Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam

Việt Nam hiện nay với một nền kinh tế đa thành phần cùng tồn tại và phát triển,

không còn dừng lại ở khía cạnh xem xét để xóa bỏ hay ưu tiên bất cứ thành phần

kinh tế nào mà cần nhận thấy mỗi thành phần kinh tế có bản chất riêng, có quy luật

kinh tế riêng, dựa trên mỗi một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Vì vậy

điều quan trọng là phải nắm giữ bản chất của từng thành phần kinh tế và sử dụng

chúng một cách có hiệu quả nhất để đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển

kinh tế, chủ động mở cửa hội nhập sâu hơn nữa vào kinh tế quốc tế giúp cho nền

kinh tế nước nhà ngày càng vững mạnh. Bài viết này tác giả chủ yếu phân tích thực

trạng của kinh tế tư nhân, một số bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới và

đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới.

pdf 16 trang kimcuc 8800
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam

Thực trạng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
60 
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM 
Ngô Thùy Dung1 
TÓM TẮT 
Việt Nam hiện nay với một nền kinh tế đa thành phần cùng tồn tại và phát triển, 
không còn dừng lại ở khía cạnh xem xét để xóa bỏ hay ưu tiên bất cứ thành phần 
kinh tế nào mà cần nhận thấy mỗi thành phần kinh tế có bản chất riêng, có quy luật 
kinh tế riêng, dựa trên mỗi một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Vì vậy 
điều quan trọng là phải nắm giữ bản chất của từng thành phần kinh tế và sử dụng 
chúng một cách có hiệu quả nhất để đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển 
kinh tế, chủ động mở cửa hội nhập sâu hơn nữa vào kinh tế quốc tế giúp cho nền 
kinh tế nước nhà ngày càng vững mạnh. Bài viết này tác giả chủ yếu phân tích thực 
trạng của kinh tế tư nhân, một số bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới và 
đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới. 
Từ khóa: Kinh tế tư nhân, kinh nghiệm, thực trạng, giải pháp 
1. Đặt vấn đề 
Trong hơn ba thập kỷ qua, khu vực 
kinh tế tư nhân Việt Nam đã có bước 
phát triển cả về lượng và chất. Từ chỗ 
chủ yếu chỉ có các hộ kinh doanh cá 
thể, nhỏ lẻ Việt Nam đã có những 
doanh nghiệp tư nhân theo đúng nghĩa; 
một số ít doanh nghiệp đã trở thành các 
tập đoàn kinh tế lớn. Từ chỗ chủ yếu 
hoạt động trong khu vực phi chính thức, 
một bộ phận kinh tế tư nhân đã chuyển 
sang hoạt động trong khu vực chính 
thức của nền kinh tế, theo các quy định 
của pháp luật. Đến nay, phạm vi kinh 
doanh của khu vực kinh tế tư nhân đã 
rộng khắp, ở mọi ngành mà pháp luật 
không cấm, trong đó có những ngành 
công nghệ cao, năng suất cao cho dù 
vẫn còn rất ít. Đặc biệt, trong những 
năm qua, một làn sóng khởi nghiệp đã 
diễn ra, đem lại một sức sống mới, năng 
động hơn cho nền kinh tế. Khu vực kinh 
tế tư nhân đang góp phần tích cực giải 
quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cơ bản 
của đất nước. Từ chỗ xa lánh, coi nhẹ, 
xã hội đã ngày càng tôn vinh những 
doanh nhân trên thương trường. 
Tuy nhiên sự phát triển của khu vực 
kinh tế tư nhân ở Việt Nam vẫn đang 
phải đối mặt với nhiều rào cản, khiến 
cho khu vực này chưa phát huy được 
hết tiềm năng của mình để thực sự đóng 
vai trò là “động lực quan trọng của nền 
kinh tế” cũng như phải đối mặt với 
nhiều thách thức lớn trong bối cảnh 
phát triển mới cả trong nước và quốc tế. 
Thông qua phân tích những tình hình 
thực tế và kết hợp kinh nghiệm của các 
quốc gia trên thế giới bài viết sẽ đưa ra 
những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát 
triển của khu vực này. 
2. Những đặc điểm phát triển của 
khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam 
1Trường Đại học Thương mại 
Email: dungthuy.dhtm@gmail.com
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
61 
2.1. Số lượng doanh nghiệp lớn và 
đa dạng về loại hình, tốc độ tăng trưởng 
nhanh nhưng thiếu bền vững với tỷ lệ 
phá sản và ngưng hoạt động cao 
Về loại hình, khu vực kinh tế tư 
nhân ở Việt Nam khá đa dạng về loại 
hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp 
ngoài quốc doanh (doanh nghiệp tư 
nhân, công ty hợp danh, công ty trách 
nhiệm hữu hạn tư nhân, công ty cổ phần 
tư nhân và công ty cổ phần có vốn nhà 
nước với 50% vốn điều lệ trở xuống), 
tới các hộ kinh doanh cá thể (hộ kinh 
doanh cá thể phi nông nghiệp và hộ 
nông lâm thủy sản). 
