Thực trạng và một số biện pháp quản lí hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Trẻ em lứa tuổi mầm non (MN) thường phát triển

nhanh về thể chất, trí tuệ và tâm, sinh lí. Ở giai đoạn này,

trẻ rất hiếu động, tò mò, thích tự khám phá, tìm hiểu thế

giới xung quanh, trong khi khả năng ứng phó để tự bảo

vệ bản thân còn hạn chế. Do vậy, tai nạn thương tích có

thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm cho trẻ. Trong

việc chăm sóc, giáo dục (GD) trẻ, nếu thiếu kiến thức, sai

phương pháp, không quan tâm đầy đủ cũng dễ dẫn đến

những tổn thương, sang chấn về thể chất, tâm lí có thể

ảnh hưởng đến suốt cuộc đời của trẻ.

Hoạt động đảm bảo an toàn, tránh thương tích cho trẻ

MN được xác định là một nhiệm vụ rất quan trọng của

các trường MN, bởi đây là lứa tuổi cần được giám sát,

bảo vệ khi ý thức tự bảo vệ bản thân của trẻ chưa được

hình thành đầy đủ. Chính vì thế, các cấp quản lí GD, các

trường MN đã luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện việc bảo

đảm an toàn tuyệt đối về thể chất cũng như tinh thần cho

trẻ MN.

Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích xảy ra

ở trẻ em là do sự bất cẩn của người lớn. Qua báo cáo

thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em, tổ chức

Y tế Thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc và nhiều

đối tác khác đã quyết định phải đưa vấn đề thương tích

trẻ em thành một ưu tiên cho y tế công cộng toàn cầu

và phát triển các cộng đồng. Kiến thức và kinh nghiệm

của gần hai trăm chuyên gia từ tất cả các lục địa và các

ngành nghề khác nhau là vô giá trong việc đặt nền móng

cho báo cáo trong thực tế cần sự chú ý ở rất nhiều quốc

gia [1]. Tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu:

Các cơ sở GD phải tăng cường công tác phòng, chống

tai nạn thương tích cho trẻ em [2]. Bài viết trình bày

thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động

đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường MN Quận 7, TP.

Hồ Chí Minh.

