Tiêu chuẩn xây dựng cửa gỗ – cửa đi, cửa sổ – yêu cầu kĩ thuật

6. Yêu cầu kĩ thuật

6.1 Độ bền của cửa

Độ bền của cửa gồm độ bền cơ học, độ bền chịu áp lực gió, độ bền chịu thấm nước, độ lọt không khí. Trí số cho phép và phương pháp thử nghiệm chất lượng độ bền của cửa cũng như các yêu cầu cách âm và cách nhiệt, tuỳ thoả thuân giữa người sản xuất và người đặt hàng, có thể sử dụng các hướng dẫn trong bảng 3 và các phụ lục C, 1, G, H.

6.2 Độ bền lâu

Ngoài những quy định trên, cần kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo quản chống côn trùng, nấm mốc, đặc biệt đối với cửa ngoài hoặc cửa đặt ở nơi ẩm ướt thường xuyên, theo các tiêu chuẩn hiện hành.

Đối với cửa ngoài, cần kiểm tra thiết kế cấu tạo ngăn nước mưa lọt vào phía dưới thanh cái ngang đáy và kiểm tra ngăn gió lùa qua khe cánh cửa với khuôn cửa, hoặc giữa hai cánh cửa.

6.3 Vật liệu gỗ

6.3.1 Yêu cầu vê chất lượng gỗ: theo quy định tại bảng 1 của TCVN 5773 – 1991 “Tiêu chuẩn chất lượng đồ gỗ”. Độ ẩm của gỗ gia công của từ 13% đến 17%.

6.3.2 Đối với cửa trong, hoặc cửa ngoài, đặt ở nơi ẩm ướt thường xuyên hoặc tạm thời, khi lựa chọn nhóm gỗ, có thể tham khảo phụ lục B “Tiêu chuẩn phân loại gỗ làm cửa” của tiêu chuẩn này.

6.3.3 Các sản phẩm gỗ: như gỗ dán, gỗ ép có thể được sử dụng làm cánh cửa, nhưng phải đảm bảo yêu cầu sử dụng và chất lượng theo các quy định của tiêu chuẩn này.

 

doc 18 trang kimcuc 7760
Bạn đang xem tài liệu "Tiêu chuẩn xây dựng cửa gỗ – cửa đi, cửa sổ – yêu cầu kĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiêu chuẩn xây dựng cửa gỗ – cửa đi, cửa sổ – yêu cầu kĩ thuật

