Thực trạng nhu cầu nhận thức của sinh viên sư phạm trường Đại học Tây Bắc

Nhu cầu nhận thức của sinh viên sư phạm là những đòi hỏi của sinh viên về việc tìm tòi

tiếp thu những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cũng như về những cách thức tiếp cận chúng chưa có

trong kinh nghiệm của họ, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của nghề nghiệp tương lai và

của bản thân sinh viên. Nhu cầu nhận thức là thành tố cơ bản của động cơ nhận thức nghề

nghiệp, thúc đẩy sinh viên tích cực học tập, rèn luyện.

Nhu cầu nhận thức được biểu hiện ở tính tích cực nhận thức và được đánh giá cụ thể ở

ba mặt là: sự ý thức của sinh viên về các nhu cầu của bản thân (mặt nhận thức); thái độ của họ

trước những nhu cầu đó và trước một số mặt cơ bản của hoạt động nhận thức; mức độ biểu

hiện hành động thỏa mãn các NCNT đã được nhận thức của sinh viên.

pdf 9 trang kimcuc 4020
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng nhu cầu nhận thức của sinh viên sư phạm trường Đại học Tây Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng nhu cầu nhận thức của sinh viên sư phạm trường Đại học Tây Bắc

Thực trạng nhu cầu nhận thức của sinh viên sư phạm trường Đại học Tây Bắc
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 48 - 56 
48 
THỰC TRẠNG NHU CẦU NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN SƢ PHẠM 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 
Phan Thị Vóc 
Trường Đại học Tây Bắc 
Tóm tắt: Đánh giá thực trạng nhu cầu nhận thức (NCNT) của sinh viên sư phạm Trường Đại học Tây 
Bắc thông qua 120 sinh viên được khảo sát. Kết quả cho thấy, để thỏa mãn NCNT, trước hết, sinh viên chú trọng 
đến việc trang bị kiến thức môn học; sau đó đến những kiến thức liên quan đến khả năng dạy học. So sánh 
NCNT của sinh viên giữa một số khoa, giữa nam và nữ, giữa các khóa học khác nhau có sự khác nhau. 
Từ khóa: Hành động, nhận thức, nhu cầu nhận thức, thái độ. 
1. Đặt vấn đề 
Nhu cầu nhận thức của sinh viên sư phạm là những đòi hỏi của sinh viên về việc tìm tòi 
tiếp thu những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cũng như về những cách thức tiếp cận chúng chưa có 
trong kinh nghiệm của họ, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của nghề nghiệp tương lai và 
của bản thân sinh viên. Nhu cầu nhận thức là thành tố cơ bản của động cơ nhận thức nghề 
nghiệp, thúc đẩy sinh viên tích cực học tập, rèn luyện. 
Nhu cầu nhận thức được biểu hiện ở tính tích cực nhận thức và được đánh giá cụ thể ở 
ba mặt là: sự ý thức của sinh viên về các nhu cầu của bản thân (mặt nhận thức); thái độ của họ 
trước những nhu cầu đó và trước một số mặt cơ bản của hoạt động nhận thức; mức độ biểu 
hiện hành động thỏa mãn các NCNT đã được nhận thức của sinh viên. 
Mỗi mặt biểu hiện của NCNT chúng tôi xây dựng các câu hỏi với hệ thống các tiêu chí 
thông qua phiếu điều tra, phiếu phỏng vấn đối với sinh viên để thu thập thông tin đảm bảo 
tính khách quan, chính xác cho nội dung nghiên cứu. 
Về mặt nhận thức, chúng tôi xây dựng câu hỏi với 18 tiêu chí đặt ra cho sinh viên lựa 
chọn và một số câu hỏi để phỏng vấn sinh viên. 
Về mặt thái độ, chúng tôi xây dựng câu hỏi với 04 nội dung, mỗi nội dung có hai 
phương án cho sinh viên lựa chọn, có kết hợp với phương pháp phỏng vấn. 
Về mặt hành động, chúng tôi xây dựng 06 câu hỏi, mỗi câu hỏi có ba mức độ để sinh 
viên lựa chọn trong phiếu điều tra và có kết hợp với việc phỏng vấn sinh viên. 
Nghiên cứu được thực hiện trên 120 sinh viên sư phạm Trường Đại học Tây Bắc tại 
thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, năm 2016. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng 
gồm: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận; nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: 
Điều tra viết, phỏng vấn; nhóm phương pháp thống kê toán học. 
