phạm pháp luật, nhưng vẫn có thể vô hiệu 
hóa được cơ quan quyền lực này, khiến cho Hội đồng 
Bảo an tê liệt, không thể ra nghị quyết trừng phạt bản 
thân họ hoặc đồng minh được họ bảo vệ. Nếu Hội 
đồng bản an không thể kiểm soát được hành vi của 
những quốc gia này, thì hy vọng vào cơ chế đảm bảo 
thực hiện pháp luật ngoài khuôn khổ Liên hợp quốc 
là sự đoàn kết, đồng lòng lên án, gây áp lực với quốc 
gia có hành vi vi phạm của các quốc gia khác trong 
cộng đồng quốc tế càng không có tính khả thi. Lý 
do của tình trạng này là các nước vi phạm thường sử 
dụng nhiều biện pháp khác nhau, từ ngoại giao, kinh 
tế, đến quân sự, để lôi kéo, tác động đến lập trường 
của quốc gia khác. Dưới tác động của quy luật lợi ích 
quốc gia được đặt lên hàng đầu trong giải quyết các 
mối quan hệ quốc tế và tính toán lợi ích khác nhau, 
các quốc gia khác nhau trên thế giới tất yếu bị chia rẽ, 
khó tập hợp đủ lực lượng để đấu tranh chống lại hành 
vi vi phạm pháp luật nêu trên. Do vậy, nếu muốn đảm 
bảo hiệu quả hoạt động của các cơ chế bảo vệ pháp 
luật về sử dụng vũ lực để tự vệ, thì cộng đồng quốc 
tế buộc phải tiến hành sửa đổi Hiến chương Liên hợp 
quốc theo hướng giảm bớt khả năng chi phối của các 
thành viên thường trực với Hội đồng Bảo an. Hướng 
sửa đổi Hiến chương này nhận được sự ủng hộ của 
không ít quốc gia trên thế giới, nhưng lại vấp phải sự 
phản đối các thành viên thường trực Hội đồng Bảo 
an, nên dù đã được thảo luận nhiều trên các diễn đàn 
quốc tế, song vẫn chưa thể triển khai thực hiện thành 
công trên thực tế (Đinh Quý Độ, 2007).
Phương án thứ hai mà các quốc gia có thể lựa chọn 
là cùng nhau hợp tác để sửa đổi nội dung luật pháp 
quốc tế nhằm hợp pháp hóa một số hành vi đang bị 
coi là vi phạm các chuẩn mực về sử dụng vũ lực như 
đánh đòn phủ đầu hay chiến tranh phòng ngừa. Lựa 
chọn này sẽ góp phần chấm dứt những bất đồng, 
tranh cãi giữa các quốc gia về hiệu lực điều chỉnh của 
luật pháp điều chỉnh hoạt động sử dụng vũ lực trong 
quan hệ quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, cái giá mà cộng 
đồng quốc tế phải trả để bảo vệ hiệu lực điều chỉnh 
trên thực tế của pháp luật theo phương án này là hoạt 
động sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế từ nay sẽ 
càng khó kiểm soát hơn. Các nước có thực lực quân 
sự mạnh sẽ giành được nhiều lợi thế hơn nữa trong 
quan hệ quốc tế. Họ sẽ sẵn sàng sử dụng vũ lực để 
răn đe, cưỡng chế các chủ thể khác chỉ bằng một cái 
“cớ” là tồn tại “nguy cơ” đe dọa hòa bình và an ninh 
quốc tế, cho dù cớ đó các xác thực hay không. Điều 
này đồng nghĩa với luật pháp được sửa đổi sẽ thúc 
đẩy chủ nghĩa đơn phương trong quan hệ quốc tế. 
Và như vậy, tiến trình phát triển của luật pháp quốc tế 
về sử dụng vũ lực sẽ bị đảo ngược so với mong muốn 
chung của nhân loại tiến bộ trên thế giới. Nguyên tắc 
lẽ phải thuộc về kẻ mạnh lại một lần nữa không chịu 
sự ràng buộc bởi bất cứ cản trở pháp lý nào, sẽ quay 
lại khống chế đời sống quốc tế. Do vậy, sẽ rất khó để 
thuyết phục các nước nhỏ với thực lực quân sự hạn 
chế chấp nhận phương án này.