pdf 5 trang kimcuc 4000
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và một số biện pháp quản lí hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non quận 7, thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và một số biện pháp quản lí hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng và một số biện pháp quản lí hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 14-18 
14 
Email: todungmn@gmail.com 
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ 
HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ 
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Tô Ngọc Dung - Trường Mầm non Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 09/5/2019; ngày chỉnh sửa: 20/5/2019; ngày duyệt đăng: 27/5/2019. 
Abstract: Ensuring safety, avoiding injury for preschool children is an important task. Therefore, 
education management levels and pre-schools must always pay attention to direct the 
implementation of the absolute physical and mental safety for preschool children. The article 
presents the current situation and proposes some measures to manage child safety activities in 
preschools in District 7, Ho Chi Minh City. 
Keywords: Current situation, measures, management, safety, preschool children. 
1. Mở đầu 
Trẻ em lứa tuổi mầm non (MN) thường phát triển 
nhanh về thể chất, trí tuệ và tâm, sinh lí. Ở giai đoạn này, 
trẻ rất hiếu động, tò mò, thích tự khám phá, tìm hiểu thế 
giới xung quanh, trong khi khả năng ứng phó để tự bảo 
vệ bản thân còn hạn chế. Do vậy, tai nạn thương tích có 
thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm cho trẻ. Trong 
việc chăm sóc, giáo dục (GD) trẻ, nếu thiếu kiến thức, sai 
phương pháp, không quan tâm đầy đủ cũng dễ dẫn đến 
những tổn thương, sang chấn về thể chất, tâm lí có thể 
ảnh hưởng đến suốt cuộc đời của trẻ. 
Hoạt động đảm bảo an toàn, tránh thương tích cho trẻ 
MN được xác định là một nhiệm vụ rất quan trọng của 
các trường MN, bởi đây là lứa tuổi cần được giám sát, 
bảo vệ khi ý thức tự bảo vệ bản thân của trẻ chưa được 
hình thành đầy đủ. Chính vì thế, các cấp quản lí GD, các 
trường MN đã luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện việc bảo 
đảm an toàn tuyệt đối về thể chất cũng như tinh thần cho 
trẻ MN. 
Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích xảy ra 
ở trẻ em là do sự bất cẩn của người lớn. Qua báo cáo 
thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em, tổ chức 
Y tế Thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc và nhiều 
đối tác khác đã quyết định phải đưa vấn đề thương tích 
trẻ em thành một ưu tiên cho y tế công cộng toàn cầu 
và phát triển các cộng đồng. Kiến thức và kinh nghiệm 
của gần hai trăm chuyên gia từ tất cả các lục địa và các 
ngành nghề khác nhau là vô giá trong việc đặt nền móng 
cho báo cáo trong thực tế cần sự chú ý ở rất nhiều quốc 
gia [1]. Tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu: 
Các cơ sở GD phải tăng cường công tác phòng, chống 
tai nạn thương tích cho trẻ em [2]. Bài viết trình bày 
thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động 
đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường MN Quận 7, TP. 
Hồ Chí Minh. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Thực trạng hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở 
các trường mầm non Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 
2.1.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên tham gia 
hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non 
Các số liệu thống kê phục vụ cho khảo sát thực trạng 
được thu thập trong 2 năm học: 2016-2017 và 2017-2018. 
Nghiên cứu được thực hiện với 30 cán bộ quản lí (CBQL), 
90 giáo viên (GV) của 17 trường MN trong Quận 7. 
