Tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên qua việc xây dựng các dự án học tập và tổ chức dạy học bằng phương pháp dạy học dự án trong học phần “Vệ sinh phòng bệnh trẻ em”

Trên cơ sở nghiên cứu xây dựng các dự án dạy học một số phần của học phần “Vệ sinh phòng bệnh trẻ em” (VSPBTE) và tiến hành dạy thử nghiệm trên một lớp học phần tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM), bài báo cho thấy hiệu quả tích cực hóa hoạt động học tập bộ môn cho sinh viên (SV) khi ứng dụng phương pháp dạy học dự án (DHDA) vào một số chương của học phần VSPBTE.

pdf 10 trang thom 06/01/2024 3000
Bạn đang xem tài liệu "Tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên qua việc xây dựng các dự án học tập và tổ chức dạy học bằng phương pháp dạy học dự án trong học phần “Vệ sinh phòng bệnh trẻ em”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên qua việc xây dựng các dự án học tập và tổ chức dạy học bằng phương pháp dạy học dự án trong học phần “Vệ sinh phòng bệnh trẻ em”

Tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên qua việc xây dựng các dự án học tập và tổ chức dạy học bằng phương pháp dạy học dự án trong học phần “Vệ sinh phòng bệnh trẻ em”
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phan Thanh Hà 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
139 
TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 
QUA VIỆC XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN HỌC TẬP VÀ TỔ CHỨC 
DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN 
TRONG HỌC PHẦN “VỆ SINH PHÒNG BỆNH TRẺ EM” 
PHAN THANH HÀ* 
TÓM TẮT 
Trên cơ sở nghiên cứu xây dựng các dự án dạy học một số phần của học phần “Vệ 
sinh phòng bệnh trẻ em” (VSPBTE) và tiến hành dạy thử nghiệm trên một lớp học phần tại 
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM), bài báo cho thấy 
hiệu quả tích cực hóa hoạt động học tập bộ môn cho sinh viên (SV) khi ứng dụng phương 
pháp dạy học dự án (DHDA) vào một số chương của học phần VSPBTE. 
Từ khóa: dạy học dự án, hoạt động học tập tích cực, Vệ sinh phòng bệnh trẻ em. 
ABSTRACT 
Increasing students’ activeness in learning through learning projects and teaching 
using project-based learning in 'Hygiene and diseases prevention for children' 
Based on the design of learning projects for the teaching of some parts of “Hygiene 
and diseases prevention for children” and their implementation in one class at Ho Chi 
Minh City University of Education, the article presents positive results as students’ 
activeness increases when learning with projects in some chapters of “Hygiene and 
diseases prevention for children”. 
Keywords: PBL method, active learning activities, 'Hygiene and diseases prevention 
for children'. 
1. Mở đầu 
Quan điểm đào tạo đại học hiện nay là tăng tính hành động, tăng cường vận dụng 
kiến thức giải quyết những vấn đề thực tiễn cho SV. Dạy học theo dự án là một trong 
những phương pháp dạy học giúp quan điểm này được triển khai. Trường ĐHSP 
TPHCM là cơ sở giáo dục chú trọng đến DHDA qua việc phổ biến chương trình Intel 
đến giảng viên và SV, trong đó dạy học theo dự án là nội dung chủ lực. Tuy nhiên, sử 
dụng hình thức dạy học theo dự án vào giảng dạy các bộ môn vẫn chưa phổ biến trong 
Trường ĐHSP TPHCM. 
Học phần VSPBTE nằm trong chương trình đào tạo SV Khoa Giáo dục Đặc biệt 
và một số khoa khác trong Trường ĐHSP TPHCM, có nội dung chương trình gắn bó 
với thực tiễn, từ đó cho thấy có thể sử dụng hình thức dạy học theo dự án một cách 
hiệu quả cho học phần này. 
