Thực trạng cấy máy tạo nhịp 1 buồng và 2 buồng tim trong chỉ định điều trị nhịp chậm tại viện tim mạch Việt Nam

Mục đích: Chúng tôi nghiên cứu tình trạng

cấy máy tạo nhịp 1 buồng và 2 buồng tim

trong chỉ định nhịp chậm tại Viện Tim mạch

Việt Nam.

Phương pháp và kết quả: Từ 1/2008 đến

12/2011, 1366 bệnh nhân với tuổi trung bình

61,56 ± 18,12 năm, trong đó nam giới chiếm

40,3% đã được cấy máy tạo nhịp 1 buồng và

2 buồng tim do chỉ định nhịp chậm tại Viện

Tim mạch Việt Nam. Trong đó 67,4 % là cấy

máy tạo nhịp 1 buồng tim và 32,6% là cấy

máy tạo nhịp 2 buồng tim. Tỷ lệ bệnh nhân

cấy là 41,6 % bệnh nhân bị blốc nhĩ thất được

cấy máy tạo nhịp 1 buồng; 26,5% bệnh nhân

blốc nhĩ thất được cấy máy tạo nhịp 2 buồng;

15,2% bệnh nhân suy nút xoang được cấy

máy 1 buồng và 16,7% bệnh nhân suy nút

xoang được cấy máy tạo nhịp 2 buồng tim. Vị

trí điện cực thất phải có 56,9% ở mỏm, 36,8%

ở vùng vách và 6,3% ở đường ra với ngưỡng

điện cực thử trung bình 0,56 ± 0,17 mV. Vị trí

điện cực nhĩ phải có 13,6 % ở thành tự do nhĩ

phải và 86,4% ở tiểu nhĩ phải hoặc vách liên

nhĩ với ngưỡng điện cực thử trung bình 0,72

± 0,21 mV.

Kết luận: Cấy máy tạo nhịp 1 buồng tim

và vị trí điện cực thất phải ở vùng mỏm vẫn là

phổ biến trong chỉ định tạo nhịp chậm.

pdf 6 trang kimcuc 2880
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng cấy máy tạo nhịp 1 buồng và 2 buồng tim trong chỉ định điều trị nhịp chậm tại viện tim mạch Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng cấy máy tạo nhịp 1 buồng và 2 buồng tim trong chỉ định điều trị nhịp chậm tại viện tim mạch Việt Nam

