Thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh tại một số trường Trung học Phổ thông thành phố Hà Nội năm 2019

Thừa cân - béo phì (TCBP) làm tăng nguy cơ mắc các

vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là ở lứa tuổi học

sinh nói chung và học sinh trung học phổ thông (THPT)

nói riêng. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu:

Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì và phân tích một số yếu tố

liên quan ở học sinh tại một số trường trung học phổ thông

trên địa bàn Hà Nội năm 2019. Phương pháp nghiên cứu:

Mô tả cắt ngang trên 400 học sinh tại 4 trường. Kết quả: Tỷ

lệ thừa cân và béo phì ở học sinh một số trường THPT trên

địa bàn Hà Nội lần lượt là 16,5% và 3,5%, trong đó tỷ lệ

TCBP ở khu vực nội thành cao hơn khu vực ngoại thành,

ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ, sở thích đối với nước ngọt có gas

và đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ TCBP, thích ăn các loại

rau và hoa quả làm giảm nguy cơ TCBP, thường xuyên

tiêu thụ đồ ăn ngọt, nước ngọt, đồ ăn nhanh, ít tham gia thể

dục thể thao làm tăng nguy cơ TCBP.

pdf 7 trang kimcuc 2720
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh tại một số trường Trung học Phổ thông thành phố Hà Nội năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh tại một số trường Trung học Phổ thông thành phố Hà Nội năm 2019

Thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh tại một số trường Trung học Phổ thông thành phố Hà Nội năm 2019
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn 95
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÓM TẮT
Thừa cân - béo phì (TCBP) làm tăng nguy cơ mắc các 
vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là ở lứa tuổi học 
sinh nói chung và học sinh trung học phổ thông (THPT) 
nói riêng. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu: 
Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì và phân tích một số yếu tố 
liên quan ở học sinh tại một số trường trung học phổ thông 
trên địa bàn Hà Nội năm 2019. Phương pháp nghiên cứu: 
Mô tả cắt ngang trên 400 học sinh tại 4 trường. Kết quả: Tỷ 
lệ thừa cân và béo phì ở học sinh một số trường THPT trên 
địa bàn Hà Nội lần lượt là 16,5% và 3,5%, trong đó tỷ lệ 
TCBP ở khu vực nội thành cao hơn khu vực ngoại thành, 
ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ, sở thích đối với nước ngọt có gas 
và đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ TCBP, thích ăn các loại 
rau và hoa quả làm giảm nguy cơ TCBP, thường xuyên 
tiêu thụ đồ ăn ngọt, nước ngọt, đồ ăn nhanh, ít tham gia thể 
dục thể thao làm tăng nguy cơ TCBP.
Từ khóa: Thừa cân béo phì, trung học phổ thông, 
Hà Nội.
ABSTRACT
oveRWeIgHT AnD oBeSITy Among 
STuDenTS In Some HIgH SCHoolS In 
HAnoI 2019
The objective of this research is to determine the 
prevalence of overweight and obesity and some associated 
factors among students in some high schools in Hanoi 
2019. Results: The prevalence of overweight and obesity 
were 16.5% and 3.5%, respectively, higher in boys than 
girls. The urban area had higher prevalence of overweight 
and obesity than rural area. Children who had preference 
towards carbonated soft drinks or fast food were more 
likely to be overweight or obesity while children who liked 
vegetables and fruits were less likely to be overweight or 
obesity. Children who frequently had sweet foods, soft 
drinks, energy drinks, bubble tea, fast foods are more 
likely to be overweight or obesity. Grilling or frying meats 
had higher risk of overweight and obesity than boiling. 
Children who had less than 60 minutes of sports or exercise 
a day were more likely to be overweight or obesity.
Keywords: Overweight and obesity, high school, 
Hanoi.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Béo phì hiện nay được coi là một bệnh có thể phòng 
ngừa được bằng lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh. 
Béo phì làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm và 
để lại hậu quả nặng nề thậm chí tử vong. Béo phì ở người 
lớn làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 (ĐTĐ 
type 2), tăng huyết áp (THA), bệnh mạch vành, đột quỵ, 
một số loại ung thư, ngừng thở khi ngủ, viêm xương khớp 
và ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản. TCBP ở trẻ em 
gây nhiều ảnh hưởng xấu và làm tăng nguy cơ béo phì khi 
trưởng thành. Trẻ TCBP có nguy cơ mắc các vấn đề sức 
khỏe nghiêm trọng bao gồm ĐTĐ type 2, THA, hen suyễn 
và các vấn đề hô hấp, rối loạn giấc ngủ, bệnh về gan và 
các vấn đề tâm lý như trầm cảm, tự ti [1]. Tỷ lệ TCBP trên 
thế giới đang ngày một gia tăng. Tỷ lệ TCBP ở châu Mỹ là 
61,1%, châu Âu là 54,8%, đông Địa Trung Hải là 46,0%, 
châu Phi là 26,9%, Đông Nam Á là 13,7%, Tây Thái Bình 
Dương là 25,4% [2]. Nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ 
TCBP ở trẻ em là 18,5% [3], ở Trung Quốc tỷ lệ TCBP ở 
trẻ em là 14,4% [4], ở khu vực Mỹ Latinh tỷ lệ này là 20-
25% [5]. Tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ TCBP ở 
người trưởng thành khu vực Hà Nội là 14,88% [6], ở học 
sinh tiểu học là 28,1% [7], nghiên cứu ở học sinh THPT tại 
Hà Nội năm 2015 cho thấy tỷ lệ TCBP là 7,8% [8]. Tỷ lệ 
TCBP đang ngày một gia tăng và trở thành vấn đề nghiêm 
