Tiểu luận Tâm lý học quản trị kinh doanh
Các khía cạnh của sự công bằng:
Công bằng được nhận thức từ hai khía cạnh chủ yếu là công bằng trong phân phối và công bằng trong thủ tục.
Công bằng trong phân phối là công bằng của các kết quả, các hậu quả, hoàn thành cuối cùng. Công bằng trong phân phối giống như tất cả các hình thức công bằng, được căn cứ nặng trên các giá trị. Các giá trị đó là các thước đo hoặc các mẫu mực để xét xử các công bằng được đưa ra. Bao gồm:
- Sự hợp lý: Quy tắc phân bổ hợp lý đề nghị rằng con người sẽ nhận được sự thưởng công là phù hợp với những gì họ mang lại hoặc đem đến
- Sự bình đẳng: Thước đo sự bình đẳng đề xuất rằng tất cả mọi cá nhân đều có cơ hội ngang nhau về nhận kết quả và phần thưởng, bất chấp các đặc tính khác biệt
- Nhu cầu: Quy tắc phân loại nhu cầu đề xuất rằng những phần thưởng sẽ được phân bổ trên cơ sở nhu cầu cá nhân.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Tâm lý học quản trị kinh doanh
Câu 1: Hãy bàn luận về sự công bằng tại đơn vị nơi anh (chị) công tác: Vai trò và ý nghĩa của sự công bằng: Công bằng được hiểu là tỷ lệ giữa đầu vào mà một cá nhân đóng góp cho doanh nghiệp và đầu ra là thứ mà anh ta nhận được từ doanh nghiệp trên cơ sở sự đóng góp đó. Đầu vào của nhân viên bao gồm kinh nghiệm, giáo dục, các kỹ năng đặc biệt, nỗ lực, và thời gian làm việc. Đầu ra bao gồm lương, phúc lợi, sự thăng tiến, sự công nhận hoặc bất kỳ các phần thưởng nào khác nhận được từ tổ chức. Như vậy, bất kỳ một người lao động nào cũng hi vọng được trả công một cách xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra. Và trong một tổ chức với rất nhiều người lao động, công việc của mỗi người có thể giống và khác nhau. Tâm lý chung của họ là mọi người làm công việc như nhau, đóng góp cho tổ chức như nhau sẽ được trả công như nhau, những người làm nhiều hơn, đóng góp nhiều hơn sẽ được hưởng hiều hơn và đương nhiên những người lười làm việc, đóng góp ít công sức cho công ty sẽ phải được hưởng ít hơn so với những người còn lại. Tuy nhiên điều đó còn thùy thuộc vào vị trí công việc, nhiệm vụ được giao, chức vụ, trách nhiệm và bằng cấp của từng người. Những người có bằng cấp cao, được giao phó các chức vụ cao, các công việc quan trọng sẽ được đãi ngộ cao hơn những người bằng cấp thấp hơn, và làm các công việc kém quan trọng hơn. Những người lao động trí óc thường sẽ được trả công cao hơn so với những người làm lao động chân tay ( với điều kiện trong cùng số giờ làm việc). Ngày nay, khi cuộc sống của người lao động đã được cải thiện rõ rệt, trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động được nâng cao, người lao động mong muốn không chỉ có các yếu tố vật chất mà còn muốn được có những cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, được thực hiện những công việc có tính thách thức, thú vị. Vì vậy, họ càng đòi hỏi được đãi ngộ đúng đắn với những gì mình có. Không phải trong bất kỳ một tổ chức nào cũng đều áp dụng chế độ cha truyền con nối,con ông cháu cha, những người có nhiều tiền, có nhiều ô dù quan hệ cũng được ưu ái hơn những người nghèo và có xuất thân kém. Ở các nước chậm tiến hoặc đang phát triển thì cái bệnh đòi “ăn trên ngồi tróc”, không cố gắng nhưng muốn hưởng lợi nhiều hơn người khác là một căn bệnh trầm trọng. Với mức độ phát triển kinh tế – xã hội còn thấp, điều kiện phát triển con người còn giới hạn, chắc chắn một thiểu số sẽ có nhiều điều kiện, có cơ may thăng tiến hơn hẳn đa số còn lại kém may mắn hơn. Thiểu