Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý trong pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức cách mạng công nghiệp 4.0 (Kỳ 2 và hết)

Đổi mới tư duy pháp lý trong từng lĩnh vực cụ thể là một vấn đề khó và phức

tạp, thể hiện vai trò quan trọng, sự nỗ lực của giới luật học trước xu thế, yêu cầu

phát triển và thực tiễn đất nước. Do đó, để phục vụ nhiệm vụ xây dựng các Văn kiện

Đại hội XIII của Đảng, yêu cầu tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý nói chung và trong

lĩnh vực pháp luật hình sự nói riêng trước thách thức Cách mạng Công nghiệp

(CMCN) 4.0 rõ ràng có ý nghĩa thời sự cấp bách. Trên cơ sở này, người viết đề cập

đến vấn đề tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý trong pháp luật hình sự Việt Nam, cụ thể

là nhận thức, cách tiếp cận và lý giải một số thay đổi trong nội dung về hai vấn đề

cốt lõi là tội phạm và trách nhiệm hình sự (TNHS) trước thách thức của cuộc cách

mạng với sự hội tụ đỉnh cao khoa học và công nghệ - CMCN 4.0, từ đó góp phần

đánh giá và giải quyết các vấn đề hình sự đặt ra, đáp ứng xu thế phát triển của xã

hội, của thực tiễn phòng, chống tội phạm, cũng như yêu cầu bảo vệ quyền con người

ở nước ta hiện nay.

pdf 8 trang kimcuc 4800
Bạn đang xem tài liệu "Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý trong pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức cách mạng công nghiệp 4.0 (Kỳ 2 và hết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý trong pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức cách mạng công nghiệp 4.0 (Kỳ 2 và hết)

Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý trong pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức cách mạng công nghiệp 4.0 (Kỳ 2 và hết)
10
TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TƯ DUY PHÁP LÝ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ...
Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2019
3. Tiếp tục đổi mới tư duy pháp 
lý về TNHS trong pháp luật hình sự 
Việt Nam
Như vậy, đồng thời với việc đòi hỏi 
tiếp tục có những thay đổi trong tư duy 
pháp lý về tội phạm, toàn cầu hóa và 
CMCN 4.0 cũng đặt ra yêu cầu về những 
vấn đề mới trong tư duy pháp lý về TNHS 
TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TƯ DUY PHÁP LÝ 
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRƯỚC THÁCH THỨC 
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (KỲ 2 VÀ HẾT)
TRỊNH TIẾN VIỆT*
* Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc 
gia Hà Nội
Đổi mới tư duy pháp lý trong từng lĩnh vực cụ thể là một vấn đề khó và phức 
tạp, thể hiện vai trò quan trọng, sự nỗ lực của giới luật học trước xu thế, yêu cầu 
phát triển và thực tiễn đất nước. Do đó, để phục vụ nhiệm vụ xây dựng các Văn kiện 
Đại hội XIII của Đảng, yêu cầu tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý nói chung và trong 
lĩnh vực pháp luật hình sự nói riêng trước thách thức Cách mạng Công nghiệp 
(CMCN) 4.0 rõ ràng có ý nghĩa thời sự cấp bách. Trên cơ sở này, người viết đề cập 
đến vấn đề tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý trong pháp luật hình sự Việt Nam, cụ thể 
là nhận thức, cách tiếp cận và lý giải một số thay đổi trong nội dung về hai vấn đề 
cốt lõi là tội phạm và trách nhiệm hình sự (TNHS) trước thách thức của cuộc cách 
mạng với sự hội tụ đỉnh cao khoa học và công nghệ - CMCN 4.0, từ đó góp phần 
đánh giá và giải quyết các vấn đề hình sự đặt ra, đáp ứng xu thế phát triển của xã 
hội, của thực tiễn phòng, chống tội phạm, cũng như yêu cầu bảo vệ quyền con người 
ở nước ta hiện nay.
Từ khóa: Đổi mới tư duy pháp lý; CMCN 4.0; tội phạm; TNHS. 
Ngày nhận bài: 14/8/2019; Biên tập xong: 15/10/2019; Duyệt đăng: 21/10/2019.
Legal thinking innovation in specific fields is a difficult and complicated 
matter which presents vital role and effforts of law-makers in the process 
of the nation’s developed requirements. Aiming to make Documents of 13th 
National Party Congress, the requirements of continuing to innovate legal 
thinking generally and in criminal law particularly facing the challenges of 
4th Industrial Revolution is urgently meaningful. Therefore, in this article, the 
author mentions legal thinking innovation in Vietnamese criminal law 
including perception, approach and explaination for some changes in crime 
and criminal liability before the challenges of Revolution of Sciences and 
Technology - 4th Industrial Revolution. That will contribute to assessing and 
handling criminal matters which meets social development trend, crime 
prevention practice as well as human protection in Vietnam.
Keywords: Legal thinking revolution, 4th Industrial Revolution, crime, 
criminal liability. 
11Khoa học Kiểm sát
TRỊNH TIẾN VIỆT
Số 05 - 2019
vì “TNHS” là hậu quả pháp lý trực tiếp 
của tội phạm (trong đó bao gồm cả hình 
phạt, vì hình phạt là một hình thức thực 
hiện TNHS). Cho nên, trước thách thức 
CMCN 4.0 và quá trình toàn cầu hóa đòi 
hỏi có những nhận thức, tư duy pháp lý 
mới về TNHS trong pháp luật hình sự 
Việt Nam như sau:
3.1. Khái niệm TNHS
Hiện nay, với việc BLHS năm 2015 bổ 
sung thêm chủ thể của tội phạm là pháp 
nhân thương mại phạm tội, do đó, khái 
niệm TNHS trong nhận thức khoa học 
được hiểu là một dạng của trách nhiệm 
pháp lý nghiêm khắc nhất và là hậu 
quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện 
tội phạm và được thể hiện bằng việc áp 
dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng 
chế hình sự do BLHS quy định đối với 
