Thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 14 – 15 trường thể dục thể thao tỉnh Quảng Ninh

Sức mạnh tốc độ là một trong các tố chất

quan trọng, có vai trò quyết định đến thành tích

thi đấu của VĐV, đặc biệt là VĐV Bóng đá. Qua

thực tiễn công tác huấn luyện cho VĐV tại

Trường Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Quảng

Ninh cho thấy thể lực chuyên môn của các VĐV

Bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 15 còn nhiều hạn chế,

đặc biệt là sức mạnh tốc độ, do vậy việc đánh

giá thực trạng công tác huấn luyện SMTĐ của

nam VĐV Bóng đá là hết sức cần thiết, từ đó

tìm ra được các giải pháp khắc phục, nâng cao

hiệu quả công tác huấn luyện SMTĐ của đối

tượng nghiên cứu.

pdf 5 trang kimcuc 8380
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 14 – 15 trường thể dục thể thao tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 14 – 15 trường thể dục thể thao tỉnh Quảng Ninh

Thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 14 – 15 trường thể dục thể thao tỉnh Quảng Ninh
BµI B¸O KHOA HäC
318
THÖÏC TRAÏNG COÂNG TAÙC HUAÁN LUYEÄN SÖÙC MAÏNH TOÁC ÑOÄ 
CHO NAM VAÄN ÑOÄNG VIEÂN BOÙNG ÑAÙ LÖÙA TUOÅI 14 – 15 
TRÖÔØNG THEÅ DUÏC THEÅ THAO TÆNH QUAÛNG NINH
Tóm tắt:
Qua các phương pháp nghiên cứu thường quy, đặc biệt là phương pháp phỏng vấn, chúng tôi
đã đánh giá được thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ (SMTĐ) cho nam vận động
viên (VĐV) Bóng đá lứa tuổi 14-15 của Trường Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Quảng Ninh, theo đó,
SMTĐ của nam VĐV Trường còn nhiều hạn chế, việc sử dụng các bài tập để phát triển SMTĐ cho
đối tượng nghiên cứu chưa được sử dụng nhiều. 
Từ khóa: Sức mạnh tốc độ,̣ nam vận động viên Bóng đá, công tác huấn luyện,lứa tuôỉ 14-15
Current situation of speed training for men soccer players aging from 14 to 15 at UPES1
Summary:
Through routine research methods, especially the method of interviewing, we have assessed the
status of speed training for male soccer players aging from 14 to 15 of UPES1, according to which
the strength of male players is still limited, and the use of exercises to develop speed for the subject
has not been use more frequently. 
Keywords: Speed Strength, Male Soccer, Training, Aging from 14 to 15 
*TS, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
**CN, Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh Quảng Ninh
Nguyễn Mạnh Toàn*
Nguyễn Đình Cường**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Sức mạnh tốc độ là một trong các tố chất
quan trọng, có vai trò quyết định đến thành tích
thi đấu của VĐV, đặc biệt là VĐV Bóng đá. Qua
thực tiễn công tác huấn luyện cho VĐV tại
Trường Thể dục thể thao (TDTT) tỉnh Quảng
Ninh cho thấy thể lực chuyên môn của các VĐV
Bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 15 còn nhiều hạn chế,
đặc biệt là sức mạnh tốc độ, do vậy việc đánh
giá thực trạng công tác huấn luyện SMTĐ của
