Tiêu chuẩn xây dựng Công trình bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốp pha trượt tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

1. Quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thi công và nghiệm thu các si lô, ống khói, lồng cầu thang, bể, thùng chứa, đài nước, tháp truyền hình, vách, tấm tường bê tông cốt thép toàn khối có chiều dày thành không thay đổi hoặc thay đổi theo hình côn, được thi công bằng cốp pha trượt theo chiều thẳng đứng.

1.2. Thiết kế công trình áp dụng phương pháp thi công bằng cốp pha trượt cần phù hợp với những đặc điểm của thi công bằng cốp pha trượt, có thể tham khảo phụ lục A và D.

1.3. Thi công bằng cốp pha trượt không nên thực hiện trong khi có bão, lốc, mưa lớn. Trường hợp bắt buộc phải thi công trong khi có bão, lốc, mưa lớn thì phải có biện pháp đặc biệt riêng đảm bảo thi công đạt chất lượng và an toàn.

1.4. Khi áp dụng tiêu chuẩn này cần đồng thời tuân thủ những quy định trong các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành khác có liên quan.

 

doc 18 trang kimcuc 8040
Bạn đang xem tài liệu "Tiêu chuẩn xây dựng Công trình bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốp pha trượt tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiêu chuẩn xây dựng Công trình bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốp pha trượt tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Tiêu chuẩn xây dựng Công trình bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốp pha trượt tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG
TCXD 254: 2001
CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI XÂY DỰNG BẰNG CỐP PHA TRƯỢT TIÊU CHUẨN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Monolithic reinforced concrete structures constructed by slipform - Standard for construction and acceptance
LỜI GIỚI THIỆU
Ngày 30 tháng 8 năm 2001 Bộ Xây dựng đã ban hành Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 254 : 2001 "Công trình bê tông cốt thép toàn khối bằng cốp pha trượt - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu".
Tiêu chuẩn TCXD 254 : 2001 do Viện Khoa học Công nghệ xây dựng biên soạn, áp dụng để thi công và nghiệm thu các silô, ống khói, lồng cầu thang, bể, thùng chứa, đài nước, tháp truyền hình, vách, tấm tường bê tông cốt thép toàn khối có chiều dày thành không thay đổi hoặc thay đổi theo hình côn, được thi công bằng cốp pha trượt theo chiều thẳng đứng.
Nhằm phục vụ kịp thời tài liệu khoa học kỹ thuật cho các cơ quan, đơn vị và bạn đọc trong cả nước, Nhà xuất bản Xây dựng xin trân trọng giới thiệu Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 254 : 2001. Hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của các cơ quan, đơn vị và bạn đọc trong lĩnh vực này. Quá trình xuất bản có thể còn những mặt thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau được tốt hơn.
TCXD 254: 2001
CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG CỐT THÉP TOÀN KHỐI XÂY DỰNG BẰNG CỐP PHA TRƯỢT TIÊU CHUẨN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Monolithic reinforced concrete structures constructed by slipform - Standard for construction and acceptance
1. Quy định chung
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thi công và nghiệm thu các si lô, ống khói, lồng cầu thang, bể, thùng chứa, đài nước, tháp truyền hình, vách, tấm tường bê tông cốt thép toàn khối có chiều dày thành không thay đổi hoặc thay đổi theo hình côn, được thi công bằng cốp pha trượt theo chiều thẳng đứng.
1.2. Thiết kế công trình áp dụng phương pháp thi công bằng cốp pha trượt cần phù hợp với những đặc điểm của thi công bằng cốp pha trượt, có thể tham khảo phụ lục A và D.
1.3. Thi công bằng cốp pha trượt không nên thực hiện trong khi có bão, lốc, mưa lớn. Trường hợp bắt buộc phải thi công trong khi có bão, lốc, mưa lớn thì phải có biện pháp đặc biệt riêng đảm bảo thi công đạt chất lượng và an toàn.
1.4. Khi áp dụng tiêu chuẩn này cần đồng thời tuân thủ những quy định trong các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành khác có liên quan.
2. Thuật ngữ và khái niệm
2.1. Thi công bằng cốp pha trượt: Là dùng các kích chuyên dụng đẩy cốp pha trượt lên theo mặt bê tông cùng đồng thời với các công việc lắp đặt cốt thép, đổ bê tông vào cốp pha để tạo hình kết cấu bê tông cốt thép cần thi công.
2.2. Hệ thống thiết bị cốp pha trượt: là 1 hệ thống thiết bị đồng bộ cung cấp tất cả những gì cần thiết để thực hiện dây chuyền công nghệ thi công công trình bê tông cốt thép toàn khối bằng cốp pha trượt.
2.3. Giá nâng: Là kết cấu chịu lực chính của hệ thống thiết bị cốp pha trượt, dùng để cố định kích, vành gông, để đỡ sàn công tác và duy trì hình dạng hình học của cốp pha.
2.4. Vành gông: Là kết cấu để cố định các tấm cốp pha theo đúng vị trí như đã ghi trong thiết kế, để gông giữ không cho cốp pha bị mất ổn định và bị biến dạng trong quá trình thi công trượt. Vành gông được liên kết chặt với giá nâng để cùng giá nâng kéo cốp pha lên theo.