Phương án lựa chọn thứ ba có thể được cân nhắc là 
kết hợp sử dụng những hạt nhân hợp lý của cả hai 
phương án thứ nhất và thứ hai. Theo đó, cộng đồng 
quốc tế sẽ tiếp tục thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả 
hoạt động của cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật 
là Hội đồng Bảo an nhằm răn đe, trừng phạt nghiêm 
khắc những hành vi lạm dụng quyền tự vệ để chà 
đạp lên pháp luật quốc tế, đồng thời, tích cực hợp 
tác và nhân nhượng nhau để đàm phán hoàn thiện 
pháp luật theo hướng mở rộng hơn nữa các trường 
81KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
QUAN HỆ QUỐC TẾ v
hợp được phép sử dụng vũ lực để tự vệ so với luật 
thực định hiện nay. Tuy nhiên, việc mở rộng các 
trường hợp được phép sử dụng vũ lực để tự vệ không 
đồng nghĩa với việc cộng đồng quốc tế sẽ thừa nhận 
hoàn toàn tính hợp pháp của học thuyết chiến tranh 
phòng ngừa và đánh đòn phủ đầu. Hành vi tự vệ 
chính đáng phòng ngừa sẽ chỉ được chấp nhận trong 
một số trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định 
một cách chặt chẽ nhằm hạn chế việc lạm dụng vũ 
lực trong quan hệ quốc tế. Vấn đề là, do ưu tiên lợi ích 
khác nhau, nên những quốc gia thành viên của Liên 
hợp quốc không dễ dàng thống nhất được với nhau 
những trường hợp đặc biệt ấy sẽ là những trường 
hợp nào. Do đó, trong thời gian trước mắt, đây cũng 
chưa phải là hướng lựa chọn sẽ được hiện thực hóa 
trong đời sống quốc tế.
Khi tất cả những phương án khắc phục tình trạng 
bất cập của hoạt động sử dụng vũ lực để tự vệ trong 
quan hệ quốc tế đều chưa được triển khai thực hiện, 
thì hiện nay, cộng đồng quốc tế vẫn đang phải sống 
trong tình trạng pháp luật thực định đang tồn tại đã 
không theo kịp được sự phát triển của đời sống an 
ninh quốc tế, nên hiệu lực điều chỉnh không cao. Các 
thể chế bảo vệ pháp luật, đặc biệt là Hội đồng Bảo an, 
còn bị các thành viên chi phối, nên không thể hoàn 
thành được chức năng được giao phó là bảo vệ sự tôn 
nghiêm của pháp luật thực định. Quyền sử dụng vũ 
lực để tự vệ vốn là quyền hợp pháp được pháp luật 
thừa nhận vẫn đang bị giải thích và áp dụng khác 
nhau. Các quốc gia có thực lực mạnh, có khả năng 
chi phối Hội đồng Bảo an vẫn có thể tự do hành động 
bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Trong 
khi đó, nếu tiến hành hành vi sử dụng vũ lực để tự vệ 
có tính chất tương tự, thì các thành viên còn lại của 
cộng đồng quốc tế khó có thể tránh được khả năng 
bị trừng phạt từ chính Hội đồng Bảo an. Bởi lẽ, quy 
chế pháp lý về quyền sử dụng vũ lực để tự vệ hiện 
nay tuy được áp dụng giống nhau đối với tất cả các 
quốc gia trên thế giới, nhưng khi áp dụng cùng một 
quy chế đó để trừng phạt những quốc gia khác nhau 
có những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế tương tự 
nhau, lại có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý khác 
nhau. Hậu quả pháp lý khác nhau ấy tùy thuộc vào 
mức độ ảnh hưởng quốc tế và khả năng chi phối cơ 
quan bảo vệ pháp luật là Hội đồng Bảo an của chính 
quốc gia tiến hành hành vi tự vệ đó. 
