Thực trạng việc sử dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực cho học sinh tiểu học Khối 3 trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, thành phố Hà Nội

Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy rằng một

bộ phận giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về lợi

ích của trò chơi vận động (TCVĐ), lược bỏ các

bài tập bổ trợ và đặc biệt là TCVĐ. Đại đa số các

giáo viên chỉ chú trọng đến nội dung cơ bản của

buổi tập mà bỏ qua các TCVĐ chỉ vì điều kiện

khách quan khó tổ chức tập luyện, mặc dù họ biết

rằng tập luyện TCVĐ thì hình thức đa dạng, lôi

cuốn được học sinh hăng hái tham gia lại có tác

dụng góp phần phát triển các tố chất vận động và

đem đến hứng thú, vui chơi giải trí là rất cần thiết

cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả GDTC và

học tập văn hóa. Vấn đề đặt ra cần đa dạng hóa

các loại hình bài tập, đặc biệt là các TCVĐ để học

sinh có thể tập luyện mà không bị điều kiện cơ

sở vật chất thiếu thốn chi phối.

Để có căn cứ lựa chọn và ứng dụng các

TCVĐ nhằm phát triển thể lực cho học sinh

khối 3 Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương,

chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng việc

sử dụng TCVĐ trong phát triển thể lực cho đối

tượng nghiên cứu.

pdf 5 trang kimcuc 4100
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng việc sử dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực cho học sinh tiểu học Khối 3 trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng việc sử dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực cho học sinh tiểu học Khối 3 trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, thành phố Hà Nội