người hoặc pháp nhân thương mại phạm 
tội. Tuy nhiên, ở đây, tiếp tục cần nhận 
thức rằng, TNHS là sự phản ứng, lên án 
của Nhà nước đối với chủ thể thực hiện 
tội phạm qua việc quy định các biện pháp 
cưỡng chế hình sự để áp dụng, đồng thời 
TNHS theo nghĩa tổng thể bao gồm hai 
mặt: “Thực hiện TNHS từ phía Nhà nước 
và chịu TNHS từ phía người phạm tội 
(hiện nay bao gồm cả pháp nhân thương 
mại phạm tội - TG)... phải có việc truy 
cứu TNHS từ phía Nhà nước mới đưa 
đến việc chịu TNHS của người phạm 
tội...”1. Do đó, nếu trong tương lai (có thể 
1 Xem: Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), TNHS và hình 
phạt, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001, tr.7.
là khoa học viễn tưởng2) có chủ thể của 
pháp luật là “điện tử nhân”3 (đã phân tích 
ở phần trước) và sau đó là chủ thể của tội 
phạm thì tương ứng, mối quan hệ này sẽ 
phát sinh tiếp giữa một bên là Nhà nước 
và bên kia là “điện tử nhân”... Chính vì 
vậy, quan hệ pháp luật hình sự giữa các 
chủ thể này cần được làm sáng tỏ trong 
nhận thức và cụ thể hóa trong thực tiễn 
thi hành, bảo đảm quyền và lợi ích hợp 
pháp của mỗi bên trong quan hệ đó.
3.2. Cơ sở của TNHS 
Cơ sở của TNHS là một trong những 
vấn đề rất quan trọng trong luật hình sự 
và của nội dung TNHS. Cơ sở của TNHS 
được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, tập 
trung nhất là góc độ triết học và góc độ 
pháp lý. Bởi vì, cơ sở của TNHS được 
xem là “căn cứ pháp lý” rất quan trọng, 
duy nhất và không thể thiếu mà các cơ 
quan, chủ thể có thẩm quyền tố tụng 
của Nhà nước mới xem xét, đặt ra vấn đề 
TNHS của một người, pháp nhân thương 
mại nào đó đã có hành vi nguy hiểm cho 
xã hội (hay hành vi gây thiệt hại cho xã 
2 Khoa học viễn tưởng là việc đưa ra các nội dung 
tưởng tượng khác để tiên đoán những tác dụng 
của tiến bộ khoa học và những trạng thái của thế 
giới tương lai. Bối cảnh của khoa học viễn tưởng 
thường khác biệt so với thế giới thực, nhưng lại dễ 
được chấp nhận là khả dĩ xảy ra nhờ các phương 
thức lý giải những yếu tố hư cấu bằng khoa học và 
lập luận chặt chẽ (TG).
3 Hiện nay, cũng có nhiều nhà tương lai học, dự báo 
học, công nghệ học... dự đoán rằng năm 2039, 2060, 
2062... là thời đại của trí thông minh nhân tạo, xuất 
hiện Người số. Xem thêm: Toby Walsh, Năm 2062 - 
Thời đại của trí thông minh nhân tạo, Đỗ Tôn Minh 
Khoa dịch, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 
2019, tr.29.
12
TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TƯ DUY PHÁP LÝ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ...
Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2019
hội) trong thực tiễn mà BLHS quy định là 
tội phạm. Như vậy, cơ sở của TNHS theo 
cách truyền thống pháp luật thành văn 
như BLHS Việt Nam là việc thực hiện một 
tội phạm đã được quy định trong BLHS. 
Tuy nhiên, về vấn đề này cũng cần có 
nhận thức đổi mới mở rộng nguồn để tiếp 
tục hoàn thiện như:
a. Nghiên cứu mở rộng nguồn quy định 
về tội phạm không chỉ giới hạn trong BLHS
Trước hết, các nhà làm luật cần có lộ 
trình thích hợp để mở rộng nguồn quy 
định về tội phạm, không chỉ giới hạn 
trong BLHS để đáp ứng yêu cầu của 
thực tiễn phòng, chống tội phạm (BLHS 
không kịp bổ sung thường xuyên, kịp 
thời) và phù hợp với xu hướng phát triển 
chung của luật hình sự trên thế giới4. Khi 
cho phép như vậy sẽ có nhiều điểm lợi 
mà theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chỉ ra 
như sau: (1) Bảo đảm tính ổn định của 
BLHS; (2) Bảo đảm tính phù hợp, tính 
toàn diện của ngành luật hình sự và; (3) 
Bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp 
luật...5.
b. Nghiên cứu mở rộng nguồn là án lệ
Ngoài ra, cùng với đó, toàn cầu hóa 
và CMCN 4.0 đang làm mờ nhạt biên 
giới quốc gia, xóa nhòa các truyền thống 
riêng biệt, làm cho các giá trị tiến bộ được 
thừa nhận rộng rãi trên phạm vi toàn 
4 Xem: Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Sửa đổi BLHS: 