Trong các hoạt động nói chung và hoạt động đảm bảo 
an toàn cho trẻ ở trường MN nói riêng, tuổi đời, tuổi 
nghề, trình độ chuyên môn, của CBQL và GV có ảnh 
hưởng rất lớn đến chất lượng của hoạt động. Tuổi đời và 
thâm niên công tác của GV và CBQL tại các trường MN 
trên địa bàn Quận 7, TP. Hồ Chí Minh được thể hiện qua 
bảng 1 và bảng 2 như sau: 
Bảng 1. Thâm niên công tác của CBQL và GV 
Thâm niên GV CBQL 
Tổng 
SL 
Tỉ lệ 
(%) 
Từ 1 đến 
dưới 5 năm 
44 10 54 32,0 
Từ 5 đến 
dưới 10 năm 
67 15 82 48,5 
Từ 10 đến 
dưới 20 năm 
24 2 26 15,4 
Từ trên 
20 năm 
6 1 7 4,1 
Độ tuổi 
Dưới 30 0 12 12 42,9 
Từ 
30-40 tuổi 
0 7 7 25,0 
Từ 
40-50 tuổi 
0 9 9 32,1 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 14-18 
15 
Bảng 1 cho thấy, với thâm niên từ 5 đến 10 năm trong 
nghề chiếm đa số tại các trường MN trên địa bàn quận, 
các GV và CBQL đã có nhiều thời gian để tích luỹ kinh 
nghiệm trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Mặt 
khác, đội ngũ GV, CBQL ở tuổi dưới 30 chiếm tỉ lệ cao 
nhất (chiếm 42,9%). Đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp 
các trường triển khai các hoạt động GD mang lại hiệu 
quả cao, đặc biệt là hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ 
trong nhà trường. 
Về thâm niên công tác, CBQL và GV mới vào nghề 
thường ít kinh nghiệm, dẫn đến việc xử lí các tình huống 
sẽ không linh hoạt. Cán bộ có thâm niên cao thì thường 
nhiều kinh nghiệm tốt. 
Về độ tuổi, cán bộ trẻ thì năng động, dễ tiếp cận với 
cái mới nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong công tác. Cán 
bộ ở độ tuổi quá lớn sẽ giàu kinh nghiệm nhưng đôi khi 
bảo thủ, ít cập nhật những vấn đề mới. 
Trình độ chuyên môn và công tác bồi dưỡng nghiệp 
vụ: Trình độ chuyên môn cao nhất của GV và CBQL tại 
các trường MN trên địa bàn chủ yếu ở trình độ cao đẳng, 
được thể hiện qua bảng 2 như sau: 
Bảng 2. Trình độ chuyên môn của GV và CBQL 
Bằng cấp 
chuyên môn 
GV CBQL 
Tổng 
SL 
Tỉ lệ 
(%) 
Trung cấp 53 7 60 35,5 
Cao đẳng 80 3 83 49,1 
Đại học 8 8 16 9,5 
Thạc sĩ 0 10 10 5,9 
Tổng cộng 141 28 169 100,0 
Bảng 2 cho thấy, sự phân bổ về trình độ chuyên môn 
của các GV và CBQL tại các trường: 100% đội ngũ đều 
đạt chuẩn nghề nghiệp GV MN theo quy định của Bộ 
GD-ĐT. Đa số GV và CBQL có trình độ trên chuẩn 
(chiếm 64,5%); thậm chí, có 5,9% có trình độ thạc sĩ, chủ 
yếu là những CBQL ở vị trí hiệu trưởng (HT) và phó HT 
tại các trường. 
Để nâng cao chất lượng trong GD trẻ ở trường MN, 
CBQL nhà trường cần quan tâm tổ chức cho CBQL, GV 
tham gia bồi dưỡng đầy đủ và toàn diện trong việc nâng cao 
chuyên môn nghiệp vụ về đảm bảo an toàn cho trẻ MN. 
2.1.2. Thực trạng quản lí hoạt động đảm bảo an toàn 
trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ ở trường mầm non 
Việc quản lí công tác đảm bảo an toàn trong hoạt 
động nuôi dưỡng trẻ ở trường MN được thực hiện dựa 
trên các chức năng quản lí và thực trạng quản lí hoạt động 
đảm bảo an toàn trong hoạt động nuôi dưỡng trẻ ở trường 
MN được thể hiện trong bảng khảo sát cho thấy, các nội 
dung “Xây dựng định kì kế hoạch an toàn vệ sinh thực 
phẩm, chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh và kế 
hoạch phòng tránh tai nạn thường gặp ở trẻ; Phổ biến 
thông tin cho đội ngũ GV kế hoạch an toàn vệ sinh thực 
phẩm, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, an toàn chăm 
sóc sức khoẻ phòng chống dịch bệnh, tai nạn thường gặp 
ở trẻ; Phân công nhiệm vụ cho cá nhân phụ trách trong 
việc kiểm soát nguồn nguyên liệu thực phẩm đảm bảo an 
toàn tươi sạch; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ 
GV nâng cao khả năng phát hiện, xử lí và phòng chống 
những tai nạn thương tích ở trẻ” được GV và CBQL tại 
các trường MN trên địa bàn tham gia khảo sát đánh giá 