Thực trạng việc sử dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực cho học sinh tiểu học Khối 3 trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, thành phố Hà Nội
35
- Sè 6/2019
Tóm tắt:
Đánh giá thực trạng việc sử dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực cho học sinh tiểu học
khối 3 trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hà Nội trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh
hưởng tới việc phát triển thể lực cho học sinh, thực trạng sử dụng trò chơi vận động và thực trạng
thể lực của học sinh. Kết quả nghiên cứu là căn cứ để lựa chọn trò chơi vận động phát triển thể lực
cho đối tượng nghiên cứu..
Từ khóa: Thực trạng thể lực, trò chơi vận động, học sinh, khối 3, Trường Tiểu học Nguyễn Tri
Phương, Thành phố Hà Nội.
Situation of using motor games in physical development for grade 3 elementary school
students Nguyen Tri Phuong Primary School, Hanoi City
Summary:
Assessing the real situation of using motor games in physical development for elementary school
students in grade 3 of Nguyen Tri Phuong Primary School, Hanoi on the basis of analyzing factors
affecting development develop physical fitness for students, real situation of using motor games
and physical condition of students. The research results are the basis for selecting games to develop
physical fitness for the research subjects.
Keywords: Physical condition, motor games, students, grade 3, Nguyen Tri Phuong Primary
School, Hanoi City.
*TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
**ThS, Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, Hà Nội
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy rằng một
bộ phận giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về lợi
ích của trò chơi vận động (TCVĐ), lược bỏ các
bài tập bổ trợ và đặc biệt là TCVĐ. Đại đa số các
giáo viên chỉ chú trọng đến nội dung cơ bản của
buổi tập mà bỏ qua các TCVĐ chỉ vì điều kiện
khách quan khó tổ chức tập luyện, mặc dù họ biết
rằng tập luyện TCVĐ thì hình thức đa dạng, lôi
cuốn được học sinh hăng hái tham gia lại có tác
dụng góp phần phát triển các tố chất vận động và
đem đến hứng thú, vui chơi giải trí là rất cần thiết
cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả GDTC và
học tập văn hóa. Vấn đề đặt ra cần đa dạng hóa
các loại hình bài tập, đặc biệt là các TCVĐ để học
sinh có thể tập luyện mà không bị điều kiện cơ
sở vật chất thiếu thốn chi phối.
Để có căn cứ lựa chọn và ứng dụng các
TCVĐ nhằm phát triển thể lực cho học sinh
khối 3 Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng việc
sử dụng TCVĐ trong phát triển thể lực cho đối
tượng nghiên cứu.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương
pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài
liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp
quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư
phạm và Phương pháp toán học thống kê.
Khảo sát tiến hành trên 234 học sinh khối 3
thời điểm kết thúc học kỳ 2, năm học 2017-2018.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
THÖÏC TRAÏNG VIEÄC SÖÛ DUÏNG TROØ CHÔI VAÄN ÑOÄNG 
TRONG PHAÙT TRIEÅN THEÅ LÖÏC CHO HOÏC SINH TIEÅU HOÏC KHOÁI 3
TRÖÔØNG TIEÅU HOÏC NGUYEÃN TRI PHÖÔNG, THAØNH PHOÁ HAØ NOÄI
Nguyễn Đình Chung*
Nguyễn Đình Sơn**
BµI B¸O KHOA HäC
36
1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới
việc phát triển thể lực cho học sinh tiểu học
Khối 3, Trường Tiểu học Nguyễn Tri
Phương, Thành phố Hà Nội
1.1. Thực trạng chương trình môn học Thể
dục cho học sinh khối 3, Trường Tiểu học
Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hà Nội
Đánh giá thực trạng chương trình môn học
Thể dục cho học sinh khối 3, Trường Tiểu học
Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hà Nội thông
qua phân tích chương trình giảng dạy của
Trường và phỏng vấn trực tiếp các giáo viên Thể
dục. Kết quả cho thấy:
Chương trình môn học Thể dục hiện đang áp
dụng cho học sinh khối 3, Trường Tiểu học
Nguyễn Tri Phương, Tp. Hà Nội hiện tại đang
được phân phối theo đúng chương trình chuẩn
của Bộ GD&ĐT với tổng số 70 tiết học, tương
ứng với 35 tuần học/ năm. Chương trình học
được thiết kế với các nội dung cơ bản như:
TCVĐ, đội hình độ ngũ, Thể dục rèn tư thế cơ
bản, bài Thể dục và kết hợp các nội dung trong
toàn giáo án. Mục đích là trang bị các kỹ năng
vận động cơ bản và phát triển thể chất cho học
sinh.
Chương trình môn học Thể dục của học sinh
gồm 8 nội dung chính tương ứng với 2 học kỳ,
mỗi học kỳ đều có 2 tiết học dành cho nội dung
thi, kiểm tra.
Phân tích nội dung chương trình môn học
Thể dục cho thấy TCVĐ được quan tâm và
chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với các nội dung
khác. Các em được học tổng số 50/70 tiết có
TCVĐ có chương trình học. Như vậy, cần có hệ
thống TCVĐ đa dạng để hỗ trợ cho các nội dung
của môn học trong chương trình.
1.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên Thể dục
tại Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương,
Thành phố Hà Nội
Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên giảng
dạy môn Thể dục tại Trường Tiểu học Nguyễn
Tri Phương, Tp. Hà Nội thông qua phân tích hồ
sơ cán bộ. Kết quả được trình bày tại bảng 1.
Bảng 1. Thực trạng đội ngũ giáo viên Thể dục 
tại Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hà Nội (năm học 2017-2018)
TT Giớitính
Kết quả thông kê
Tổng
số
Tổng
số HS
Tỷ lệ
HS/GV
Thâm niên
bình quân
Trình độ
chuyên môn
Trình độ
tin học
Trình độ
ngoại ngữ
Tham
gia bồi
dưỡng
hàng
năm
< 10
năm
> 10
năm
Trên
ĐH ĐH
Dưới
ĐH A B C A B C
1 Nam 2
1035 350HS/GV
2 0 0 2 0 0 2 0 0 2 0 0
2 Nữ 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0
Tổng: 3 2 1 0 3 0 0 3 0 0 3 0 0
Qua bảng 1 cho thấy: Lực lượng giáo viên Thể
dục tại Trường là đảm bảo về số lượng và trình
độ, tuy nhiên, cần bố trí thêm thời gian cho các
cán bộ tham gia tập huấn, trao đổi kinh nghiệm,
cập nhật những vấn đề mới trong giảng dạy.
1.3. Thực trạng cơ sở vật chất dạy và học
môn Thể dục tại Trường Tiểu học Nguyễn Tri
Phương, Thành phố Hà Nội
Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất (CSVC)
phục vụ dạy và học môn Thể dục tại Trường
Tiểu học Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hà
Nội thông qua quan sát sư phạm và phỏng vấn
trực tiếp các giáo viên Thể dục của Trường.
Kết quả phỏng vấn cho thấy: Được sự quan
tâm của Ban giám hiệu Nhà trường, CSVC
phục vụ hoạt động dạy và học môn Thể dục tại
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, Thành
phố Hà Nội đảm bảo về số lượng và chất lượng
phục vụ tập luyện. CSVC đa dạng, phục vụ
được nhu cầu tập luyện đông đảo của học sinh.
37
- Sè 6/2019
2. Thực trạng sử dụng trò chơi vận động
trong phát triển thể lực cho học sinh tiểu
học Khối 3, Trường Tiểu học Nguyễn Tri
Phương, Thành phố Hà Nội
Đánh giá thực trạng việc sử dụng TCVĐ cho
học sinh khối 3 Trường Tiểu học Nguyễn Tri
Phương, Thành phố Hà Nội thông qua phân tích
giáo án tập luyện và phỏng vấn trực tiếp các giáo
viên Thể dục của Trường. Kết quả cho thấy, trong
giờ học Thể dục học sinh khối 3 được học các
TCVĐ sau:
- Trò chơi “Cướp cờ”;
- Trò chơi “Chạy tiếp sức”;
- Trò chơi “Chặt đuôi rắn”;
- Trò chơi “Chia nhóm”;
- Trò chơi “Lăn bóng tiếp sức”;
- Trò chơi “Người thừa thứ ba”;
- Trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
Việc sử dụng trò chơi thường được tổ chức 1
lần/tuần, thời gian sử dụng trò chơi thường từ 5-
10 phút/ giờ học.
Qua phân tích thực trạng việc sử dụng TCVĐ
cho học sinh khối 3 Trường Tiểu học Nguyễn Tri
Phương, Thành phố Hà Nội cho thấy:
Đa số các trò chơi được sử dụng thường xuyên
trong giờ học Thể dục thuộc nhóm trò chơi không
có dụng cụ, các dạng khác ít hơn. Các trò chơi
chủ yếu thuộc nhóm phát triển sức nhanh và khả
năng phối hợp vận động. Các tố chất thể lực khác
ít được chú trọng.
Các TCVĐ sử dụng trong dạy học Thể dục
cho học sinh khối 3 còn ít về số lượng làm giảm
hưng phấn trong quá trình học tập của học sinh.
Thời gian sử dụng TCVĐ là 1 buổi/tuần, đảm
bảo yêu cầu theo quy định 
Các TCVĐ mới chỉ được sử dụng theo kinh
nghiệm của các giáo viên chứ chưa có nghiên cứu
khoa học nào kiểm định hiệu quả trên đối tượng
nghiên cứu.
Chính vì vậy, lựa chọn các TCVĐ phù hợp,
có hiệu quả là rất cần thiết trong dạy học môn
Thể dục cho học sinh khối 3 Trường Tiểu học
Nguyễn Tri Phương, thành phố Hà Nội là vấn
đề cần thiết.
Song song với việc thống kê thực trạng các