nam VĐV Bóng đá là hết sức cần thiết, từ đó
tìm ra được các giải pháp khắc phục, nâng cao
hiệu quả công tác huấn luyện SMTĐ của đối
tượng nghiên cứu.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương
pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương
pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn
tọa đàm và phương pháp toán học thống kê.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Thực trạng huấn luyện tố chất sức
mạnh tốc độ cho nam VĐV Bóng đá Trường
Thể dục thể thao Quảng Ninh lứa tuổi 14 - 15
Để tìm hiểu thực trạng vai trò của tố chất
SMTĐ trong huấn luyện VĐV Bóng đá trẻ lứa
tuổi 14-15 Trường TDTT tỉnh Quảng Ninh,
chúng tôi tiến hành phỏng vấn các HLV trực tiếp
tham gia công tác huấn luyện, tổng số phiếu
phát ra: 26, tổng số phiếu thu về: 26. Kết quả
được trình bày tại bảng 1.
Từ kết quả ở bảng 1 thấy: 
- Về vai trò của tố chất SMTĐ trong huấn
luyện cho VĐV thì có 100% các ý kiến được hỏi
đều xác định là sức mạnh tốc độ có ý nghĩa từ
rất quan trọng đến quan trọng trong huấn luyện
319
Sè §ÆC BIÖT / 2018
VĐV Bóng đá trẻ, không có ý kiến trả lời không
quan trọng. 
- Về thực trạng của huấn luyện SMTĐ cho
nam VĐV Bóng đá Trường TDTT Quảng Ninh
lứa tuổi 14 – 15: Đa số ý kiến trả lời, trong huấn
luyện có quan tâm đến huấn luyện SMTĐ
nhưng chưa nhiều với tỷ lệ 80.77%.
Để thấy rõ về thực trạng của công tác huấn
luyện SMTĐ cho nam VĐV Bóng đá Trường
TDTT Quảng Ninh lứa tuổi 14 – 15, chúng tôi
tiến hành đánh giá thực trạng việc sử dụng các
bài tập phát triển tố chất SMTĐ trong huấn
luyện Bóng đá trẻ tại Trường TDTT tỉnh Quảng
Ninh thông qua việc tham khảo kế hoạch huấn
luyện môn Bóng đá, kết quả thu được như trình
bày ở bảng 2.
Từ kết quả bảng 2 cho thấy, thời gian sử dụng
huấn luyện các tố chất thể lực được phân bổ
trong các giờ huấn luyện thể lực của môn Bóng
đá trẻ chưa được hài hòa giữa các tố chất thể lực.
Tỷ lệ sử dụng thời gian huấn luyện tố chất sức
bền và sức bền tốc độ là nhiều nhất 31.59%, thời
gian huấn luyện tố chất sức mạnh và SMTĐ
đứng thứ ba với tỷ lệ 27.83%, ít nhất là tố chất
phối hợp vận động chiếm tỷ lệ 17.75%.
2. Thực trạng việc sử dụng các phương
pháp trong giảng dạy - huấn luyện nhằm
phát triển SMTĐ cho nam VĐV Bóng đá
Trường TDTT Quảng Ninh lứa tuổi 14 – 15
Để có cơ sở thực tiễn lựa chọn các phương
pháp trong giảng dạy, chúng tôi tiến hành phỏng
vấn giảng viên, HLV.... với tổng số phiếu phát
ra là 26, tổng số phiếu thu về là 26. Kết quả
được trình bày tại bảng 3.
Bảng 1. Vai trò và thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV 
lứa tuổi 14-15 Bóng đá Trường TDTT Quảng Ninh (n = 26)
Nội dung Kết quảMức độ mi Tỷ lệ %
Vai trò của tố chất SMTĐ
trong huấn luyện VĐV
Rất quan trọng 15 57.69
Quan trọng 11 42.31
Không quan trọng 0 0.00
Thực trạng công tác huấn
luyện tố chất SMTĐ
Có 5 19.23
Có, chưa nhiều 21 80.77
Chưa có 0 0.00
Bảng 2. Thời gian huấn luyện các tố chất
thể lực cho nam VĐV Bóng đá Trường