Ngày nhận bài: 20/08/2019 Ngày phản biện: 26/08/2019 Ngày duyệt đăng: 03/09/2019
THỰC TRẠNG THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở HỌC SINH TẠI MỘT SỐ 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
NĂM 2019
Nguyễn Hoài Vũ1, Đặng Quang Tân2, Đỗ Hải yến2, Trương Thị Thùy Dương3, Lê Thị Hương2
1. Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng
2. Trường Đại học Y Hà Nội
3. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn96
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
trọng đối với cả những nước phát triển và đang phát triển, 
tập trung cao ở khu vực thành thị, làm gia tăng gánh nặng 
bệnh tật cho cả người lớn và trẻ em, cả nam giới và nữ 
giới. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về TCBP, tuy nhiên 
những nghiên cứu về TCBP ở học sinh THPT trên địa bàn 
Hà Nội vẫn còn hạn chế. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu này với mục tiêu:
Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì và phân tích một số 
yếu tố liên quan ở học sinh tại một số trường trung học phổ 
thông trên địa bàn Hà Nội năm 2019.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thời gian và địa điểm: Từ tháng 03/2019 đến tháng 
09/2019 tại 4 trường THPT thuộc 2 quận (THPT Thăng 
Long quận Hai Bà Trưng và THPT Cầu Giấy quận Cầu 
Giấy) và 2 huyện (THPT Quảng Oai huyện Ba Vì và 
THPT Ngọc Hồi huyện Thanh Trì).
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh đang học tại các 
trường THPT trên.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu và chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên 2 quận 
nội thành và 2 huyện ngoại thành thành phố Hà Nội vào 
nghiên cứu (quận Hai Bà Trưng, quận Cầu Giấy, huyện Ba 
Vì và huyện Thanh Trì được chọn).
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ 
lệ tính được cỡ mẫu n=181, cộng thêm 10% bỏ cuộc và 
làm tròn được cỡ mẫu là 200 học sinh cho mỗi khu vực nội 
thành và ngoại thành, tổng số mẫu điều tra là 400 học sinh.
Cách chọn mẫu: Nhiều giai đoạn. Chọn ngẫu nhiên 2 
quận nội thành và 2 huyện ngoại thành thành phố Hà Nội, 
mỗi quận huyện chọn ngẫu nhiên 1 trường THPT, mỗi 
trường THPT chọn ngẫu nhiên 100 học sinh vào nghiên cứu. 
Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn bằng bộ 
câu hỏi, kết hợp cân và đo và tính toán chỉ số khối cơ thể.
Cách đánh giá: Kiến thức của trẻ được đánh giá bằng 
bộ câu hỏi, đánh giá trẻ có kiến thức khi trả lời đúng tối 
thiểu 50%.
Đánh giá tình trạng TCBP của học sinh theo tiêu 
chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, sử dụng chỉ số khối 
cơ thể (BMI) theo tuổi, trẻ thừa cân khi BMI theo tuổi > 
+1SD, trẻ béo phì khi BMI theo tuổi > +2SD [1]. 
Phân tích thống kê: Số liệu được làm sạch và nhập 
bằng phần mềm Epidata 3.1. Các phân tích sẽ được thực 
hiện bằng phần mềm SPSS 25.
Đạo đức trong nghiên cứu: Đối tượng được giải thích 
về mục đích nghiên cứu và tự nguyện tham gia. Các thông 
tin thu thập chỉ phục vụ nghiên cứu và được giữ bí mật. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung về đối tượng 
Bảng 1: Phân bố trẻ theo giới và khu vực
Giới
Ngoại thành Nội thành Chung
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Nam 102 51,0% 105 52,5% 207 51,7%
Nữ 98 49,0% 95 47,5% 193 48,3%
Tổng 200 100% 200 100% 400 100%
Bảng 2: Phân bố trẻ theo giới và tuổi 
Giới
15 tuổi 16 tuổi 17 tuổi
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Nam 69 56,1% 68 47,2% 70 52,6%
Nữ 54 43,9% 76 52,8% 63 47,4%
Tổng 123 100% 144 100% 133 100%
Tỷ lệ trẻ theo giới đồng đều giữa khu vực nội thành và ngoại thành, tỷ lệ trẻ nam cao hơn trẻ nữ, tỷ lệ chung là 
51,7% trẻ nam và 48,3% trẻ nữ.
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn 97
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3: Tỷ lệ TCBP theo khu vực 
TCBP
Ngoại thành Nội thành Chung
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Thừa cân 19 9,5% 47 23,5% 66 16,5%