2.5. Cốp pha: Được tạo nên từ nhiều tấm cốp pha chế tạo sẵn bằng thép ghép lại để tạo hình kết cấu trong khi thi công trượt. Cốp pha được cố định vào vành gông để chuyển động cùng vành gông. Trong khi thi công mặt cốp pha trực tiếp tiếp xúc và trượt trên bề mặt bê tông mới đổ của kết cấu.
2.6. Ti kích: Là chỗ dựa và đường dẫn để cho kích bám vào và leo lên trong khi thi công trượt. Loại ti kích sau khi thi công xong công trình thì rút ra để sử dụng lại cho thi công công trình khác gọi là "ti kích chuyên dùng". Loại ti kích sau khi thi công xong không rút ra mà để nằm lại trong bê tông công trình gọi là "ti kích không chuyên dùng", có thể sử dụng loại ti kích này kiêm luôn làm cốt thép chịu lực.
2.7. Sàn công tác: Là nơi thực hiện các thao tác chính trong khi thi công bằng cốp pha trượt như đổ bê tông, lắp đặt cốt thép, tập kết vật liệu, vận chuyển bê tông theo phương ngang. Sàn công tác được nâng dần lên trong quá trình trượt và được cấu tạo phù hợp với kết cấu, công trình cần thi công. Sàn công tác ở mặt ngoài công trình gọi là sàn công tác ngoài. Sàn công tác ở mặt trong gọi là sàn công tác trong.
2.8. Giàn giáo treo: Là giàn giáo được treo ở phía dưới sàn công tác, là nơi để thực hiện các công việc hoàn thiện bề mặt bê tông, kiểm tra bê tông sau khi ra khuôn, bảo dưỡng bê tông, tháo dỡ khuôn lỗ chừa sẵn. Giàn giáo treo ở mặt ngoài công trình gọi là giáo treo ngoài. Giàn giáo treo ở mặt trong công trình gọi là giáo treo trong.
2.9. Cường độ ra khuôn của bê tông: Là cường độ bê tông của công trình ở tuổi vừa lộ ra khỏi cốp pha trượt.
2.10. Độ côn cốp pha: Chỉ mức độ nghiêng của cốp pha khi lắp, tính bằng tỉ số phần trăm của chiều cao cốp pha.
2.11. Công trình: Từ "công trình" dùng trong tiêu chuẩn này chỉ Silô, ống khói, lồng cầu thang, bể, thùng chứa, đài nước, tháp truyền hình, vách, tấm tường hoặc các công trình có dạng tương tự.
2.12. Trượt không: Là quá trình chỉ trượt nâng cốp pha lên mà không đổ bê tông vào khuôn cốp pha.
3. Tiêu chuẩn trích dẫn
3.1.
TCVN 5575 :
1991 Kết cấu thép - tiêu chuẩn thiết kế;
3.2.
TCVN 4091 :
1985 Nghiệm thu các công trình xây dựng;
3.3.
20TCN 170 :
1989 Kết cấu thép, gia công lắp ráp và nghiệm thu, yêu cầu kỹ thuật;
3.4.
TCVN 1651 :
1985 Thép cốt bê tông cán nóng;
3.5.
TCVN 4453 :
1995 Kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu;
3.6.
TCVN 3972 :
1985 Công tác trắc địa trong xây dựng;
3.7.
TCVN 3105 :
1993 Bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử;
3.8.
20TCN 166:
1988 Giàn giáo xây dựng;
3.9.
TCVN 5308 :
1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng;
3.10 
TCVN 4244 :
1986 Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng;
3.11.
TCVN 4036 :
1985 An toàn điện trong xây dựng;
3.12.
TCVN 5279 :
1990 An toàn cháy nổ - yêu cầu chung;
3.13.
TCVN 3255 :
1989 An toàn nổ điện - yêu cầu chung;
3.14.
TCVN 2737 :
1995 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.
4. Thiết bị cốp pha trượt
4.1. Cấu tạo hệ thống thiết bị cốp pha trượt
Hệ thống thiết bị cốp pha trượt bao gồm: Giá nâng, vành gông, cốp pha, sàn công tác, giàn giáo treo, hệ thống thiết bị nâng (kích thủy lực, ti kích, trạm bơm dầu), hệ thống vận chuyển vật liệu theo phương ngang và theo phương đứng, hệ thống điện thi công, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống thiết bị đo và quan trắc để khống chế đảm bảo độ chính xác và chất lượng thi công.
Sơ đồ hệ thống thiết bị cốp pha trượt thể hiện ở Hình 1.
Hình 1: Sơ đồ hệ thống thiết bị cốp pha trượt
4.2. Yêu cầu chung
4.2.1. Tải trọng để tính toán thiết kế các bộ phận của hệ thống thiết bị cốp pha trượt lấy theo phụ lục B
4.2.2. Các bộ phận giá nâng, vành gông, cốp pha, sàn công tác, giáo treo của hệ thống thiết bị cốp pha trượt cần được tính toán thiết kế đủ cứng, đủ khả năng chịu lực phù hợp với các quy định của TCVN 5575: 1991, TCVN 5308: 1991, có tính định hình cao, dễ tháo lắp và có cấu tạo phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác có liên quan.
4.2.3. Gia công chế tạo các bộ phận giá nâng, vành gông, cốp pha, sàn công tác, giáo treo của hệ thống thiết bị cốp pha trượt cần thỏa mãn các yêu cầu của thiết kế, của tiêu chuẩn này và của 20 TCN 170 : 1989. Mặt ngoài của kết cấu thép (trừ ti kích và mặt cốp pha có tiếp xúc với bê tông) cần được sơn chống gỉ.
