Thực trạng và kinh nghiệm đánh giá kết quả học tập các môn Lý luận chính trị theo hình thức tín chỉ

Qua tìm hiểu về hai hệ thống đào tạo cho thấy sự khác nhau giữa hai hệ thống này

được thể hiện ở hầu hết những vấn đề cơ bản trong quá trình đào tạo như: mục tiêu, chương

trình, phương pháp, Ở bài tham luận này chỉ giới thiệu về sự khác nhau ở cách đánh giá

kết quả học tập, từ đó nêu ra thực trạng và kinh nghiệm trong việc đánh giá kết quả học tập

của sinh viên đối với các môn lý luận chính trị. Bài tham luận gồm ba vấn đề sau:

- Một số điểm khác biệt về đánh giá kết quả học tập giữa hệ thống đào tạo theo niên

chế và hệ thống đào tạo theo tín chỉ.

- Thực trạng và kinh nghiệm trong việc đánh giá kết quả học tập của hệ thống đào

tạo theo tín chỉ, khi học các môn lý luận chính trị.

- Một một số kiến nghị nhằm đánh giá chính xác hơn kết quả học tập của sinh viên

khi học các môn lý luận chính trị ở trường Đại học Văn Hiến.

pdf 7 trang kimcuc 9140
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và kinh nghiệm đánh giá kết quả học tập các môn Lý luận chính trị theo hình thức tín chỉ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và kinh nghiệm đánh giá kết quả học tập các môn Lý luận chính trị theo hình thức tín chỉ