Béo phì 2 1,0% 12 6,0% 14 3,5%
Bảng 4: Tỷ lệ TCBP theo giới 
TCBP
Nam Nữ Chung
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Thừa cân 51 24,6% 15 7,8% 66 16,5%
Béo phì 12 5,8% 2 1,0% 14 3,5%
Bảng 5: Liên quan giữa sở thích ăn uống và TCBP
Đồ ăn đồ uống ưa thích
TCBP oR
(95% CI)Có Không
Nước ngọt có gas
Có 49 154 1,7
(1,03-2,81)Không 31 166
Thịt
Có 30 137 0,8
(0,49-1,33)Không 50 183
Rau, trái cây
Có 29 161 0,6
(0,34-0,93)Không 51 159
Thức ăn nhanh
Có 55 176 1,8
(1,07-3,03)Không 25 144
Phân bố trẻ theo giới chưa đồng đều giữa các nhóm 
tuổi. Ở nhóm trẻ 15 và 17 tuổi, trẻ nam chiếm tỷ lệ cao 
hơn (56,1% và 53,6%). Ở nhóm trẻ 16 tuổi, tỷ lệ trẻ nam 
(47,2%) thấp hơn trẻ nữ (52,8%).
2. Thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh 
p (c2 test): p<0,001.
Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở khu vực ngoại thành là 
9,5% và 1,0%, thấp hơn khu vực nội thành (23,5% và 
6,0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tỷ lệ 
thừa cân và béo phì chung của học sinh THPT tại Hà Nội 
là 16,5% và 3,5%.
p (c2 test): p<0,001.
Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ nam là 24,6% và 5,8%, 
cao hơn trẻ nữ (7,8% và 1,0%), sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với p<0,001.
3. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn98
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
Bảng 7: Tuần suất tiêu thụ một số loại đồ uống và TCBP
Đồ uống
TCBP oR
(95% CI)Có Không
Nước ngọt có gas
≥4 lần/ tuần 17 35 2,2
(1,16-4,17)<4 lần/tuần 63 285
Sinh tố
≥4 lần/ tuần 8 35 0,9
(0,40-2,04)<4 lần/tuần 72 285
Nước tăng lực
≥4 lần/ tuần 15 27 2,5
(1,26-4,97)<4 lần/tuần 65 293
Trà sữa
≥4 lần/ tuần 10 18 2,4
(1,06-5,42)<4 lần/tuần 70 302
Bảng 6: Tần suất tiêu thụ một số loại đồ ăn ngọt và TCBP
Đồ ăn
TCBP oR
(95% CI)Có Không
Bánh rán
≥4 lần/ tuần 9 14 2,8
(1,15-6,66)<4 lần/tuần 71 306
Chè ngọt
≥4 lần/ tuần 8 13 2,6
(1,05-6,57)<4 lần/tuần 72 307
Kem
≥4 lần/ tuần 5 29 0,7
(0,25-1,79)<4 lần/tuần 75 291
Trẻ thích uống nước ngọt có gas có nguy cơ TCBP 
gấp 1,7 lần trẻ không có sở thích này, trẻ thích ăn thức ăn 
nhanh có nguy cơ TCBP gấp 1,8 lần trẻ không thích, trẻ 
thích ăn rau, trái cây có nguy cơ TCBP bằng 0,6 lần trẻ 
không thích ăn. Chưa tìm ra mối liên quan giữa sở thích ăn 
các loại thịt và TCBP.
Trẻ thường xuyên tiêu thụ bánh rán từ 4 lần/tuần trở 
lên có nguy cơ TCBP gấp 2,8 lần trẻ tiêu thụ ít hơn, trẻ tiêu 
thụ chè ngọt từ 4 lần/tuần trở lên có nguy cơ TCBP gấp 2,6 
lần những trẻ còn lại. Chưa tìm được sự liên quan giữa tiêu 
thụ kem và TCBP.
Trẻ tiêu thụ nước ngọt có gas, nước tăng lực và trà sữa 
từ 4 lần/tuần trở lên có nguy cơ TCBP cao hơn những trẻ 
tiêu thụ ít hơn lần lượt là 2,2 lần, 2,5 lần và 2,5 lần. Chưa tìm 
được mối liên quan giữa tần suất tiêu thụ sinh tố và TCBP.
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn 99
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 8: Tần suất tiêu thụ một số loại đồ ăn nhanh và TCBP
Đồ ăn nhanh
TCBP oR
(95% CI)Có Không
Xúc xích
≥4 lần/ tuần 15 29 2,3
(1,17-4,55)<4 lần/tuần 65 290
Khoai tây chiên
≥4 lần/ tuần 2 9 0,9
(0,19-4,18)<4 lần/tuần 78 311
Hamburger
≥4 lần/ tuần 6 8 3,2
(1,07-9,39)<4 lần/tuần 74 312
Pizza
≥4 lần/ tuần 5 5 4,2
(1,19-14,88)<4 lần/tuần 75 315
Doner kebab
≥4 lần/ tuần 7 8 3,7
(1,31-10,64)<4 lần/tuần 73 312
Bảng 9: Cách chế biến món ăn thường sử dụng tại nhà và TCBP
Cách chế biến
TCBP oR
(95% CI)
Có Không
Rau
Xào 10 48
0,8
(0,38-1,75)
Luộc 41 161
Thịt
Rán/quay 48 130
2,1
(1,25-3,47)
Luộc 30 169
Bảng 10: Hoạt động thể dục thể thao và TCBP
Hoạt động thể dục thể thao
TCBP oR
(95% CI)Có Không
<60 phút/ngày 70 242 2,3
(1,11-4,59)≥60 phút/ngày 10 78
Trẻ thường xuyên tiêu thụ xúc xích, hamburger, pizza 
và doner kebab từ 4 lần/tuần trở lên có nguy cơ TCBP cao 
hơn những trẻ tiêu thụ ít hơn lần lượt là 2,3 lần, 3,2 lần, 4,2 
