Thực trạng sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng trò chơi học tập (TCHT) nhằm phát
triển khả năng khái quát hóa (KQH) cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá
khoa học (HĐKPKH) của giáo viên (GV) ở một số trường mầm non (MN) thuộc huyện Đức Trọng
tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy GV sử dụng TCHT chưa đúng với khả năng KQH của
trẻ. GV chỉ chú ý các trò chơi KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài mà chưa chú ý sử dụng trò chơi
KQH theo dấu hiệu chung bên trong, KQH bằng ngôn ngữ và KQH theo sự sáng tạo của trẻ trong
HĐKPKH.
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE ISSN: 1859-3100 KHOA HỌC GIÁO DỤC Tập 14, Số 7 (2017): 173-182 EDUCATION SCIENCE Vol. 14, No. 7 (2017): 173-182 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: 173 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG KHÁI QUÁT HÓA CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Lý Thị Hoàng Uyên* Trường Mầm non Chất lượng cao Abi – Bình Dương Ngày Tòa soạn nhận được bài: 13-7-2016; ngày phản biện đánh giá: 20-7-2016; ngày chấp nhận đăng: 29-7-2017 TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng trò chơi học tập (TCHT) nhằm phát triển khả năng khái quát hóa (KQH) cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học (HĐKPKH) của giáo viên (GV) ở một số trường mầm non (MN) thuộc huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy GV sử dụng TCHT chưa đúng với khả năng KQH của trẻ. GV chỉ chú ý các trò chơi KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài mà chưa chú ý sử dụng trò chơi KQH theo dấu hiệu chung bên trong, KQH bằng ngôn ngữ và KQH theo sự sáng tạo của trẻ trong HĐKPKH. Từ khóa: khả năng khái quát hóa, trò chơi học tập, hoạt động khám phá khoa học. ABSTRACT Using classroom game in reality in order to develop the generalizatinon competency of 5 – 6 year preschoolers in science discovery activities This paper shows the research result of using classroom game in reality in order to develop the generalization competency of 5 – 6 year preschoolers in science discovery activities by their teachers at many kindergartens in Duc Trong district, Lam Dong province. The result indicates that: teachers use classroom games which are not appropriate to their students’s generalization competency. Teachers often concentrate solely on external signals generalization games, while much less attention is paid to internal signals generalization, lingual generalization and creative generalization in science discovery activities. Keywords: generalization competency, classroom games, science experiment and discovery activities. * Email: lythihoanguyen@gmail.com 1. Đặt vấn đề Phát triển tư duy là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục MN. KQH là thao tác trí tuệ thể hiện năng lực tư duy của con người. Trẻ MG 5-6 tuổi đang chuẩn bị vào học lớp 1, vì vậy, phát triển khả năng KQH là cần thiết nhằm chuẩn bị cho trẻ lĩnh hội các khái niệm khoa học ở trường phổ thông. Phát triển tư duy KQH cho trẻ MG có nhiều biện pháp nhưng sử dụng TCHT được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu để phát triển khả năng KQH trong HĐKPKH. Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 173-182 174 thực trạng sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐKPKH của GV ở một số trường MN huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. 