 Ngày nhận bài: 26/11/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017 
Liên lạc: Phan Thị Vóc, e - mail: vocdhtb@gmail.com 
49 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Thực trạng nhu cầu nhận thức của sinh viên biểu hiện ở mặt nhận thức 
Mong muốn được bổ sung kiến thức, kĩ năng cho bản thân của sinh viên được thể hiện ở 
Bảng sau: 
Bảng 1. Sự ý thức của sinh viên về các nhu cầu của bản thân (tính theo tỉ lệ%) 
TT Các việc 
Đã làm Chưa làm 
SL % SL % 
1 Đi học đầy đủ, chuyên cần 84 70 36 30 
2 Tích cực suy nghĩ, tự tìm tòi lời giải đáp cho những vấn đề GV đặt ra 53 44,2 67 55,8 
3 Vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống học tập khác 50 41,7 70 58,3 
4 Nghiên cứu kĩ nội dung các vấn đề đã học 44 36,7 76 63,3 
5 Tự cập nhật thông tin mới liên quan đến bài học 34 28,3 86 71,7 
6 Bổ sung thêm các kiến thức về tâm lý học sinh phổ thông 15 12,5 105 87,5 
7 Tích cực đi thư viện đọc thêm tài liệu 52 43,3 68 56,7 
8 Hoàn thành các bài tập, tiểu luận đúng thời hạn 70 58,3 50 41,7 
9 Tham gia nghiên cứu khoa học 19 24,2 91 75,8 
10 Học ngoại ngữ, tin học 55 45,8 65 54,2 
11 Tích cực rèn luyện cách ứng xử sư phạm 43 35,8 77 64,2 
12 Bổ sung kiến thức về môi trường (tự nhiên, xã hội) 34 28,3 86 71,7 
13 Tích cực rèn luyện phương pháp giảng dạy bộ môn 26 21,7 94 78,3 
14 Bổ sung kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội 25 20,8 95 79,2 
15 Tích cực tham gia các buổi thảo luận chuyên đề liên quan đến nghề 
nghiệp tương lai 
29 24,2 81 75,8 
16 Không sử dụng tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra 68 56,7 52 43,3 
17 Bổ sung thêm kiến thức rèn luyện sức khỏe 39 32,5 81 67,5 
18 Bổ sung thêm kiến thức về văn hóa, nghệ thuật. 35 29,2 85 70,8 
NCNT của sinh viên sư phạm Trường Đại học Tây Bắc khá đa dạng và phong phú. Tất 
cả các NCNT được nêu ra đều xuất phát từ yêu cầu của nghề nghiệp tương lai, nhưng trước 
hết xuất phát từ yêu cầu của hoạt động nhận thức nghề nghiệp trong nhà trường. Sinh viên 
nhận thức khá rõ sự thiếu hụt kiến thức cũng như những kĩ năng của bản thân trong nhiều vấn 
đề có liên quan đến nghề nghiệp sắp tới của họ và họ mong muốn được bổ sung, hoàn thiện. 
Điều này phù hợp với xu thế chung hiện nay. 
Những công việc được sinh viên cho là bức bách hiện nay cần được thực hiện để thỏa 
mãn NCNT là “Đi học đầy đủ, chuyên cần”, “Hoàn thành các bài tập, tiểu luận đúng thời 
hạn”, “Không sử dụng tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra”, “Học ngoại ngữ, tin học”, “Tích 
cực suy nghĩ, tự tìm tòi lời giải đáp cho những vấn đề giáo viên đặt ra”. Những nội dung này 
khi chúng tôi đưa ra được đa số sinh viên lựa chọn là đã làm để thỏa mãn NCNT. 
50 
Những nội dung khác khi được nêu ra cũng được sinh viên chú trọng nhưng ở mức thấp 
hơn như: “Tích cực đi thư viện đọc thêm tài liệu”, “Vận dụng kiến thức để giải quyết các tình 
huống học tập khác”, “Tích cực rèn luyện cách ứng xử sư phạm”, “Bổ sung kiến thức về rèn 
luyện sức khỏe, văn hóa, nghệ thuật, về kinh tế, chính trị, xã hội”. 
