Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất đai đến quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay

Bài viết trình bày thực trạng sử dụng đất đai ở Tây Nguyên và tác động

của nó đến mối quan hệ dân tộc ở vùng này. Tại Tây Nguyên, mặc dù đã được Chính

phủ đặc biệt quan tâm nhưng vấn đề đất đai vẫn còn nhiều bất cập trong quản lý và sử

dụng đất đai. Tình trạng thiếu đất sản xuất khá phổ biến và chưa được giải quyết triệt

để, đặc biệt là trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Sự cộng cư của các tộc người

cùng với những thụ hưởng chính sách đất đai và các chính sách dân tộc khác giữa các

tộc người và giữa các nông, lâm trường với người dân đã có những tác động, cả tích

cực và tiêu cực, đến sự ổn định và phát triển của vùng Tây Nguyên, đáng chú ý là tính

bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và khối đại đoàn kết dân tộc.

pdf 10 trang kimcuc 2960
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất đai đến quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất đai đến quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay

Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất đai đến quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay
Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất đai... 
 71 
Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất đai 
đến quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay 
Trần Hồng Hạnh * 
Tóm tắt: Bài viết trình bày thực trạng sử dụng đất đai ở Tây Nguyên và tác động 
của nó đến mối quan hệ dân tộc ở vùng này. Tại Tây Nguyên, mặc dù đã được Chính 
phủ đặc biệt quan tâm nhưng vấn đề đất đai vẫn còn nhiều bất cập trong quản lý và sử 
dụng đất đai. Tình trạng thiếu đất sản xuất khá phổ biến và chưa được giải quyết triệt 
để, đặc biệt là trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Sự cộng cư của các tộc người 
cùng với những thụ hưởng chính sách đất đai và các chính sách dân tộc khác giữa các 
tộc người và giữa các nông, lâm trường với người dân đã có những tác động, cả tích 
cực và tiêu cực, đến sự ổn định và phát triển của vùng Tây Nguyên, đáng chú ý là tính 
bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và khối đại đoàn kết dân tộc. 
Từ khóa: Đất đai; tộc người; dân tộc; quan hệ dân tộc; đoàn kết dân tộc; Tây Nguyên. 
1. Mở đầu 
Tây Nguyên nằm ở phía Tây Nam Việt 
Nam, là trung tâm của miền núi Nam Đông 
Dương, gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk 
Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với 2 thị xã, 
52 huyện, 77 phường, 47 thị trấn và 598 
xã(1). Tây Nguyên có những hành lang tự 
nhiên thông với Nam Lào và Đông Bắc 
Campuchia; nằm trong Tam giác phát triển 
khu vực biên giới ba nước Việt Nam - Lào - 
Campuchia. Tây Nguyên có hệ thống đường 
giao thông liên hoàn nối với các tỉnh duyên 
hải miền Trung và Đông Nam Bộ; có các 
cửa khẩu quốc tế, quốc gia trên tuyến hành 
lang Đông - Tây, do vậy, có nhiều điều kiện 
phát triển kinh tế mở. 
Tổng số dân của Tây Nguyên là 
5.379.600 người với mật độ dân số trung 
bình là 99 người/km2. Đa dạng tộc người là 
hiện tượng phổ biến ở vùng Tây Nguyên 
hiện nay. Đây là kết quả của quá trình tăng 
dân số tự nhiên và cơ học của các cư dân tại 
chỗ và các cư dân mới đến Tây Nguyên (cả 
di cư có kế hoạch và di cư tự do lên Tây 
Nguyên, chủ yếu là từ miền Bắc vào). Trong 
đó, cư dân tại chỗ của Tây Nguyên chỉ có 12 
tộc người, nhưng đến nay, tại Tây Nguyên, 
đã có 54 tộc người cùng chung sống.(1) 
Trong những năm qua, kinh tế vùng Tây 
Nguyên đã có những bước phát triển mạnh, 
với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong 
nước (GDP) thời kỳ 2001 - 2012 đạt bình 
quân 12,47%/năm, cao hơn tốc độ tăng 
trưởng chung của cả nước (7,14%/năm) và 
(*) Tiến sĩ, Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa 
học xã hội Việt Nam. ĐT: 0988065688. 
Email: tranhanh73@yahoo.com. Bài viết là sản phẩm 
của đề tài TN3/X05 “Quan hệ tộc người và chiến 
lược xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong phát 
triển bền vững Tây Nguyên” thuộc Chương trình 
Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước 
“Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - 
xã hội vùng Tây Nguyên” (KHCN-TN3/11-15). 
(1) Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê 
2012, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.16. 
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93) - 2015 
 72 
thậm chí cao hơn so với nhiều vùng khác 
(Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông 
Hồng). Cơ cấu kinh tế của vùng này có 
bước chuyển dịch tích cực, chuyển mạnh từ 
kinh tế tự cung tự cấp là chính sang sản 
xuất hàng hóa. Những thay đổi trong cơ cấu 
kinh tế đã góp phần cải thiện đời sống của 
người dân, làm giảm tình trạng đói nghèo ở 
các cộng đồng dân cư, trong đó có các dân 
tộc thiểu số. Tuy nhiên, Tây Nguyên hiện 
vẫn là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ hai cả 
nước, chỉ xếp sau vùng Trung du và miền 
núi phía Bắc. 