Bài viết cung cấp kết quả xây dựng các dự án dạy học ở một số phần của học 
phần VSPBTE và kết quả thực nghiệm những dự án này nhằm tích cực hóa hoạt động 
* ThS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email: thanhhaphan@yahoo.com 
Tư liệu tham khảo Số 3(68) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
140 
học tập bộ môn cho SV. 
2. Xây dựng các dự án học phần của dự án 
Học phần VSPBTE gồm 3 tín chỉ, số giờ học phần là 71, có 6 chương. Dựa trên 
tiêu chí “có tính liên hệ thực tế cao - có thể ứng dụng vào công việc về sau - không có 
nhiều kiến thức chuyên sâu” chúng tôi đã chọn được 3 chương để xây dựng dự án học 
tập. Các dự án này đã được các giáo viên từng giảng dạy học phần Intel trong Trường 
ĐHSP TPHCM đánh giá và góp ý. 
2.1. Các bản kế hoạch dự án 
2.1.1. Kế hoạch dự án 1: Chúng tôi là chuyên gia - chương Các tác nhân gây bệnh 
Người soạn ThS Phan Thanh Hà 
Lớp thực hiện Lớp học phần VSPBTE do Khoa Giáo dục Đặc biệt 
tổ chức từ 01-3-2013 
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG “CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH” 
Nội dung chương đề cập các tác nhân gây bệnh gồm vi khuẩn, virus, kí sinh trùng và vi nấm, về đặc điểm 
hình dạng, kích thước, sinh trưởng, sinh sản, di chuyển của chúng, từ đó có thể lựa chọn các phương pháp 
diệt khuẩn phù hợp 
Chương này cũng đề cập các phương pháp tiêu diệt tác nhân gây bệnh và liệt kê những bệnh phổ biến do 
các tác nhân trên gây ra 
TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH CỦA DỰ ÁN 
SV vào vai nhân viên phòng Tiếp thị của các công ti sản xuất các sản phẩm diệt trùng. Công ti này tham 
gia dự thầu cho 1 dự án cung cấp chất sát trùng cho các bệnh viện trên cả nước Việt Nam. Trong phần dự 
thầu, Bộ Y tế yêu cầu có phần hiểu biết của các đơn vị dự thầu về các tác nhân gây bệnh. Các nhóm được 
giao nhiệm vụ tham gia vào công việc chứng minh hiểu biết của công ti về vấn đề này qua 1 ấn phẩm là 
tập sách mỏng giới thiệu về các tác nhân gây bệnh 
THỜI GIAN DỰ KIẾN: 2 tuần 
MỤC TIÊU HỌC TẬP CỦA CHƯƠNG 
Liệt kê được các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm 
Phân biệt được sự khác nhau về hình thể, sinh sản, sinh trưởng giữa các loại tác nhân gây bệnh và mức độ 
nguy hiểm của chúng 
Đề ra được những biện pháp ngăn chặn các yếu tố gây bệnh tấn công vào cơ thể 
Trình bày được những hiểu biết trên của mình cho người khác 
Biết cách phối hợp làm việc nhóm 
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG 
Câu hỏi khái quát Đấu tranh sinh tồn, kẻ thù của chúng ta là ai? 
Câu hỏi bài học Bệnh có tự nhiên xuất hiện? 
Câu hỏi nội dung Có những tác nhân nào gây bệnh ở người? 
Đặc điểm hình thể, sinh trưởng, sinh sản của các tác nhân đó? 
Các biện pháp tiêu diệt tác nhân gây bệnh? 