4.2.4. Các bộ phận của hệ thống thiết bị cốp pha trượt cần có chứng chỉ xuất xưởng của nhà sản xuất. Các máy móc của hệ thống thiết bị nâng cần phải có kiểm định hợp chuẩn.
4.2.5. Sai lệch khi chế tạo các bộ phận của hệ thống thiết bị cốp pha trượt không vượt quá giá trị sai số cho phép ghi trong Bảng 1.
Bảng 1. Sai số cho phép khi chế tạo các bộ phận của hệ thống thiết bị cốp pha trượt
Đơn vị tính: milimét(mm)
Tên bộ phận
Thông số kỹ thuật
Giá trị sai số cho phép
Tấm cốp pha thép định hình
Độ phẳng bề mặt
±1
Chiều dài
±2
Chiều rộng
-2
Độ thẳng của cạnh
±2
Vị trí lỗ nối
±0,5
Vành gông
Chiều dài
Độ cong:
-5
+ Nếu chiều dài < 3 m
±2
+ Nếu chiều dài ≥ 3m
±4
Vị trí lỗ nối
±0,5
Giá nâng
Chiều cao
±3
Chiều rộng
±3
Vị trí đỡ vành gông
±2
Vị trí lỗ nối
±0,5
Ti kích
Độ cong
±L/500
(L chiều dài ti kích)
Đường kính
-0,5
Tâm đầu nối
0,25
4.3. Cốp pha
4.3.1. Tấm cốp pha phải có tính thông dụng, dễ tháo lắp, đủ độ cứng. Tấm cốp pha định hình dùng trong thi công bằng cốp pha trượt nên chế tạo bằng thép có chiều dày không nhỏ hơn 1,5mm và có cấu tạo sườn tăng cứng bằng thép góc có thiết diện không nên nhỏ hơn L30 x 30 x 4. Chiều cao của tấm cốp pha nên từ 1200 mm đến 1600 mm, chiều rộng của tấm cốp pha nên từ 150 mm đến 500 mm.
4.3.2. Các loại tấm cốp pha đặc biệt như: Tấm cốp pha góc, tấm cốp pha thu phân, tấm cốp pha cài rút... cần được thiết kế và chế tạo phù hợp với thực tế thi công của từng công trình cụ thể.
4.3.3. Tấm cốp pha sau khi chế tạo xong bốn góc phải vuông, các cạnh phải thẳng, mặt tấm phải phẳng và không thủng lỗ hoặc có gai xờm Sai số khi chế tạo tấm cốp pha không vượt quá giá trị cho phép ghi trong Bảng 1.
4.4. Vành gông
4.4.1. Vành gông nên chế tạo bằng thép hình ở dạng tháo lắp. Bản táp nối giữa 2 đoạn vành gông với nhau nên dùng bằng thép có cường độ tương ứng với thép vành gông. Mỗi đầu bản táp cần có ít nhất là 2 bulông liên kết. Sai số khi chế tạo vành gông không vượt quá giá trị cho phép ghi trong Bảng 1.
4.4.2. Vành gông trên và vành gông dưới nên đặt cách nhau từ 500 đến 700 mm. Khoảng cách từ mép trên của cốp pha đến vành gông trên không nên lớn hơn 250 mm.
4.4.3. Nếu khoảng cách giữa các giá nâng lớn hơn 2,5m hoặc khung chịu tải của sàn công tác trực tiếp chống lên vành gông, thì nén liên kết vành gông trên và vành gông dưới thành 1 khối để tạo thành vành gông ở dạng kết cấu dàn, nhằm tăng thêm độ cứng và tính ổn định không gian của vành gông. Ở các vị trí đổi hướng của vành gông nên cấu tạo liên kết cứng.
4.4.4. Vành gông dùng để thi công công trình có chiều dày thành thay đổi liên tục theo chiều thẳng đứng nên chọn kiểu co dãn phân đoạn.
4.5. Giá nâng
4.5.1. Cấu tạo giá nâng cần thông dụng và thích hợp để thi công được nhiều dạng kết cấu và nhiều loại công trình. Liên kết dầm ngang với trụ đứng nên chế tạo ở dạng lắp ghép để dễ phù hợp với độ dày kết cấu và dễ điều chỉnh độ côn của cốp pha. Đối với những kết cấu và công trình không sử dụng được loại giá nâng thông dụng, thì phải chế tạo loại giá nâng chuyên dùng phù hợp với điều kiện thi công thực tế của công trình đó. Sai số khi chế tạo giá nâng không vượt quá giá trị cho phép ghi trong Bảng 1.
4.5.2. Cấu tạo giá nâng cần phù hợp với các quy định sau:
a) Hình dáng giá nâng có thể là dạng "Õ" có một dầm ngang hai trụ đứng, dạng "Õ" có hai dầm ngang hai trụ đứng, hoặc là dạng “ G" có một dầm ngang một trụ đứng. Liên kết giữa dầm ngang và trụ đứng là liên kết cứng. Tim trục của dầm ngang và trụ đứng phải cùng nằm trong một mặt phẳng.
b) Khoảng cách tính từ mép trên của cốp pha đến đáy dầm ngang của giá nâng không nên nhỏ hơn 500 mm đối với công trình bê tông không cốt thép và không nên nhỏ hơn 250 mm đối với công trình bê tông có cốt thép.
c) Giá nâng dùng cho công trình có thiết điện thay đổi thì trên trụ đứng cần đặt thêm một chi tiết để có thể điều chỉnh được khoảng cách và độ nghiêng giữa cốp pha trong và cốp pha ngoài.
d) Nếu dùng ti kích kiểu chuyên dùng để thi công, thì phải đặt vuông góc ở phía dưới dầm ngang của giá nâng tại đúng vị trí lỗ ti kích đi qua một ống bao ti kích có đường kính lớn hơn đường kính của ti kích từ 2 ÷ 5 mm và có độ dài dài tới cạnh dưới của cốp pha.