Về số lượng, số lượng doanh nghiệp 
ngoài quốc doanh đã tăng trưởng ngoạn 
mục trong thời gian qua, từ con số 
55.200 doanh nghiệp (bao gồm cả các 
hợp tác xã), tăng lên 239.000 (gấp 4 lần) 
vào năm 2009 và lên 401.026 doanh 
nghiệp đang hoạt động vào cuối năm 
2014. Số liệu điều tra tính tới tháng 
12/2014 cho thấy trong số các doanh 
nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp 
nhà nước chỉ chiếm 0,8% tổng số doanh 
nghiệp, số doanh nghiệp có vốn đầu tư 
trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 2,7% 
và còn lại là các doanh nghiệp ngoài nhà 
nước chiếm 96,5% trên tổng số doanh 
nghiệp [1]. 
Số liệu thống kê từ Tổng điều tra 
các cơ sở kinh doanh cá thể phi nông 
nghiệp năm 2015 cho thấy số lượng hộ 
kinh doanh cá thể phi nông nghiệp tăng 
liên tục từ khoảng 2,26 triệu hộ năm 
2002 lên tới 4,67 triệu hộ vào năm 2014 
và 4,75 triệu hộ năm 2015 [2]. 
Theo kết quả tổng hợp nhanh từ 
Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra 
nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 
năm 2016 [2] đến thời điểm 1/7/2016, 
cả nước có 9,32 triệu hộ nông, lâm và 
thủy sản và trong đó khu vực nông thôn 
là 8,61 triệu hộ, chiếm 92,4%. Cũng tại 
thời điểm 1/7/2016, cả nước có 33.488 
trang trại. 
Tuy có sự gia tăng mạnh mẽ về số 
lượng doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn 
nhưng tỷ lệ phá sản và ngưng hoạt động 
cũng rất cao và điều đó cho thấy sự tăng 
trưởng thiếu bền vững của các doanh 
nghiệp này. Trong số hơn 10.400 doanh 
nghiệp chính thức phá sản năm 2016, có 
khoảng 9.700 doanh nghiệp có quy mô 
vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm hơn 93,3% 
và tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 
trước. Đây tiếp tục là dấu hiệu đáng lo 
đối với khu vực kinh tế tư nhân, trong 
đó khó khăn lớn nhất là khu vực sản 
xuất hộ gia đình, cá nhân nhỏ lẻ [3] 
Thêm vào đó, có một thực tế là các hộ 
kinh doanh cá thể thiếu động lực để 
phát triển trở thành những doanh nghiệp 
lớn. Khu vực phi chính thức thiếu động 
lực chuyển sang hoạt động một cách 
chính thức. 
2.2. Quy mô doanh nghiệp còn rất 
nhỏ (xét theo các tiêu chí vốn và lao 
động) trong tương quan so sánh với 
doanh nghiệp Nhà nước và doanh 
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
62 
Đối với doanh nghiệp ngoài quốc 
doanh, số liệu được công bố bởi Bộ Kế 
hoạch và Đầu tư năm 2014 cho thấy có 
tới 97,6% doanh nghiệp đang hoạt động 
tại Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ 
và vừa. Số liệu cũng cho thấy tuyệt đại 
đa số các doanh nghiệp ngoài nhà nước 
có quy mô nhỏ và siêu nhỏ [4]. Kết quả 
Điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp 
tỉnh (PCI) năm 2015 ở Việt Nam cũng 
cho thấy con số tương tự: Trong số 
8.335 doanh nghiệp dân doanh được lấy 
mẫu tại 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam 
thì có tới 97,3% doanh nghiệp là các 
doanh nghiệp nhỏ và vừa [5]. 
So sánh với các loại hình doanh 
nghiệp khác, các doanh nghiệp ngoài 
nhà nước có quy mô nhỏ hơn rất nhiều 
về vốn và lao động. Năm 2010, số lao 
động bình quân của một doanh nghiệp 
Nhà nước là 516 lao động, doanh 
nghiệp FDI là 297 lao động và doanh 
nghiệp ngoài nhà nước chỉ là 22 lao 
động. Số liệu tính tới tháng 12/2014 cho 
thấy bình quân doanh nghiệp ngoài nhà 
nước chỉ sử dụng 18 lao động, doanh 
nghiệp FDI là 312 lao động và doanh 
nghiệp nhà nước là 504 lao động [1]. 
Đặc biệt, các doanh nghiệp ngoài nhà 
nước có quy mô siêu nhỏ (dưới 10 
người) chiếm tới gần 70%. Xét về quy 
mô vốn, các doanh nghiệp ngoài nhà 
nước cũng có quy mô rất nhỏ. Năm 
2014, có tới một nửa số doanh nghiệp 
ngoài nhà nước có quy vốn bình quân 
dưới 5 tỷ đồng và chỉ 6% có số vốn 
bình quân trên 50 tỷ đồng. Trong khi đó 
con số này ở khu vực doanh nghiệp nhà 
nước là 5% và 66%, ở khu vực FDI là 
2,0% và 41%. 