cao với điểm trung bình dao động từ 3,82 đến 4,43, đạt 
mức 4, và 5 trong các trường hợp đánh giá thường xuyên 
và hiệu quả. Độ lệch chuẩn trong các trường hợp thấp 
dao động mức 0,4 và 0,7 thể hiện sự thống nhất trong 
đánh giá ở các trường. Qua phỏng vấn - trò chuyện với 
đội ngũ GV nhà trường, có thể thấy, hoạt động đảm bảo 
an toàn cho trẻ cần có kế hoạch cụ thể không chỉ trong 
các hoạt động GD mà còn trong các hoạt động chăm sóc, 
nuôi dưỡng trẻ. Vì vậy, các trường MN trên địa bàn Quận 
7, TP. Hồ Chí Minh luôn xây dựng kế hoạch hoạt động 
đảm bảo an toàn trong các hoạt động vui chơi, nhận thức; 
hoạt động lao động ngày lễ hội và trong quá trình chăm 
sóc, nuôi dưỡng, hoạt động an toàn thực phẩm, phòng 
chống tai nạn gây thương tích cho trẻ thường xuyên. 
Như vậy, tuy các trường có kế hoạch trong việc đảm 
bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động GD, chăm sóc 
sức khoẻ, nuôi dưỡng trẻ, hướng dẫn cho GV biết cách 
giữ vệ sinh các thiết bị, đồ dùng, kiểm soát nguồn nguyên 
liệu chế biến thức ăn cho trẻ, cũng như hướng dẫn cho 
GV cách thức phối hợp với bộ phận y tế, cha mẹ học sinh 
để kịp thời xử lí khi trẻ bị sốt cao, nhưng công tác tìm 
hiểu xác định những nguyên nhân, những khó khăn 
thường gặp về hoạt động đảm bảo an toàn trong hoạt 
động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế, chưa hiệu 
quả. Việc hướng dẫn GV nắm vững kiến thức về an toàn 
vệ sinh thực phẩm, khả năng phát hiện, xử lí phòng chống 
dịch bệnh, quan tâm chăm sóc trẻ bệnh, kém ăn chưa 
thường xuyên. Đồng thời, công tác phối hợp với các lực 
lượng trong và ngoài nhà trường trong phòng chống dịch 
bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, khả năng gây thương 
tích cho trẻ ít được thực hiện, chưa thường xuyên, chỉ 
mang tính đột xuất. 
2.1.3. Thực trạng về cơ sở vật chất và các điều kiện đảm 
bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non 
Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo an toàn cho 
trẻ trong quá trình hoạt động vui chơi được các trường 
MN thực hiện đầy đủ, đáp ứng yêu cầu về tiêu chí an 
toàn, làm hài lòng cha mẹ học sinh khi gửi con tại trường. 
Tuy nhiên, sân chơi của trẻ phần lớn làm bằng xi măng, 
bê tông chưa được trải thảm cỏ. Đối với sàn trong lớp 
học được GV, CBQL và cha mẹ học sinh cho rằng, gạch 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 14-18 
16 
bông chiếm 82,1- 88,9%. Khi trò chuyện, trao đổi với các 
đối tượng được phỏng vấn nhằm tìm hiểu sâu về trường 
hợp này, chúng tôi nhận thấy, một số phụ huynh cho rằng 
“khuôn viên ngoài lớp học và không gian trong lớp được 
nhà trường trang bị an toàn và đẹp nhưng thiếu sân chơi 
bằng cát”. Bên cạnh đó, một số CBQL cho rằng: “nhà 
trường thiếu diện tích để xây dựng sân chơi an toàn hơn, 
sân chơi hiện tại làm bằng xi măng là để giúp trẻ tập thể 
dục”. Sân chơi cho trẻ tại các trường chỉ làm bằng xi 
măng và chưa được trải thảm cỏ, dễ gây chấn thương cho 
trẻ khi thực hiện các hoạt động vui chơi, bởi phần lớn trẻ 
rất hiếu động. Đây là hạn chế cần được khắc phục trong 
thời gian tới của các trường, góp phần đảm bảo an toàn 
cho trẻ. 
2.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động đảm bảo an 
toàn cho trẻ ở các trường mầm non Quận 7, Thành phố 
Hồ Chí Minh 
2.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ chăm sóc trẻ về 
mục tiêu và yêu cầu đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường 
mầm non 
Đội ngũ GV và nhân viên trong trường MN là lực 
lượng tham gia trực tiếp vào các hoạt động GD cũng như 
những hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và tổ chức xây 
dựng môi trường GD an toàn cho trẻ. Chính vì vậy, để phát 
triển toàn diện cho trẻ trong trường MN, đội ngũ GV và 