4.5.3. Bố trí giá nâng cần phù hợp với thiết bị nâng (kích thủy lực). Nếu bố trí cách đều thì khoảng cách giữa các giá nâng không nên lớn hơn 1,2 m. Nếu bố trí không cách đều hoặc tập trung thì căn cứ vào tình hình thực tế của công trình cần trượt để lựa chọn vị trí đặt giá nâng cho phù hợp.
4.6. Sàn công tác, giàn giáo treo
4.6.1. Các chi tiết của sàn công tác cần được chế tạo theo đúng thiết kế ở dạng điển hình, thông dụng, dễ liên kết với giá nâng, dễ tháo lắp theo từng cụm hoặc theo từng chi tiết.
4.6.2. Chọn kết cấu sàn công tác theo các chỉ dẫn sau:
a) Đối với công trình có chiều dày thành (tường, vách) thay đổi liên tục nên sử dụng kiểu dầm tỏa nan quạt, dầm vòng trong, dầm vòng ngoài cùng với vòng kéo dưới và thanh căng để tạo thành kết cấu sàn công tác.
b) Đối với công trình có chiều dày thành (tường, vách) không đổi có thể sử dụng kiểu dầm dàn, dầm nhỏ và thanh chống để tạo thành kết cấu sàn công tác. Hoặc có thể dùng giá treo tam giác, vòng trung tâm, thanh căng và thanh chống để tạo thành kết cấu sàn công tác.
c) Đối với tường (vách) có thể dùng kiểu dàn khung giữa các tường, dầm và thanh chống cùng với vành gông của các tường (vách) để tạo thành kết cấu sàn công tác kiểu dàn khung.
4.6.3. Cấu tạo sàn công tác cần phù hợp với thực tế thi công trượt từng công trình cụ thể và đáp ứng các quy định sau:
a) Sàn công tác cần đủ rộng để người và các phương tiện thi công hoạt động bình thường;
b) Sàn công tác được cấu tạo bởi dàn khung (hoặc dầm), giá tam giác và ván lát cần được liên kết thành một khối hoàn chỉnh, chắc chắn và ổn định với giá nâng hoặc vành gông. Giữa các dàn khung (hoặc dầm) nên có các thanh chống đứng và chống ngang để giữ ổn định và tăng cứng cho sàn;
c) Khi dàn khung (hoặc dầm) của sàn công tác tì vào vành gông thì cần có giá đỡ ở điểm tì ấy;
d) Sàn công tác vươn ra phía ngoài có bề rộng không nên lớn hơn 1000 mm và có lan can bảo vệ;
e) Mặt sàn công tác nên làm bằng gỗ, tối thiểu là thuộc nhóm IV và có chiều dày không nhỏ hơn 40 mm;
f) Kích thước các chi tiết chịu lực bằng gỗ dùng cho sàn công tác cần được lựa chọn theo tính toán. Gỗ dùng cho các chi tiết của sàn công tác tối thiểu là thuộc nhóm IV.
4.6.4. Nếu khoảng cách giữa các giá nâng lớn hơn 1200 mm thì dùng dầm đỡ để chịu tải trọng của sàn công tác và để liên kết các giá nâng với nhau, phía trên dầm đỡ nên bố trí các đà ngang để đỡ ván lát mặt sàn.
4.6.5. Nếu khoảng cách giữa các giá nâng nhỏ hơn 1200 mm thì nên dùng thép tròn hoặc thép hình để liên kết các giá nâng với nhau trong mặt phẳng sàn công tác. Ván lát mặt sàn có thể đặt gối trực tiếp lên giá nâng.
4.6.6. Nếu trên sàn công tác có bố trí xe goòng vận chuyển bê tông ngang thì ray goòng cần cố định chắc chắn vào sàn công tác bằng liên kết cứng (hàn hoặc bu lông).
4.6.7. Giáo treo ngoài có bề rộng nên từ 500 ÷ 800 mm, bề rộng giáo treo trong phụ thuộc vào thực tế thi công công trình cụ thể để chọn. Nếu dùng thanh treo giáo bằng thép thì đường kính không nên nhỏ hơn 16 mm, khoảng cách giữa các thanh treo cần chọn theo tính toán, bu lông thanh treo nên sử dụng loại 2 đai ốc. Ván lát mặt sàn giáo treo tối thiểu là gỗ nhóm IV dày 40 mm. Xung quanh giáo treo cần có lan can bảo vệ và bọc lưới an toàn.
4.7. Thiết bị nâng
4.7.1. Yêu cầu chung
4.7.1.1. Thiết bị nâng bao gồm: Hệ thống kích thủy lực, trạm bơm dầu, ống dẫn dầu, ti kích.
4.7.1.2. Thiết bị nâng cần đồng bộ, hoạt động đồng đều để nâng toàn bộ cốp pha, sàn công tác, giáo treo lên cao theo một hành trình nhất định, bảo đảm thỏa mãn những điều kiện kỹ thuật cho quá trình thi công.