Đối với các hộ kinh doanh cá thể phi 
nông nghiệp, quy mô lao động của các 
hộ kinh doanh này cũng rất thấp. Tính 
bình quân chung năm 2015 có gần 1,68 
lao động làm việc trong 1 cơ sở. Số vốn 
kinh doanh bình quân là 150,6 triệu 
đồng/cơ sở trong đó giá trị tài sản cố 
định là 90,4 triệu đồng/cơ sở và điều đó 
thể hiện sự hạn chế trong đầu tư cho sản 
xuất kinh doanh của các cơ sở cá thể. 
2.3. Lĩnh vực kinh doanh đa dạng, 
chủ yếu tập trung vào khu vực dịch vụ, 
có xu hướng tháo lui khỏi lĩnh vực công 
nghiệp và mất thị phần trong lĩnh vực 
phân phối, bán lẻ vào tay các doanh 
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 
Đối với doanh nghiệp ngoài quốc 
doanh, số liệu từ niên giám thống kê 
các năm từ 2002 - 2015 cho thấy lĩnh 
vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là thương 
mại, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe 
máy và xe cơ giới khác. Trong giai 
đoạn từ 2002 - 2014, lĩnh vực này 
chiếm tới 39-41% tổng số doanh nghiệp 
ngoài nhà nước. Tiếp theo là lĩnh vực 
chế tạo và chế biến với tỷ trọng là 
23,5% vào năm 2002, giảm xuống còn 
16% vào năm 2014. Lĩnh vực chiếm tỷ 
trọng lớn thứ ba là xây dựng (13,7%), 
lĩnh vực giao thông và vận tải chiếm tỷ 
trọng khoảng 5% trong thời gian 2002 - 
2014. Mặc dù tổng số lượng doanh 
nghiệp tăng nhanh nhưng số lượng 
doanh nghiệp trong lĩnh vực nông 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
63 
nghiệp gần như không đổi. Do đó, tỷ 
trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh 
vực nông nghiệp đã giảm mạnh từ 5,4% 
năm 2002 xuống còn khoảng 1% vào 
năm 2014. 
Đối với các hộ kinh doanh cá thể 
phi nông nghiệp, các hộ này chủ yếu 
hoạt động trong khu vực thương mại và 
dịch vụ (81%) và phần còn lại (19%) 
hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp 
và xây dựng. 
2.4. Hiệu quả hoạt động chưa cao, 
năng suất lao động thấp nhưng có 
tiềm năng đạt được hiệu quả cao hơn 
nếu đạt được quy mô hợp lý và có 
được môi trường hoạt động và kinh 
doanh phù hợp, thuận lợi 
Tính toán từ số liệu của Tổng cục 
Thống kê [6] cho thấy năng suất lao 
động của khu vực kinh tế tư nhân (bao 
gồm cả doanh nghiệp và hộ cá thể) đạt 
mức thấp nhất so với các khu vực kinh 
tế khác. Cụ thể, trong các khu vực kinh 
tế, năng suất lao động của các doanh 
nghiệp FDI luôn dẫn đầu, năm 2015 đạt 
242,5 triệu đồng (theo giá hiện hành), 
gấp 1,36 lần khu vực kinh tế nhà nước 
(176,9 triệu đồng) và 7,8 lần khu vực 
kinh tế tư nhân (31,3 triệu đồng). Tuy 
nhiên xu hướng tăng năng suất lao động 
của các khu vực kinh tế trong thời kỳ 
2005 - 2015 cho thấy, khoảng cách về 
năng suất lao động giữa khu vực nhà 
nước và kinh tế tư nhân với khu vực có 
vốn đầu tư nước ngoài đang dần thu hẹp 
lại nhưng chậm hơn đối với khu vực 
kinh tế tư nhân. Cụ thể, năm 2005, năng 
suất của khu vực nhà nước theo giá so 
sánh 2010 mới bằng 52,4% năng suất 
lao động khu vực có vốn đầu tư nước 
ngoài, thì đến năm 2015 tỷ lệ này tăng 
lên bằng 73%; tương tự, năng suất lao 
động khu vực ngoài nhà nước từ 9,8% 
lên 12,8%. 
Có một điểm đáng lưu ý là mặc dù 
có mức năng suất lao động thấp nhất 
nhưng khu vực kinh tế tư nhân lại có 
tốc độ tăng trưởng năng suất lao động 
ổn định theo xu hướng tăng dần trong 
vòng 10 năm qua. Ngược lại, khu vực 
kinh tế FDI có tốc độ tăng trưởng năng 
suất lao động đạt mức thấp và tương đối 
thất thường. Bên cạnh đó, tăng trưởng 
năng suất lao động của khu vực kinh tế 
nhà nước lại có xu hướng giảm mạnh từ 
7% năm 2006 xuống 2,1% năm 2014 và 
tăng lên 10,5 năm 2015. Năng suất lao 
động của khu vực kinh tế nhà nước tăng 
lên trong năm 2015 là do quá trình sắp 
xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 
được đẩy mạnh và thực hiện tinh giảm 
biên chế trong các cơ quan hành chính 
sự nghiệp [6]. 
