Thực trạng việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với truyện kể
Bài báo trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu thực trạng việc thiết kế và sử dụng trò chơi học
tập (TCHT) nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với truyện
kể (HĐLQTK). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Giáo viên (GV) mầm non rất ít sử dụng TCHT nhằm
rèn luyện trí nhớ cho trẻ trong HĐLQTK. Nguyên nhân là do nguồn TCHT có trong các tài liệu
còn hạn chế, GV không có thời gian để thiết kế các TCHT cho phù hợp với từng truyện kể.
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với truyện kể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với truyện kể
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE ISSN: 1859-3100 KHOA HỌC GIÁO DỤC Tập 14, Số 7 (2017): 183-190 EDUCATION SCIENCE Vol. 14, No. 7 (2017): 183-190 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: 183 THỰC TRẠNG VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM RÈN LUYỆN TRÍ NHỚ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TRUYỆN KỂ Đồng Thị Thu Trang* Ngày Tòa soạn nhận được bài: 04-8-2015; ngày phản biện đánh giá: 12-8-2015; ngày chấp nhận đăng: 29-7-2017 TÓM TẮT Bài báo trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu thực trạng việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập (TCHT) nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với truyện kể (HĐLQTK). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Giáo viên (GV) mầm non rất ít sử dụng TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ trong HĐLQTK. Nguyên nhân là do nguồn TCHT có trong các tài liệu còn hạn chế, GV không có thời gian để thiết kế các TCHT cho phù hợp với từng truyện kể. Từ khóa: trí nhớ, trò chơi học tập, làm quen truyện kể, mẫu giáo 5- 6 tuổi. ABSTRACT The reality of designing and applying educational games (EG) in storytelling activities (SA) to train memory for preschoolers aged 5-6 years The journal article presents research result regarding the reality of designing and applying educational games (EG) in storytelling activities (SA) to train memory for preschoolers aged 5-6 years. Results from research indicate that: preschool teachers in general rarely employed educational games for training children’s memory in activity of storytelling. The cause of this issue is attributed to several factors including lack of training materials, limited time horizon for teachers to design adequate EQ that is uniquely tailored to each tale/story. Keywords: memory, Educational games, storytelling, preschool 5-6 years. * Email: dongthithutrangk24@gmail.com 1. Đặt vấn đề Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động kể chuyện (HĐKC) (thuộc hoạt động hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học) còn được gọi là hoạt động làm quen truyện kể (HĐLQTK). Sản phẩm của hoạt động kể chuyện là truyện kể. Việc rèn trí nhớ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua HĐLQTK có ý nghĩa quan trọng, vì nhờ có trí nhớ tốt, trẻ sẽ tư duy và cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong truyện kể. HĐLQTK cũng như các hoạt động khác ở trường mầm non không nặng về kiến thức. Kiến thức được trẻ tích lũy thông qua hoạt động vui chơi. Có nhiều loại trò chơi (TC) giúp trẻ nhớ lại truyện kể nhưng TCHT vẫn được coi là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất. “Trò chơi học tập” được hiểu là trò chơi có sẵn nội dung và luật chơi, do người lớn sáng tác và đưa vào cuộc sống