4.7.1.3. Mỗi thiết bị nâng trong hệ thống cần đảm bảo ... cần kiểm tra và nghiệm thu thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn, thiết kế và của nhà sản xuất mới đưa vào sử dụng.
6.1.7.5. Một số chi tiết của hệ thống giáo thang tải nếu trong thiết kế không quy định thì khi lắp đặt cần đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Các cáp giằng lồng thang tải phải được neo chắc chắn vào hố thế. Mỗi đầu cáp cần được xiết chặt ít nhất bằng hai khóa cáp;
b) Hố thế neo thang tải cần được thiết kế tính toán và thi công đáp ứng yêu cầu đủ để neo giữ lồng giáo thang tải và hệ thống cáp tời vận chuyển đứng ổn định, hoạt động bình thường trong suốt quá trình thi công và trong mọi điều kiện thời tiết;
c) Cáp tời, khung tời của hệ thống vận chuyển đứng cần phải neo chắc chắn vào hố thế;
d) Đầu cáp tời nối với ben bê tông hoặc với móc cẩu cần được xiết chặt ít nhất bằng 3 khóa cáp;
e) Hệ ray dẫn hướng hoặc ống trượt cho ben bê tông cần liên kết chắc chắn với hệ thanh ngang của giáo thang tải bằng các khóa chuyên dùng. Các ray dẫn hướng hoặc ống trượt song song với nhau và khoảng cách giữa chúng cần phù hợp với kích thước của ben bê tông.
6.1.8. Lắp đặt ti kích
6.1.8.1. Trước khi lắp dựng, ti kích cần được kiểm tra, làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ, gỉ sét;
6.1.8.2. Để đảm bảo độ ổn định của ti kích khi trượt và để tránh mối nối của ti kích trùng lặp quá 25% trên một mặt cắt ngang của kết cấu, nên sử dụng ít nhất là 4 loại ti kích có chiều dài khác nhau để lắp vào loạt ti kích thứ nhất. Khi lắp loạt ti kích này nên theo trật tự thay đổi về chiều dài.
6.1.8.3. Đoạn dưới của ti kích chuyên dùng nên có vỏ lót thép và dưới chân nên có bản đệm bằng thép.
6.1.8.4. Ti kích không chuyên dùng nối bằng đầu nối mộng hoặc đầu nối ren thì sau khi kích đi qua vị trí đầu nối, cần tiến hành ngay hàn gia cường đầu nối và hàn liên kết ti kích với cốt thép ngang.
6.18.5. Cần phải gia cường thêm cho ti kích để giữ ổn định khi trượt trong các trường hợp sau:
a) Ti kích bị mất ổn định hoặc bị cong, vênh;
b) Ti kích bị kích kéo lên;
c) Ti kích kiêm làm cốt thép chịu lực;
d) Ti kích đi qua lỗ chờ, lỗ cửa;
e) Khi cốp pha “trượt không”
6.1.8.6. Nếu ti kích kiêm làm cốt thép chịu lực thì khi gia cường cần thỏa mãn cả yêu cầu chịu lực của thanh chống và yêu cầu chịu lực của cốt thép.
6.1.8.7. Ti kích chuyên dùng nên rút ra 1 lần sau khi kết thúc thi công cốp pha trượt.
6.2. Lắp đặt cốt thép
6.2.1. Lắp đặt cốt thép ngoài việc phải tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn này còn cần phải tuân theo các quy định có liên quan trong tiêu chuẩn TCVN 1651 : 1985; TCVN : 4453 : 1995. Lắp đặt cốt thép tiến hành đồng thời với việc đổ bê tông.
6.2.2. Trước khi lắp đặt, công tác gia công cốt thép cần phù hợp với các quy định sau:
+ Chiều dài của cốt thép nằm ngang không nên lớn hơn 7m;
+ Chiều dài của cốt thép đứng không nên quá 8m kể từ mặt bê tông.
6.2.3. Cốt thép nằm ngang phải được đặt chính xác và tương ứng với điểm đỡ, phải được liên kết chắc chắn với cốt thép đứng hoặc với các điểm đỡ tương ứng để không bị xê dịch trong khi trượt và đầm đổ bê tông.
6.2.4. Khi lắp đặt cốt thép cần đảm bảo vị trí của từng thanh cốt thép đúng theo thiết kế và đồng thời thỏa mãn các yêu cầu sau:
a) Sau khi đổ xong mỗi lớp bê tông, trên mặt bê tông tối thiểu phải có một lớp cốt thép nằm ngang đã buộc;
b) Sau khi buộc xong, đoạn trên của cốt thép đứng cần được cố định tạm thời bằng giá hoặc bằng cốt đai để giữ ổn định vị trí;
c) Trường hợp thành si lô bố trí 2 lớp cốt thép, sau khi buộc xong lớp cốt thép nằm ngang nào thì tiến hành buộc ngay các thanh cốt thép chống phình của lớp đó;
d) Nếu cốt thép có uốn mỏ, thì khi lắp đặt phần lưng của mỏ quay về phía mặt cốp pha;
e) Có biện pháp khống chế khoảng cách giữa cốt thép với mặt cốp pha để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ đúng với thiết kế;
f) Cốt thép đưa lên sàn công tác cần được bó gọn hai đầu và đặt đúng vị trí quy định. Trọng lượng mỗi bó phải phù hợp với thiết bị nâng.