Kết quả tính toán của nhóm nghiên 
cứu cũng cho thấy năng suất lao động 
của các doanh nghiệp ngoài nhà nước 
thấp nhất trong khu vực doanh nghiệp 
năm 2014, chỉ đạt 168 triệu đồng, so với 
317 triệu đồng của các doanh nghiệp 
FDI và 732 triệu đồng của doanh nghiệp 
ngoài nhà nước. Tuy nhiên trong thời 
gian từ 2001 - 2015, năng suất lao động 
của các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã 
gia tăng đáng kể (5,6 lần), tăng cao hơn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
64 
so với các doanh nghiệp FDI (3,1 lần) 
nhưng thấp hơn so với các doanh nghiệp 
nhà nước (10,4 lần). Do vậy khoảng 
cách về năng suất lao động giữa doanh 
nghiệp ngoài nhà nước được thu hẹp lại 
với các doanh nghiệp FDI nhưng gia 
tăng so với các doanh nghiệp nhà nước 
trong thời gian nói trên. 
Số liệu tính toán mới nhất từ tổng 
điều tra doanh nghiệp 2014 cho thấy tỷ 
suất lợi nhuận trên doanh thu của các 
doanh nghiệp tư nhân là 1,7% năm 
2014, thấp hơn nhiều so với các doanh 
nghiệp nhà nước (6%); tỷ suất lợi nhuận 
trên vốn của các doanh nghiệp tư nhân 
là 1,2% năm 2014, cũng thấp hơn so với 
doanh nghiệp nhà nước (2,8%). 
2.5. Thiếu sự liên kết giữa các 
doanh nghiệp trong nước với nhau, 
giữa các doanh nghiệp trong nước với 
các doanh nghiệp FDI; khả năng hội 
nhập quốc tế thấp (tham gia vào chuỗi 
giá trị ở công đoạn thấp hoặc không 
tham gia) và ít gắn kết với đổi mới, 
sáng tạo (trình độ công nghệ thấp, 
thiếu đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới 
và sáng tạo) 
Kết quả điều tra đổi mới kỹ thuật 
công nghệ của 8.000 doanh nghiệp 
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ 
năm 2009 - 2013 cho thấy chỉ có 8% số 
doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu 
đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ, 
trong đó chủ yếu từ các doanh nghiệp 
lớn và vừa, doanh nghiệp ngoài nhà 
nước chủ yếu là quy mô nhỏ, gần như 
không có điều kiện nghiên cứu đổi mới 
kỹ thuật công nghệ. Điều đó cũng dễ lý 
giải bởi vốn bình quân 1 doanh nghiệp 
ngoài nhà nước năm 2014 chỉ là 26 tỷ 
đồng, quá thấp, không đủ khả năng đầu 
tư đổi mới kỹ thuật công nghệ [5]. 
2.6. Có đóng góp lớn cho nền kinh 
tế về tạo việc làm, về ngân sách Nhà 
nước, về tăng trưởng kinh tế và góp 
phần xóa đói, giảm nghèo nhưng chưa 
thực sự tương xứng với tiềm năng 
Về đóng góp về việc làm và xóa 
đói, giảm nghèo, số liệu thống kê cho 
thấy tuyệt đại đa số lao động của Việt 
Nam trong 15 năm qua làm việc ở khu 
vực kinh tế tư nhân (bao gồm các hộ 
gia đình và doanh nghiệp ngoài nhà 
nước). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư 
nước ngoài chỉ đóng góp 4% việc làm 
và khu vực kinh tế nhà nước là 10% 
trong năm 2015. 
Sự phát triển nhanh chóng của 
doanh nghiệp ngoài nhà nước trong 
những ngành như xây dựng, dịch vụ 
(bán buôn bán lẻ, sửa chữa xe, vận tải 
hàng hóa và hành khách, du lịch lữ 
hành, kinh doanh bất động sản), ngành 
công nghiệp chế biến thâm dụng lao 
động đã đáp ứng yêu cầu cấp bách về 
giải quyết việc làm cho một bộ phận 
đông đảo lao động trẻ nông thôn không 
có việc làm, vì những ngành này có tỷ 
suất đầu tư thấp, nhưng lại thu hút nhiều 
lao động phổ thông không đòi hỏi tay 
nghề cao [1]. Các doanh nghiệp ngoài 
nhà nước phát triển khá nhanh ở tất cả 
các vùng và các địa phương cũng đã 
đem lại tác động lan tỏa tích cực về mặt 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
65 
kinh tế cũng như xã hội. 