2. Thực trạng sử dụng đất đai ở Tây Nguyên 
Tổng diện tích đất tự nhiên của Tây 
Nguyên tính đến năm 2013 đạt 5.464,1 
nghìn ha; trong đó, đất sản xuất nông 
nghiệp là 2.000,4 nghìn ha (chiếm 36,6% 
tổng diện tích tự nhiên của cả vùng), đất 
lâm nghiệp - 2.815,1 nghìn ha (51,5%), đất 
chuyên dùng - 209,4 nghìn ha (3,7%) và đất 
ở - 53,7 nghìn ha (1%). So với những năm 
trước đây, diện tích đất sản xuất nông 
nghiệp ngày càng tăng và tăng mạnh nhất, 
sau đó đến diện tích đất chuyên dùng; đất ở 
cũng có xu hướng tăng nhưng không đáng 
kể; trong khi đó, diện tích đất lâm nghiệp 
tuy vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất nhưng lại có xu 
hướng ngày càng giảm kể từ năm 2009 
(Bảng 1). 
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyên 
Năm 
Tổng diện tích 
Trong đó 
Đất sản xuất 
nông nghiệp 
Đất lâm 
nghiệp 
Đất chuyên 
dùng 
Đất ở 
 Diện tích (Nghìn ha) 
2007 5464,0 1626,9 3122,5 142,0 43,5 
2008 5464,1 1667,5 3081,8 157,7 45,5 
2009 5464,2 1985,2 2830,3 202,8 53,1 
2012 5464,2 1985,2 2830,3 202,8 53,1 
2013 5464,1 2000,4 2815,1 209,4 53,7 
 Cơ cấu (%) 
2007 100,0 29,8 57,1 2,6 0,8 
2008 100,0 30,5 56,4 2,9 0,8 
2009 100,0 36,3 51,8 3,7 1,0 
2012 100,0 36,3 51,8 3,7 1,0 
2013 100,0 36,6 51,5 3,8 1,0 
Nguồn: Tổng cục Thống kê qua các năm về Hiện trạng sử dụng đất phân theo địa phương. 
Tây Nguyên có diện tích đất bazan chiếm 
74,25% tổng số đất bazan của cả nước với 
trên 1,5 triệu ha và có hàng chục vạn ha đất 
đen, đất phù sa thích hợp với nhiều loại cây 
trồng, thuận lợi phát triển một nền nông 
nghiệp đa dạng(2). Với những lợi thế về thổ 
nhưỡng và khí hậu, sản xuất nông nghiệp 
phát triển khá nhanh ở vùng(2)Tây Nguyên, 
(2) Trần Việt Hùng (2013), Phát triển Tây Nguyên 
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 
Phần 2,  
nguyen/3159-phat-trin-tay-nguyen-trong-thi-k-y-mnh-
cong-nghip-hoa-hin-i-hoa-phn-2.html, ngày 12/1/2013 
(Truy cập ngày 5/6/2014). 
Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất đai... 
 73 
tạo nên một số vùng sản xuất hàng hóa tập 
trung, thâm canh cây công nghiệp như cà 
phê, hồ tiêu, cao su, chè, mía, điều, dâu 
tằm, bông. 
Từ đầu những năm 2000 đến nay, cơ cấu 
sử dụng đất ở Tây Nguyên có sự thay đổi 
đáng kể: một diện tích lớn đất nông, lâm 
nghiệp chuyển đổi thành đất cho các dự án 
phát triển, giao thông, thủy lợi, thủy điện, 
khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu du 
lịch, khu dân cư nông thôn... 
Để khắc phục tình trạng mất rừng và 
quản lý rừng bền vững, trong khoảng 10 
năm gần đây, ngành lâm nghiệp đã có 
những bước chuyển hướng quan trọng, từ 
khai thác gỗ rừng tự nhiên là chính sang 
trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ 
rừng, gắn khai thác với chế biến theo kế 
hoạch. Do vậy, xã hội hóa tài nguyên rừng 
và nghề rừng - một hướng đi bền vững - 
được đặc biệt đẩy mạnh kể từ năm 2005, 
khi có Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg 
ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng 
Chính phủ. Theo đó, chính quyền địa 
phương đã thí điểm giao rừng, khoán bảo 
vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong 
buôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ 
ở Tây Nguyên. Kết quả Hội nghị “Bảo vệ 
và phát triển rừng các tỉnh Tây Nguyên” 
ngày 14 tháng 3 năm 2013 cho thấy khu 
vực Tây Nguyên có 7 mô hình quản lý rừng 
bền vững; trong đó, các dự án quốc tế hỗ 
trợ 3 mô hình, còn lại là các địa phương chủ 
động triển khai(3). 