của trẻ em nhằm giáo dục trí tuệ cho trẻ (Lê Thị TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 183-190 184 Minh Hà, 2001, tr.43). Để tìm hiểu thực trạng việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ MG 5-6 tuổi qua truyện kể ở một số trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), đồng thời xác định những khó khăn mà GV gặp phải khi thiết kế và sử dụng TCHT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 50 GVMN đang trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn Quận 10, Quận 11 và Quận 3. 2. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQTK 2.1. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ MG 5-6 tuổi trong truyện kể qua phiếu điều tra 2.1.1. Thực trạng các trò chơi được GVMN sử dụng khi cho trẻ LQTK (xem Bảng 1) Bảng 1. Các TC thường được GVMN sử dụng khi tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổi LQTK (N=50) STT Tên TC Số lượng GV sử dụng Tỉ lệ phần trăm Xếp hạng 1 Trò chơi gây hứng thú mở đầu hoạt động 45 90 1 2 Trò chơi đóng vai nhân vật 39 78 2 3 Trò chơi đóng kịch nội dung câu chuyện 30 60 4 4 Kể chuyện sáng tạo 34 68 3 5 Nhóm TCHT 18 36 5 Kết quả khảo sát cho thấy TC gây hứng thú mở đầu hoạt động học được GVMN sử dụng nhiều (45/50 GVMN sử dụng chiếm tỉ lệ 90%). GVMN quan tâm sử dụng nhóm TC sáng tạo: Trò chơi đóng vai nhân vật (78%), Trò chơi đóng kịch nội dung câu chuyện (60%), kể chuyện sáng tạo (68%). Nhóm TCHT ít được GVMN quan tâm sử dụng khi tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổi LQTK, chỉ có 18/50 GVMN được khảo sát quan tâm sử dụng, chiếm tỉ lệ 36%. Vậy đâu là lí do khiến GVMN chưa quan tâm đến việc thiết kế và sử dụng TCHT khi tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổi LQTK? Khi được hỏi vì sao GVMN chưa quan tâm sử dụng TCHT để rèn luyện trí nhớ cho trẻ trong hoạt động cho trẻ LQTK, nhiều GV đã trả lời vì nguồn TCHT trong hoạt động cho trẻ LQTK còn nghèo nàn, mặt khác, GVMN không có nhiều thời gian thiết kế TC và chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phù hợp. 2.1.2. Thực trạng mức độ GV sử dụng các nhóm TCHT để giúp trẻ MG 5-6 tuổi nhớ lại một truyện kể (xem Bảng 2) TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Đồng Thị Thu Trang 185 Bảng 2. Mức độ GV sử dụng các nhóm TCHT để giúp trẻ MG 5-6 tuổi nhớ lại một truyện kể STT Các nhóm TC Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ SL % SL % SL % 1 Nhóm TC học tập giúp trẻ ghi nhớ các nhân vật trong truyện 20 40 18 36 12 24 2 Nhóm TC học tập giúp trẻ nhớ nội dung các đoạn truyện 11 22 18 36 21 42 3 Nhóm TC học tập giúp trẻ nhớ toàn bộ truyện 37 74 7 14 6 12 Kết quả khảo sát cho thấy GVMN thường xuyên sử dụng nhóm TCHT giúp trẻ ghi nhớ toàn bộ truyện kể (37/50 GVMN, chiếm tỉ lệ 74%). Tuy nhiên, trong quá trình quan sát thực tế cho thấy GVMN sử dụng loại TCHT giúp trẻ nhớ toàn bộ truyện có nội dung còn rất nghèo nàn, chủ yếu GV cho trẻ chơi trò xếp tranh theo thứ tự câu chuyện và kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện. Nhóm TCHT giúp trẻ ghi nhớ các nhân vật trong truyện được GVMN sử dụng nhưng tỉ lệ không cao (20/50 GVMN, chiếm tỉ lệ 40%). Điều này phù hợp với kết quả quan sát thực tế. Khi dự giờ, GV không tổ chức cho trẻ chơi các TC nhớ tên nhân vật trong truyện kể mà chủ yếu yêu cầu trẻ ghi nhớ nhân vật qua trả lời câu hỏi đàm thoại. Nhóm TCHT giúp trẻ nhớ nội dung các đoạn truyện chưa thật sự được GVMN quan tâm (chỉ có 11/50 GVMN chiếm tỉ lệ 22% thường xuyên sử dụng). Khi được phỏng vấn tại sao chưa quan tâm sử dụng nhóm TCHT này, một số GV cho biết “GV có chú ý cho trẻ nhớ đoạn truyện nhưng chỉ nhớ những đoạn cao trào, có kịch tính và tính giáo dục để trẻ có thể đóng kịch câu chuyện, phục vụ cho các hoạt động của lớp, của trường”. 