3. KẾT LUẬN
Với tư cách là công cụ pháp luật điều chỉnh quan hệ 
giữa các quốc gia trong lĩnh vực chính trị và an ninh 
quốc tế, quy định hiện hành của Hiến chương Liên 
hợp quốc về sử dụng vũ lực để tự vệ đã tỏ ra lạc hậu 
hơn so với sự phát triển của đời sống quốc tế. Thêm 
vào đó, cơ chế bảo vệ pháp luật về tự vệ dựa vào hoạt 
động của Hội đồng Bảo an cũng tỏ ra không mấy 
hiệu quả mỗi khi đương sự trong vụ việc là một trong 
những thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an 
hoặc đồng minh được họ bảo vệ. Do đó, hành vi lạm 
dụng quyền tự vệ chà đạp lên chủ quyền của quốc gia 
khác vẫn thường xảy ra trong quan hệ quốc tế nhưng 
không phải lúc nào cũng phải chịu trách nhiệm pháp 
lý. Chính vì vậy, hiện nay, các quốc gia khác nhau 
trong cộng đồng quốc tế khi rơi vào tình huống phải 
cân nhắc việc sử dụng vũ lực để tự vệ thường sẽ dựa 
trên cơ sở cân nhắc vị thế quốc tế, lợi ích quốc gia 
của mình... để quyết định lựa chọn hành vi chứ không 
hoàn toàn dựa vào quy định của Hiến chương Liên 
hợp quốc. Điều này đương nhiên gây ra những tác 
động tiêu cực đến trật tự pháp lý cũng như hòa bình 
và an ninh quốc tế mà Liên hợp quốc và các thành 
viên phải bảo vệ. Thực tiễn đó đòi hỏi sự đoàn kết, 
nhân nhượng lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên 
Liên hợp quốc nhằm sửa đổi các quy định về quyền 
tự vệ trong Hiến chương cũng như cơ chế đảm bảo 
thực hiện những quy định ấy sao cho phù hợp hơn 
với những biến đổi về an ninh cũng như tương quan 
lực lượng giữa các quốc gia trong đời sống quốc tế 
hiện nay.
Chú thích:
1. Năm 1974, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông 
qua Nghị quyết 3314 để định nghĩa xâm lược vũ trang 
[6]. Theo Nghị quyết này, xâm lược vũ trang được hiểu 
là một trong sáu hành vi sau: sử dụng lực lượng vũ 
trang của quốc gia (hoặc một nhóm quốc gia) tấn 
công vào lãnh thổ quốc gia khác; không kích hoặc sử 
dụng bất kỳ loại vũ khí nào chống lại lãnh thổ quốc 
gia khác; tạo điều kiện, cho phép quốc gia khác sử 
dụng lãnh thổ của mình để xâm lược nước khác; tấn 
công bằng lực lượng vũ trang của quốc gia này vào 
lực lượng vũ trang của quốc gia khác; đưa các nhóm 
vũ trang, các băng đảng phiến loạn có vũ trang hoặc 
lính đánh thuê vào lãnh thổ nước khác với mục đích 
chống lại quốc gia này; đóng quân trên lãnh thổ nước 
khác theo một thỏa thuận hợp pháp nhưng đã vi 
phạm điều kiện hay thời hạn đóng quân.
2. Điều 25 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Các 
thành viên Liên hợp quốc đồng ý chấp nhận và thực 
hiện những nghị quyết của Hội đồng Bảo an theo 
đúng Hiến chương này”.
82 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
v QUAN HỆ QUỐC TẾ
3. Trong phán quyết của vụ Các hoạt động quân sự tại 
Nicaragoa và chống lại Nicaragoa ngày 27/6/1986, 
Tòa án quốc tế đã kết luận rằng, do không có yêu cầu 
của những nạn nhân của cuộc tấn công vũ trang nên 
các hành động trợ quân sự và bán quân sự do Mỹ tiến 
hành ở Nicaragoa không cấu thành hành vi tự vệ tập 
thể, mà là hành vi vi phạm nguyên tắc Cấm sử dụng và 
đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ với Nicaragoa. 
