Thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới quan trắc khí tượng nông nghiệp ở Việt Nam

Sản xuất nông nghiệp khác với các ngành kinh tế khác là mọi quá trình sản xuất hầu như được

tiến hành ở ngoài trời. Vì vậy, chế độ thời tiết, khí hậu và thủy văn có ý nghĩa rất lớn và quyết định đối với sản

xuất nông nghiệp (SXNN). Với tầm quan trọng của thông tin khí tượng thủy văn (KTTV) đối với SXNN, ở nhiều

nước trên thế giới, công tác khí tượng nông nghiệp (KTNN) đã được hình thành, phát triển rất sớm và hiện

nay vẫn đang được duy trì và hiện đại hóa. Ngành KTTV ở các nước tuy có sự khác nhau về các mô hình tổ

chức và hoạt động, nhưng lĩnh vực KTNN đều bao gồm các hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát, nghiên

cứu và phục vụ. Để đánh giá khả năng phục vụ cho SXNN của ngành KTTV, bài báo này đề cập đến hai vấn

đề: Thực trạng mạng lưới quan trắc KTNN và định hướng phát triển mạng lưới quan trắc KTNN ở Việt Nam.

pdf 6 trang kimcuc 11440
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới quan trắc khí tượng nông nghiệp ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới quan trắc khí tượng nông nghiệp ở Việt Nam

Thực trạng và định hướng phát triển mạng lưới quan trắc khí tượng nông nghiệp ở Việt Nam
 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC 
 KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
 Dương Văn Khảm, Nguyễn Hồng Sơn
 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
 Ngày nhận bài 08/5/2018; ngày chuyển phản biện 09/5/2018; ngày chấp nhận đăng 20/6/2018
 Tóm tắt: Sản xuất nông nghiệp khác với các ngành kinh tế khác là mọi quá trình sản xuất hầu như được 
tiến hành ở ngoài trời. Vì vậy, chế độ thời tiết, khí hậu và thủy văn có ý nghĩa rất lớn và quyết định đối với sản 
xuất nông nghiệp (SXNN). Với tầm quan trọng của thông tin khí tượng thủy văn (KTTV) đối với SXNN, ở nhiều 
nước trên thế giới, công tác khí tượng nông nghiệp (KTNN) đã được hình thành, phát triển rất sớm và hiện 
nay vẫn đang được duy trì và hiện đại hóa. Ngành KTTV ở các nước tuy có sự khác nhau về các mô hình tổ 
chức và hoạt động, nhưng lĩnh vực KTNN đều bao gồm các hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát, nghiên 
cứu và phục vụ. Để đánh giá khả năng phục vụ cho SXNN của ngành KTTV, bài báo này đề cập đến hai vấn 
đề: Thực trạng mạng lưới quan trắc KTNN và định hướng phát triển mạng lưới quan trắc KTNN ở Việt Nam.
 Từ khóa: Khí tượng nông nghiệp, mạng lưới quan trắc.
1. Mở đầu đề như ANLTQG, tam nông, xoá đói giảm nghèo, 
 Sản xuất nông nghiệp khác với các ngành phát triển bền vững và hội nhập quốc tế thì lĩnh vực 
kinh tế khác là mọi quá trình sản xuất nông KTNN của Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được 
nghiệp phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm những yêu cầu đổi mới trong hiện tại và tương lai.
cho con người được tiến hành ở ngoài trời, luôn Quyết định số 929/QĐ/TTg về phê duyệt Chiến 
bị chi phối và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các lược phát triển ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 
điều kiện thời tiết, khí hậu và thiên tai. Vì vậy, 2020 đã nêu rõ: “Tăng cường thông tin KTNN đáp 
chế độ khí hậu và thủy văn có ý nghĩa rất lớn và ứng yêu cầu cho một nền nông nghiệp đa dạng bền 
quyết định đối với quy hoạch và phát triển SXNN vững thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an 
của quốc gia. ninh lương thực quốc gia“[1]. 