Tiêu chuẩn xây dựng cửa gỗ – cửa đi, cửa sổ – yêu cầu kĩ thuật
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG
TCXD 192 : 1996
CỬA GỖ – CỬA ĐI, CỬA SỔ – YÊU CẦU KĨ THUẬT
Timber doors and windows – Technical requirements
1. Phạm vi ứng dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kĩ thuật của cửa đi, cửa sổ thông dụng bằng gỗ có khuôn gỗ cố định, mở theo kiểu bản lề. Các yêu cầu đặc biệt như phòng cháy, an toàn xạ, không quy định ở tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này được khuyến khích áp dụng một phần hoặc toàn bộ tuỳ sự thoả thuận giữa người đặt hàng (A) và người sản xuất (B).
Tiêu chuẩn này cũng dùng để tham khảo cho các cửa nêu trên có kích thước khác.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 5773 – 1991 Tiêu chuẩn chất lượng đồ gỗ
TCVN 5776 – 1993 Kính xây dựng. Yêu cầu kĩ thuật.
3. Kí hiệu
Cửa được kí hiệu bằng nhóm chữ cái La tinh và nhóm chữ số ả Rập. Nhóm chữ cái La tinh thể hiện tên gọi. Chiều cao chữ không nhỏ hơn 40mm. Phần chữ cái in nhỏ chỉ vật liệu chủ yếu chế tạo cánh cửa, chiều cao chữ không lớn hơn 40mm. Nhóm chữ số Ả Rập thể hiện kích thước ô cửa và áp lực gió thiết kế (nếu có).
Thí dụ: cửa SGK 1200.1500 – 980Pa: cửa sổ gỗ – kính có chiều rộng ô cửa 1200mm và chiều cao 1500mm, chịu được áp lực gió thiết kế là 980 Pa. Một số kí hiệu:
S: cửa sổ; Đ: cửa đi
G: gỗ T; thép N: hợp kim nhôm
Nh: nhựa; K: kính
4. Phân loại
Theo kiểu mở, cửa được phân loại như sau: (xem hình 1)
- Kiểu bản lề đặt đứng, đặt ngang hoặc hỗn hợp;
- Kiểu mở xoay, theo trục thẳng đứng hoặc trục ngang;
- Kiểu trượt đứng hoặc trượt ngang;
- Kiểu tay đòn.
5. Quy cách
5.1. Kích thước hình học
Cửa đi, cửa sổ gỗ nói trong tiêu chuẩn này có kích thước nêu trong bảng 1. Kích thước nêu trong bảng là kích thước hoàn thiện của ô cửa.
Bảng 1 – Kích thước cửa đi, cửa sổ gỗ
Số thứ tự
Loại cửa
Kích thước
Cửa đi
Cửa sổ
Độ lệch cho phép so với kích thước tiêu chuẩn
Lớn nhất
Thông dụng
Lớn nhất
Thông dụng
1
2
3
4
5
Chiều cao ô cửa
Chiều cao cánh cửa
Chiều rộng ô cửa
Chiều rộng cánh cửa
Chiều dày
2400
2340
1600
40
2100; 2400
2040; 2340
500; 600;
700; 800; 900
550x2;650x2;
550x3;650x3;
700x2; 750x2
35
1800
1700
2000
650
40
1200; 1500
1600; 1800
1100; 1400
1500; 1700
350x2; 350x4
450x2; 450x3
450x4;550x1;
550x2;550x3;
650x2; 650x3
35
±2
±2
±2
+2
+2
+2
+2
+2
±1
Chú thích:
1. Chiều cao ô cửa bằng tổng chiều cao cánh cửa, chiều rộng thanh ngang của khuôn cửa và 10mm. 10mm là độ dài khoảng cách giữa mép dưới của thanh cái ngang của cửa đi và mặt sàn đã hoàn thiện.
2. Chiều rộng ô cửa bằng tổng chiều rộng mặt ngoài các thanh đứng của khuôn cửa.
5.2. Hình dáng
Yêu cầu chất lượng về hình dáng của cửa được xác định bằng độ vuông, độ vênh và độ uốn cong, nêu trong bảng 2
Bảng 2 - Đặc trưng về hình dáng cửa
Số thứ tự
Các chỉ tiêu
Phương pháp kiểm tra
Mức độ cho phép
Ghi chú
1
Độ vuông
Đo và tính hiệu số chiều dài hai đường chéo trong mặt phẳng cánh cửa hình chữ nhật
Không lớn hơn 3mm
2
Độ vênh
Thực hiện theo hình A1 (phụ lục A)
Độ dài đoạn vênh
Không lớn hơn 3mm
ISO6443
3
Độ uốn cong
Thực hiện theo hình A2 (phụ lục A)
Tổng chiều dài chuyển vị tại các điểm đo 1, 2 điểm đo 3, 4
Không lớn hơn 3mm đối với chiều cao cửa nhỏ hơn 2,1 m và không lớn hơn 4mm đối với chiều cao cửa từ 2,1 m đến 2,4 m không lớn hơn 2mm đối với chiều rộng cánh cửa tới 1,2m
ISO6443
6. Yêu cầu kĩ thuật
6.1 Độ bền của cửa
Độ bền của cửa gồm độ bền cơ học, độ bền chịu áp lực gió, độ bền chịu thấm nước, độ lọt không khí. Trí số cho phép và phương pháp thử nghiệm chất lượng độ bền của cửa cũng như các yêu cầu cách âm và cách nhiệt, tuỳ thoả thuân giữa người sản xuất và người đặt hàng, có thể sử dụng các hướng dẫn trong bảng 3 và các phụ lục C, 1, G, H.
6.2 Độ bền lâu
Ngoài những quy định trên, cần kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo quản chống côn trùng, nấm mốc, đặc biệt đối với cửa ngoài hoặc cửa đặt ở nơi ẩm ướt thường xuyên, theo các tiêu chuẩn hiện hành.
Đối với cửa ngoài, cần kiểm tra thiết kế cấu tạo ngăn nước mưa lọt vào phía dưới thanh cái ngang đáy và kiểm tra ngăn gió lùa qua khe cánh cửa với khuôn cửa, hoặc giữa hai cánh cửa.
6.3 Vật liệu gỗ
6.3.1 Yêu cầu vê chất lượng gỗ: theo quy định tại bảng 1 của TCVN 5773 – 1991 “Tiêu chuẩn chất lượng đồ gỗ”. Độ ẩm của gỗ gia công của từ 13% đến 17%.