Đối với vùng Tây Nguyên, có thể nói, 
vấn đề nông, lâm trường được coi là nan 
giải và gây nên nhiều tranh luận trong thời 
gian gần đây. Sau hơn 10 năm, kể từ Nghị 
quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 
26 tháng 6 năm 2003 và Nghị định số 
200/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 3 
tháng 12 năm 2004 về sắp xếp, đổi mới các 
nông, lâm trường quốc doanh, hầu hết các 
nông, lâm trường đã được chuyển đổi thành 
các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 
một thành viên nông, lâm nghiệp, các công 
ty cổ phần hoặc Ban Quản lý rừng. Đến 
cuối năm 2012, trên địa bàn Tây Nguyên có 
58 công ty nông nghiệp (trong đó, có 41 
công ty trực thuộc các tổng công ty trung 
ương và 17 công ty trực thuộc tỉnh), 59 
công ty lâm nghiệp và 58 Ban Quản lý rừng 
(chưa bao gồm các vườn quốc gia)(4). 
Nhìn chung, diện tích đất các nông, lâm 
trường nắm giữ lớn, nhưng hiệu quả kinh tế 
thấp. Một số công ty nông, lâm nghiệp đã 
phân định rõ nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh 
và nhiệm vụ công ích, đổi mới cơ chế quản 
lý và hình thức tổ chức, tạo quyền tự chủ và 
đa dạng hóa nguồn vốn tại doanh nghiệp(5). 
Tuy nhiên, về cơ bản, việc chuyển đổi sang 
mô hình các công ty nông, lâm nghiệp thực 
(3) Văn phòng Chính phủ (2013), Thông báo Kết luận 
của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại 
Hội nghị Bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh Tây 
Nguyên, Số 159/TB-VPCP ngày 11 tháng 4 năm 
2013, Hà Nội, tr. 2. 
(4) Trung Thành Ngọc, Phương Tuyết, Hùng Long 
Sơn (2014), Sắp xếp, đổi mới hoạt động nông, lâm trường: 
Quản lý đất đai lỏng lẻo,  
2014/01/06/sap-xep-doi-moi-hoat-dong-nong-lam-
truong-bai-1/, Nhân dân, ngày 6/1/2014 (Truy cập ngày 
16/7/2014). Cũng có thể xem: Vũ Tuấn Anh (2014), 
“Mấy vấn đề về đổi mới quản lý nhà nước đối với 
đất đai ở Tây Nguyên”. Trong: Viện Hàn lâm Khoa 
học xã hội Việt Nam, Chương trình Tây Nguyên 3 
và Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2014), Kỷ yếu Hội 
thảo “Phát triển kinh tế - xã hội đặc thù vùng Tây 
Nguyên: Những vấn đề cốt yếu và giải pháp”, Thành 
phố Buôn Ma Thuột, ngày 25-26/4/2014, tr. 77-90. 
(5) Vũ Dũng Minh (2013), Ðổi mới các nông, lâm 
trường quốc doanh, 
tuc/item/20250002-.html, ngày 4/5/2013 (Truy cập 
ngày 16/7/2014). 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93) - 2015 
 74 
chất vẫn chỉ là “bình mới rượu cũ”. Nhiều 
mô hình công ty TNHH một thành viên có 
nguồn gốc từ các nông, lâm trường vẫn 
mang tính hình thức và hành chính cao, 
chưa tách biệt rõ ràng giữa chức năng kinh 
tế với chức năng hành chính; do đó, chưa 
tạo động lực để các doanh nghiệp phát triển 
và có hiệu quả kinh tế thực sự. Tình trạng 
thua lỗ của các nông, lâm trường quốc 
doanh không còn hiếm ở Tây Nguyên. 
Ngoài ra, còn tình trạng để hoang hóa một 
diện tích lớn đất đai ở nhiều công ty nông, 
lâm nghiệp trong khi nhiều người dân, đặc 
biệt là các dân tộc thiểu số, đang thiếu đất 
sản xuất cũng khá phổ biến. 
Tình trạng vi phạm Luật Đất đai và Luật 
Bảo vệ và phát triển rừng vẫn diễn ra khá 
mạnh mẽ ở Tây Nguyên. Kết luận của Phó 
Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại 
Hội nghị “Bảo vệ và phát triển rừng các 
tỉnh Tây Nguyên” đã chỉ rõ: “Tây Nguyên 
vẫn là vùng trọng điểm về vi phạm Luật 
Bảo vệ và phát triển rừng, bình quân hàng 
năm đã phát hiện được hàng chục nghìn vụ 
vi phạm; ở một số trọng điểm, tụ điểm phá 
rừng nghiêm trọng đã hình thành đường dây 
phá rừng có hệ thống”(6). Tương tự như vậy, 
theo tài liệu của Bộ Tài nguyên và Môi 
trường tham mưu để Chính phủ báo cáo 
Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 
XIII, đến tháng 6 năm 2013 tại các nông 
lâm trường, vườn quốc gia, khu bảo tồn 
thiên nhiên, tình trạng vi phạm Luật Đất đai 
diễn ra hết sức nóng bỏng với diện tích cho 
thuê, mượn, chuyển nhượng trái pháp luật 
lên đến hơn 14.600 ha đất; hơn 78.000 ha bị 
người dân lấn chiếm, xảy ra tranh chấp 
chưa được giải quyết và hơn 428.000 ha 
chưa sử dụng hoặc sử dụng vào mục đích 
khác. Mặc dù số liệu về quản lý đất tại các 
nông, lâm trường giữa các cơ quan chức 
năng chưa đồng nhất nhưng có thể thấy rõ 
tình trạng phần lớn các nông, lâm trường 
hiện nay sử dụng đất kém hiệu quả. Vi 
phạm Luật Đất đai trong các nông, lâm 
trường quá nhiều, kéo dài nhiều năm nhưng 
chậm giải quyết, nhất là ở khu vực Tây 
Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Việc cấp 
giấy chứng nhận quyền sử dụng cho các 
loại đất của các nông, lâm trường chậm, gây 
khó khăn cho quá trình sắp xếp, đổi mới(7). 