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ 
Trước dự án Trong dự án Sau dự án 
 Mẫu 001A: Đánh giá làm 
việc nhóm 
Mẫu 001B: Đánh giá sản 
phẩm sách/blog của nhóm 
Bài kiểm tra trắc nghiệm số 01 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phan Thanh Hà 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
141 
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 
Ngày đầu tiên của khóa học: Giới thiệu chương trình học và PPDHDA 
1 tuần trước dự án: 
Công bố mẫu giới thiệu dự án 
Cho SV thảo luận kế hoạch triển khai dự án 
Tuần 1: 
- SV làm việc theo nhóm ngoài lớp và đăng bài lên diễn đàn 
Tuần 2: 
- Đọc bài của các nhóm khác và đánh giá 
- SV lên lớp tổ chức buổi giới thiệu sách 
- Tham gia đánh giá và góp ý cho sách 
- Làm bài kiểm tra sau dự án 1 
ĐIỀU CHỈNH CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG 
SV khiếm thị Yêu cầu các nhóm gửi bài trực tiếp đến email của các bạn khiếm thị để 
các bạn khỏi lên diễn đàn tải bài 
SV kém công nghệ thông tin Phân công các bạn trong nhóm tải bài vào USB hoặc in ra giấy 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Sách: 
- Phạm Thị Nhuận (2012), Vệ sinh phòng bệnh trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm TPHCM 
- Sở Giáo dục đào tạo Hà Nội (2010), Giáo trình Giải phẫu sinh lí vệ sinh phòng bệnh trẻ em, Nxb Hà Nội 
Website: 
 Website Viện Pasteur TPHCM 
 Website Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 
 Báo Sức khỏe và Đời sống - trực thuộc Bộ Y tế 
 Trang Thông tin Y học Việt Nam - trực thuộc Bộ Y tế 
 Tạp chí Y học thực hành - trực thuộc Bộ Y tế 
 Bệnh viện Nhi đồng I TPHCM 
CÁC HỖ TRỢ KHÁC 
Diễn đàn: Group Vệ sinh phòng bệnh (VSPB) được giáo viên hỗ trợ trực tuyến từ 9h-10h30’ tối từ thứ 2 
đến thứ 6 
2.1.2. Kế hoạch dự án 2: Chúng tôi là chủ trường - chương Các tác nhân gây bệnh 
Người soạn ThS Phan Thanh Hà 
Lớp thực hiện Lớp học phần VSPBTE do Khoa Giáo dục Đặc biệt tổ chức từ 06-3-2013 
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG CÁC VẤN ĐỀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC 
Nội dung chương đề cập các yêu cầu về vệ sinh trong trường học như vệ sinh trong xây dựng trường; vệ 
sinh môi trường nước, không khí; vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh cá nhân và chế độ vệ sinh trong 
nhà trường 
TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH CỦA DỰ ÁN 
SV vào vai người sắp mở một trường mầm non/ tiểu học. Hãy gửi hồ sơ cho Sở Giáo dục và Đào tạo để 
chứng minh mình đủ điều kiện về cơ sở vật chất và vệ sinh an toàn cho việc mở trường 
Tuần sau sẽ có buổi xét duyệt của Sở Giáo dục và Đào tạo (gồm GV và các nhóm còn lại) để xét điểm 
cho các hồ sơ. Người muốn mở trường cần trình bày trước hội đồng những điều cơ bản để thuyết phục 
hội đồng, trả lời những câu hỏi do hội đồng đặt ra 
THỜI GIAN DỰ KIẾN: 2 tuần 
Tư liệu tham khảo Số 3(68) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
142 
MỤC TIÊU HỌC TẬP CỦA CHƯƠNG 
Xác định được các yêu cầu về xây dựng, thiết bị và môi trường trong trường học 
Xác định được các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học 
Xác định được các quy chuẩn về vệ sinh cá nhân và chế độ vệ sinh trong trường 
Trình bày được những hiểu biết trên của mình cho người khác 
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG 
Câu hỏi khái quát Có phải ai cũng có thể mở trường? 
Câu hỏi bài học Trường học của chúng ta có an toàn? 
Câu hỏi nội dung Có những yêu cầu nào về vệ sinh trong trường học? 
Làm thế nào để đạt được những yêu cầu đó? 