Thực trạng và kinh nghiệm đánh giá kết quả học tập các môn Lý luận chính trị theo hình thức tín chỉ
THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO HÌNH THỨC TÍN CHỈ 
ThS. Tạ Trần Trọng 
Khoa Giáo dục đại cương - Trường Đại học Văn Hiến 
Từ khi quy chế số 43/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đời cho đến 
nay, hầu hết các trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước đã và đang chuyển từ hình thức 
đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo tín chỉ. Ở phía Nam, trường đi tiên phong 
trong vấn đề này là trường Đại học Bách khoa TP.HCM. Nếu tính cho đến nay trường Đại 
học Bách khoa TP.HCM đã có khoảng 20 năm kinh nghiệm đào tạo theo hệ thống tín chỉ, 
tuy nhiên xét trên phạm vi cả nước chưa có trường đại học, cao đẳng nào thực sự đi đúng 
theo những yêu cầu của hình thức đào tạo này. Có rất nhiều lý do khác nhau như: thiếu cơ 
sở vật chất, đội ngũ giảng viên còn yếu và quá mỏng; cơ sở hạ tầng về thông tin còn thiếu 
và yếu. Và một trong những lý do cơ bản nữa là bộ phận khá đông giảng viên, cán bộ quản 
lý và sinh viên chưa hình dung đầy đủ, rõ ràng về sự khác biệt giữa hệ thống đào tạo theo 
niên chế và hệ thống đào tạo theo tín chỉ. 
Qua tìm hiểu về hai hệ thống đào tạo cho thấy sự khác nhau giữa hai hệ thống này 
được thể hiện ở hầu hết những vấn đề cơ bản trong quá trình đào tạo như: mục tiêu, chương 
trình, phương pháp, Ở bài tham luận này chỉ giới thiệu về sự khác nhau ở cách đánh giá 
kết quả học tập, từ đó nêu ra thực trạng và kinh nghiệm trong việc đánh giá kết quả học tập 
của sinh viên đối với các môn lý luận chính trị. Bài tham luận gồm ba vấn đề sau: 
- Một số điểm khác biệt về đánh giá kết quả học tập giữa hệ thống đào tạo theo niên 
chế và hệ thống đào tạo theo tín chỉ. 
- Thực trạng và kinh nghiệm trong việc đánh giá kết quả học tập của hệ thống đào 
tạo theo tín chỉ, khi học các môn lý luận chính trị. 
- Một một số kiến nghị nhằm đánh giá chính xác hơn kết quả học tập của sinh viên 
khi học các môn lý luận chính trị ở trường Đại học Văn Hiến. 
1. Một số điểm khác biệt về đánh giá kết quả học tập giữa hệ thống đào tạo 
theo niên chế và hệ thống đào tạo theo tín chỉ 
Nếu triết lý (hay mục tiêu, mục đích) của hệ thống đào tạo theo niên chế là đào tạo 
ra những con người tinh thông về lý thuyết, chuyên sâu về nghiệp vụ, để hoàn thành tốt 
nhất những công việc của mình trong lĩnh vực được giao thì triết lý (hay mục tiêu, mục 
đích) của hệ thống đào tạo theo tín chỉ là tạo ra những con người không chỉ hiểu sâu, biết 
rộng nhiều lĩnh vực, không chỉ biết làm việc có hiệu quả, chất lượng để làm giàu cho xã 
hội, mà còn phải biết chung sống hài hòa với đồng nghiệp, đồng loại, với thiên nhiên, phải 
biết làm người với tất cả những ý nghĩa đầy đủ nhất của nó. Chính từ sự khác biệt về triết 
lý như vậy đã quy định sự khác biệt giữa hệ thống đào tạo theo niên chế và hệ thống đào 
tạo theo tín chỉ trên nhiều mặt như: khác biệt về chương trình học, về phương pháp đánh 
giá kết quả học tập; về phương pháp giảng dạy của giáo viên, về phương pháp học tập của 
sinh viên 
Ở bài tham luận này chỉ nêu ra sự khác biệt về cách đánh giá kết quả học tập giữa 
hệ thống đào tạo theo niên chế và hệ thống đào tạo theo tín chỉ, từ đó đặt ra yêu cầu đối 
với các bộ môn, các giảng viên lý luận chính trị là phải làm thế nào để đánh giá đúng hơn, 
công bằng hơn kết quả học tập khi sinh viên học các môn lý luận chính trị trong bối cảnh 
hiện nay. 
Trước hết, sự khác biệt về cách đánh giá kết quả học tập giữa hệ thống đào tạo theo 
niên chế và hệ thống đào tạo theo tín chỉ thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau: 
- Đối với hệ thống đào tạo theo niên chế, cách đánh giá kết quả học tập của sinh 
viên được tính theo từng năm học. Nếu trong một năm học sinh viên đạt yêu cầu (tức đạt 
từ điểm 5 trở lên) của tất cả các môn học do trường quy định, sinh viên đó được chuyển 
lên năm học năm tiếp theo. Nếu không đạt yêu cầu (tức là có một số môn học đạt dưới điểm 
5) sinh viên đó không được chuyển lên học năm tiếp theo (hay lưu ban). 
- Còn đối với hệ thống đào tạo theo tín chỉ, cách đánh giá kết quả học tập của sinh 
viên được tính theo tổng số tín chỉ đã tích lũy và điểm trung bình chung sau một thời gian 