2. Thực trạng sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học 2.1. Mục đích khảo sát Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐKPKH của GV ở một số trường MN huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng để làm cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp nhằm giúp trẻ MG 5-6 tuổi phát triển tốt khả năng này. 2.2. Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát là 50 GV đang dạy lớp MG 5-6 tuổi ở các trường: MG Sơn Ca, MG Vành Khuyên, MG Phú An, MN Vàng Anh, MN Tư thục Thế giới Trẻ em. 2.3. Phương pháp khảo sát Đề tài vận dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, phân tích sản phẩm hoạt động của GV, quan sát các hoạt động trong ngày ở trường MN. 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng 2.4.1. Thực trạng sử dụng các nhóm TCHT (xem Bảng 1 và Biểu đồ 1) Bảng 1. Thống kê mức độ sử dụng các nhóm TCHT được GV sử dụng TT Các nhóm trò chơi Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ SL % L % SL % 1 KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài 20 40 28 56 2 4 2 KQH theo dấu hiệu chung bên trong 7 14 13 26 30 60 3 KQH bằng ngôn ngữ 0 0 5 10 45 90 4 KQH theo sự sáng tạo của trẻ 0 0 0 0 50 100 Bảng 1 cho thấy chủ yếu các GV sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài, ở mức độ thường xuyên chiếm 40%, ở mức độ thỉnh thoảng chiếm 56%. Ở nhóm trò chơi nhằm phát triển khả năng KQH theo dấu hiệu chung bên trong ở mức độ thỉnh thoảng chỉ chiếm 26% và ở mức độ chưa bao giờ sử dụng chiếm tới 60%. KQH bằng ngôn ngữ, KQH theo sự sáng tạo của trẻ thì hầu hết các GV chưa bao giờ sử dụng. Từ kết quả trên cho thấy các GV chỉ sử dụng TCHT nhằm phát triển KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài, chưa chú trọng phát triển khả năng KQH theo dấu hiệu chung bên trong, chưa cho trẻ KQH bằng ngôn ngữ và chưa cho trẻ KQH theo sự sáng tạo của trẻ. 2.4.2. Thực trạng về nguồn TCHT được GV sử dụng (xem Bảng 2) TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Lý Thị Hoàng Uyên 175 Bảng 2. Thống kê nguồn TCHT và mức độ sử dụng các nguồn TCHT TT Nguồn TCHT Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % 1 Tài liệu của Vụ GDMN (Tuyển tập trò chơi) 49 98 1 2 0 0 2 Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp 14 28 30 60 6 12 3 Sưu tầm qua các tài liệu tham khảo khác 2 4 28 56 20 40 4 Các nguồn khác (internet, TV) 2 4 20 40 28 56 Bảng 2 cho thấy các GV sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐKPKH từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu GV sử dụng nguồn tài liệu sẵn có của vụ GDMN (98%). Các GV sử dụng nguồn TCHT từ việc học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp ở mức độ thường xuyên chỉ chiếm 28%. Trò chơi từ việc sưu tầm qua các tài liệu tham khảo hoặc từ các nguồn khác thì GV thỉnh thoảng sử dụng hoặc chưa bao giờ sử dụng. Kết quả trên cho thấy các trò chơi phát triển khả năng KQH cho trẻ MG 5-6 tuổi từ các nguồn còn rất ít, và các GV cũng chưa đầu tư vào việc tham khảo TCHT từ những tài liệu khác. 2.4.3. Thực trạng các biện pháp TCHT được GV sử dụng Kết quả phiếu điều tra (xem Bảng 3) Bảng 3. Thống kê các biện pháp TCHT và mức độ sử dụng STT Biện pháp Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % 1 Lựa chọn và chỉnh sửa TCHT phù hợp 3 6 8 16 39 78 2 Lập kế