6.3.2 Đối với cửa trong, hoặc cửa ngoài, đặt ở nơi ẩm ướt thường xuyên hoặc tạm thời, khi lựa chọn nhóm gỗ, có thể tham khảo phụ lục B “Tiêu chuẩn phân loại gỗ làm cửa” của tiêu chuẩn này.
6.3.3 Các sản phẩm gỗ: như gỗ dán, gỗ ép có thể được sử dụng làm cánh cửa, nhưng phải đảm bảo yêu cầu sử dụng và chất lượng theo các quy định của tiêu chuẩn này.
6.4 Chất kết dính
6.4.1 Yêu cầu chất kết dính bảo đảm gắn chặt các mối liên kết của khung cánh, bền chống ẩm, thoả mãn các yêu cầu thử nghiệm cửa.
6.4.2 Chỉ sử dụng các loại chất kết dính khi gia công các chi tiết gỗ có độ ẩm nhỏ hơn 15%.
6.5 Cấu tạo – Gia công – Liên kết - Lắp đặt.
6.5.1 Kết cấu cửa được gia công theo đúng thiết kế đặt hàng hoặc thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, nhất là về kiểu dáng, kích thước, mặt cắt và phụ tùng cửa.
6.5.2 Đầu mộng và lỗ mộng phải khít chặt, khe hở không lớn hơn 0,5mm. Mặt mộng được xoa ráp hết vệt cưa, lắp ráp ngang bằng. Độ ngậm sâu của đầu mộng không nhỏ hơn ắ chiều rộng thanh cái cửa.
6.5.3 Liên kết các thanh của khung cánh, khuôn cửa, bằng mộng, chốt và chất kết dính và phải tạo thành một khung cứng; hạn chế dùng vít, ke. Liên kết khuông cửa với tường bằng các đầu mút đố chính đỉnh, bật sắt hoặc tắc kê.
16.5.4 Nẹp che giữa hai cánh cửa, giữa khuôn cửa và khối xây; nẹp ô kính (thay mát tít bằng gỗ cứng thích hợp, có độ dày không đổi suốt dọc thanh, màu sắc hoà hợp với kết cấu cửa; liên kết nẹp với cửa bằng đinh vít.
6.5.5 Ngưỡng cửa sổ phải đảm bảo thoát nước. Lỗ thoát nước không nhỏ hơn 5mm2 (tốt nhất là 10mm2). Cần có chi tiết gạt nước mưa ở dưới thành khung cánh cửa sổ.
6.5.6 Song cửa sổ hoặc song cánh cửa đi bảo đảm không bị bẻ phá; khoảng cách giữa các thanh lấy theo yêu cầu sử dụng.
6.5.7 Thanh trên khuôn cửa, nếu thay thế chức năng của lanh tô, yêu cầu phải tính toán bảo đảm độ bền, biến dạng.
6.5.8 Các thanh của khuôn cửa, khung cánh, có thể nối ghép, nhưng phải bảo đảm độ bền.
Rãnh xoi đặt ván bưng, có chiều sâu không nhỏ hơn 8mm. Rãnh xoi đặt kính, có chiều sâu không nhỏ hơn 12mm
Chiều sâu hèm khuôn cửa đi bằng tổng chiều dày khung cánh và 3mm, và không nhỏ hơn 13mm.
Nếu có lỗ đặt đường dây trong các thanh của khuôn cửa, thì khoảng cách giữa đáy lỗ và đáy hèm (mặt lỗ) không nhỏ hơn 35mm.
6.5.9 Nan chớp được lắp ráp trực tiếp hoặc gián tiếp bằng khung nan chớp. Liên kết khung chớp với khung cánh cửa bằng đinh vít. Liên kết nan chớp với khung cánh cửa bằng rãnh xoi hoặc mộng ngậm. Độ nghiên đặt nan chớp thích hợp nhất bằng 60o.
6.6 Phụ tùng cửa
6.6.1 Loại và cấp chất lượng của phụ tùng cửa tuỳ theo quy định trong hợp đồng đặt hàng. Số lượng, kích thước và phương pháp cố định từng loại phụ tùng cửa phải đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm hoặc thiết kế.
6.6.2 Lớp mặt phụ tùng cửa và các phụ tùng kim khí khác, nếu không phải là vật liệu không rỉ, phải được chống ôxy hoá bằng lớp mạ kẽm, niken, crôm Không được mạ bằng minium sắt.
6.6.3 Bản lền (cối) đặt trên cùng một trục. Chiều sâu đặt bản lề không vượt quá chiều dày bản lề, độ lệch lớn nhất là 1mm. Cửa có chiều cao lớn hơn 1500mm có số lượng bản lền không nhỏ hơn hai.
6.7 Kính và lắp kính.
Kính sử dụng trong hộp cửa bảo đảm các yêu cầu của TCVN 5776_1993 “Kính xây dựng – Yêu cầu kĩ thuật”
Việc lắp kính vào các ô cánh cửa cần theo đúng thiết kế và các yêu cầu của quy trình hiện hành.
Chú ý kiểm tra chất lượng các ô kính, kích thước hèm đặt kính, việc cắt kính, lắp đặt, tấm kê cố định và chọn loại matít.
Có thể sử dụng matít đẻ bảo đảm kín nước giữ kính vào khung cánh, nhưng không dùng loại matít dầu lanh. Chỉ dùng matít lắp kính trong môi trường nhiệt độ lớn hơn 12oC
6.8 Bề mặt kết cấu cửa
Yêu cầu sử dụng cùng loại sơn hoặc vécni đối với hai cánh hoặc hai mặt cánh cửa. Lớp sơn lót và lớp sơn hoàn thiện phải cùng loại. Phải sơn những chỗ khó sơn trước khi lắp ráp.
Thời gian tối đa bảo đảm chất lượng của lớp sơn vécni của các bộ cửa đặt nơi ẩm ướt, có thể lấy như sau:
a) 3 tháng đối với lớp lót vécni;
6 tháng đối với lớp sơn lót;
b) 6 tháng đối với 2 lớp lót véc ni;
12 đối với 2 lớp sơn lót;
6.9 Lắp đặt cửa
Yêu cầu khối xây đúc đạt chất lượng thi công. Ô cửa phải đặt đúng độ cao và kích thước thiết kế; thẳng đứng vuông góc, không cong vênh.
Lắp đặt khuôn cửa cùng với thi công khối tường và nẹp chống. Bản lề goong , bật sắt liên kết với khối xây theo yêu cầu được bọc kín bằng vữa xi măng cát vàng.
