Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng tới việc tập luyện môn Aerobic của sinh viên không chuyên thể dục thể thao trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu, phỏng vấn tọa đàm, quan sát sư phạm và

thống kê toán học để đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới việc tập luyện môn Aerobic

của sinh viên không chuyên Thể dục Thể thao Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

Kết quả điều tra cho thấy, số lượng sinh viên đạt tỉ lệ giỏi chưa cao, số sinh viên đạt loại trung

bình chiếm đa số. Đặc biệt là số sinh viên tham gia ngoại khóa thường xuyên chiếm tỉ lệ còn quá

thấp. Đồng thời đề tài cũng tìm ra được 7 yếu tố ảnh hưởng tới việc tập luyện môn Aerobic của

sinh viên. Đây là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp cho các nghiên cứu tiếp theo.

pdf 6 trang kimcuc 12280
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng tới việc tập luyện môn Aerobic của sinh viên không chuyên thể dục thể thao trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng tới việc tập luyện môn Aerobic của sinh viên không chuyên thể dục thể thao trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng tới việc tập luyện môn Aerobic của sinh viên không chuyên thể dục thể thao trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 201(08): 211 - 216 
 Email: jst@tnu.edu.vn 211 
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC TẬP LUYỆN 
MÔN AEROBIC CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN THỂ DỤC THỂ THAO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
Đào Thị Hoa Quỳnh 
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu, phỏng vấn tọa đàm, quan sát sư phạm và 
thống kê toán học để đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới việc tập luyện môn Aerobic 
của sinh viên không chuyên Thể dục Thể thao Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên. 
Kết quả điều tra cho thấy, số lượng sinh viên đạt tỉ lệ giỏi chưa cao, số sinh viên đạt loại trung 
bình chiếm đa số. Đặc biệt là số sinh viên tham gia ngoại khóa thường xuyên chiếm tỉ lệ còn quá 
thấp. Đồng thời đề tài cũng tìm ra được 7 yếu tố ảnh hưởng tới việc tập luyện môn Aerobic của 
sinh viên. Đây là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp cho các nghiên cứu tiếp theo. 
Từ khóa: Aerobic; Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên; sinh viên không chuyên Thể dục Thể 
thao; tập luyện; thực trạng. 
Ngày nhận bài: 12/6/2019; Ngày hoàn thiện: 27/6/2019; Ngày duyệt đăng: 28/6/2019 
CURRENT SITUATION AND FACTORS AFFECTING 
NON- MAJORSTUDENTS’ AEROBICPRACTICING AT UNIVERSITY 
OF EDUCATION - THAI NGUYEN UNIVERSITY 
Dao Thi Hoa Quynh 
TNU – University of Education 
ABSTRACT 
This study used literature review, interview, pedagogical observations and mathematical statistics 
methods to evaluate the current situation and factors affecting non- major students’ aerobic 
practicingat University of Education - Thai Nguyen University. The survey results show that the 
number of students achieving good results is not high. The majority of students have average 
results. Especially, the number of students frequently taking part in extra-curricular activities is too 
low. In addition, the study also found out 7 factors affecting non- major students’ aerobic 
practicing. These results are the basis for the potential solutions in further studies. 
Keywords: Aerobic; University of Education - Thai Nguyen University; non- major students; 
practice; current situation. 
Received: 12/6/2019; Revised: 27/6/2019; Approved: 28/6/2019 
Email: hoaquynh@dhsptn.edu.vn 
Đào Thị Hoa Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 211 - 216 
 Email: jst@tnu.edu.vn 212 
1. Đặt vấn đề 
Aerobic là một loại hình của phương tiện Thể 
dục Thể thao (TDTT), các bài tập Aerobic 
không đòi hỏi điều kiện phương tiện và trang 
thiết bị tập luyện phức tạp mà nó hoàn toàn 
phù hợp với tình hình công tác Giáo dục Thể 
chất (GDTC) ở các nhà trường của Việt Nam 
hiện nay. Chính vì vậy, Aerobic đã được lựa 
chọn đưa vào chương trình giảng dạy đối với 
sinh viên (SV) Trường Đại học Sư phạm – 
Đại học Thái Nguyên (ĐHSP – ĐHTN). 