Điều này cho thấy, để thỏa mãn NCNT, trước hết, sinh viên chú trọng đến việc trang bị 
kiến thức môn học; sau đó đến những kiến thức về khả năng dạy học. Sinh viên chưa nhận 
thức đầy đủ được rằng cần thiết phải đảm bảo sự cân đối giữa khả năng được trang bị kiến 
thức theo môn học và khả năng dạy học. Thực tế, có nhiều giảng viên rất coi trọng đến 
phương pháp giảng dạy, có những giảng viên lại chỉ chú ý đến nội dung tri thức của môn học, 
chưa chú ý đến việc rèn khả năng dạy học cho sinh viên. Đặc biệt, trong điều kiện nhà trường 
hiện nay càng đòi hỏi mỗi giảng viên không chỉ hướng dẫn nội dung tri thức cho sinh viên, 
mà còn cần hướng dẫn cho sinh viên cả khả năng dạy học để đáp ứng được yêu cầu của thực 
tiễn. Khi các giảng viên định hướng, tác động đến sinh viên bao gồm cả tri thức và kĩ năng sẽ 
giúp sinh viên có sự nhận thức cân đối cả về tri thức và các kĩ năng khác. 
Yêu cầu của nghề dạy học đòi hỏi cả nội dung kiến thức môn học và phương pháp, 
không được coi nhẹ yếu tố này hay yếu tố kia trong đào tạo ban đầu. Hơn nữa, ngày nay thế 
giới đang phát triển mạnh mẽ đến nỗi giảng viên cũng như phần lớn những người làm nghề 
khác phải đối mặt với thực tế là kiến thức được trang bị ban đầu không đủ để giúp họ làm việc 
trong suốt quãng đời còn lại. Chính vì vậy, việc nâng cao kiến thức là cần thiết, nhưng có 
được phương pháp để tự nâng cao kiến thức, tự nâng cao trình độ cho bản thân còn quan trọng 
hơn rất nhiều. Đối với nghề giáo thì điều này lại càng quan trọng vì họ còn phải trang bị điều 
này cho học sinh của mình. Một trong những biểu hiện là phải thường xuyên cập nhật thông 
tin không chỉ về kiến thức, kĩ năng, phương pháp thuộc chuyên ngành họ giảng dạy, mà cả 
các kiến thức xã hội khác. Tuy nhiên số liệu thống kê cho thấy, các nội dung đó đa số sinh 
viên cho là chưa làm, số ít đã thực hiện để thỏa mãn NCNT của mình. Có một vấn đề chúng 
tôi rất quan tâm ở đây là khi được hỏi về việc bổ sung kiến thức về tâm lý học sinh phổ thông 
thì rất ít sinh viên đã làm (số lượng sinh viên đã làm để bổ sung thêm kiến thức về tâm lý học 
sinh phổ thông ở mức thấp nhất trong 18 nội dung mà chúng tôi đưa ra, chỉ chiếm 12,5%). 
Đây là đối tượng giáo dục của sinh viên trong tương lai, nhưng họ lại chưa quan tâm đến việc 
bồi bổ thêm kiến thức cho bản thân để sau khi ra trường, tham gia vào giảng dạy có thể hiểu 
được đối tượng giáo dục của giúp cho việc giảng dạy, giáo dục được tốt. Thực ra, kiến thức và 
các kĩ năng có liên quan đến vấn đề này cũng quan trọng không kém những kiến thức chuyên 
ngành của họ. 
Khi được phỏng vấn, sinh viên bộc lộ mong muốn được bổ sung khá nhiều kiến thức và 
kĩ năng khác ngoài kiến thức chuyên môn như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống, kĩ năng làm 
việc theo nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, hiểu biết về tình 
hình chính trị, kiến thức chung về văn hóa - xã hội. Trong các nội dung mà sinh viên đưa ra, 
trong đó đa số sinh viên mong muốn được bổ sung kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống, kiến thức 
chung về văn hóa - xã hội. 
Sinh viên Giàng A Gỳ (sinh viên năm thứ nhất) khi được hỏi: “Ngoài kiến thức chuyên 
môn được học trên lớp, em mong muốn được bổ sung thêm vốn kiến thức, kĩ năng nào khác 
51 
nữa?”. Em trả lời: “Em là sinh viên dân tộc thiểu số ở huyện xa đến trường học tập, em còn 
yếu kém nhiều thứ nên em mong muốn bổ sung thêm kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống, kĩ năng 
sử dụng công nghệ thông tin”. 
