Thực trạng đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

Việc đánh giá rủi ro tín dụng để có biện pháp kiểm soát phù hợp là trọng tâm của

hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại hầu hết các ngân hàng thương mại. Bài viết tập

trung làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận chủ yếu của rủi ro tín dụng và đánh giá rủi ro tín

dụng, thực trạng đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank chi nhánh Thanh Hóa

làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi

ro tín dụng tại đây.

pdf 8 trang kimcuc 4260
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

Thực trạng đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
96
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 
AGRIBANK VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA 
Nguyễn Thị Thu Phƣơng1, Trần Thị Lan Hƣơng2
TÓM TẮT
Việc đánh giá rủi ro tín dụng để có biện pháp kiểm soát phù hợp là trọng tâm của
hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại hầu hết các ngân hàng thương mại. Bài viết tập
trung làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận chủ yếu của rủi ro tín dụng và đánh giá rủi ro tín
dụng, thực trạng đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank chi nhánh Thanh Hóa
làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi
ro tín dụng tại đây.
Từ khóa: Rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng Agribank chi nhánh
Thanh Hóa.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiểm soát nội bộ với vai trò là một chức năng cơ bản của hoạt động quản lý. Thông 
qua cách tiếp cận hiện đại trên (trên cơ sở đánh giá rủi ro) kiểm soát nội bộ sẽ thiết lập hệ
thống cơ chế, chính sách đồng bộ tập trung chủ yếu vào kiểm soát các rủi ro chính và góp 
phần nâng cao khả năng đạt được mục tiêu của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức. 
Tuy nhiên hiện nay, tại Agribank tỉnh Thanh Hóa, hoạt động đánh giá rủi ro chưa có một 
hệ thống phương pháp mang tính khoa học nên rủi ro đôi lúc được nhìn nhận chưa thật sự
chính xác và đầy đủ. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính 
sách, quy trình kiểm soát còn chưa thật sự phù hợp, tạo kẽ hở cho gian lận và sai sót có khả
năng phát sinh làm ảnh hưởng đến tài sản và uy tín của ngân hàng. 
2. NỘI DUNG
2.1. Rủi ro tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại
2.1.1. Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại
Là rủi ro phát sinh khi khách hàng vay không có khả năng thanh toán các nghĩa vụ
trả nợ đầy đủ và đúng hạn theo quy định của hợp đồng tín dụng hoặc các loại thỏa thuận 
khác phát sinh nghĩa vụ thanh toán của khách hàng. 
Có nhiều tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại như: 
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ;
Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu;
Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất;
1, 2 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
97
Nợ có vấn đề, có khả năng chuyển thành nợ xấu cao;
Nợ không có tài sản đảm bảo. 
Nhiều ngân hàng phân loại nợ theo khách hàng để phân tích và đánh giá rủi ro tín 
dụng. Nợ của khách hàng nhóm A (loại 1) được coi là có rủi ro thấp nhất, còn khách hàng 
nhóm D, E (loại 4 - 5) được coi là có khả năng mất vốn cao nhất.
Hình 1. Một số hình thức rủi ro tín dụng
Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp ngành 2005 - Ngân hàng Nhà nước 
2.1.2. Đánh giá rủi ro tại ngân hàng thương mại
Theo quan điểm của Hiệp hội Kiểm toán nội bộ Anh và Bắc Ai Len (2009) thì: 
“Rủi ro là nguy cơ một sự kiện xảy ra làm ảnh hưởng đến khả năng đạt được mục tiêu 
của tổ chức. Rủi ro được đánh giá trên hai khía cạnh là khả năng xảy ra và mức độ ảnh 
hưởng” [6; tr.40].