Lắp đặt cánh cửa bản lề goong (cửa không khuôn) sau khi ô cửa đạt cường độ chịu lực. Bộ cửa được cố định dạng tạm cho tới khi lớp vữa gắn kết với khối tường (hoặc bả lề goong) đạt cường độ chịu lực.
7. Phương pháp thử
Thử nghiệm độ bền của cửa, tiến hành theo bảng 3 sau đây.
Bảng 3 - Thử nghiệm độ bền của cửa
Số TT
Các chỉ tiêu
Phương pháp thử
Mức độ cho phép
Ghi chú
1
2
3
4
5
1
Độ bền chịu va đập
Thử nghiệm với trọng lượng mẫu trụ thử nghiệm kim loại là 3kg 60,5kg
Chiều sâu vết lõm không lớn hơn 2mm
Xem phụ lục C (phụ lục C của AS 2684-1984)
2
Khả năng vận hành của cửa sổ
Thử nghiệm sự vận hành dễ dạng của cửa sổ, với lực khởi động mở và duy trì cánh cửa chuyển động không vượt quá từ 65N đến 120N
Không gây hạn chế sự vận hành dễ dàng của cửa sổ
Xem phụ lục D (tham khảo BS 6375.P2.1989)
3
Độ bền chịu áp lực gió
Thử nghiệm độ bền tương ứng với áp lực gió thiết kế So sánh kết quả
- Duy trì các đặc trưng sử dụng của cửa
-Biến dạng chấp nhận được phải nhỏ hơn 1/2000 chiều rộng cửa với áp lực thử nghiệm 500Pa
Xem phụ lục E (ISO 6612-1980) áp lực gió thiết kế tại phân vùng xây dựng ngôi nhà, xem TCVN 2737-1995
4
Độ bền chịu thấm nước
Thử nghiệm độ thấm nước dưới áp lực tính từ 0 đến 500 Pa (theo BS 5368: 1980)
Không xuất hiện vệt thấm nước trên mặt trong của cửa với áp lực thử nghiệm 150 Pa và không lớn hơn
Xem phụ lục G (BS 5368: 1980) Đối với nhà cao dưới 10m, chọn áp lực thử nghiệm 150 Pa
5
Độ lọt khí
Thử nghiệm độ lọt khí của mẫu đặt vào buồng thử nghiệm khí với áp lực dương hoặc âm, từ 0 đến 600 Pa hoặc lớn hơn
Lưu lượng không khí lọt qua cửa nhỏ hơn 16,6l/s- cm2 tương ứng với áp lực thử nghiệm từ 100 đến 150Pa
Xem phụ lục II (ISO 6613: 1980) áp dụng đối với nhà có lắp máy điều hoà
Chú thích: 1 Pa = 1 N/m2 (ISO 31 – 3: 1992)
8. Ghi nhãn – Bảo quản – Vận chuyển.
8.1 Phải có nhãn hiệu đã đăng kí của cơ sở sản xuất, ở mặt phía trong thanh cái ngang (trên hoặc dưới). Chiều cao chữ không nhỏ hơn 20mm.
Ngoài ra, trên nhãn hiệu có thể quy định thêm về:
+ áp lực gió thiết kế đối với cửa sổ;
+ Cấp chất lượng đã được công nhận theo quy định hiện hành.
8.2 Trong khi chưa lắp đặt, cần bảo quản cửa ở nơi khô ráo, không bị va đập và biến dạng và tránh những tác động trực tiếp của môi trường.
8.3 Khi vận chuyển, cần chú ý xếp đặt có kê đệm, giằng néo và che chắn.
Phụ lục A
Phương pháp xác định độ cong, vênh cửa đi
A.1 Phạm vi áp dụng
Xác định độ cong vênh của cửa đi
Chú thích:
1) Phương pháp này theo ISO 6642
2) Tránh nhầm lẫn với độ cứng khuôn cánh cửa đi
A.2 Thuật ngữ
Độ phẳng: sự trùng khít với mặt phẳng chuẩn của các cạnh của một cánh cửa đi.
A.3 Nguyên tắc
Đại lượng vênh và cong dọc, cong ngang của một cánh cửa đi ở trạng thái tự nhiên được tính từ mặt phẳng chuẩn.
A.4 Mẫu đo
Mẫu đo là cửa đi đã hoàn chỉnh; nếu có ô kính, có thể đã lắp kính hoặc không.
A.5 Dụng cụ
1) Thước thẳng hoặc dây dọi, có chiều dài ít nhất bằng chiều cao cửa thử nghiệm;
2) Thước đo có chiều dài thích hợp, có thể đọc được tới 0,5mm.
A.6 Trình tự tiến hành
A.6.1 Xác định độ vênh:
a) Giữ cửa thẳng đứng , không có chèn, kẹp;
b) Chọn ba góc bất kì của một mặt làm mặt phẳng chuẩn. Các điểm đo cách cạnh liền kề 20 mm (hình A1);
c) Đo độ chênh lệch của góc thứ tư với mặt phẳng chuẩn (đọc dến 0,5mm). Kích thước s của hình A.1
A.6.2 Xác định độ cong
a) Giữa cửa đứng thẳng, không có chèn , kẹp;
b) Đặt thước song song với cạnh và cách cạnh 20mm (hình A.2);
c) Đo khoảng cách lớn nhất tại các điểm đo, thẳng góc với mặt cửa và thước đo, đọc đến 0,5 mm (hình A.2).
A.7 Báo cáo kết quả đo
a) Mô tả mẫu đo;
b) Kích thước độ cong, độ vênh, bằng mm;
c) Ghi số liệu tiêu chuẩn này.
Phụ lục B (tham khảo)
Tiêu chuẩn phân loại gỗ làm cửa
1. Gỗ làm cửa , đặc biệt là cửa sổ , nơi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với những thay đổi thất thường của thời tiết như: mưa, nắng, nóng, lạnh; vì vậy cần có những yêu cầu nghiêm khắc về các tính chất co rút, dãn nở của gỗ, đặc biết là các hệ số co rút thể tích của gỗ phải từ nhỏ đến trung bình và là những loại gỗ không xoắn thớ . Các tính chất khác như: khối lượng thể tích cần phải quan tâm lựa chọn.
2. Phân loại đặc tính sử dụng gỗ làm cửa thành 3 loại chất lượng A, B, C như sau
2.1 Hệ số co rút thể tích: 
A dưới 0,5
B 0,5 đến 0,65
C trên 0,65
2.2 Khối lượng thể tích (g/m3 tính độ ẩm 12%) 
A trên 0,6
B 0,45 đến 0,6
C dưới 0,45
2.3 Độ bền uốn tĩnh (kg/cm2)
A trên 800
B 600 đến 800
C dưới 600
2.4 Độ bền tự nhiên (năm) A trên 7
B 4 đến 7
C dưới 4
2.5 Khả năng xử lí, tẩm gỗ