Sinh viên Quách Thị Chi (sinh viên năm thứ ba) lại chia sẻ: “Ngoài kiến thức chuyên 
môn, em mong muốn được bổ sung thêm rất nhiều kiến thức và kĩ năng khác nữa như: Kĩ 
năng sống, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, hiểu biết về 
tình hình chính trị, kiến thức chung về văn hóa - xã hội. Vừa đi kiến tập về, em thấy những 
kiến thức, kĩ năng thuộc các lĩnh vực này em còn rất kém và đã ảnh hưởng đến kết quả thực 
tập của em”. 
Tất cả những điều sinh viên liệt kê ra trên đây, mặc dù được xem xét là ngoài kiến thức 
chuyên môn, nhưng lại rất cần thiết cho nghề nghiệp tương lai của họ. Một giáo viên muốn 
giảng dạy đạt hiệu quả cao, không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn phải có kĩ 
năng giao tiếp, kĩ năng sống, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sử 
dụng công nghệ thông tin, hiểu biết về tình hình chính trị, kiến thức chung về văn hóa - xã hội 
mới. Xã hội ngày càng phát triển, sự đòi hỏi của xã hội đối với mỗi giáo viên ngày càng cao. 
Để nội dung bài giảng sinh động, học sinh tiếp thu bài giảng nhanh và giáo viên tạo ra uy tín 
đối với học sinh, giáo viên không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn mà cần phải có nhiều 
kiến thức liên quan. 
Đi vào so sánh giữa các khoa, giới tính và khóa học cho thấy: 
 Giữa Khoa Ngữ văn và Khoa Toán - Lý - Tin có sự chênh lệch rõ rệt trong từng tiêu 
chí mà sinh viên đã làm hoặc chưa làm để thoả mãn NCNT. Khi thực hiện các nội dung chúng 
tôi đưa ra, sinh viên Khoa Ngữ văn về cơ bản lựa chọn đã làm cao hơn so với khoa Toán - Lý 
- Tin. Tiêu chí đầu tiên “Đi học đầy đủ, chuyên cần”, có 83,3% sinh viên Khoa Ngữ văn đã 
làm, 16,7% là chưa làm; trong khi đó với sinh viên Khoa Toán - Lý - Tin chỉ có 60% sinh 
viên đã làm và 40% là chưa làm. Cũng tương tự như vậy, “Học ngoại ngữ, tin học”, có 63,3% 
sinh viên Khoa Ngữ văn đã làm, 36,77% chưa làm, sinh viên Khoa Toán - Lý - Tin có 25% đã 
làm và 75% chưa làm. “Không sử dụng tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra”, sinh viên Khoa 
Ngữ văn có 70% đã làm, 30% chưa làm; sinh viên Khoa Toán - Lý - Tin 45% đã làm, 55% 
chưa làm. Tuy nhiên, có một số tiêu chí sinh viên của cả hai khoa có sự đồng nhất về thứ bậc 
lựa chọn. Tiêu chí đi học đầy đủ, chuyên cần cả sinh viên Khoa Ngữ văn và khoa Toán - Lý - 
Tin đều lựa chọn đã làm ở mức cao nhất; hay nội dung “Bổ sung thêm các kiến thức về tâm lí 
học sinh phổ thông” sinh viên cả hai khoa đều lựa chọn đã làm ở mức thấp nhất. 
 Như vậy, biểu hiện và mức độ NCNT của sinh viên giữa hai khoa có một vài nội dung 
đồng nhất, về cơ bản là có sự khác biệt. Sinh viên Khoa Ngữ văn hay Khoa Toán - Lý - Tin 
đều có đặc trưng nghề nghiệp là giống nhau. Họ học để trở thành những giáo viên tham gia 
giảng dạy ở các trường phổ thông. Đối với mỗi giáo viên, muốn dạy tốt phải có tri thức vững 
vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, khả năng giao tiếp phù hợp với từng giai đoạn lứa tuổi, phải 
tổ chức tốt các hoạt động. Chính đặc trưng nghề nghiệp này mà cả sinh viên Khoa Ngữ văn và 
Khoa Toán - Lý - Tin có những điểm tương đồng trong mức độ lựa chọn cho từng tiêu chí. 