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ 
Trước dự án Trong dự án Sau dự án 
 Mẫu 002A: Đánh giá làm việc nhóm 
Mẫu 002B: Đánh giá sản phẩm sách/blog của nhóm 
Mẫu 002C: Đánh giá bài thuyết trình 
Bài kiểm tra trắc 
nghiệm số 02 
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 
1 tuần trước dự án: 
Công bố mẫu giới thiệu dự án 
Cho SV thảo luận kế hoạch triển khai dự án 
Tuần 1: 
- SV làm việc theo nhóm ngoài lớp và đăng bài lên diễn đàn 
- Đọc bài của các nhóm khác và đánh giá 
Tuần 2: 
- SV lên lớp tổ chức buổi xét duyệt thành lập trường 
- Tham gia đánh giá và phản biện cho các nhóm 
- Làm bài kiểm tra sau dự án 2 
ĐIỀU CHỈNH CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG 
SV khiếm thị Yêu cầu các nhóm gửi bài trực tiếp đến email của các bạn khiếm thị để các bạn 
khỏi lên diễn đàn tải bài 
SV kém công nghệ 
thông tin 
Phân công các bạn trong nhóm tải bài vào USB hoặc in ra giấy 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Sách: 
- Phạm Thị Nhuận (2012), Vệ sinh phòng bệnh trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm TPHCM 
- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2010), Giải phẫu sinh lí vệ sinh phòng bệnh trẻ em, Nxb Hà Nội 
Website: 
 Website Viện Pasteur TPHCM 
 Website Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 
 Báo Sức khỏe và Đời sống - trực thuộc Bộ Y tế 
 Trang Thông tin Y học Việt Nam - trực thuộc Bộ Y tế 
 Tạp chí Y học Thực hành - trực thuộc Bộ Y tế 
 Bệnh viện Nhi đồng I TPHCM 
CÁC HỖ TRỢ KHÁC 
Diễn đàn: Group VSPB được giáo viên hỗ trợ trực tuyến từ 9h-10h30’ tối từ thứ 2 đến thứ 6 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phan Thanh Hà 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
143 
2.1.3. Kế hoạch dự án 3: Gameshow Phòng bệnh - chương Phòng bệnh truyền nhiễm 
cho trẻ em 
Người soạn ThS Phan Thanh Hà 
Lớp thực hiện Lớp học phần VSPBTE do Khoa Giáo dục Đặc biệt tổ chức từ 06-3-2013 
TÊN DỰ ÁN: Gameshow phòng bệnh 
TÓM TẮT NỘI DUNG 
CHƯƠNG PHÒNG BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA CHO TRẺ EM 
Nội dung bài đề cập nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách phòng các bệnh truyền nhiễm lây qua các 
đường khác nhau 
TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH CỦA DỰ ÁN 
SV vào vai nhân viên Phòng Thanh thiếu niên của Đài truyền hình, được giao nhiệm vụ thiết kế 
Gameshow Đường lên đỉnh Olympia tháng 4 với chủ đề: Bệnh lây qua đường tiêu hóa. Các nhóm sẽ thiết 
kế gameshow để trình Ban giám đốc duyệt cho buổi quay tuần tới 
THỜI GIAN DỰ KIẾN: 2 tuần 
MỤC TIÊU HỌC TẬP CỦA BÀI 
Kể tên được các bệnh lây qua đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em 
Nhận biết được các triệu chứng đặc trưng của một số bệnh lây qua đường tiêu hóa phổ biến 
Đề ra được các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa 
Trình bày được những hiểu biết trên của mình cho người khác 
Biết cách phối hợp làm việc nhóm 
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG 
Câu hỏi khái quát Làm thế nào để tồn tại khi có dịch bệnh? 
Câu hỏi bài học Bảo vệ học sinh của chúng ra sao trong mùa dịch? 
Câu hỏi nội dung Có những bệnh lây qua đường tiêu hóa/ hô hấp/ da niêm mạc/ muỗi 
truyền/ mẹ sang con nào thường gặp ở trẻ em? 
Làm thế nào để nhận biết được trẻ em đang mắc loại bệnh nào? 
Xử trí thế nào khi trẻ bị bệnh truyền nhiễm đến trường? 
