Thực trạng sử dụng bình hít định liều của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng bình

hít định liều của người bệnh phổi tắc nghẽn

mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa

khoa tỉnh Nam Định năm 2020. Đối tượng

và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt

ngang trên 60 người bệnh phổi tắc nghẽn

mạn tính đang điều trị ngoại trú tại Bệnh

viện Đa khoa tỉnh Nam Định về việc sử

dụng bình hít định liều từ tháng 1/2020 đến

5/2020. Sử dụng phương pháp phỏng vấn

bằng bảng câu hỏi để thu thập thông tin

cá nhân, quan sát và đánh giá thực hành

bình hít định liều của người bệnh bằng

bảng kiểm quy trình sử dụng bình hít định

liều. Kết quả: Người bệnh sử dụng bình hít

định liều mức độ không đạt chiếm 86,7%,

chỉ có 13,3% người bệnh sử dụng bình hít

mức độ đạt. Trong đó, bước 3: thở ra chậm

thật hết có 60% người bệnh thực hiện

đúng, bước 6: nín thở trong vòng 10 giây,

sau đó thở ra qua miệng hoặc mũi chỉ có

15% người bệnh thực hiện đúng, bước 9:

lưu ý súc miệng sau khi hít thuốc có 51,7%

người bệnh thực hiện đúng. Kết luận: Đa

số người bệnh sử dụng bình hít định liều ở

mức độ không đạt.

pdf 7 trang kimcuc 3660
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng sử dụng bình hít định liều của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng sử dụng bình hít định liều của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020