Bên cạnh những điểm tương đồng thì sự chọn của sinh viên hai khoa trong từng tiêu chí có sự 
52 
khác biệt rõ rệt, điều này là do đặc điểm của hai khoa khác nhau nên lựa chọn có sự khác 
nhau. Sinh viên Khoa Ngữ văn chủ yếu là nữ, sinh viên Khoa Toán - Lý - Tin chủ yếu là nam. 
Chính do yếu tố giới tính này làm cho sinh viên nam và nữ lựa chọn các tiêu chí khác nhau có 
sự khác nhau. 
Tiếp tục so sánh giữa nam và nữ về biểu hiện và mức độ NCNT chúng tôi cũng thấy có 
sự khác biệt. Trong hầu hết các tiêu chí, sinh viên nữ lựa chọn đã làm cao hơn hẳn so với sinh 
viên nam. Trong các nghiên cứu cho thấy, nữ sinh viên mang những nét đặc trưng của người 
phụ nữ Việt Nam là hay lam hay làm, chịu thương chịu khó, cần cù, sáng tạo. Chính đặc trưng 
này làm cho NCNT của các nữ sinh viên cao hơn hẳn so với nam sinh viên. 
Để làm rõ hơn về bức tranh chung NCNT của sinh viên, chúng tôi tiến hành so sánh 
giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ ba. NCNT của sinh viên ở hai khóa khác 
nhau là có sự khác nhau nhưng không đáng kể. Về cơ bản, việc lựa chọn các nội dung ở mức 
đã làm có sự tương đồng giữa hai khóa. Tuy nhiên, có một số nội dung lại có sự khác biệt cơ 
bản trong việc lựa chọn đã làm hay chưa làm của sinh viên như: Tham gia nghiên cứu khoa 
học, tích cực rèn luyện phương pháp giảng dạy bộ môn. Sự khác nhau này phù hợp thực tiễn. 
Sinh viên K56 là sinh viên năm thứ nhất, các em chưa được tham gia làm đề tài nghiên cứu 
khoa học cấp khoa hay cấp trường, chưa được học các học phần liên quan đến phương pháp 
giảng dạy bộ môn nên lựa chọn đã làm ở hai nội dung này thấp hơn hẳn sinh viên K54. 
Ngược lại sinh viên K54 là sinh viên năm thứ ba, các em đã được tham gia làm đề tài nghiên 
cứu khoa học cấp khoa hoặc cấp trường, đã được học một học phần về phương pháp giảng 
dạy bộ môn, đã đi thực hành phổ thông, kiến tập nên đã tích cực rèn luyện phương pháp giảng 
dạy cao hơn hẳn so với sinh viên K56 là điều dễ hiểu. 
NCNT của sinh viên giữa các khoa khác nhau, giới tính khác nhau, khóa học khác nhau 
là có sự khác nhau. Sự khác nhau đó là do đặc trưng của từng khoa, từng giới và từng 
khóa học. 
Ghi chú: 
1- Nhóm nhu cầu nhận thức về trang bị kiến thức chuyên môn; 
2- Nhóm nhu cầu nhận thức về kiến thức liên quan đến khả năng dạy học; 
3- Nhóm những nhu cầu nhận thức về các lĩnh vực khác 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
1 2 3
Biểu đồ: NCNT của sinh viên sƣ phạm Trƣờng ĐHTB 
Đã làm
Chưa làm 
53 
2.2. Thực trạng nhu cầu nhận thức của sinh viên biểu hiện ở mặt thái độ 
Bảng 2. Thực trạng nhu cầu nhận thức biểu hiện ở mặt thái độ của sinh viên 
TT Các việc A1 A2 A1 (%) A2 (%) 
1 Tham gia vào các hoạt động học tập Tích cực Thụ động 33 67 
2 Hoàn thành nhiệm vụ học tập Tự giác Bắt buộc 37 63 
3 Ý chí vượt khó trong học tập Nỗ lực Thiếu nỗ lực 54 46 
4 Thái độ đối với việc thi cử Nghiêm túc Thiếu nghiêm túc 52 48 
Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra cho thấy: Khi tham gia vào các hoạt động học tập và 
khi hoàn thành các nhiệm vụ học tập, đa số sinh viên còn thụ động, do giảng viên bắt buộc, 
tính tích cực và tinh thần tự giác chưa cao. Tuy nhiên ý chí vượt khó trong học tập và thái độ 
với việc thi cử lại được nhiều sinh viên cho là nỗ lực và nghiêm túc nhưng cũng không cao 
hơn đáng kể so với số sinh viên thiếu nỗ lực trong học tập và thiếu nghiêm túc trong thi cử. 