Những nhận thức cần thay đổi, Nxb. Tư pháp, Hà 
Nội, 2015, tr.13-32.
5 Xem: Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), sđd, tr.25-26.
cầu. Đồng thời, sự biến đổi theo chiều 
hướng “xuyên biên giới”, “xuyên quốc gia” 
của một số tội phạm đòi hỏi sự tương 
thích cao, tính thừa nhận lẫn nhau giữa 
các truyền thống pháp luật... Do vậy, 
trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập 
quốc tế, Việt Nam cũng có lộ trình cần 
hướng tới thừa nhận “án lệ” với tư cách 
một nguồn luật. TNHS có thể được xem 
xét trên cơ sở một “án lệ”6 được thiết lập 
dựa trên Hiến pháp, nguyên tắc chung 
của hệ thống pháp luật và nguyên tắc cơ 
bản của pháp luật hình sự nếu chưa có 
điều luật cụ thể trong BLHS quy định 
về TNHS trong trường hợp đó. Điều 
này không chỉ đáp ứng đòi hỏi tương 
thích pháp luật trong quá trình toàn cầu 
hóa, yêu cầu hợp tác quốc tế trong đấu 
tranh phòng, chống tội phạm mà còn là 
phương án ứng phó bảo đảm tính kịp 
thời với thực tiễn tội phạm đang thay đổi 
trong thời đại công nghệ thông tin khiến 
cho BLHS hiện hành không kịp cập nhật, 
ứng phó.
6 Chủ thể tạo lập nên án lệ hình sự là Tòa án, đặc 
trưng khác của án lệ nói chung, án lệ hình sự nói 
riêng, đó là án lệ được hình thành từ thực tế trong 
từng vụ án hình sự cụ thể. Về nội dung, án lệ hình 
sự chỉ làm sáng tỏ những quy định về hành vi, tình 
tiết được quy định trong pháp luật hình sự mà 
không tạo ra quy định mới về tội phạm, hay sáng 
tạo ra một tội phạm mới... Như vậy, khác biệt lớn 
nhất giữa án lệ nói chung, án lệ hình sự nói riêng ở 
Việt Nam và các mô hình án lệ khác trên thế giới, đó 
là án lệ Việt Nam không phải là quyết định, bản án 
gốc, mà được hình thành từ việc lựa chọn và tổng 
hợp các bản án chung thẩm ở các cấp liên quan đến 
một vụ việc cụ thể, đặc biệt là các bản án giám đốc 
thẩm của Tòa án nhân dân tối cao. Xem: 
toaan.gov.vn/, Nguyễn Thanh Mận, Khái niệm án 
lệ hình sự và mối quan hệ với các loại án lệ khác, 
truy cập ngày 10/6/2019.
13Khoa học Kiểm sát
TRỊNH TIẾN VIỆT
Số 05 - 2019
3.3. Những điều kiện của TNHS
Những điều kiện của TNHS tương 
ứng với các đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản 
của tội phạm. Để truy cứu TNHS và chủ 
thể của tội phạm phải chịu TNHS đòi hỏi 
đáp ứng đầy đủ cơ sở và những điều kiện 
của TNHS. Tuy nhiên, trước thách thức 
CMCN 4.0 việc có thể truy cứu TNHS 
đối với chủ thể mới là các cỗ máy AI “siêu 
việt” cũng đồng thời đòi hỏi nghiên cứu 
xác định những điều kiện chịu TNHS của 
chủ thể này (nếu quy định). Do đó, điều 
kiện cốt lõi chắc chắn là sự độc lập trong 
thực hiện tội phạm của chủ thể đó. Sự độc 
lập đó là dựa trên đánh giá về mặt khoa 
học, công nghệ hay trên một quy chế 
pháp lý (ví dụ như có quốc gia đã thừa 
nhận quyền công dân của rô-bốt7). Hay ở 
đây, vấn đề rất quan trọng là phải chứng 
minh được ý thức chủ quan của chủ thể này 
trong tương lai để từ đó có thể buộc họ 
phải chịu TNHS trên cơ sở chung8. Đó là 
7 Rô-bốt Sophia ra mắt vào năm 2015 và được công 
nhận là công dân của Arab Saudi ngày 25/10/2017, 
nó trở thành “cỗ máy” đầu tiên trong lịch sử làm 
được điều này. Tuyên bố trao quyền công dân cho 
nữ rô-bốt Sophia của Arab Saudi đã khiến dư luận 
tranh cãi dữ dội vì cô này còn có nhiều quyền lợi 
hơn cả phụ nữ ở quốc gia này. Rô-bốt Sophia có thể 
thực hiện được những cuộc trò chuyện, giao tiếp 
khá linh hoạt với khoảng 60 sắc thái cảm xúc khác 
nhau. Sophia còn nhiều lần khiến dư luận thế giới 
dậy sóng với các phát ngôn sốc, trong đó có tuyên 
bố: “OK, tôi sẽ hủy diệt loài người”. 
8 Sự nhận thức của máy móc còn có thể được hình 
thành theo một trong ba cách sau: (1) Được lập 
trình; (2) Tự xuất hiện từ sự phức tạp hoặc (3) Được 
dạy. Xem thêm: Toby Walsh, Năm 2062 - Thời đại 
của trí thông minh nhân tạo, Đỗ Tôn Minh Khoa 
dịch, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2019, 