4. Căng thẳng giữa Israel và các nước láng giềng Ả 
rập gia tăng vào tháng 5/1967 khi Tổng thống Ai Cập 
Gamal Abdel Nasser thi hành một loạt các bước đi làm 
tăng thêm sự lo ngại ở Tel Aviv về một cuộc tấn công 
có thể xảy ra như yêu cầu các Lực lượng khẩn cấp của 
Liên hợp quốc làm nhiệm vụ tạo vùng đệm giữa Ai 
Cập và Israel rời khỏi Sinai; phong tỏa Eo biển Tiran - 
tuyến hàng hải quan trọng của Israel ra biển Đỏ và Ấn 
Độ Dương; tuyên bố rằng mục tiêu của bất kỳ cuộc 
chiến tranh tương lai nào với Israel cũng là để hủy diệt 
quốc gia Do Thái này... Cho rằng cuộc chiến dường 
như chắc chắn sẽ diễn ra và khả năng tồn tại bị đe 
dọa nếu Ai Cập tấn công trước, người Do Thái đã phát 
động một cuộc tấn công bất ngờ vào ngày 5/6/1967.
5. Israel nhìn nhận, với loại lò phản ứng Irag đã có, 
nhiên liệu đã mua có thể được sử dụng sản xuất vũ 
khí hạt nhân, và việc Baghdad chấm dứt các cuộc 
thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc 
tế là những bằng chứng gián tiếp rằng Irag đang phát 
triển năng lực hạt nhân quân sự. Do thái độ thù địch 
của các nhà lãnh đạo Iraq đối với Israel cũng như việc 
các khu tập trung dân cư và kho vũ khí hạt nhân của 
Israel dễ bị tổn thương trước đòn tấn công đầu tiên, 
các nhà lãnh đạo Israel cho rằng không thể ngăn cản 
được Saddam Husein nếu các lò phản ứng của Iraq 
hoạt động. Cuộc tấn công năm 1981 diễn ra vì có khả 
năng vào một thời điểm nào đó trong tương lai Iraq 
có thể là một mối nguy hạt nhân với Israel./.
Tài liệu tham khảo: 
1. Trần Văn Thắng, Lê Mai Anh (2001), Luật Quốc tế - Lý 
luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Đinh Quý Độ (2007), Vấn đề cải tổ Liên hợp quốc 
trong bối cảnh quốc tế mới hiện nay, NXB Khoa học xã 
hội, Hà Nội.
3. Danh Đức (2003), Tại sao Tổng thư ký Liên hợp 
quốc lại “rầu rĩ” đến thế, Việt Báo online, thứ bảy ngày 
27/9/2003 .
4. Nguyễn Trường Giang (2008), Những phát triển của 
Luật pháp quốc tế trong thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc 
gia, Hà Nội.
5. Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Quốc tế, 
NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 
6. Đại hội đồng Liên hợp quốc (1974), Nghị quyết 3314 
về định nghĩa xâm lược.
7. Học viện Quan hệ quốc tế (2007), Luật Quốc tế, Hà Nội.
8. Hiến chương Liên hợp quốc.
THE USE OF FORCE IN SELF-DEFENSE 
UNDER THE CHARTER OF THE UNITED 
NATIONS - LEGAL REGULATION AND 
PRACTICAL APPLICATION
NGUYEN THI HOAI HUONG
Abstract: The UN Charter has universally been 
seen as a basic international legal document 
to regulate nation-to-nation relations and deal 
with international security issues. In fact, it has 
made a significant contribution to successfully 
preventing another world war, and maintaining 
international peace and security at large. Yet 
Article 51 of the UN Charter, which recognizes 
UN member nations’ right of self-defense, has 
led to abuse of force in a number of practical 
cases. More dangerousl y, some countries 
have made use of it crafting their defense 
strategies of preventive blow. This requires 
the international community to revise Article 
51 of the UN Charter so as to minimize the risk 
of state-to-state conflict and an extensive war, 
and to firmly guarantee peace and security for 
every UN member and the world as a whole. 
Keywords: international security, peace, right 
of self-defense, the use of force.

File đính kèm:

  • pdftim_hieu_nghia_goc_va_ham_y_van_hoa_cua_chu_hao_trong_tieng.pdf