A Dễ
B Khó vừa phải
C Rất khó
2.6 Khả năng gia công chế biến
A Dễ
B Khó vừa phải
C Rất khó
3. Quy tắc phân hạng căn cứ vào chất lượng A.B.C của các đặc tính gỗ để phân thành 3 hạng như sau:
Hạng I. Hầu hết các loại gỗ có chất lượng thuộc loại A, trừ đặc tính xử lí tẩm có thể châm trước nếu độ bền tự nhiên là A.
Hạng II. Hầu hết các loại gỗ có chất lượng thuộc loại B trở lên, cho phép có một đặc tính thuộc loại C.
Hạng III. Các đặc tính gỗ chủ yếu thuộc loại B và C.
4. Tên gỗ và phân hạng gỗ làm cửa
Hạng
Tên gỗ
Những đặc tính cần thiết
Tên Việt Nam
Tên khoa học
V
D
UT
BTN
XT
CB
I
II
III
Chò chỉ 
Gội 
Giổi
Cà ổi 
Hoàng linh 
Mít mài
Kơ - nia
Ngát
Vối thuốc
Parashorea stellata 
Aglaia gigantea 
Michelia hypolampra 
Castanopsis indica 
Peltophorum dasyrhachis
Artocarpus asperula
Irvingia Oliveri
Gironniera subaequalis
Schima wallichii
A
A 
A 
B 
A 
A 
B 
A 
B
A 
A 
A 
A 
B 
A 
A 
B 
B
A 
A 
A 
A 
B 
A 
A 
A 
A
A 
A 
A 
B 
B
B
C 
C 
C
B 
B 
A 
B 
B 
C 
C 
C 
C
A 
A 
A 
B 
B
B
C 
C 
C
Trong sử dụng thực tế, những loại cây gỗ nào có đặc tính nằm trong tiêu chuẩn phân loại giông như các loại trong tiêu chuẩn phân hạng trên thì được xếp hạng tương tự.
* Ghi chú: Vẽ kí hiệu dùng trong bảng phân hạng: 
V – Hệ số co rút thể tích
D – Khối lượng thể tích 
UT - Độ bền uốn tĩnh 
BTN - Độ bền tự nhiên
XT – Khả năng xử lí, tẩm gỗ
CB – Khả năng gia công chế biến
Phụ lục C
Phương pháp xác định độ bền chịu va đập của cửa đi (AS 2684 - 1984)
C.1 Phạm vi áp dụng
Thử nghiệm độ bền chịu va đập của cửa đi
C.2 Nguyên tắc
Một trụ kim loại, đầu có dạng bán cầu, được thả rơi tự do xuống tại một điểm cho trước của cửa đi, từ một độ cao quy định trước. Sau đó, điểm va chạm được xem xét về độ sâu vết lõm và các hư hỏng khác.
C.3 Mẫu thử
Cửa đi đã hoàn thiện, các chất keo dán của cửa đã được bảo dưỡng đầy đủ. Nế có ô kính thì không được lắp kính.
C.4 Dụng cụ thử nghiệm
4.1 Trụ thép có đường kính Ф40mm, một đầu tiện tròn có bán kính 20mm, cách đầu đã tiện một đoạn 240 ± 0,5 mm, khắc vạch đánh dấu. Khối lượng trụ thép 3 ± 0,5 kg.
4.2 ống dẫn hướng dài 360mm, có bản đế gờ. Trụ thép lắp lồng trong ống này
 ... rí đóng.
Nếu muốn khảo sát độ bền cửa sổ dưới áp lực âm dương và áp lực âm, sẽ thực hiện một trong ba thử nghiệm (xem điểm D.8), trước hết là áp lực dương rồi đến áp lực âm. Một sự chuẩn bị như đã mô tả trong đoạn hai của điều này trước khi đo biến dạng dưới áp lực âm.
E.8 Thử nghiệm
Cửa sổ sẽ tiến hành các thử nghiệm theo trình tự như đã trình bày trong hình 1 và hình 2.
8.1 Thử nghiệm biến dạng.
Đặt dụng cụ vào vị trí để đo những thay đổi tại vị trí so với mặt phẳng của cửa sổ. Đặt cửa sổ chịu một áp lực, rồi tăng lên cho mỗi giai đoạn mà trong một giai đoạn này, giữ tối thiểu là 10 giây, tới áp lực tối đa yêu cầu (P1) cho thử nghiệm này.
áp lực tại các giai đoạn này là 100, 200, 300, 400, 500 Pa rồi có thể tăng tối đa là 250 Pa trong mỗi giai đoạn, đặc biệt, nếu áp lực thử nghiệm yêu cầu cao hơn 500 Pa.
Tại mỗi áp lực chênh, đo độ lệch chính diện tại các điểm đặc trưng cho loại mẫu thử nghiệm. Nếu những điểm này định vị trên khuôn cánh hoặc ván bưng, sẽ đo theo trục dọc của cấu kiện khuôn cửa. Mặt chuẩn đo là một mặt phẳng cố định, có thể là của khuôn cửa.
Với áp lực giảm tới 0, ghi chép chuyển vị dư chính diện thường xuyên tại các điểm đặc trưng sau khi ổn định số đọc.
8.2 Thử nghiệm áp lực lặp
Cửa sổ sẽ phải chịu n xung lực giữa 0 và P2. Thời gian chuyển từ một trị số áp lực này tới một áp lực khác sẽ không dưới 1 giây. Tại mỗi xung động, áp lực tác động tại các trị số tối thiểu hoặc tối đa, ít nhất trong ba giây. Sau khi hoàn thành thử nghiệm, mở hay đóng bộ phận động của cửa năm lần.
Ghi chép tất cả các hư hại của cửa hoặc các sai sót về chức năng của cửa sau thử nghiệm này.
8.3 Thử nghiệm độ an toàn
áp lực yêu cầu tối đa P3 sẽ được thực hiện nhanh nhất có thể được, nhưng không dưới 1 giây, và giữ tới 3 giây.
Ghi chép những biến dạng dư thường xuyên bất kì, các hư hỏng và sai sót về chức năng của cửa sau thử nghiệm này.
8.4 Đồ thị
Hai hình vẽ dưới đây trình bày trình tự thao tác như trong các ví dụ:
- Chỉ áp lực thử nghiệm với một áp lực dương hoặc áp lực âm (hình 1);
- Thử nghiệm cả với áp lực dương và áp lực âm (hình 2)
Các đồ thị chỉ trình tự thao tác cũng được nêu trong báo cáo.
E.9 Ghi chép kết quả
Phác hoạ cửa sổ có chỉ dẫn những điểm đó.
Kết quả thử nghiệm biến dạng (xem D.8.1) sẽ biểu thị bằng mm và áp lực biểu thị bằng Pa.