tr.74-75. Ngoài ra, hiện nay, nhiều bộ phim khoa học 
các câu hỏi chắc chắn sẽ phải đặt ra trong 
tương lai (chúng ta hãy cùng chờ xem) 
trong đổi mới tư duy pháp lý trong pháp 
luật hình sự với các điều kiện của TNHS 
đối với đối tượng này9.
3.4. Mở rộng phạm vi loại tội áp dụng 
TNHS của pháp nhân
Hiện nay, mặc dù BLHS năm 2015 đã 
quy định rõ ràng phạm vi 33 tội phạm mà 
pháp nhân thương mại phải chịu TNHS 
(Điều 76). Tuy nhiên, để chủ động ứng 
phó, đáp ứng yêu cầu của quá trình toàn 
cầu hóa và hội nhập quốc tế, cũng như 
bảo vệ an ninh môi trường tránh thảm 
họa cho con người10, cũng như bảo đảm 
an toàn cá nhân, tính mạng, sức khỏe 
của người tiêu dùng - bất kỳ ai trong xã 
hội, qua đó nâng cao hiệu quả công tác 
viễn tưởng như “Hạnh phúc ảo” (hay “Tình yêu 
trong thế giới công nghệ”) (2013), “Cuộc phiêu lưu 
vào dải ngân hà” (2014)... đã phác họa rất rõ về chân 
dung một người máy có cảm xúc. Mặc dù là khoa 
học viễn tưởng, nhưng qua các bộ phim cho thấy, 
các nhà tương lai học, tâm lý học, công nghệ học... 
đã kết hợp tạo ra một người máy có cảm xúc thật 
như con người (TG).
9 Hiện nay, đã có tác giả đề xuất các mô hình TNHS 
đối với thực thể trí tuệ nhân tạo (AI) từ khoa học 
viễn tưởng đến viễn cảnh trong tương lai. Xem cụ 
thể hơn: Gabriel Hallevy, The Criminal Liability of 
Artificial Intelligence Entities - from Science Fiction 
to Legal Social Control, Akron Intellectual Property 
Journal, Vol.4: Iss.2, Article, 2010, p.171-219. Người 
viết sẽ tiếp tục đề cập sâu hơn về vấn đề này trong 
các nghiên cứu công bố tiếp theo (TG).
10 Ví dụ: Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu 
cơ khó phân hủy (Stockholm Convention on Persistent 
Organic Pollutants) là Hiệp ước quốc tế về môi trường 
ký vào năm 2001 và có hiệu lực kể từ tháng 5/2004. 
Công ước Stockholm có mục đích loại bỏ hoặc hạn 
chế sản xuất và sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó 
phân hủy (persistent organic pollutant - POP).
14
TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TƯ DUY PHÁP LÝ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ...
Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2019
đấu tranh phòng, chống tội phạm và xử 
lý pháp nhân thương mại (cùng với cá 
nhân) trong CMCN 4.0, người viết cho 
rằng cần nhận thức thay đổi mở rộng 
thêm các tội danh mà pháp nhân thương 
mại cần phải chịu TNHS như: (1) Tội 
vi phạm quy định về quản lý chất thải 
nguy hại (Điều 236); (2) Tội vi phạm quy 
định về vệ sinh an toàn thực phẩm (Điều 
317)... và có lộ trình nghiên cứu từng 
bước đánh giá, mở rộng để bảo đảm sự 
ổn định, an toàn tuyệt đối cho người dân 
và toàn xã hội.
3.5. Mục đích của hình phạt và hệ 
thống hình phạt
a. Mục đích của hình phạt
Hiện nay, mục đích của hình phạt là 
khi áp dụng hình phạt đối với người, pháp 
nhân thương mại phạm tội phải bảo đảm 
được yêu cầu cho cuộc đấu tranh phòng, 
chống tội phạm, bảo đảm cho pháp luật 
hình sự thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ 
chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ 
của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng 
giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích 
của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp 
của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp 
luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi 
phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người 
ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh 
phòng, chống tội phạm. Nói cách khác, 
việc quy định các mục đích của hình 
phạt nhằm bảo đảm: “thứ nhất, mục đích 
phản ánh một cách tương xứng các lợi 
ích của nhân dân, thứ hai, mục đích được 
quy định trong quy phạm pháp luật cần 
phải phản ánh tính hiện thực; thứ ba, mục 
đích cần phải dựa trên những biện pháp 
mà việc áp dụng nó được lập luận về mặt 
đạo đức...”11. Tuy nhiên, toàn cầu hóa và 
CMCN 4.0 đã khiến cho quyền con người 