hoạch sử dụng các TCHT 30 60 13 26 7 14 3 Sử dụng TCHT để rèn khả năng KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài 40 80 8 16 2 4 4 Sử dụng TCHT để rèn khả năng KQH theo dấu hiệu chung bên trong 2 4 3 6 45 90 5 Sử dụng TCHT để rèn khả năng KQH bằng ngôn ngữ 0 0 1 2 49 98 6 Sử dụng TCHT để rèn khả năng KQH theo sự sáng tạo của trẻ 0 0 0 0 50 100 TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 173-182 176 Bảng 3 cho thấy tất cả các biện pháp đều được GV sử dụng nhưng chủ yếu tập trung vào biện pháp lập kế hoạch sử dụng các TCHT (60%) ở mức độ thường xuyên và biện pháp phát triển KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài cũng chiếm (80%) ở mức độ thường xuyên. Còn những biện pháp khác có sử dụng nhưng rất ít, chỉ ở mức độ thỉnh thoảng. Có một số biện pháp mà nhiều GV không bao giờ sử dụng như biện pháp: sử dụng TCHT để rèn khả năng KQH theo dấu hiệu chung bên trong có 90% chưa bao giờ sử dụng, biện pháp sử dụng TCHT để rèn khả năng KQH bằng ngôn ngữ, có 98% chưa bao giờ sử dụng. Đặc biệt là rèn khả năng KQH theo sự sáng tạo của trẻ thì tất cả các GV trong nhóm được khảo sát đều không sử dụng biện pháp này. Qua đó ta thấy GV chỉ tập trung vào việc rèn KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài, chưa chú trọng vào các biện pháp nhằm phát triển KQH theo dấu hiệu chung bên trong, KQH bằng ngôn ngữ hay KQH sáng tạo của trẻ. Kết quả nghiên cứu sản phẩm của GV (xem Bảng 4) Bảng 4. Kế hoạch sử dụng TCHT Trường MG Vành Khuyên Kế hoạch tuần Ngày thực hiện Tên bài dạy Tên trò chơi Hình thức tổ chức Hoạt động có chủ đích Hoạt động góc Hoạt động ngoài trời Hoạt động chiều Chủ đề: Bản thân Chỉ số 115: Loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại Tôi là ai 5/10/ 2015 Phân biệt bản thân bé và các bạn 1. Tìm bạn Trẻ tìm bạn cùng giới hoặc khác giới theo yêu cầu của cô Chủ đề: Động vật Chỉ số 92: Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung Một số loại côn trùng 16/11/ 2015 Bé tìm hiểu một số loại côn trùng 2. Sắp xếp con vật theo môi trường sống Trẻ phân loại con vật theo môi trường sống Chủ đề: Thực vật Chỉ số 92: Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung Cây lương thực 7/12/ 2015 Khám phá cây khoai lang, khoai mì 3. Cửa hàng thực phẩm Trẻ sắp xếp gian hàng thực phẩm ở góc phân vai Các loài hoa 21/12/ 2015 Các loài hoa trong sân 4. Phân biệt các loài hoa Phân biệt hoa cánh dài, cánh TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Lý Thị Hoàng Uyên 177 trường tròn Chủ đề: Gia đình Chỉ số 96: Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng Ngôi nhà bé 28/12/ 2015 Ngôi nhà bé ở 5. Đội nào nhanh hơn Yêu cầu trẻ phân biệt nhà trệt, nhà 1 lầu, 2 lầu Đồ dùng gia đình 11/1/ 2016 Bé tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình 6. Đồ nào phòng nấy Yêu cầu trẻ sắp xếp các loại đồ dùng vào căn phòng thích hợp Trường MG Sơn Ca Kế hoạch tuần Ngày quan sát Tên bài dạy Tên trò chơi Hình thức tổ chức Hoạt động có chủ đích Hoạt động góc Hoạt động ngoài trời Hoạt động chiều Chủ đề: Bản thân Bản thân bé 5/10/ 2015 Bạn giống hay khác tôi 7. Nhóm bạn Những bạn có đặc điểm giống nhau thì về chung 1 nhóm Chủ đề gia đình Chỉ số 96: Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng Đồ dùng gia đình 2/11/ 2015 Bé khám phá đồ dùng trong gia đình 8. Nhanh tay xếp nhóm Trẻ xếp nhóm đồ dùng theo yêu cầu của