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ 
Trước dự án Trong dự án Sau dự án 
 Mẫu 003A: Đánh giá làm việc nhóm 
Mẫu 003B: Đánh giá sản phẩm kịch bản 
Mẫu 003C: Đánh giá sản phẩm gameshow 
Mẫu 003D: Đánh gia tham gia hoạt động tại lớp 
Bài kiểm tra trắc 
nghiệm số 03 
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 
1 tuần trước dự án: 
Công bố mẫu giới thiệu dự án 
Cho SV thảo luận kế hoạch triển khai dự án 
Tuần 1: 
- SV làm việc theo nhóm ngoài lớp và đăng bài lên diễn đàn 
- Đọc bài của các nhóm khác và đánh giá 
Tuần 2: 
- SV lên lớp tổ chức buổi xét duyệt gameshow 
- Tham gia chơi thử 
Tư liệu tham khảo Số 3(68) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
144 
- Tham gia đánh giá và phản biện cho các nhóm 
- Làm bài kiểm tra sau dự án 3 
ĐIỀU CHỈNH CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG 
SV khiếm thị Yêu cầu các nhóm gửi bài trực tiếp đến email của các bạn khiếm thị để 
các bạn khiếm thị bớt khó khăn khi tải bài 
SV kém công nghệ thông tin Phân công các bạn trong nhóm tải bài vào USB hoặc in ra giấy 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Sách: 
- Phạm Thị Nhuận (2012), Vệ sinh phòng bệnh trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm TPHCM 
- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2010), Giải phẫu sinh lí vệ sinh phòng bệnh trẻ em, Nxb Hà Nội 
Website: 
 Website Viện Pasteur TPHCM 
 Website Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 
 Báo Sức khỏe và Đời sống - trực thuộc Bộ Y tế 
 Trang Thông tin Y học Việt Nam - trực thuộc Bộ Y tế 
 Tạp chí Y học Thực hành - trực thuộc Bộ Y tế 
 Bệnh viện Nhi đồng I TPHCM 
CÁC HỖ TRỢ KHÁC 
Diễn đàn: Group VSPB được giáo viên hỗ trợ trực tuyến từ 9h-10h30’ tối từ thứ 2 đến thứ 6 
2.2. Khảo sát ý kiến chuyên gia 
Sau khi xây dựng các dự án, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến 6 giảng viên ở các 
khoa khác nhau của Trường ĐHSP TPHCM tham gia giảng dạy môn Intel để khảo sát 
về cách xây dựng dự án trong học phần VSPBTE. Ngoài phần phiếu đánh giá, các 
giảng viên cũng góp ý cụ thể về cách hành văn, ý tưởng, các bảng hỏi, cách đánh giá 
để các kế hoạch bài dạy hợp lí hơn. Kết quả lấy ý kiến và khảo sát cho thấy các dự án 
học tập mà chúng tôi biên soạn có chất lượng đảm bảo để ứng dụng vào giảng dạy. 
Bảng 1. Tổng hợp khảo sát về chất lượng các bản kế hoạch bài dạy 
Nội dung khảo sát 
Chương 1: “Các tác 
nhân gây bệnh” 
Chương 3: “Các vấn 
đề về vệ sinh trường 
học” 
Chương 5: “Phòng 
bệnh truyền nhiễm 
cho trẻ em” 
Dự án Chúng tôi là 
chuyên gia 
Dự án Chúng tôi là 
chủ trường 
Dự án Gameshow 
phòng bệnh 
Tốt Khá Trung bình Tốt Khá 
Trung 
bình Tốt Khá 
Trung 
bình 
Tình huống của dự án 4/6 2/6 4/6 2/6 4/6 2/6 
Bản giới thiệu dự án 5/6 1/6 5/6 1/6 5/6 1/6 
Bộ câu hỏi định hướng 4/6 2/6 4/6 2/6 4/6 2/6 
Bản đánh giá 4/6 2/6 4/6 2/6 4/6 2/6 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phan Thanh Hà 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
145 
3. Kết quả thực nghiệm 
Đề tài nghiên cứu này chỉ thực nghiệm trên một lớp học phần ở học kì II năm học 
2012-2013 của Khoa Giáo dục Đặc biệt, giảng viên là Thạc sĩ Phan Thanh Hà. Chúng 
tôi đã triển khai 3 dự án “Chúng tôi là chuyên gia”, “Chúng tôi là chủ trường” và 
“Game show phòng bệnh”. 