Biến dạng dư thường xuyên sẽ được nêu rõ.
Ghi chép những hư hỏng và sai sót về chức năng của từng kết quả thử nghiệm và chỉ rõ những điều đó trên phác hoạ cửa sổ.
Thể hiện đóng và mở
Ghi chú: Thời gian chỉ ở đây là thời gian tối thiểu bắt buộc ngoại trừ thử nghiệm an toàn (P3) cho thời hạn là 3 giây.
Phụ lục G
Phương pháp thử nghiệm cửa sổ Thử độ không thấm nước dưới áp lực tĩnh
(BS 5368: Part 2: 1980 EN 86)
G.1 Phạm vi
Tiêu chuẩn này được dùng để thử độ không thấm nước dưới áp lực tĩnh của cửa sổ lắp đặt ở tường ngoài, và cửa được cung cấp dưới dạng một đơn vị sản phẩm cửa hoàn chỉnh trong các điều kiện vận hành hiện nay.
G.2 Lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các cửa sổ, kể cả cửa sổ kiêm cửa đi, chế tạo bằng vật liệu bất kì thường dùng trong điều kiện vận hành hiện nay và cố định theo các khuyến nghị của người sản xuất để đặt trong ngôi nhà đã hoàn thành để chịu các điều kiện thử nghiệm như dưới đây. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các liên kết giữa cửa sổ và vật liệu và thành phần khuôn bao.
G.3 Nguyên tắc thử nghiệm
Nguyên tắc thử nghiệm là sử dụng một lượng nước và một áp lực khí trong một điều kiện xác định ở mặt ngoài của cửa sổ và ghi chép độ dò rỉ mất nước.
G.4 Thuật ngữ
4.1 Độ không thấm nước: khả năng một cửa sổ đóng, bền chống sự mất nước. Điều này được quan sát trong những điều kiện quy ước của thử nghiệm đã xác định trong tiêu chuẩn.
4.2 Sự dò rỉ mất nước: sự thâm nhập của nước có thể làm ướt liên tục hoặc ẩm từng thời gian các bộ phận hoặc cấu kiện của ngôi nhà được thiết kế không được ẩm.
4.3 Giới hạn không thấm nước: áp lực cực đại được ghi chép trong khi thử nghiệm tại nơi mà yêu cầu không thấm nước.
G.5 Thiết bị
Thiết bị thử nghiệm chủ yếu bao gồm:
1. Một buồng có một ô cửa lắp đặt cửa sổ thử nghiệm;
2. Phương tiện cung cấp độ chênh áp lực không khí kiểm soát được qua cửa sổ;
3. Một dụng cụ thực hiện được những thay đổi nhanh kiểm soát được của độ chênh áp lực không khí được thao tác trong những giới hạn xác định;
4. Một dụng cụ phun nước thành lớp mỏng đều trên toàn bộ diện tích thử nghiệm;
Ghi chú: dụng cụ và phương pháp phun tuân theo yêu cầu này được chỉ dẫn ở phụ lục. Phương pháp bơm phun số 2 là phương pháp được ưu dùng hơn; *
5. Một phương tiện đo tổng lượng nước phun;
6. Một phương tiện đo chênh lệch áp lực giữa hai mặt cửa sổ.
G.6 Chuẩn bị cửa sổ thử nghiệm
Chuẩn bị một khuôn bao cho mẫu thử. Khuôn này đủ cứng để chịu được áp lực thử nghiệm mà không gây lệch tới chừng mực có thể làm hỏng những mối liên kết hoặc gây ứng suất uốn trên mẫu thử. Khi các điều kiện vận hành hiện nay đã biết, việc cố định các mẫu thử sẽ giống như những điều kiện này (thí dụ như một cửa sổ của tường ngăn kiểu rèm).
Cửa sổ được cố định chính xác, vuông vức, và không bị vênh hoặc uốn.
Cửa sổ sẽ được lau rất sạch sẽ và khô.
Chiều dày, loại kính và phương pháp lắp kính sẽ tuân theo các yêu cầu của người sản xuất. Trường hợp không có yêu cầu đặc trưng gì hoặc khi có khả năng cửa sổ sử dụng các loại kính khác nhau, thử nghiệm sẽ thực hiện với kính có chiều dày nhỏ nhất tuỳ theo diện tích bề mặt như đã nêu trong tiêu chuẩn quốc gia.
Phụ tùng cửa lắp vào cửa thử nghiệm sẽ được cung cấp hoặc do người sản xuất quy định.
G.7 Chuẩn bị thử nghiệm
Nhiệt độ không khí của phòng thử nghiệm và buồng thử được đo và ghi chép trong báo cáo. Sức căng bề mặt của nước sẽ không dưới 60.10-3N/m và được kiểm tra bằng thiết bị thích hợp. Tác động ba xung lực không khí, thời gian tác động lớn hơn một chu kì, không dưới một giây. Mỗi xung được duy trì ít ra là ba giây. Tuy vậy, các xung này có áp lực cao hơn Pmax yêu cầu cho thử nghiệm, cũng không nhỏ hơn 500 Pa (1)
Khi áp lực giảm tới 0, tất cả các bộ phận vận hành của cửa sổ sẽ được mở và đóng năm lần và cuối cùng vẫn bảo đảm ở vị trị đóng.
G.8 Thử nghiệm
Việc phun vào cửa sổ được thực hiện khi áp lực không khí trong buồng tăng dần tới áp lực yêu cầu Pmax theo bảng sau:
Chênh lệch áp lực giữa trong buồng và bên ngoài, tính bằng Pa
Thời gian tính bằng phút
0
50
100
150
200
300
400
500
Rồi đến các giai đoạn, tối đa là 250Pa
15
5
5
5
5
5
5
5
5 với mỗi giai đoạn
Một biểu đồ chỉ một chuỗi các thao tác cho một áp lực yêu cầu cho trong hình 1, thí dụ như 500 Pa.
G.9 Ghi chép kết quả
áp lực và lúc xuất hiện sự mất nước được chỉ rõ trong báo cáo. Điểm bị mất nước được đánh dấu trên mặt cửa sổ.