Thực trạng cấy máy tạo nhịp 1 buồng và 2 buồng tim trong chỉ định điều trị nhịp chậm tại viện tim mạch Việt Nam
Nghiên cứu lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.201464
THỰC TRẠNG CẤY MÁY TẠO NHỊP 1 BUỒNG VÀ 2 
BUỒNG TIM TRONG CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ NHỊP CHẬM 
TẠI VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM
Phạm Như Hùng, Trần Song Giang, 
Trần Văn Đồng, Tạ Tiến Phước.
Viện Tim mạch Việt Nam.
Mục đích: Chúng tôi nghiên cứu tình trạng 
cấy máy tạo nhịp 1 buồng và 2 buồng tim 
trong chỉ định nhịp chậm tại Viện Tim mạch 
Việt Nam.
Phương pháp và kết quả: Từ 1/2008 đến 
12/2011, 1366 bệnh nhân với tuổi trung bình 
61,56 ± 18,12 năm, trong đó nam giới chiếm 
40,3% đã được cấy máy tạo nhịp 1 buồng và 
2 buồng tim do chỉ định nhịp chậm tại Viện 
Tim mạch Việt Nam. Trong đó 67,4 % là cấy 
máy tạo nhịp 1 buồng tim và 32,6% là cấy 
máy tạo nhịp 2 buồng tim. Tỷ lệ bệnh nhân 
cấy là 41,6 % bệnh nhân bị blốc nhĩ thất được 
cấy máy tạo nhịp 1 buồng; 26,5% bệnh nhân 
blốc nhĩ thất được cấy máy tạo nhịp 2 buồng; 
15,2% bệnh nhân suy nút xoang được cấy 
máy 1 buồng và 16,7% bệnh nhân suy nút 
xoang được cấy máy tạo nhịp 2 buồng tim. Vị 
trí điện cực thất phải có 56,9% ở mỏm, 36,8% 
ở vùng vách và 6,3% ở đường ra với ngưỡng 
điện cực thử trung bình 0,56 ± 0,17 mV. Vị trí 
điện cực nhĩ phải có 13,6 % ở thành tự do nhĩ 
phải và 86,4% ở tiểu nhĩ phải hoặc vách liên 
nhĩ với ngưỡng điện cực thử trung bình 0,72 
± 0,21 mV. 
Kết luận: Cấy máy tạo nhịp 1 buồng tim 
và vị trí điện cực thất phải ở vùng mỏm vẫn là 
phổ biến trong chỉ định tạo nhịp chậm.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử cấy máy tạo nhịp cho bệnh nhân 
nhịp chậm trên thế giới đã có từ năm 1958 
[1]. Tại nước ta những ca cấy máy đầu tiên 
bắt đầu từ những năm 1973 bởi các bác sĩ tại 
Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức 
[2]. Đến đầu những năm 2000, kỹ thuật đặt 
máy tạo nhịp tại nước ta với 100% các ca là 
tạo nhịp ở mỏm thất phải và đa phần là máy 
tạo nhịp 1 buồng tim [3]. Những năm gần 
đây, hàng loạt các nghiên cứu lâm sàng chứng 
minh tạo nhịp một buồng tim và tạo nhịp ở 
mỏm thất phải không những làm mất đi đồng 
bộ nhĩ thất, mà còn là một nhân tố quan trọng 
gây ra suy thất trái [4-11]. Để tránh những hậu 
quả này, việc dùng máy tạo nhịp 2 buồng tim 
và tạo nhịp ở các vùng khác nhau trong thất 
phải được áp dụng trên thế giới cũng như tại 
nước ta. Chúng tôi nghiên cứu “thực trạng cấy 
máy tạo nhịp 1 buồng và 2 buồng tim trong 
chỉ định điều trị nhịp chậm tại Viện Tim mạch 
Việt Nam”.
nghiên cứu lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 65
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP.
Bệnh nhân: 1366 bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp 1 buồng và 2 buồng tim do chỉ định 
nhịp chậm tại Viện Tim mạch Việt Nam thời gian từ 1/2008 đến tháng 12/2011.
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, cắt ngang.
Các thông số đánh giá: loại chỉ định cho nhịp chậm; kiểu máy tạo nhịp; vị trí cấy máy và 
các thông số tạo nhịp được thu thập trên tất cả các bệnh nhân.
Xử lý số liệu: Các số liệu của nghiên cứu đều được nhập và xử lý theo các thuật toán thống 
kê trên máy tính với sự trợ giúp của phần mềm SPSS for Windows version 17.0. (SPSS. Inc 
South Wacker Drive, Chicago, IL).
KẾT QUẢ.
1366 bệnh nhân với tuổi trung bình 61,56 ± 18,12 năm (nhỏ tuổi nhất là 8 tuổi và lớn tuổi 
nhất là 94 tuổi), Phân bố độ tuổi được trình bày ở biểu đồ 1. Trong 1366 bệnh nhân có 551 nam 
giới chiếm 40,3%. Trong chỉ định lâm sàng 63,2% là chỉ định blốc nhĩ thất và 36,8% là chỉ 
định suy nút xoang (biểu đồ 2). Phân bố tỷ lệ loại máy tạo nhịp theo chỉ định lâm sàng được 
trình bày ở biểu đồ 3. Trong đó cấy máy tạo nhịp một buồng tim chiếm 66,8% và tạo nhịp 2 
buồng tim chiếm 33,2%. Vị trí tạo nhịp thất phải được trình bày ở biểu đồ 4. Các thông số về 
ngưỡng điện cực trong khi cấy được trình bày ở bảng 1.
Biểu đồ 1. Phân bố độ tuổi trong bệnh nhân cấy máy tạo nhịp.
Nghiên cứu lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.201466
Biểu đồ 2. Chỉ định lâm sàng cấy máy tạo nhịp (blốc N/T: blốc nhĩ thất; HC NXBL: hội chứng nút xoang bệnh lý).
Biểu đồ 3. Phân bố loại máy tạo nhịp theo chỉ định lâm sàng cấy máy tạo nhịp (blốc N/T: blốc nhĩ thất; HC NXBL: hội 