3.1. Dựa vào bảng theo dõi của giảng viên 
Giảng viên tiến hành ghi nhận và đánh giá các nhóm và cá nhân qua bảng theo 
dõi dự án (xem bảng 2). 
Bảng 2. Tổng hợp theo dõi dự án của giảng viên 
Nội dung theo dõi Dự án 1 Dự án 2 Dự án 3 
Về hoạt động ngoài giờ 
SV nộp bài đúng hạn 100% 100% 100% 
SV nộp đánh giá đúng hạn 100% 100% 100% 
SV tham gia diễn đàn 45,3% 50,1% 40,6% 
Về hoạt động trên lớp 
SV có mặt 94,3% 96,6% 92,4% 
SV tập trung chú ý lắng nghe 45,6% 56,6% 58,3% 
SV tham gia các hoạt động trên lớp 35,4% 30% 64,2% 
Bảng 2 cho thấy các nhóm SV đều đã hoàn thành yêu cầu nộp bài, đánh giá và 
nộp các bản đánh giá của dự án đúng thời hạn, tham gia vào diễn đàn môn học với tỉ lệ 
trên 40%. Đây là dấu hiệu cho thấy SV đã tích cực và chủ động tham gia hoạt động 
ngoài giờ của dự án. SV khá tập trung vào các hoạt động trên lớp, có chú ý lắng nghe 
nhóm bạn và tham gia khá tích cực các hoạt động tại lớp của dự án. Tỉ lệ tham gia chưa 
cao có thể lí giải vì lớp học phần có 61 SV tham gia học tập, rất khó khăn để ghi nhận ý 
kiến nhiều người trong 1 khoảng thời gian nhất định. 
3.2. Dựa vào bảng hỏi sinh viên 
Sau khi kết thúc học phần, chúng tôi tiến hành phát bảng hỏi cho SV để điều tra 
về nhiều khía cạnh của DHDA: 
- Với câu hỏi điều tra về các lợi ích mà SV thu được sau học tập dự án, SV lựa 
chọn nhiều nhất là những kĩ năng giúp SV học tập tích cực (xem bảng 3). 
Bảng 3. Tổng hợp kết quả khảo sát về lợi ích của SV sau khi học học phần VSPBTE 
Những lợi ích SV nhận được sau học phần VSPBTE Tỉ lệ 
Tăng tính chủ động trong học tập 89,8% 
Biết cách làm việc nhóm 89,8% 
Biết cách tham khảo tài liệu 76,3% 
Biết cách làm bài thuyết trình 76,3% 
Biết cách tìm thông tin 72,9% 
Biết cách trình bày trước đám đông 69% 
Rèn luyện kĩ năng tin học 64% 
Biết cách viết báo cáo 49,2% 
Tư liệu tham khảo Số 3(68) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
146 
- Với câu hỏi điều tra về các hoạt động của dự án mà SV tham gia giúp các em tích 
cực học tập, đa số các hoạt động của dự án đều được SV lựa chọn với tỉ lệ khá cao 
(xem bảng 4). 