cô Chủ đề: Động vật Chỉ số 115: Loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại Động vật sống trong rừng 11/1/ 2016 Bé khám phá một số con vật sống trong rừng 9. Phân loại con vật Yêu cầu trẻ phân loại con vật theo môi trường sống Chủ đề: Thực vật Cây có bóng mát 18/1/ 2016 Khám phá cây tùng 10. Ai nhanh hơn Phân loại các loại lá cây trong sân trường Một số loại rau, quả 1/2/20 16 Khám phá vườn rau trong vườn trường 11. Phân loại rau và quả Trẻ phân loại theo nhóm rau, nhóm quả Một số loại hoa 15/2/2 016 Khám phá hoa hồng 12. Phân loại hoa Phân loại hoa cánh dài, cánh tròn TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 173-182 178 Kết quả nghiên cứu kế hoạch giáo dục theo chủ đề của GV ở Trường MG Vành Khuyên và MG Sơn Ca cho thấy GV có đưa chỉ số phát triển khả năng KQH của trẻ vào chủ đề đồng thời có đưa trò chơi phát triển khả năng KQH vào kế hoạch. Tuy nhiên, các trò chơi đó chưa đáp ứng được chỉ số đưa ra trong kế hoạch. Ví dụ, ở chủ đề “Bản thân” đưa ra chỉ số là “Loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại”, nhưng trong trò chơi GV tổ chức cho trẻ là yêu cầu trẻ tìm bạn cùng giới để kết thành nhóm, vậy trò chơi này chưa đáp ứng được chỉ số đưa ra trong kế hoạch. Các trò chơi KQH GV sử dụng trong kế hoạch chỉ sử dụng để phát triển khả năng KQH theo dấu hiệu bên ngoài, chưa chú ý đến khả năng KQH theo dấu hiệu chung bên trong. Không có trò chơi nào giúp trẻ phát triển khả năng KQH bằng ngôn ngữ hay KQH sáng tạo. Điều này cho thấy sự thiếu sót lớn của GV trong quá trình lập kế hoạch sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ MG 5-6 tuổi, vì vậy mà trẻ không có cơ hội rèn luyện khả năng KQH ở mức độ cao như KQH theo dấu hiệu chung bên trong, KQH bằng ngôn ngữ hay KQH sáng tạo theo ý tưởng của trẻ. Kết quả quan sát hoạt động hàng ngày (xem Bảng 5) Qua quan sát hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời và hoạt động chiều trong 12 ngày của 2 trường: Trường MG Vành Khuyên, Trường MG Sơn Ca cho thấy nhiều kết quả thú vị, có thể quy ước trong bảng thống kê như sau: Mức I: KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài; Mức II: KQH theo dấu hiệu chung bên trong; Mức III: KQH bằng ngôn ngữ; Mức IV: KQH theo yêu cầu của cô; Mức V: KQH theo sự sáng tạo của trẻ. Bảng 5. Thống kê TCHT qua quan sát các hoạt động trong ngày Trường MG Vành Khuyên Ngày dạy Tên chủ đề Tên bài dạy Tên trò chơi Mức độ KQH GV sử dụng trong các trò chơi Hình thức tổ chức I II III IV V 21/12/ 2015 Thực vật Các loài hoa trong sân trường 1. Phân biệt các loài hoa X X Hoạt động có chủ đích 28/12/ 2015 Hoa ngày tết 2. Bé sắp xếp X X Hoạt động có chủ đích 4/1/ 2015 Các loài cây lương thực 3. Cửa hàng thực phẩm X X Hoạt động góc 11/1/ 2015 Gia đình Gia đình của bé 4. Đội nào nhanh hơn X X Hoạt động có chủ đích 20/1/ 2016 Ngôi nhà của bé 5. Phân loại nhà X X Hoạt động có chủ đích 12/1/ 2016 Đồ dùng gia đình 6. Đồ nào phòng nấy X X Hoạt động có chủ đích TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Lý Thị Hoàng Uyên 179 Trường MG Sơn Ca Ngày dạy Tên chủ đề Tên bài dạy Tên trò chơi Mức độ KQH GV sử dụng trong các trò chơi Hình thức tổ chức I II II IV V 4/1/ 2016 Động vật Tìm hiểu chú chó 7. Phân loại động vật 2 chân và 4 chân X X Hoạt động có chủ đích 11/1/ 2006 Khám phá con vật trong rừng 8. Phân loại con vật X X Hoạt động có chủ đích 19/1/ 