Đánh giá rủi ro là một trong những nhiệm vụ quan trọng của kiểm soát nội bộ trong 
điều kiện kinh doanh luôn biến động hiện nay. Đối với hoạt động kiểm soát rủi ro của ngân 
hàng thương mại, Ủy ban BASEL xây dựng 13 nguyên tắc thiết kế và đánh giá kiểm soát 
nội bộ (KSNB) trong ngân hàng. Trong đó, điều 4 quy định về nguyên tắc “Đánh giá rủi 
ro” chỉ ra rằng “KSNB hiệu quả đòi hỏi rằng phải nhận biết và đánh giá liên tục những rủi 
ro trọng yếu có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch của ngân hàng. Sự đánh giá 
này phải bao trùm tất cả các rủi ro hoạt động của ngân hàng (rủi ro tín dụng, rủi ro chính 
sách quốc gia, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro vận hành, rủi ro 
pháp lý và rủi ro thương hiệu). KSNB cần xem lại những rủi ro chưa được kiểm soát trước 
nay cũng như mới phát sinh”.
Việc đánh giá bao gồm hai nội dung là xác định rủi ro và phân tích rủi ro có ảnh 
hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [6; tr.40]. Cụ thể, các hoạt động này 
được phân tích như sau:
Xác định rủi ro (Nhận diện rủi ro): Để làm được điều này, các nhà quản lý sẽ phải 
trả lời các câu hỏi: khi nào, ở đâu, như thế nào, mức độ ảnh hưởng ra sao, và tại sao rủi ro 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
98
lại xảy ra. Trước kia, việc nhìn nhận và đánh giá rủi ro thường xoay quanh rủi ro về tài 
chính. Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại, rủi ro được nhìn nhận trên bình diện lớn hơn là 
toàn bộ môi trường doanh nghiệp. 
Phân tích rủi ro: Hai thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất để phân tích rủi ro là 
khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng. Khả năng là cơ hội một sự kiện cụ thể xảy ra. Sự
biểu hiện của khả năng có thể khác nhau trong phương pháp định tính và phương pháp 
định lượng. Xác suất và tần số xuất hiện chủ yếu được sử dụng trong phương pháp định 
lượng để đánh giá khả năng. Theo cách này, khả năng xảy ra của một rủi ro có thể là cao, 
trung bình hoặc thấp. Khía cạnh khác của hoạt động phân tích rủi ro là mức độ ảnh hưởng. 
Đây là kết quả của một sự kiện diễn ra được thể hiện cụ thể dưới các khía cạnh như sự mất 
mát, tổn thương, sự bất lợi Tùy theo các thông tin mà các nhà quản lý thu thập được 
cũng như kinh nghiệm, phán đoán của các nhà quản lý mà rủi ro được đánh giá với những 
mức độ nặng nhẹ khác nhau và khả năng xảy ra khác nhau. Đánh giá rủi ro là sự tiên lượng 
về các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai nên mức độ chính xác của nó phụ thuộc nhiều vào 
kinh nghiệm của các nhà quản lý chịu trách nhiệm đánh giá. Vì vậy, tại các đơn vị khi thực 
hiện phân tích thì những người được giao nhiệm vụ này phải là những người có nhiều kinh 
nghiệm, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp khi đó kết quả đánh giá mới đạt 
được như mong muốn. Việc nhận diện, gọi tên và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các rủi 
ro đối với doanh nghiệp là không giống nhau giữa các nhà quản lý. 
2.2. Thực trạng đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Việt Nam - Chi 
nhánh Thanh Hóa 
2.2.1. Tổng quan về Ngân hàng Agribank Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá
(Agirbank Thanh Hóa) là chi nhánh thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng Agribank Việt 
Nam được thành lập theo Quyết định số 31/NH-QĐ ngày 18/5/1988 của Thống đốc Ngân 
hàng Nhà nước Việt Nam với tên gọi Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Thanh Hóa (giai 
đoạn 1991 - 1996 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và giai đoạn từ năm 1997 đến nay
là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa).
Trong hơn 20 năm qua, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có tốc độ tăng trưởng 
nhanh và bền vững, về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của các thành phần 
kinh tế trên địa bàn. Mạng lưới hoạt động hiện nay của Agirbank Thanh Hóa gồm 64 chi 
nhánh, phòng giao dịch ở khắp các thị trấn, khu công nghiệp trong phạm vi toàn tỉnh. Biên 
chế 1.037 cán bộ, trong đó hơn 60% có trình độ đại học và trên đại học; hơn 90% cán bộ 
nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính và ứng dụng công nghệ tin học hiện đại trong tác 
nghiệp hàng ngày, phục vụ hơn 600 nghìn khách hàng giao dịch tiền gửi, tiền vay và các 
dịch vụ ngân hàng khác.