Qua thực tế tìm hiểu, qua quan sát các buổi 
học Aerobic của SV không chuyên TDTT 
Trường ĐHSP – ĐHTN cho thấy, SV còn khá 
thụ động trong hoạt động học tập, ý thức tự 
tập, tự rèn luyện sau mỗi giờ học còn hạn chế. 
Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng và những yếu 
tố ảnh hưởng tới việc tập luyện môn Aerobic 
của SV không chuyên TDTT Trường ĐHSP – 
ĐHTN là hết sức cấp thiết và có ý nghĩa vô 
cùng quan trọng trong việc nâng cao chất 
lượng công tác GDTC nói chung, chất lượng 
tập luyện môn Aerobic nói riêng. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các 
phương pháp sau [1]: 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; 
- Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm; 
- Phương pháp quan sát Sư phạm; 
- Phương pháp thống kê toán học. 
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 
3.1. Khái quát chương trình môn Aerobic 
dành cho SV không chuyên TDTT Trường 
ĐHSP - ĐHTN 
Theo Quyết định Ban hành chương trình 
GDTC dành cho SV không chuyên TDTT 
ngày 26/07/2013 của Hiệu trưởng Trường 
ĐHSP - ĐHTN thì học phần GDTC dành cho 
SV không chuyên bao gồm 03 học phần: 
GDTC 1 - bắt buộc (Điền kinh - Thể dục); 
GDTC 2 - SV tự chọn 01/ 05 môn: Bóng 
chuyền, Bóng đá, Bóng rổ, Thể dục Aerobic 
và Võ thuật; GDTC 3 - SV tự chọn 01/ 05 
môn: Cờ vua, Bóng ném, Đá cầu, Cầu lông, 
Khiêu vũ thể thao [2]. 
Như vậy, Aerobic là một trong 05 môn học tự 
chọn của học phần GDTC 2. Môn học trang 
bị cho SV hệ thống kiến thức khoa học cơ bản 
về môn Thể dục Aerobic, phương pháp giảng 
dạy, phương pháp tập luyện, qua đó mở rộng 
nhận thức và hiểu biết, phát triển năng lực để 
vận dụng trong tập luyện nâng cao sức khỏe 
hàng ngày cho SV. 
3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ giảng viên 
của Khoa TDTT Trường ĐHSP - ĐHTN 
Hiện nay, đội ngũ giảng viên (GV) của Khoa 
gồm 19 người; trong đó có 04 nữ và 15 nam 
và được phân thành 3 tổ bộ môn. Kết quả chi 
tiết được trình bày ở bảng 1. 
Bảng 1. Thực trạng đội ngũ GV Khoa TDTT Trường ĐHSP- ĐHTN 
TT Chuyên môn sâu 
Tổng số 
GV 
(người) 
Trình độ Thâm niên công tác(năm) 
Tiến sĩ 
Thạc sĩ 
Cử nhân 
Dưới 10 
năm 
10-20 năm 
Trên 20 
năm 
1 Điền kinh 3 0 3 0 2 1 0 
2 Thể dục 2 0 2 0 1 1 0 
3 Bóng chuyền 1 0 1 0 0 1 0 
4 Bóng đá 2 1 1 0 1 1 0 
5 Đá cầu 3 1 2 0 1 1 1 
6 Bóng rổ 2 0 2 0 1 1 0 
7 Bơi lội 1 0 2 0 0 1 1 
8 Võ 2 1 1 0 1 1 0 
9 Cầu lông 1 1 0 0 0 1 0 
10 Cờ vua 1 0 1 0 0 1 0 
11 Y sinh học TDTT 1 0 1 0 1 0 0 
Đào Thị Hoa Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 211 - 216 
 Email: jst@tnu.edu.vn 213 
Qua bảng 1 cho thấy, trong số 19 người trực 
tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy của Khoa có 
04 người có trình độ Tiến sĩ chiếm 21,05%, 
10 người có trình độ Thạc sĩ chiếm tỉ lệ 
52,63%, 05 người đang là nghiên cứu sinh 
chiếm tỉ lệ 26,32%, không còn cán bộ nào 
là cử nhân TDTT. 