TDTT Quảng Ninh lứa tuổi 14 – 15 (n=345)
TT Nội dung huấn luyện tố chất thể lực
Thời gian
huấn luyện 
mi Tỷ lệ %
1 Sức nhanh (tốc độ) 96 27.83
2 Sức mạnh + SMTĐ 87 25.23
3 Sức bền + SBTĐ 109 31.59
4 Khả năng phối hợp vận động 63 17.75
Bảng 3. Thực trạng sử dụng các phương pháp trong giảng dạy – huấn luyện nhằm phát
triển SMTĐ cho nam VĐV Bóng đá Trường TDTT Quảng Ninh lứa tuổi 14 – 15 (n=26)
Nhóm PP PP tập luyện cụ thể
Kết quả
Thường xuyên Bình thường Ít sử dụng
mi % mi % mi %
Nhóm PP tập
luyện có định
mức chặt chẽ
PP tập luyện lặp lại 21 80.77 5 19.23 - -
PP tập luyện biến đổi 20 76.92 6 20.08 - -
PP tập luyện tổng hợp 19 73.08 5 19.23 2 7.69
PP tập luyện vòng tròn 15 57.69 10 38.46 1 3.85
Nhóm PP tập
luyện định mức
không chặt chẽ
PP trò chơi 24 92.31 2 7.69 - -
PP thi đấu 24 92.31 2 7.69 - -
BµI B¸O KHOA HäC
320
Kết quả bảng 3 cho thấy, tỷ lệ huấn luyện
viên sử dụng các phương pháp có sự khác nhau,
đặc biệt tỷ lệ % giữa các phương pháp tập luyện
và phương pháp tập luyện vòng tròn chưa có sự
đồng đều, hay nói cách khác là phương pháp tập
luyện vòng tròn chưa được sử dụng nhiều trong
quá trình huấn luyện nhằm nâng cao thể lực
chuyên môn, trong khi đó các phương pháp tập
luyện khác vẫn rất được chú trọng. 
3. Thực trạng việc sử dụng các phương
tiện trong quá trình giảng dạy - huấn luyện
SMTĐ cho nam VĐV Bóng đá Trường TDTT
Quảng Ninh lứa tuổi 14 – 15
Trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi đã tiến
hành điều tra thực trạng về các phương tiện
thường được áp dụng trong phương pháp “tập
luyện vòng tròn” khi được sử dụng cho đối
tượng nghiên cứu thông qua hình thức phỏng
vấn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Kết quả phỏng vấn việc sử dụng các phương tiện phát triển sức mạnh tốc độ
trong phương pháp tập luyện vòng tròn (n = 26)
TT Phương tiện
Số người
lựa chọn
Kết quả phỏng vấn
Thường xuyên Không thường xuyên Ít sử dụng
mi % mi % mi % mi %
1 Nhóm bài tập không bóng 22 84.62 16 72.72 3 11.54 3 11.54
2 Bài tập có bóng 24 92.31 19 79.17 3 12.50 2 8.33
3 Bài tập trò chơi và thi đấu 23 88.46 17 73.92 3 13.04 3 13.04
Từ quả bảng 4 cho thấy: Hầu hết các phương
tiện mà chúng tôi đưa ra để tìm hiểu việc ứng
dụng nhằm nâng cao SMTĐ cho nam VĐV
Bóng đá Trường TDTT Quảng Ninh lứa tuổi 14
– 15 được áp dụng trong các phương pháp “tập
luyện vòng tròn” đều được các ý kiến lựa chọn
trên 80%. Hầu hết các ý kiến đều xếp ở mức độ
thường xuyên sử dụng. 
Nhằm mục đích đánh giá được thực trạng về
việc sử dụng các bài tập phát triển SMTĐ,
chúng tôi tiến hành tổng hợp, thống kê các dạng
bài tập thường sử dụng trong huấn luyện. Kết
quả được trình bày ở bảng 5.
Bảng 5. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Bóng đá 
Trường thể dục thể thao Quảng Ninh lứa tuổi 14 – 15 (n=74)
Nhóm TT Bài tập Số lần sửdụng (lần) Tổng
Tỷ lệ
(%)
Bài tập
không
bóng
1 Chạy 30m XPC (s) 5
34 45.95
2 Chạy 4×100 (s) 4
3 Nằm sấp chống đẩy (lần) 4
4 Bật bục (lần) 3
5 Ke bụng thang dóng (lần) 3