Khi tham gia vào các hoạt động học tập, sinh viên Khoa Toán - Lý - Tin và sinh viên 
Khoa Ngữ văn có tính tích cực và thụ động ngang nhau (tích cực: 33%, thụ động: 67%); giữa 
nam và nữ sự chênh lệch đáng kể, sinh viên nam tích cực học tập cao hơn so với sinh viên nữ 
(42% so với 29%); sinh viên năm thứ nhất cũng biểu hiện tính tích cực trong học tập cao hơn 
hẳn so với sinh viên năm thứ ba (47% so với 20%). 
Sinh viên nữ thường hay lam hay làm, chịu thương chịu khó nhưng khi tham gia vào 
hoạt động học tập ít mang tính chủ động như sinh viên nam. Điều này có thể lí giải: Sinh viên 
nữ thường có sức ì lớn, chịu khó học nhưng lại thường chờ đợi giảng viên nhắc nhở mới học. 
Sinh viên nam thường ham chơi hơn nhưng khi đã tham gia vào hoạt động học tập là tích cực, 
chủ động lĩnh hội kiến thức, kĩ năng. 
Sinh viên năm thứ nhất mới bước vào môi trường đại học, với kiến thức rộng lớn, với 
cách học hoàn toàn khác biệt với cách học ở phổ thông là đòi hỏi tính tích cực, tự giác cao, tự 
học, tự nghiên cứu. Chính vì vậy, sinh viên phải tích cực học tập mới có thể làm quen được 
với môi trường học tập ở đại học. Sinh viên năm thứ ba đã quen với môi trường học tập, với 
cách học ở đại học, quen với yêu cầu của các giảng viên nên thường chủ quan, thụ động hơn 
so với sinh viên năm thứ nhất. 
Việc hoàn thành nhiệm vụ học tập, thái độ của sinh viên cũng tương tự như khi tham gia 
vào các hoạt động học tập khác đó là: Ở mức tự giác sinh viên Khoa Toán - Lý - Tin cao hơn 
sinh viên Khoa Ngữ văn, sinh viên nam cao hơn sinh viên nữ, sinh viên năm thứ nhất cao hơn 
sinh viên năm thứ ba. Sinh viên nam tích cực tham gia vào hoạt động học tập nhiều hơn thì tự 
giác hoàn thành nhiệm vụ học tập cũng nhiều hơn. Tương tự như vậy, sinh viên năm thứ nhất 
tích cực tham gia vào hoạt động học tập nhiều hơn thì tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập 
cũng nhiều hơn. 
Hai nội dung: Ý chí vượt khó trong học tập và thái độ đối với việc thi cử thì sinh viên 
giữa các khoa, giữa nam và nữ, giữa năm thứ nhất và năm thứ ba có sự chênh lệch nhưng 
không đáng kể. Đặc biệt, thái độ đối với việc thi cử, sinh viên năm thứ nhất có số sinh viên 
54 
lựa chọn mức độ nghiêm túc là 57% bằng với sinh viên năm thứ ba. Sinh viên năm thứ nhất 
mới vào trường, hoạt động thi cử mới chỉ diễn ra một học kì nhưng đã có rất nhiều sinh viên 
có thái độ thiếu nghiêm túc trong thi cử. Đây là điều đáng lo ngại đối với sinh viên, đặc biệt là 
sinh viên sư phạm. Nhà trường, giảng viên, các tổ chức chính trị xã hội cần nâng cao nhận 
thức cho sinh viên về vấn đề này. 
Qua quá trình phân tích trên cho thấy: Trong các sinh viên được nghiên cứu, đa số sinh 
viên còn thụ động trong việc tham gia hoạt động học tập, chưa tự giác trong việc hoàn thành 
nhiệm vụ học tập, nhiều sinh viên thiếu nỗ lực ý chí trong học tập, đặc biệt có tới 48% sinh 
viên có thái độ thiếu nghiêm túc trong việc thi cử. Điều này cũng phù hợp với NCNT biểu 
hiện ở mặt nhận thức và phương thức thoả mãn NCNT của sinh viên. Nếu sinh viên thực sự 
có NCNT cao và NCNT đã trở nên bền vững, ổn định thì sẽ sẵn sàng tham gia mọi hoạt động 
học tập do nhà trường, lớp học tổ chức vì thông qua các hoạt động đó, họ sẽ bổ sung, hoàn 
thiện được nhiều những thiếu hụt về kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, để phát 
triển bản thân đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nghề nghiệp. 