 Với tầm quan trọng của thông tin khí tượng Để công tác phục vụ của lĩnh vực KTNN có 
thủy văn đối với SXNN, ở nhiều nước trên thế hiệu quả, đáp ứng được đổi mới của kinh tế - 
giới, công tác khí tượng nông nghiệp (KTNN) đã xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói 
được hình thành và phát triển rất sớm. Ngành riêng và thực hiện theo Quyết định số 929/QĐ/TTg 
KTTV ở các nước có sự khác nhau về các mô thì vấn đề đánh giá và quy hoạch lại mạng lưới 
hình tổ chức và hoạt động, nhưng lĩnh vực KTNN quan trắc KTNN là bước đi đầu tiên và hết sức 
đều bao gồm các hoạt động quan trắc, điều tra, cần thiết. 
khảo sát, nghiên cứu và phục vụ. 2. Mạng lưới quan trắc khí tượng nông nghiệp 
 Ở Việt Nam, công tác KTNN đã được hình thành trên thế giới
và phát triển từ những năm 60, qua nhiều năm Tại nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, 
ngày càng được nâng cao, có hiệu quả tốt đối với Nga, Israel, mạng lưới quan trắc KTNN được 
SXNN và an ninh lương thực quốc gia (ANLTQG). quan tâm và phát triển [1], [5]:
 Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp Trung Quốc: Phân thành 3 hạng trạm KTNN: 
hóa và hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là các vấn (i) Các trạm thực nghiệm KTNN (70 trạm) quan 
 trắc theo đặt hàng của các đề tài, dự án nghiên 
Liên hệ tác giả: Dương Văn Khảm cứu; các thực nghiệm về khí nhà kính, thiên tai 
Email: dvkham.kttv@gmail.com KTNN đối với cây trồng, vật nuôi, độ ẩm đất, 
 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu 17
 Số 6 - Tháng 6/2018 
chống hạn; (ii) Các trạm KTNN cơ bản (672 trạm) triển khai việc xây dựng và phát triển mạng lưới 
quan trắc các yếu tố khí tượng, trạng thái sinh trạm KTNN ở địa phương để thu thập thông tin, 
trưởng và phát triển của cây trồng, độ ẩm đất, số liệu KTNN. 
thiên tai KTNN; và (iii) Các trạm điều tra, khảo Năm 1975, ở miền Bắc đã xây dựng và đưa 
sát KTNN là các trạm KTNN tự động để quan vào hoạt động 40 trạm KTNN.
trắc các yếu tố khí tượng phục vụ dự báo sinh Sau năm 1975, Tổng cục KTTV đã tập trung 
trưởng và phát triển của cây trồng và cảnh báo, đầu tư và xây dựng mới thêm 7 trạm KTNN ở các 
dự báo 17 loại sâu bệnh đối với 11 loại cây trồng tỉnh phía Nam, đồng thời tinh giảm một số trạm 
và vật nuôi. KTNN ở các tỉnh phía Bắc, thiết lập được một 
 - Cộng hoà Liên bang Nga và các nước thuộc mạng lưới trạm KTNN mới gồm 40 trạm phân bố 
Liên Xô cũ: Hệ thống quan trắc KTNN được trang trên lãnh thổ cả nước.
bị bài bản. Tuy các thiết bị quan trắc thường Đến cuối những năm 80, mạng lưới trạm 
được thao tác thủ công nhưng dễ sử dụng và KTNN bao gồm: 27 trạm (trong đó có 15 trạm 
có độ chính xác cao, không hay hỏng hóc. Hiện KTNN cơ bản và 12 trạm KTNN phổ thông). 
nay một số trạm quan trắc đã được trang bị các Trước yêu cầu phát triển nông nghiệp và 
thiết bị tự động, sử dụng công nghệ truyền tin quy hoạch lại mạng lưới trạm KTNN, 2 trạm 
tự động và công nghệ viễn thám, GIS trong quan thực nghiệm KTNN đại diện cho 2 vùng đồng 
trắc các yếu tố khí tượng, KTNN. bằng lớn của đất nước là đồng bằng sông Hồng 
 - Israel: Các trạm KTNN cơ bản và thực nghiệm (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã 
thường quan trắc các yếu tố khí tượng, cây trồng, được thành lập, nâng tổng số trạm KTNN của 
độ ẩm đất, và thực nghiệm đáp ứng nhu cầu Việt Nam lên 29 trạm. Đặc biệt là từ đầu năm 
phục vụ KTNN và các nghiên cứu, dự án,; trong 1990 Dự án VIE 86/025 “Tăng cường năng lực 
khi đó, các trạm KTNN điều tra, khảo sát chủ yếu khí tượng nông nghiệp” được triển khai, đã đầu 
phục vụ công tác cảnh báo, dự báo KTNN. tư tăng cường thiết bị cho 2 trạm thực nghiệm 
 - Ấn Độ: Có 211 trạm KTNN các loại; 216 chậu KTNN vùng đồng bằng Bắc Bộ (Hoài Đức) và 
đo bốc hơi (Class A); 43 trạm đo độ ẩm đất; 39 trạm vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trà Nóc) và 6 
đo bốc thoát hơi (ET); và 83 trạm đo điểm sương. trạm KTNN cơ bản: Hải Dương, Đô Lương, Phú 
 - Ở Mexico có 1000 trạm quan trắc KTNN Hộ, An Nhơn, Eakmat, Xuân Lộc. Trong đó 2 
 trạm thời tiết tự động (MILOS-500) dùng cho
 quan trắc, thực nghiệm KTNN với nhiều đầu đo 
 đã được lắp đặt tại 2 Trạm thực nghiệm KTNN 
 Hoài Đức và Trà Nóc.