Báo cáo chỉ rõ giới hạn của độ không thấm nước, phải được trình bày phù hợp với EN 78 “Phương pháp thử nghiệm cửa sổ – Mẫu báo cáo thử nghiệm”.
Phụ chú
Phương pháp phun số 2
Nước dùng cho phương pháp này xuất phát từ một hệ thống lưới hình chữ nhật đầu phun, được chỉ trong hình vẽ. Mỗi vòi phun bảo đảm một ô vuông mẫu thử. Mỗi vòi phun được gắn vào một hệ thanh đỡ cứng bảo đảm cho vòi nằm ngang. Lưới (hoặc cửa sổ) đặt ở mức hàng ngang của vòi phun cùng mức với thanh ngang cao nhất của mẫu thử và phần còn lại của mẫu thử sẽ do các vòi khác phun ướt đẫm. Nếu có thanh gạt nước, thì các vòi phun sẽ đặt ở mức sao cho cửa sổ không bị phun ướt trực tiếp vào phần dưới thanh gạt nước này.
Phụ lục H
Cửa sổ và cửa sổ kiêm cửa đi – Thử nghiệm độ lọt khí
(ISO 6613: 1980 (E))
H.1 Phạm vi
Tiêu chuẩn quốc tế này xác định phương pháp dùng để thử độ lọt không khí của cửa sổ lắp ở tường ngoài, và cửa được cung cấp dưới dạng đơn vị sản phẩm hoàn chỉnh và đã lắp ráp xong.
H.2 Lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn quốc tế này áp dụng cho tất cả các cửa sổ, kể cả cửa sổ kiêm cửa đi, chế tạo bằng vật liệu bất kì trong điều kiện vận hành bình thường trong ngôi nhà hoàn thành, được thiết kế và lắp đặt phù hợp với các khuyến nghị của người sản xuất, chịu đựng các điều kiện thử nghiệm dưới đây. Tiêu chuẩn quốc tế này không áp dụng cho các liên kết giữa cửa sổ và vật liệu và thành phần khuôn bao.
H.3 Thuật ngữ
3.1 áp lực chênh: độ chênh giữa áp lực không khí tuyệt đối trên mặt ngoài của cửa sổ và áp lực không khí trên mặt trong của cùng một cửa sổ.
Độ chênh là dương khi áp lực bên ngoài cao hơn áp lực bên trong. Trường hợp ngược lại, là áp lực âm, áp lực biểu thị bằng Pa.
3.2. Tính lọt không khí: tính chất của một cửa sổ đóng để lọt không khí qua khi chu tác động của sự chênh áp lực.
Tính lọt không khí được đặc trưng bởi một luồng không khí trong điều kiện tiêu chuẩn, biểu thị bằng m3/h như là một chức năng của áp lực. Luồng khí này có thể liên quan tới diện tích mặt mở của cửa sổ (dòng khí cho mỗi đơn vị diện tích bề mặt, tính bằng m3 trong một giờ trên 1m2), hoặc với chiều dài các liên kết của ô cửa (dòng khí cho mỗi đơn vị diện tích bề mặt, tính bằng m2 trong một giờ trên 1m2)
3.3. Phần cửa sổ mở được: phần của cửa sổ có thể chuyển động được trong khung chính. Theo quy ước, diện tích bề mặt của cửa này bằng diện tích thoáng nhìn từ bên trong ra.
Diện tích cửa này được tính từ kích thước thường dùng để xác định chiều dài các liên kết.
3.4. Chiều dài các liên kết: tổng số tất cả các chu vi của tất cả cửa sổ nêu trong 3.3 có trong mẫu thử, căn cứ vào toàn bộ kích thước mặt thoáng của các bộ phận này nhìn từ bên trong ra.
Nơi hai cánh mở tiếp giáp nhau khép vào nhau chỉ tính như một lần chiều dài.
3.5. Diện tích mẫu thử: diện tích được tính phủ bì các kích thước của mẫu thử.
3.6. Điều kiện tiêu chuẩn: vì mục đích của tiêu chuẩn quốc tế này, các trị số sau đây được coi như những điều kiện tiêu chuẩn để xác định luồng khí: 
nhiệt độ: 20oC, 
áp lực: 101,3kPa;
mật độ không khí: 1,202 kg/m3
Một số vật liệu sẽ được yêu cầu thử nghiệm thêm cho cửa sổ. Thử nghiệm này thực hiện với các nhiệt độ bên ngoài và bên trong khác nhau.
H.4 Thiết bị
Thiết bị thử nghiệm chủ yếu gồm:
5.1.1. Buồng có lỗ cửa để đặt cửa sổ thử nghiệm đã được lắp khuôn bao;
6.1.1. Phương tiện cung cấp chênh lệch áp lực kiểm soát được thổi qua cửa sổ;
7.1.1. Thiết bị thực hiện những thay đổi nhanh của áp lực chênh lệch không khí giữa những giới hạn xác định;
8.1.1. Các phương tiện dòng khí vào trong hoặc ra khỏi buồng thử nghiệm;
9.1.1. Phương tiện đo chênh lệch áp lực giữa hai mặt của cửa sổ.
H.5 Chuẩn bị cửa sổ thử nghiệm
Chuẩn bị khuôn bao cho mẫu thử. Khuôn đủ cứng để chịu được áp lực thử nghiệm mà không gây lệch tới chừng mực có thể làm hỏng những mối liên kết hoặc gây ứng suất uốn trên mẫu thử. Khi điều kiện lắp đặt đã biết, như trong thực tế, mẫu thử được lắp đặt như dưới đây.
Cửa sổ được cố định thẳng đứng, vuông vức, và không bị xoắn hoặc uốn. Cửa sổ đãđược lau sạch và khô hoàn toàn (không còn có nước ở bề mặt).
Chiều dày, loại kính và phương pháp lắp kính tuân theo các yêu cầu của người sản xuất. Khi không có chỉ dẫn hoặc khi có khả năng cửa sổ sẽ sử dụng các loại kính khác nhau, các cuộc thử nghiệm sẽ thực hiện với kính mỏng nhất theo diện tích được lắp.
H.6 Chuẩn bị thử nghiệm