lần và 3,7 lần. Chưa tìm được mối liên quan giữa tiêu thụ 
khoai tây chiên và TCBP.
Những trẻ ăn thịt được chế biến bằng phương pháp 
rán hoặc quay có nguy cơ TCBP bằng 2,1 lần những trẻ 
thuộc gia đình có thói quen chế biến thịt bằng phương 
pháp luộc. Chưa tìm ra mối liên quan giữa cách chế biến 
rau và TCBP.
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn100
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019
Trẻ có thời gian hoạt động thể thể dục thể thao ít hơn 
60 phút mỗi ngày có nguy cơ TCBP bằng 2,3 lần những trẻ 
tham gia từ 60 phút trở lên mỗi ngày.
IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện trên 496 học sinh THPT 
cho thấy tỷ lệ TCBP ở hai khu vực nội thành và ngoại 
thành có sự khác biệt rõ rệt, trong đó ở khu vực nội thành 
tỷ lệ thừa cân là 23,5%, tỷ lệ béo phì là 6,0% cao hơn khu 
vực ngoại thành (9,5% và 1,0%), sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với p<0,001. Tỷ lệ thừa cân và béo phì chung là 
16,5% và 3,5%, cao hơn kết quả nghiên cứu năm 2015 
của Lê Thị Thu Hà tiến hành trên 2 trường THPT tại Hà 
Nội (6,3% và 1,5%), tuy nhiên kết quả của Lê Thị Thu Hà 
cũng cho thấy tỷ lệ TCBP ở khu vực nội thành cao hơn 
ngoại thành với p<0,01 [8]. Nghiên cứu ở đối tượng người 
trưởng thành, học sinh tiểu học cũng cho thẩy tỷ lệ TCBP 
ở nội thành cao hơn ngoại thành [6],[7]. So sánh giữa hai 
giới cũng có sự khác biệt rõ, ở trẻ nam tỷ lệ thừa cân và 
béo phì lần lượt là 24,6% và 5,8%, cao hơn nhiều so với 
trẻ nữ (7,8% và 1,0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p <0,001. Các nghiên cứu khác ở học sinh tiểu học và 
THPT cũng cho kết quả tỷ lệ TCBP ở trẻ nam cao hơn trẻ 
nữ [7],[8],[9]. 
Các loại đồ ăn nhanh thường có mùi vị ngon và hấp 
dẫn, thường được bán kèm nước ngọt có gas, trong khi 
các đồ ăn, đồ uống ngọt khác có tỷ lệ đường cao, cung cấp 
nhiều năng lượng. Nghiên cứu này cho thấy trẻ thích uống 
nước ngọt có gas và ăn các loại thức ăn nhanh có nguy cơ 
TCBP cao hơn trẻ không thích lần lượt là 1,7 lần và 1,8 
lần, trong khi trẻ thích ăn các loại rau và trái cây có TCBP 
thấp hơn (OR = 0,6). Tần suất tiêu thụ một số loại đồ ăn và 
đồ uống cũng liên quan đến TCBP, trong đó tiêu thụ một 
số loại đồ ăn ngọt từ 4 lần/tuần làm tăng nguy cơ TCBP 
bao gồm: bánh rán (OR = 2,8), chè ngọt (OR = 2,6); tiêu 
thụ một số loại đồ uống từ 4 lần/tuần làm tăng nguy cơ 
TCBP bao gồm: nước ngọt có gas (OR = 2,2), nước tăng 
lực (OR = 2,5), trà sữa (OR = 2,4); tiêu thụ một số loại 
thức ăn nhanh từ 4 lần/tuần làm tăng nguy cơ TCBP bao 
gồm: xúc xích (OR = 2,3), hamburger (OR = 3,2), pizza 
(OR = 4,2), doner kebab (OR = 3,7). Thức ăn nhanh có 
thành phần dinh dưỡng thiếu cân bằng, hàm lượng đường 
và chất béo cao cung cấp dư thừa năng lượng làm tăng 
nguy cơ TCBP, loại thức ăn này đang ngày càng trở nên 
phổ biến hơn và được coi là lý do khiến tình trạng TCBP 
gia tăng nhanh chóng. Nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Huy 
năm 2013 tiến hành trên đối tượng học sinh tiểu học cũng 
cho kết quả trẻ thích ăn đồ ngọt, thức ăn giàu chất béo, ít 
ăn rau và hoa quả có nguy cơ TCBP cao hơn [9].
Cách chế biến thức ăn cũng liên quan đến TCBP, 
trong đó chế biến thịt bằng phương pháp rán/quay có nguy 
cơ TCBP bằng 2,1 lần chế biến thịt bằng phương pháp 
luộc. Dầu thực vật và mỡ động vật cung cấp năng lượng 
đồng thời hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu như 
vitamin A, D, E, K, tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ 
làm tăng nguy cơ TCBP. Chế biến thịt bằng phương pháp 
quay hoặc rán sử dụng nhiều dầu, muối và các loại gia vị, 
đồng thời chế biến dưới nhiệt độ cao làm biến đổi thực 
phẩm, làm tăng thêm hàm lượng chất béo và năng lượng 
cho món ăn, trong khi chế biến bằng phương pháp luộc 
không bị tác động nhiều bởi nhiệt độ như rán, quay đồng 
thời hạn chế được việc sử dụng muối. Tuy nhiên chưa tìm 
