Thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang thể hiện vai trò động lực tăng trưởng của

nền kinh tế, nhưng mấy năm gần đây, khu vực kinh tế này chưa thoát khỏi khó khăn, có phần đuối

sức trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Qua số liệu thống kê, cho thấy dù số lượng doanh nghiệp

thành lập mới hàng năm vẫn cao hơn số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể,

nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp dần. Kết quả này, một mặt thể hiện sự khó khăn mà các

doanh nghiệp đang gặp phải, mặt khác cũng là dịp để các doanh nghiệp tái cấu trúc, loại bỏ những

doanh nghiệp yếu kém trong nền kinh tế, hướng tới một nền kinh tế phát triển với chất lượng cao

hơn. Với vai trò và vị trí quan trọng của hệ thống DNNVV trong nền kinh tế, cần thực hiện đồng bộ

các giải pháp và chính sách nhằm khuyến khích DNNVV phát triển, tạo cơ hội cho doanh nghiệp

tiếp cận với các nguồn lực, trong đó nguồn lực về vốn là hết sức quan trọng. Nhà nước phải thấy

rằng đầu tư phát triển DNVVN chính là để huy động mọi nguồn vốn, tạo thêm nhiều việc làm, góp

phần thực hiện chiến lược CNH-HĐH đất nước; tạo ra sự năng động, linh hoạt cho toàn bộ nền

kinh tế, trong việc thích nghi với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế, cũng như

nhằm đảm bảo sự cạnh tranh và phát triển lành mạnh nền kinh tế quốc gia.