Nhiệt độ không khí của phòng thử nghiệm và buồng thử được đo và ghi chép trong báo cáo.
Cho tác động ba xung áp lực không khí, thời gian tác động lớn hơn một giây. Mỗi xung giữ ít nhất trong ba giây. Các xung này thử nghiệm ở áp lực 10% cao hơn Pmax yêu cầu cho thử nghiệm, nhưng không dưới 500 Pa.
Với áp lực giảm tới 0, tất cả các bộ phận vận hành của cửa sổ sẽ được mở và đóng năm lần và cuối cùng vẫn bảo đảm ở vị trí đóng.
Độ lọt không khí từ bên ngoài của thiết bị phải được tính toán trước để loại trừ. Độ lọt không khí từ bên ngoài của buồng thử được xác định với mẫu thử bịt kín, khi đo độ chênh lệch áp lực, được sử dụng trong thời gian thử nghiệm độ lọt không khí.
Thiết bị đo độ lọt không khí qua cửa sổ có thể dùng để đo độ lọt từ bên ngoài vào hoặc có thể là cần thiết để cung cấp thiết bị đo không khí bổ sung.
Phương pháp đã được chấp thuận đo độ lọt không khí qua mẫu thử và độ lọt bên ngoài vào được ghi trong báo cáo thử nghiệm.
H.7 Thử nghiệm
Cửa sổ được thử nghiệm tới áp lực dương được tăng lên qua các giai đoạn tới áp lực tối đa yêu cầu của thử nghiệm trong một chu kì tối thiểu là 10 giây tại mỗi giai đoạn. áp lực tại các giai đoạn này là 50, 100, 150, 200, 300, 400, 500, 600 Pa và rồi có thể tăng từng bước tối đa là 100 Pa, đặc biệt nếu áp lực yêu cầu cho thử nghiệm cao hơn 600 Pa.
Rồi, áp lực sẽ được tác động theo thứ tự ngược lại.
Ghi chú: Nếu yêu cầu thử nghiệm độ lọt không khí theo hướng ngược lại, nghĩa là, dưới áp lực âm, sẽ áp dụng phương pháp này.
H.8 Đồ thị
Đồ thị trong hình 1 và hình 2 chỉ rõ một chuỗi các thao tác để đo:
- Một áp lực yêu cầu Pmax nhỏ hơn 600 Pa, thí dụ như 300 Pa (xem hình 1)
- Một áp lực yêu cầu Pmax cao hơn 600 Pa, thí dụ như 700 Pa (xem hình 2)
H.9 Biểu thức của các kết quả
Số đọc dòng khí tại mỗi áp lực được ghi lại. Trị số cao hơn của hai lần đọc, tại mỗi áp lực, tăng cũng như giảm, được ghi chép trong báo cáo thử nghiệm.
Với mỗi cửa sổ thử nghiệm, khối lượng dòng khí qua mẫu thử ghi được sẽ được điều chỉnh theo dòng khí trong điều kiện tiêu chuẩn nhờ dùng công thức.
Trong đó:
p là áp lực không khí đo ở áp kế, tính bằng kPa
V là khối lượng dòng không khí đo được, tính bằng m3/h
T là nhiệt độ đo ở dòng không khí, tính bằng kelvin
Độ lọt không khí biểu thị bằng m3/h:
- Cho m2 của toàn bộ diện tích cửa sổ
- Cho m của liên kết ô cửa
Một hoặc nhiều đồ thị phác hoạ được thể hiện tất cả các dữ liệu liên quan và có trong báo cáo thử nghiệm.
Thể hiện mở và đóng
Phụ lục I
(Quy định về thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này)
1. Ô cửa, lỗ cửa (A.opening): Khoảng trống của tường ngăn, sàn, mái, hoặc các kết cấu khác, để đặt cửa hoặc hộp cửa (bộ cửa)
2. Hộp cửa, bộ cửa (A.door-set, window frame): gồm cánh cửa và khuôn cửa
3. Khuôn cửa (A.door frame, window frame): kết cấu liên kết các thanh, đặt cố định theo chu vi ô cửa, để treo cánh cửa.
4. Cánh cửa (A.leaf): phần di động của bộ cửa, gồm khung cánh và các ô cánh đã ghép ván, kính hoặc song kim loại (nếu có)
5. Khung cánh (A.sash): kết cấu khung để liên kết các thành phần của cánh cửa, như các tấm ván bưng hoặc tấm kính, hoặc nan chớp hoặc song kim loại. Liên kết thường bằng các rãnh xoi (hèm), mộng hoặc đinh chốt. Khuôn cánh cửa gồm nhiều ô cánh cửa.
Có đố đứng và đố ngang, đố chính và đố phụ
6. Đố cửa (A.muntin, glazing bar, intermediate rail): thành phần ngang hoặc đứng của các ô cánh cửa. Có đố đứng và đố ngang, đố chính và đố phụ.
7. Cánh non (A.opening light leaf): một cánh nhỏ gắn với cánh cửa để lấy ánh sáng, thông thoáng.
8. Cửa đi (A.door): kết cấu được mở ở tường ngăn hoặc vách, có thể qua lại.
9. Cửa sổ (A.window): kết cấu che chắn ô cửa, có thể đóng mở để điều tiết ánh sáng, gió, mưa hắt, thông thoáng.
10. Cửa hãm (A.overhead door, fanlight window): phần cửa phía trên không mở thường xuyên, có thể đóng mở để lấy ánh sáng, thông hơi.
11. Phụ tùng cửa (A.fitting): các thiết bị đồ kim khí gắn với bộ cửa để vận hành và bảo đảm an toàn sử dụng; gồm kê môn, bản lề, ke khoá, chốt và hãm chốt, móc gió
12. Cửa ngoài (A.external door, window): cửa có ít nhất một mặt ở mặt ngoài ngôi nhà, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các tác nhân thời tiết.
13. Cửa trong (A.inside door, window): cửa có cả hai mặt ở phía trong ngôi nhà.
14. Cửa kiểu khung (framing door, window; joinery door): cửa có kết cấu khung cánh.

File đính kèm:

  • doctieu_chuan_xay_dung_cua_go_cua_di_cua_so_yeu_cau_ki_thuat.doc