nhân viên nhà trường ngoài việc giúp trẻ có những bữa ăn 
đầy đủ, được tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, cần 
nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và mục tiêu của hoạt động 
đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động đó. 
Nội dung biện pháp tập trung vào việc tổ chức bồi 
dưỡng cho đội ngũ GV và nhân viên nhận thức đầy đủ về 
mục tiêu trong hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ trong 
nhà trường. Nội dung bồi dưỡng tập trung cung cấp cho 
người học những kiến thức và kĩ năng như: - Tầm quan 
trọng của việc xây dựng môi trường chăm sóc, nuôi dạy 
an toàn, phòng chống tai nạn gây thương tích cho trẻ, sự 
phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để 
xây dựng biện pháp hữu hiệu trong đảm bảo an toàn cho 
trẻ, cũng như thực hiện bồi dưỡng cho CBQL và GV về 
khả năng phát hiện, phòng chống nguy cơ gây thương tích 
cho trẻ; - Kĩ năng tham gia, phối hợp tốt giữa các lực lượng 
trong và ngoài nhà trường, khả năng làm việc nhóm, khả 
năng phát hiện và đưa ra những phương án dự phòng hữu 
hiệu; - Khả năng tự bồi dưỡng nâng cao năng lực đảm bảo 
an toàn cho trẻ trong các hoạt động vui chơi, lao động, học 
tập, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở nhà trường. 
Để biện pháp được thực hiện hiệu quả trong thực tiễn, 
HT cần: - Thật sự quan tâm và tiên phong trong việc tổ 
chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng 
như bồi dưỡng những năng lực cần thiết cho đội ngũ GV, 
nhân viên trong hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ; - Tích 
cực trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động đảm bảo an 
toàn cho trẻ, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức về 
mục tiêu quan trọng trong hoạt động đảm bảo an toàn cho 
trẻ. Kế hoạch phải cụ thể, chính xác, đáp ứng được nhu 
cầu người học và mục tiêu hoạt động đảm bảo an toàn trẻ 
trong nhà trường; - Tổ chức khảo sát, liên hệ với những 
trung tâm, đơn vị, cá nhân có uy tín, đáp ứng mục tiêu 
bồi dưỡng để hợp tác lựa chọn và thống nhất hình thức 
bồi dưỡng, bồi dưỡng từ xa, tại chỗ và theo quy định của 
Bộ GD-ĐT. 
Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức định kì, thường 
xuyên các hội nghị chuyên đề, làm mẫu nhằm giúp GV, 
nhân viên có điều kiện giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, 
nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng trong hoạt động 
đảm bảo an toàn cho trẻ và phát triển khả năng phối hợp, 
phát hiện, đề xuất những phương án hữu hiệu trong 
phòng chống tai nạn gây thương tích cho trẻ. 
HT luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng 
được tham gia bồi dưỡng, xây dựng chính sách hỗ trợ về 
kinh phí, thời gian để thu hút sự tham gia của các đối 
tượng vào hoạt động bồi dưỡng. 
HT thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần tự bồi 
dưỡng cho đội ngũ GV, nhân viên thông qua cung cấp tài 
liệu, hướng dẫn nhiệt tình. Ngoài ra, để có cơ sở đánh giá 
và rút kinh nghiệm hoàn thiện trong công tác bồi dưỡng, 
nhà trường thường xuyên thực hiện khảo sát, thu thập ý 
kiến phản hồi từ người học, các lực lượng có liên quan 
một cách khách quan, công khai sau khi kết thúc khoá 
bồi dưỡng. 
2.2.2. Phối hợp đồng bộ các lực lượng trong và ngoài nhà 
trường nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non 
Môi trường GD trong nhà trường MN được cấu thành 
từ cơ sở vật chất, cảnh quan của nhà trường, các hoạt 
động ngoại khóa, sự gương mẫu của cán bộ, GV. Chính 
vì vậy, tổ chức xây dựng môi trường GD an toàn cho trẻ 
phải có mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức 
thực hiện đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đồng thời phải có 
sự phối hợp tham gia từ các lực lượng trong và ngoài nhà 