Với số lượng trên 4,7 triệu, hộ sản 
xuất kinh doanh phi nông nghiệp đang 
hoạt động ở khắp các địa bàn xã, 
phường trên phạm vi toàn quốc, không 
những đã huy động được nguồn nội lực 
khá lớn cho phát triển kinh tế của đất 
nước mà còn làm giúp giảm bớt sự 
chênh lệch về trình độ kinh tế và xã hội 
giữa các vùng, miền, các địa bàn trong 
cả nước, nhất là những nơi mà các 
doanh nghiệp không muốn hoặc không 
thể đầu tư, như miền núi, hải đảo, vùng 
sâu, vùng xa [6]. 
Với trên 7,9 triệu lao động làm 
việc, hộ sản xuất kinh doanh phi nông 
nghiệp không chỉ tạo việc làm, tăng 
thu nhập và xóa đói giảm nghèo trực 
tiếp cho chính những người sở hữu, 
quản lý và làm việc ở khu vực này mà 
còn gián tiếp cải thiện cuộc sống cho 
những người có thu nhập thấp, người 
nghèo ở cả khu vực thành thị và khu 
vực nông thôn. Bên cạnh đó, số liệu 
cũng cho thấy đóng góp tích cực của 
các trang trại đối với việc làm và xóa 
đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn 
trong thời gian qua. Theo Tổng cụ ... iển. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
70 
4.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả 
quản lý, kiểm soát hoạt động của 
doanh nghiệp tư nhân 
Đẩy mạnh xây dựng nâng cao văn 
hóa doanh nghiệp và đạo đức doanh 
nhân. Hiện nay, thực trạng văn hóa Việt 
Nam, bên cạnh những cái tích cực thì 
còn nhiều yếu tố tiêu cực. Cần phải 
thường xuyên tuyên truyền, nâng cao ý 
thức tuân thủ, quy tắc đạo đức nghề 
nghiệp và các chuẩn mực hành vi, ứng 
xử trong các doanh nghiệp tư nhân, tạo 
môi trường làm việc chuyên nghiệp, 
hạn chế rủi ro cho đạo đức nghề nghiệp 
có thể phát sinh; cũng như xử lý nghiêm 
các hành vi vi phạm, gian lận (nếu có) 
để răn đe, phòng ngừa chung. 
Yếu tố con người là rất quan trọng, 
các doanh nghiệp cần nâng cao nhận 
thức về tuân thủ đối với đội ngũ nhân 
sự. Quan trọng là cần phải phát hiện kịp 
thời nhằm giảm thiểu tổn thất, thắt chặt 
việc quản lý nhân sự, tăng cường giám 
sát việc tuân thủ và ứng xử phù hợp, 
trong đó luôn đặt quyền lợi của khách 
hàng lên hàng đầu. 
Hoàn thiện các quy định để quản lý, 
kiểm soát hoạt động của các doanh 
nghiệp. Rà soát việc tổ chức, triển khai 
thực hiện các văn bản pháp luật của 
Trung ương và địa phương nhằm phục 
vụ tốt hơn yêu cầu quản lý, đồng thời 
không gây khó khăn, phiền hà cho 
người dân, doanh nghiệp. 
Người ta nói là văn hóa là cái còn 
lại trong chúng ta sau khi ta quên đi tất 
cả. Như vậy, văn hóa là thứ sẽ ngấm 
vào từng ngày, nhưng cũng có khi 
chúng ta phải mất cả thế hệ để xây dựng 
văn hóa. Nhưng riêng về văn hóa doanh 
nghiệp, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có 
được sự vào cuộc kiên quyết của Chính 
phủ và sự hợp tác của các cơ quan ban 
ngành thì sẽ không mất nhiều thời gian. 
4.4. Khuyến khích hình thành các 
tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và 
tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh 
tế nhà nước 
Cần tạo điều kiện thuận lợi để kinh 
tế tư nhân phát triển ở tất cả các ngành 
và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. 
Theo đó, thúc đẩy phát triển mọi hình 
thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung 
cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản 
xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh 
tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế 
tập thể và các doanh nghiệp có vốn đầu 
tư nước ngoài nhằm tiếp nhận, chuyển 
giao, tạo sự lan tỏa rộng rãi về công 
nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại. 
Tập trung hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi 
mới, sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ 
và phát triển nguồn nhân lực thông qua 
việc khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư 
nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên 
cứu và phát triển, chuyển giao công 
nghệ; kết nối doanh nghiệp, ý tưởng 
khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các 
nhà đầu tư, quỹ đầu tư; thúc đẩy hình 
thành và phát triển các khu công nghệ 
cao, các vườn ươm công nghệ cao và 
các doanh nghiệp khoa học công nghệ. 