nhất định. Nếu tích lũy đủ tổng số tín chỉ và có điểm trung bình chung trong một thời gian 
nhất định (thời gian này do từng trường quy định) đạt yêu cầu (tức là điểm các môn học 
trong thời gian nhất định, đạt điểm số từ điểm 4.0 đến điểm 10, hay thang điểm chữ là D, 
C, B, A) sinh viên sẽ đủ điều kiện nhận bằng tốt nghiệp. Nếu tích lũy chưa đủ tổng số tín 
chỉ hoặc đủ số tín chỉ nhưng điểm trung bình chung trong thời gian nhất định không đạt 
yêu cầu (tức điểm các môn học trong thời gian nhất định đạt điểm dưới 4.0 hay thang điểm 
chữ là F) sinh viên sẽ không đủ điều kiện để nhận bằng tốt nghiệp. 
- Đối với hệ thống đào tạo theo niên chế, sinh viên phải thi và phải đạt yêu cầu tất 
cả các môn học theo quy định của trường mới được học năm tiếp theo, mới được cấp bằng 
tốt nghiệp. 
- Còn đối với hệ thống đào tạo theo tín chỉ, cách đánh giá kết quả học tập là yêu cầu 
sinh viên phải có đủ tổng số tín chỉ, phải đạt điểm trung bình chung theo quy định từng 
năm và cả khóa học mới được cấp bằng tốt nghiệp. 
- Đối với hệ thống đào tạo theo niên chế, cách đánh giá kết quả học tập của sinh 
viên bằng thang điểm 10 hay 100, đề cao cách đánh giá tính điểm tuyệt đối, tức điểm số 
của từng môn học và điểm số trung bình chung của sinh viên phải đạt từ điểm 5 trở lên. 
- Đối với hệ thống đào tạo theo tín chỉ, cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên 
bằng thang điểm 4 kết hợp với thang điểm chữ cái D, C, B, A, cách đánh giá này cho phép 
cách tính điểm tương đối. 
- Đối với hệ thống đào tạo theo niên chế, cách đánh giá kết quả học tập của sinh 
viên trong từng năm cũng như cả khóa học chủ yếu lấy kết quả phần điểm thi của từng môn 
học, từng học kỳ, còn phần điểm các hoạt động khác khi học từng môn học (học phần) 
cũng như trong suốt quá trình học ở đại học không được tính điểm hoặc tính với tỷ lệ rất 
thấp. 
- Còn đối với hệ thống đào tạo theo tín chỉ, cách đánh giá kết quả học tập của sinh 
viên lại coi trọng phần kết quả điểm các hoạt động khác trong quá trình học (tức điểm quá 
trình) điểm này chiếm từ 30% đến 50% điểm của môn học, còn điểm thi hết môn học (học 
phần) chỉ còn 50% đến 70% điểm của môn học. 
2. Thực trạng và kinh nghiệm đánh giá kết quả học tập theo hình thức tín chỉ 
đối với các môn lý luận chính trị 
a. Thực trạng và kinh nghiệm về đánh giá điểm quá trình 
- Do cách đánh giá kết quả học tập của hệ thống đào tạo theo tín chỉ rất coi trọng 
phần điểm các hoạt động khác trong quá trình học, tức điểm quá trình. Vì vậy, từ nhiều 
năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định mới về việc đánh giá kết quả học tập của 
sinh viên đối với các môn lý luận chính trị. Theo tinh thần đó, điểm kết quả một môn học 
của sinh viên được chia làm hai phần: điểm quá trình và điểm thi hết môn học (học phần). 
- Điểm quá trình là điểm đánh giá kết quả các hoạt động trong quá trình học. Điểm 
này do giảng viên trực tiếp giảng dạy quyết định. Trong điểm quá trình có 2 phần chính: 
Điểm chuyên cần và điểm kiểm tra giữa kỳ. Trọng số của điểm quá trình do từng trường 
quyết định. Có trường là 30%, có trường là 40% và cũng có trường là 50% tổng điểm môn 
học. 
- Đối với sinh viên, việc cho điểm quá trình học là điều kiện thuận lợi để họ dễ đạt 
được điểm cao của môn học. Bởi vì, ở phần này họ được nhiều quyền chủ động, có nhiều 
thời gian thực hiện các yêu cầu của thầy cô. Khi sinh viên đạt điểm cao ở phần này họ sẽ 
có khả năng đạt điểm cao của môn học, sẽ giảm áp lực trong kỳ thi hết môn, sẽ tạo được 
sự phấn khích nhất định trong sinh viên. Đồng thời, khi cho phần điểm quá trình ở mức 
cao (40% hay 50%), giảng viên sẽ có cơ sở để yêu cầu sinh viên làm nhiều việc liên quan 
đến nội dung bài giảng trong quá trình học. Đây cũng chính là yếu tố góp phần làm tăng 
chất lượng trong quá trình học tập. 
Trong nhiều năm qua việc đánh giá kết quả điểm quá trình các môn lý luận chính 
trị giữa các thầy cô trong một môn học thường không có sự thống nhất. 
- Có thầy cô chỉ lấy một điểm kiểm tra giữa kỳ làm điểm quá trình. Trong trường 
hợp này, nếu sinh viên buổi đó không đi học, không có có bài kiểm tra giữa kỳ, điểm quá 
trình của sinh viên đó sẽ là 0, hoặc có bài kiểm tra giữa kỳ nhưng điểm thấp, thì điểm quá 