pdf 6 trang kimcuc 18660
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa
110
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN 
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
DEVELOPMENT STATUS OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
Trần Văn Hưng1
TÓM TẮT
Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang thể hiện vai trò động lực tăng trưởng của 
nền kinh tế, nhưng mấy năm gần đây, khu vực kinh tế này chưa thoát khỏi khó khăn, có phần đuối 
sức trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Qua số liệu thống kê, cho thấy dù số lượng doanh nghiệp 
thành lập mới hàng năm vẫn cao hơn số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể, 
nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp dần. Kết quả này, một mặt thể hiện sự khó khăn mà các 
doanh nghiệp đang gặp phải, mặt khác cũng là dịp để các doanh nghiệp tái cấu trúc, loại bỏ những 
doanh nghiệp yếu kém trong nền kinh tế, hướng tới một nền kinh tế phát triển với chất lượng cao 
hơn. Với vai trò và vị trí quan trọng của hệ thống DNNVV trong nền kinh tế, cần thực hiện đồng bộ 
các giải pháp và chính sách nhằm khuyến khích DNNVV phát triển, tạo cơ hội cho doanh nghiệp 
tiếp cận với các nguồn lực, trong đó nguồn lực về vốn là hết sức quan trọng. Nhà nước phải thấy 
rằng đầu tư phát triển DNVVN chính là để huy động mọi nguồn vốn, tạo thêm nhiều việc làm, góp 
phần thực hiện chiến lược CNH-HĐH đất nước; tạo ra sự năng động, linh hoạt cho toàn bộ nền 
kinh tế, trong việc thích nghi với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế, cũng như 
nhằm đảm bảo sự cạnh tranh và phát triển lành mạnh nền kinh tế quốc gia.
1. GIỚI THIỆU
Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang thể hiện vai trò động lực tăng trưởng của 
nền kinh tế, nhưng mấy năm gần đây, khu vực kinh tế này chưa thoát khỏi khó khăn, có phần đuối 
sức trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Thực trạng này đòi hỏi cần có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh 
nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn, phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển 
kinh tế đất nước. Trước tình hình đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đã nhấn mạnh “Tạo mọi 
điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh 
tranh của nền kinh tế. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh 
kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền 
kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, doanh nghiệp khỏi nghiệp. Khuyến khích 
hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà 
nước” và Quốc Hội đã thông qua Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, 
đó là Đến năm 2020, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, 
cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, 
nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp Khoảng 48 - 49% GDP, Khoảng 49% tổng 
vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp Khoảng 30 - 35% GDP. 
Năng suất lao động xã hội tăng Khoảng 5%/năm. Hàng năm, có Khoảng 30 - 35% doanh nghiệp 
Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.
2. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA: 
DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về phương diện vốn, lao động hay doanh 
1 Giảng Viên khoa Quản Trị Kinh Doanh, Đại Học Tài Chính – Marketing
111
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp 
siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Tại mỗi nước khác nhau có những tiêu chí riêng 
để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại Việt Nam, theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ban hành 
ngày 23 tháng 1 năm 2001 xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, 
đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao 
động trung bình hàng năm không quá 300 người.
Theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/6/2009 về trợ 
giúp phát triển DNN&V, các DN Việt Nam có thể phân thành 4 nhóm tùy thuộc vào quy mô lao động, 
vốn và khu vực kinh tế mà họ hoạt động, cụ thể bao gồm: DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa và DN lớn. 
DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành 
ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản 
được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng 
nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Quy mô
 Khu vực
Doanh nghiệp 
siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động
Tổng nguồn 
vốn
Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động
I. Nông, lâm 