 Một điều dễ nhận thấy, phần lớn các trạm 
 quan trắc đều tập trung ở các vùng đồng bằng, 
 mật độ phân bố không đều, vị trí các trạm không 
 gắn liền với quy hoạch phát triển của ngành 
 nông nghiệp. Vì vậy, để cung cấp thông tin quan 
 trắc đầy đủ, phù hợp cho công tác phục vụ khí 
 tượng nông nghiệp, năm 2007, Thủ tướng Chính 
 Hình 1. Mạng lưới quan trắc KTNN phủ đã ký Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg về 
 ở Trung Quốc việc phê duyệt quy hoạch tổng thể mạng lưới 
2. Mạng lưới quan trắc khí tượng nông nghiệp quan trắc tài nguyên môi trường quốc gia đến 
ở Việt Nam năm 2020 [3]. Trong quyết định này, mạng lưới 
 trạm quan trắc KTNN tăng từ 29 trạm lên đến 79 
2.1. Thực trạng mạng lưới quan trắc khí tượng trạm. Tuy nhiên, đến năm 2015, vì nhiều lý do 
nông nghiệp mà mạng lưới quan trắc KTNN vẫn chưa được 
 a) Mạng lưới trạm quan trắc KTNN [5] bổ sung và vẫn duy trì 29 trạm.
 Ngay từ những năm 1960, Nha Khí tượng đã Đến đầu năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã 
 18 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
 Số 6 - Tháng 6/2018
ký Quyết định số 90/QĐ-TTg về việc phê duyệt 
quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi 
trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn 
đến năm 2030 thay thế Quyết định số 16/2007/
QĐ-TTg. Trong quyết định này, mạng lưới trạm 
quan trắc KTNN vẫn được quy hoạch là 79 trạm.
b) Nội dung quan trắc KTNN 
 Để phục vụ công tác quan trắc KTNN, các tiêu 
chuẩn, quy phạm quan trắc KTNN đã được xây 
dựng ngay từ khi được thành lập và đến nay đã 
8 lần sửa chữa, bổ sung, tái bản Quy phạm quan 
trắc KTNN [6]. Đến năm 2001, đã xây dựng và 
xuất bản Quy phạm khảo sát KTNN trên đồng 
ruộng và năm 2008 hoàn thành việc ban hành 
Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Mã luật KTNN.
 Hiện tại, công tác quan trắc, điều tra khảo 
sát và thực nghiệm KTNN vẫn đang được duy 
trì thường xuyên ở các trạm KTNN theo các nội 
dung của Quy chuẩn kỹ thuật Mã luật KTNN từ Hình 2. Mạng lưới quan trắc KTNN Việt Nam
năm 2008.
 Ngoài những quan trắc theo Quy chuẩn kỹ phát triển tốt từ trung ương cho tới địa phương. 
thuật Mã luật KTNN, để đáp ứng thực tế sản Sau hơn 50 năm quan trắc KTNN đã tích luỹ 
xuất nông nghiệp các đơn vị KTNN đã đẩy mạnh và lưu trữ được một khối lượng lớn số liệu và 
việc phối hợp với các Viện nghiên cứu của ngành tư liệu KTNN đối với cây trồng ở các vùng sinh 
nông nghiệp, như: Viện Khoa học nông nghiệp thái nông nghiệp chủ yếu của đất nước (như lúa, 
Việt Nam, Viện Nghiên cứu Ngô, Viện Di truyền ngô, khoai tây, khoai lang, đậu tương, lạc, chè, 
nông nghiệp, Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện bông, cà phê, cao su, thuốc lá, mía, đay, cỏ chăn 
Lúa ĐBSCL để triển khai quan trắc, thực nghiệm nuôi,...). Tất cả các số liệu đó, trở thành nguồn 
KTNN với nhiều nội dung đổi mới mang tính số liệu cần thiết cho công tác nghiên cứu và phục 
chuyên đề theo yêu cầu của các Viện. Đã chú ý vụ KTNN từ trung ương đến các địa phương. 