3. Tác động của sử dụng đất đai đến 
quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên 
3.1. Tác động tích cực 
Không thể phủ nhận những thành tựu to 
lớn mà vùng Tây Nguyên đã đạt được kể từ 
sau giải phóng. Các chính sách về di dân có 
kế hoạch từ cuối những năm 1970 và đầu 
những năm 1980, sự thành lập và phát triển 
rầm rộ một loạt các nông, lâm trường quốc 
doanh nhằm tăng cường một khối lượng lớn 
người dân di cư từ nơi khác đến (chủ yếu là 
người Kinh) và phát triển kinh tế Tây 
Nguyên đã làm thay đổi diện mạo Tây 
Nguyên, tạo động lực phát triển đáng kể 
cho vùng đất này. Với chủ trương phát triển 
các nông, lâm trường và xây dựng khu kinh 
tế mới ở Tây Nguyên, nhiều vùng đất trống, 
đồi núi trọc đã được cải tạo và phát triển 
thành những khu vực canh tác rộng lớn và 
trù phú. Nền kinh tế tự cấp tự túc chuyển 
dần sang kinh tế nông, lâm công nghiệp 
mang tính hàng hóa, trong đó chú trọng 
phát triển ruộng nước, các cây công nghiệp 
dài ngày và các dịch vụ chế biến nông sản. 
Điều này đã tạo đà cho sự phát triển vùng 
(6) Văn phòng Chính phủ (2013), Tlđd, tr.2. 
(7) Trung Thành Ngọc, Phương Tuyết, Hùng Long 
Sơn (2014), Tlđd. 
Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất đai... 
 75 
nguyên liệu rộng lớn và nhiều chuỗi giá trị 
ngay trong vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, 
nhiều dân tộc thiểu số đã chuyển từ du 
canh, quảng canh sang định canh định cư 
và có đời sống tương đối ổn định; do vậy, 
tình trạng du canh du cư cũng giảm hơn so 
với trước giải phóng. Việc đẩy mạnh những 
vùng chuyên canh và đa canh, đặc biệt là 
với sự có mặt của các dân tộc di cư (nổi 
trội là người Kinh - nhóm cư dân di cư có 
kế hoạch đến Tây Nguyên theo chủ trương 
phát triển kinh tế mới của Chính phủ) đã 
giúp cho các cộng đồng cư dân thuộc các 
dân tộc khác nhau có điều kiện gần gũi, 
trao đổi và học tập kinh nghiệm sản xuất 
của nhau. 
Tinh thần đoàn kết vốn có từ lâu đời 
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam một 
lần nữa (không chỉ trong những cuộc cách 
mạng giải phóng đất nước) được thử thách 
và thể hiện thông qua sự chia sẻ, cho mượn 
đất sản xuất (chủ yếu là đất nương rẫy, đất 
luân canh bỏ hóa) giữa những nhóm dân tộc 
thiểu số tại chỗ với một số nhóm cư dân di 
cư tự do từ miền Bắc vào đầu những năm 
1990 (chủ yếu là người Thái, Tày, Nùng và 
một bộ phận người Kinh). Ngược lại, những 
đối tượng nhận được sự giúp đỡ của các 
cộng đồng cư dân tại chỗ ở Tây Nguyên 
cũng chia sẻ những kinh nghiệm sản xuất, 
những hỗ trợ trực tiếp thiết thực hàng ngày 
cho những người đã hỗ trợ, cưu mang mình. 
Thậm chí, ở một số địa phương, thông qua 
những hỗ trợ trong sản xuất và cuộc sống 
hàng ngày, những con người ấy ngày càng 
hiểu nhau, trở nên thân thiết đến mức đã 
phát triển mối quan hệ láng giềng của họ 
thành mối quan hệ thông gia hoặc kết nghĩa 
anh em. 