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà 
nước. Trong đó đội ngũ cán bộ, công 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
71 
chức, cần có sự đột phá trong tư duy và 
hành động, kiên trì đổi mới, hoàn thiện 
và tổ chức thực hiện thật tốt luật pháp, 
cơ chế, chính sách phù hợp với quy luật 
thị trường và thông lệ, chuẩn mực quốc 
tế; xóa bỏ mọi định kiến, rào cản; cải 
cách mạnh các thủ tục hành chính rườm 
rà, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư 
nhân phát triển... 
4.5. Tăng cường liên kết giữa 
doanh nghiệp tư nhân và các loại hình 
doanh nghiệp khác 
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực 
tiếp nước ngoài (FDI) là yếu tố quan 
trọng đóng góp vào việc tạo thêm việc 
làm, tăng sản lượng công nghiệp và đẩy 
mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Theo 
tôi, để tăng cường kiên kết giữa doanh 
nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI, 
các doanh nghiệp Việt Nam phải biết 
nắm bắt thời cơ, xây dựng chí hướng 
lớn với tinh thần dám nghĩ, dám làm và 
khát vọng bay cao, bay xa thì mới có 
thể lớn mạnh, tham gia vào sân chơi 
chung với các tập đoàn trong khu vực 
và trên thế giới. 
Trước mắt Việt Nam cần thúc đẩy 
các hoạt động phát triển công nghệ tầm 
trung phù hợp với trình độ phát triển 
hiện tại, như thiết lập các cụm liên kết 
ngành sản xuất linh kiện đòi hỏi quy mô 
đầu tư vốn vừa phải và độ tinh vi công 
nghệ ở mức trung bình Việt Nam cũng 
cần nắm bắt được làn sóng khởi nghiệp 
của các doanh nghiệp công nghệ và thúc 
đẩy các hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm 
giúp các doanh nhân vượt qua rào cản về 
vốn, rủi ro, nguồn nhân lực... để hiện 
thực hóa các ý tưởng của mình liên quan 
đến công nghệ và đổi mới sáng tạo. 
Thay vì tạo ra những gói hỗ trợ cho 
từng nhóm đối tượng doanh nghiệp, 
Chính phủ cần tập trung vào việc tạo 
môi trường kinh doanh thuận lợi, đẩy 
mạnh kết nối một cách công bằng để 
các doanh nghiệp được cạnh tranh bình 
đẳng. Hình thành các khu công nghiệp, 
khu chế xuất riêng biệt, tách biệt các 
doanh nghiệp FDI có thể giúp nâng cao 
hiệu quả hoạt động và xuất khẩu. 
Tập trung vào việc thực hiện đồng 
bộ các giải pháp để đảm bảo chính sách 
hỗ trợ kinh tế tư nhân một cách thực 
chất thông qua các chính sách hỗ trợ về 
lãi suất, ưu đãi về thuế, đất đai, giải 
phóng mặt bằng...; tăng cường năng lực 
nghiên cứu và phát triển, đổi mới công 
nghệ và các giải pháp tài chính, tín 
dụng; thực hiện công khai minh bạch 
các quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ 
sở hạ tầng, thúc đẩy liên kết tích cực 
giữa các ngành kinh tế, các chủ thể kinh 
tế và các không gian kinh tế. 
Khắc phục triệt để tình trạng các 
doanh nghiệp lớn chi phối, lấn át các 
doanh nghiệp nhỏ trong việc tiếp cận 
các nguồn lực và cơ hội kinh tế. Hoàn 
thiện pháp luật về chế độ sở hữu, kể cả 
đối với bất động sản, ruộng đất... để góp 
phần ngăn ngừa xung đột trong xã hội, 
góp phần phân bổ nguồn lực hiệu quả, 
khi pháp luật về sở hữu rõ ràng thì tự nó 
sẽ đặt ra một trật tự có giới hạn cho các 
quyền của các chủ thể trong xã hội được 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
72 
đảm bảo. Theo đó các doanh nghiệp sẽ 
biết trân trọng sự hợp tác và gắn kết 
nhiều hơn. Thực hiện triệt để cải cách 
hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt 
động của các cơ quan nhà nước, bộ, 
ngành và chính quyền địa phương theo 
hướng tạo điều kiện thuận lợi cho phát 
triển kinh tế tư nhân. 
4.6. Thúc đẩy doanh nghiệp tư 
nhân ứng dụng khoa học công nghệ 
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, 
kinh doanh 
Theo phân loại trình độ công nghệ 
theo tiêu chuẩn của Tổ chức Phát triển 
công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) 
cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam 
vẫn chủ yếu thuộc nhóm công nghệ 
thấp. Trong tổng số doanh nghiệp thực 
hiện các hoạt động cải tiến công nghệ, 
máy móc, thiết bị trong năm 2013, 2/3 
số doanh nghiệp đã gặp phải các trở 
ngại. Cũng giống như việc đổi mới 
công nghệ, trở ngại lớn nhất cho việc 
cải tiến công nghệ của doanh nghiệp là 
hạn chế về tài chính (7,33/10 điểm). 