6 Gánh tạ bật nhảy (lần) 2
7 Bật xa tại chỗ (m) 3
8 Nằm gập thân (lần) 5
9 Chạy đổi hướng (s) 5
Bài tập có
bóng
11 Chạy đà 5m, sút bóng vào cầu môn 5 quả liên tục (s) 7
27 36.49
12 Dẫn bóng tốc độ 30m (s) 8
13 Chạy đà ném biên (m) 3
14 Di chuyển bật nhảy đánh đầu(m) 3
15 Dẫn bóng luồn cọc sút bóng câù môn 5 quả liên tục (s) 6
Bài tập
trò chơi
và thi đấu
17 Trò chơi ôm bóng chạy 2
13 17.5618 Trò chơi quân xanh, quân đỏ 319 Thi đấu cầu môn nhỏ với điều kiện 4
20 Thi đấu sân nhỏ 5 người 4
Tổng 74 74 100
321
Sè §ÆC BIÖT / 2018
Kết quả bảng 5 cho thấy, đa số các huấn
luyện viên sử dụng nhóm các bài tập không
bóng trong huấn luyện SMTĐ với tỷ lệ 45.95%;
các bài tập có bóng, bài tập trò chơi và thi đấu
thì ít được sử dụng với tỷ lệ lần lượt là 36.49%
và 17.56%. 
4. Thực trạng tố chất sức mạnh tốc độ
nam VĐV Bóng đá Trường thể dục thể thao
Quảng Ninh lứa tuổi 14 – 15
Thông qua tham khảo tài liệu kết hợp phỏng
vấn các chuyên gia và phương pháp toán học
thống kê, chúng tôi đã lựa chọn được 5 test gồm:
Bật xa tại chỗ (cm); Ném biên (m); Chạy 30m
xuất phát cao (s); Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà
5m (s) và Dẫn bóng tốc độ 30m sút cầu môn (s)
đảm bảo đủ độ tin cậy và tính thông báo nhằm
đánh giá SMTĐ cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi
14-15 Trường TDTT Quảng Ninh. Đồng thời xây
dựng được bảng điểm đánh giá trình độ SMTĐ
theo thang độ C cho từng test và phân loại đánh
giá xếp loại tổng hợp SMTĐ cho đối tượng
nghiên cứu. Kết quả được thể hiện bảng 6, 7 và 8.
Chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng
SMTĐ của 27 VĐV Bóng đá lứa tuổi 14-15
Trường TDTT Quảng Ninh. Kết quả được trình
bày tại bảng 9.
Qua bảng 9 cho thấy: Sức mạnh tốc độ của
các nam VĐV đạt được đều ở mức trung bình.
Điều này khẳng định rằng SMTĐ của nam VĐV
Bóng đá lứa tuổi 14-15 Quảng Ninh còn hạn chế.
Để làm rõ hơn thực trạng này, chúng tôi tiến
hành xếp loại trình độ sức mạnh tốc độ của các
nam VĐV dựa vào các tiêu chuẩn đã được xây
dựng. Kết quả được trình bày tại bảng 10.
Bảng 6. Bảng điểm đánh giá SMTĐ của nam VĐV Bóng đá 
Trường TDTT Quảng Ninh lứa tuổi 14
TT Test
Điểm
10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
1 Bật xa tại chỗ(cm) 243.86 240.83 236.74 233.62 230.55 227.59 224.65 220.18 217.10 214.07
2 Ném biên (m) 18.89 18.32 17.76 17.25 16.71 16.15 15.59 15.02 14.51 14.01
3 Chạy 30m xuấtphát cao (s) 4.06 4.18 4.31 4.43 4.55 4.67 4.79 4.92 5.04 5.16
4
Sút bóng liên
tục 5 quả chạy
đà 5m (s)
17.91 18.30 18.71 19.12 19.55 20.22 20.73 21.25 21.68 22.11
5
Dẫn bóng tốc
độ 30m sút cầu
môn (s)
22.65 23.15 23.63 24.12 24.62 25.12 25.66 26.14 26.63 27.11
Bảng 7. Bảng điểm đánh giá SMTĐ của nam VĐV Bóng đá 
Trường TDTT Quảng Ninh lứa tuổi 15
TT Test Điểm10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
1 Bật xa tại chỗ(cm) 249.02 245.91 241.65 238.32 235.75 232.61 229.52 225.38 222.40 219.17
2 Ném biên (m) 20.01 19.47 18.93 18.39 17.85 17.31 16.67 16.13 15.59 15.05