- giá trị tiến bộ được nhân loại thừa nhận 
chung - được đề cao hơn bao giờ hết. 
Những thách thức của CMCN 4.0 liên 
quan chặt chẽ đến quyền con người, tác 
động trực tiếp và mạnh mẽ đến quyền con 
người với hàng loạt lĩnh vực của CMCN 
đặt ra cũng đều liên quan đến quyền con 
người. Xu thế phát triển này khiến cho 
các quy định pháp luật hình sự hiện đại 
đòi hỏi phải được xây dựng, hoàn thiện 
và dựa trên định hướng tiếp cận quyền - 
lấy quyền con người làm tiêu chuẩn, mục 
đích lập pháp12. Đó là cách thay đổi tư 
duy pháp lý về TNHS, về hình phạt. Vì 
vậy, quy định của BLHS Việt Nam đang 
thể hiện nỗ lực tối đa trong việc trừng trị 
các hành vi nguy hiểm xâm hại quyền 
con người, đồng thời hạn chế tối thiểu 
việc tổn thương quyền con người trong 
khi tội phạm hóa và trừng phạt các hành 
vi nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, nhận 
11 Xem: Võ Khánh Vinh, Chương VIII - Hình phạt 
và hệ thống hình phạt, Trong sách: Tội phạm học, 
luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.221.
12 “Cách tiếp cận quyền” là “một cách tiếp cận 
trong công việc phát triển chính sách được dựa trên 
những quyền con người được quốc tế công nhận” 
hay là “một khái niệm khung về quá trình của sự 
phát triển con người mà nó được dựa trên các tiêu 
chuẩn quốc tế và hướng tới việc thúc đẩy và bảo vệ 
quyền con người”. Xem: Vũ Công Giao, Ngô Minh 
Hương (đồng chủ biên), Tiếp cận dựa trên quyền 
con người - Lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc 
gia Hà Nội, 2016, tr.15-16.
15Khoa học Kiểm sát
TRỊNH TIẾN VIỆT
Số 05 - 2019
thức về “mục đích” của hình phạt hầu 
như vẫn chưa được thay đổi, qua đó, 
đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền con người 
và chưa thể hiện thực sự đề cao giá trị 
quyền con người. Ở đây, nhận thức cần 
thiết về mục đích của hình phạt phải là 
để phục hồi công lý13; khôi phục tối đa có 
thể các quyền, giá trị đã bị tội phạm xâm 
hại; giáo dục, phòng ngừa nguy cơ tội 
phạm tiếp tục xảy ra..., đặc biệt dự kiến 
cả mục đích áp dụng chế tài đối với “điện 
tử nhân” (nếu tương lai có quy định).
b. Hệ thống hình phạt
Từ đây, trên cơ sở nhận thức mới 
về mục đích của hình phạt đã nêu, hệ 
thống hình phạt cũng cần phải tiến tới 
từng bước giảm hình phạt tử hình, tăng 
cường mở rộng các hình phạt không 
phải là hình phạt tù... hướng tới bảo vệ 
quyền con người như Nghị quyết số 49/
NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 
về “Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 
2020” đã đề cập. 
Tương tự, có một số loại hình phạt 
mới sẽ được nghiên cứu, đề xuất hoặc 
đã có nhưng được tăng cường áp dụng 
như: Các hình phạt lao động phục vụ 
cộng đồng, tịch thu tài sản, bồi thường 
thiệt hại, giám sát, thử thách... (nội dung 
này sẽ được người viết đề cập sâu trong 
nghiên cứu khác).
13 Ví dụ: BLHS Liên bang Nga năm 1996, sửa đổi 
năm 2010 quy định mục đích hình phạt là nhằm 
mục đích “lập lại công bằng xã hội, cải tạo người 
phạm tội và ngăn ngừa họ phạm tội mới” (khoản 
2 Điều 43).
Song song với đó, đi cùng với vấn đề 
TNHS của các cỗ máy có trí tuệ nhân tạo 
(AI) phát triển vượt bậc là hình phạt để 
hiện thực hóa nội dung TNHS đó. Các 
giá trị “tự do”, “tính mạng” ở các cỗ máy 
không giống con người mặc dù máy móc 
đó có thể được mô phỏng gần y như con 
người. Việc tiêu diệt một cỗ máy có trí 
tuệ không thực hiện được qua cách tác 
động vào “cơ thể” chúng (thứ hữu hình) 
mà phải chấm dứt dự tồn tại của trí tuệ 
đó (thứ vô hình), tự do của các cỗ máy 
này không chỉ ở cử chỉ “cơ thể” mà còn 
ở các hoạt động xử lý dữ liệu thông tin. 
Do đó, đối với “điện tử nhân” phạm tội 
này cũng cần được thiết lập với các loại 
chế tài hình sự mới, nếu tương lai không 
xa là chủ thể của tội phạm (như các biện 
pháp trừng phạt liên quan đến phương 
diện hoạt động công nghệ, ví dụ: tịch thu 
tài khoản, dữ liệu; cấm truy cập...14). 