nghiệp và thủy sản
10 người trở 
xuống
20 tỷ đồng 
trở xuống
từ trên 10 người 
đến 200 người
từ trên 20 tỷ đồng 
đến 100 tỷ đồng
từ trên 200 người 
đến 300 người
II. Công nghiệp và 
xây dựng
10 người trở 
xuống
20 tỷ đồng 
trở xuống
từ trên 10 người 
đến 200 người
từ trên 20 tỷ đồng 
đến 100 tỷ đồng
từ trên 200 người 
đến 300 người
III. Thương mại và 
dịch vụ
10 người trở 
xuống
10 tỷ đồng 
trở xuống
từ trên 10 người 
đến 50 người
từ trên 10 tỷ đồng 
đến 50 tỷ đồng
từ trên 50 người 
đến 100 người
3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV CỦA VIỆT NAM TRONG 30 NĂM QUA
Hiện nay có 2 cơ quan thống kê số lượng Doanh nghiệp độc lập với nhau. Số lượng DN đăng 
ký kinh doanh do Cục Phát triển doanh nghiệp trước đây và Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh hiện 
nay thống kê còn số lượng DN đang hoạt động do Tổng cục Thống kê công bố trên cơ sở kết quả 
điều tra DN hàng năm. DN đang hoạt động cũng có thể được hiểu là số DN có đóng thuế trong năm 
trên cơ sở số liệu do ngành thuế cung cấp. Theo cục quản lý kinh doanh, giai đoạn (1991-1999), với 
việc thực thi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty và Nghị định số 50/HĐBT, chỉ có 47.158 
DN đăng ký kinh doanh (gồm cả loại hình hợp tác xã và DN đoàn thể) trên cả nước. 
Trong giai đoạn 2000-2010, với việc thi hành Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 
2005 và Luật Doanh nghiệp nhà nước, cả nước đã có gần 500 nghìn DN đăng ký kinh doanh. Tuy 
nhiên, Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, phần lớn DN đang hoạt động có quy mô nhỏ 
và vừa (theo tiêu chí xác định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 
30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNN&V). Trong số 550.000 DN đăng ký kinh doanh tính từ 1990 
- 01/01/2010 thì chỉ có 248.842 DN đang hoạt động, trong có 162.785 DN siêu nhỏ, 74.658 DN 
nhỏ, 5.010 DN vừa và 6.389 DN đang hoạt động. Nhóm DN siêu nhỏ của Việt Nam chiếm tới tỷ 
lệ 65,42%, nhóm DN nhỏ chiếm tỷ lệ 30%. Số DN vừa chiếm tỷ lệ 2,01% và DN lớn chiếm tỷ lệ 
2,51%. Tổng cộng, số DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ tới 97,43%. Trong giao đoạn 2000-
2009, số DN siêu nhỏ có tốc độ tăng trung bình hàng năm lớn nhất, 24,7%; số DN nhỏ là 20,41%; 
số DN vừa và lớn có tốc độ tăng trung bình hàng năm lần lượt là 11,79% và 7,28%. 
Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, trong tổng số 248.842 DN đang hoạt động 
thì DN hoạt động trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa mô tô xe máy có tỷ trọng lớn 
112
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
nhất, trong nhóm DN siêu nhỏ ( 47,56%) và DN vừa (28,02%), Các DN hoạt động trong lĩnh 
vưc công nghiệp chế biến chế tạo cũng đứng thứ hai về số lượng trong tổng số DN đang hoạt 
động. Số DN hoạt động trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 
3,52% tổng số DN, 2,2% tổng số DN siêu nhỏ, 6,63% tổng số DN nhỏ, 0,94% tổng số DN 
vừa và 2,18% tổng số DN lớn. 
Mặc dù chịu tác động từ suy thoái kinh tế toàn cầu và bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước, nhưng 
các DNNVV của Việt Nam cũng có sự tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn 2007-2009. Các 
DN siêu nhỏ đã có tốc độ tăng trưởng về số lượng tới 33,42% năm 2008/2007 và 27,99% năm 
2009/2008. Các DN nhỏ sau khi đạt được tốc độ tăng trưởng cao năm 2008/2007 là 34,06%, đã 
chậm lại vào năm 2009/2008 (9,68%). Các DN vừa đã duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định ở 
mức 10,74% năm 2008/2007, và 11,21% năm 2009/2008. Các DN lớn có tốc độ tăng trưởng chậm 
hơn, với 6,58% năm 2008/2007 và 6,95% năm 2009/2008. 
DNNVV và khu vực tư nhân tiếp tục là một động lực chính đối với tăng trưởng kinh tế của 
Việt Nam. Khu vực DNNVV đã đạt được mức tăng trưởng theo cấp số nhân trong hơn một thập kỷ 
qua. Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 
2010-2015, đã có gần 478 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập, nâng tổng số doanh nghiệp đã 
đăng ký thành lập lên khoảng 941 nghìn doanh nghiệp. Trong tổng số 941 nghìn doanh nghiệp 
đã được thành lập kể từ 1990 đến nay, số doanh nghiệp còn hoạt động trong nền kinh tế, tính đến 
hết ngày 31/12/2015, là khoảng gần 513 nghìn doanh nghiệp (chiếm 54,5%), khoảng 428 nghìn 
doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể (chiếm 45,5%), trong đó số doanh nghiệp đã giải thể 
là khoảng 117 nghìn doanh nghiệp (chiếm 12,5%) (VCCI 2016). Đáng chú ý là sau những khi tăng 
trưởng mạnh trong hai năm 2009-2010, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập đã có xu hướng 