Thực trạng sử dụng bình hít định liều của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020
80
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÌNH HÍT ĐỊNH LIỀU
 CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ 
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020
Đinh Thị Thu Huyền1, Đỗ Thị Hòa1, Hoàng Thị Thu Hà1,
 Phạm Thị Hoàng Yến1, Nguyễn Thị Lý1 
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
viện trung ương Huế, Luận văn thạc sĩ điều 
dưỡng, ĐH Y dược Huế.
11. Trương Thị Tân (2015). Nuôi dưỡng 
trẻ nhỏ - Tài liệu dùng cho Cán bộ Y tế công 
tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà 
mẹ trẻ em tại các tuyến, Bộ Y tế, Hà Nội.
12. Alive & Thrive (2012). Báo cáo điều 
tra ban đầu: báo cáo toàn văn điều tra 11 
tỉnh năm 2012.
13. Đàm Thị Tuyết (2010). Một số đặc 
điểm về dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối 
với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 
huyện Chợ Mới - Bắc Kạn, Luận án tiến sĩ y 
học, ĐH Thái Nguyên.
14. Gebretsadik A. et al (2015). Factors 
associated with acute respiratory infection in 
children under the age of 5 years: evidence 
from the 2011 Ethiopia demographic and 
health survey, Neuropsychiatr Dis Treat. 11, 
pp. 2159-2175.
15. Regamey N et al (2008). Viral Etiology 
of Acute Respiratory Infections With Cough 
in Infancy: A Community-Based Birth Cohort 
Study. Pediatric Infectious Disease Journal. 
27(2), pp. 100-105.
16. UNICEF (2014), MICS 5 Việt Nam - 
Key Finding.
Người chịu trách nhiệm: Đinh Thị Thu Huyền
Email: dinhhuyendd@gmai.com
Ngày phản biện: 09/6/2020
Ngày duyệt bài: 15/6/2020
Ngày xuất bản: 29/6/2020
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng bình 
hít định liều của người bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa 
khoa tỉnh Nam Định năm 2020. Đối tượng 
và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt 
ngang trên 60 người bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính đang điều trị ngoại trú tại Bệnh 
viện Đa khoa tỉnh Nam Định về việc sử 
dụng bình hít định liều từ tháng 1/2020 đến 
5/2020. Sử dụng phương pháp phỏng vấn 
bằng bảng câu hỏi để thu thập thông tin 
cá nhân, quan sát và đánh giá thực hành 
bình hít định liều của người bệnh bằng 
bảng kiểm quy trình sử dụng bình hít định 
liều. Kết quả: Người bệnh sử dụng bình hít 
định liều mức độ không đạt chiếm 86,7%, 
chỉ có 13,3% người bệnh sử dụng bình hít 
mức độ đạt. Trong đó, bước 3: thở ra chậm 
thật hết có 60% người bệnh thực hiện 
đúng, bước 6: nín thở trong vòng 10 giây, 
sau đó thở ra qua miệng hoặc mũi chỉ có 
15% người bệnh thực hiện đúng, bước 9: 
lưu ý súc miệng sau khi hít thuốc có 51,7% 
người bệnh thực hiện đúng. Kết luận: Đa 
số người bệnh sử dụng bình hít định liều ở 
mức độ không đạt.
Từ khoá: Bình hít định liều, bệnh phổi 
tắc nghẽn mạn tính.
81
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
THE USE OF INHALER DEVICE IN OUTPATIENTS WITH CHRONIC 
OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE AT NAM DINH GENERAL HOSPITAL IN 2020
ABSTRACT
Objective: To describe the reality of 
using inhaler device among outpatients 
with chronic obstructive pulmonary disease 
at Nam Dinh General Hospital in 2020. 
Method: A cross-sectional description was 
conducted on 60 patients who have chronic 
obstructive pulmonary disease. They were 
interviewed about the practice of using 
an inhaler at Nam Dinh General Hospital 
from January to May 2020. Using the 
questionnaire interview method to collect 
personal information, observe and evaluate 
the practice of patients with a checklist of 
using inhale. Results: The practice of using 
inhaler: the fail was 86,7% patients and 
the pass was 13,3% patients. In particular, 