Bảng 4. Tổng hợp kết quả khảo sát về các hoạt động của dự án 
giúp SV chủ động tích cực học tập 
Những hoạt động của dự án giúp SV tích cực học tập Tỉ lệ 
Thực hiện các báo cáo 78% 
Nghe các bài thuyết trình 72,9% 
Đánh giá bài của nhóm khác 67,8% 
Đọc báo cáo của nhóm khác 62,7% 
Tham gia đặt câu hỏi cho bạn học 62,7% 
Dự các hoạt động trên lớp 58% 
Làm và sửa bài kiểm tra 41% 
Tranh luận tại group VSPB trên facebook 35,6% 
- Với các câu hỏi khảo sát về những kĩ năng mà SV đạt được sau khi tham gia các 
dự án, ngoài những kĩ năng thuộc về kiến thức, các SV còn thu được những kĩ năng 
mềm đa dạng, đây là những kĩ năng mang tính tích cực, chủ động đối với quá trình học 
tập (xem bảng 5). 
Bảng 5. Tổng hợp kết quả khảo sát về các kĩ năng mềm đạt được sau dự án 
DỰ ÁN Các kĩ năng mềm Tỉ lệ 
DỰ ÁN 1 
Thu thập, sàng lọc thông tin từ internet 72,9% 
Làm việc nhóm 71,2% 
Đánh giá bài viết theo tiêu chí có sẵn 52,6% 
Tranh luận tại group VSPB trên facebook 25% 
Đóng góp ý kiến cho bài viết 61% 
DỰ ÁN 2 
Thu thập, sàng lọc thông tin từ internet 67,8% 
Làm việc nhóm 71% 
Đánh giá bài viết theo tiêu chí có sẵn 56% 
Tranh luận tại group VSPB trên facebook 3,2% 
Trình bày trước hội đồng 66,1% 
Tạo bài thuyết trình bằng powerpoint 62,7% 
Trả lời chất vấn 76,3% 
Đặt câu hỏi chất vấn 71% 
DỰ ÁN 3 
Thu thập sàng lọc thông tin từ internet 57,6% 
Làm việc nhóm 75% 
Đánh giá trò chơi theo tiêu chí có sẵn 56% 
Viết kịch bản trò chơi 71,2% 
Tạo trò chơi bằng powerpoint 76,3% 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phan Thanh Hà 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
147 
- Với câu hỏi khảo sát về những chương khác của học phần mà SV muốn học bằng 
phương pháp DHDA, SV đã chọn các học phần còn lại với tỉ lệ cao, điều này cũng cho 
thấy tính chủ động của SV khi tham gia học tập (xem bảng 6). 
Bảng 6. Tổng hợp kết quả khảo sát về các học phần khác muốn học bằng DHDA 
Các chương khác của học phần VSPBTE Tỉ lệ phiếu hỏi 
Nhiễm khuẩn, Truyền nhiễm, Miễn dịch và các Phương pháp 
diệt khuẩn 52,5% 
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em 61% 
Phòng tránh và xử trí một số tai nạn cho trẻ 71,2% 
3.3. Dựa trên chất lượng các sản phẩm của dự án (xem bảng 7) 
Bảng 7. Tổng hợp kết quả chấm điểm các sản phẩm dự án 
Nhóm Sách Báo cáo 
Bản 
thuyết 
trình 
Kịch bản 
Game 
show 
Mẫu 
gameshow 
Hoa lài 7,0 7,9 7,4 8 7,5 
Hoa lan 6,9 7,2 7,0 7,5 7 
Hoa sen 6,9 7,3 7,2 7,5 7 
Hoa hồng 7,6 8,1 8,0 8,5 8,5 
Hoa mẫu đơn 7,3 8,6 7,7 8 8 
Hoa đồng tiền 7,3 7,8 7,0 7,5 7,5 
Hoa cát tường 7,6 8,2 7,4 8 8 
Hoa cẩm chướng 7,5 8,5 7,3 7,5 7 
Hoa hướng dương 7,1 8,0 7,4 7 7,5 
Bảng 7 cho thấy các nhóm tham gia dự án đều đạt kết quả từ khá trở lên, điều này 
chứng tỏ các SV làm việc nghiêm túc, các bản hướng dẫn đánh giá và bảng giới thiệu 
dự án đã có hiệu quả trong việc định hướng học tập cho SV. 