trường. Trong đó, nhà trường là lực lượng đóng vai trò 
chủ đạo trong việc xác định các nguồn lực và xây dựng 
kế hoạch thực hiện. Kế hoạch phải có mục tiêu cụ thể, rõ 
ràng trong từng nội dung, phân công trách nhiệm, sự phối 
hợp giữa các lực lượng GD để mang lại hiệu quả góp 
phần tạo nên môi trường GD an toàn, lành mạnh và đạt 
mục tiêu GD trường MN. Theo đó, biện pháp sẽ tập trung 
vào việc xây dựng kế hoạch về tổ chức xây dựng một 
môi trường GD an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ 
trong trường MN. Kế hoạch thể hiện sự tham gia, hợp tác 
giữa GV, CBQL, nhân viên nhà trường với gia đình cha 
mẹ học sinh và các tổ chức, chính quyền địa phương trên 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 14-18 
17 
địa bàn. Kế hoạch phải thiết thực, dựa trên thực trạng, 
phù hợp với điều kiện nhà trường, đặc biệt kế hoạch phải 
đưa ra được dự báo về nhu cầu nhà trường, khả năng đáp 
ứng của cơ sở vật chất, thiết bị giám sát, trang thiết bị học 
tập, trang thiết bị y tế, khả năng cán bộ y tế, mức độ tổ 
chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao khả năng phát hiện, 
phòng chống tai nạn gây thương tích ở trẻ cho đội ngũ 
GV, nhân viên nhà trường. 
HT nhà trường tích cực trong việc tạo dựng các mối 
quan hệ, hợp tác với các tổ chức, cơ quan chính quyền 
địa phương, phụ huynh trong việc huy động sự hỗ trợ 
kinh phí trang bị đồ dùng an toàn, thiết bị y tế cần thiết, 
cũng như phối hợp trong việc tổ chức bồi dưỡng nâng 
cao khả năng phát hiện, xử lí những tình huống, khả năng 
phòng chống tai nạn gây thương tích cho trẻ khi tham gia 
các hoạt động GD, hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 
trong nhà trường MN. 
Khảo sát, thu thập đầy đủ thông tin góp ý từ các bên 
liên quan về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, 
thời gian thực hiện, thành phần tham gia để kịp thời điều 
chỉnh, hoàn thiện kế hoạch gần gũi với thực tế, phù hợp 
với điều kiện nhà trường. 
Kế hoạch tổ chức xây dựng môi trường GD an toàn 
cho trẻ được xây dựng ngay từ đầu năm học và lồng ghép 
vào kế hoạch GD chung của nhà trường. 
Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên quá trình 
để nhận xét, so sánh điều chỉnh kế hoạch. Kế hoạch thực 
hiện phải phổ biến đến từng đối tượng tham gia trong và 
ngoài nhà trường để giúp các lực lượng có thời gian và 
kế hoạch chuẩn bị thực hiện đáp ứng mục tiêu đề ra. 
2.2.3. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho 
đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trong hoạt 
động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non 
Biện pháp này nhằm đảm bảo đội ngũ chăm sóc trẻ 
trong trường MN luôn đáp ứng tốt những yêu cầu an toàn 
cho trẻ trong các hoạt động chăm sóc, GD thông qua việc 
thực hiện tổ chức đánh giá đội ngũ chăm sóc trẻ về khả 
năng thực hiện hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại 
trường, giúp các trường xác định chính xác về khả năng 
xác định mục tiêu, thực hiện nội dung hoạt động đảm bảo 
an toàn cho trẻ trong các hoạt động nhà trường. Ngoài ra, 
việc thực hiện đánh giá đội ngũ GV và nhân viên là cơ 
sở khoa học để tạo điều kiện, thông tin cụ thể cho lãnh 
đạo nhà trường xây dựng kế hoạch, dự trù nguồn lực phù 
hợp trong quá trình tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận 
thức cũng như khả năng thực hiện tốt từng nội dung hoạt 
động đảm bảo an toàn cho trẻ, đáp ứng nhu cầu, nguyện 
vọng và mục tiêu. 
HT cần kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ 
GD-ĐT, các cấp liên quan đến công tác đảm bảo an toàn 
cho trẻ. Ngoài việc tạo sự thống nhất giữa các bộ phận, HT 
còn là người chỉ đạo cho GV, nhân viên thường xuyên 
phối hợp đánh giá xác định về khả năng đáp ứng mục tiêu, 