3 Chạy 30m xuấtphát cao (s) 3.94 4.05 4.16 4.27 4.38 4.49 4.60 4.72 4.83 4.94
4
Sút bóng liên
tục 5 quả chạy
đà 5m (s)
16.90 17.32 17.71 18.12 18.50 19.02 19.63 20.15 20.58 21.02
5
Dẫn bóng tốc
độ 30m sút cầu
môn (s)
21.44 21.93 22.42 22.91 23.41 23.91 24.42 24.93 25.42 25.93
BµI B¸O KHOA HäC
322
Bảng 8. Tiêu chuân̉ đánh giá xêṕ loaị tôn̉g hơp̣ SMTĐ của nam VĐV Bóng đá 
Trường TDTT Quảng Ninh lứa tuôỉ 14-15
Xếp loại
Tổng điểm (tổng điểm tối đa là 50)
Lứa tuôỉ 14 Lứa tuôỉ 15
Tốt ≥45 ≥45
Khá 35 - 44 35 - 44
Trung bình 25 - 34 25 - 34
Yếu 15 - 24 15 - 24
Kém < 15 < 15
Bảng 9. Thực trạng SMTĐ của nam VĐV Bóng đá 
Trường TDTT Quảng Ninh lứa tuôỉ 14 – 15
TT Tham số Test
Kết quả (x ± d)
Lứa tuôỉ 14 (n=14) Lứa tuôỉ 15 (n=13) Trung biǹh
1 Bật xa tại chỗ (cm) 230.40±0.71 238.50±0.65 235±0.68
2 Ném biên (m) 16.63±0.81 17.73±0.86 18.00±0.83
3 Chạy 30m xuất phát cao (s) 4.50±0.21 4.35±0.22 4.40±0.20
4 Sút bóng liên tục 5 quả chạyđà 5m (s) 19.52±0.23 18.12±0.26 18.30±0.24
5 Dẫn bóng tốc độ 30m sút cầumôn (s) 24.19±0.41 23.25±0.44 23.50±0.40
Bảng 10. Kết quả đánh giá sức mạnh tốc
độ của nam VĐV Bóng đá lứa tuôỉ 14-15
Trường TDTT tin̉h Quảng Ninh (n=27)
TT Xếp loại
Lứa tuôỉ 14
(n=14)
Lứa tuôỉ 15
(n=13)
mi Tỷ lệ % mi Tỷ lệ %
1 Tốt 0 0.00 1 7.69
2 Khá 1 7.14 2 15.39
3 Trung bình 7 50.00 6 46.15
4 Yếu 5 35.72 3 23.08
5 Kém 1 7.14 1 7.69
Từ kết quả thu được ở bảng 10 cho thấy,
SMTĐ của nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 14-15
Trường TDTT tỉnh Quảng Ninh còn nhiều hạn
chế. Tỷ lệ VĐV Bóng đá ở mức giỏi và khá
chiếm tỷ lệ rất thấp. 
KEÁT LUAÄN
Thực trạng SMTĐ của nam VĐV Bóng đá
lứa tuổi 14-15 Trường TDTT tỉnh Quảng Ninh
còn nhiều hạn chế. So với tiêu chuẩn phân loại
thì thành tích của các VĐV đa số đều ở mức
trung bình và yếu; thời gian huấn luyện tố chất
thể lực, đặc biệt là tố chất sức mạnh tốc độ chưa
được đầu tư đúng mức; Các bài tập phát triển
sức mạnh tốc độ chưa được sử dụng một cách
đa dạng, hợp lý, khoa học; Các bài tập không
bóng được sử dụng nhiều, trong khi đó các bài
tập chuyên môn có bóng hay các bài tập trò chơi
thi đấu thì lại ít được sử dụng.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Alagich.R (1998), Huấn luyện Bóng đá
hiện đại, (Dịch: Nguyễn Huy Bích, Phạm Anh
Thiệu), Nxb TDTT, Hà Nội.
2. Dương Nghiệp Chí (2001), Một số vấn đề
về đào tạo VĐV Bóng đá trẻ, Thông tin khoa
học TDTT, Tr. 5
3. Cao Thái, Trần Văn Hoạt (2002), Những
bài tập Bóng đá thiếu niên, Nxb TDTT, Hà Nội.
5. Nguyễn Thiệt Tình (1997), Huấn luyện và
giảng dạy Bóng đá, NXB TDTT, Hà Nội
6. Phạm Ngọc Viễn (1999), Tuyển chọn và
huấn luyện ban đầu cầu thủ Bóng đá trẻ, Nxb
TDTT, Hà Nội.
(Bài nộp ngày 23/10/2018, Phản biện ngày 4/11/2018, duyệt in ngày 28/11/2018
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Mạnh Toàn. Email: nguyenmanhtoantdtt@gmail.com)

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cong_tac_huan_luyen_suc_manh_toc_do_cho_nam_van_d.pdf