Tiểu luận Tìm hiểu cảm biến áp suất đường ống nạp

Giới thiệu chung

Cảm biến áp suất chân không đường ống nạp – MAP – Manifold Absolute Pressure là một cảm biến vô cùng quan trọng trong hệ thống điều khiển động cơ, giúp cho động cơ ô tô hoạt động ổn định, nâng cao hiệu suất, tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí xả.

Chức năng và nhiệm vụ

Cảm biến áp suất đường ống nạp (MAP – Manifold Absolute Pressure) trên ô tô được dùng để đo áp suất tuyệt đối trong đường ống nạp của động cơ. Cảm biến áp suất đường ống nạp được nối với đường áp suất ống nạp sau bướm ga.

Khi động cơ khởi động, cảm biến áp suất đường ống nạp nhận các thông tin áp suất trong đường ống nạp rồi chuyển chúng thành tín hiệu điện áp gửi về ECU để ECU tính toán và hiệu chỉnh thời gian phun cơ bản

Cấu tạo CB áp suất đường ống nạp

Cảm biến áp suất đường ống nạp được cấu tạo từ một buồng chân không, màng silicon, một con chíp silic (IC), lưới lọc, đường ống dẫn và giắc cắm.

 

pptx 15 trang kimcuc 32940
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Tìm hiểu cảm biến áp suất đường ống nạp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Tìm hiểu cảm biến áp suất đường ống nạp

Tiểu luận Tìm hiểu cảm biến áp suất đường ống nạp
Thảo Luận 
Chủ đề : Tìm hiểu cảm biến áp suất đường ống nạp 
Thành viên : 
Chu Phan Hiệp 
Trần Văn Đức 
Trương Mạnh Hùng 
Trần Việt Anh 
1. Giới thiệu chung 
Cảm biến áp suất chân không đường ống nạp –  MAP – Manifold Absolute Pressure  là một cảm biến vô cùng quan trọng trong hệ thống điều khiển động cơ, giúp cho động cơ ô tô hoạt động ổn định, nâng cao hiệu suất, tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí xả. 
2 .Chức năng và nhiệm vụ 
Cảm biến áp suất đường ống nạp (MAP – Manifold Absolute Pressure) trên ô tô được dùng để đo áp suất tuyệt đối trong đường ống nạp của động cơ. Cảm biến áp suất đường ống nạp được nối với đường áp suất ống nạp sau bướm ga . 
Khi động cơ khởi động, cảm biến áp suất đường ống nạp nhận các thông tin áp suất trong đường ống nạp rồi chuyển chúng thành tín hiệu điện áp gửi về ECU để ECU tính toán và hiệu chỉnh thời gian phun cơ bản 
3. Cấu tạo CB áp suất đường ống nạp 
Cảm biến áp suất đường ống nạp được cấu tạo từ một buồng chân không, màng silicon, một con chíp silic (IC), lưới lọc, đường ống dẫn và giắc cắm . 
 4. Nguyên lí hoạt động của cảm biến áp suất đường ống nạp  
Cảm biến áp suất đường ống nạp (MAP- Manifold Absolute Pressure) có nguyên lý làm việc khá cơ bản. Khi động cơ hoạt động, độ chân không ở sau bướm ga được đưa đến màng silicon. Lúc này, màng silicon sẽ biến dạng và làm thay đổi điện trở của màng silicon . 
Sự thay đổi điện trở trên màng silicon được gửi về IC (được tích hợp bên trong cảm biến) và IC sẽ xuất ra 1 tín hiệu điện áp tương ứng gửi về hộp ECU, ECU sẽ dựa vào tín hiệu đó sẽ hiểu được áp suất trong đường nạp là bao nhiêu và từ đó tính toán lượng phun xăng cơ bản . 
5. Thông số kĩ thuật cảm biến áp suất đường ống nạp  
Nguồn cấp không đổi cho cảm biến là 5V. Áp suất trong buồng chân không trong cảm biến gần như là tuyệt đối và nó không bị ảnh hưởng bởi sự dao động của khí quyển, khi độ cao thay đổi . 
– Khi On chìa khóa điện áp chân Signal: xấp xỉ 3.8V  – Khi nổ máy điện áp chân Signal: khoảng 1.6-1.8V 
6.  Sơ đồ mạch điện của cảm biến áp suất chân không đường ống nạp  
Một số xe sử dụng cảm biến MAP 4 dây là cảm biến MAP được tích hợp cùng cảm biến đo nhiệt độ không khí nạp IAT (Intake Air Temperature ). 
Cảm biến nhiệt độ không khí nạp (IAT- Intake Air Temperature) đo nhiệt độ khí nạp đi vào động cơ, tín hiệu này giúp ECU hiệu chỉnh sự phun nhiên liệu theo sự thay đổi của nhiệt độ không khí nạp, Khi nhiệt độ không khí nạp thấp ( mật độ không khí tăng ) ECU sẽ điều khiển hiệu chỉnh tăng lượng phun xăng và tăng góc đánh lửa sớm. Ngược lại, khi nhiệt độ không khí nạp cao ( mật độ không khí giảm ) ECU sẽ điều khiển hiệu chỉnh giảm lượng phun ra và giảm góc đánh lửa sớm 
7.Vị trí của cảm biến áp suất chân không đường ống nạp 
Nằm trên cổ hút ,sau bướm ga 
Có xe được lắp bên ngoài và được nối với ống hơi chân không tới 
8. Cách thức kiểm tra và đo kiểm cảm biến áp suất đường ống nạp 
– Cấp nguồn 5V, mát cho cảm biến. Kiểm tra điện áp chân Signal xấp xỉ 3.8V khi chưa nổ máy.  + Nổ máy đo tín hiệu chân Signal khoảng  1.6- 1.8 V, lên ga đo tín hiệu tại dây signal sẽ thay đổi theo tín hiệu áp suất đường ống nạp (áp suất tăng thì điện áp cảm biến tăng lên, áp suất giảm điện áp cảm biến giảm theo).  + Trường hợp đã tháo cảm biến ra khỏi xe thì dùng cái ống tiêm và một đường ống nối đến đồng hồ đo áp suất chân không và nối với cảm biến . đo tín hiệu điện áp phát ra theo mức độ chân không cấp đến cảm biến và so sánh với 1 bảng thông số của nhà sản xuất . 
- Ngoài ra cũng có thể sử dụng máy đọc lỗi vào data list để xem tín hiệu cảm biến khi đạp ga,tín hiệu cảm biến phải thay đổi 
9. Các hư hỏng thường gặp của CB áp suất đường ống nạp 
– Ống chân không nối với cảm biến MAP bị tuột/tắc– Hỏng cảm biến MAP.  – Tiếp xúc, đầu giắc nối với cảm biến MAP hỏng.  – Đứt dây tín hiệu.  – Chập mạch tín hiệu của cảm biến MAP.  – Mất dây mass hoặc nguồn Vc (5V) cấp cho cảm biến MAP 
– Hỏng PCM 
Video 
https://www.youtube.com/watch?v=9HmDr39ffLA 
Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe.Nhóm em mong được sự góp ý của thầy và các bạn 

File đính kèm:

  • pptxtieu_luan_tim_hieu_cam_bien_ap_suat_duong_ong_nap.pptx