nội dung của hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ theo các 
tiêu chí đã xây dựng theo bảng 1 và bảng 2 tại các trường 
MN trên địa bàn Quận 7, TP. Hồ Chí Minh. 
Bên cạnh đó, HT cần quan tâm tổ chức hướng dẫn, 
phân công cụ thể cho các bộ phận tham gia đánh giá tích 
cực, phổ biến một cách cụ thể các tiêu chí đánh giá, cách 
thức đánh giá trong từng bộ phận, đánh giá từng đối 
tượng, thời gian thực hiện, đối tượng tham gia. Ngoài ra, 
HT theo dõi, giám sát quá trình thực hiện, đảm bảo công 
tác khảo sát đánh giá công bằng, khách quan. 
HT phân công phó HT xử lí và phân tích, đánh giá dữ 
liệu thu thập được dựa trên những mức độ đã quy ước 
trong bảng 1 và bảng 2. HT sử dụng kết quả đánh giá 
thực hiện xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động 
phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tổ chức bồi 
dưỡng, khen thưởng, khích lệ tinh thần đoàn kết, yêu 
nghề; xây dựng thành công môi trường GD an toàn, đáp 
ứng mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ tại các trường 
MN trên địa bàn Quận. 
2.2.4. Tăng cường công tác y tế trong hoạt động đảm bảo 
an toàn cho trẻ ở trường mầm non 
Công tác y tế trong hoạt động đảm bảo an toàn cho 
trẻ trong nhà trường là nhiệm vụ quan trọng trong việc 
thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. 
Để tổ chức thành công, an toàn các hoạt động cho trẻ 
trong các trường MN trên địa bàn Quận 7, TP. Hồ Chí 
Minh diễn ra trong giờ lên lớp cũng như thông qua các 
hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá, tham quan, cần 
có sự hỗ trợ tích cực từ công tác kiểm tra, đánh giá. Nếu 
công tác kiểm tra, can thiệp xử lí đúng lúc, đúng chỗ, phát 
hiện kịp thời trong những hoạt động của trẻ thì mới đảm 
bảo an toàn cho trẻ. Chính vì vậy, công tác kiểm tra, đánh 
giá trong hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ phải được 
thực hiện thường xuyên, định kì, có kế hoạch, có mục tiêu, 
nội dung và đa dạng những phương pháp, hình thức tổ 
chức. Ngoài thực hiện kiểm tra, đánh giá xác định năng 
lực đội ngũ chăm sóc, công tác kiểm tra, đánh giá còn tập 
trung vào việc tổ chức kiểm tra, đánh giá khả năng đáp ứng 
của cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho vui chơi, lao 
động, học tập, thiết bị y tế, cảnh quan môi trường, thực 
phẩm, địa điểm tổ chức hoạt động ngoại khoá, điều kiện, 
phương tiện tổ chức hoạt động ngoại khoá đến hoạt động 
đảm bảo an toàn cho trẻ. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 14-18 
18 
HT các trường cần: - Quan tâm đến công tác kiểm tra, 
đánh giá kết quả hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ, tích 
cực trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá với 
những phương pháp và hình thức đa dạng; - Tổ chức 
kiểm tra, đánh giá theo định kì, đột xuất trong các hoạt 
động, tìm kiếm nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng, tổ chức 
dự giờ quan sát đánh giá, phân tích, trao đổi góp ý với 
các thành viên, cá nhân trực tiếp vào trong những hoạt 
động; - Tổ chức lấy ý kiến mua mới và bảo dưỡng trang 
thiết bị trong nhà trường, đảm bảo các trang thiết bị đầy 
đủ và hoạt động an toàn; - Tổng hợp đánh giá, rút kinh 
nghiệm và khen thưởng, nêu gương điển hình những cá 
nhân, bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ. 
3. Kết luận 
Từ nghiên cứu thực trạng về công tác quản lí hoạt 
động đảm bảo an toàn cho trẻ trong các trường MN trên 
địa bàn khảo sát là các trường MN thuộc Quận 7, TP. Hồ 
Chí Minh, người nghiên cứu đã chỉ ra những ưu điểm và 
hạn chế, những nguyên nhân khó khăn cũng như thuận 
lợi trong quá trình thực hiện quản lí hoạt động đảm bảo 
an toàn cho trẻ trong các trường MN trên địa bàn khảo 
sát để đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất 