step 3 was exhaling slowly: 60% patients 
performed correctly, step 6 was holding 
the breath in 10 seconds and then exhale 
through the mouth or nose: only 15% 
patients performed correctly, step 9 was 
mouthwash after inhalation drugs: 51,7% 
patients performed correctly. Conclusion: 
Most patients use inhaler dosing with a low 
level.
Keywords: inhalers, chronic obstructive 
pulmonary disease
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) 
là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và 
điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi các triệu 
chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng 
khí, là hậu quả của những bất thường của 
đường thở và/hoặc phế nang thường do 
phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc 
hại, trong đó khói thuốc lá, thuốc lào là 
yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí 
và khói chất đốt cũng là yếu tố nguy cơ 
quan trọng gây bệnh [4]. BPTNMT xếp thứ 
ba trong các nguyên nhân gây tử vong và 
là một trong 10 căn bệnh không thể chữa 
khỏi trên toàn cầu [11]. Ước tính có khoảng 
329 triệu người mắc BPTNMT trên toàn 
thế giới và con số này còn tiếp tục gia tăng 
trong những thập kỷ tới do tăng tiếp xúc 
các yếu tố nguy cơ và tình trạng già đi của 
dân số. Tại Việt Nam, tỷ lệ BPTNMT trong 
cộng đồng dân cư từ 40 tuổi trở lên là 4,2% 
trong đó nam 7,1% và nữ 1,9%, ước tính có 
khoảng 1,3 triệu người mắc BPTNMT cần 
chẩn đoán và điều trị [3]. Tại Mỹ, BPTNMT 
được dự đoán xếp thứ năm trên toàn thế 
giới về gánh nặng bệnh tật và thứ ba về tỷ 
lệ tử vong vào năm 2020 [10].
Sử dụng thuốc hít không đúng gặp 
phổ biến ở những người bệnh BPTNMT. 
Hậu quả của kỹ thuật hít kém làm giảm 
liều điều trị có thể dẫn đến tăng tỷ lệ mắc 
bệnh cấp, giảm chất lượng cuộc sống và 
tăng gánh nặng đối với hệ thống chăm 
sóc sức khỏe. Đánh giá sự hiểu biết và 
đánh giá lại thường xuyên việc sử dụng 
thuốc hít cùng với giáo dục người bệnh, 
người chăm sóc và các chuyên gia chăm 
sóc sức khỏe có thể cải thiện đáng kể lợi 
ích người bệnh có được từ liệu pháp hít 
đúng [9]. 
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, 
theo khảo sát, người bệnh tắc nghẽn mạn 
tính được điều trị thuốc giãn phế quản chủ 
yếu dùng bình hít định liều, mỗi ngày sử 
dụng 2-3 lần/ngày/người bệnh. Vì vậy, để 
đánh giá thực trạng thực hành của người 
bệnh về sử dụng bình hít định liều của 
người bệnh, nhóm nghiên cứu tiến hành 
nghiên cứu: Thực trạng sử dụng bình hít 
định liều của người bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 
Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020.
82
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
2.1. Đối tượng và thời gian nghiên 
cứu: Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 
đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa 
khoa tỉnh Nam Định từ tháng 1/2020 đến 
tháng 5/2020.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Người bệnh được chẩn đoán mắc 
BPTNMT và đang sử dụng bình hít định 
liều.
Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.
Người bệnh có khả năng giao tiếp
Tiêu chuẩn loại trừ:
Người bệnh không đồng ý tham gia 
nghiên cứu hoặc không đến tái khám theo 
giấy hẹn.
Người bệnh không có khả năng hợp tác.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt 
ngang.
2.3. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: 60 người bệnh BPTNMT. 
Chọn được 60 người bệnh đủ tiêu chuẩn 
tham gia nghiên cứu trong thời gian 5 
tháng.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu 
thuận tiện.
2.4. Công cụ và phương pháp thu 
thập số liệu 
Bộ công cụ gồm 2 phần:
Phần 1: Thông tin chung: Tuổi, giới, trình 
độ học vấn, thời gian mắc bệnh COPD, 
nghề nghiệp.
Phần 2: Bảng kiểm đánh giá thực hành 