được mối liên quan giữa cách chế biến rau và TCBP. 
Các hoạt động thể dục thể thao có vai trò quan trọng 
trong phòng ngừa và cải thiện tình trạng TCBP. Trẻ em 
trong độ tuổi từ 6-17 tuổi nên có thời gian hoạt động thể 
dục thể thao ít nhất 60 phút mỗi ngày [10]. Nghiên cứu 
này cho thấy trẻ có thời gian tham gia các hoạt động thể 
dục thể thao ít hơn 60 phút mỗi ngày hoặc không tham gia 
thể dục thể thao có nguy cơ TCBP bằng 2,3 lần trẻ tham 
gia hoạt động thể dục thể thao nhiều hơn. Nghiên cứu của 
Nguyễn Đỗ Huy cũng cũng cho kết quả trẻ không thường 
xuyên tập thể dục thể thao có nguy cơ TCBP cao hơn trẻ 
thường xuyên tập thể dục thể thao [9].
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở học sinh một số trường 
THPT trên địa bàn Hà Nội lần lượt là 16,5% và 3,5%, 
trong đó tỷ lệ TCBP ở khu vực nội thành cao hơn khu 
vực ngoại thành, ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ. Nghiên cứu 
tìm thấy mối liên quan giữa TCBP và một số yếu tố liên 
quan, trong đó sở thích đối với nước ngọt có gas và thức 
ăn nhanh làm tăng nguy cơ TCBP, sở thích đối với rau và 
các loại hoa quả làm giảm nguy cơ TCBP, thường xuyên 
tiêu thụ các loại đồ ăn ngọt (bánh rán, chè ngọt) làm tăng 
nguy cơ TCBP, thường xuyên tiêu thụ các loại đồ uống 
ngọt (nước ngọt có gas, nước tăng lực, trà sữa) làm tăng 
nguy cơ TCBP, tiêu thụ các loại thức ăn nhanh (xúc xích, 
hamburger, pizza, doner kebab) làm tăng nguy cơ TCBP, 
ăn thịt chế biến bằng phương pháp quay. Rán làm tăng 
nguy cơ TCBP, những trẻ tham gia các hoạt động thể dục 
thể thao ít hơn 60 phút mỗi ngày hoặc không tham gia có 
nguy cơ TCBP cao hơn những trẻ tham gia thể dục thể thao 
tối thiểu 60 phút mỗi ngày.
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019
Website: yhoccongdong.vn 101
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thi Thơ, Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Thị Kiều Anh; Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên 
quan đến tình trạng thiếu năng lượng trường diễn, thừa cân- béo phì ở người trưởng thành tại Hà nội, năm 2016; Tạp chí 
Y học Dự phòng 2017; 27(6): 207.
2. Đan Thị Lan Hương Hoàng Đức Hạnh; Thực trạng thừa cân béo phì của học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội 
năm 2013; Tạp chí Y học Dự phòng 2015; 25 (4): 40.
3. Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Thanh Hà, Lưu Quốc Toản; Tình trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường THPT tại 
Hà Nội năm 2015; Tạp chí Y tế Công cộng 2016; 3(40): 90-94.
4. Nguyễn Đỗ Huy; Tình trạng thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh hai trường tiểu học của 
huyện Đông Anh, Hà Nội; Tạp chí Nghiên cứu Y học 2013; 82(2): 159-66.
5. Isabelle Romieu, Laure Dossus, and Walter C. Willett. Energy balance and obesity. The International Agency 
for Research on Cancer, France, 2017.
6. Yatsuya H, Li Y, Hilawe EH, et al. Global trend in overweight and obesity and its association with cardiovascular 
disease incidence. Circ J 2014; 78(12): 2807-2818.
7. Carroll MD Hales CM, Fryar CD, et al. Prevalence of Obesity Among Adults and Youth: United States, 2015-
2016. NCHS Data Brief 2017; 288: 1-3.
8. Yujun Cai, Xihe Zhu. Overweight, obesity, and screen-time viewing among Chinese school-aged children: 
National prevalence estimates from the 2016 Physical Activity and Fitness in China - The Youth Study. Journal of Sport 
and Health Science 2017; 6(4): 404-409.
9. Rivera JÁ, T.G. de Cossío, L.S. Pedraza, et al. Childhood and adolescent overweight and obesity in Latin 
America: a systematic review. Lancet Diabetes Endocrinol 2014; 2: 321-332.
10. Troiano RP Piercy KL, Ballard RM, et al (2018). The Physical Activity Guidelines for Americans. Jama; 320 
(19): 2020-2028.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_thua_can_beo_phi_o_hoc_sinh_tai_mot_so_truong_tru.pdf