đến những quan trắc, thực nghiệm để cải tiến Song song với các số liệu khí tượng, vật hậu và 
các phương pháp tính cán cân ẩm, bức xạ. Triển năng suất cây trồng nói trên là số liệu độ ẩm đất, 
khai đo đạc và tính toán, đánh giá lượng phát các hằng số thuỷ văn nông nghiệp của các loại 
thải khí mê-tan (CH4) từ ruộng lúa tại trạm Thực đất ở các trạm KTNN: Mộc Châu, Phú Hộ, Bắc 
nghiệm KTNN vùng ĐBBB (Hoài Đức) và ở Phân Giang, Ba Vì, Yên Định, Eakmat, Xuân Lộc, Hoài 
viện KTTV&BĐKH phía Nam phục vụ nghiên cứu Đức. Đồng thời, cũng đã xác định được các hằng 
về biến đổi khí hậu. số thuỷ văn nông nghiệp của các loại đất khác 
 2.2. Đánh giá mạng lưới trạm quan trắc KTNN nhau trên phạm vi cả nước, một tư liệu rất cần 
 thiết cho công tác nghiên cứu tính toán độ ẩm 
a) Hiệu quả hoạt động quan trắc KTNN
 đất và cán cân ẩm đồng ruộng, vườn đồi cho các 
 - Hiện nay ở Việt Nam đã có một mạng lưới loại cây trồng cạn khác nhau. Đó là nền tảng, để 
trạm KTNN bao gồm 15 trạm cơ bản, 12 trạm đạt được các kết quả nghiên cứu KTNN trong 
phổ thông, 2 trạm thực nghiệm và 34 trạm phát 
 những năm qua.
báo điện Agromet đại diện cho các vùng trong 
cả nước. Đây là nền tảng quan trọng để phát b) Tồn tại 
triển mạng lưới trạm KTNN gồm 79 trạm đến Mặc dù đã được tăng cường đầu tư trong 
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 [4]. những năm qua nhưng nhìn chung hệ thống 
 - Công tác quan trắc được duy trì có nề nếp và quan trắc KTNN hiện nay chủ yếu vẫn là quan 
 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu 19
 Số 6 - Tháng 6/2018 
trắc thủ công, các thiết bị quan trắc hiện đại và bị đo đạc của nhiều trạm KTNN đã bị lạc hậu và 
tự động còn ít và không đồng bộ. xuống cấp. Đối tượng quan trắc là cây trồng, vật 
 - Hiện tại mạng lưới trạm KTNN trên toàn nuôi trên thực tế đã có rất nhiều thay đổi. Trình 
quốc chỉ có tổng số 29 trạm, số lượng còn ít ỏi độ chuyên môn của các cán bộ quan trắc viên 
so với yêu cầu, lại phân bố không đều, tập trung còn nhiều hạn chế, ít được đào tạo lại.
chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ở các vùng trung 3. Định hướng phát triển mạng lưới quan trắc 
du miền núi còn quá thưa thớt: khu vực Tây khí tượng nông nghiệp ở Việt Nam
Nguyên chỉ có 1 trạm, khu vực Trung Trung Bộ 
có 1 trạm, khu vực Nam Trung Bộ có 2 trạm, khu 3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp đến 
vực đồng bằng Nam Bộ chỉ có 3 trạm, năm 2030
 - Trong số 29 trạm hiện có của mạng lưới Kể từ khi đổi mới đến nay, sản xuất trồng trọt 
trạm KTNN thì chất lượng công trình quan trắc tiếp tục phát triển theo hướng hàng hóa, nâng 
KTNN, nhà trạm làm việc, của nhiều trạm đã cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo 
xuống cấp cần được sửa chữa nâng cấp. vững chắc an ninh lương thực quốc gia; ngành 
 - Hầu hết các máy, thiết bị ở các trạm KTNN trồng trọt đã hình thành các vùng sản xuất hàng 
hiện tại được trang bị từ những năm 90, chủ yếu hoá tập trung gắn liền với công nghiệp chế biến 
là quan trắc thủ công, không đồng bộ, một số [2]: Vùng lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long và 
đã bị lạc hậu, chất lượng hoạt động không ổn đồng bằng sông Hồng; vùng ngô ở Sơn La và các 
định,... Với tình trạng máy móc thiết bị như hiện tỉnh Tây Nguyên; vùng mía ở Thanh Hóa, Nghệ 
tại, mạng lưới trạm KTNN chưa thể đáp ứng An, Quảng Ngãi, Phú Yên và các tỉnh đồng bằng 
thoả đáng nhu cầu phòng tránh, giảm nhẹ thiên sông Cửu Long; các vùng cây ăn quả tập trung 
tai trong nông nghiệp. như: Nhãn lồng Hưng Yên; vải thiều Bắc Giang, 
 - Lực lượng quan trắc viên của mạng lưới Hải Dương; cam, quýt Hà Giang, Tuyên Quang, 
trạm quan trắc KTNN hiện tại còn thiếu về số Nghệ An, Vĩnh Long; các vùng cây ăn quả tập 
lượng, yếu về trình độ chuyên môn. trung vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông 
 - Quy trình, quy phạm quan trắc khí tượng Cửu Long; vùng cây công nghiệp lâu năm gắn 
nông nghiệp còn thiếu và chậm được cải tiến: với công nghiệp chế biến như cao su, cà phê, 
Thiếu những quy định trách nhiệm tổ chức thực điều ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, vùng chè 
hiện quan trắc; thiếu quy định cụ thể những yếu ở trung du miền núi phía Bắc và Lâm Đồng, làm 
tố vật lý KTNN cần quan trắc và đánh giá tổng cho sản phẩm trồng trọt có giá trị kinh tế ngày 
kết theo định kỳ; thiếu quy định tổ chức thực càng cao
hiện giám sát thanh kiểm tra đánh giá. Bên cạnh Trên cơ sở quan điểm phát triển nông nghiệp 
đó, tồn tại những quy định không còn phù hợp giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 
với hoàn cảnh hiện tại. Trong những năm gần ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng 
đây có tiến hành đổi mới công nghệ, đổi mới đảm bảo an ninh lương thực, góp phần làm cho 
máy móc, thiết bị quan trắc nhưng nội dung quy nền kinh tế đất nước phát triển ổn định và bền 
phạm quan trắc KTNN chưa được nghiên cứu vững, trong đó chú trọng đảm bảo đủ lương 
sửa đổi lại cho phù hợp. Mặt khác, cần tiến hành thực là lúa gạo cho toàn xã hội, phát triển nông 
biên soạn lại Quy phạm quan trắc KTNN. nghiệp theo hướng tập trung chuyên canh: 
 - Cơ cấu tổ chức quản lý mạng lưới trạm + Lúa gạo: Dự kiến đất canh tác lúa là 3,8 triệu 
KTNN chưa tối ưu. Sự phối hợp giữa các trạm ha, trong đó đất chuyên lúa nước 3,2 triệu ha, sản 
quan trắc và các cơ quan sử dụng số liệu để lượng 44 triệu tấn; 
nghiên cứu và phục vụ chưa được gắn kết dẫn + Ngô: Diện tích ổn định ở mức 1,44 triệu ha, 
đến việc triển khai các nội dung quan trắc KTNN sản lượng 10 triệu tấn; 