Căn cứ vào thực tế phân công giảng dạy học 
phần Aerobic cho SV không chuyên TDTT 
của Trường ĐHSP – ĐHTN trong năm học 
2018-2019 cho thấy, chỉ có tổng số 03/19 GV 
phụ trách giảng dạy học phần này, chiếm tỷ lệ 
15,8%. Cả 03 GV đều đạt trình độ Thạc sĩ và 
có 2 GV có thâm niên trên 5 năm công tác, 
một GV có thâm niên công tác trên 10 năm. 
Như vậy, có thể khẳng định trình độ của đội 
ngũ GV Khoa TDTT có thể đáp ứng được yêu 
cầu giảng dạy học phần Aerobic cho SV không 
chuyên TDTT nói riêng và cơ bản đáp ứng 
được yêu cầu đào tạo chung của nhà trường. 
3.3. Thực trạng sân bãi, dụng cụ phục vụ 
cho công tác giảng dạy và tập luyện môn 
Aerobic của SV Trường ĐHSP - ĐHTN 
Để có cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả tập 
luyện môn Aerobic của SV, đề tài đã tiến 
hành tìm hiểu thực trạng cơ sở vật chất phục 
vụ công tác giảng dạy, học tập môn Aerobic 
của SV Trường ĐHSP - ĐHTN. Kết quả được 
trình bày ở bảng 2 [3]: 
Bảng 2. Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy, 
học tập môn Aerobic của SV không chuyên 
TDTT trường ĐHSP – ĐHTN 
TT 
Tên 
phương tiện 
Số 
lượng 
Thực trạng 
chất lượng 
1 Nhà thi đấu 1 Tốt 
2 
Sân bóng 
chuyền 
4 
Trung bình 
(sân bê tông ngoài trời) 
3 Sân bóng rổ 1 
Trung bình 
(sân bê tông ngoài trời) 
4 Loa đài 3 Khá 
5 Băng đĩa hình 0 
Qua bảng 2 cho thấy: 
Về số lượng: Cơ bản chưa đáp ứng được nhu 
cầu giảng dạy và tập luyện, chủ yếu tập luyện 
trên các sân Bóng chuyền, Bóng rổ ở ngoài 
trời. Các phương tiện hỗ trợ cho công tác 
giảng dạy và học tập như gương, băng đĩa 
hình... còn thiếu thốn. 
Về chất lượng: Nhà trường chưa có phòng 
tập chuyên dụng, các sân tập luyện chủ yếu là 
sân bê tông với chất lượng mặt sân không 
được tốt. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ 
tới hiệu quả học tập của SV. 
Từ thực trạng trên cho thấy, về cơ sở vật chất, 
trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và tập 
luyện chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế 
giảng dạy và đào tạo, chưa phù hợp để nâng 
cao chất lượng GDTC nói chung và chất lượng 
giảng dạy, tập luyện môn Aerobic nói riêng. 