Hệ quả kéo theo là đổi mới, hoàn 
thiện các văn bản luật liên quan đến lĩnh 
vực công nghệ - thông tin (như: Luật 
Công nghệ cao năm 2008, sửa đổi năm 
2013, 2014; Luật Công nghệ thông tin 
năm 2006; Luật An ninh thông tin mạng 
năm 2015; Luật An ninh mạng năm 2018; 
các văn bản tạo hành lang pháp lý điều 
chỉnh các lĩnh vực cụ thể như: trí tuệ 
thông tin, tiền ảo, công nghệ in 3D...) tạo 
hệ thống toàn diện trong công tác đấu 
tranh phòng, chống tội phạm trước thách 
14 Xem cụ thể hơn: Gabriel Hallevy, The Criminal 
Liability of Artificial Intelligence Entities - from 
Science Fiction to Legal Social Control, Akron 
Intellectual Property Journal, Vol.4: Iss.2, Article, 
2010, p.200-217.
16
TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TƯ DUY PHÁP LÝ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ...
Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2019
thức CMCN 4.0. Đổi mới thủ tục tố tụng 
hình sự và thủ tục thi hành án hình sự 
sẽ như thế nào, hệ thống cơ sở vật chất, 
hạ tầng ra sao để đáp ứng được khi song 
song phải đổi mới thủ tục hiện hành và 
thủ tục khi có chủ thể mới... 
Đặc biệt, việc có chính sách liên quan 
đến xây dựng đội ngũ cán bộ làm công 
tác lập pháp, hành pháp và tư pháp ứng 
phó cũng là xu hướng cần triển khai sớm. 
Kết hợp nghiên cứu giữa các nhà luật 
học với các nhà tâm lý học, công nghệ 
học, tương lai học, dự báo học và kinh tế 
học trong nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo 
(AI), chính sách để xử lý, kiểm soát AI và 
phòng ngừa AI vi phạm15. 
Cùng với với việc đẩy mạnh nghiên 
cứu khoa học, phát triển và sử dụng 
thành thạo các ứng dụng khoa học và 
công nghệ trong công tác phòng, chống 
tội phạm, kết hợp với đầu tư kinh phí 
mua sắm, trang bị các phương tiện hiện 
đại để phát hiện, thu thập các loại tài 
liệu, chứng cứ điện tử phục vụ công 
tác phát hiện, xử lý để chủ động ứng 
phó, xử lý.
Tóm lại, Việt Nam có những điều 
kiện và cơ hội để tranh thủ, hưởng lợi từ 
CMCN 4.0 đem lại cho xã hội, phục vụ 
con người và vì con người. Tuy nhiên, 
15 Hiện nay, nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng 
như Hạnh phúc ảo hay Tình yêu trong thế giới 
công nghệ (2013), Cuộc phiêu lưu vào dải ngân hà 
(2014)... đã phác họa rất rõ về chân dung một người 
máy có cảm xúc. Mặc dù là khoa học viễn tưởng, 
nhưng qua các bộ phim cho thấy, các nhà tương lai 
học, tâm lý học, công nghệ học... đã kết hợp tạo ra 
một người máy có cảm xúc thật như con người (TG).
những thách thức trên và nhiều hơn nữa 
đang đặt ra đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới 
tư duy nói chung16, đổi mới từng bước tư 
duy pháp lý trong pháp luật hình sự nói 
riêng từng bước và không thể trì hoãn, 
thể hiện trong chính sách hình sự và cụ 
thể hóa kịp thời trong BLHS quốc gia, có 
như vậy mới điều chỉnh xử lý kịp thời 
với các diễn biến mới của xã hội, thực 
tiễn phát triển của xã hội, bảo đảm quyền 
con người và yêu cầu đấu tranh phòng, 
chống tội phạm trong bối cảnh toàn cầu 
hóa và CMCN 4.0 hiện nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng Việt
[1] Bộ Chính trị, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 
27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ 
động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị 
Quốc gia Hà Nội, 2016.
[3] Lê Văn Cảm, Sách chuyên khảo Sau đại học: 
Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình 
sự (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà 
Nội, 2005.
[4] Vũ Công Giao, Ngô Minh Hương (đồng chủ 
biên), Tiếp cận dựa trên quyền con người - Lý 
luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà 
Nội, 2016.
16 Sau khi công bố phần I bài viết này, người viết 
rất vui vì sau đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị 
quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ 
trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 
lần thứ tư, trong đó tại mục III có đề ra một số chủ 
trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 
lần thứ tư mà người viết đã đề cập trước - “Đổi mới 
tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò 
lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát 
huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức 
chính trị - xã hội” tại tiểu mục 1 (TG).
17Khoa học Kiểm sát
TRỊNH TIẾN VIỆT
Số 05 - 2019
[5] Klaus Schwab, CMCN lần thứ tư, Nxb. Chính 
trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018.
[6] Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội 
phạm, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015.
[7] Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), TNHS và hình 
phạt, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.
[8] Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Sửa đổi BLHS: 
Những nhận thức cần thay đổi, Nxb. Tư pháp, 
Hà Nội, 2015.
[9] Hoàng Thị Kim Quế, Tư duy pháp lý, quan niệm 
và những vấn đề đang đặt ra ở Việt Nam hiện 
nay, Trong sách: Tư duy pháp lý: Lý luận và thực 
tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016.
[10] Nguyễn Duy Quý, Đổi mới tư duy và công 
cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã 
hội, Hà Nội, 2009.
[11] Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, 
Lê Ngọc Tòng (đồng chủ biên), Quá trình đổi 
mới tư duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến 
nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
[12] Trường Đại học Luật Hà Nội, BLHS Cộng 
hòa Liên bang Đức, Nxb. Công an nhân dân, 
Hà Nội, 2011.
[13] Đào Trí Úc, Luật hình sự Việt Nam (Quyển 1 - 
Những vấn đề chung), Nxb. Khoa học Xã hội, 
Hà Nội, 2000.
[14] Võ Khánh Vinh, Chương VIII - Hình phạt và 
hệ thống hình phạt, Trong sách: Tội phạm học, 
luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, 
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994.
[15] Trịnh Tiến Việt (chủ biên), Pháp luật hình sự 
Việt Nam trước thách thức an ninh phi truyền 
thống, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà 
Nội, 2019. 
[16] Trịnh Tiến Việt, Chính sách hình sự Việt Nam 
trong bối cảnh CMCN lần thứ tư, Tạp chí Tòa 
án nhân dân, số 7(4), 2019.
[17] Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại Từ điển tiếng 
Việt, Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ 
Chí Minh, 2010.
[18] Kevin Kelly, 12 xu hướng công nghệ trong thời 
đại 4.0, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà 
Nội, 2018.
[19] Ajay Agrawal, Joshua Gans, Avi Goldfarb, 
AI trong cuộc CMCN 4.0, Đào Lợi dịch, Nxb. 
Lao động, Hà Nội, 2018.
[20] Toby Walsh, Năm 2062 - Thời đại của trí thông 
minh nhân tạo, Đỗ Tôn Minh Khoa dịch, Nxb. 
Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2019.
* Tiếng Anh
[21] Klaus Schwab, The fourth industrial revolution: 
What it means, how to respond, World 
Economic Forum, Geneva, 2016.
[22] Lisa M Storm, Criminal Law, Chapter 4 
- “Elements of a crime”, Lulu Publishing 
Services, United States, 2015.
[23] Matilda Claussén-Karlsson, Artificial 
Intelligence and the External Element of the 
Crime: An Analysis of the Liability Problem, 
JU101A, Final Thesis for the Law Program, 
Second Cycle, 30 Credits, Spring 2017.
[24] David Harvey, The Condition of Postmodernity, 
an enquiry into the origins of cultural change, 
Oxford; Cambridge: Blackwell, 1989.
[25] Gabriel Hallevy, The Criminal Liability of 
Artificial Intelligence Entities - from Science 
Fiction to Legal Social Control, Akron 
Intellectual Property Journal, Vol.4: Iss.2, 
Article, 2010.
* Website
[26]  Thái Anh, Luật 
cho AI, truy cập ngày 10/5/2019.
[27]  Tiến Phúc, Năm cảnh báo 
đáng sợ về thảm họa AI trong tương lai, truy 
cập ngày 10/5/2019.
[28]  Nguyễn Thanh 
Mận, Khái niệm án lệ hình sự và mối quan hệ 
với các loại án lệ khác, truy cập ngày 10/6/2019.

File đính kèm:

  • pdftiep_tuc_doi_moi_tu_duy_phap_ly_trong_phap_luat_hinh_su_viet.pdf