6.3. Lắp đặt chi tiết chôn sẵn, khuôn chôn sẵn và tạo lỗ chờ sẵn.
6.3.1. Lắp đặt chi tiết chôn sẵn cần đảm bảo đúng vị trí thiết kế. Sau khi lắp đặt xong, chi tiết chôn sẵn cần được cố định chắc chắn và không trồi ra ngoài mặt cốp pha. Sai lệch vị trí chi tiết chôn sẵn so với thiết kế không vượt quá giá trị cho phép ghi trong mục 9.2.2.
6.3.2. Lắp đặt khuôn chôn sẵn cần đúng vị trí thiết kế. Chiều dày của khuôn chôn sẵn cần nhỏ hơn miệng trên của cốp pha từ 10 ÷ 15mm. Sau khi lắp đặt xong, khuôn chôn sẵn cần được cố định chắc chắn và không trồi ra ngoài mặt cốp pha. Sai lệch kích thước và vị trí khuôn chôn sẵn so với thiết kế không vượt quá giá trị cho phép ghi trong mục 9.2.2.
6.3.3. Tạo lỗ chờ sẵn nên bằng cách đặt khuôn mẫu vào trong cốp pha, sau khi đổ bê tông xong rút khuôn ra để được lỗ cần chờ sẵn. Chiều dày của khuôn mẫu cần nhỏ hơn kích thước của miệng trên cốp pha là 10mm. Khuôn mẫu khi đặt nằm trong cốp pha cần được cố định chắc chắn vào cốt thép cấu tạo và sau khi lộ ra khỏi cốp pha thì chỉnh lại vị trí cho thích hợp rồi tháo dỡ kịp thời. Sai số tim trục của lỗ chờ sẵn so với thiết kế không vượt quá giá trị cho phép ghi trong mục 9.2.2.
6.4. Công tác bê tông
6.4.1. Công tác bê tông công trình thi công bằng cốp pha trượt cần tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 4453 : 1995 và thỏa mãn các quy định của tiêu chuẩn này.
6.4.2. Bê tông dùng cho công trình thi công bằng cốp pha trượt cần đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Cường độ, khả năng chống thấm, khả năng chống xâm thực và tuổi thọ của bê tông thỏa mãn yêu cầu của thiết kế;
b) Thành phần cấp phối bê tông phù hợp với đặc điểm của thi công bằng cốp pha trượt;
c) Sự phát triển cường độ ban đầu của bê tông đáp ứng yêu cầu tốc độ trượt của cốp pha;
d) Hỗn hợp bê tông có tính dễ thi công, có độ sụt thích hợp với chiều dày, mật độ bố trí cốt thép và công nghệ cung ứng bê tông. Thông thường nên khống chế độ sụt vữa bê tông khi đổ từ 8 đến 16 cm;
e) Chất phụ gia cho vào bê tông cần thông qua thí nghiệm để chọn chủng loại và liều lượng hợp lí;
f) Nếu thiết kế không quy định thì mác bê tông không nên nhỏ hơn 250.
6.4.3. Quá trình đổ bê tông và nâng trượt cốp pha cần thực hiện liên tục theo đúng tốc độ trượt và giải pháp kỹ thuật thi công đã đề ra cho công trình.
6.4.4. Quá trình đổ bê tông bằng cốp pha trượt cần tiến hành theo 2 giai đoạn nối tiếp nhau:
a) Giai đoạn 1: Khi chưa nâng cốp pha;
b) Giai đoạn 2 : Kể từ khi bắt đầu nâng cốp pha cho đến khi trượt và đổ bê tông tới cao trình thiết kế
6.4.5. Đổ bê tông giai đoạn 1 cần thực hiện theo từng lớp, mỗi lớp từ 20 đến 30 cm cho đến khi đạt cao độ từ 70 đến 80 cm kể từ chân cốp pha. Thời gian thực hiện giai đoạn này nên khống chế trong khoảng 4 giờ đến 4 giờ 30 phút. 
6.4.6. Đổ bê tông giai đoạn 2 cần thực hiện theo các quy định sau:
a) Bê tông cần đổ đều và kín vòng theo từng lớp, mỗi lớp từ 20 đến 30 cm. Mặt trên của mỗi lớp bê tông nên khống chế để luôn ở trên cùng một cao độ;
b) Thời gian giãn cách giữa 2 lớp đổ bê tông không nên lớn hơn thời gian ninh kết của bê tông;
c) Trong cùng 1 lớp nên đổ bê tông chỗ tường dày trước, rồi đổ chỗ tường mỏng sau, đổ chỗ có bóng râm trước chỗ có ánh nắng trực tiếp chiếu vào;
d) Ở những vị trí có lỗ chờ, lỗ khuôn cửa thì nên đổ bê tông vào 2 bên cân xứng nhau.
6.4.7. Ở cả 2 giai đoạn, bê tông cần được đầm bằng đầm dùi. Khi đầm cần đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Máy đầm không tì vào cốp pha;
b) Máy đầm cần đưa sâu xuống tới lớp bê tông đã đổ trước;
c) Không đầm bê tông trong khi đang kích nâng cốp pha.