giảm đi và ổn định trong giai đoạn 2011-2014, bình quân mỗi năm khoảng 75 nghìn doanh nghiệp 
thành lập. Đặc biệt trong 3 năm 2015, 2016 và 2017 số DN đăng ký mới tăng mạnh lần lượt là 94 
ngàn; 110 ngàn và kỷ lục là 127 ngàn doanh nghiệp trong năm 2017. Những con số này cho thấy 
phần nào tác động của các chính sách và nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là đơn giản 
hóa thủ tục đăng ký kinh doanh, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của Chính phủ từ năm 2016. 
Tuy nhiên, với số liệu thống kê về số doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể có được từ năm 
2011, có thể thấy được là con số này ngày càng có xu hướng tăng lên, thậm chí còn tăng cao trong 
năm 2015, đạt trên 80 nghìn doanh nghiệp, trong đó có 9.467 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải 
thể và 71.391 doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động. Như vậy có thể thấy dù số lượng 
doanh nghiệp thành lập mới hàng năm vẫn cao hơn số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động 
hoặc giải thể, nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp dần. Kết quả này, một mặt cho thấy sự khó 
khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải trong giai đoạn 2011-2015, mặt khác cũng là dịp để các 
doanh nghiệp tái cấu trúc, loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém trong nền kinh tế, hướng tới một 
nền kinh tế phát triển với chất lượng cao hơn.
Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh từ năm 1991 đến 2016
Năm Thành lập Tích luỹ Năm Thành lập Tích luỹ 
 Tạm nhưng 
và đóng cửa 
 1991-1999 47,158 47,158 2008 65,319 378,218 
2000 14,453 61,611 2009 84,531 462,749 
2001 19,642 81,253 2010 83,737 546,486 47,000 
2002 21,668 102,921 2011 77,548 624,034 54,198 
2003 27,774 130,695 2012 69,874 693,908 54,261 
113
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
2004 37,306 168,001 2013 76,955 770,863 61,000 
2005 39,958 207,959 2014 75,521 846,384 68,737 
2006 46,744 254,703 2015 94,754 941,138 81,823 
2007 58,196 312,899 2016 110,100 1,051,238 72,858 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Trung tâm Thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, Cục Phát triển 
doanh nghiệp và báo cáo của VCCI cùng với số liệu từ tổng cục thống kê.
4. NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC CỦA DNNVV 
Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 500.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, trong đó DN nhỏ 
và vừa (DNNVV) chiếm đến trên 97%. Trong những năm qua, bất chấp khó khăn kinh tế trong nước 
và quốc tế, số lượng DN thành lập vẫn có xu hướng tăng lên. Dù đóng góp trên 50% GDP cho nền 
kinh tế đất nước, nhưng Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2015 (PCI 2015) do Phòng Thương 
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy, cộng đồng DNNVV gặp nhiều khó khăn 
khi mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh cũng rất ảm đạm, tỷ lệ 
các DNNVV thua lỗ tương đối cao, 32% DN siêu nhỏ, 17% DN nhỏ và 16% DN quy mô vừa đã mất 
vốn trong năm gần nhất. Khối DN này có mức độ lạc quan thấp, chỉ có 43% DN siêu nhỏ, 54% DN 
nhỏ cho biết họ dự kiến mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tiếp theo. Chỉ có 3% DN siêu nhỏ, 
4% DN nhỏ và gần 9% DN quy mô vừa có khách hàng là các cá nhân, DN ở nước ngoài. Phần lớn 
DNNVV hình thành từ hộ kinh doanh; các DN dân doanh trong nước phần lớn vẫn quẩn quanh ở thị 
trường nội địa. Điều này khiến không ít chuyên gia lo ngại rằng, tới đây, với sức ép hội nhập lớn hơn 
rất nhiều các DNNVV khó có thể tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và hội nhập thành công được.
Trong 6 năm gần đây, số lượng doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động tăng lên, năm 2010 
là 47 nghìn, 2011 và 12 đều là 54 nghìn, năm 2013 là 61 nghìn, các năm 2014, 2015, 2016 lần lượt 
là 68, 81 và 72 nghìn (World Bank, 2014, VCCI 2016). Nguyên nhân ẩn phía sau những con số này 
một phần là do kinh tế trong và ngoài nước chưa phục hồi, nhưng phần lớn là do không tìm được 
thị trường và tiếp cận vốn vay, bên cạnh nguyên nhân do chi phí đầu vào tăng cao. Gần 97% doanh 
nghiệp Việt Nam là thuộc hệ “doanh nghiệp vừa và nhỏ”(VCCI, 2013) [thực chất là doanh nghiệp 
nhỏ và siêu nhỏ], và chỉ có khoảng 15% trong số này có thể tiếp cận tín dụng chính thức. DNVVN 
có xu hướng tìm nguồn tín dụng phi chính thức hơn là từ ngân hàng do những ràng buộc về tài 
sản đảm bảo; bình quân mỗi DNNVV ở Việt Nam thiếu 42,000 USD vốn tín dụng (Wignaraja and 