Chương trình định canh định cư và một 
số chính sách liên quan đến đất ở và nhà ở cho 
người nghèo của Chính phủ trong thời gian 
qua (đặc biệt là Quyết định số 132/2002-
QĐ/TTg, Quyết định số 154/2002-QĐ/TTg, 
Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg và Quyết 
định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng 
Chính phủ) đã thể hiện tính nhân văn sâu 
sắc, giúp cho đồng bào nghèo trong cả nước 
nói chung và các tỉnh Tây Nguyên nói riêng 
có nhà ở ổn định, từng bước nâng cao mức 
sống, góp phần ổn định an sinh xã hội(8). 
Một số nông, lâm trường quốc doanh, 
một vài đơn vị quốc phòng đóng quân trên 
địa bàn Tây Nguyên đã có những đóng góp 
thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, 
đoàn kết dân tộc và an ninh chủ quyền quốc 
gia. Với nhiệm vụ chính là góp phần phát 
triển kinh tế - xã hội trong khu vực nói 
chung và phát triển kinh tế của đơn vị nói 
riêng, nhiều nông, lâm trường đã thu hút, 
huy động và tạo công ăn việc làm cho đông 
đảo đồng bào dân tộc thiểu số; thông qua 
đó, từng bước nâng cao năng lực làm việc 
cho đội ngũ này. Không chỉ chú trọng phát 
triển sản xuất (phát triển vùng cà phê, hồ 
tiêu, cao su, lúa nước, xây dựng một số nhà 
máy chế biến nông sản, nhà máy chế biến 
mủ cao su, sản xuất phân bón vi sinh...), 
một số nông, lâm trường quốc phòng (điển 
hình là Binh đoàn 15) còn ổn định và phát 
triển khu dân cư bằng cách tăng cường xây 
dựng các cơ sở hạ tầng (đường giao thông 
liên thôn, liên xã, hệ thống lưới điện cao 
thế, trạm biến áp đến các buôn, làng), hỗ trợ 
(8) Phạm Thị Phước An, Chính sách hỗ trợ người 
nghèo về nhà ở tại các tỉnh Tây Nguyên, 
cua-trung-uong/Chinh-sach-ho-tro-nguoi-ngheo-ve-
nha-o-tai-cac-tinh-Tay-Nguyen_80_1766_2.aspx (Truy 
cập ngày 5/6/2014). 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93) - 2015 
 76 
và phát triển giáo dục xây dựng nhiều 
trường tiểu học và trung học cơ sở, nhà trẻ 
mẫu giáo, y tế xây dựng bệnh viện và các 
phân viện, trạm xá v.v.(9) 
3.2. Tác động tiêu cực 
Môi trường Tây Nguyên bị ảnh hưởng 
nghiêm trọng bởi sự phát triển rầm rộ của 
các nông lâm trường quốc doanh vào cuối 
những năm 1970 và đầu những năm 1980. 
Nhiều cánh rừng tự nhiên với sự đa dạng 
sinh học cao đã bị thay thế bởi những đồn 
điền trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê, 
hồ tiêu, điều...), các khu chế xuất và tích trữ 
hàng hóa. Bên cạnh đó, tình trạng di cư tự 
do vẫn đang tiếp tục diễn ra. Tuy không 
phổ biến và trầm trọng như 20 năm trước, 
song tình trạng phá rừng vẫn tiếp diễn ở 
những khu vực có nhiều đồng bào di cư từ 
miền Bắc vào Tây Nguyên, đáng chú ý là ở 
những khu vực có đông đồng bào Hmông di 
cư tự do. Ngoài ra, việc quy hoạch phát 
triển thủy điện và khai thác bauxit có ý 
nghĩa kinh tế - xã hội lớn nhưng đã có 
những tác động tiêu cực đến môi trường, tài 
nguyên đất, rừng, nguồn nước và đời sống 
của đồng bào trong các vùng dự án. Hệ quả 
là rừng của Tây Nguyên đến nay đã bị suy 
kiệt nghiêm trọng. Tổng diện tích đất có 
rừng ở Tây Nguyên ngày càng giảm, bất 
chấp những nỗ lực trồng rừng và khôi phục 
rừng của chính quyền và nhân dân địa 
phương. Thời gian gần đây, tuy diện tích 
rừng bị chặt phá đã giảm nhiều so với trước 
đây nhưng vẫn còn cao nhất trong tổng số 6 
vùng trong cả nước, giảm từ 1.008.900 ha 
(năm 2005) xuống còn 621.200 ha (năm 
2012)(10). Sản lượng gỗ khai thác ở Tây 
Nguyên đứng thứ 4 với 309.300 m3 (năm 
2005) tăng lên thành 620.300 m3 (năm 
2012) trong tổng số 6 vùng của cả nước, 
xếp sau các vùng: Bắc Trung Bộ và Duyên 
hải miền Trung, Trung du và miền núi phía 
Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, 
sản lượng gỗ được khai thác ở tỉnh Gia Lai 
là lớn nhất, đạt 330.400 m3 (năm 2012), và 
đứng thứ 2 trong tổng số 63 tỉnh thành 
trong cả nước, chỉ xếp sau tỉnh Bình Định - 
332.600 m3 (năm 2012)(11). Do vậy, tổng 
diện tích rừng của Tây Nguyên cũng suy 
giảm nhiều, giảm từ 3.868.400 ha, chiếm 
70,66% tổng diện tích tự nhiên (năm 1980) 
xuống còn 2.050.000 ha (năm 2005)(12) và 
1.772.744 ha (đối với rừng có trữ lượng), 
đạt độ che phủ tính đến đầu năm 2013 chỉ 
còn 32,4%(13). 