Agribank Thanh Hoá được tổ chức và hoạt động theo mô hình của chi nhánh thành 
viên trực thuộc Agribank Việt Nam, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt và là một 
trong số các ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu của Việt Nam - Hoạt động theo 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
99
Luật các Tổ chức tín dụng chịu sự quản lý trực tiếp của NHNo&PTNT Việt Nam và sự 
quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân hàng của chi nhánh Ngân hàng 
Nhà nước Thanh Hoá.
Trụ sở chính đặt tại: số 12, Phan Chu Trinh, phường Điện Biên, thành phố Thanh 
Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Hoá là đại diện pháp nhân của NHNo&PTNT Việt 
Nam, có con dấu, có bảng tổng kết tài sản, hạch toán phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.
2.2.2. Thực trạng đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Việt Nam - Chi 
nhánh Thanh Hóa
Theo Khoản 1 điều 3 mục 1 chương II Quyết định số 102/QĐ-HĐTV-KTNB của 
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về việc ban hành Quy chế 
KSNB của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thì “Các rủi ro có 
nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tính hiệu quả và mục tiêu hoạt động của Agribank phải được 
nhận dạng, đo lường, đánh giá thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và 
có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Khi có sự thay đổi về mục tiêu kinh doanh, sản 
phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh mới, Agribank phải rà soát, nhận dạng rủi ro liên 
quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy định KSNB phù hợp”. Trên cơ sở 
định hướng trên, phòng Kiểm tra - KSNB Agribank Thanh Hóa định kỳ hàng quý tiến 
hành nhận diện, đo lường, đánh giá rủi ro để tư vấn cho Ban giám đốc các biện pháp ngăn 
ngừa và quản lý rủi ro phù hợp trong từng thời kỳ nhất định. Theo Báo cáo Đánh giá và 
xếp loại rủi ro do phòng Kiểm tra - KSNB Agribank Thanh Hóa lập cho quý 2 năm 2017 
thì rủi ro tín dụng và rủi ro tác nghiệp được coi là hai rủi ro có mức đánh giá cao nhất cần 
phải có các biện pháp kiểm soát kịp thời và phù hợp. Các rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi 
ro thị trường và các rủi ro khác có mức đánh giá xấp xỉ nhau và cũng được KSNB khuyến 
cáo các nhà quản lý nên lưu tâm để có các biện pháp phòng ngừa. Kết quả đánh giá trên 
được đưa ra dựa trên cơ sở đánh giá định tính thông qua tham khảo ý kiến của các nhà 
quản lý các chi nhánh kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ khác như chấm điểm, xếp hạng 
khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank. 
Để đánh giá rủi ro tín dụng, hiện nay trên cơ sở hướng dẫn của Agribank Việt Nam 
thì Agribank Thanh Hóa cũng đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giá rủi ro cụ thể để xem xét 
và chấm điểm khách hàng để từ đó đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay. Chi 
nhánh chia đối tượng vay vốn thành hai đối tượng chính. 
Đối tượng thứ nhất là hộ sản xuất và cá nhân: Với đối tượng này, các tiêu chí đánh 
giá có thể kể đến như: Tư cách người vay, năng lực của người vay, mục đích vay, số tiền 
vay, khả năng hoàn trả, tài sản đảm bảo... Các yếu tố này có thể được xem xét, đánh giá một 
cách linh hoạt tùy theo khách hàng là khách hàng lần đầu hay khách hàng quen thuộc. 
Đối tượng thứ hai là các doanh nghiệp và tổ chức: Đây là nhóm đối tượng chủ yếu, 
với số lượng giao dịch và giá trị giao dịch lớn. Vì vậy, các tiêu chí đánh giá được xem xét 
hết sức cẩn thận. Hiện nay, các tiêu chí đánh giá cho nhóm khách hàng này được chia 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
100
thành 6 nhóm và trên cơ sở kết quả đánh giá từng nhóm để ngân hàng ra quyết định cho 
vay hay không. Các tiêu chí đánh giá bao gồm:
Nhóm 1: Khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh.