sử dụng bình hít định liều: Dựa Quyết định 
4562/QĐ-BYT ban hành tài liệu chuyên môn 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi 
tắc nghẽn mạn tính, 2018 [4] và sử dụng 
bảng kiểm quy trình của Nguyễn Đức Thọ 
(2016) [5]: Quy trình sử dụng bình hít định 
liều: Gồm 9 bước, mỗi bước người bệnh 
làm đúng 1 điểm, sai/không làm 0 điểm, 
sau đó tính tổng điểm.
Phân loại mức độ thực hành: Thực hành 
mức độ đạt khi người bệnh làm đúng và đủ 
các bước, thực hành mức độ không đạt khi 
sai ít nhất 1 lỗi.
Phương pháp thu thập số liệu: Nhóm 
nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp người 
bệnh về thông tin chung, quan sát trực tiếp 
người bệnh thực hành sử dụng bình hít 
định liều dựa vào bảng kiểm quy trình bình 
hít định liều. Nhóm nghiên cứu thu thập số 
liệu vào thời điểm sau khi người bệnh đã 
khám bệnh xong và nhận thuốc ở phòng 
cấp phát thuốc. Địa điểm thu thập số liệu 
tại phòng tư vấn của khoa khám bệnh. Mỗi 
người bệnh được đánh giá 1 lần thực hành 
sử dụng bình hít.
2.5. Phân tích và xử lý số liệu: Số liệu 
được nhập và phân tích trên phần mềm 
SPSS 20.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới tính, 
trình độ học vấn của đối tượng 
nghiên cứu (n = 60)
Thông tin SL TL %
Tuổi
40-49 1 1,7
50-59 8 13,3
60-69 14 23,3
70-79 27 45
≥80 10 16,7
Giới tính Nam 49 81,7Nữ 11 18,3
Trình độ 
học vấn
Tiểu học và 
THCS 36 60
Trung học phổ 
thông 9 15
Trung cấp, Cao 
đẳng 12 20
Đại học, sau đại 
học 3 5
Từ bảng 3.1 cho thấy người bệnh nam 
giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới. Người 
bệnh mắc bệnh chủ yếu độ tuổi từ 60 - 69 
chiếm 23,3%. Có 60% người bệnh có trình 
độ văn hóa trung học phổ thông, đạt tỷ lệ 
cao nhất.
83
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
Bảng 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp, 
thời gian mắc bệnh của đối tượng 
nghiên cứu (n = 60)
Thông tin SL TL %
Nghề 
nghiệp
Nông dân 2 3,3
Công nhân 10 16,7
viên chức 7 11,7
Nội trợ 9 15
Nghỉ hưu/ không 
làm việc 32 53,3
Thời gian 
mắc bệnh
1 năm-3 năm 12 20
3 năm-5 năm 32 53,3
5 năm-7 năm 14 23,3
≥ 7 năm 2 3,3
Bảng 3.2: Người bệnh chủ yếu nghỉ hưu/
không làm việc chiếm 53,3%, nghề công 
nhân chiếm 16,7%. Thời gian mắc bệnh 
của người bệnh từ 3 năm – 5 năm chiếm tỷ 
lệ cao nhất 53,3%.
3.2. Thực hành sử dụng bình hít định 
liều 
Bảng 3.3. Thực hành sử dụng bình 
hít định liều của đối tượng (n = 60)
Nội dung
Đúng
Sai/ 
không 
làm
SL TL % SL 
TL 
%
Mở nắp dụng cụ hít 100 100 0 0
Lắc đều bình thuốc 54 90 6 10
Thở ra chậm thật hết 36 60 24 40
Ngậm kín miệng ống 59 98,3 1 1,7
Ấn đầu ống thuốc 
đồng thời hít vào 
thật sâu
42 70 18 30
Nín thở trong vòng 
10 giây. Sau đó thở 
ra qua miệng hoặc 
mũi
9 15 51 85
Vệ sinh bình hít bằng 
vải khô, mềm 45 75 15 25
Đóng nắp dụng cụ 60 100 0 0
Lưu ý súc miệng sau 
khi hít thuốc 31 51,7 29 48,3
Qua bảng 3.3, đối tượng nghiên cứu 
thực hiện tốt các bước mở nắp dụng cụ, 
đóng nắp dụng cụ đạt 100%. Tuy nhiên, 
một số bước người bệnh thực hiện còn hạn 
chế, đặc biệt là thực hiện bước 6 nín thở 
trong vòng 10 giây, sau đó thở ra qua miệng 
hoặc mũi chỉ có 15% người bệnh thực hành 
đúng, bước 3 thở ra chậm thật hết có 60% 
người bệnh thực hiện đúng, bước 9 súc 
miệng sau khi hít thuốc chỉ có 51,7% người 
bệnh thực hành đúng.
Biểu đồ 3.1: Phân loại tỷ lệ thực hành 
sử dụng bình hít định liều của 
đối tượng (n = 60)
Biểu đồ 3.1: Phần đa người bệnh thực 
hành sử dụng bình hít định liều mức độ 
không đạt chiếm 86,7%. Chỉ có 13,3% người 
bệnh thực hành sử dụng bình hít đúng.
4. BÀN LUẬN
4.1. Thông tin chung 
Kết quả cho thấy đa số đối tượng nghiên 
cứu là nam giới 81,7%, phù hợp với kết 
quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huyền 
(2017), có thể là do tỷ lệ hút thuốc cao hơn 