2.3. Thực trạng nhu cầu nhận thức của sinh viên biểu hiện ở mặt hành động 
Trong phần trình bày về những NCNT của sinh viên đã được họ ý thức, kết quả cho 
thấy hệ thống nhu cầu này khá phong phú và đa dạng về sự cần thiết và mong muốn thỏa mãn. 
Sinh viên trước hết có NCNT về hệ thống tri thức khoa học, sau đó đến các tri thức về kĩ năng 
dạy học. Tuy nhiên những nhu cầu đó đã được động cơ hóa đến mức nào? Kết quả thu được 
thể hiện ở Bảng 3. 
Bảng 3. Biểu hiện nhu cầu nhận thức của sinh viên về mặt hành động 
TT Các việc Điểm TB Thứ hạng 
1 Dành thời gian để nghiên cứu môn học 2,0 3 
2 Giải quyết một vấn đề khó 2,2 1 
3 Đọc thêm tài liệu tham khảo 1,9 4 
4 Trong giờ học giảng viên đưa ra tình huống có vấn đề và kích thích 
sự sáng tạo của tập thể 
2,1 2 
5 Đặt câu hỏi về nội dung bài học 1,8 5 
6 Trao đổi ý kiến với thầy/cô và nội dung ngoài kiến thức chuyên môn 1,7 6 
Kết quả thống kê ở Bảng 3 cho thấy: Sinh viên thường xuyên đưa ra ý kiến trong những 
giờ học, những nội dung môn học mà giảng viên đưa ra tình huống có vấn đề và kích thích sự 
sáng tạo của tập thể. Những giờ học như vậy, sinh viên thường thích, hào hứng và trăn trở suy 
nghĩ để tìm ra câu trả lời đúng. Ở trên lớp cũng như ngoài giờ học trên lớp, sinh viên hiếm khi 
đặt câu hỏi hay trao đổi với giảng viên về nội dung môn học. Lý do chủ yếu mà sinh viên đưa 
ra là sợ các thầy/cô giáo quá bận, có ít thời gian rảnh rỗi hoặc không biết cách tiếp cận với 
thầy/cô như thế nào cho đúng. 
55 
Biểu hiện NCNT của sinh viên về mặt hành động giữa Khoa Ngữ văn và Khoa Toán - 
Lý - Tin có sự chênh lệch không đáng kể về mặt định lượng và thứ hạng. Sinh viên cả hai 
khoa đều thích giải quyết những vấn đề đòi hỏi sự thông minh, nhanh trí và những giờ học đòi 
hỏi phải có sự động não. Như vậy, sinh viên thích sự khám phá, tìm tòi tri thức để thỏa mãn 
NCNT của bản thân. 
So sánh giữa nam và nữ cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, sinh viên nam thích những 
vấn đề đòi hỏi sự thông minh, nhanh trí và những giờ học đòi hỏi có sự động não cao hơn so với 
sinh viên nữ. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm tâm lý của hai giới. Nữ sinh viên thường cần 
cù, chịu khó, tập trung làm tốt những yêu cầu do giáo viên đặt ra. Sinh viên nam thường thích 
làm những việc thể hiện khả năng của bản thân, thích khám phá, sáng tạo. Bên cạnh đó, NCNT 
biểu hiện ở mặt hành động của hai giới có sự tương đồng là: Cả hai giới đều hiếm khi trao đổi 
hay hỏi ý kiến giảng viên về nội dung bài học cả trong và ngoài giờ lên lớp. 
NCNT biểu hiện ở mặt hành động của sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ ba có 
điểm tương đồng nhưng cũng có những điểm khác biệt. Khi được hỏi “Theo bạn, sinh viên sư 
phạm hiện nay có đành nhiều thời gian để nghiên cứu môn học hay không?” thì sinh viên cả hai 
khóa có điểm số tương đương nhau (2,0), nhưng thứ hạng hoàn toàn khác nhau (năm thứ nhất 
xếp tiêu chí này ở vị trí thức tư, năm thứ ba xếp tiêu chí này ở vị trí thứ hai). Sinh viên cả hai 
khóa đều có nhu cầu giải quyết những vấn đề đòi hỏi sự thông minh, nhanh trí. Nhu cầu này 
được xếp ở vị trí cao nhất với số điểm tương đương nhau là 2,2. Ở các tiêu chí còn lại, sinh viên 
giữa hai khóa khác nhau có NCNT ở mức độ khác nhau nhưng không đáng kể. 