Rừng bị thu hẹp và suy giảm đã làm 
giảm nguồn sống của người dân tộc thiểu 
số. Nhiều dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây 
Nguyên có truyền thống làm nương rẫy 
theo phương thức luân canh; họ có tập quán 
bỏ hoang hóa đất trong một thời gian nhất 
định để phục hồi độ màu của đất. Tập quán 
này được duy trì đều đặn và phổ biến khi 
dân số chưa tăng áp lực lên đất đai và 
nguồn đất vẫn dồi dào. Bên cạnh đó, họ 
cũng khai thác các sản vật từ rừng làm 
nguồn sống phụ và coi như là một nguồn 
thu nhập bổ trợ cho thu nhập chính từ sản 
(9) Nguyễn Xuân Sang (2006), “Binh đoàn 15 - Kinh 
tế kết hợp với quốc phòng”. Trong: Ban Chỉ đạo Tây 
Nguyên và Công ty Tư vấn đào tạo và Phát triển 
Đông Dương, Tây Nguyên trên đường phát triển bền 
vững, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.78 - 81. 
(10) Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê 
2012, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.448. 
(11) Tổng cục Thống kê (2013), Sđd, tr.443 - 444. 
(12) “Tây Nguyên - Vùng đất giàu đẹp của Tổ quốc”, 
trong: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Công ty Tư vấn 
đào tạo và Phát triển Đông Dương (2006), Tây 
Nguyên trên đường phát triển bền vững, Nxb Chính 
trị quốc gia, Hà Nội, tr.18 - 22. 
(13) Văn phòng Chính phủ (2013), Tlđd, tr.2. 
Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất đai... 
 77 
xuất nông nghiệp. Hiện nay, môi trường và 
điều kiện sống ấy của người dân về cơ bản 
đã bị phá vỡ trong khi phương thức và điều 
kiện sống mới của đồng bào ở nhiều nơi 
chưa được tạo ra, củng cố và phát triển, 
điều đó gây nên những khoảng trống về vật 
chất và tinh thần cho đồng bào. 
Đất rừng và đất lâm nghiệp bị thu hẹp 
trong khi đất nông nghiệp lại tăng lên; nhưng, 
có một nghịch lý là, người dân, đặc biệt là 
người dân tộc thiểu số, lại thiếu đất canh tác. 
Thực hiện Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg 
ngày 8 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng 
Chính phủ về việc giải quyết đất sản xuất và 
đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở 
Tây Nguyên thì có trên 85.000 hộ thiếu đất 
(gần 60% số hộ), cần phải cấp trên 50.000 
ha(14). Đến nay, mặc dù Nhà nước đã có 
những chính sách đặc thù, trong đó có 
những chính sách định canh định cư, nhằm 
cải thiện đời sống và nhu cầu về đất của 
người dân nhưng tình trạng thiếu đất vẫn 
chưa được giải quyết triệt để. 
Đáng lưu ý, tình trạng mâu thuẫn, tranh 
chấp, khiếu kiện kéo dài về đất đai diễn ra 
khá phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên. Các 
mâu thuẫn, tranh chấp đất ở Tây Nguyên 
thường diễn ra trong những nhóm đối tượng 
chính sau: i) nông, lâm trường và người 
dân; ii) người Kinh và dân tộc thiểu số tại 
chỗ; iii) dân tộc thiểu số tại chỗ và dân tộc 
thiểu số di cư đến. Tranh chấp đất đai bắt 
nguồn từ ba nguyên nhân cơ bản sau: 1) sự 
bất bình đẳng trong quản lý và sử dụng đất 
đai giữa công ty và người dân, và/hoặc giữa 
các đối tượng người dân khác nhau; 2) hậu 
quả để lại của các chương trình dự án trước 
đây, đặc biệt là chương trình giao đất giao 
rừng và các dự án trồng rừng; và 3) tác 
động của kinh tế thị trường đến sử dụng đất 
đai. Cụ thể, việc tổ chức khai thác và bố trí 
đất chưa hợp lý; công tác cấp đất, giao đất 
rừng, đất ở nhiều nơi còn chồng chéo; việc 
xử lý tranh chấp, lấn chiếm đất không triệt 
để. Trong quá trình giao đất, chưa có sự 
đánh giá, kiểm tra hiện trạng đất trên thực 
tiễn, hồ sơ đất thiếu chính xác, ranh giới sử 
dụng đất không rõ ràng. Ngoài ra, áp lực 
của dân di cư tự do cũng gây nên tình trạng 
thiếu đất và phá vỡ kế hoạch sử dụng đất 
của địa phương. Một nguyên nhân khác là 
do lợi ích kinh tế: thu nhập từ trồng một số 
loại cây công nghiệp cho thu nhập cao (cao 
su, cà phê, hồ tiêu...) và giá đất tăng đã dẫn 
đến tình trạng mua bán đất ồ ạt (đặc biệt là 
giữa những người di cư - chủ yếu là người 