lượng trong công tác quản lí hoạt động này. 
Bên cạnh đó, các biện pháp trên được trình bày đầy đủ, 
bao gồm mục đích, nội dung, cách thức thực hiện và điều 
kiện thực hiện. Các biện pháp cũng được đánh giá tính khả 
thi và sự cần thiết khi vận dụng vào thực tế trong công tác 
quản lí hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường 
MN trên địa bàn Quận 7, TP. Hồ Chí Minh. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Margie Peden và cộng sự (2008). Báo cáo Thế giới 
về phòng chống thương tích ở trẻ em - Unicef. Thư 
viện của WHO, ISBN - 139789290614005. 
[2] Bộ GD-ĐT (2015). Quyết định số 04/VBHN 
-BGDĐT ngày 24/12/2015 Ban hành Điều lệ trường 
mầm non. 
[3] Bộ GD-ĐT (2016). Thông báo 341/TB-BGDĐT, 
ngày 27/5/2016, Kết quả Hội thảo “Đảm bảo an 
toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non - 
Thực trạng và biện pháp”. 
[4] Bộ GD-ĐT (2008). Quyết định số 02/2008/QĐ 
-BGDĐT, ngày 22/01/2008 ban hành quy định về 
chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. 
[5] Bộ GD-ĐT (2009). Hội thảo về mô hình đào tạo 
giáo viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hà Nội. 
[6] Trình Dân - Nguyễn Thị Hòa (1993). Giáo dục học 
mầm non. NXB Đại học Sư phạm. 
[7] Phạm Thị Châu (chủ biên, 2002). Một số vấn đề 
quản lí giáo dục mầm non. NXB Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI 
(Tiếp theo trang 86) 
3. Kết luận 
Trưởng bộ môn có nhiều vai trò khác nhau và được 
nhóm thành hai nhóm chính: vai trò chấp hành (với tư 
cách là người quản lí cấp thấp) và vai trò điều hành (với 
tư cách là người quản lí trực tiếp một bộ môn). Hai vai 
trò này luôn song hành với nhau. Chính từ sự đặc thù của 
vị trí quản lí để đáp ứng vai trò của mình, yêu cầu đội ngũ 
trưởng bộ môn trong các trường đại học theo định hướng 
nghiên cứu phải vừa là một nhà sư phạm có năng lực, 
vừa là một nhà quản lí giỏi, có khả năng phát triển các 
mối quan hệ và liên kết, phối hợp tốt. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Cao Cự Giác (2017). Vai trò của trưởng bộ môn ở 
trường đại học và cao đẳng trong bối cảnh giáo dục 
cạnh tranh và hội nhập. Kỉ yếu hội nghị “Nâng cao 
chất lượng hoạt động của bộ môn và phát triển đội 
ngũ trưởng bộ môn ở trường đại học, cao đẳng đáp 
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học”. Khối thi đua 
các trường đại học, cao đẳng, Vinh, tr 44-46. 
[2] Ngô Thị Thanh Hoàn (2017). Vị trí, vai trò của bộ 
môn, trưởng bộ môn ở trường đại học. Kỉ yếu hội 
nghị “Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ môn 
và phát triển đội ngũ trưởng bộ môn ở trường đại 
học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại 
học”. Khối thi đua các trường đại học, cao đẳng, 
Vinh, tr 74-76. 
[3] Trần Ngọc Giao (2012). Phát triển đội ngũ lãnh đạo 
và quản lí nhà nước về giáo dục các cấp. Đề tài mã 
số B2010-37-87TĐ. 
[4] Thái Văn Thành (2012). Phát triển đội ngũ trưởng 
bộ môn trường đại học Việt Nam - Những vấn đề lí 
luận và thực tiễn. NXB Đại học Vinh. 
[5] Đỗ Minh Cương (2009). Quy hoạch cán bộ lãnh 
đạo, quản lí. NXB Chính trị Quốc gia. 
[6] Nguyễn Quốc Dũng (2017). Vai trò trưởng bộ môn 
cơ sở cho công tác định hướng đổi mới, phát triển 
nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Kỉ yếu hội 
nghị “Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ môn 
và phát triển đội ngũ trưởng bộ môn ở trường đại 
học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại 
học”. Khối thi đua các trường đại học, cao đẳng, 
Vinh, tr 38-40. 
[7] Nguyễn Tiến Hùng (2010). Các cách tiếp cận chính 
về lãnh đạo và quản lí. Tạp chí Quản lí giáo dục, số 
9, tr 23 - 28. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_bien_phap_quan_li_hoat_dong_dam_bao_an.pdf