Nhóm 2: Vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản 
phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Nhóm 3: Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản; Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu.
Nhóm 4: Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần; Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 
doanh/Doanh thu thuần; Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán lãi vay.
Nhóm 5: Khả năng trả nợ gốc (trung hạn và dài hạn), nguồn trả nợ của khách hàng 
theo đánh giá của cán bộ tín dụng.
Nhóm 6: Lý lịch, kinh nghiệm quản lý, trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý 
doanh nghiệp.
Bên cạnh các tiêu chí cơ bản kể trên, Ngân hàng còn xem xét các chỉ tiêu khác như 
triển vọng của ngành mà đơn vị đang kinh doanh, môi trường hoạt động, chính sách ưu đãi 
của Nhà nước đối với ngành. Do đặc trưng là ngân hàng phục vụ phát triển Nông nghiệp và 
nông thôn nên các doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực này sẽ được ưu tiên khi đánh giá.
Song song với việc phân loại đối tượng vay để đánh giá, Agribank Thanh Hóa còn 
thiết kế cụ thể quy trình nhận diện rủi ro trước, trong và sau quá trình cho vay, làm cơ sở 
cho các nhân viên tín dụng trong quá trình tác nghiệp có thể trực tiếp nhận diện, đánh giá 
rủi ro và chủ động xử lý. Cụ thể:
Việc nhận diện và đánh giá rủi ro trước khi cho vay: Việc nhận diện và đánh giá rủi 
ro ở giai đoạn này được thực hiện bởi người thẩm định/người tái thẩm định hồ sơ vay. Các 
nội dung được xem xét để đánh giá rủi ro bao gồm: 
Năng lực pháp lý của khách hàng: được đánh giá từ hồ sơ pháp lý của khách hàng 
cung cấp, từ các cơ quan chức năng, đối tác, bạn hàng, phương tiện truyền thông.
Năng lực tài chính của khách hàng: Năng lực được đánh giá dựa trên các tư liệu về 
vốn, tài sản của khách hàng được phản ánh trên báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh...
làm cơ sở cho việc đánh giá các chỉ tiêu như khả năng về vốn, tài sản, nguồn thu nhập, tính 
hợp lý trong phân bổ vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận...
Năng lực quản lý hoạt động của khách hàng: được đánh giá dựa trên các thông tin như 
quy mô tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh; trình độ chuyên môn, kinh nghiệm kinh 
doanh của cá nhân; mối quan hệ với đối tác; khả năng thích ứng với biến động thị trường.
Quan hệ tín dụng của khách hàng: Được đánh giá trên cơ sở các thông tin về dư nợ, 
diễn biến các khoản vay, tình hình cơ cấu nợ, nhóm nợ, mục đích sử dụng vốn.
Tài sản đảm bảo của khách hàng: Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí như khả năng 
xảy ra tranh chấp của tài sản đảm bảo, tình trạng tài sản, giá trị, khả năng phát mại tài sản.
Môi trường kinh doanh của khách hàng: Như mức độ cạnh tranh, sự ổn định, triển 
vọng phát triển, các yếu tố bất lợi về môi trường kinh doanh...
Việc nhận diện và đánh giá rủi ro trong khi cho vay: Việc nhận diện và đánh giá rủi 
ro ở giai đoạn này do người quản lý nợ cho vay tại Agribank nơi cho vay thực hiện. Các 
trường hợp rủi ro được nhận diện trong khi cho vay được hướng dẫn bao gồm:
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
101
Khách hàng đề nghị giải ngân tiền mặt nhưng không cung cấp các giấy tờ liên quan 
chứng minh nhu cầu sử dụng tiền mặt.
Khách hàng có nhu cầu giải ngân bù đắp nhưng không phù hợp với chu kỳ kinh 
doanh của khách hàng.
Khách hàng chưa cung cấp đầy đủ các hóa đơn, chứng từ khi giải ngân hoặc không 
chứng minh được tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ.
Chuyển tiền thanh toán qua nhóm khách hàng là người có liên quan.