2.1.3. Thực trạng nguồn TCHT GV sử dụng khi tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQTK (xem Bảng 3) TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 183-190 186 Bảng 3. Nguồn TCHT GV tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐLQTK Nội dung TC Các dạng TC Các nguồn Tài liệu của Vụ GDMN (Tuyển tập TC) Tự thiết kế theo sự sáng tạo của bản thân Học hỏi kinh nghiêm của đồng nghiệp Các nguồn khác (sưu tầm, TV, internet) SL % SL % SL % SL % TC nhớ tên nhân vật Giả giọng nhân vật, trẻ nhớ tên nhân vật 0 0 17 34 27 54 25 50 Chơi với nhân vật rời (nhặt nhân vật, nói lời thoại) 0 0 16 32 27 54 17 34 TC nhớ từng đoạn truyện Kể sai một vài chi tiết của đoạn truyện, trẻ phát hiện và kể lại cho đúng 0 0 10 20 23 46 25 50 Kể tiếp đoạn truyện 0 0 10 20 27 54 22 44 TC nhớ toàn bộ truyện Xếp tranh theo thứ tự câu chuyện và kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện 0 0 17 34 34 68 23 46 Bảng 3 cho thấy các TCHT được GV tổ chức cho trẻ LQTK được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau: GV sưu tầm từ các tài liệu tham khảo trên internet, ti-vi và tự thiết kế theo sự sáng tạo của bản thân và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Điều đặc biệt là không có GV nào sử dụng TCHT từ nguồn tài liệu của Vụ GDMN để giúp trẻ rèn luyện trí nhớ trong HĐLQTK. Lí giải nguyên nhân của vấn đề này bằng cách phân tích các tài liệu của Vụ GDMN, kết quả cho thấy trong các tài liệu này không có TCHT giúp trẻ rèn luyện trí nhớ trong HĐLQTK. Đây là một khó khăn lớn cho GV khi thực hiện hoạt động cho trẻ LQTK ở trường MN. Số liệu ở bảng trên TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Đồng Thị Thu Trang 187 cũng cho thấy ít GV tham gia tự thiết kế TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ trong HĐLQTK cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. Đa số GV sử dụng TCHT từ nguồn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp và sử dụng từ nguồn tài liệu khác như ti-vi, internet 2.1.4. Thực trạng hình thức tổ chức các TCHT cho trẻ MG 5-6 tuổi LQTK trong các hoạt động hằng ngày ở trường MN (xem Bảng 4) Bảng 4. Hình thức tổ chức các TCHT cho trẻ MG 5-6 tuổi LQTK trong các hoạt động hằng ngày ở trường MN (N=50) STT Hình thức tổ chức Các nhóm TC Trong giờ hoạt động có chủ đích Hoạt động góc Hoạt động ngoài trời Hoạt động chiều 1 (Nhóm 1) Nhóm TCHT giúp trẻ ghi nhớ các nhân vật trong truyện 7 (14%) 25 (50%) 0 10 (20%) 2 (Nhóm 2) Nhóm TCHT giúp trẻ nhớ nội dung các đoạn truyện 15 (30%) 12 (24%) 0 14 (28%) 3 (Nhóm 3) Nhóm TCHT giúp trẻ nhớ toàn bộ truyện 37 (74%) 34 (68%) 0 37 (74%) Bảng 4 cho thấy không có GV nào sử dụng cả 3 nhóm TCHT giúp trẻ 5-6 tuổi rèn luyện trí nhớ trong HĐLQTK ở hình thức hoạt động ngoài trời. Ba nhóm TCHT được GV sử dụng với mức độ và các hình thức khác nhau. Nhóm TCHT giúp trẻ nhớ các nhân vật trong truyện được GV sử dụng ở hoạt động góc nhiều hơn, cụ thể có 25 GV sử dụng nhóm TC này ở hoạt động góc chiếm tỉ lệ 50%, trong khi đó chỉ có 7 GV sử dụng TC nhớ tên nhân vật trong giờ hoạt động có chủ đích (14%), hoạt động chiều cũng chỉ có 10 GV sử dụng (20%). Nhóm TCHT giúp trẻ nhớ nội dung các đoạn truyện được sử dụng tương đối đều ở cả 3 hình thức hoạt động: hoạt động có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động chiều. Cụ thể, giờ hoạt động có chủ đích: 15 GV sử dụng (30%), hoạt động góc: 12 GV sử dụng (24%), hoạt động chiều: 14 GV sử dụng (28%). Đặc biệt nhóm TCHT giúp trẻ nhớ toàn bộ truyện kể được GV sử dụng nhiều hơn hẳn so với 2 nhóm trên, mức độ sử dụng tương đối đồng đều nhau ở các hình thức hoạt động. Cụ thể, giờ hoạt động có chủ đích có 37 GV sử dụng (74%), hoạt động góc có 34 GV sử dụng (68%), hoạt động chiều có 37 GV sử dụng (74%). 