TCVĐ thường được sử dụng trong dạy học Thể
dục cho học sinh khối 3 Trường Tiểu học
Nguyễn Tri Phương, thành phố Hà Nội, chúng
tôi tiến hành phỏng vấn 21 giáo viên Thể dục tại
các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hà
Nội về thực trạng sử dụng các loại trò chơi vận
động cho học sinh khối 3. Phỏng vấn tập trung
vào các vấn đề: Các loại trò chơi được sử dụng;
Thời gian sử dụng trò chơi trong các giờ học;
Số lần sử dụng trò chơi trong tuần và những khó
khăn khi sử dụng trò chơi vận động trong dạy
học cho học sinh. Kết quả phỏng vấn được trình
bày tại bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy: Các trường tiểu học
khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũng chủ
yếu sử dụng các loại trò chơi: Trò chơi phát triển
sức mạnh chân (chiếm tỷ lệ nhiều nhất), sau đó
tới trò chơi rèn luyện kỹ năng ném, khéo léo và
sức mạnh tay, trò chơi định hướng phản xạ khéo
léo và trò chơi phát triển kỹ năng phối hợp. Nếu
so sánh với Trường Tiểu học Nguyễn Tri
Phương dễ nhận thấy các TCVĐ tại Trường Tiểu
học Nguyễn Tri Phương ít đa dạng hơn, chủ yếu
mới chỉ tập trung vào trò chơi phát triển khả
năng phối hợp vận động và sức nhanh.
Về thời gian sử dụng trò chơi trong mỗi buổi
tập: Tương tự như tại Trường Tiểu học Nguyễn
Tri Phương, TCVĐ được sử dụng trong giờ học
Thể dục tại các Trường tiểu học trên địa bàn
Thành phố Hà Nội cũng chủ yếu từ 10-15 phút/
giờ học, chiếm tới 76.19% số giáo viên thường
xuyên sử dụng. Có 19.05% số giáo viên còn sử
dụng với thời gian dưới 5 phút/ giờ học. TCVĐ
có phương pháp tổ chức đặc thù so với các nội
dung học khác và thường mất nhiều thời gian
hơn, nên việc sử dụng TCVĐ với thời gian dưới
5 phút/ giờ học là chưa thực sự hợp lý.
Về thời gian sử dụng TCVĐ trong tuần:
Tương tự như tại Trường Tiểu học Nguyễn Tri
Phương, các trường tiểu học khác trên địa bàn
Thành phố Hà Nội cũng sử dụng trò chơi vận
động 1-2 lần/ tuần tùy thuộc vào các giáo án
giảng dạy thể dục chính khóa. Điều này là phù
hợp với thực tế công tác giảng dạy và có thể tiếp
tục phát huy.
Về các khó khăn khi sử dụng TCVĐ trong
giờ học Thể dục: Các khó khăn chính tập trung
vào cả về sân bãi, dụng cụ tập luyện và việc tổ
chức tập luyện. Tuy nhiên, chỉ dưới 30% giáo
viên đánh giá ở mức rất khó khăn cho tất cả các
nguyên nhân này.
38
BµI B¸O KHOA HäC
Bảng 2. Thực trạng việc sử dụng trò chơi vận động trong dạy học môn Thể dục 
cho học sinh khối 3 trong các trường Tiểu học tại Hà Nội (n=21)
TT Nội dung phỏng vấn
Kết quả
Thường xuyên Bình thường Ít sử dụng
mi % mi % mi %
1
Loại trò chơi được sử dụng
Trò chơi định hướng phản xạ khéo léo 7 33.33 12 57.14 2 9.52
Trò chơi phát triển sức mạnh chân 15 71.43 5 23.81 1 4.76
Trò chơi rèn luyện kỹ năng ném, co léo
và sức mạnh tay 10 47.62 10 47.62 1 4.76
Trò chơi phát triển kỹ năng phối hợp 5 23.81 15 71.43 1 4.76
2
Thời gian sử dụng trò chơi trong một buổi tập
Từ 10-15 phút 1 4.76 5 23.81 15 71.43
Từ 5-10 phút 16 76.19 3 14.29 2 9.52
Dưới 5 phút 4 19.05 5 23.81 12 57.14
3
Số lần sử dụng trò chơi trong tuần
3 lần 0 0 0 0 21 100
2 lần 8 38.1 13 61.9 0 0
1 lần 12 57.14 9 42.86 0 0
4
Những khó khăn khi sử dụng trò chơi
Sân bãi tập luyện 5 23.81 6 28.57 10 47.62
Dụng cụ tập luyện 6 28.57 7 33.33 8 38.1
Tổ chức tập luyện 4 19.05 5 23.81 12 57.14
1.3. Thực trạng trình độ thể lực của học
sinh tiểu học khối 3, Trường Tiểu học Nguyễn
Tri Phương, Thành phố Hà Nội
Đánh giá thực trạng trình độ thể lực của học
sinh tiểu học khối 3 Trường Tiểu học Nguyễn
Tri Phương, Thành phố Hà Nội thông qua khảo
sát trình độ thể lực của 234 học sinh khối 3 thời
điểm kết thúc học kỳ 2, năm học 2017-2018.
Nội dung kiểm tra: Sử dụng các test đánh giá
thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDDT ngày
18/9/2008 của Bộ GD&ĐT. Các test kiểm tra
được thực hiện một cách đồng bộ và theo qui
trình thống nhất. Kết quả kiểm tra được trình
bày tại bảng 3.
Bảng 3. Thực trạng trình độ thể lực của học sinh khối 3
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hà Nội (n=234)
TT Test/ Đối tượng 
Nam (n=129) Nữ (n=105)
x ±d Cv x ±d Cv
1 Chạy 30m XPC (s) 6.37 0.62 9.73 6.89 0.68 9.87
2 Lực bóp tay thuận (kG) 13.7 1.35 9.85 12.54 1.2 9.57