Rõ ràng, vấn đề tài chính là rào cản 
lớn nhất đối với doanh nghiệp không 
chỉ trong các hoạt động đổi mới, cải tiến 
công nghệ mà cả các hoạt động kinh 
doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp 
nhỏ và vừa. Rào cản thứ hai đối với các 
doanh nghiệp khi thực hiện cải tiến 
công nghệ là sự thiếu vắng lực lượng 
lao động có trình độ và tay nghề. Lao 
động ở Việt Nam tuy đông về số lượng, 
nhưng yếu về tay nghề, nhất là đối với 
các lao động kỹ thuật. Ngoài hai rào cản 
chính trên, còn phải kể đến sự yếu kém 
về cơ sở hạ tầng (điện, năng lượng, đất 
đai, giao thông). 
4.7. Đào tạo, đào tạo lại, nâng cao 
chất lượng nguồn nhân lực cho khu 
vực kinh tế tư nhân 
Chất lượng giáo dục luôn là vấn đề 
cốt lõi, là yếu tố sống còn của từng cơ 
sở giáo dục, cũng như cả hệ thống giáo 
dục đại học. Khung trình độ quốc gia 
Việt Nam có 8 bậc, bao gồm 5 bậc giáo 
dục nghề nghiệp và 3 bậc giáo dục đại 
học. Thực hiện khung trình độ quốc gia 
sẽ có tác động mạnh mẽ đến nhiều bên 
liên quan, từ các cơ quan quản lý, 
người sử dụng lao động, các cơ sở đào 
tạo, người học, hướng đến các chuẩn 
mực quốc tế, góp phần làm thay đổi cơ 
bản chất lượng của giáo dục đại học 
hiện nay. 
Xây dựng tiêu chuẩn đào tạo nguồn 
nhân lực chất lượng cao, có năng lực 
hành nghề chuyên môn, kỹ năng mềm, 
đặc biệt kỹ năng giao tiếp và làm việc 
nhóm, kỷ luật đạo đức làm việc, trách 
nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm lao 
động. Tập trung vào việc xây dựng thể 
chế, cơ chế, chính sách phát triển giáo 
dục nghề nghiệp phù hợp với xu thế hội 
nhập; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới 
cơ sở giáo dục nghề nghiệp; nâng cao 
chất lượng dạy nghề, tiếp cận các chuẩn 
khu vực và thế giới. 
4.8. Đẩy mạnh công tác tuyên 
truyền, nâng cao hiệu quả công tác 
Đảng, đoàn thể góp phần nâng cao 
nhận thức của các doanh nghiệp, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
73 
doanh nhân trong việc thực hiện Nghị 
quyết 10 về phát triển kinh tế tư nhân 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: 
“Tuyên truyền là đem một việc gì đó 
nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, 
dân làm. Nếu không đạt mục đích đó, là 
tuyên truyền thất bại”. Trong mục tiêu 
xây dựng và phát triển kinh tế tư nhân, 
công tác tuyên truyền vận động giữ vai 
trò hết sức quan trọng trong trong nền 
kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày 
càng rõ hơn. Mục đích là nhằm truyền 
bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư 
tưởng đến đối tượng, biến những kiến 
thức, giá trị tinh thần đó thành nhận 
thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, 
thôi thúc đối tượng hành động theo 
những định hướng, những mục tiêu do 
chủ thể tuyên truyền đặt ra. 
Tuy nhiên cũng cần đổi mới và đa 
dạng hóa các hình thức tuyên truyền, 
vận động đối với doanh nghiệp và phù 
hợp với từng loại hình doanh nghiệp. 
Chú trọng những hình thức tuyên truyền 
vận động phù hợp, có ảnh hưởng sâu 
sắc. Có thể thấy rằng nhờ vào việc 
tuyên truyền, kinh tế tư nhân đã phát 
triển trên nhiều phương diện, được tự 
do kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn 
với các thành phần kinh tế khác, nhất là 
trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các 
loại thị trường; hiệu quả, sức cạnh tranh 
dần được nâng lên; hoạt động đa dạng ở 
hầu hết các ngành, lĩnh vực và các 
vùng, miền; bước đầu đã hình thành 
được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có 
quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả 
năng cạnh tranh trên thị trường trong 
nước và quốc tế. 
Nhìn chung, hoạt động báo chí, 
xuất bản, phát thanh, truyền hình từng 
bước đi vào nề nếp, thực hiện tốt công 
tác tuyên truyền chủ trương, chính sách 
của Đảng, Nhà nước, phản ánh kịp thời 
các sự kiện quan trọng diễn ra tại doanh 
nghiệp. Hiện nay, theo thống kê của 
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ 
thông tin - Bộ Công thương, tỷ lệ dân 
số Việt Nam truy cập internet lên đến 
34 triệu người (trong trên 90 triệu 
người) chiếm 36% (2013). Trong số đó, 
có khoảng hơn 90% dùng internet để 
đọc tin tức trên các báo, tạp chí online. 