2.2. Thực trạng thiết kế và sử dụng TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ MG 5-6 tuổi qua phân tích kế hoạch giáo dục và quan sát thực tế 2.2.1. Thực trạng thiết kế và sử dụng TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ MG TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 183-190 188 5-6 tuổi qua phân tích kế hoạch giáo dục Chương trình GDMN mới dạy học theo hướng tích hợp, vì thế khi hoạt động có chủ đích là hoạt động kể chuyện thì các hoạt động khác trong ngày như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời cần tổ chức nội dung phù hợp để giúp trẻ ghi nhớ nội dung câu chuyện. Bằng phương pháp phân tích kế hoạch giáo dục, chúng tôi tìm hiểu xem GVMN có thiết kế và sử dụng TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ MG 5-6 tuổi qua truyện kể hay không. Qua phân tích kế hoạch giáo dục mà cụ thể là các giáo án, có thể nhận thấy ở từng câu chuyện GV có sử dụng các TC nhưng chủ yếu là các TC nhằm gây hứng thú cho trẻ, TC sáng tạo phù hợp với truyện kể theo hướng tích hợp và TC đóng kịch câu chuyện. TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ trong truyện kể được GV sử dụng rất ít, giáo án cũng rất đơn điệu, chủ yếu GV cho trẻ chơi xếp tranh theo thứ tự câu chuyện và kể lại câu chuyện. Nhóm TCHT giúp trẻ nhớ nhân vật và nhớ từng đoạn truyện thì GV không quan tâm trong giáo án. Để giúp trẻ nhớ nhân vật trong truyện, GV chỉ sử dụng phương pháp đàm thoại với trẻ. GV không quan tâm đến việc rèn trẻ nhớ các đoạn truyện mà chỉ quan tâm đến việc trẻ nhớ các đoạn truyện mang tính cao trào. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu bằng phương pháp điều tra và phương pháp phỏng vấn GV. 2.2.2. Kết quả quan sát hoạt động trong ngày Khi quan sát thực tế hoạt động trong ngày ở trường mầm non, chúng tôi dễ dàng nhận thấy ở từng câu chuyện, GV tổ chức các TC với nhiều hình thức phong phú: chơi ở giờ hoạt động có chủ đích, ở hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều; tuy nhiên, các TC này chủ yếu là TC đóng kịch, TC dân gian, TC vận động, TC sáng tạo phù hợp với câu chuyện, chỉ có một TC kể truyện theo tranh là TCHT. Cụ thể, trong giờ hoạt động góc, GVMN chủ yếu sử dụng TC sáng tạo như đóng vai, đóng kịch. Đối với hoạt động ngoài trời, GV tổ chức cho trẻ chơi TC vận động, TC dân gian. Trong giờ hoạt động chiều, GV tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo và chơi một số TC tạo ra sản phẩm. Kết quả trên cho thấy khi tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổi LQTK GV chỉ chú ý đến yếu tố tích hợp, GV quan tâm chọn những TC cho phù hợp với truyện kể, ít quan tâm sử dụng TCHT để rèn trí nhớ cho trẻ trong LQTK. Tóm lại, có thể nhận định GVMN chưa quan tâm thiết kế và sử dụng TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ MG 5-6 tuổi qua truyện kể. 2.3. Những khó khăn GV gặp khi thiết kế và sử dụng TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ MG 5-6 tuổi qua truyện kể (xem Bảng 5) TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Đồng Thị Thu Trang 189 Bảng 5. Những khó khăn GV gặp khi thiết kế và sử dụng TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ MG 5-6 tuổi qua truyện kể.