2016 Các con vật sống dưới nước 9. Phân loại con vật X X Hoạt động có chủ đích 25/1/ 2016 Thực vật Một số loại cây lương thực 10. Bé sắp xếp X X Hoạt động có chủ đích 1/2/ 2016 Khám phá vườn rau trong trường 11. Phân loại rau và quả X X Hoạt động có chủ đích 15/2/ 2016 Bé tìm hiểu Ngày 8-3 12. Phân loại hoa X X Hoạt động chiều Quan sát các hoạt động trong ngày của Trường MG Vành Khuyên và MG Sơn Ca, chúng tôi nhận thấy các GV có tổ chức TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ, nhưng các trò chơi còn đơn điệu. Đặc biệt là trong 6 trò chơi ở Trường MG Vành Khuyên thì có 5 trò chơi cô cho trẻ KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài, ví dụ trò chơi “Bé sắp xếp”, “Phân loại nhà”, chỉ có 1 trò chơi cô cho trẻ KQH theo dấu hiệu chung bên trong, cả 6 trò chơi cô đều cho trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. Còn ở Trường MG Sơn Ca thì cả 6 trò chơi cô đều cho trẻ KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài, như trò chơi “Phân loại con vật”, “Phân loại rau và quả”, và tất cả 6 trò chơi cô đều cho trẻ KQH theo yêu cầu của cô. Cả hai trường đều không có trò chơi nào cho trẻ KQH bằng ngôn ngữ và KQH theo sự sáng tạo của trẻ. Trong quá trình chơi, các GV chỉ quan tâm tới kết quả chơi của trẻ chứ chưa chú trọng đến việc cho trẻ giải thích cách phân nhóm, chưa cho trẻ tìm từ để đặt tên cho nhóm khái quát và chưa cho trẻ KQH sáng tạo theo ý tưởng của mình. Điều này cho thấy các GV chưa thật sự quan tâm đến việc sử dụng TCHT phù hợp với độ tuổi của trẻ nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ ở mức độ cao. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy việc sử dụng TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ 5-6 tuổi trong HĐKPKH còn nhiều bất cập, các GV chưa quan tâm phát triển khả năng KQH cho trẻ ở những mức độ cao, chưa đầu tư vào việc điều chỉnh một số trò chơi cho phù hợp với trẻ. Vì vậy, cần phải có những biện pháp để khắc phục các vấn đề trên nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ. 3. Đề xuất một số biện pháp sử dụng TCHT nhằm nâng cao khả năng KQH trong HĐKPKH TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 173-182 180 3.1. Điều chỉnh một số TCHT nhằm phát triển khả năng KQH phù hợp với độ tuổi 5-6 dựa trên mức độ KQH của trẻ Trẻ 5-6 tuổi đã có khả năng KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài, KQH theo dấu hiệu chung bên trong, KQH bằng ngôn ngữ và KQH sáng tạo, vì vậy cần phải có những trò chơi phù hợp với độ tuổi và mức độ KQH của trẻ, nhưng kết quả điều tra thực trạng cho thấy các trò chơi phát triển khả năng KQH còn ít, GV còn lệ thuộc vào nguồn trò chơi có sẵn của Vụ Giáo dục MN. Vì vậy biện pháp điều chỉnh một số TCHT nhằm phát triển khả năng KQH cho phù hợp với độ tuổi (5-6) tuổi dựa trên mức độ KQH của trẻ là cần thiết. Để thực hiện biện pháp này, GV cần sưu tầm các trò chơi KQH từ nhiều nguồn khác nhau (tài liệu tham khảo, mạng internet, tuyển tập trò chơi dành cho trẻ MG) sau đó điều chỉnh một số trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi và mức độ KQH của trẻ. 3.2. Lập kế hoạch cho việc sử dụng các TCHT đã điều chỉnh nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ Việc lập kế hoạch sử dụng các TCHT đã điều chỉnh giúp GV chủ động trong việc lựa chọn và sử dụng hiệu quả các trò chơi đó nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ trong HĐKPKH. Muốn xây dựng kế hoạch sử dụng các TCHT đã điều chỉnh, trước hết GV cần dựa vào đặc điểm KQH của trẻ để xác định mục tiêu của kế hoạch. Kế đến là lựa chọn các TCHT đã điều chỉnh để đưa vào kế hoạch, các trò chơi được lựa chọn phải xác định rõ mục đích phát triển KQH ở mức độ nào cho trẻ. Tiếp theo là dựa vào số tuần dành cho chủ đề giáo dục, GV lên kế hoạch phân bổ các trò chơi cho từng tuần. Kế đến GV xác định biện pháp hướng dẫn từng trò chơi nhằm phát triển khả năng KQH cho trẻ và cuối cùng là xác định cơ sở vật chất để tổ chức các trò chơi đó. 3.3. Sử dụng TCHT để rèn khả năng KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài là trẻ dựa vào đặc điểm chung giống nhau bên ngoài của sự vật hiện tượng để phân nhóm, phân loại và loại trừ những đặc điểm khác nhau còn lại. Chúng tôi đề xuất biện pháp này vì qua nghiên cứu thực trạng cho thấy nhiều trẻ chưa biết KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài, nguyên nhân là GV chưa rèn cho trẻ cách tìm ra đặc điểm chung giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng để phân nhóm, phân loại. KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài còn là cơ sở để KQH theo dấu hiệu chung bên trong. Nếu trẻ KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài tốt thì sẽ thuận lợi cho việc KQH theo dấu hiệu chung bên trong. Để thực hiện biện pháp này, GV cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Cung cấp cho trẻ các biểu tượng phong phú về sự vật cần khái quát; - Tìm ra các đặc điểm giống và khác nhau bên ngoài giữa các sự vật cần khái quát; - Dựa vào đặc điểm chung giống nhau bên ngoài để phân nhóm, phân loại các sự vật; - Giúp trẻ tìm từ để gọi tên cho nhóm đã khái quát. 3.4. Sử dụng TCHT để rèn khả năng KQH theo dấu hiệu chung bên trong KQH theo dấu hiệu chung bên trong TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Lý Thị Hoàng Uyên 181 là trẻ chủ yếu dựa vào những dấu hiệu chung bên trong, như: chất liệu, công dụng, chức năng của sự vật hiện tượng để phân nhóm, phân loại. Ví dụ phân nhóm các loại quả theo hàm lượng dinh dưỡng, loại quả giàu vitamin C là “cam”, quýt”, “bưởi”, loại quả giàu vitamin A là “đu đủ”. Chúng tôi đề xuất biện pháp này vì trẻ 5-6 tuổi đã có khả năng KQH theo dấu hiệu chung bên trong. Nhưng nghiên cứu thực trạng, chúng tôi nhận thấy hầu hết trẻ chưa có khả năng này, nguyên nhân là do GV chưa dạy trẻ cách tìm ra dấu hiệu chung bên trong để phân nhóm phân loại, vì vậy việc rèn luyện cho trẻ KQH theo dấu hiệu chung bên trong là cần thiết. Để thực hiện biện pháp này, GV cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Cung cấp các biểu tượng phong phú về sự vật cần khái quát; - Giúp trẻ tìm ra những đặc điểm chung giống nhau bên trong giữa các sự vật cần khái quát; - Dựa vào đặc điểm chung giống nhau bên trong để phân nhóm phân loại các sự vật; - Giúp trẻ tìm từ để đặt tên cho nhóm khái quát. 3.5. Sử dụng TCHT để rèn khả năng KQH bằng ngôn ngữ Ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi đã phát triển mạnh mẽ và ngôn ngữ đã trở thành phương tiện để tư duy, vì thế trẻ đã có khả năng KQH bằng ngôn ngữ, tức là trẻ có thể dùng từ đặt tên cho nhóm khái quát và giải thích hành động KQH của trẻ. Nhưng kết quả khảo sát thực trạng cho thấy hầu hết trẻ chưa có khả năng KQH bằng ngôn ngữ, các GV chưa quan tâm đến việc