6.4.8. Bê tông sau khi ra khỏi cốp pha nếu có khuyết tật (rỗ, nứt, hoặc bị rơi, vỡ từng mảng) thì phải xử lí ngay bằng vữa xi măng hoặc bê tông có mác tương đương với mác thiết kế. Biện pháp xử lí tham khảo phụ lục E. Nếu thiết kế không chỉ định thì toàn bộ bề mặt bê tông cần được xóa phẳng và quét 2 lớp nước xi măng.
6.4.9. Bê tông sau khi ra khỏi cốp pha phải được bảo dưỡng bằng phương pháp tưới nước giữ ẩm liên tục trong thời gian ít nhất là 7 ngày tuổi.
6.5. Nâng trượt
6.5.1. Tốc độ trượt:
Sau khi thực hiện bước nâng đầu tiên cần tiến hành chọn chế độ trượt và tốc độ trượt hợp lí cho công trình. Tốc độ trượt có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình và phụ thuộc vào các yếu tố: Sự phát triển cường độ ban đầu của bê tông, nhiệt độ môi trường, chiều cao của cốp pha trượt.
Tốc độ trượt xác định theo công thức sau:
V = (2)
Trong đó:
V- Tốc độ trượt của cốp pha (cm/giờ)
H - Chiều cao của cốp pha (cm);
h – Chiều dày của mỗi lớp đổ bê tông (cm);
a - Khoảng cách từ mặt lớp bê tông mới đổ đến mép trên của cốp pha, thường lấy là 5 cm hoặc 10 cm;
T - Thời gian cần thiết để bê tông đạt được cường độ ra khuôn (giờ).
6.5.2. Cường độ ra khuôn của bê tông nên khống chế trong phạm vi 0,2 ÷ 0,4 daN/cm2
6.5.3. Trong điều kiện thi công bình thường, tốc độ trượt thích hợp là từ 15 cm/giờ đến 20cm/giờ. Trong mọi trường hợp tốc độ trượt tối thiểu không nên nhỏ hơn 5cm/giờ và tốc độ trượt tối đa không nên lớn hơn 60cm/giờ,
6.5.4. Lúc bắt đầu nâng trượt cần kiểm tra trạng thái ninh kết của bê tông và tình trạng làm việc của toàn bộ hệ thống thiết bị trượt.
6.5.5. Trong quá trình nâng trượt, thời gian giãn cách giữa hai lần kích nâng cốp pha không nên lâu hơn 1,5 giờ
6.5.6. Cần bố trí người có chuyên môn cao điều khiển trạm bơm dầu. Khi nâng, dầu ở tất cả các kích đều phải vào hoặc ra hết mức. Trong quá trình nâng, nếu phát hiện áp lực dầu tăng đến 12 lần trị số áp lực dầu nâng trượt bình thường mà vẫn chưa làm cho tất cả các kích chạy hết hành trình, thì phải ngừng nâng để kiểm tra và xử lí.
6.5.7. Trong quá trình trượt sàn công tác phải luôn đảm bảo cân bằng. Cần khống chế sai lệch cao độ giữa 2 kích bất kì không vượt quá 40mm và sai lệch cao độ giữa 2 kích kề nhau không vượt quá 20mm.
6.5.8. Trong trường hợp một kích nào đó có sự cố, hoặc điều (6.5.7) không được thỏa mãn thì cần ngừng trượt để sửa chữa và hiệu chỉnh hệ thống kích. Chỉ tiếp tục trượt trở lại sau khi đã hiệu chỉnh hoặc sửa chữa xong sự cố. Nếu thời gian hiệu chỉnh, sửa chữa sự cố kéo dài quá 15 phút, thì cứ 15 phút lại trượt “không” cốp pha lên cao 10mm để chống bê tông bám dính vào cốp pha.
6.5.9. Để tránh sự cố ti kích bị cong không nên hiệu chỉnh nâng cốp pha ở một kích nào đó lên cao một khoảng lớn hơn 25mm ngay trong một lần, mà nên hiệu chỉnh nâng làm nhiều lần chia ra trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 giờ.
6.5.10. Đối với kết cấu có tiết diện thay đổi liên tục thì lượng thu cốp pha trong mỗi lần không nên quá 10mm.
6.5.11. Trong quá trình nâng trượt phải thường xuyên kiểm tra chất lượng lắp đặt cốt thép, và các chi tiết chôn sẵn, kiểm tra tình trạng làm việc của sàn công tác, ti kích, kiểm tra tình trạng ninh kết của bê tông, kiểm tra và ghi chép độ thẳng đứng, nghiêng, xoay của công trình và các sai số về kích thước mặt cắt kết cấu, theo như quy định của mục 9. Qua kết quả kiểm tra nếu phát hiện ra có sự cố, thi công sai thiết kế hoặc phát hiện ra có các sai lệch vượt quá quy định cho phép của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác có liên quan thì phải lập thành văn bản để lưu giữ vào hồ sơ xây dựng công trình và đồng thời phải tiến hành xử lí, khắc phục ngay. Biện pháp xử lí, khắc phục có thể tham khảo phụ lục E.
6.5.12. Trong quá trình nâng trượt, cần làm sạch ngay vữa bám dính trên cốp pha và vữa kẹt ở giữa cốp pha thu phân và cốp pha cố định.