3 Bật xa tại chỗ (cm) 134 13.2 9.85 125.5 12.5 9.96
4 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 11 1.09 9.91 10.1 1 9.9
5 Chạy 5 phút tùy sức (m) 792 72 9.09 720 71 9.86
6 Chạy con thoi 4x10m (s) 12.58 1.25 9.94 13.38 1.32 9.87
39
- Sè 6/2019
Qua bảng 3 cho thấy: Kết quả kiểm tra trình
độ thể lực của học sinh khối 3 Trường Tiểu học
Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hà Nội thu
được ở mức trung bình theo tiêu chuẩn đánh giá,
xếp loại trình độ thể lực theo Quyết định 53 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời cao hơn một
chút so với kết quả kiểm tra trình độ thể lực của
học sinh tiểu học miền Bắc Việt Nam theo kết
quả nghiên cứu của tác giả Trần Đức Dũng và
cộng sự (2014). 
Kết quả phân loại tổng hợp trình độ thể lực
của học sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Quá trình phân loại trình độ thể lực
cho học sinh sử dụng 4 test: Bật xa tại chỗ (cm),
Nằm ngửa gập bụng (lần/30s), Lực bóp tay
thuận (kG) và Chạy tùy sức 5 phút (m). Kết quả
được trình bày tại bảng 4.
Bảng 4. Kết quả phân loại tổng hợp trình độ thể lực của học sinh khối 3 Trường Tiểu
học Nguyễn Tri Phương, thành phố Hà Nội thời điểm năm học 2017-2018 (n=234)
Tiêu chuẩn / Đối tượng mi %
Tốt 35 14.96
Đạt 112 47.86
Không đạt 87 37.18
Qua bảng 4 cho thấy: Kết quả phân loại tổng
hợp trình độ thể lực của học sinh khối 3 Trường
Tiểu học Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hà Nội
theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho
thấy tỷ lệ học sinh chưa đạt tiêu chuẩn thể lực
chiếm tỷ lệ cao, tới 37.18% tổng số học sinh. Chỉ
gần 15% số học sinh đạt loại tốt. Chính vì vậy, phát
triển thể lực cho học sinh là vô cùng cấp thiết.
KEÁT LUAÄN
1. Nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng tới việc phát triển thể lực cho học sinh
khối 3 Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương,
Thành phố Hà Nội cho thấy: Chương trình môn
học Thể dục hiện đang được phân phối theo
đúng chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT với
tổng số 70 tiết học, tương ứng với 35 tuần học/
năm. Chương trình học được thiết kế với các nội
dung cơ bản như: TCVĐ, đội hình độ ngũ, Thể
dục rèn tư thế cơ bản, bài Thể dục và kết hợp
các nội dung trong toàn giáo án; Đội ngũ giáo
viên đảm bảo về số lượng và chất lượng, tuy
nhiên, cần được tham gia bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ để cập nhật những vấn đề đổi
mới trong giảng dạy môn học Thể dục; CSVC
đảm bảo về số lượng và chất lượng; mức độ đáp
ứng tốt.
2. Việc sử dụng các TCVĐ trong giờ học thể
dục cho học sinh khối 3 Trường Tiểu học
Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hà Nội còn ít
về số lượng, chưa đa dạng về thể loại, mới chỉ
được sử dụng theo kinh nghiệm của giáo viên
mà chưa được kiểm chứng tính hiệu quả. Vì vậy,
cần phải lựa chọn các TCVĐ một cách khoa
học, phù hợp, có hiệu quả ứng dụng trong giờ
học Thể dục cho học sinh.
3. Trình độ thể lực của học sinh khối 3
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, Thành
phố Hà Nội phổ biến ở mức độ đạt, số lượng học
sinh đạt loại tốt còn thấp, trong khi tỷ lệ học sinh
xếp loại không đạt còn cao, đặc biệt là sức bền
và sức mạnh bền cơ lưng bụng. 
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008), "Quyết
định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Quy
định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học
sinh,sinh viên".
2. Nguyễn Viết Minh (2007), Phương pháp
dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học
sinh tiểu học, Nxb Giáo dục.
3. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Lưu
Thu Thủy (2001), Tổ chức hoạt động vui chơi ở
tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể
lực cho học sinh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Lê Anh Thơ (2010), Một số trò chơi vận
động dân gian và thể thao dân tộc ở Việt Nam,
Nxb TDTT, Hà Nội.
(Bài nộp ngày 28/11/2019, Phản biện ngày
10/12/2019, duyệt in ngày 26/12/2019
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Đình Chung;
Email: nguyendinhchungtdttbn@gmail.com)

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_viec_su_dung_tro_choi_van_dong_trong_phat_trien_t.pdf