số này trở thành một tầng lớp có đặc quyền và từ đó họ nghĩ rằng mình xứng đáng đòi hỏi đặc lợi. Nếu như vậy họ có thể sẽ không đóng góp được gì tích cực mà còn có khả năng trở thành một gánh nặng tiêu cực lớn cho xã hội, khiến cho một bộ phận bị trì trệ, làm việc kém hiệu quả. Vậy nên, hiện nay tại các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn, ngân hàng, những doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đòi hỏi yêu cầu cao thì họ luôn coi trọng người tài, tuyển chọn dựa trên tiêu chí năng lực thật sự. Đó cũng là một biểu hiện đáng mừng của sự công bằng trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển nhanh và bền vững thì những con người góp công sức vào xây dựng và phát triển doanh nghiệp đó phải là những con người có tài thật sự, những con người có những đóng góp thật sự và có ý nghĩa đối với công ty. Như vậy, điều kiện “công bằng” có vai trò tạo nên cái “chất” quyết định được mức độ đóng góp của con người. Đó cũng là điều kiện phải được đa số chấp nhận một cách chính thống. Từ đó, cái tâm muốn làm việc tốt bẩm sinh của con người sẽ được giải phóng và phát triển để cộng với cái tài của mỗi cá nhân thì chúng ta vừa có được cái lượng (điều kiện cần) và cái chất (điều kiện đủ) đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của xã hội. Công bằng trong xã hội nói chung hay trong một tập thể nhỏ nói riêng là một yếu tố quyết định có thể thay đổi được, để mọi cá nhân có lòng tin là sự đóng góp của mình sẽ được ghi nhận một cách sòng phẳng và được đền bù xứng đáng về mặt vật chất lẫn tinh thần. Từ đó họ mới tin vào ý nghĩa của sự đoàn kết, đem lại cái tổng giá trị lớn hơn từng giá trị của cá nhân đứng riêng lẻ cộng lại và cá nhân họ “được” nhiều hơn là nếu chỉ nghĩ đến mình. Con người bất cứ ở đâu, nếu sống trong một điều kiện xã hội còn nhiều bất công thì sẽ khó sống trung thực. Sự công bằng sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ của mỗi cá nhân với tổ chức, động viên và làm gia tăng sự hài lòng của họ, từ đó họ sẽ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với tổ chức. Ngược lại, khi mỗi cá nhân cảm thấy những gì họ đóng góp nhiều hơn những gì họ nhận được, họ sẽ mất đi sự hào hứng, nhiệt tình đối với công việc. Khi đó, mỗi cá nhân sẽ thể hiện sự bất mãn của mình bằng nhiều cách, như giảm sự hào hứng, thiếu sự nỗ lực, làm việc đối phó Trong những trường hợp nghiêm trọng, họ có thể có những hành động phá rối hay tìm nơi làm việc mới. Các khía cạnh của sự công bằng: Công bằng được nhận thức từ hai khía cạnh chủ yếu là công bằng trong phân phối và công bằng trong thủ tục. Công bằng trong phân phối là công bằng của các kết quả, các hậu quả, hoàn thành cuối cùng. Công bằng trong phân phối giống như tất cả các hình thức công bằng, được căn cứ nặng trên các giá trị. Các giá trị đó là các thước đo hoặc các mẫu mực để xét xử các công bằng được đưa ra. Bao gồm: Sự hợp lý: Quy tắc phân bổ hợp lý đề nghị rằng con người sẽ nhận được sự thưởng công là phù hợp với những gì họ mang lại hoặc đem đến Sự bình đẳng: Thước đo sự bình đẳng đề xuất rằng tất cả mọi cá nhân đều có cơ hội ngang nhau về nhận kết quả và phần thưởng, bất chấp các đặc tính khác biệt Nhu cầu: Quy tắc phân loại nhu cầu đề xuất rằng những phần thưởng sẽ được phân bổ trên cơ sở nhu cầu cá nhân. Công bằng trong thủ tục quy cho công bằng về phương tiện để giành được các kết quả. Các quy tắc thủ tục đề nghị rằng các quyết định sẽ được đưa ra trước sau như một, không có