[1]. Người bệnh từ độ tuổi 60 trở lên chiếm 
tỷ lệ cao, trong khi không có người bệnh 
<40 tuổi. Theo Lewis và cộng sự (2014) khi 
người già đi mất dần sự co lại đàn hồi của 
phổi. Phổi trở nên tròn và nhỏ hơn. Lồng 
ngực trở nên cứng và xương sườn ít di 
động. Sự thay đổi tính đàn hồi của phổi làm 
giảm dự phòng thông khí, và khả năng làm 
sạch tiết ra giảm theo độ tuổi [12]. 
86.7%
13.3%
Không đạt
Đạt
84
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
4.2. Thực hành sử dụng bình hít định 
liều
Thực hiện các bước trong quy trình 
hít định liều: Đa số người bệnh đều thực 
hiện đúng như bước 1, bước 2, bước 4, 
bước 5, bước 8. Tuy nhiên, có một số bước 
mà người bệnh không thực hiện như:
Bước 3 thở ra thật hết trước khi ngậm 
và xịt thuốc, người bệnh thực hiện đúng 
đạt 60%. Kết quả này phù hợp với kết quả 
nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huyền thở 
ra thật hết và nín thở để bắt đầu bước tiếp 
theo thực hiện đúng 68,4% [1]. Việc thở ra 
thật hết trước khi xịt thuốc, sẽ giúp người 
bệnh hít thuốc vào đường hô hấp sẽ được 
tối đa, tạo điều kiện cho sự hấp thu thuốc 
của người bệnh.
Bước 6 nín thở trong vòng 10 giây. Sau 
đó thở ra qua miệng hoặc mũi, người bệnh 
thực hiện đúng đạt tỷ lệ thấp nhất 15%. 
Thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của 
Nguyễn Ngọc Huyền (35,7%) [1]. Kết quả 
này phù hợp với kết quả nghiên cứu của 
Nguyễn Mai Hương (2015) đặc biệt bước 
thở ra hết cỡ và nín thở sau xịt chỉ có 1,8% 
người bệnh nhắc đến [2]. Khi nhóm nghiên 
cứu khảo sát thì hầu hết người bệnh đều trả 
lời là không biết phải nín thở trong vòng 10 
giây, điều này đã ảnh hướng đến việc thực 
hành bước nín thở trong vòng 10 giây. Sau 
đó thở ra qua miệng hoặc mũi của người 
bệnh, làm cho việc thực hành của người 
bệnh kém. Ấn đầu ống thuốc đồng thời hít 
vào thật sâu đạt 70%. Người bênh phổi tắc 
nghẽn mạn tính có xu hướng hít quá nhanh 
với dụng cụ xịt thuốc định liều và như vậy 
sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc hít dạng 
này [7].
Với thuốc dạng xịt định liều, nếu hít vào 
nhanh sẽ làm tăng lực quán tính của hạt 
thuốc nên làm tăng nguy cơ lắng đọng 
thuốc ở vùng hầu họng và giảm cơ hội 
thuốc đi sâu vào đường dẫn khí ngoại biên. 
Một nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình 
(phổi nhân tạo) cho thấy khi tăng lưu lượng 
hít vào từ 30 lên 180 l/p thì số lượng thuốc 
lắng đọng trong phổi giảm đi một phần 
ba [8]. Do vậy, với thuốc dạng xịt, cần hít 
thuốc chậm để giảm tác dụng phụ ở vùng 
hầu họng và tăng lượng thuốc vào phổi. Sự 
lắng đọng thuốc sẽ tăng hơn nữa khi bệnh 
nhân nín thở khoảng 10 giây sau khi đã hít 
vào tối đa [6].
Bước 7 vệ sinh bình hít bằng vải khô 
mềm có 75% người bệnh thực hiện đúng. 
Việc vệ sinh bình hít sau khi hít nhằm làm 
sạch vị trí người bệnh ngậm bình hít, hạn 
chế tối đa vi khuẩn bám vào và hạn chế 
tăng độ ẩm bình hít.
Bước 9 lưu ý súc miệng sau khi hít thuốc 
người bệnh thực hiện đúng đạt tỷ lệ thấp 
51,7%. Khi khảo sát, hầu hết người bệnh 
đều trả lời là có biết về việc súc miệng sau 
khi hít thuốc, nhưng họ không biết hậu quả 
khi không súc miệng sau khi hít thuốc, đồng 
thời người bệnh giải thích sau khi hít thuốc 
xong thì không thấy cảm giác khó chịu trong 
miệng nên không súc miệng.
Như vậy, thực hành bình hít định liều của 
người bệnh gồm 9 bước, chủ yếu là người 
bệnh thực hiện không tốt các bước nín 
thở trong vòng 10 giây. Sau đó thở ra qua 
miệng hoặc mũi (15% đúng); thở ra thật hết 
trước khi ngậm (60% đúng); vệ sinh bình hít 
bằng vải khô, mềm (75% đúng); súc miệng 
sau khi hít thuốc (51,7% đúng). Điều này 
góp phần làm kiểm soát triệu chứng kém 
và tăng số đợt kịch phát BPTNMT. Quản 
lý BPTNMT thành công sẽ đạt được bằng 