trình cũng thấp. Sinh viên đó sẽ thiệt thòi vì không còn cơ hội để “sửa sai”. Như vậy sẽ 
ảnh hưởng điểm môn học. 
- Có thầy cô khi đánh giá điểm chuyên cần chỉ yêu cầu sinh viên làm một bài kiểm 
tra 15 phút. Nếu sinh viên buổi đó không đi học, không có bài kiểm tra 15 phút, điểm 
chuyên cần sẽ là 0. Như vậy cũng ảnh hưởng đến điểm quá trình, điểm môn học. 
- Có thầy cô khi đánh giá điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ lại quá nhấn mạnh 
đến yếu tố chất lượng, bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra giữa kỳ, cũng như các hoạt động 
khác trong quá trình học của sinh viên được điểm thấp. Điều đó cũng ảnh hưởng đến điểm 
quá trình, điểm môn học. 
Để khắc phục những bất cập trên, theo tôi về phía bộ môn cũng như các giảng viên 
trong cùng môn học cần có sự thống nhất các vấn đề sau: 
- Thống nhất về quan điểm đánh giá điểm quá trình. Khi đánh giá các yếu tố của 
điểm quá trình như điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ, các thầy cô không nên đặt 
nặng về chất lượng mà nên đặt nặng về ý thức tham gia thực hiện các yếu tố của sự chuyên 
cần như: có làm và đạt mức trung bình các bài bài kiểm tra 15 phút không, có tham gia với 
nhóm làm bài thuyết trình không, có làm bài kiểm tra giữa kỳ không, 
- Khi đánh giá điểm quá trình các giảng viên cần thống nhất phải có đầy đủ 2 yếu 
tố là điểm chuyên cần và điểm kiểm tra giữa kỳ. Bởi vì đây là 2 yếu tố cơ bản phản ánh sự 
chăm chỉ cũng như ý thức học tập của sinh viên. 
- Thống nhất về số lượng các yếu tố của phần điểm chuyên cần. Các yếu tố này cần 
được nêu ra cụ thể như: Có mấy bài kiểm tra 15 phút (theo quy định của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo, số lượng bài kiểm tra 15 phút của môn học tương ứng với số lượng tín chỉ của 
môn học đó); có mấy hoạt động khác trong quá trình học như: bài thuyết trình nhóm, bài 
thu hoạch sau buổi học thực tế,). 
Khi có sự thống nhất những nội dung cơ bản của việc đánh giá điểm quá trình như 
vậy thì kết quả đánh giá sẽ công bằng hơn giữa các sinh viên trong cùng một khóa học, sẽ 
tạo cơ hội để sinh viên dạt điểm cao của môn học và điểm cao khi kết thúc khóa học. 
b. Thực trạng và kinh nghiệm về đánh giá về điểm thi hết môn học (học phần) 
Điểm thi hết môn học (học phần), là điểm kết quả bài thi kết thúc một môn học (học 
phần). Điềm này do giảng viên trực tiếp giảng dạy chấm hoặc do các giảng viên trong cùng 
môn học chấm. Có trường trọng số điểm thi hết môn (học phần) là 70%, có trường là 60% 
và cũng có trường là 50% tổng điểm của môn học. 
Trong trường hợp trường quyết định phần điểm thi hết môn học (học phần) là 60% 
hoặc 70% thì việc giành điểm cao ở phần này mới thực sự là yếu tố quyết định điểm cao 
của môn học (học phần) và đây còn là yếu tố thuận lợi cho một số sinh viên. Bởi vì, nếu vì 
lý nào đó sinh viên không đi học được, không có điểm quá trình, hoặc điểm quá trình thấp, 
nhưng họ cố gắng làm tốt bài thi hết môn (học phần), thì họ cũng có cơ hội vượt qua được 
môn học. 
Với trọng số điểm cao ở phần điểm thi hết môn (học phần) thì kết quả điểm thi quyết 
định điểm cao hay thấp của một môn học. Trong những năm gần đây, hình thức thi hết môn 
học được Bộ quy định cũng rất thoáng, có thể thi trắc nghiệm, có thể thi tự luận, có thể là 
sự kết hợp giữa 2 hình thức này, có thể là đề thi dạng không tham khảo tài liệu, cũng có 
thể là dạng đề thi được tham khảo tài liệu, 
Qua thực tế giảng dạy cho thấy việc ra đề thi, chấm thi ở phần này cũng có nhiều 
vấn đề cần bàn luận. Bởi vì: 
- Có thầy cô ra đề thi ở dạng cho phép được tham khảo tài liệu nhưng lại chỉ yêu 
cầu sinh viên trình bày một hay một số nội dung nào đó trong môn học. Như vậy, sinh viên 
chỉ cần chép thật nhiều nội dung trong giáo trình vào bài làm của mình là chắc chắn đạt từ 
điểm khá trở lên (trừ trường hợp chép nhầm do không đọc kỹ câu hỏi). Như vậy dẫn đến 
hiện tượng nhiều sinh viên không quan tâm đến việc học tập nói chung, ôn tập nói riêng. 
Những nội dung của môn học do thầy cô phân tích, giảng giải sẽ không đọng lại nhiều 
trong đầu sinh viên, chất lượng giảng dạy vì thế cũng hạn chế. Mặt khác với cách ra đề thi 
này sẽ không đánh giá, phân loại được chất lượng thực sự của sinh viên. 