Kết quả trên cũng cho thấy việc học theo dự án hoàn toàn có thể chuyển tải đầy 
đủ nội dung kiến thức của môn học. 
3.4. Dựa trên kết quả các bài kiểm tra sau dự án (xem bảng 8) 
Bài kiểm tra sau dự án là một trong những hình thức đánh giá của dự án, nằm 
trong lịch trình đánh giá của kế hoạch dự án. Kết quả cho thấy SV đã nắm được kiến 
thức của từng chương sau dự án, thể hiện qua tỉ lệ bài đạt cao. 
Bảng 8. Kết quả tổng hợp các bài kiểm tra sau dự án 
Điểm Bài kiểm tra sau dự án 1 
Bài kiểm tra 
sau dự án 2 
Bài kiểm tra 
sau dự án 3 
Đạt 94,7% 100% 100% 
Khá 17,5% 1,6% 95,2% 
Giỏi 1,8% 35,8% 1,9% 
Tổng bài 57 61 53 
Tư liệu tham khảo Số 3(68) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
148 
3.5. Dựa trên kết quả học tập học phần 
Kì thi kết thúc học phần được tổ chức vào ngày 21-6-2013, hình thức thi là tự 
luận, đề mở. Có 60 SV tham gia lớp học phần thực nghiệm dự thi. Kết quả bài thi có 
95% SV tham gia học phần VSPBTE dự thi đã đạt, trong đó có 71,67% SV đạt mức 
khá giỏi. Điều này cho thấy, không có gì bất thường trong kết quả học tập khi tổ chức 
học tập bằng phương pháp dạy học dự án ở một số chương của học phần VSPBTE. 
4. Kết luận 
Các dự án dạy học “Chúng tôi là chuyên gia”, “Chúng tôi là chủ trường”, “Game 
show phòng bệnh” thiết kế dựa trên 3 chương “Các tác nhân gây bệnh”, “Các vấn đề về 
vệ sinh trường học” và “Phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ em” trong học phần 
VSPBTE được các chuyên gia đánh giá là xây dựng khá hợp lí và khả thi. 
Việc thực nghiệm 3 dự án học tập nói trên đã thành công ở các khía cạnh: đảm 
bảo các kĩ năng về kiến thức và kĩ năng của mỗi chương, SV hứng thú với phương 
pháp học tập theo dự án, SV tích cực và chủ động học tập. 
Nghiên cứu trên cũng cho thấy, tổ chức dạy học bằng hình thức DHDA ở 3 
chương trong học phần VSPBTE đã góp phần tích cực hóa hoạt động học tập bộ môn 
này cho SV lớp thực nghiệm. Có thể áp dụng các dự án này cho những năm học sau ở 
Khoa Giáo dục Đặc biệt cũng như các lớp học phần do các giảng viên khác trong 
trường phụ trách. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Việt Cường (2013), “Xây dựng các dự án học tập trong tổ chức dạy học học 
phần phương pháp dạy học cho sinh viên đại học sư phạm Toán”, Tạp chí Khoa học 
Giáo dục, (91), tr.56-59. 
2. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2011), Giáo dục học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
3. Đậu Thị Hòa (2011), “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy các học 
phần Tài nguyên Khoáng sản, Khí hậu, Đất, Nước và Ô nhiễm môi trường ở Khoa 
Địa lí Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại 
học Đà Nẵng, 1(42), tr.143-150. 
4. INTEL (2012), Chương trình dạy học của Intel - Phiên bản 10.1, Nxb Đại học Sư 
phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 
5. Nguyễn Thị Nguyệt (2011), “Áp dụng hình thức dạy học dự án trong dạy học về 
amino axit ở Trường Đại học Y Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (68), tr.89-92. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 23-7-2013; ngày phản biện đánh giá: 29-11-2013; 
ngày chấp nhận đăng: 23-3-2015) 

File đính kèm:

  • pdftich_cuc_hoa_hoat_dong_hoc_tap_cua_sinh_vien_qua_viec_xay_du.pdf