6.5.13. Quá trình đổ bê tông bằng cốp pha trượt đòi hỏi phải liên tục, nhưng do yêu cầu của thi công, do sửa chữa khắc phục sự cố, sai lệch hoặc do một nguyên nhân nào đó mà không thể liên tục được, thì cần áp dụng các biện pháp ngừng trượt sau:
a) Lớp bê tông mới đổ sau cùng cần san đều ra cho cùng cao độ;
b) Cứ cách một khoảng thời gian nhất định thì cốp pha cần được “trượt không” lên một hành trình của kích, cho đến khi cốp pha không dính với bê tông. Lượng “trượt không’’ tối đa không nên lớn hơn 1/2 chiều cao của cốp pha;
6.5.14. Khi tiếp tục thi công trở lại sau khi ngừng trượt, cần tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống thiết bị trượt, đặc biệt là hệ thống thiết bị nâng và phải có biện pháp xử lí bề mặt bê tông cũ trước khi đổ bê tông mới theo quy định của TCVN 4453 : 1995.
6.5.15. Khi thi công đến cao trình thiết kế (kết thúc công tác đổ bê tông trượt) cần tiếp tục duy trì chế độ “trượt không” theo như quy định ở điều 6.5.13.b để chống dính cốp pha với bê tông và tạo thuận lợi cho việc thi công tháo dỡ.
6.5.16. Trong quá trình thi công công trình bằng cốp pha trượt việc xử lí liên kết tường hoặc vách với sàn (dầm hoặc con sơn) có thể thực hiện theo các phương án sau:
+ Để thép chờ trong tường hoặc vách cho sàn (dầm hoặc con sơn);
+ Tạo lỗ chờ trong tường hoặc vách cho sàn (dầm hoặc con sơn);
+ Thi công trượt tường hoặc vách tới cao độ sàn (dầm hoặc con sơn) tạm ngừng trượt, ghép cốp pha để đổ bê tông sàn (dầm hoặc con sơn) sau đó lại tiếp tục thi công trượt tường hoặc vách của tầng tiếp theo.
7. Tháo dỡ thiết bị cốp pha trượt
7.1. Trước khi tháo dỡ hệ thống thiết bị cốp pha trượt cần lập biện pháp thi công trong đó nêu rõ: Phương pháp, trình tự tháo dỡ, thiết bị sử dụng, biện pháp an toàn.
7.2. Nên áp dụng kiểu dỡ tổng thể theo từng cụm rồi sau đó tháo rời các chi tiết ra ở dưới mặt đất.
7.3. Thiết bị vận chuyển, cẩu nâng dùng để thi công tháo dỡ có chứng chỉ kiểm định hợp chuẩn mới nên sử dụng.
7.4. Chỉ nên tiến hành tháo dỡ hệ thống thiết bị cốp pha trượt khi cường độ của bê tông công trình đạt được 75% mác thiết kế.
7.5. Công tác tháo dỡ nên thực hiện vào ban ngày.
7.6. Trình tự tháo dỡ nên tiến hành theo thứ tự sau:
a) Tháo dỡ thanh chống;
b) Tháo dỡ thiết bị thi công trên sàn công tác;
c) Tháo dỡ hệ thống ống dẫn dầu;
d) Tháo dỡ kích và trạm bơm dầu;
e) Tháo dỡ sàn công tác;
f) Tháo dỡ giáo treo trong, giáo treo ngoài;
g) Tháo dỡ giá nâng kèm theo vành gông và cốp pha;
7.7. Các bộ phận của hệ thống thiết bị cốp pha trượt sau khi tháo dỡ cần được làm sạch và bảo dưỡng.
8. An toàn thi công
8.1. Quy định chung
8.1.1. Để đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và công trình trong khi thi công bằng cốp pha trượt cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong tiêu chuẩn này và trong các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành khác có liên quan như: 20 TCN 166: 1988; TCVN 5308: 1991; TCVN 4036: 1985; TCVN 5279: 1990; TCVN 3255: 1989; TCVN 4244: 1986.
8.1.2. Trước khi thi công công trình bằng phương pháp cốp pha trượt đơn vị thi công cần căn cứ vào hồ sơ thiết kế, đặc điểm thi công, môi trường và khí hậu để đề ra biện pháp an toàn thi công.
8.1.3. Cán bộ công nhân tham gia thi công công trình bằng cốp pha trượt cần được tập huấn kỹ thuật, học tập nội quy an toàn lao động và được định kì kiểm tra sức khỏe. Khi có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động, có chứng chỉ đã học tập nội quy an toàn lao động và có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc ở trên cao mới được lên sàn công tác làm việc.
8.1.4. Trong khi thi công bộ phận an toàn của đơn vị thi công phải thường xuyên kiểm tra độ an toàn của mặt bằng thi công, sàn công tác, thiết bị vận chuyển đứng, hệ thống điện động lực, chiếu sáng, hệ thống chống sét, hệ thống tín hiệu thông tin liên lạc, kiểm tra an toàn lao động của cán bộ công nhân tham gia thi công công trình. Nếu phát hiện ra vấn đề gì vi phạm nội quy an toàn thi công thì phải ngừng thi công và có biện pháp chấn chỉnh khắc phục.
8.2. Mặt bằng thi công
8.2.1. Xung quanh công trình thi công cần phải có khu vực cảnh báo nguy hiểm. Khoảng cách từ đường cảnh báo nguy hiểm đến công trình thi công không nhỏ hơn 1/10 chiều cao

File đính kèm:

  • doctieu_chuan_xay_dung_cong_trinh_be_tong_cot_thep_toan_khoi_xa.doc