- Có thầy cô ra đề thi ở dạng không tham khảo tài liệu nhưng lại cho nhiều câu hỏi 
hay nhiều nội dung. Trong trường hợp này sẽ có ít sinh viên đạt điểm cao, nhiều sinh viên 
đạt điểm trung bình và điểm kém. Điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả môn học và khóa 
học. Không những thế sẽ lại xuất hiện tình trạng “học tủ, phao thi” một hình ảnh rất không 
đẹp trong sinh viên. 
Để khắc phục những bất cập trên, theo tôi trong từng Bộ môn, giữa các giảng viên 
cần có sự thống nhất các vấn đề sau: 
- Thống nhất các dạng đề thi: được tham khảo tài liệu hay không tham khảo tài liệu. 
thống nhất đề thi trắc nghiệm hay tự luận, hay đề kết hợp giữa 2 hình thức này, thống nhất 
số lượng câu hỏi trong mỗi đề thi, 
- Đối với dạng đề thi sinh viên không tham khảo tài liệu thì cần thống nhất số lượng 
những nội dung yêu cầu sinh viên trả lời trong câu hỏi thi. Những yêu cầu đó nên vừa phải, 
nội dung phải rõ ràng để tránh sinh viên hiểu lầm câu hỏi, làm lạc đề. 
- Đặc biệt đối với dạng đề thi được tham khảo tài liệu, trong mỗi câu hỏi cần chia 
làm 2 phần với 2 mức điểm khác nhau. Phần yêu cầu sinh viên trình bày một hay một số 
nội dung trong môn học, chỉ nên cho thang điểm bằng 1/3 tổng điểm của câu hỏi đó, bởi vì 
ở phần này sinh viên chỉ cần chép lại những nội dung trong tài liệu để trả lời cho câu hỏi 
thi. Còn phần yêu cầu sinh viên phải tự luận (viết ra những lập luận, phân tích, lý giải, 
thể hiện sự hiểu biết thực sự) nên cho điểm ở mức cao bằng 2/3 tổng điểm của câu hỏi đó. 
Như vậy sẽ có cơ sở để đánh giá, phân loại được chất lượng sinh viên. 
- Khi ra một câu hỏi thi có nhiều phần (nội dung) sau mỗi nội dung nên viết cả trọng 
số điểm của phần đó. Bởi vì, làm như vậy để sinh viên có cơ sở tính toán thời gian cho 
từng phần, từng nội dung, tránh tình trạng mất nhiều thời gian cho phần có trọng số điểm 
thấp (vì sinh viên không được biết trọng số điểm), đến phần có trọng số điểm cao thì còn 
ít thời gian, thậm chí không còn thời gian làm bài thi. 
3. Một một số kiến nghị nhằm đánh giá chính xác hơn kết quả học tập của 
sinh viên khi học các môn lý luận chính trị ở Trường Đại học Văn Hiến 
Hiện nay ở Trường Đại học Văn Hiếnviệc giảng dạy các môn lý luận chính trị được 
tổ chức theo lớp đông (trên 200 sinh viên) trong hội trường lớn. Do đó, việc quản lý trong 
quá trình giảng dạy cũng như việc đánh giá kết quả điểm quá trình của sinh viên gặp rất 
nhiều khó khăn. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, để đánh giá chính xác, công bằng kết 
quả học tập của sinh viên khi học các môn lý luận chính trị, tôi xin có một số kiến nghị sau: 
- Nên tăng trọng số điểm quá trình lên 40% hoặc 50% 
Đối với kiến nghị thứ nhất, theo tôi không chỉ áp dụng đối với môn lý luận chính trị 
nên áp dụng cho các môn học trong trường. Bởi vì, khi nâng trọng số điểm quá trình cao, 
một mặt khi giảng viên đưa ra được nhiều hình thức hoạt động cho sinh viên thực hiện 
trong quá trình học như kiểm tra 15 phút, làm bài tập ở nhà, làm bài thuyết trình nhóm, cá 
nhân, Đây chính là “áp lực” buộc sinh viên luôn luôn quan tâm đến môn học, từ đó mà 
nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. Mặt khác, với việc đánh giá cao điểm quá trình, 
sinh viên được chủ động thực hiện các nội dung trong quá trình học, do đó được điểm quá 
trình cao. Đây là điều kiện thuận lợi để sinh viên đạt điểm cao của từng môn học và điểm 
trung chung cao của cả khóa học. 
- Bố trí một lớp học khoảng dưới 100 sinh viên 
Khi đánh giá kết quả học tập theo hình thức tín chỉ, giảng viên các môn lý luận chính 
trị cũng phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của việc đánh giá kết quả học tập, như thảo luận, 
thuyết trình nhóm, kiểm tra 15 phút, kiểm tra giữa kỳ, Với số lượng sinh viên quá đông 
chắc chắn sẽ rất khó cho giáo viên trong việc giảng dạy cũng như trong việc đánh giá kết 
quả học tập. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng 
học tập của sinh viên, đồng thời cũng ảnh hưởng đến cả hình ảnh của trường. Vì vậy, khi 
các môn lý luận chính trị đã là môn khoa học cần được đối xử một cách khoa học. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_kinh_nghiem_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_cac_mon_l.pdf