3.4. Thực trạng tập luyện môn Aerobic của SV 
không chuyên TDTT Trường ĐHSP - ĐHTN 
Theo thống kê, hiện tại SV không chuyên 
TDTT tham gia tập luyện Aerobic chủ yếu ở 
hai hình thức là giờ học chính khóa và ngoại 
khóa (đối với hoạt động ngoại khóa lại được 
phân chia thành hai hình thức: Một là tự tập 
luyện ngoài giờ chính khóa, hai là tham gia 
các câu lạc bộ Aerobic ở ngoài trường. Số 
lượng cụ thể theo kết quả điều tra được trình 
bày tại bảng 3 [4] và bảng 4: 
Bảng 3. Thống kê số lượng SV tham gia học tập 
môn Aerobic năm học 2018-2019 
Hình thức Học kỳ Số lớp Số SV 
Học chính khóa 
(năm học 2018-2019) 
I 02 97 
II 04 196 
III 0 0 
Tổng 06 293 
Như vậy, theo kết quả thống kê tại bảng 3 cho 
thấy: Trong năm học 2018-2019, tổng số SV 
đăng kí học môn Aerobic là 293 người/ 06 
lớp và tập trung chủ yếu vào hai học kì chính. 
Số lượng này cao hơn nhiều so với các học 
phần khác như: Bóng chuyền có 90 người/ 2 
lớp; Võ thuật 132 người/ 3 lớp [4]. 
Để đánh giá thực trạng tập luyện ngoại khóa 
môn Aerobic của SV Trường ĐHSP - ĐHTN 
một cách khách quan và chính xác nhất, đề tài 
tiến hành phỏng vấn 150 SV (5 nam, 145 nữ) 
của Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên. 
Đào Thị Hoa Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 211 - 216 
 Email: jst@tnu.edu.vn 214 
Bảng 4. Thực trạng về mức độ tập luyện ngoại khóa môn Aerobic 
của SV Trường ĐHSP - ĐHTN (n=150) 
TT Giới tính n 
Thường xuyên Không Không 
(2 - 3 buổi/ tuần) Thường xuyên tập luyện 
SL % SL % SL % 
1 Nam 5 1 20 2 40 2 40 
2 Nữ 145 5 3,45 60 41,38 80 55,17 
Tổng 150 6 4 62 41,33 82 54,67 
Qua phiếu hỏi, đề tài tìm hiểu về mức độ 
thường xuyên hay không tập luyện ngoại 
khóa và chỉ trả lời ở 3 mức độ: thường xuyên 
(2-3 buổi/ tuần); không thường xuyên và 
không tập luyện. 
Ở mức độ "thường xuyên" tập luyện được xác 
định nếu SV đó có tập 2-3 buổi/ tuần trở lên. 
Ở mức độ "không thường xuyên" tập luyện 
được xác định nếu SV đó mỗi tuần chỉ tập 1 
buổi hay 2, 3, 4 tuần mới tập một buổi hoặc 
tuần thì tập 2-3 buổi nhưng tuần khác lại 
không tập luyện. 
Ở mức độ "không tập luyện" dành cho ý kiến 
SV không tập luyện ngoại khóa, cho dù được 
tổ chức bằng bất kì hình thức nào ngoài giờ 
học chính khóa tại trường. Thông qua phiếu 
hỏi đề tài thu được kết quả như trong bảng 4. 
Qua bảng 4 thấy rằng, trong số 150 SV được 
hỏi chỉ có 6 em thường xuyên tập luyện ngoại 
khóa chiếm 4%, trong đó có 1 nam và 5 nữ; 
theo điều tra thì đó là những SV tham gia các 
câu lạc bộ Aerobic ở bên ngoài trường. Số SV 
không thường xuyên tập luyện TDTT chiếm 
tỷ lệ khá cao (41,33%). Với 82/150 ý kiến trả 
lời là không tập luyện ngoại khóa (chiếm 
54,67%) là một sự thật đáng lo ngại cho việc 
giữ gìn và nâng cao sức khỏe của SV. 