chứng nút xoang bệnh lý).
Biểu đồ 4. Phân bố vị trí tạo nhịp thất phải.
nghiên cứu lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 67
Bảng 1. Ngưỡng điện cực tạo nhịp thất phải
Vị trí Cao nhất Thấp nhất Trung bình± SD
Thất phải (mV) 1 0,3 0,56 ± 0,17
Nhĩ phải (mV) 1,5 0,3 0,7 ± 0,22
BÀN LUẬN.
So sánh với kết quả từ năm 1989 đến năm 
2002 tại Viện Tim mạch Việt Nam của tác 
giả Tạ Tiến Phước [3], đã có những thay đổi 
rõ ràng về phương thức tạo nhịp và vị trí tạo 
nhịp. Về phương thức tạo nhịp tim, nghiên cứu 
của tác giả Tạ Tiến Phước chỉ có 7,8% bệnh 
nhân được cấy máy tạo nhịp 2 buồng. Trong 
khi đó, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 
32,6% bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp 2 
buồng tim. Nó là một con số tăng đáng kể về 
phương thức tạo nhịp tim hiện nay. Đặc biệt, 
chúng ta biết trong suy nút xoang, phương 
thức tạo nhịp 2 buồng tốt hơn hẳn tạo nhịp 1 
buồng thất như giảm tỷ lệ rung nhĩ, giảm tỷ lệ 
suy tim, giảm hội chứng máy tạo nhịp và giảm 
được tối đa tạo nhịp thất [12-14]. Hướng dẫn 
hiện nay của Hội Tim mạch Châu Âu, phương 
thức tạo nhịp tối ưu cho suy nút xoang là tạo 
nhịp 2 buồng hoặc tạo nhịp nhĩ 1 buồng [15]. 
Bất chấp điều này, do vấn đề kinh phí một số 
bệnh nhân suy nút xoang vẫn được cấy kiểu 
VVI hoặc VVIR ở nước ta [2][16]. Với bệnh 
lý blốc nhĩ thất, việc tạo nhịp 2 buồng tim tạo 
lại dẫn truyền nhĩ thất bình thường và có vẻ 
như tạo nhịp 2 buồng tốt hơn tạo nhịp 1 buồng 
tim. Tuy nhiên, thử nghiệm UKPACE [17] 
được thiết kế để so sánh tác dụng lâm sàng lâu 
dài của kiểu DDD so với kiểu tạo nhịp VVI 
và VVIR ở bệnh nhân trên 70 tuổi bị blốc nhĩ 
thất đã không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê trên tiêu chí đánh giá chính là tỷ lệ tử 
vong toàn bộ giữa hai nhóm tạo nhịp 1 buồng 
và tạo nhịp 2 buồng. Cũng như vậy, không 
có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê giữa hai 
nhóm trên tỷ lệ rung nhĩ, suy tim, huyết khối. 
Vì vậy, bệnh nhân lớn tuổi bị blốc nhĩ thất, tạo 
nhịp 1 buồng không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ 
tử vong toàn bộ hay tiên lượng. Theo điều tra 
toàn cầu [18] khoảng 50% bệnh nhân blốc nhĩ 
thất được cấy máy tạo nhịp 2 buồng.
Về vị trí tạo nhịp thất phải, cũng có sự thay 
đổi so với tác giả Tạ Tiến Phước. Từ năm 
1989 đến 2002, tất cả các bệnh nhân cấy máy 
tạo nhịp là cấy vào mỏm thất phải. Dù cách 
cấy này được ghi nhận có thể làm tăng tỷ lệ 
suy tim trên một số các nghiên cứu lâm sàng 
[4-8]. Từ đó cũng có sự dịch chuyển đáng kể 
về vị trí tạo nhịp thất phải tại Viện Tim mạch 
Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có 56,9% bệnh nhân 
vẫn được tạo nhịp mỏm thất phải với những lý 
do như dễ cấy được điện cực vào mỏm hơn, 
không cần đòi hỏi điện cực đặc biệt, ngưỡng 
điện cực kích thích ổn định, vị trí đầu điện cực 
ổn định lâu dài, ít khi di lệch và đòi hỏi phải 
cấy lại. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả khác 
nhau thực sự về vị trí tạo nhịp thất phải, chúng 
ta vẫn phải chờ đợi một số kết quả lâm sàng từ 
các nghiên cứu đang được tiến hành [19-21].
KẾT LUẬN
Đã có sự dịch chuyển và thay đổi về vị trí 
tạo nhịp và phương thức tạo nhịp trong chỉ 
định nhịp chậm trong các năm gần đây. Tuy 
nhiên, cấy máy tạo nhịp 1 buồng tim và vị 
trí điện cực thất phải ở vùng mỏm vẫn là phổ 
biến trong chỉ định tạo nhịp chậm.
Nghiên cứu lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.201468
CURRENT STATUS OF PACEMAKER IMPLANTATION AT VIETNAM NATIONAL HEART 
INSTITUTE FROM 2008 TO 2011.
Pham Nhu Hung, Tran Song Giang,
Tran Van Dong, Ta Tien Phuoc.
Vietnam National Heart Institute.
Objectives: We investigated an overview of pacemaker implantation in bradycardiac indications at Vietnam National 
Heart Institute (a pioneer center in Vietnam).
Methods and Results: From 1/2008 to 12/2011, 1366 patients aged 61,56 ± 18,12 years, were implanted the devices 
due to bradycardiac indications. Models of pacemaker is 67,4% with one chamber device and 32,6% with two chambers 
device. 41,6% patients with AV block was implanted by one chamber device; 26, 5% patients with AV block was implanted 
by two chambers device ; 15,2% patients with sick sinus syndrome was implanted by one chamber device and 16,7% 