chưa kịp thời, đồng bộ. + Cao su: Dự kiến diện tích là 800 ngàn ha, diện 
 Đánh giá chung: Công tác quan trắc, điều tra tích thu hoạch 740 nghìn ha, năng suất 1,9 tấn/ha, 
khảo sát và thực nghiệm KTNN trên toàn mạng sản lượng 1.406 nghìn tấn; 
lưới KTNN vẫn được duy trì thường xuyên. Tuy + Cà phê: Diện tích là 479 nghìn ha, diện tích 
nhiên, điều kiện cơ sở vật chất, máy móc và thiết thu hoạch 468,2 nghìn ha, năng suất 2,4 tấn 
 20 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
 Số 6 - Tháng 6/2018
nhân/ha, sản lượng 1.123 nghìn tấn; 3.3. Định hướng về nội dung quan trắc
 + Điều: Diện tích là 400 nghìn ha, diện tích Nhiệm vụ quan trắc, khảo sát, thực nghiệm 
cho sản phẩm 350 nghìn ha, năng suất 1,5 tấn/ KTNN là thu thập và cung cấp đầy đủ 3 loại số 
ha, đạt sản lượng 525 nghìn tấn; liệu sau đây:
 + Hồ tiêu: Diện tích 50 nghìn ha, diện tích 1) Số liệu bảo đảm cho yêu cầu của công tác 
cho sản phẩm 49 nghìn ha, sản lượng 134 nghìn phục vụ, tư vấn, dự báo KTNN đối với các vùng và 
tấn; các tỉnh cụ thể, là số liệu khí tượng và đặc biệt là 
 + Chè: Diện tích trồng 140 nghìn ha, diện tích các số liệu vật hậu cây trồng, mô tả quá trình sinh 
cho sản phẩm 130 nghìn ha, năng suất 10 tấn/ trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi đại diện 
ha, sản lượng 1,3 triệu tấn búp tươi; cho vùng, tỉnh nơi đặt trạm. Nguồn số liệu này 
 + Mía: Diện tích khoảng 300 nghìn ha, năng phải phản ánh thực trạng của các điều kiện KTNN, 
suất bình quân ước đạt 90 tấn/ha; hiện trạng SXNN, quá trình sinh trưởng phát triển 
 + Rau đậu các loại: Diện tích 1,4 triệu ha, sản và hình thành năng suất cây trồng, vật nuôi ở địa 
lượng 25,2 triệu tấn; phương tại thời điểm quan trắc. 
 + Cây ăn quả: Dự kiến diện tích ổn định 2) Số liệu bảo đảm cho công tác nghiên cứu 
khoảng 1,1 triệu ha, sản lượng 12 - 13 triệu tấn. KTNN trong các lĩnh vực:
 Như vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển một - Nghiên cứu cải tiến các phương pháp tính 
nền nông nghiệp đa dạng, bền vững, thích nghi toán cán cân nhiệt, ẩm, bức xạ quang hợp, bốc 
với điều kiện biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh thoát hơi tiềm năng và đánh giá điều kiện và tài 
lương thực quốc gia thì công tác KTNN cần có sự nguyên khí hậu nông nghiệp (KHNN) theo yêu 
đổi mới ngay từ việc quy hoạch mạng lưới trạm cầu của cây trồng, vật nuôi và SXNN ở Việt Nam 
quan trắc và các nội dung quan trắc. nói chung và ở từng vùng, tỉnh nói riêng.
3.2. Định hướng phát triển mạng lưới quan - Nghiên cứu khả năng thích nghi và khả năng 
trắc KTNN phân bố các loại cây trồng (kể cả các giống mới 
 Một trong những chỉ tiêu mà lĩnh vực KTNN Việt được lai tạo và nhập nội), khả năng chuyển đổi 
Nam cần phải đạt được đến năm 2020 là xây dựng và bố trí lại cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, 
được một mạng lưới trạm KTNN gồm 79 trạm theo vật nuôi ở từng vùng sinh thái, từng tỉnh, huyện 
Quyết định số 90/QĐ-TTg [4], trong đó, có 9 trạm cụ thể, để thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm 
KTNN cơ bản và thực nghiệm (trạm KTNN hạng I), thiểu tác hại của thiên tai;
20 trạm KTNN phổ thông (trạm KTNN hạng II), 50 - Nghiên cứu đánh giá tài nguyên KHNN, xác 
trạm KTNN bổ trợ (trạm KTNN hạng III) phù hợp định các tiêu chí rủi ro đối với SXNN do biến đổi 
với mục tiêu phát triển của ngành nông nghiệp. Để khí hậu và thiên tai, xu thế biến đổi của các tiêu 
thực hiện, trước tiên cần: chí, các lợi thế, bất lợi về thiên tai khí hậu đối với 
 - Tăng mật độ trạm quan trắc KTNN tương SXNN của từng vùng.