(N=50 ) STT Nội dung những khó khăn Khó khăn Không khó khăn Xếp hạng 1 Khó khăn do nguồn tài liệu về TCHT rèn luyện trí nhớ cho trẻ MG 5-6 qua truyện kể không có trong Tài liệu của Vụ GDMN (Tuyển tập TC) 50 0 1 2 Khó khăn do GV không có thời gian thiết kế TCHT rèn luyện trí nhớ cho trẻ 5-6 tuổi qua truyện kể 43 7 2 3 Khó khăn trong việc lựa chọn TCHT phù hợp để rèn luyện trí nhớ cho trẻ MG 5-6 tuổi qua truyện kể 40 7 3 4 Khó khăn trong việc hướng dẫn tổ chức TC 14 36 6 5 Thiếu thời gian chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, môi trường chơi cho trẻ nghèo nàn 27 23 5 6 Trẻ ít hứng thú trong khi tham gia TC do nội dung chơi còn đơn điệu 35 15 4 Khi thiết kế và sử dụng TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ trong HĐLQTK, GV gặp nhiều khó khăn nhưng mức độ các khó khăn không giống nhau. Mức độ khó khăn được các GV xếp theo thứ tự ưu tiên như sau: Khó khăn do nguồn TCHT từ các tài liệu của Vụ Giáo dục Mầm non không có (xếp thứ 1). Khó khăn do GV không có thời gian thiết kế TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ trong HĐLQTK (xếp thứ 2). Khó khăn trong việc lựa chọn TCHT phù hợp để rèn trí nhớ cho trẻ trong HĐLQTK (xếp thứ 3).Trẻ ít hứng thú trong khi tham gia vào TC do nội dung chơi còn đơn điệu (xếp thứ 4). Khó khăn do thiếu thời gian chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, môi trường chơi cho trẻ còn nghèo nàn (xếp thứ 5). Khó khăn trong việc hướng dẫn tổ chức TC (xếp thứ 6). 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy GVMN rất ít sử dụng TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ trong HĐLQTK. Nguyên nhân do nguồn tài liệu về TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ trong HĐLQTK còn nghèo nàn, TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ trong HĐLQTK trong các tài liệu của Vụ Giáo dục Mầm non không có, GV không có thời gian để thiết kế TCHT. Các TCHT mà GV sử dụng nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ trong HĐLQTK từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là từ học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp và từ nguồn tài liệu khác như ti-vi, internet GV sử dụng TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ trong HĐLQTK ở nhiều hình thức hoạt động khác nhau: Ở hoạt động có chủ đích, hoạt động góc, hoạt động chiều, tuy nhiên mức độ thiết kế và sử dụng còn hạn chế; còn ở hoạt động TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 183-190 190 ngoài trời, GV không sử dụng. Khó khăn lớn nhất của GV trong việc thiết kế và sử dụng TCHT là nguồn tài liệu về TCHT nhằm rèn trí nhớ cho trẻ trong HĐLQTK trong các tài liệu của Vụ Giáo dục Mầm non không có. Các nguồn tài liệu khác cũng rất ít, mặt khác GV không có thời gian để thiết kế TCHT nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ trong HĐLQTK. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2009). Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi). Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam. Lê Thị Minh Hà. (2001). Những điều kiện tâm lí của việc tổ chức trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng trí nhớ có chủ định của trẻ 5-6 tuổi, Luận án Tiến sĩ Tâm lí học, Hà Nội. Đinh Văn Vang. (2009). Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
File đính kèm:
- thuc_trang_viec_thiet_ke_va_su_dung_tro_choi_hoc_tap_nham_re.pdf