những thành kiến cá nhân, với một thông tin chính xác đến độ có thể và với một kết quả có thể thay đổi. Cũng bao gồm trong cả công bằng thủ tục là sự đối xử mà cá nhân nhận được trong suốt quá trình, phản ánh vấn đề kính trọng cá nhân và sự thích hợp của các câu hỏi được đưa ra. Ví dụ ngay tại đơn vị em đang công tác là công ty TNHH Nhà nước MTV Cơ khí Đông Anh. Bản chất công ty là doanh nghiệp có vốn nhà nước, nhân viên trong công ty có một bộ phận là công chức viên chức nhà nước, một bộ phận là nhân viên hợp đồng và một bộ phận là lao động phổ thông và đương nhiên đãi ngộ đối với từng bộ phận là khác nhau. Tuy nhiên các nhà quản lý luôn cố gắng cân bằng những đãi ngộ cho từng cá nhân, bộ phận. Đóng BHXH cho 100% lao động làm việc từ 3 tháng trở lên, với những lao động phổ thông làm việc tại các phân xưởng sản xuất, công việc vất vả họ sẽ được đóng bảo hiểm phần công việc nặng nhọc và được hưởng phụ cấp độc hại hàng năm. Quy định rõ ràng mức lương, mức thưởng cho từng bộ phận trong quy chế và ghi rõ trong hợp đồng lao động. Hàng quý sẽ tổ chức bình xét cán bộ công nhân viên để chọn ra những người xuất sắc, có nhiều đóng góp của từng bộ phận và có khen thưởng rõ ràng, minh bạch. Như vậy, người lao động trong công ty luôn cảm thấy họ được tôn trọng như nhau, có động lực để làm việc. Đương nhiên không thể tránh khỏi tình trạng cạnh tranh nhau. Trong công ty em có hàng trăm nhân viên không phải tất cả họ đều bằng lòng với nhau. Có những người họ sẽ luôn cảm thấy công sực họ bỏ ra chưa đc trả công một cách xứng đáng. Không tránh khỏi trong một công ty có tồn tại những người ích kỷ, mưu cầu cá nhân lười biếng làm việc nhưng biết cách khôn khéo để mang lợi về cho mình. Tuy nhiên lãnh đạo công ty không phát hiện hay có thể là cố tình dung túng cho những việc làm của dẫn đến tình trạng những người khác cảm thấy rất bất bình và có ý phản kháng từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc như là họ không chuyên tâm làm việc, không sáng tạo trong công việc nữa, có ý chống đối lãnh đạo, đi muộn về sớm,Trong năm 2014, giai đoạn đầu năm công ty gặp khó khăn về tài chính, mặc dù ký được nhiều hợp đông kinh tế nhưng vì một vài lý do mà tiền chưa được chuyển về khiến trong 3 tháng liền công ty nợ lương của nhân viên. Những người nằm trong biên chế nhà nước họ vẫn được hưởng lương và các khoản phụ cấp theo quy định. Vì muốn tiến độ sản xuất nhanh hơn nên khi đó lãnh đạo công ty đã đưa ra quyết định ưu tiên sản xuất, chỉ ứng tiền ứng lương cho công nhân sản xuất tại các xưởng và dẫn tới tình trạng nợ lương 3 tháng liền của những nhân viên hợp đồng tại bộ phận văn phòng. Mặc dù ban lãnh đạo đã có ý xin lỗi và mong nhân viên thông cảm nhưng họ cũng là người làm việc hàng ngày, việc nợ lương quá lâu khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng và hơn thế họ cảm thấy không được đối xử công bằng khi vì họ là nhân viên hợp đồng mà không được ưu tiên trong khi cong việc của họ cũng rất vất vả, công ty đã làm sai khi không trả lương cho họ đúng thời hạn như trong hợp đồng. điều đó khiến một phần lớn nhân viên hợp đồng đã nghỉ việc ngay sau đó và trong số đó có những người thật sự tài năng nhưng công ty không trân trọng điều đó nên họ buộc phải tìm nơi khác xứng đáng với tài năng của họ. Như vậy, tâm lý chung của người lao động là muốn được đối xử công bằng. Người lao động là người trực tiếp làm việc và tạo ra sản phẩm, họ là những người vất vả nhất, vấn đề cơm áo gạo tiền buộc