rèn luyện khả năng KQH bằng ngôn ngữ. Vì vậy, muốn phát triển khả năng KQH bằng ngôn ngữ cho trẻ thì cần phải sử dụng biện pháp TCHT một cách hiệu quả. Để thực hiện biện pháp này, GV cần phải: - Cung cấp cho trẻ các biểu tượng phong phú về sự vật cần khái quát; - Trao đổi với trẻ về các sự vật cần khái quát; - Cho trẻ tìm ra điểm chung giống nhau giữa các sự vật cần khái quát và giúp trẻ nêu lên ý tưởng khái quát của mình, sau đó cho trẻ phân nhóm phân loại; - Dùng từ để đặt tên cho nhóm khái quát và giải thích hành động phân nhóm phân loại. Biện pháp này có thể thực hiện riêng hoặc có thể kết hợp với biện pháp 3.3 và 3.4. 3.6. Sử dụng TCHT để rèn khả năng KQH theo sự sáng tạo của trẻ Ở cuối tuổi MG, vốn biểu tượng của trẻ rất phong phú, tư duy, ngôn ngữ đã phát triển mạnh và kĩ năng KQH của trẻ đã phát triển tốt nên trẻ đã có khả năng KQH theo nhiều hướng, nhiều chiều khác nhau. Nhưng kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy hầu hết trẻ chưa có khả năng KQH sáng tạo theo ý tưởng của trẻ, nguyên nhân là GV chưa quan tâm đến việc dạy trẻ KQH theo ý tưởng của trẻ mà hầu hết GV dạy trẻ KQH theo yêu cầu của GV. Vì vậy, muốn nâng cao khả năng KQH cho trẻ thì cần rèn luyện khả năng KQH sáng tạo theo ý tưởng của trẻ. Cách thực hiện biện pháp này như sau: TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 173-182 182 - GV cần cung cấp biểu tượng phong phú cho trẻ và trao đổi với trẻ về các sự vật đó; - Cho trẻ tìm ra đặc điểm chung giống nhau giữa các sự vật và giúp trẻ nêu các ý tưởng khái quát của mình; - Cho trẻ KQH theo ý tưởng sáng tạo của trẻ; - Cho trẻ thích hành động phân nhóm, phân loại và dùng từ đặt tên nhóm. Biện pháp này có thể thực hiện riêng hoặc có thể kết hợp với biện pháp 3.3 và 3.4. 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số GV sử dụng các trò chơi nhằm phát triển khả năng KQH có sẵn trong tài liệu của Vụ Giáo dục MN, GV chưa điều chỉnh trò chơi KQH cho phù hợp với lứa tuổi của trẻ. GV có xây dựng kế hoạch sử dụng trò chơi nhưng GV lựa chọn trò chơi để đưa vào kế hoạch chưa phù hợp với khả năng KQH của trẻ và hầu hết GV chỉ cho trẻ chơi các trò chơi KQH theo dấu hiệu chung bên ngoài, chưa cho trẻ chơi các trò chơi KQH theo dấu hiệu chung bên trong, KQH bằng ngôn ngữ và KQH sáng tạo theo ý tưởng của trẻ. Các biện pháp sử dụng TCHT đưa ra có thể giúp GV sử dụng TCHT một cách hiệu quả nhằm phát triển khả năng KQH của trẻ 5-6 tuổi trong HĐKPKH. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đanxôva E. I. U. (1958). Trò chơi dạy học cho trẻ mẫu giáo. Tài liệu của Thư viện Khoa học giáo dục. TPHCM. Phạm Minh Hạc (chủ biên) Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Lê Khanh. (1989). Tâm lí học, Tập 1, Hà Nội: NXB Giáo dục. Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Ánh Tuyết, Đinh Văn Vang. (1996). Tổ chức hướng dẫn trẻ chơi. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa. (2002). Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non (Từ lọt lòng đến 6 tuổi). Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Trần Thị Ngọc Trâm. (2003). Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), Luận án Tiến sĩ Giáo dục học. Viện Khoa học Giáo dục. Hà Nội. Đinh Văn Vang. (2009). Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.
File đính kèm:
- thuc_trang_su_dung_tro_choi_hoc_tap_nham_phat_trien_kha_nang.pdf