Kinh - và những người dân tộc thiểu số tại 
chỗ), xâm canh và chiếm đất. Bên cạnh đó, 
công tác quản lý, sử dụng đất của các lâm 
trường lỏng lẻo, nhiều nơi còn tùy tiện 
trong giao khoán hoặc để hoang. Hơn nữa, 
cũng phải kể đến sự khác biệt về trình độ 
phát triển kinh tế - xã hội của các cư dân 
trong vùng, về quan niệm và thói quen sử 
dụng đất rừng và đất sản xuất của họ. Cuối 
cùng là sự can thiệp, kích động, lợi dụng lôi 
kéo của các thế lực thù địch trong và ngoài 
nước.(14) 
Sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất ở Tây 
Nguyên, đặc biệt là từ đầu những năm 
2000, không chỉ làm giảm chất lượng đất 
(làm đất bị xói mòn, bạc màu, cứng hóa), hệ 
sinh thái và đa dạng sinh học, mà còn làm 
suy giảm và ô nhiễm mạch nước ngầm. Tài 
nguyên nước của vùng bị mất cân đối 
(14) Lưu Văn Sùng (2010), Một số điểm nóng chính trị 
- xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở miền núi 
trong những năm gần đây - Hiện trạng, vấn đề, các 
bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống (Sách 
chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.52. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93) - 2015 
 78 
nghiêm trọng về mùa khô; ở những nơi mất 
rừng, các con suối khô cạn, mực nước ngầm 
tụt sâu, thiếu nước trở nên nghiêm trọng. 
Tình trạng mất đất, thiếu đất, đặc biệt là 
đất sản xuất, cùng với những hạn chế trong 
quản lý và phân bổ đất đai kèm theo sự lợi 
dụng, kích động và lôi kéo của các thế lực 
thù địch trong và ngoài nước đã góp phần 
dẫn đến những bất ổn về an toàn xã hội và 
an ninh quốc gia. Các điểm nóng bùng phát 
năm 2001 ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon 
Tum, và tái phát năm 2004 ở các tỉnh Đắk 
Lắk, Đắk Nông và Gia Lai(15) có thể coi là 
hệ quả của tình trạng bất ổn trên. Các cuộc 
xung đột đã diễn ra quyết liệt, gây phản ứng 
dây chuyền và vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát. 
Điều này đã làm tổn hại đến tình đoàn kết 
dân tộc và cuộc sống của đồng bào; gây mất 
lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ và 
chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối 
với đồng bào dân tộc thiểu số; gây nghi kỵ 
giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số. 
Bên cạnh đó tâm lý hoang mang, lo sợ bị 
trả thù dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử 
trong sử dụng lao động người địa phương, 
cụ thể là nhiều người Kinh không thuê 
mướn người dân tộc thiểu số làm việc trong 
một thời gian khá dài. 
3.3. Bài học kinh nghiệm 
Thực tế cho thấy ở vùng Tây Nguyên, 
một trong những nguyên nhân sâu xa của 
hầu hết các mâu thuẫn tộc người, mâu thuẫn 
dân tộc (quốc gia dân tộc) có nguồn gốc từ 
quản lý, sở hữu và sử dụng đất đai. Đất đai 
luôn là vấn đề nhạy cảm và khó giải quyết, 
không chỉ đối với vùng Tây Nguyên mà còn 
đối với mọi miền đất nước. Những mâu 
thuẫn, xung đột liên quan đến đất đai có xu 
hướng ngày càng tăng khi sự gia tăng dân 
số (cả tăng tự nhiên và cơ học) trở nên khó 
kiểm soát, thiếu sự minh bạch, rõ ràng và 
hiệu quả trong quy hoạch đất đai và xử lý 
tình huống.(15) 
Đặc biệt, mâu thuẫn tộc người và dân tộc 
càng trở nên phức tạp khi có sự lợi dụng, 
kích động của các thế lực phản động trong 
và ngoài nước. Các thế lực thù địch trong 
nước và quốc tế luôn tận dụng và lợi dụng 
triệt để những mâu thuẫn dân tộc, đặc biệt 
là những mâu thuẫn về đất đai, cùng với 
những vấn đề tôn giáo, để chống phá Việt 
Nam. Với luận điệu tuyên truyền “đuổi 
người Kinh về xuôi, đòi lấy ruộng đất” của 
các phần tử phản động trong và ngoài nước, 
các thế lực phản động và thù địch lợi dụng 
những khoảng trống về vật chất (trong đó, 
cụ thể là mất đất và thiếu đất sản xuất trong 
bộ phận lớn cư dân là người dân tộc thiểu 
số tại chỗ) và tinh thần của người dân để 
kích động biểu tình, bạo loạn và xa hơn nữa 
là thực hiện âm mưu chính trị (tư tưởng ly 
khai) đòi thành lập “Nhà nước Đềga độc 
lập” ở các tỉnh Tây Nguyên. 