Việc nhận diện và đánh giá rủi ro sau khi cho vay: Thông qua việc theo di hoạt 
động của khách hàng, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo 
của khách hàng, quan hệ giao dịch với ngân hàng và thu thập thông tin từ cơ quan chủ 
quản, kiểm toán, phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn thông tin khác, người quản 
lý nợ cho vay có thể tiến hành nhận dạng và đánh giá rủi ro trên một số các khía cạnh như: 
hoạt động của khách hàng, giao dịch của khách hàng với ngân hàng, tình hình tài chính, 
hoạt động kinh doanh của khách hàng, tài sản đảm bảo của khách hàng.
Bên cạnh việc nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng theo từng thời kỳ giải ngân, 
Agribank Thanh Hóa cũng áp dụng phần mềm chấm điểm xếp hạng khách hàng như một 
giải pháp hỗ trợ việc đánh giá xếp hạng rủi ro tín dụng. Phần mềm đánh giá xếp loại đã bắt 
đầu được đưa vào triển khai từ năm 2016 và chính thức sử dụng từ năm 2017.
Nguồn: Quyết định 1191/QĐ-NHNo-XLRR
Hình 2. Hƣớng dẫn sử dụng phần mềm chấm điểm xếp hạng khách hàng
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
102
Các kết quả xếp hạng được sử dụng trong quá trình theo di rủi ro tín dụng của cán 
bộ tín dụng. Theo đó, định kỳ hàng quý, người quản lý nợ cho vay thực hiện việc phân loại 
nợ theo từng khoản vay. Trên cơ sở đó, chi nhánh đánh giá mức độ trích lập dự phòng rủi 
ro tín dụng: đầy đủ/chưa đầy đủ của từng khách hàng của toàn chi nhánh và lập báo cáo 
phân loại nợ theo quy định. Đồng thời, kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng được sử 
dụng để phân tích, xác định mức độ suy giảm chất lượng tín dụng. Tùy từng mức độ suy 
giảm chất lượng tín dụng của khoản nợ, người quản lý nợ cho vay tiếp xúc khách hàng để 
thu thập thông tin phục vụ cho việc theo di, kiểm soát rủi ro tín dụng, lập báo cáo và có ý 
kiến đề xuất đối với từng khoản nợ trình người kiểm soát nợ cho vay.
Việc vận dụng các phương pháp đánh giá rủi ro đa dạng đã cho thấy những cố gắng của 
Ngân hàng Agribank Thanh Hóa trong việc cập nhật kiến thức về quản trị rủi ro. Tuy nhiên, 
đánh giá rủi ro mới chỉ là bước đầu trong quy trình quản trị rủi ro mà ngân hàng cần phải tiến 
hành. Qua trao đổi tìm hiểu, nhóm nghiên cứu nhận thấy hoạt động đánh giá rủi ro nói riêng 
và quản trị rủi ro nói chung tại ngân hàng Agribank Thanh Hóa vẫn còn một số hạn chế:
Thứ nhất, ngân hàng chưa xây dựng được văn hóa quản lý rủi ro. 
Đây là nguyên tắc đầu tiên quan trọng nhất được BASEL II nhấn mạnh nhằm quản 
lý rủi ro hoạt động đối với các ngân hàng thương mại. Mặc dù, tầm quan trọng của việc 
nhận diện và quản trị rủi ro đã được nhấn mạnh trong Quy chế tổ chức, quản lý hoạt động 
KSNB của Ngân hàng Agribank Thanh Hóa nhưng các chính sách, giải pháp cụ thể để 
triển khai xây dựng một cách quyết liệt nhưng đảm bảo tính văn hóa cho đến nay vẫn chưa 
thực sự hiệu quả. Điều này làm giảm tính hữu hiệu trong việc triển khai hoạt động quản lý 
rủi ro cũng như đối với hoạt động đánh giá rủi ro.
Thứ hai, khẩu vị rủi ro chưa được công khai một cách rộng rãi
Việc công khai khẩu vị rủi ro đến người lao động sẽ giúp cán bộ trong toàn ngân 
hàng có được một thước đo cụ thể trong quá trình tác nghiệp. Tuy nhiên, do khẩu vị của 
các nhà quản lý không được công khai rộng rãi nên đã hạn chế tính phối hợp của cán bộ 
trong ngân hàng.
Thứ ba, khung quản lý rủi ro của ngân hàng chưa được xây dựng một cách r nét.