3.5. Thực trạng kết quả học tập môn 
Aerobic của SV không chuyên TDTT 
Trường ĐHSP - ĐHTN 
Để tìm hiểu về kết quả học tập môn Aerobic 
của SV không chuyên TDTT Trường ĐHSP 
- ĐHTN, đề tài tiến hành thống kê kết quả 
thi kết thúc học phần của SV không chuyên 
khi kết thúc học phần Aerobic trong năm 
học 2018-2019 kết quả được thể hiện ở biểu 
đồ 1 [5]: 
Biểu đồ 1. Kết quả thi kết thúc học phần 
Aerobic của SV không chuyên TDTT 
Trường ĐHSP – ĐHTN (n= 293) 
Thông qua kết quả thống kê trên cho thấy, tỉ 
lệ SV đạt điểm giỏi còn khá khiêm tốn với 35 
SV chiếm 12%, tỉ lệ SV đạt điểm khá là 94 
SV chiếm 32%, tiếp đến là số SV đạt mức 
trung bình là 164 SV chiếm 56% và không có 
SV ở mức không đạt. Như vậy có thể thấy, 
mặc dù ở học phần Aerobic số lượng SV bị 
điểm yếu là không có nhưng số lượng SV đạt 
điểm trung bình chiếm đa số, số lượng SV đạt 
điểm khá, giỏi chưa cao. Do vậy, việc tìm ra 
nguyên nhân và đề ra các biện pháp nâng cao 
hơn nữa hiệu quả học tập của SV không 
chuyên TDTT trong học phần này là điều hết 
sức cần thiết. 
3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tập 
luyện môn Aerobic của SV không chuyên 
TDTT Trường ĐHSP - ĐHTN 
Để tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến 
hiệu quả tập luyện môn Aerobic của SV 
không chuyên TDTT Trường ĐHSP - ĐHTN, 
đề tài tiến hành phỏng vấn 150 SV của 03 lớp 
Aerobic N02, N03 và N04 ở học kì II, năm 
học 2018-2019 về vấn đề này. Kết quả được 
trình bày tại bảng 5. 
Đào Thị Hoa Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 211 - 216 
 Email: jst@tnu.edu.vn 215 
Bảng 5. Kết quả phỏng vấn các yếu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện môn Aerobic 
của SV không chuyên TDTT Trường ĐHSP – ĐHTN (n=150) 
TT Các yếu tố ảnh hưởng 
Số lượt lựa chọn 
n Tỷ lệ 
 Đối với giờ học nội khóa 
1 Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ học tập còn hạn chế 143 95,33 
2 Lịch học chưa phù hợp 58 38,67 
3 Phương pháp giảng dạy của GV chưa phù hợp 45 30 
4 Nội dung của buổi học đơn điệu, nhàm chán 18 12 
5 Số lượng SV trong một lớp quá đông 128 85,33 
6 Không hứng thú với môn học 30 20 
 Đối với hoạt động ngoại khóa 
7 Thiếu các phương tiện hỗ trợ tập luyện 134 89,33 
8 
Nội dung học các môn học khác chi phối quá nhiều thời gian nên không có 
thời gian tập luyện ngoại khóa 
125 83,33 
9 Không có người hướng dẫn 109 72,67 
10 Nhà trường không quy định và cũng không tuyên truyền 119 79,33 
11 SV chưa nhận thức được vai trò của hoạt động ngoại khóa 142 94,67 
Từ kết quả điều tra trên cho thấy: 
Đối với giờ học nội khóa: Có 02/06 yếu tố 
nhận được trên 80% lượt lựa chọn từ đối 
tượng phỏng vấn, kết quả cụ thể như sau: 
Điều kiện cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện 
còn hạn chế có tới 143/150 ý kiến lựa chọn, 
chiếm 95,33%; Số lượng SV trong một lớp 
quá đông, ảnh hưởng đến chất lượng tập 
luyện có 128/150 ý kiến lựa chọn, chiếm 
85,33%. Còn các yếu tố khác được cho là 
không có ảnh hưởng nhiều đến việc học tập 
môn Aerobic của SV như: Có 58/150 ý kiến 
cho rằng lịch học chưa phù hợp, chiếm 
38,67%; có 30/150 ý kiến cho rằng phương 
pháp giảng dạy của GV chưa phù hợp, chiếm 
30%; có 30/150 ý kiến cho rằng không hứng 
thú với môn học, chiếm 20%; có 18/150 ý 
kiến cho rằng nội dung của buổi học đơn 
điệu, nhàm chán, chiếm 12%. 