Jinjarak, 2014 - ADB working paper). 
Khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay là vốn. Theo Chủ tịch Hiệp 
hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Cao Sĩ Kiêm, có tới 80% số doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn điều lệ 
dưới 7 tỷ đồng. Khoảng 90% doanh nghiệp phải đi vay vốn ngân hàng, việc tự huy động vốn để đầu 
tư phát triển sản xuất là rất khó khăn do hầu hết các doanh nghiệp này không đủ tư cách, điều kiện 
vay ngân hàng, hay tiếp cận các tổ chức tài chính quốc tế, càng khó tham gia vào thị trường vón 
(chứng khoán, phát hành cổ phiếu) do không có tài sản đảm bảo, hồ sơ vay vốn không hợp lệ, 
không có phương án, dự án sản xuất kinh doanh thêm nữa, có tới 48% số DNNVV bị ngân hàng 
từ chối cho vay vốn mà không rõ lý do. Điều này cho thấy sự thiếu minh bạch và không thống nhất 
trong thủ tục, quyết định cho vay của các ngân hàng thương mại đối với DNNVV.
Ở khía cạnh khác, năng lực công nghệ của doanh nghiệp “nội” là hết sức lo ngại. Năm 2011, 
chỉ có 0,005% DN có sáng kiến khoa học. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2012 - 2013 
của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF 2013) chỉ ra rằng, mức độ hấp thụ công nghệ của nước ta đứng 
vị trí rất thấp (98/133). Thêm nữa, quy mô doanh nghiệp có xu hướng nhỏ lại. Năm 2007, doanh 
nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ trọng 61,4% thì đến năm 2012 đã tăng lên 66,8% (VCCI, 2013)
114
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Cùng với đó, khi đánh giá về môi trường kinh doanh tại các địa phương năm 2015, DNNVV 
có cảm nhận tiêu cực hơn các DN lớn trên một số lĩnh vực: tiếp cận đất đai, tính minh bạch, cạnh 
tranh bình đẳng và hỗ trợ DN. Khoảng 65% DN nhỏ và siêu nhỏ cho biết, hiện tượng chi trả chi phí 
không chính thức là thường xuyên, trong khi đó chi phí cho hoạt động thường xuyên của DN vẫn 
khá lớn, trong đó tính trung bình, nếu sau một năm hoạt động không hiệu quả và ngừng hoạt động, 
DN tốn khoản chi phí khoảng 100 triệu đồng cho các loại chi phí này. Bên cạnh đó, hoạt động khởi 
sự DN thường mang tính tự phát, thiếu những nghiên cứu, triển khai bài bản, đúng hướng dẫn 
tới những thất bại đáng tiếc, trong đó không ít DN phải chấp nhận phá sản. Thống kê cho thấy, số 
lượng DN giải thể hàng năm là rất lớn và có xu hướng tăng như đề cập ở trên.
Theo khảo sát của VCCI, DNNVV phải chi trả các chi phí không chính thức lên đến 10% doanh 
thu trung bình của một năm. Bên cạnh đó nhiều chính sách về sản xuất kinh doanh còn cũng còn 
gây khó khăn cho DN, nhiều chính quyền địa phương vẫn đang dành nhiều ưu đãi về hợp đồng và 
nguồn lực cho DN thân hữu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả đánh giá thái độ của chính 
quyền địa phương đối với khu vực tư nhân thì chỉ có 36% DN siêu nhỏ hài lòng, trong khi tỉ lệ này 
ở các DN lớn là nhiều hơn.
Một nghịch lý khác, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng phòng pháp chế VCCI, là một số bộ, 
ngành đang đưa ra các điều kiện kinh doanh cho DN trong đó phần lớn cơ hội là dành DN lớn. Đơn 
của như điều kiện để được xuất khẩu gạo phải là DN có kho chứa hàng chuyên dùng với sức chứa 
tối thiểu 5.000 tấn thóc; có ít nhất một cơ sở xay xát... Hay DN muốn xuất nhập khẩu gas phải có 
cầu cảng thuộc; có kho tiếp nhận, có tối thiểu 40 đại lý kinh doanh gas... Với các điều kiện nêu trên 
thì khó có DN nhỏ và vừa nào có thể đáp ứng được.
Cơ hội cạnh tranh của các DNNVV trong thu hút nguồn nhân lực giỏi, có trình độ gặp nhiều 
khó khăn. Mặc dù phải trả lương và có chính sách đãi ngộ cao hơn so với các công ty lớn, đã tạo 
được thương hiệu từ lâu nhưng cán bộ kỹ thuật, càn bộ quản lý giỏi vẫn muốn làm cho các văn 
phòng hoặc công ty ở trong nước và ngoài nước.
Năng lực quản trị DN: những hạn chế về năng lực quản trị của DN trong nước, đặc biệt là các 
DNN&V đã tồn tại từ trước lại càng bộc lộ rõ hơn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Nhiều DN 
vẫn quen hoạt động trong môi trường được bảo hộ và ổn định, không chủ động đón đầu tái cấu trúc 
cơ cấu quản trị DN nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh khung hoảng kinh tế.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Với vai trò và vị trí quan trọng của hệ thống DNNVV trong nền kinh tế, cần thực hiện đồng bộ 
các giải pháp và chính sách nhằm khuyến khích DNNVV phát triển, tạo cơ hội cho doanh nghiệp 
tiếp cận với các nguồn lực, trong đó nguồn lực về vốn là hết sức quan trọng. Nhà nhước phải thấy 
rằng đầu tư phát triển DNVVN chính là để huy động mọi nguồn vốn, tạo thêm nhiều việc làm, góp 