patients with sick sinus syndrome was implanted by two chambers device. 56,9% patients is pacing in right ventricular 
apex; 36,8% patients is pacing in right ventricular septum; 6,3% patients is pacing in right ventricular outflow tract.
Conclusions: One chamber device and right ventricular apical pacing is common in bradycardiac indications in 
Vietnam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aquilina O. A brief history of cardiac pacing. Images Paediatr Cardiol. 2006 Apr-Jun; 8(2): 17–81.
2. Tạ Tiến Phước. Nghiên cứu các kỹ thuật và hiệu quả huyết động của phương pháp cấy máy tạo nhịp tim. Luận văn 
tiến sĩ Y khoa. Học viện Quân Y 103. Năm 2005.
 3. Ta Tien Phuoc, Nguyen Ngoc Tuoc, Trinh Xuan Hoi, Pham Nhu Hung. Current status of pacemaker implantation in 
Viet nam. PACE, 2003 Feb, Vol 26, No 2:513-S129.
4. Sweeney MO, Prinzen FW. A new paradigm for physiologic ventricular pacing. J Am Coll Cardiol. 
2006;47(2):282-288.
5. Wilkoff BL, Cook JR, Epstein AE, et al. Dual-Chamber Pacing or Ventricular Backup Pacing in Patients 
With an Implantable DefibrillatorThe Dual Chamber and VVI Implantable Defibrillator (DAVID) Trial. JAMA. 
2002;288(24):3115-3123.
6. Sweeney MO, Hellkamp AS, Greenspon AJ, et al. Baseline QRS duration ≥ 120 milliseconds and cumulative percent 
time ventricular paced predicts increased risk of heart failure, stroke and death in DDDR paced patients with sick sinus 
syndrome in MOST. PACE 2002; 25:690.
nghiên cứu lâm sàng
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 65.2014 69
7. Bedotta JB, Grayburn PA, Black WH, et al. Alterations in left ventricular relaxation during atrioventricular pacing in 
humans. J Am Coll Cardiol 1990; 15:658- 664.
8. Stojnic BB, Stojanov PL, Angelkov L, et al. Evaluation of asynchronous left ventricular relaxation by Doppler 
echocardiography during ventricular pacing with AV synchrony (VDD): Comparison with atrial pacing (AAI). PACE 1996; 
19:940–944
9. Tse HF, Lau CP. Long-term effect of right ventricular pacing on myocardial perfusion and function. J Am Coll 
Cardiol 1997; 29:744 – 749.
10. Prinzen FW, Augustijn CH, Arts T, et al. Redistribution of myocardial fiber strain and blood flow by asynchronous 
activation. Am J Physiol 1990; 259:330 – 338.
11. Van Oosterhout MFM, Prinzen FW, Arts T, et al. Asynchronous electrical activation induces inhomogeneous 
hypertrophy of the left ventricular wall. Circulation 1998; 98:588 – 595.
12. Connolly SJ, Kerr CR, Gent M et al. Effects of physiologic pacing versus ventricular pacing on the risk of stroke 
and death due to cardiovascular causes. N Engl J Med 2000;342:1385–1391.
13. Lamas GA, Lee KL, Sweeney MO et al., for the Mode Selection Trial in Sinus-Node Dysfunction. Ventricular 
pacing or dual-chamber pacing for sinus-node dysfunction. N Engl J Med 2002;346:1854–1862.
14. Sweeney MO, Bank AJ, Nsah E et al. Minimizing Ventricular Pacing to Reduce Atrial Fibrillation in Sinus Node 
Disease. N Engl J Med 2007; 10: 1000-1008.
15. Vardas PE, Auricchio A, Blanc JJ et al. Guidelines for cardiac pacing and cardiac resynchronization therapy. 
European Heart J 2007;28:2256-2295.
16. Phạm Hữu Văn. Nghiên cứu ngưỡng kích thích, huyết động học trong điều trị rối loạn nhịp chậm bằng máy tạo nhịp 
tim. Luận văn tiến sĩ Y khoa. Học viện Quân Y 103. Năm 2010. 
17. Toff WD, Camm J, Skehan D et al., the United Kingdom Pacing, Cardiovascular Events (UKPACE) Trial Investigators. 
Single-chamber versus dual-chamber pacing for high-grade atrioventricular block. N Engl J Med 2005;353:145–155.
18. Mond HG, Irwin M, Morrilo C et al. The world survey of cardiac pacing and cardioverter defibrillators. PACE 
2004;27: 955-964.
19. Kaye G et al. PROTECT-PACE STUDY - The Protection of Left Ventricular Function During Right Ventricular 
Pacing. clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT00461734.
20. Optimize RV Follow-up Selective Site Pacing Clinical Trial. clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT00949715.
21. Yee R et al. Right Apical Versus Septal Pacing Trial (RASP). ClinicalTrials.gov Identifier: NCT00199498

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cay_may_tao_nhip_1_buong_va_2_buong_tim_trong_chi.pdf