3. Kết luận 
NCNT của sinh viên sư phạm Trường Đại học Tây Bắc khá đa dạng và phong phú. Tất 
cả các NCNT được nêu ra đều xuất phát từ yêu cầu của nghề nghiệp tương lai, nhưng trước 
hết xuất phát từ yêu cầu của hoạt động nhận thức nghề nghiệp trong nhà trường. Sinh viên 
nhận thức khá rõ sự thiếu hụt kiến thức cũng như những kĩ năng của bản thân trong nhiều vấn 
đề có liên quan đến nghề nghiệp sắp tới của họ và họ mong muốn được bổ sung, hoàn thiện. 
Biểu hiện của NCNT thông qua mặt nhận thức, mặt thái độ và mặt hành vi. 
Mặt nhận thức: Nhóm NCNT về kiến thức chuyên môn được sinh viên coi trọng hơn cả, 
sau đó đến nhóm NCNT về các lĩnh vực khác có liên quan và cuối cùng là nhóm các NCNT 
về trang bị kiến thức cho khả năng dạy học. Sinh viên chưa nhận thức đầy đủ được rằng cần 
thiết phải đảm bảo sự cân đối giữa khả năng được trang bị kiến thức theo môn học và khả 
năng dạy học. Sinh viên Khoa Ngữ văn có biểu hiện cao hơn sinh viên Khoa Toán - Lý - Tin, 
sinh viên nữ có biểu hiện cao hơn sinh viên nam; sinh viên K54 có biểu hiện cao hơn sinh 
viên K56. 
Mặt thái độ: Đa số sinh viên còn thụ động khi tham gia các hoạt động học tập và hoàn 
thành các nhiệm vụ học tập khi có sự bắt buộc từ phía giảng viên, tính tích cực và tinh thần tự 
giác chưa cao. Tuy nhiên, ý chí vượt khó trong học tập và thái độ với việc thi cử lại được 
nhiều sinh viên cho là có sự nỗ lực và nghiêm túc. Sinh viên giữa các khoa, giữa nam và nữ, 
giữa năm thứ nhất và năm thứ ba có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. 
56 
Mặt hành động: Ở mặt này, sinh viên Khoa Ngữ văn biểu hiện sự tương đồng với sinh 
viên Khoa Toán - Lý - Tin, sinh viên nam có biểu hiện cao hơn sinh viên nữ, khóa 56 có biểu 
hiện cao hơn sinh viên khóa 54. 
Nhìn chung, có sự khác nhau về NCNT giữa các khoa, giới tính và khóa học khi được 
nghiên cứu. Sự khác nhau đó là do đặc trưng của từng khoa, từng giới và từng khóa học. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Ngọc Bích (2001). Tâm lý học nhân cách một số vấn đề lí luận. Nhà xuất bản 
Đại học Quốc gia, Hà Nội. 
[2] Lê Thị Bừng (Chủ biên) (2017). Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách. Nhà 
xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 
[3] I.X Con (GS. Phạm Minh Hạc, Ngô Hào Hiệp dịch) (1987). Tâm lý học thanh niên. Nhà 
xuất bản Trẻ TP HCM. 
[4] Phan Thị Vóc (2012). Nhu cầu thành đạt trong học nghề của sinh viên Trường Đại học 
Tây Bắc. Luận văn Thạc sĩ. 
[5] Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2003). Tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản Đại học 
Sư phạm. 
TAY BAC UNIVERSITY STUDENTS’ NEEDS IN KNOWLEDGE ACQUISITION 
Phan Thi Voc 
Tay Bac University 
Abstract: After assessing 120 Tay Bac University students about their needs in knowledge acquisition, the 
result shows that in order to satisfy their needs, students should focus on equipping them with certain knowledge 
of their specific major. There are some differences in the needs of knowledge acquisition between male and 
female students; among faculties; and among different courses. 
Keywords: Attitude, awareness, behavior, cognitive demand. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_nhu_cau_nhan_thuc_cua_sinh_vien_su_pham_truong_da.pdf