cách cải thiện kỹ năng thực hành bình xịt 
định liều dựa trên nhu cầu điều trị của từng 
cá nhân cùng với việc giáo dục và đào tạo 
kỹ năng này cho người bệnh [1].
Phân loại thực hành sử dụng bình hít 
định liều
Thực hành bình hít định liều mức độ đạt 
13,3%; mức độ không đạt chiếm tỷ lệ cao 
86,7%. Kết quả này tương đồng với nghiên 
cứu thực trạng và hiệu quả can thiệp truyền 
thông giáo dục sức khỏe đối với bệnh phổi 
tắc nghẽn mạn tính tại xã Kiến Thiết và Kiền 
Bái, thành phố Hải Phòng năm 2014 – 2016 
85
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
của Nguyễn Đức Thọ (2016), người bệnh 
thực hành sử dụng dùng bình xịt định liều 
đúng 10,1% [5]. Như vậy đa số người bệnh 
không biết sử dụng dụng cụ hít định liều. 
Điều này sẽ làm giảm liều điều trị có thể 
dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh cấp, giảm chất 
lượng cuộc sống và tăng gánh nặng đối với 
hệ thống chăm sóc sức khỏe [9]. 
Khi hít đúng kỹ thuật chỉ có 10% - 40% 
thuốc đi được vào nơi có thể tạo ra hiệu 
quả điều trị (niêm mạc phế quản và phế 
nang) còn 60-90% thuốc sẽ đính vào vùng 
hầu họng sau đó được nuốt vào đường 
tiêu hoá và chỉ gây tác dụng phụ mà không 
có tác dụng chính. Không giống như cách 
dùng thuốc bằng đường uống hay chích 
mà hiệu quả điều trị chủ yếu phụ thuộc 
vào thành phần hoá học hay chất lượng 
của thuốc; hiệu quả điều trị của thuốc dùng 
đường xông hít ngoài phụ thuộc vào chất 
lượng của thuốc còn phụ thuộc rất lớn vào 
khả năng hít thuốc đúng kỹ thuật của người 
bệnh. Do vậy, biết cách hướng dẫn người 
dùng thuốc đúng kỹ thuật là một khía cạnh 
then chốt góp phần thành công trong việc 
quản lý hen và BPTNMT [6].
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu trên 60 người bệnh phổi tắc 
nghẽn mạn tính chỉ có 13,3% người bệnh 
thực hành sử dụng bình hít mức độ đạt, có 
tới 86,7% người bệnh thực hành sử dụng 
bình hít mức độ không đạt. Trong đó, chủ 
yếu là người bệnh thực hiện không tốt các 
bước: bước 3 thở ra thật hết trước khi ngậm 
(60% đúng); bước 6 nín thở trong vòng 10 
giây. Sau đó thở ra qua miệng hoặc mũi 
(15% đúng); bước 7 vệ sinh bằng vải mềm 
khô (75% đúng); bước 9 lưu ý súc miệng 
sau khi hít thuốc (51,7%).
Từ kết quả của nghiên cứu này, giúp 
nhân viên y tế hiểu được thực trạng và 
những khó khăn thực hành sử dụng bình 
hít định liều của người bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính. Để từ đó, có thể đưa ra những 
biện pháp hỗ trợ giúp người bệnh khắc 
phục những khó khăn và thực hành sử 
dụng bình hít được tốt nhất. Nhân viên y tế 
cần nên tư vấn và kiểm tra kiến thức, thực 
hành sử dụng bình hít định liều vào bất kỳ 
các thời điểm người bệnh đến tái khám. 
Đặc biệt các bước thực hành mà người 
bệnh hay mắc lỗi nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Huyền và Nguyễn Thị 
Hoài (2017). Thực trạng kiến thức và thực 
hành chăm sóc ở bệnh nhân bệnh phổi tắc 
nghẽn mạn tính tại Thái Nguyên, tạp chí 
khoa học & công nghệ. 177 (01), pp. 171-
176.
2. Nguyễn Mai Hương (2015). Kiến thức 
về điều trị bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính tại 
nhà trong giai đoạn ổn định của bệnh nhân 
phổi tắc nghẽn mạn tính bệnh viện Thanh 
Nhàn. Đề tài tốt nghiệp cử nhân, Trường 
Đại học Thăng Long.
3. Nguyễn Đình Sỹ và cộng sự, (2010). 
Dich tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 
(COPD ở Việt Nam và các biện pháp dự 
phòng, điều trị. Đề tài cấp nhà nước, mã số 
KC.10.02/06-10.
4. Nguyễn Việt Tiến, (2018). Quyết định 
3874/QĐ-BYT ban hành tài liệu chuyên 
môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh 
phổi tắc nghẽn mạn tính, NXB y học Hà nội, 
pp. 13.
5. Nguyễn Đức Thọ, (2016). Nghiên cứu 
thực trạng và hiệu quả can thiệp truyền 
thông giáo dục sức khỏe đối với bệnh phổi 