Đối với hoạt động ngoại khóa: Có 05/05 yếu 
tố nhận được trên 80% lượt lựa chọn từ đối 
tượng phỏng vấn. Cụ thể như sau: Có 142/150 
ý kiến cho rằng SV chưa nhận thức được vai 
trò của hoạt động ngoại khóa, chiếm 94,67%; 
có 134/150 ý kiến cho rằng thiếu các phương 
tiện hỗ trợ tập luyện, chiếm 89,33%; có 
125/150 ý kiến cho rằng nội dung học các 
môn học khác chi phối quá nhiều thời gian 
nên không có thời gian tập luyện ngoại khóa, 
chiếm 83,33%; có 119/150 ý kiến cho rằng 
nhà trường không quy định và cũng không 
tuyên truyền, chiếm 79,33%; có 109/150 ý 
kiến cho rằng không có người hướng dẫn, 
chiếm 72,67%. 
4. Kết luận 
Từ những kết quả thu được đề tài rút ra kết 
luận sau: 
1. Trình độ của đội ngũ giảng viên của khoa 
cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và 
học tập của người học, tuy nhiên cơ sở vật 
chất, sân bãi và dụng cụ phục vụ cho học 
phần Aerobic hiện nay chưa đáp ứng đủ yêu 
cầu của công tác đào tạo. 
2. Số lượng sinh viên tham gia học tập môn 
Aerobic nhiều hơn so với các môn học khác 
nhưng kết quả sinh viên đạt tỉ lệ giỏi chưa 
cao, số lượng sinh viên đạt loại trung bình 
chiếm đa số. Đặc biệt là số SV tham gia ngoại 
khóa thường xuyên chiếm tỉ lệ còn quá thấp. 
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tập luyện 
Đào Thị Hoa Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 211 - 216 
 Email: jst@tnu.edu.vn 216 
môn Aerobic của SV không chuyên TDTT 
trường ĐHSP - ĐHTN bao gồm: 
- Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ 
học tập còn hạn chế; 
- Số lượng SV trong một lớp quá đông; 
- Thiếu các phương tiện hỗ trợ tập luyện; 
- Nội dung học các môn học khác chi phối 
quá nhiều thời gian nên không có thời gian 
tập luyện ngoại khóa; 
- Không có người hướng dẫn; 
- Nhà trường không quy định và cũng không 
tuyên truyền; 
- SV chưa nhận thức được vai trò của hoạt 
động ngoại khóa. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Chương trình GDTC dành cho SV không 
chuyên TDTT ban hành ngày 26/07/2013 của 
Hiệu trưởng Trường ĐHSP – ĐHTN. 
[2]. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu 
Hiếu, Nguyễn Đức Văn, Đo lường Thể thao, 
Nxb TDTT, Hà Nội, 2004. 
[3]. Kết quả thi kết thúc học kì học phần Aerobic 
của sinh viên không chuyên TDTT Trường 
ĐHSP – ĐHTN. 
[4]. Trần Thị Thùy Linh, Nghiên cứu biện pháp 
nâng cao hiệu quả tập luyện môn Aerobic cho 
sinh viên không chuyên Thể dục Thể thao 
Trường Đại học Sư Phạm – Đại Học Thái 
Nguyên, Luận văn tốt nghiệp, Trường ĐHSP -
ĐHTN, 2019. 
[5]. Thời khóa biểu chính thức học kì I, học kì II 
năm học 2018-2019 của Khoa TDTT, Trường 
ĐHSP – ĐHTN. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_nhung_yeu_to_anh_huong_toi_viec_tap_luyen_mon.pdf