họ phải cố gắng nhưng khi những cố gắng của họ không được đền đáp thì sẽ sinh ra tư tưởng muốn tìm một môi trường làm việc mới thoải mái và công bằng hơn. Như vậy, Công bằng tại một doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng và nhạy cảm có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững và tạo dựng một môi trường làm việc lý tưởng. Để tránh tính trạng thiếu công bằng trong doanh nghiệp, em xin đề xuất một số ý kiến sau: Hàng quý, hàng năm, tổ chức lấy ý kiến của nhân viên về công việc, tạo cơ hội ch người lao động được bày tỏ quan điểm của mình Có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với từng cá nhân quy định rõ ràng trong quy chế của công ty Tổ chức các buổi liên hoan, giao lưu, đi du lịch, hàng năm để nhân viên với lãnh đạo, nhân viên với nhân viên được thoải mái và gần gũi nhau hơn Câu 2: Lấy ví dụ (giả định theo một mẫu mà anh/ chị biết, không dùng tên thực và vị trí thực của người đó) về một nhân viên trong đơn vị công tác và bình luận về nhân cách của người đó thể hiện trong công việc thông qua những thành phần cấu trúc của nhân cách nổi bật nhất, đồng thời đưa ra quan điểm ứng xử của anh/ chị đối với người đó. Bài làm: Cô Nguyễn Thu Lệ, 45 tuổi, hiện đang giữ chức vụ Kế toán trưởng của công ty TNHH NN MTV cơ khí Đông Anh. Tính đến nay cô đã giữ chức vụ này được 5 năm và trong 5 năm đó cô luôn là một kế toán trưởng nhạy bén, sắc sảo, tài giỏi và được rất nhiều người nể trọng. Các thành tố cấu trúc của nhân cách ( theo thuyết phân tâm của Freud): Xu hướng: là sự hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó, là một hệ thống những nhân tố thúc đẩy bên trong quy định tính tích cực của con người trong hoạt động của họ. Xu hướng biểu hiện qua các nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lý tưởng, của cá nhân mà nếu tập hợp lại chúng sẽ xác định mục đích cuộc sống cả con người. Năng lực: Là khả năng của cá nhân có thể thực hiện một hoạt động nào đó, làm cho hoạt động ấy đạt đến một kết quả nhất định. Năng lực được hình thành thể hiện, và phát triển trong hoạt động. nó chỉ tồn tại trong mối qua hệ với một hoạt động nhất định Tính cách: Là một tổng hợp những thuộc tính tâm lý đặc trưng của cá nhân phản ánh mối quan hệ của cá nhân với hiện thực và biểu hiện ở những cử chỉ, hành vi, cách nói năng của cá nhân đó. Tính cách biểu hiện mặt xã hội của con người. Tính cách của mỗi cá nhân được hình thành dần trong quá trình xã hội hóa, tính cách do giáo dục và do học tập mà hình thành. Tính cách luôn có 2 mặt là nội dung và hình thức. Tính khí: Là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ, nhịp độ, của các hoạt động tâm lý trong những cử chỉ, hành vi, cách nói năng của cá nhân. Tính khí mang đặc tính bẩm sinh, di truyền, thể hiện ở cấu trúc của hệ thần kinh. Có 4 loại tính khí cơ bản là: Tính khí linh hoạt, tính khí bình thản, tính khí nóng này, tính khí ưu tư. Cô Nguyễn Thu Lệ với cương vị là kế toán trưởng của công ty TNHH NN MTV cơ khí Đông Anh. Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào thì công tác kế toán là vô cùng quan trọng đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ. Với vị trí dìu dắt cho cả một bộ phận kế toán. Cô Lệ tỏ ra là một nhà lãnh đạo tài năng. Xét về năng lực: Cô Lệ là một kế toán trưởng tài giỏi. Với tấm bằng thạc sỹ kinh tế sau khi du học bên nước ngoài về. Cô được nhận vao làm tại công ty từ những ngày đầu công ty mới thành lập. Tuy tuổi còn trẻ nhưng cô đã chứng tỏ sự nhạy bén của mình khi kết hợp với lãnh đạo công ty ký kết được nhiều hợp đồng lớn, hoàn thiện hệ thống bộ máy kế toán cho toàn công ty từ khi công ty mới chỉ là một doanh nghiệp nhỏ đến khi phát triển thành một công ty lớn đứng đầu trong khu vực. Không chỉ vậy, với khả năng ngoại ngữ tốt từ những ngày du học nước ngoài, cô còn có thể giao tiếp với nước ngoài, và với khả năng chuyên môn tốt, khả năng ngoại giao tốt, đã giúp công ty liên kết được với một số công ty nước ngoài, đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Năng lực của cô là một điều hiển nhiên được mọi người trong công ty công nhận. Xét về tính cách và mối quan hệ với mọi người: Mặc dù là một người rất tài giỏi nhưng cô Lệ không phải là người kiêu căng hách dịch mà là người rất dịu dàng, khéo léo, luôn luôn bình tĩnh, chín chắn xử lý công việc. Cô còn là một người vô cùng cẩn thận và chu đáo. Trong công việc luôn đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ cao. Tuy nhiên khi không liên quan tới công việc cô vẫn là một người hòa đồng, vui vẻ, thân thiện. mới tiếp xúc có thể sẽ thấy khó gần nhưng càng tiếp xúc lâu càng thấy cô là người khá là dễ mến. Cô rất ít khi cáu gắt mà luôn nhẹ nhàng, khéo léo với không chỉ cấp trên, khách mà cả các nhân viên cấp dưới và đồng nghiệp trong công ty. Bản thân em là người mới ra trường và đã đi làm được gần 1 năm thì cô Lệ thật sự là một tấm gương tốt để học tập. Trước hết là học tập ở cô sự nhẹ nhàng, tinh tế, bình tĩnh trong mọi việc vì tuổi trẻ thường hay hấp tấp, vội vàng mà dễ dẫn đến sai lầm. Sau đó là học hỏi cô ở cách làm việc, cách tổ chức công việc một cách khoa học, học hỏi thêm về các nghiệp vụ chuyên môn, vế cách đối nhân xử thế trong môi trường công sở nhiều phức tạp. Câu 3: Hãy tự xây dựng hoặc lấy ví dụ từ thực tế tại đơn vị công tác 4 ví dụ tình huống về kỹ năng giao tiếp của nhà quản trị và bình luận về chúng. Tình huống 1( kỹ năng định hướng): Thời điểm cuối năm luôn là thời điểm quan trọng và bận rốt nhất của nghề kế toán. ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, áp lực hoàn thành báo cáo được giao để trình lên cấp trên là rất cao. Tuy nhiên,vì vấn đề gia đình có con nhỏ, bận rộn nhiều việc mà sếp chỉ tin tưởng mỗi chị Hoa có thể làm được báo cáo này nhưng do lý do riêng biết rằng mình khó hoàn thành dự án đúng thời hạn quy định. Trong trường hợp này, nhiều người thường chờ tới ngày đó và đưa ra bài giải thích dài rằng vì đồng nghiệp A không hoàn thành xong phần việc của họ đúng hạn nên không có dữ liệu để làm hayvì bạn mất nhiều thời gian làm việc này việc nọ giám đốc chắc sẽ không chấp nhận những lý do như vậy. Thay vào đó, 1 ngày trước khi phải nộp báo cáo, chị đã xin kéo dài thời hạn và đưa ra kế hoạch chi tiết những bước sẽ làm . Trung thực và thẳng thắn, trình bày với sếp rằng chị sẽ làm những gì để nhanh chóng hoàn thành công việc sớm nhất và tốt nhất nhưng để đảm bảo độ hoàn mỹ cho dự án, tôi cần thêm một thời gian nữa. Như vậy, dù đang rất gấp nhưng nhờ kỹ năng nắm bắt được tâm lý của sếp là không nghe trình bày dài dòng mà cái sếp cần là sản phẩm được làm ra sẽ như thế nào và bạn có hoàn thành được việc đã hứa hay không. Nhờ đó chị đã kéo dài được thời hạn nộp báo cáo mà không bị sếp đánh giá là lười biếng và thiếu trung thực. Tình huống 2( kỹ năng định vị): Tình huống 3 ( kỹ năng nghe): Tình huống 4 ( kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp):
File đính kèm:
- tieu_luan_tam_ly_hoc_quan_tri_kinh_doanh.docx