4. Kết luận 
Đất đai và những vấn đề liên quan đến 
đất đai vẫn luôn là vấn đề nhạy cảm và 
phức tạp không chỉ ở Tây Nguyên mà còn 
ở nhiều vùng khác trên khắp cả nước. 
Riêng ở Tây Nguyên, mặc dù đã được 
Chính phủ đặc biệt quan tâm nhưng vấn đề 
đất đai vẫn còn nhiều bất cập. Vẫn tồn tại 
những bất bình đẳng trong quản lý và sử 
dụng đất đai. Tình trạng thiếu đất sản xuất 
khá phổ biến, đặc biệt là trong cộng đồng 
các dân tộc thiểu số, và chưa được giải 
quyết triệt để. Bên cạnh đó, có sự chênh 
(15) Lưu Văn Sùng (2010), Sđd, tr.95 - 118. 
Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất đai... 
 79 
lệch giữa chính sách, trong đó có chính 
sách đất đai, và thực hiện chính sách, đặc 
biệt ở cấp cơ sở. Sự chênh lệch này phần 
nào đã ảnh hưởng bất lợi đến mối quan hệ 
dân tộc giữa người Kinh và các dân tộc 
thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên cũng như 
giữa các nông, lâm trường với người dân 
trong vùng. Hiện trạng sử dụng đất đai ở 
các tỉnh Tây Nguyên đã có những tác 
động, cả tích cực và tiêu cực, đến quan hệ 
tộc người ở vùng này. 
Nhằm thực hiện tốt chính sách đại đoàn 
kết, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà 
nước và nâng cao mức sống của đồng bào 
các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, điều 
đặc biệt quan trọng là ưu tiên giải quyết cơ 
bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và 
vấn đề tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào 
dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, cần có biện 
pháp quản lý thực hiện quy hoạch đất đai, 
tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển công 
ty nông, lâm nghiệp bằng cách rà soát lại 
hoạt động sản xuất của các công ty ấy, trên 
cơ sở đó, có thể thu hồi những diện tích đất 
sử dụng không hiệu quả của các công ty 
nông, lâm nghiệp để giao cho người dân sản 
xuất. Đồng thời, cần tiếp tục hỗ trợ phát 
triển các ngành nghề phi nông nghiệp cho 
đồng bào. 
Tài liệu tham khảo 
1. Vũ Tuấn Anh (2014), “Mấy vấn đề về đổi mới 
quản lý nhà nước đối với đất đai ở Tây Nguyên”. 
Trong: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 
Chương trình Tây Nguyên 3 và Ban Chỉ đạo Tây 
Nguyên (2014), Kỷ yếu Hội thảo “Phát triển kinh tế 
- xã hội đặc thù vùng Tây Nguyên: Những vấn đề cốt 
yếu và giải pháp”, Thành phố Buôn Ma Thuột, ngày 
25 - 26 tháng 4 năm 2014. 
2. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Công ty Tư vấn 
đào tạo và Phát triển Đông Dương (2006), Tây 
Nguyên trên đường phát triển bền vững, Nxb Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
3. Lưu Văn Sùng (2010), Một số điểm nóng 
chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở 
miền núi trong những năm gần đây - Hiện trạng, vấn 
đề, các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
4. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống 
kê 2012, Nxb Thống kê, Hà Nội. 
5. Văn phòng Chính phủ (2013), Thông báo Kết 
luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung 
Hải tại Hội nghị Bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh 
Tây Nguyên, Số 159/TB-VPCP ngày 11 tháng 4 năm 
2013, Hà Nội. 
6. Phạm Thị Phước An, Chính sách hỗ trợ người 
nghèo về nhà ở tại các tỉnh Tây Nguyên, 
cua-trung-uong/Chinh-sach-ho-tro-nguoi-ngheo-ve-
nha-o-tai-cac-tinh-Tay-Nguyen_80_1766_2.aspx 
(Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2014). 
7. Trần Việt Hùng (2013), Phát triển Tây Nguyên 
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa - Phần 2,  
te-tay-nguyen/3159-phat-trin-tay-nguyen-trong-thi-
k-y-mnh-cong-nghip-hoa-hin-i-hoa-phn-2.html, ngày 12 
tháng 1 năm 2013 (Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2014). 
8. Vũ Dũng Minh (2013), Ðổi mới các nông, lâm 
trường quốc doanh, 
tuc/item/20250002-.html, ngày 4 tháng 5 năm 2013 
(Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2014). 
9. Trung Thành Ngọc, Phương Tuyết, Hùng 
Long Sơn (2014), Sắp xếp, đổi mới hoạt động nông, 
lâm trường: Quản lý đất đai lỏng lẻo, 
moi-hoat-dong-nong-lam-truong-bai-1/, 
Nhân dân, ngày 6 tháng 1 năm 2014 (Truy cập ngày 
16 tháng 7 năm 2014). 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93) - 2015 
 80 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_tac_dong_cua_viec_su_dung_dat_dai_den_quan_he.pdf