phần thực hiện chiến lược CNH-HĐH đất nước; tạo ra sự năng động, linh hoạt cho toàn bộ nền kinh 
tế, trong việc thích nghi với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế, cũng như nhằm 
đảm bảo sự cạnh tranh và phát triển lành mạnh nền kinh tế quốc gia.
Tuy nhiên hiện nay khôi DNNVV đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhằm giúp 
các DNNVV gỡ khó, tạo cơ hội phát triển trở thành các DN lớn đúng nghĩa, cần chú trọng một số 
giải pháp sau:
Thứ nhất, sớm xây dựng và ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV nhằm giải quyết những nguyên 
nhân, tồn tại và hạn chế trong thực hiện trợ giúp DNNVV, qua đó vừa đảm bảo tính đồng bộ của 
chính sách, vừa có tính hiệu lực pháp lý cao nhất cũng như thúc đẩy việc thực thi.
115
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
Thứ hai, tạo môi trường kinh doanh công bằng cho tất cả các loại hình DN, đồng thời khuyến khích 
tinh thần khởi nghiệp quốc gia. Trong đó, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, triết lý văn 
hóa của DN dân tộc là không phân biệt DN lớn hay nhỏ, DNNN hay tư nhân. Phải có chính sách hỗ trợ 
các DN này theo đúng nguyên tắc của thị trường và thông lệ quốc tế, không phân biệt đối xử.
Thứ ba, xây dựng hệ thống các tổ chức tài chính phục vụ cho nhu cầu về vốn của các DNNVV, 
tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận với các nguồn vốn với lãi suất thấp thông qua chính sách, 
nghị định của chính phủ. Chính phủ nên thúc đẩy nhanh việc giảm lãi suất. Nếu chỉ đưa ra một giải 
pháp hạ lãi suất thì cũng không phải là giải pháp tối ưu, mà phải thực hiện cả 3 điều: khoanh nợ, 
giãn nợ và mua lại nợ xấu.
Thứ tư, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn lực sử dụng phải theo hướng 
chuyên môn hóa cao có chất lượng. Ngoài đào tạo nâng cao chuyên môn, đội ngũ lãnh đạo cần được 
đào tạo về kỹ năng quản lý, kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng quản trị nguồn nhân lực
Thứ năm, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay cần phải nâng cao ý thức cộng đồng 
các DNNVV về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động sản 
xuất kinh doanh. Đây là bước cần thiết để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển ứng dụng công nghệ 
thông tin trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Việt Nam, 2010, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
2. Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 
(VCCI), NXB Thông tin và truyền thông.
3. Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 
(VCCI), NXB Thông tin và truyền thông.
4. Báo cáo tình hình kinh tế, doanh nghiệp năm 2016 và các kiến nghị, Viện Quản Trị doanh Nghiệp, 
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, (VCCI).
5. Báo cáo tổng quan về tình hình doanh nghiệp và nhiệm vụ phát triển kinh tê – xã hội 2014-2015, 
Báo cáo phục vụ Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2014; Cục Phát triển Doanh 
nghiệp, Bộ kế hoạch Đầu tư Việt Nam. 
hinh%20DN%20va%20nhiem%20vu%20KTXH%202014-2015%20V11-ThuyTHCS.pdf
6. Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015, 
(2016). Viện quản lý kinh tế trung ương – CIEM phối hợp với Liên hiệp quốc; https://www.wider.
unu.edu/event/seminar-characteristics-vietnamese-business-environment). 
7. McCarty A (2010), Vietnam: Economic Update 2006 and Prospects to 2010, REGIONAL 
OUTLOOK FORUM, Singapore.
8. Sách trắng: Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam (2011, 2014), Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ 
kế hoạch Đầu tư Việt Nam.
9. The Global Competitiveness Report (2012–2017), World Economic Forum, www.weforum.org/gcr 
10. Tổng cục thống kê việt nam qua các năm.
11. Trương Quang Thông (2009), Doanh nghiệp nhỏ và vừa và vấn đề tài trợ tín dụng – Một nghiên 
cứu thực nghiệm tại khu vục TP.HCM, Nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển, 
đại học kinh tế tphcm. 
12. Việt Nam: Tăng Cường Năng lực Cạnh Tranh Và Liên Kết Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ - Bài 
học kinh nghiệm trong nước và quốc tế, (2017). Khối Thương mại và Cạnh tranh Toàn cầu, Ngân 
hàng Thế giới.
13. World Bank (2013). Vietnam Development Report 2014, Skilling up Vietnam: Preparing the 
workforce for a modern market economy. 
14. World Bank (2014). Taking stock an update on Vietnam’s recent economic development, Hanoi. 
15. World Development Indicators 2011 – 2015. (World Bank).

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_phat_trien_cua_doanh_nghiep_nho_va_vua.pdf