đương với các nước phát triển, các trạm phải được - Xây dựng các mô hình tính toán dự báo 
gắn liền với các vùng sản xuất chuyên canh. KTNN, dự báo khả năng thiệt hại do thiên tai gây 
 - Tăng cường trang thiết bị, hệ thống đo đạc ra phục vụ ANLTQG và phát triển nông nghiệp 
từ xa, tự động hoá trên 90% số trạm quan trắc, bền vững.
bảo đảm theo dõi liên tục các biến động về thời 3) Số liệu kiểm tra, kiểm chứng kết quả ng-
tiết, khí hậu, thảm phủ thực vật, độ ẩm đất, cây hiên cứu khoa học và công nghệ về KTNN và kết 
trồng và vật nuôi,... quả chuyển giao, áp dụng vào thực tế những tư 
 - Đổi mới nội dung quan trắc, thực nghiệm, vấn, cảnh báo và dự báo KTNN. 
điều tra và khảo sát, nghiên cứu và phục vụ 4. Kết luận
thông tin KTNN đáp ứng cơ bản các yêu cầu Đến nay, thông tin khí tượng nông nghiệp 
quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho việc ổn định 
của đất nước. và phát triển bền vững của ngành nông nghiệp 
 - Phát triển đội ngũ quan trắc viên đủ về số theo hướng chuyên canh, đa dạng hóa cây 
lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt chuẩn nghề nghiệp. trồng, vật nuôi. 
 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu 21
 Số 6 - Tháng 6/2018 
 Sau hơn 50 năm, mạng lưới quan trắc KTNN đồng bộ. Lực lượng quan trắc viên còn thiếu, 
đã tích luỹ và lưu trữ được một khối lượng lớn yếu về trình độ chuyên môn. 
các số liệu và tư liệu, đó là nền tảng để đạt được Để nâng cao năng lực phục vụ kinh tế - xã 
các kết quả nghiên cứu và phục vụ KTNN góp hội tốt hơn, đảm bảo được sự phát triển bền 
phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung và vững của ngành nông nghiệp thì cần phải bổ 
ngành nông nghiệp nói riêng. sung trạm quan trắc, trang thiết bị máy móc, 
 Mặc dù đã được tăng cường đầu tư trong nâng cao trình độ quan trắc viên, đổi mới 
những năm qua nhưng nhìn chung hệ thống nội dung quan trắc, thực nghiệm, điều tra và 
quan trắc KTNN hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: khảo sát đủ năng lực đáp ứng cơ bản các yêu 
Mạng lưới trạm còn thưa, phân bố không đều, cầu quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế - 
cơ sở hạ tầng xuống cấp, thiết bị lạc hậu, không xã hội của đất nước.
 Tài liệu tham khảo
1. Quyết định số 929/QĐ/TTg ngày 22/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược 
 phát triển ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2020.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Chiến lược nông nghiệp Việt Nam đến 2020, Bộ 
 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 về phê duyệt quy hoạch tổng thể mạng lưới quan 
 trắc tài nguyên môi trường quốc gia đến năm 2020.
4. Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài 
 nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
5. Nguyễn Văn Viết, Ngô Sỹ Giai, Nguyễn Văn Liêm (2009), “Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát 
 triển khí tượng nông nghiệp Việt Nam đến 2020”, Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, Số 578. 
6. Lưu Đăng Thứ (2002), “Tăng cường năng lực công tác thu thập số liệu KTNN phục vụ phát triển 
 nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực cho thế kỷ 21”, Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn.
 CURRENT SITUTATION AND DEVELOPMENT STRATEGIES 
 OF AGRO-METEOROLOGY MONITORING NETWORK IN VIET NAM 
 Duong Van Kham, Nguyen Hong Son
 Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change 
 Received: 08 May 2018; Accepted: 16 June 2018
 Abstract: Agricultural production differs from other economic sectors, as almost every production 
process is carried out outdoors. So the weather, climate and hydrology are very significant and decisive 
for agricultural production. With the importance of hydro-meteorological information for agricultural 
production, in many countries in the world, agro-meteorology has been formed and developed very
early. Hydrological and meteorological services in different countries differ in their organizational and
operational models, but the agro-meteorological sector includes monitoring, survey, research, and service. 
To assess serviceability of meteorological and hydrographical divisions to agricultural production, this paper 
addresses two issues: Current state of the agro-meteorology monitoring network and development 
orientation of agro-meteorology monitoring network of Vietnam.
 Keywords: Agricultural meteorology, monitoring network.
 22 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
 Số 6 - Tháng 6/2018

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_dinh_huong_phat_trien_mang_luoi_quan_trac_khi.pdf