Vì thế quảng cáo báo mạng điện tử 
ngày càng phát triển, các doanh nghiệp, 
công ty tìm đến dịch vụ quảng cáo này 
ngày càng đông. Quảng cáo trên báo 
mạng điện tử là hình thức quảng cáo 
hiệu quả, độ phủ thương hiệu tốt vì các 
trang báo mạng, tạp chí mạng hiện nay 
có lượng người đọc rất đông, chiếm thị 
phần tuyệt đối và áp đảo so với các loại 
hình báo chí và quảng cáo truyền thống 
khác. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng 
không nên quá phụ thuộc vào báo chí để 
đánh bóng tên tuổi của mình hay doanh 
nghiệp mà cần đem thương hiệu, uy tín, 
chất lượng thật sự để đi vào lòng người. 
Muốn nâng cao chất lượng xây 
dựng tổ chức Đảng, đoàn thể ở các 
doanh nghiệp tư nhân, trước hết phải 
nâng cao nhận thức của chủ doanh 
nghiệp và người lao động về vấn đề 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
74 
này. Cần chú trọng làm tốt công tác 
tuyên truyền về vị trí, vai trò của tổ 
chức Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội 
trong các doanh nghiệp tư nhân cho chủ 
doanh nghiệp và người lao động. 
Cùng với việc quán triệt, phổ biến 
quan điểm, chủ trương, chính sách của 
Đảng, Nhà nước, các địa phương đều 
xác định lấy hiệu quả hoạt động để 
vận động, thuyết phục chủ doanh 
nghiệp và người lao động tích cực 
tham gia vào tổ chức, thành lập và duy 
trì hoạt động của tổ chức đảng, đoàn 
thể chính trị - xã hội. 
5. Kết luận 
Trong nền kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa, việc phát triển 
kinh tế tư nhân là một nhân tố không 
chỉ đảm bảo cho việc duy trì tốc độ tăng 
trưởng GDP cao, tạo nguồn thu cho 
ngân sách nhà nước mà còn tham gia 
vào giải quyết hàng loạt những vấn đề 
xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm 
nghèo, phát triển nguồn nhân lực 
Trong bối cảnh ngân sách nhà nước gặp 
khó khăn, cùng với đó là xu hướng suy 
giảm của dòng vốn ngoại, thì những 
chính sách khuyến khích tư nhân tham 
gia đầu tư là cần thiết. 
Nền kinh tế Việt Nam hiện có nhiều 
trụ cột trong các ngành không phải 
doanh nghiệp nhà nước mà do doanh 
nghiệp tư nhân chi phối và đa phần làm 
ăn hiệu quả. Một nền kinh tế muốn 
chuyển sang sáng tạo thì buộc phải đạt 
hiệu quả cao với nhiều giá trị gia tăng, 
trong đó vai trò của nền kinh tế tư nhân 
thậm chí còn mang tính quyết định. Việt 
Nam nằm trong khu vực kinh tế năng 
động ở Đông Nam Á. Nếu biết phát huy 
đầy đủ sức mạnh và khả năng sáng tạo 
của khu vực tư nhân thì kinh tế Việt 
Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tổng cục Thống Kê (2015b), Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 
Việt Nam giai đoạn 2010-2014, NXB Thống kê, Hà Nội 
2. Tổng Cục Thống Kê (2016a), Báo cáo kết quả điều tra sơ bộ nông thôn, nông 
nghiệp và thủy sản, Tổng Cục Thống kê, Hà Nội 
3. Đậu Tuấn Anh (2016), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân Việt Nam kinh 
doanh trong chật vật”, Paper presented at the Diễn đành Kinh tế Việt Nam 2016, 
Hà Nội 
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Sách trắng về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt 
Nam, NXB Thống kê, Hà Nội 
5. Tổng cục Thống Kê (2015a), Hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước giai 
đoạn 2005 - 2014, NXB Thống kê, Hà Nội 
6. Tổng cục Thống Kê (2016b), Năng suất lao động Việt Nam: Thực trạng và 
Giải pháp, Tổng cục Thống kê, Hà Nội 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
75 
REALITY AND SOME BASIC SOLUTIONS TO 
DEVELOPING PRIVATE SECTOR IN VIETNAM 
ABSTRACT 
Vietnam nowadays, with a multipart, coexistence and development economy, no 
longer stops at the aspect of consideration to remove or prioritize any economic 
composition that needs to be noticed by each economic component that has its own 
nature, specific economic rule, based on each form of a certain property of material 
produced. Therefore, it is important to hold the nature of each economic component 
and use them in an effective way to accelerate the growth and economic development 
process and the opening of further integration into the international economy that 
helps the economy of the country is increasingly stronger. This article primarily 
analyzes the status of the private sector, a number of lessons learned by countries 
around the world and proposed a number of solutions aimed at developing private 
economies in the coming time. 
Keywords: Private sector, experience, status, solution 
(Received: 23/7/2018, Revised: 21/8/2018, Accepted for publication: 18/9/2018) 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_giai_phap_co_ban_nham_phat_trien_kinh_t.pdf