Việc vận dụng Khung quản lý rủi ro của ngân hàng theo những nguyên tắc và hướng 
dẫn của BASEL II là thật sự cần thiết. Tuy nhiên, hiện Agribank vẫn chưa công bố một 
khung quản lý rủi ro cụ thể.
Thứ tư, Việc nhận diện rủi ro chưa mang tính dự báo và tính cập nhật. 
Hiện ngân hàng chỉ tập trung nhận diện và đánh giá các rủi ro truyền thống. Một số 
rủi ro mới mang tính thời sự như rủi ro rửa tiền đã bắt đầu được một số ngân hàng đánh giá 
để có biện pháp xử lý vẫn chưa được cập nhật.
Ngoài ra, việc đánh giá rủi ro tại Ngân hàng Agribank Thanh Hóa vẫn còn một số hạn 
chế như: kết quả đánh giá chưa mang tính kịp thời do địa bàn các chi nhánh phân bổ rộng 
khắp trên các huyện, thị; Chưa xây dựng được các chương trình giảm thiểu rủi ro, chiến lược 
chuyển giao rủi ro... Đây là những hạn chế cần phải có giải pháp trong thời gian tới.
Thứ năm, Ngân hàng Agribank Thanh Hóa không có các cán bộ chuyên sâu về 
nghiệp vụ phân tích và đánh giá rủi ro.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 43.2019
103
Đây có thể được coi là hạn chế chủ yếu dẫn đến sự non yếu và thiếu tính chủ động 
trong hoạt động đánh giá rủi ro tại Ngân hàng Agribank Thanh Hóa. Với đặc trưng là chi 
nhánh cấp 1 của Agribank Việt Nam tại Thanh Hóa - một thị trường lớn với lượng khách 
hàng tiềm năng lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc thù mang tính vùng miền mà cần 
phải có các cán bộ thực sự am hiểu mới có khả năng nhận biết và đánh giá. Hạn chế này là 
lực cản đối với tính hữu hiệu của KSNB tại Agribank Thanh Hóa.
3. KẾT LUẬN
Việc đánh giá rủi ro có vai trò quan trọng trong việc định hướng xây dựng hệ thống 
cơ chế, chính sách và các giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương 
mại nói chung và ngân hàng Agribank Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa nói riêng. Trong 
thời gian tới, ngân hàng cần phải có các giải pháp cụ thể, tập trung nâng cao hiệu quả của 
hoạt động đánh giá rủi ro. Đây chính là nền tảng cho việc nâng cao hiệu quả kiểm soát nội 
bộ một cách bền vững tại Ngân hàng Agribank Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình Quản trị tín dụng ngân hàng 
thương mại, Nxb. Tài chính, Hà Nội.
[2] Ngân hàng NN&PTNN chi nhánh Thanh Hóa, Hội nghị tập huận quản trị rủi ro 
Agribank Thanh Hóa (các năm 2014, 2015, 2016), Thanh Hóa.
[3] Ngân hàng Nhà nước (2015), Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp ngành, Hà Nội.
[4] Nguyễn Thị Thu Phương (2013), Một số vấn đề về kiểm soát nội bộ, Tạp chí công 
thương, số 1 tháng 6, trang 34-39.
[5] Nguyễn Thị Quy (2007), Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, Nxb. Văn Hóa, Hà Nội.
[6] Daphne Turner(2009), Internal Audit Enviroment, The Institute of Internal Auditor-
UK and Ireland Ltd.
[7] https://www.bis.org/bcbs/
THE REALITY OF CREDIT RISK ASSESSMENT IN AGRIBANK OF 
VIETNAM - THANH HOA BRANCH 
Nguyen Thi Thu Phuong, Tran Thi Lan Huong 
ABSTRACT
The assessment of credit risk in order to generate suitable risk control methods is at
the heart of credit risk control activities at most commercial banks. The paper focuses on a
number of key theoretical issues of credit risk and credit risk assessment, the current status
of credit risk assessment at Agribank Thanh Hoa branch as a basis for proposing a
number of solutions to improve credit risk control activities at this branch.
Keywords: Credit risk, credit risk control, Agribank Thanh Hoa branch.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_danh_gia_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_agribank_v.pdf