tắc nghẽn mạn tính tại xã Kiến Thiết và 
Kiền Bái, thành phố Hải Phòng năm 2014 
– 2016. Luận án tiến sĩ cộng đồng, Trường 
đại học y dược Hải Phòng.
6. Nguyễn Như Vinh (2020). Những điều 
cầm biết về các loại dụng cụ hít thuốc trong 
hô hấp, Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh, 
chuyende/20-categorychuyende/category-
chucnanghohap/240-nhung-diem-can-biet-
ve-cac-dung-cu-hit-thuoc-trong-ho-hap, 
ngày truy cập 12/5/2020.
7. Al-Showair RA et al. (2007). Can 
86
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI TUÂN THỦ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP 
KHÔNG DÙNG THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ 
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH
Bùi Chí Anh Minh1, Ngô Huy Hoàng1, Trần Thị Hồng Hạnh1,
Vũ Thị Minh Phượng1, Mai Thị Yến1
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
all patients with COPD use the correct 
inhalation flow with all inhalers and does 
training help?, The potential of a 2Tone 
Trainer to help patients use their metered-
dose inhalers. Vol. 131, pp. 1776-1782.
8. Borgstrom L et al. (1994). Lung 
deposition of budesonide inhaled via 
Turbuhaler: a comparison with terbutaline 
sulphate in normal subjects , Respir. J. 7, 
pp. 1.
9. C. S. and et al, (2011). Teaching 
inhaler use in chronic obstructive pulmonary 
disease patients, Journal of the American 
Academy of Nurse Practitioners.
10. M. Molimard and et al, (2014). 
Assessment of Handling of Inhaler Devices 
in Real Life: An Observational Study in 
3811 Patients in Primary Care, journal of 
aerosol, 16 (3).
11.Organization Who, (2018). The top 10 
causes of death, https://www.who.int/news-
room/fact-sheets/detail/the-top-10-causes-
of-death, accept 24/9/2019.12] Lewis 
S. et al. (2014), Medical surgical nursing: 
Assessment and management of clinical 
problems, United State of America: Elsevier 
Mosby, pp. 610-630.
12. Lewis S. et al. (2014). Medical 
surgical nursing: Assessment and 
management of clinical problems, United m 
of America: Elsevier Mosby, pp. 610-630.
Người chịu trách nhiệm: Bùi Chí Anh Minh
Email: minhbmnoidhdd@gmail.com
Ngày phản biện: 09/6/2020
Ngày duyệt bài: 15/6/2020
Ngày xuất bản: 29/6/2020
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả thực trạng, thay đổi hành 
vi thực hành một số biện pháp kiểm soát 
huyết áp không dùng thuốc sau can thiệp 
giáo dục sức khỏe ở người bệnh tăng huyết 
áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa 
khoa tỉnh Nam Định năm 2016. Đối tượng 
và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng 
nghiên cứu là những người bệnh tăng huyết 
áp trên 40 tuổi điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 
Đa khoa tỉnh Nam Định. Nghiên cứu can 
thiệp có so sánh trước và sau 8 tuần thực 
hiện với 118 người bệnh bằng bộ câu hỏi có 
sẵn về một số biện pháp kiểm soát huyết 
áp không dùng thuốc như hạn chế rượu bia, 
sử dụng thuốc lá/ thuốc lào, chế độ thể dục 
thể thao,chế độ theo dõi huyết áp. Kết quả: 
Thực trạng tuân thủ không hút thuốc lá/
thuốc lào 93,2%, tuân thủ hạn chế rượu bia 
89,8%, tuân thủ tập thể dục thể thao 39,8%, 
tuân thủ theo dõi huyết áp 8,5%. Sau can 
thiệp các tuân thủ đều có sự cải thiện cụ 
thể tuân thủ không hút thuốc 94,9%, tuân 
thủ hạn chế rượu bia 96,6%, tuân thủ tập 
thể dục thể thao 54,2%, tuân thủ theo dõi 
huyết áp 39,8%. Kết luận: Thực trạng về 
tuân thủ một số biện pháp kiểm soát huyết 
áp ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại 
trú còn thấp và có cải thiện về hành vi thực 
hành sau can thiệp.
Từ khóa: Người bệnh, tăng huyết áp, 
tuân thủ điều trị

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_su_dung_binh_hit_dinh_lieu_cua_nguoi_benh_phoi_ta.pdf